Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Washington DC

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Washington DC. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Washington DC. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 12 tháng 7, 2011

>> Báo Trung Quốc: Mỹ cam kết hỗ trợ Việt Nam



Mỹ đã một lần nữa tái khẳng định vai trò của mình ở châu Á-Thái Bình Dương bởi Mỹ là 1 quốc gia ở Thái Bình Dương và dĩ nhiên lợi ích của Mỹ cũng sẽ được gắn liền với khu vực.

Ngày 10/7/2011 Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, Đô đốc Mike Mullen đã tham dự cuộc họp về an ninh hợp tác và ổn định khu vực ở châu Á - Thái Bình Dương tại trường ĐH Nhân dân Trung Quốc .

Tại cuộc thảo luận, Chủ tịch tham mưu trưởng Liên quân Mike Mullen đã nhấn mạnh cam kết, Mỹ sẽ tiếp tục khẳng định vai trò của mình và duy trì sự hiện diện tại khu vực châu Á Thái Bình Dương.

Theo Đô đốc Mike Mullen "Bây giờ, hơn bao giờ hết, Mỹ là một quốc gia ở Thái Bình Dương và dĩ nhiên lợi ích về kinh tế và quân sự của Mỹ cũng sẽ được gắn liền với châu Á - Thái Bình Dương”.



Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, Đô đốc Mike Mullen đã tham dự cuộc họp về an ninh hợp tác và ổn định khu vực ở châu Á tại trường ĐH Nhân dân Trung Quốc. Ảnh: AFP


Ông Mullen kêu gọi Trung Quốc nên đóng một vai trò lớn hơn trong việc duy trì hòa bình, ổn định tại khu vực. Trung Quốc cần nhận thức về mối quan hệ quân sự và kinh tế giữa các bên là quan trọng, sức mạnh quân sự càng lớn thì cần thiết phải có trách nhiệm lớn hơn và minh bạch hơn. Mỹ luôn mong muốn giữa Mỹ và Trung Quốc có một mối quan hệ tích cực và hợp tác toàn diện.

Mỹ không bao giờ cho rằng, sự trỗi dậy của Trung Quốc là mối đe dọa bởi đối với Mỹ, mà ngược lại, cả Mỹ và Trung Quốc sẽ được hưởng lợi từ triển vọng phát triển của một Trung Quốc mạnh hơn, cũng như sự phát triển của các quốc gia khác trong khu vực.

Chủ tịch Tham mưu trưởng Liên quân Mike Mullen đến Bắc Kinh vào ngày 9/7/2011 theo lời mời của Tổng tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc Trần Bỉnh Đức, nhằm đáp lại lời mời của ông Trần Bỉnh Đức trong chuyến thăm Mỹ hồi tháng 5/2011.

Chuyến thăm lần này của phái đoàn quân sự cấp cao Mỹ đến Trung Quốc là một dấu hiệu cho thấy quan hệ quân sự Trung Quốc - Mỹ đã được cải thiện đáng kể.

Chuyến thăm của ông Trần Bỉnh Đức tới Washington hồi tháng 5/2011 là chuyến thăm của đại diện quân sự cấp cao nhất kể từ khi mối quan hệ Mỹ - Trung Quốc đã bị rạn nứt vào đầu năm 2010 sau khi Mỹ đồng ý bán 6,4 tỷ USD vũ khí của Mỹ cho Đài Loan.

Sau chuyến thăm trường ĐH Nhân dân, Đô đốc Mullen sẽ tiếp tục cuộc hội đàm với ông Trần Bỉnh Đức, và sẽ gặp gỡ các quan chức cấp cao khác, bao gồm cả Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Ngoài ra, Đô đốc Mullen sẽ tới thăm các cơ sở công nghiệp quốc phòng, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang Trung Quốc như không quân, lục quân, hải quân và pháo binh.

Động chạm nhiều vấn đề "nóng"

Trả lời một câu hỏi của phóng viên bên lề cuộc thảo luận tại ĐH Nhân dân Trung Quốc về việc Mỹ đã bán vũ khí cho Đài Loan, ông Mike Mullen khẳng định rằng, Washington luôn ủng hộ chính sách một nước Trung Quốc, nhưng doanh số bán vũ khí cho Đài Loan của Mỹ cũng được cho phép bởi luật pháp Mỹ. Mỹ sẽ luôn cố gắng để có được sự cân bằng trong mối quan hệ Trung Quốc - Mỹ và Mỹ - Đài Loan.

Đề cập đến một loạt các cuộc tập trận quân sự giữa Mỹ và các nước ASEAN, ông Mike Mullen nói rằng, Mỹ sẽ không từ bỏ khu vực, mục đích của các cuộc tập trận quân sự chỉ là để mở rộng và làm sâu sắc hơn lợi ích và mối quan hệ của Mỹ ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương.

Đặc biệt, đề cập đến những căng thẳng về tranh chấp chủ quyền thời gian gần đây giữa Trung Quốc và một số nước như Philippines và Việt Nam, tờ Thời báo Hoàn Cầu còn cho biết, xin trích đoạn: "Bất chấp những căng thẳng chưa được giải quyết về tranh chấp lãnh thổ, trong chuyến thăm Trung Quốc lần này Đô đốc Mike Mullen vẫn nhấn mạnh, Mỹ vẫn sẽ cam kết hỗ trợ Việt Nam trên Biển Đông trong lĩnh vực khai thác dầu khí và đặc biệt là Philippines".

Nhận định các bài phát biểu trong chuyến thăm lần này Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Mike Mullen, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu về Mỹ tại ĐH Nhân dân Trung Quốc Shi Yinhong cho rằng, dù quan hệ quân sự Mỹ - Trung Quốc được cải thiện, song quan điểm của quan chức cấp cao 2 nước đã không che dấu thực tế rằng Mỹ và Trung Quốc vẫn đang giữ lập trường đối lập trên một số vấn đề nhạy cảm quan trọng.

Ông Shi Yinhong còn rất để ý tới việc ông Mike Mullen lặp đi lặp lại cụm từ "Trung Quốc nên có trách nhiệm với các vấn đề trong khu vực", mang ý Mỹ đổ lỗi cho Trung Quốc làm xấu đi tình hình trong khu vực.

[BDV news]


Thứ Ba, 28 tháng 6, 2011

>> Mỹ 'câu giờ' ở Trung Á để kiềm chế Trung Quốc




Tuy buộc phải tuyên bố bắt đầu rút quân ra khỏi Afganistan từ tháng 7.2011, thực tế Mỹ và NATO còn nhiều dự định để duy trì ảnh hưởng tại Trung Á.

Sau khi Liên Xô tan vỡ, Mỹ đã nhanh chóng nhảy vào Trung Á. Tuy buộc phải tuyên bố bắt đầu rút quân ra khỏi Afganistan từ tháng 7.2011, thực tế Mỹ và NATO còn nhiều dự định để duy trì ảnh hưởng tại khu vực này, kiềm chế các đối thủ chính trên thế giới và khu vực.

Bài viết này phân tích một số nét của chính sách đó:

Ông Jimes Appaturie, đại diện đặc biệt của Tổng thư ký NATO về các nước Nam Kavkaz và Trung Á, ngày 22/6/2011 đến thăm Dushanbe, thủ đô Tajikistan, trong 2 ngày.

Chuyển thăm của ông trùng về thời gian với vòng tham khảo ý kiến thứ ba về dự thảo hiệp định mới về hợp tác trong các vấn đề biên giới giữa Tajikistan và Nga đang diễn ra ở thủ đô nước này.

Rất ít khi có sự trùng lặp các cuộc hội đàm và thăm viếng về các vấn đề quân sự. Tuy nhiên, bộ Ngoại giao Tajikistan quả quyết với “Báo Độc lập” (Nga) rằng chuyến thăm của Jimes Appaturie là theo kế hoạch và “tình cờ trùng với việc bắt đầu vòng tham khảo ý kiến Nga– Tajikistan lần thứ ba về biên giới”.

Theo nguồn tin của “Báo Độc lập”, “Moscow và Dushanbe đã chuẩn bị ký hiệp định quy định khuôn khổ hợp tác song phương về các vấn đề biên giới, và không loại trừ là trong những ngày tới hiệp định sẽ được ký kết”.

Các cố vấn Nga, vẫn như trước đây, sẽ giúp phụ đạo và huấn luyện đội ngũ sĩ quan cấp thấp tuyển từ các quân nhân Tajikistan. Nguồn tin này cho “Báo Độc lập” biết “vấn đề đưa lính biên phòng Nga canh giữ biên giới Tajikistan – Afghanistan không được bàn đến, vì hiện Tajikistan vẫn đảm nhiệm được việc này”.

Đồng thời nguồn tin này không loại trừ “vấn đề biên giới sẽ được bàn đến trong cuộc gặp của đại diện NATO với ban lãnh đạo nước cộng hoà”. Điều này liên quan đến tình hình quân sự – chính trị ở Afghanistan, trong đó có các tỉnh phía Bắc có biên giới với Tajikistan vẫn rất căng thẳng.

Đây là chuyến thăm đầu tiên của ông Jimes Appaturie đến Tajikistan trên cương vị đại diện đặc biệt của Tổng thư ký NATO về các nước Nam Kavkaz và Trung Á từ khi ông giữ chức này tháng 12 năm ngoái.

Trước đây, vào tháng 5/2011, ông đã đến thăm Kyrgyzstan và Kazakhstan và nhận được sự đảm bảo của các nước này ủng hộ các lực lượng của liên minh Bắc Đại Tây dương (NATO) ở Afganistan.



Theo các chuyên gia Nga, Mỹ bản chất của việc "rút quân khỏi Afghanistan" là đưa quân tiến sâu vào khu vực Trung Á, phía bắc Afghanistan.


Đổi lại, quan chức Mỹ đã hứa với Astana hỗ trợ tiến hành cải cách quân đội, còn đối với Bishkek giúp củng cố đường biên giới và tiềm năng của các đơn vị biên phòng của nước này, cũng như hỗ trợ sửa chữa lớn các kho tên lửa và pháo binh của bộ Quốc phòng Kyrgyzstan.

Tajikistan mong muốn nhận được những ưu ái không kém hơn của NATO. Trước đây liên minh đã giúp Tajikistan bố trí trang bị lại cho đường biên giới với Afghanistan, củng cố các đồn biên phòng, xây dựng cầu dài 1km qua sông Pyanj, cũng như huấn luyện quân nhân ở đây phá các bãi mìn, ngăn cản vận chuyển trái phép chất ma tuý. Tất cả những việc này không phải vì những động cơ vị tha – mà bởi vì NATO chuyển hàng phi quân sự qua lãnh thổ Tajikistan sang Afghanistan. Còn từ năm 2001 Không quân Pháp đã đóng quân (5 máy bay Mirage) ở sân bay Dushanbe.

Các chuyên gia cho rằng, mong đợi hợp tác với NATO của Tajikistan không được như mong muốn – chính quyền ở Dushanbe muốn được nhiều hơn. Đó là: Khối Bắc Đại Tây dương triển khai ở đây căn cứ quân sự giống như căn cứ của họ ở nước Kyrgyzstan láng giềng, điều này có thể giúp ngân sách của chính quyền Tajikistan. Nhất là sân bay quân sự Aini đang "vô chủ" có thể dành cho các đơn vị của NATO trong khuôn khổ các chiến dịch ở Afghanistan.
Tổng thống Mỹ Barak Obama, tuy đã hứa rút quân Mỹ ra khỏi Afghanistan trước năm 2014 xem ra lại càng sa lầy ở đây.

Theo tin đài “Tiếng nói Hoa Kỳ”, đến 22/6/2011 ông Obama sẽ công bố việc rút quân Mỹ và trình bày kế hoạch chuyển giao lãnh thổ nước này cho giới quân sự Afghanistan trước năm 2014.

Trong khi đó, ông Aleksandr Knhyazev, cộng tác viên cao cấp của Viện Đông phương học thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga, tin rằng Mỹ và NATO sẽ không thực hiện kế hoạch rút quân ra khỏi Afganistan, mà là chuyển quân đến các tỉnh phía Bắc của nước này và tiến vào các nước Trung Á.

Ông Knhyazev nói với “Báo Độc lập”: “Theo tôi được biết, Kabul và Washington đang đàm phán về việc thiết lập các căn cứ quân sự thường xuyên của Mỹ trên lãnh thổ Afghanistan. Theo ông, Mỹ (và phần nào đó NATO) chỉ định rút khỏi miền Nam, nhưng giữ lại một số căn cứ quan trọng: Shindand trên hướng sang Iran, Kabul nhằm duy trì ảnh hưởng đối với chính quyền, Kandahar do có tầm quan trọng chiến lược.

Còn các lực lượng trên bộ chủ yếu sẽ được chuyển đến phía Bắc Afghanistan và các nước Trung Á, trước hết– đến Tajikistan và Kyrgyzstan.

Chuyên gia này nhận định, người ta tiến hành mọi việc để thực hiện kế hoạch này: không chỉ là xây dựng căn cứ rất lớn có cơ sở hạ tầng rất mạnh ở phía Bắc Afghanistan, mà cả chuẩn bị “cơ sở chính trị” đối với dư luận xã hội tại chỗ.

“Có thể nói về tổng thể, người Mỹ đang tăng cường sự hiện diện trong toàn khu vực. Có nhiều dấu hiệu, kể cả các dấu hiệu về sinh hoạt, chứng tỏ người Mỹ đến đây lâu dài.



Mỹ muốn duy trì sự đứng chân ở khu vực Trung Á để kiềm chế Nga, Iran và đặc biệt là Trung Quốc.


Ngay ở Tajikistan cũng không hiếm các trường hợp các đơn vị Mỹ đầy đủ trang bị vượt qua đưòng biên giới.

Aleksandr Knhyazev nói với “Báo Độc lập”: “Ở thành phố Batken của Kyrgyzstan đã sẵn sàng mọi thứ để triển khai căn cứ quân sự mới của Mỹ. Tôi đã tận mắt trông thấy mọi thứ và có thể xác nhận: Hoa Kỳ đang củng cố thế đứng chân ở Trung Á”.

Như vậy, có thể dự đoán rằng Washington sẽ nỗ lực triển khai các công trình, căn cứ quân sự mới ở các nước trong khu vực. Sau khi chiếm lĩnh các vị trí then chốt ở Trung Á, Mỹ sẽ thực thi nhiệm vụ nữa họ sẽ có thể cùng một lúc kiềm chế một cách có hiệu quả ba quốc gia lớn: Trung Quốc, Nga và Iran.

Mục tiêu chủ yếu của Mỹ ở đây xem ra trước hết là Trung Quốc. Điểm tựa thích hợp hơn cả là vùng Murgavski của Tajikistan có biên giới với Trung Quốc.

Aleksandr Knhyazev cho rằng “đây là địa điểm tốt nhất để đặt căn cứ trinh sát điện tử để phủ sóng một vùng lãnh thổ khá lớn”.

[BDV news]


Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2011

>> Mỹ và Việt Nam phản đối dùng vũ lực trên Biển Đông





Hãng tin AFP đưa tin, Mỹ và Việt Nam đã cùng kêu gọi tự do hàng hải và phản đối việc sử dụng vũ lực tại Biển Đông trong bối cảnh căng thẳng dâng cao giữa Bắc Kinh và các nước láng giềng.


Đối thoại về Chính trị-an ninh-quốc phòng Hoa Kỳ-Việt Nam lần thứ tư tại Washington. (Ảnh: Đỗ Thúy/TTXVN)


Sau cuộc hội đàm tại Washington, Mỹ và Việt Nam khẳng định rằng: “Việc duy trì hòa bình, ổn định, an toàn và tự do hàng hải tại Biển Đông nằm trong lợi ích chung của cộng đồng quốc tế”.

“Tất cả các tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông cần được giải quyết thông qua tiến trình ngoại giao, hợp tác mà không có sự ép buộc hoặc dùng vũ lực”, tuyên bố chung giữa Mỹ và Việt Nam có đoạn viết.

Căng thẳng trên Biển Đông leo thang trong những tuần gần đây khi các tàu Trung Quốc tấn công một tàu thăm dò địa chấn dầu khí Việt Nam và cắt cáp tàu Viking II vào sáng 09/6.

Theo tuyên bố chung Việt – Mỹ: “Phía Mỹ nhắc lại rằng những vụ việc rắc rối trong những tháng gần đây không thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực”.

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, trong chuyến thăm Việt Nam vào tháng 7/2010, khẳng định rằng Mỹ có lợi ích quan trọng trong tự do hàng hải ở Biển Đông.

Hiện Trung Quốc có tranh chấp với một số quốc gia tại khu vực biển giàu tài nguyên thiên nhiên này. Hôm 17/6, nước này tuyên bố đã gửi tàu đô đốc hải quân tới Biển Đông.

Trong bối cảnh căng thẳng, hôm 14/6, Trung Quốc khẳng định họ sẽ không dùng vũ lực tại Biển Đông và thúc giục các quốc gia khác “làm nhiều hơn vì hòa bình và ổn định khu vực”.

Trong tuyên bố chung, Mỹ và Việt Nam đã bày tỏ sự ủng hộ của họ đối với các cuộc đàm phán dưới sự bảo vệ của một thỏa thuận giữa Trung Quốc và ASEAN ký kết năm 2002, theo đó hai bên cam kết sẽ hợp tác theo quy tắc ứng xử ở Biển Đông.

Đối thoại về chính trị-an ninh-quốc phòng Việt-Mỹ lần thứ tư đã khai mạc sáng 17/6 (giờ Mỹ), tức tối 17/6 (theo giờ Việt Nam) tại thủ đô Washington của Mỹ. Tham gia đối thoại có Andrew Shapiro, trợ lý Ngoại trưởng phụ trách các vấn đề quân sự - chính trị, và Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh.

[BDV news]


Thứ Tư, 8 tháng 6, 2011

>> Venezuela phòng bị khi nằm trong ‘tầm ngắm’ của Mỹ?



Venezuela đang đứng trước nguy cơ trở thành nạn nhân tiếp theo của “cuộc viễn chinh” toàn cầu do Mỹ tiến hành nhằm kiểm soát các khu vực khai thác dầu mỏ và khí đốt chủ chốt.

Các dự báo về tình hình biến đổi khí hậu hiện nay đang đặt Mỹ và phương Tây trước nguy cơ phải hứng chịu những mùa đông khắc nghiệt và lạnh lẽo, trong khi đó nhu cầu tiêu thụ năng lượng của Mỹ và các đồng minh ngày càng lớn.

Hơn nữa, lượng chất đốt hidrocacbon của Venezuela thậm chí ngay cả trong trường hợp khai thác với cường độ lớn vẫn đủ cho nhu cầu sử dụng từ 100-150 năm nữa. Chính vì vậy, Washington cần một “chế độ dễ chịu” hơn từ Caracas.

Tổng thống Hugo Chavez luôn có tư tưởng chống đối các tập đoàn đa quốc gia phương Tây. Trong giai đoạn 2007-2008, Venezuela đã quốc hữu hoá ngành dầu khí, luyện kim đen, công nghiệp xi măng và truyền thông di động.

Trong lĩnh vực quốc phòng, Venezuela lên kế hoạch mua sắm các trang thiết bị quân sự chủ yếu của Nga và Trung Quốc. Trong khi vai trò của vốn đầu tư nước ngoài còn nhiều hạn chế, Caracas đang tìm kiếm sự ủng hộ của Nga.

Năm 2009, Venezuela đã cho phép các doanh nghiệp của Nga khai thác khí đốt và xây dựng đường ống dẫn khí tại nước mình.



Tổng thống Venezuela Hugo Chavez đang nằm trong "tầm ngắm" của Mỹ


Venezuela là một trong những quốc gia có thái độ đối đầu với Mỹ. Nước này cáo buộc Mỹ vi phạm dân chủ tự do, coi các nhà lãnh đạo các nước thuộc thế giới thứ 3 như anh em Castro (Cuba), Ahmadinejad (Iran), Gaddafi (Libya), Asaad (Syria) là những người bạn, thường xuyên chỉ trích chính sách của Mỹ.

Venezuela đang tăng cường hiện đại hoá quân đội. Theo Trung tâm mua bán vũ khí quốc tế TSAMTO, trong những năm gần đây Venezuela đã nhập khẩu của Nga nhiều loại vũ khí (24 máy bay tiêm kích Su-30, 38 trực thăng Mi-17V5, 3 Mi-26T2, 10 Mi-35M2, 100.000 súng Kalashnikov và 5.000 súng trường Dragunov) với tổng giá trị lên tới 5 tỷ USD.

Vào năm 2009, Nga đã cấp cho Venezuela khoản tín dụng trị giá 2,2 tỷ USD để mua vũ khí của Nga (92 xe tăng cớ sở T-72 và các hệ thống pháo phản lực bắn loạt Smerch). Ngoài ra, Venezuela còn mua các loại vũ khí khác: 240 xe chiến đấu bộ binh BMP-3 và xe bọc thép chở quân BTR-80A, các sở chỉ huy – quan sát đa năng 1V152, hệ thống súng cối - pháo tự hành Nona-SVK, súng cối tự hành Sani, bệ pháo phòng không Zu-23-2, xe vận tải Ural-43206 và Ural-4320. Tại Venezuela đã triển khai xây dựng nhà máy sản xuất súng trường tiến công tự động AK và nhà máy sửa chữa bảo dưỡng trực thăng.của Nga.

Năm 2010, khoản tín dụng của Nga cung cấp cho Venezuela tăng đến 4 tỷ USD. Theo lời Thủ tướng Nga V. Putin, tổng giá trị khoản tín dụng mà Nga cung cấp cho Venezuela có thể tăng lên đến 5 tỷ USD. Theo số liệu của báo La Vanguardia (Tây Ban Nha) ra ngày 15/4/2011, con số này tăng đến 11 tỷ USD.

Tổng thống Hugo Chavez tuyên bố rằng, Venezuela cần 600 xe tăng chủ lực và các hệ thống phòng không. Tháng 9/2009, ông Hugo Chevez đã tuyên bố xây dựng hệ thống phòng không tích hợp các hệ thống phòng không tầm ngắn, tầm trung và tầm xa của Nga. Nga đã cung cấp cho Venezuela các tổ hợp Tor-M1, 1.800 tổ hợp tên lửa phòng không vác vai Igla-S.

Hiện nay, Venezuela đang tiến hành đàm phán với Nga để mua lô hàng Su-35, trực thăng Mi-28N, các tổ hợp bảo vệ bờ biển cơ động, thuỷ phi cơ Be-200, các máy bay tuần tiễu hải quân trên cơ sở IL-114, tàu tuần tiễu dự án 14310 “Mirage”, tàu đổ bộ đệm khí dự án 12061 “Murena-E”, tàu ngầm phi nguyên tử động cơ điện-diezel, trực thăng huấn luyện “Ansat”. Ngoài ra, Nga còn đang đào tạo 45 quân nhân cho Venezuela tại Viện Kỹ thuật Tăng Thiết giáp Omsk.

Dường như Tổng thống Hugo Chavez đang thực hiện chính sách có tính chân lý: “Muốn hoà bình thì phải chuẩn bị cho chiến tranh”.
[BDV news]



Thứ Năm, 2 tháng 6, 2011

>> 'Sẽ trả đũa quân sự nếu bị tấn công mạng'



Theo chiến lược mới của Lầu Năm Góc, tấn công máy tính nhằm vào Mỹ được coi là một hành động chiến tranh.

Lầu Năm Góc đang thảo ra một chiến lược chính thức nhằm ngăn chặn những cuộc tấn công máy tính nhằm vào Mỹ.

Theo chiến lược mới của Lầu Năm Góc, cuộc tấn công máy tính từ một quốc gia khác nhằm vào Mỹ được coi là một hành động chiến tranh và có thể sẽ hứng chịu những hành động trả đũa bằng quân sự của Mỹ.

Từ năm 2009, nhiều hình thức trả đũa những cuộc chiến tranh mạng đã được chính phủ Mỹ tuyên bố công khai như lệnh trừng phạt kinh tế, cuộc tấn công số trả đũa và kể cả dùng tới quân đội.

Chiến lược mới về chiến tranh mạng của Mỹ mô phỏng lại mô hình đã từng được nước này áp dụng thành công những năm 1950 trong nỗ lực của Washington nhằm răn đe những cuộc tấn công hạt nhân.

Điều này càng làm nổi bật hơn quan điểm của Lầu Năm Góc trong việc coi những cuộc chiến trang mạng là một hành động chiến tranh truyền thống.

Lầu Năm Góc tuyên bố bất kỳ cuộc tấn công máy tính nào có khả năng lan rộng và đe dọa đến tính mạng người dân Mỹ như cắt đứt nguồn cung cấp năng lượng cho bệnh viên hay các cơ quan cứu hộ khẩn cấp đều được coi là hành động xâm lược nước Mỹ.



Chính phủ Mỹ có thể dùng đến quân sự để đáp trả các hành động tấn công máy tính nước này.

Tuy nhiên, trả lời tờ Wall Street Journal, nhiều quan chức chính phủ cũng như giới quân sự Mỹ đều tỏ ra nhập nhằng trong việc khẳng định tính đe dọa của chiến lược mới này.

Một quan chức chính phủ mô tả sự mơ hồ trong tình đe dọa của chiến lược mới là một yếu tố của chiến lược và cho biết chiến lược chỉ hoạt động khi có nhiều yếu tố đáng tin cậy hơn.

Bổ sung thêm về những hạn chế trong chiến lược ứng phó chiến tranh mạng của Mỹ, một quan chức quân sự Mỹ cho biết: "Chính sách mới không đề cập đến cách Mỹ phản ứng với những cuộc tấn công đến từ những nhóm khủng bố. Ngoài ra, chính sách mới về chiến tranh mạng cũng không nêu rõ chiến trang mạng leo thang đến mức độ nào thì chính phủ Mỹ sẽ sử dụng đến sức mạnh quân sự".

Tháng 5/2009, 4 tháng sau khi Tổng thống Obama nhận chức, người đứng đầu Bộ Tư lệnh chiến lược Quân đội Mỹ, tướng Kevin P. Chilton trả lời phỏng vấn của tờ Stars and Stripes cho biết: "Các luật về sử dụng vũ trang đối phó với chiến trang mạng sẽ sớm được áp dụng".

Tướng Kevin cũng đưa ra cảnh báo: "Tại sao chúng ta phải hạn chế bản thân chúng ta?".

Trong cuộc chiến tranh lạnh, chiến lược đe dọa của Mỹ làm việc rất hiệu quả vì Lầu Năm Góc thể nhanh chóng xác định nguồn gốc các cuộc tấn công và phản công chính xác từng địa điểm cụ thể.

Tuy nhiên, trong một cuộc chiến tranh mạng, nguồn gốc của các cuộc tấn công hầu như không rõ ràng. Trường hợp điển hình có thể kể đến những cuộc tấn công nhằm vào Google năm 2010. Trong khi, Google kết luận những cuộc tấn công đến từ Trung Quốc thì chính phủ Mỹ chưa bao giờ công khai xác định nguồn gốc của những cuộc tấn công này.



Chính phủ Mỹ chưa bao giờ công khai thừa nhận Trung Quốc tấn công Google.

"Một trong những câu hỏi là làm cách nào để biết chúng ta đang có chiến tranh và cách để phân biệt giữa tin tặc và Quân đội Trung Quốc?", Một cựu quan chức Lầu Năm Góc cho biết.

Một quan chức chính phủ Mỹ từng tham gia những cuộc thảo luận về chiến tranh mạng trong nội bộ chính phủ nói thêm: "Hầu như tất cả kinh nghiệm chúng tôi học được trong thời kỳ căng thẳng hạt nhân với Liên Xô trong những thập niên 1960, 1970 và 1980 đều không áp dụng được với những cuộc chiến tranh mạng".

Nhà Trắng cho biết phương pháp sử dụng quân đội để đáp trả lại những cuộc chiến tranh mạng đều được coi là giải pháp cuối cùng sau khi những giải pháp ngăn chặn và đe dọa đều thất bại.

Chính phủ Mỹ vừa đưa ra chiến lược quốc tế về chiến tranh mạng kêu gọi hợp tác quốc tế để ngăn chặn các cuộc tấn công tiềm tàng, nâng cao bảo mật mức máy tính.

Chiến lược mới của Lầu Năm Góc được đưa ra khi các cơ quan liên bang Mỹ như cơ quan An ninh Quốc gia, cơ quan Tình báo Trung ương và Bộ An ninh Nội địa chi hàng tỷ USD vào các vấn đề liên quan đến bảo mật mạng máy tính.

Hầu hết những khoản chi này đều để điều chỉnh phù hợp với chiến lược chống chiến trang mạng quốc tế được chính phủ Mỹ đưa ra hồi tháng 5/2011.
[BDV news]


Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2011

>> Mỹ dùng vũ khí hạt nhân chia rẽ châu Âu



Washington đã bí mật giúp đỡ Pháp đạt được sự tiến bộ trong công nghệ hạt nhân vào những năm 1970.


Thỏa thuận hợp tác hạt nhân giữa Pháp và Mỹ được chính thức ký kết vào năm 1996, song các hoạt động hỗ trợ bí mật đã được thực hiện từ rất lâu trước đó.

Các tài liệu mật được công bố bởi AFP cho thấy, trong những năm 1970, chính quyền của Tổng thống Mỹ Nixon đã bật đèn xanh cho việc bí mật giúp đở Pháp phát triển vũ khí hạt nhân nhằm gây chia rẽ châu Âu.

Việc giải mã các tài liệu mật cho thấy, ông Henry Kissinger, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ lúc đó tiết lộ, ông muốn làm cho người Pháp nghĩ rằng họ có thể cạnh tranh với Anh và làm suy yếu những nỗ lực thống nhất châu Âu.

Pháp đã thử nghiệm vũ khí hạt nhân đầu tiên vào năm 1960, trở thành quốc gia thứ tư sau Mỹ, Liên Xô và Anh sở hữu vũ khí hạt nhân như một nỗ lực của Tổng thống Charles de Gaulle nhằm đưa nước Pháp trỏ thành một cường quốc.

Trước đó, 3 đời Tổng thống Mỹ đã từ chối hợp tác về vũ khí hạt nhân với Pháp vì lo ngại những chính sách ngoại giao của Tổng thống De Gaulle tạo ra một cuộc chay đua vũ trang dẫn đến việc nước Đức sở hữu vũ khí hạt nhân.


Sự tiến bộ trong công nghệ hạt nhân của Pháp có bàn tay của Washington.

Tuy nhiên, chính quyền của Tổng thống Nixon nhận thấy chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của Pháp là không thể dừng lại được, thay vào đó nên giúp đỡ Pháp và tạo ra đòn bẩy chiến lược.

Tại thời điểm đó, luật pháp Mỹ ngăn cản các hỗ trợ nước ngoài trực tiếp phát triển công nghệ hạt nhân. Do đó chính quyền Nixon đã gián tiếp cung cấp các tài liệu cho phía Pháp.

Robert Galley, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Pháp dưới thời Tổng thống Georges Pompidou yêu cầu Mỹ hướng dẫn việc phát triển đầu đạn hạt nhân.

Trong một báo cáo gửi cho Tổng thống Nixon, ông Henry Kissinger nói rằng, Mỹ sẽ cung cấp thông tin cho phía Pháp một cách từ từ. Theo đó, Mỹ sẽ làm một điều gì đó cho nước Pháp hiểu biết thêm về công nghệ hạt nhân. Nhưng không phải tất cả được cung cấp một lúc, báo cáo nhấn mạnh.

Ngoài ra, ông Kissinger còn kết luận trong một tài liệu: “Chúng ta muốn giữ cho châu Âu sự phát triển đoàn kết của họ như là một khối đối với chúng ta. Nếu chúng ta giúp người Pháp mục tiêu của chúng ta sẽ được thực hiện”. Thông tin trên được lấy ra từ các tài liệu tìm thấy tại kho lưu trữ ĐH Quốc gia George Washington và Trung tâm lịch sử dự án phổ biến hạt nhân quốc tế.

Klaus Larres, một giáo sư tại ĐH Ulster cho biết, hành động của chính quyền Nixon là một bất thường đối với Mỹ.
[BDV news]


Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2011

>> 'Chi phí sản xuất F-35 là không thể kham nhổi'



Theo quan chức quốc phòng Mỹ chi phí sản xuất F-35 là “không kham nổi” và kêu gọi xem xét là toàn bộ dự án, dù chương trình này đạt được những tiến bộ rõ rệt.


“Sau một thập kỷ thực hiện chương trình thì giá của mỗi máy bay trong tổng số 2.443 chiếc F-35 mà chúng ta dự định sản xuất đã tăng gấp đôi”, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carton nói.

Ông Carter cho rằng nếu cứ tiếp tục chương trình như hiện nay thì chi phí sẽ đội lên đến một mức “không thể chấp nhận được, và cũng không thể kham nổi”.

Chi phí dành cho F-35 đã đội lên đến 385 tỷ USD, tức là 103 triệu USD cho mỗi máy bay nếu tính theo giá trị đồng USD không đổi hoặc 113 triệu USD nếu tính theo giá trị đồng USD trong tài khóa 2011.


Mẫu máy bay F-35 được giới thiệu năm 2006


Ước tính tổng chi phí dành cho chương trình F-35 bao gồm thiết kế, sản xuất, mua, vận hành và sửa chữa máy bay sẽ vượt ngưỡng 1.000 tỷ USD.

Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain nhận xét mức giá trên “thật sự đáng lo ngại”, nếu xét rằng chi phí ban đầu chỉ là 69 triệu USD cho mỗi máy bay. “Đã đến lúc chúng ta ít nhất phải tìm kiếm một giảm pháp thay thế”, ông McCain tuyên bố.

“Những số liệu liên quan tới chương trình này thật sự đáng lo ngại. Không có bất cứ chương trình nào nên được phép tiếp tục với một "bản lý lịch" như vậy, nhất là trong tình hình tài chính của chúng ta hiện nay”, ông nói.

Dự án máy bay F-35 hay máy bay tiêm kích tấn công kết hợp (JSF) được phát triển bởi hãng Lockheed Martin, giờ đây đã trở thành dự án vũ khí tốn kém nhất trong lịch sử của Lầu Năm Góc. Chỉ riêng chi phí nghiên cứu phát triển đã ngốn hết 51 tỷ USD, con số mà Thượng nghị sĩ Carl Levin mô tả là “đáng sợ”.

Những khoản chi quá tay, việc trì hoãn liên tục để bổ sung 2 phiên bản cất cánh trên đường băng ngắn và cất cánh theo kiểu thẳng đứng, cũng như bổ sung thêm hệ thống giảm độ bộc lộ radarr và nhiều chi tiết phức tạp khác, theo Thứ trưởng Carter. Ông Carter cũng đổ lỗi cho "văn hóa chi tiêu" vô tội vạ của Lầu Năm Góc kể từ sau sự kiện 11/9.

Tờ Huffington Post nhận xét, dù các quan chức cấp cao như cựu Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates hay Thứ trưởng Carter vẫn bảo vệ dự án F-35 như một sự lựa chọn “không thể thay thế” và là “tương lai của năng lực tấn công chính xác của Quân đội Mỹ”, ngày càng có nhiều nhà chính trị Mỹ đặt dấu hỏi về dự án này.

Từng được hứa hẹn là loại máy bay “kinh tế” với chi phí bảo dưỡng chỉ bằng 1/3 so với máy bay F-16, giờ đây chi phí cho máy bay F-35 là 16.425 USD cho 1 giờ bay – đắt gấp 1,2 lần so với loại máy bay F-16 C/D, theo một báo cáo vừa rò rỉ ngày 12/5 của Bộ Quốc phòng Mỹ.

Rõ ràng tương lai của loại máy bay chủ lực đang ngày càng trở nên phức tạp như bản thiết kế của nó vậy.

[BDV news]


>> Nga phóng tên lửa 'dằn mặt' NATO



Nga đã phóng thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa Sineva từ một tàu ngầm hạt nhân chiến lược trong bối cảnh có những bất đồng với NATO.


Đây là vụ phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa Sineva thứ 2 trong vòng chưa đầy một tháng. Giới quân sự phương Tây cho rằng, đây là một động thái “dằn mặt” NATO xung quanh vấn đề xây dựng lá chắn tên lửa tại Đông Âu.

Theo Defence News, tên lửa Sineva được phóng từ một tàu ngầm hạt nhân chiến lược ngoài khơi biển Barent và đã đánh trúng mục tiêu giả định trên bán đảo Kamchatka nằm trong vùng Viễn Đông của Nga.

Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga, Igor Konashenkov cho biết: “Tên lửa được phóng đi từ một tàu ngầm dưới mặt nước, đầu đạn đã đánh trúng mục tiêu giả định theo kế hoạch thử nghiệm”.



Tên lửa đạn đạo liên lục địa Sineva đang được phóng lên từ tàu ngầm dưới mặt nước.

Tên lửa đạn đạo liên lục địa Sineva là một bổ sung mới cho kho vũ khí hạt nhân chiến lược phóng từ tàu ngầm của Quân đội Nga.

Tên lửa đã hoàn thành các công tác thử nghiệm vào năm 2008, mỗi tên lửa Sineva có khả năng mang 10 đầu đạn hạt nhân tấn công 10 mục tiêu cùng lúc, tên lửa có tầm bắn 10.880 km.

Quân đội Nga cho biết, các vụ thử nghiệm tên lửa hạt nhân hạng nặng là để nâng cấp các hệ thống đã lạc hậu, đồng thời bổ sung và thử nghiệm các tính năng mới cho hệ thống tên lửa chiến lược này.

Tuy nhiên, các cuộc thử nghiệm tên lửa này lại diễn ra trùng hợp với những căng thẳng ngoại giao với phương Tây. Trước đó, Nga đã thu hẹp quy mô của các thử nghiệm như là một phần trong hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược Start-2.

Hiện tại, Moscow bày tỏ sự giận dữ đối với Washington xung quanh việc xây dựng lá chắn tên lửa cho châu Âu.


Việc xây dựng lá chắn tên lửa của Mỹ tại châu Âu đang gây ra những quan ngại sâu sắc đối với an ninh của Nga.


Nga cho rằng, họ phải được quyền tiếp cận việc xây dựng lá chắn tên lửa tại châu Âu, các biện pháp bảo vệ an ninh cũng như cách mà Mỹ xác nhận hệ thống này là vì hòa bình và ổn định lâu dài. Song cả Washington và NATO đều từ chối cho Nga tiếp cận việc xây dựng này, cũng như từ chối các biện pháp để bảo vệ Nga.

Theo giới quân sự Nga, việc xây dựng lá chắn tên lửa này đang đe dọa an ninh của nước này, đích thân Tổng thống Nga Dmitry Medvedev tuyên bố: “Nếu Washington không giải quyết thỏa đáng mối quan tâm của Nga về lá chắn tên lửa, điều này có thể kích động một cuộc chiến tranh lạnh mới”.

Tham mưu trưởng lực lượng vũ trang Nga tướng Nikolai Makarov nhấn mạnh: “Hệ thống lá chắn tên lửa này đặt ra một thách thức trực tiếp đối với an ninh của Nga khi nó được hoàn thành vào năm 2015. Điều đó sẽ dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang dữ dội, và một cuộc chạy đua vũ trang mới là điều không cần thiết cho đôi bên”.
[BDV news]


Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2011

>> 'Trung Quốc không bao giờ đối đầu với Mỹ'



Các nhà quân sự Trung Quốc thừa nhận, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) còn thua kém Quân đội Mỹ rất nhiều và không muốn đối đầu.


Tổng tham mưu trưởng PLA, Tướng Trần Bỉnh Đức phát biểu tại Washington: “Dù khả năng phòng thủ và sự phát triển trong lĩnh vực quân sự của Trung Quốc trong những năm gần đây không ngừng gia tăng, nhưng có thể khẳng định giữa chúng tôi (Trung Quốc) và các bạn (Mỹ) vẫn còn khoảng cách trong lĩnh vực phát triển các lực lượng vũ trang. Trung Quốc sẽ không bao giờ đối đầu với Mỹ ”.

Theo lời Tướng Trần Bỉnh Đức, Trung Quốc muốn xây dựng mối quan hệ thân thiện với Mỹ và quan tâm đến việc tăng cường hợp tác quân sự giữa hai bên, vốn xảy ra hàng loạt vấn đề trong thời gian qua.


Tổng tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, Tướng Trần Bỉnh Đức. Ảnh: China-defense-mashup


Theo kế họạch, chuyến công du của phái đoàn Quân đội Trung Quốc đến Mỹ lần này kéo dài từ ngày 15-22/5, bao gồm 24 người và có thêm 7 tướng lĩnh cao cấp khác.

Trong thời gian qua, mục tiêu duy trì các mối quan hệ quân sự Trung - Mỹ đã gặp quá nhiều trở ngại. Đã nhiều thời điểm, Bắc Kinh đã chủ động cắt đứt quan hệ quân sự khi xảy ra những vụ tranh chấp với Mỹ.

Gần đây nhất, hai nước đã “đóng băng” quan hệ hợp tác kỹ thuật quân sự sau khi Tổng thống Barack Obama chấp thuận kế hoạch bán lô vũ khí trị giá 6,4 tỷ USD cho Đài Loan.

Theo luật pháp của Mỹ, Washington có quyền duy trì an ninh Đài Loan – lãnh thổ mà Bắc Kinh tuyên bố thuộc Trung Quốc.

Về vấn đề này, Tướng Trần Bỉnh Đức chỉ tuyên bố, Mỹ cần tôn trọng các lợi ích quan trọng và sự thống nhất lãnh thổ của Trung Quốc.

Theo kế hoạch, tại Mỹ, Tướng Trần Bỉnh Đức sẽ gặp hầu hết các quan chức cấp cao của Mỹ, gồm: Tổng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, Đô đốc Mike Mullen, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta, Ngoại trưởng Hillary Clinton và Cố vấn An ninh Quốc gia Tom Donilon. Đa số các cuộc gặp đều diễn ra dưới hình thức kín.

Ngoài ra, ông Trần Bỉnh Đức dự kiến còn đi thăm hàng loạt các căn cứ quân sự Mỹ, từ căn cứ hải quân ở Norfolk, Virginia, cho đến căn cứ không quân Nellis tại Nevada. Đặc biệt ông còn được mời phát biểu tại Học viện Quốc phòng Mỹ.

Trước chuyến công du đến Washington, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc, ông Cảnh Nhạn Sinh nói rằng, chuyến viếng thăm của Tướng Trần Bỉnh Đức sẽ tập trung vào việc tăng cường các mối quan hệ quân sự song phương và các giới chức sẽ thảo luận về các vấn đề khu vực và toàn cầu.

Ông Abe Denmark, một nhà phân tích an ninh Á châu, từng giữ chức Trưởng phòng Trung Quốc của Lầu Năm Góc nói rằng, đây là một chuyến viếng thăm có tính chất quan trọng. "Đây là một dấu hiệu quan trọng cho thấy rằng cả hai nước đều muốn "hâm nóng" lại quan hệ trong lĩnh vực quân sự”. Ông Denmark nói.

AP dẫn lời giới chức Lầu Năm Góc cho biết, chuyến công du của ông Trần Bỉnh Đức được hy vọng đánh dấu một sự khởi đầu mới cho mối quan hệ vốn nhiều thăng trầm giữa hai cường quốc quân sự ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
[BDV news]


>> Mỹ - Trung : 'Một trời một vực'



Một vị tướng hàng đầu của Trung Quốc cho biết, Bắc Kinh không có ý định chạy đua sức mạnh quân sự với Washington.

Phát biểu ở đại học Quốc Phòng tại Washington nhân chuyến thăm Mỹ kéo dài 1 tuần, tướng Trần Bỉnh Đức, Tham mưu trưởng bộ Tổng tham mưu quân đội Trung Quốc nhận xét vẫn có khoảng cách giữa quân đội Mỹ so với quân đội Trung Quốc hiện nay, mặc dù Trung Quốc đã có sự tiến bộ đáng kể trong những năm gần đây.

Nhận xét về chuyến thăm Mỹ của tướng Chen, phóng viên quốc phòng Jonathan Marcus của hãng thông tấn BBC cho biết: "Chuyến thăm của tướng Trần là tín hiệu tốt cho quan hệ quân sự quốc phòng giữa Mỹ và Trung Quốc". Tuy nhiên, ông Jonathan nhận định, sự hòa hợp bên ngoài có thể chỉ là "mặt nạ" cho những căng thẳng bên dưới.

Mục tiêu của việc hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc là để mở rộng phạm vi hoạt động của ra biển lớn và có khả năng vô hiệu hóa hệ thống vũ khí mà Mỹ có lợi thế chi phối, ông Jonathan bổ sung.

Trong dịp này, BBC cũng đưa ra bảng so sánh tương quan lực lượng các khí tài hiện đại giữa Mỹ và Trung Quốc.



Tương quan lực lượng các khí tài hiện đại của Mỹ và Trung Quốc


Nhìn vào đây, có thể thấy sức mạnh quân sự của Trung Quốc chưa là gì so với siêu cường số 1 thế giới.

Theo đó, năm 2010, Mỹ chi cho quân đội 729 tỷ USD thì Trung Quốc chỉ chi khoảng 78 tỷ USD. Số lượng quân nhân chuyên nghiệp của Trung Quốc là 2,26 triệu binh lính thì Mỹ là 1,58 triệu.

Về không quân, trong khi Mỹ có 2.379 máy bay chiến đấu và 139 máy bay tàng hình thì Trung Quốc chỉ có khoảng 1.320 máy bay chiến đấu.

Về hải quân, Mỹ vẫn chiếm ưu thế tuyệt đối với 11 tàu sân bay, 71 tàu ngầm và 57 tàu khu trục, còn Trung Quốc chỉ có 65 tàu ngầm và 27 tàu khu trục.

Chưa kể, số lượng đầu đạn hạt nhân của Mỹ lên tới 9.400 đơn vị còn của Trung Quốc là 240.
[BDV news]


Thứ Ba, 17 tháng 5, 2011

>> Tàu sân bay Trung Quốc được chăm sóc bởi UAV Mỹ



Mỹ đang chế tạo máy bay không người lái trên tàu sân bay để tăng khả năng đối phó với sức mạnh quân sự của Trung Quốc.


Các quan chức Mỹ đặc biệt giữ bí mật về nơi họ sẽ đưa các máy bay không người lái vũ trang này vào sử dụng, nhưng một sỹ quan cấp cao Hải quân nói với hãng AP rằng một số sẽ được triển khai ở châu Á.

Phó Đô đốc, Tổng chỉ huy Hạm đội 7 của Mỹ ở Thái Bình dương, Scott Van Buskirk cho biết: "Những máy bay không người lái này sẽ đóng môt vai trò mật thiết trong các chiến dịch của chúng tôi tại khu vực trong tương lai”.

Mỹ đang sử dụng rộng rãi các loại máy bay không người lái trên đất liền trong cuộc chiến ở Afghanistan, nhưng phải mất vài năm nữa Mỹ mới chế tạo được các loại máy bay không người lái trên biển.




UAV có khả năng tác chiến trên biển, cất/hạ cánh trên tàu sân bay có thể thay đổi tư duy tác chiến của không quân hải quân Mỹ, đối phó hiệu quả với sự ra đời của tên lửa đạn đạo diệt tàu sân bay và các tàu sân bay của Trung Quốc.

Đầu năm 2011, công ty Northrop Grumman lần đầu cho bay thử UAV tác chiến trên biển, nhưng thử nghiệm diễn ra trên đất liền.

Các nhà phân tích quân sự thống nhất nhận định rằng: Máy bay không người lái có khả năng ngăn chặn những bước tiến gần đây của Trung Quốc, đặc biệt là tính năng hoạt động như một tên lửa "diệt tàu sân bay của nó”.

Patrick Cronin, nhà phân tích về An ninh mới của Mỹ làm việc tại Washington đánh giá: “Hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc là mối đe dọa lâu dài mà Mỹ phải chuẩn bị ở khu vực châu Á - Thái Bình dương, và các loại máy bay tự động – trên không hay trên biển – ngày càng trở nên quan trọng để chống lại những mối đe dọa tiềm tàng”.

Tuy Quân đội Trung Quốc còn lâu mới xây dựng được một lực lượng hùng mạnh như Mỹ, nhưng Bắc Kinh đang không ngừng phát triển tiềm lực không quân, hải quân và tên lửa có khả năng thách thức vị trí độc tôn của Mỹ ở Thái Bình Dương, cũng như khả năng bảo vệ các tuyến đường biển quan trọng cùng các đồng minh của Mỹ như Nhật và Hàn Quốc của Washington.

Trung Quốc khăng khăng cho rằng họ không có ý đồ tấn công và chỉ bảo vệ những lợi ích của họ như các tuyến hàng hải cũng quan trọng đối với nền kinh tế dựa vào xuất khẩu của mình. Nhưng ở đó có một vài điểm nóng, nhất là vấn đề Đài Loan và một loạt các đảo nhỏ mà cả Trung Quốc và các nước châu Á khác đang đòi chủ quyền.




UAV mới được Mỹ kỳ vọng sẽ mở rộng năng lực tác chiến của các hạm đội vốn đã rất hùng mạnh trên đại dương.

Việc Hải quân Mỹ theo đuổi chương trình UAV tác chiến trên biển là sự thừa nhận nhu cầu phát triển vũ khí và những chiến lược mới không chỉ nhằm đối phó với Trung Quốc mà với cả một bối cảnh quốc phòng đầy thách thức nói chung ở khu vực.

Các chuyên gia nói rằng máy bay không người lái có thể được triển khai trên bất cứ 11 tàu sân bay nào hiện có của Mỹ, và không phải được chế tạo để làm đối trọng riêng với Trung Quốc… Nhưng những thông tin về tiến bộ trong công nghệ tên lửa của Trung Quốc dường như đã làm cho việc chế tạo thêm khẩn trương hơn.

Tên lửa “diệt tàu sân bay” DF 21D của Trung Quốc được thiết kế phóng từ đất liền với độ chính xác đủ tiêu diệt một tàu sân bay đang hoạt động trong tầm 1.500km . Tuy thông tin này chưa được kiểm chứng, nhưng các nhà phân tích nhấn mạnh rằng không một nước nào trên thế giới có một vũ khí như vậy.

Hiện, những máy bay tiêm kích hiện tại của Hải quân Mỹ chỉ có thể tấn công các mục tiêu trong tầm 900km, nằm trong tầm kiểm soát của tên lửa của Trung Quốc.

Ngược lại, các máy bay tiêm kích không người lái không phải tiếp thêm nhiên liệu có bán kính hoạt động là 2.789km, có thể hoạt động trong vòng 50-100 giờ - so với tối đa là 10 giờ của các máy bay có phi công.

Công ty Northrop Grumman có hợp đồng 635,8 triệu USD để chế tạo 2 máy bay không người lái trong 6 năm và sẽ có thêm vốn nếu khả thi. Một mẫu nghiên cứu X-47B đã bay thử 29 phút tại sân bay quân sự Edwards tại California tháng 2/2011. Các chuyến bay thử trên tàu sân bay dự kiến sẽ được tiến hành trong năm 2013.

Các công ty máy bay khác như Boeing và Lockheed cũng tham gia vào cuộc chơi. Công ty General Atomics Aeronautical Systems – nhà chế tạo máy bay không người lái Predator được sử dụng tại chiến trường Afghanistan – đã tiến hành các thử nghiệm trong hầm gió vào tháng 2/2011.
Một số chuyên gia cảnh báo rằng các máy bay không người lái cho đến nay vẫn chưa được thử nghiệm trên tàu sân bay, đồng thời nhấn mạnh rằng những tiến bộ của Trung Quốc vẫn chưa hoàn toàn làm cho tàu sân bay hết vai trò.

Vào những năm đầu của thập kỷ này Không quân và Hải quân Mỹ cùng hỗ trợ một dự án phát triển máy bay không người lái trên tầu sân bay nhưng năm 2005, Không quân Mỹ đã rút khỏi dự án, chỉ còn hải quân tiếp tục cung cấp tài chính cho việc nghiên cứu khả thi.

Đô đốc Gary Roughhead, Tổng chỉ huy các hoạt động Hải quân Mỹ đánh giá mục tiêu hiện tại là lực lượng này có được các máy bay ném bom không người lái trước năm 2018 là “quá chậm”. "Nghiêm túc mà nói, chúng ta cần ý thức sự khẩn thiết phải có các máy bay đó. Vì nó làm thay đổi cơ bản tư duy của chúng ta về không lực hải quân”, Đô đốc Roughhead nói.

[BDV news]


Thứ Tư, 11 tháng 5, 2011

>> Thế giới lao vào cuộc đua tàu sân bay



Mặc dù xuất hiện tranh cãi ngày một lớn về chi phí và sự phù hợp của các tàu sân bay, nhưng hải quân các nước vẫn tiếp tục gia tăng đội tàu của mình với tốc độ chưa từng thấy kể từ Thế chiến II.

Trình diễn sức mạnh

Mỹ - nước có số tàu sân bay nhiều hơn mọi quốc gia khác cộng lại - thiết lập được sức mạnh hải quân như Anh, Pháp và Nga đang theo đuổi. Brazil, Ấn Độ và Trung Quốc thuộc nhóm các nền kinh tế mới nổi cũng không ngừng tăng tốc.

"Toàn bộ ý tưởng nhằm trình diễn sức mạnh, quyền lực”, phó Đô đốc Philippe Coindreau, chỉ huy đội đặc nhiệm của hải quân Pháp dẫn đầu cuộc không kích vào Libya từ 22/3, cho biết.

Tàu sân bay Charles de Gaulle của Pháp. Ảnh: AP


"Một tàu sân bay hoàn toàn phù hợp với các kiểu xung đột này, và con tàu ấy đã chứng tỏ nó mỗi ngày”, ông nói trong một cuộc phỏng vấn thực hiện tại tàu sân bay Pháp Charles de Gaulle, mang sứ mệnh tấn công vào các lực lượng của lãnh đạo Libya Moammar Gadhafi kể từ cuộc can thiệp của liên quân vào Libya bắt đầu ngày 22/3.

Tàu sân bay hạt nhân trọng tải 42.000 tấn đã cùng tham gia chiến dịch với một tàu nhỏ hơn - tàu Giuseppe Garibaldi của Italy 14.000 tấn. Không có tàu sân bay nào của Mỹ tham gia cho dù lực lượng Mỹ có mặt trong cuộc chiến này ở giai đoạn đầu tiên.

Hải quân Mỹ vẫn sở hữu 11 tàu sân bay hạt nhân, hầu hết là tàu lớp Nimitz có trọng tải lên tới 100.000 tấn. “Pháo đài nổi” trở thành xương sống sức mạnh biển của Mỹ sau Thế chiến II, trình diễn sức mạnh quân sự Mỹ trong các cuộc khủng hoảng khắp thế giới như Triều Tiên, Iraq, Kosovo và Afghanistan.

Theo Lee Willett, phụ trách chương trình nghiên cứu hàng hải tại Viện nghiên cứu Royal United Services có trụ sở ở London, cho hay, cuộc chiến tại Libya đã minh chứng cho tính hữu ích của các tàu sân bay.

Pháp và Italy, hai quốc gia thành viên NATO gần gũi nhất bờ biển Bắc Phi, đã chọn cách triển khai các tàu trong chiến dịch cho dù họ có các căn cứ không quân gần hơn, ông nhấn mạnh. "Trên khắp thế giới, những cường quốc hải quân hay lực lượng hải quân chưa lớn lắm đều tìm kiếm việc tạo lập sức mạnh không quân trên biển”, Willett nói. "Họ có thể không muốn là những cường quốc toàn cầu, nhưng chắc chắn mong muốn có sức mạnh trong khu vực”.

Căn cứ không quân di động

Rất khó xác định số lượng chính xác các tàu sân bay đang hoạt động trên khắp thế giới vì sự tồn tại của các tàu này được phân thành nhiều loại khác nhau như tàu chiến đổ bộ, tàu sân bay trực thăng hay tàu khu trục - nhưng tóm lại tàu sân bay được xem như là một căn cứ không quân di động có bãi đáp cho máy bay cất cánh, hạ cánh.

Trong số này, 8 tàu tấn công đổ bộ lớp Wasp trọng tải 41.000 tấn của Mỹ. Tàu lớp Mistral của Pháp; HMS Ocean của Anh và Juan Carlos I của Tây Ban Nha đều được coi là các tàu sử dụng đa mục đích, có thể mang máy bay chiến đấu, trực thăng và hàng trăm lính thủy đánh bộ cho các chiến dịch đổ bộ. Thậm chí các tàu khu trục lớp Hyuga của Nhật cũng được coi là các tàu sân bay hiệu quả. Tàu này có thể mang nhiều trực thăng trên boong và có hầm chứa máy bay phía dưới.

"Nói chung, tàu sân bay trở nên phổ biến vì đây là những nền tảng rất linh hoạt có thể được sử dụng cho nhiều nhiệm vụ, không chỉ trong chiến tranh”, Nate Hughes, giám đốc phân tích quân sự tại tổ chức cố vấn Stratfor, Mỹ cho biết.

Hải quân Mỹ dự kiến sẽ giới thiệu Gerald R. Ford, tàu chỉ huy của nhóm ba 3 siêu tàu sân bay lớp mới, vào năm 2015. Mỗi chiếc có trị giá khoảng 9 tỉ USD.

Các nước khác trong NATO đang bổ sung thêm cho hạm đội tàu sân bay của họ gồm Anh, hiện đang đóng hai chiếc, và Pháp đang cân nhắc mua tàu sân bay hạt nhân thứ hai. Tây Ban Nha và Italia vừa đưa ra hai tàu sân bay mới.

Trung Quốc và Ấn Độ đều trong quá trình nâng cấp các tàu sân bay xây dựng thời Liên Xô. Ấn Độ cũng đang phát triển tàu sân bay nội địa đầu tiên. Nga sẽ hiện đại hóa tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov trong năm tới để gia tăng thời hạn hoạt động của tàu sau năm 2030 và lên kế hoạch tậu các tàu lớp Mistral của Pháp.

Brazil đã hoàn tất quá trình nâng cấp tàu sân bay Foch gần đây mua từ Pháp, giờ đổi tên là Sao Paolo. Con tàu này giờ đây trở thành tàu đô đốc của Hải quân Brazil. “Hải quân các thành viên BRIC đặc biệt chú tâm tới tàu sân bay”, Willett nói.

Một số chuyên gia quân sự vẫn tiếp tục tranh cãi về sự phù hợp của tàu sân bay. Theo các người phê bình, khái niệm căn cứ không quân trên biển giờ đây đã lỗi thời. Họ lập luận rằng, tiến bộ trong các vũ khí chống hạm khiến cho tàu sân bay trở nên quá tốn kém và rủi ro cao trong một cuộc chiến.

Trong khi các tàu sân bay mang máy bay, tên lửa được xem là “pháo đài bất khả chiến bại”, thì thực tế là, kể từ Thế chiến II, phần lớn chúng được sử dụng trong các cuộc xung đột với những đối thủ yếu hơn nhiều. Chúng chưa từng chạm mặt những lực lượng hải quân hiện đại với tên lửa đạn đạo “sát thủ tàu sân bay”, siêu ngư lôi hay tên lửa siêu thanh.

"Những công nghệ mới khiến cho các vũ khí hiện đại dễ dàng hơn trong tiếp cận mục tiêu tàu sân bay từ khoảng cách lớn hơn nhiều”, Benjamin Friedman, nhà nghiên cứu tại Viện CATO ở Washington nói. "Công nghệ ấy có khả năng tấn công nhanh hơn việc phòng thủ, nghĩa là trong hai thập niên tới, tàu sân bay có thể không tồn tại”.
[Vietnamnet news]


Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2011

>> 'Người thừa kế' số 1 của Bin Laden (kỳ cuối)



Trong tương lai không xa, al-Awlaki có thể sẽ trở thành tên trùm khủng bố nguy hiểm nhất thế giới trong thời kỳ "Hậu bin Laden".



Kỳ cuối: Biểu tượng mới của cái khủng bố thời kỳ hậu bin Laden
Biến người Mỹ thành chiến binh cực đoan
Gần 3 năm trước, al-Awlaki chính thức tuyên bố đã gia nhập al-Qaeda và chỉ sau một thời gian ngắn, đã trở thành lãnh đạo chi nhánh cảu tổ chức tại bán đảo Arab.

Vai trò chính của al-Awlaki là tuyển dụng các thành viên mới cho mạng lưới al-Qaeda, đặc biệt là những thành viên thuộc khối các quốc gia nói tiếng Anh.

al-Awlaki đã truyền bá tư tưởng cực đoan cho một số phần tử, đặc biệt là người Mỹ, và xúi giục họ thực hiện những cuộc khủng bố ngay trong nước hoặc tham gia vào các mạng lưới khủng bố nước ngoài.

Một trong những vụ khủng bố đẫm máu nhất có liên quan đến al-Awlaki là vụ nổ súng tại Fort Hood vào ngày 5/11/2009 khiến 13 người thiệt mạng và 32 người bị thương.

Kẻ trực tiếp gây ra vụ thảm sát này là Nidal Malik Hasan, một bác sỹ tâm thần và là Thiếu tá Quân đội Mỹ. Tuy nhiên, các điều tra viên xác định al-Awlaki mới là kẻ chủ mưu thực sự. Bởi trước khi xảy ra vụ khủng bố, al-Awlaki đã trao đổi với Hasan qua email hàng chục lần để chuẩn bị cho kế hoạch này.



Nidal Malik Hasan (phải), kẻ đã thực hiện vụ nổ súng Fort Hood, là một trong những môn đệ của Anwar al-Awlaki. Ảnh: AP.


Sau sự kiện trên, al-Awlaki tiết lộ đã gặp Hasan vào năm 2001 khi còn làm thầy tế tại nhà thờ Hồi giáo Dar al-Hijrah, Virginia, Mỹ. al-Awlaki gọi Hasan là một trong những môn đệ của mình và ngợi ca người này là người anh hùng của thế giới Hồi giáo.

CIA cũng đưa ra các bằng chứng cho thấy al-Awlaki ã từng tiếp xúc và có nhiều ảnh hưởng với Faisal Shahzad, một người Pakistan gốc Mỹ. Nhiều khả năng, chính al-Awlaki đã xúi giục Shadzad tiến hành vụ đánh bom xăng tại Quảng trường Thời đại, nhưng âm mưu này đã không thành công.

Sharif Mobley, một công dân Mỹ bị bắt tại Yemen vì những cáo buộc có liên quan đến al-Qaeda, cũng khai nhận rằng thường xuyên trao đổi với al-Awlaki qua email và chịu nhiều tác động từ tư tưởng cực đoan của ông ta.

Khi người Mỹ nhận ra những thủ đoạn của al-Awlaki thì cũng đã không còn kịp nữa, bởi quá trình “nội địa hóa” các tín đồ Hồi giáo trên đất Mỹ đã diễn ra tương đối rộng. Lúc này đây, đã tới lúc chính quyền của ông Barack Obama phải hành động.

Lệnh tiêu diệt của Washington
Nước Mỹ đã đưa ra tuyên bố”Anwar al-Awlaki là tên trùm khủng bố toàn cầu đặc biệt nguy hiểm”, tất cả tài sản của ông ta tại Mỹ bị phong tỏa và những ai có dính líu tới al-Awlaki đều bị điều tra nghiêm ngặt.

Chỉ ít ngày sau, hai gói bưu phẩm bị nghi ngờ có bom đã được gửi tới Chicago từ Yemen thay cho lời thách thức của al-Awlaki dành cho người Mỹ.

Trước những nguy cơ về một vụ 11/9 mới, ông Barack Obama đã ủy quyền cho CIA tìm và tiêu diệt al-Awlaki. Mặc dù vậy, quyết định này đã khiến cho một số cơ quan luật pháp nước ngoài cảm thấy bất bình vì người Mỹ dường như đang đi quá quyền hạn của mình.


Thế giới vẫn chưa thể mừng vui sau cái chết của Osama bin Laden, bởi lẽ vẫn còn đó những kẻ như al-Awlaki sẵn sàng kế tục sự nghiệp của hắn. Ảnh: AP.


Ông Nasser al-Awlaki, cha đẻ của Anwar al-Awlaki, vẫn nhất mực tin tưởng rằng con trai mình không phải là khủng bố như cáo buộc của Mỹ. Ông quyết định kiện chính quyền của ông Obama vì đã đưa con trai mình vào danh sách những người bị tuyên án tử hình mà không qua xét xử.

Tuy nhiên, đơn kiện của ông đã bị bác bỏ vào ngày 7/12/2010 bởi lý do tổng thống Mỹ có quyền tuyên án một công dân Mỹ mà không cần thông qua bất kì thủ tục pháp lý nào mà chỉ cần dựa vào khẳng định người đó là một thành phần khủng bố.

Tháng 1/2011, các nhà chức trách Yemen đã xét xử vắng mặt al-Awlaki vì những cáo buộc có liên quan đến nhiều cuộc tấn công vũ lực với người nước ngoài và gây ra cái chết của một nhân viên bảo vệ người Pháp ở một công ty khai thác dầu. Kết thúc phiên tòa, al-Awlaki bị kết án 10 năm tù giam.

Hiện tại, al-Awlaki bị nghi ngờ là đang lẩn trốn tại miền núi của Shabwa và Marib, dưới sự bảo hộ của bộ tộc hùng mạnh Awalik sinh sống. Bộ tộc này từng tuyên bố sẽ không bao giờ hợp tác với Mỹ để sát hại Anwar al-Awlaki.

Rõ ràng, hiểm họa khủng bố vẫn còn bao trùm trên toàn thế giới kể cả khi Osama bin Laden đã chết. Bởi lẽ, ông trùm khủng bố có thể chết nhưng giấc mơ “Thánh chiến” vẫn còn đó và những người "kế tục" như al-Awlaki.

Với một người từng sống và hiểu rõ về phương Tây, trong tương lai không xa, al-Awlaki còn thể nguy hiểm hơn.

[BDV news]


Chủ Nhật, 1 tháng 5, 2011

>> Mỹ tăng gấp đôi tốc độ đóng tàu ngầm



Chiếc tàu ngầm thứ 2 được đặt hàng trong năm 2011 đánh dấu việc lần đầu tiên trong suốt 20 năm qua, Hải quân Mỹ đặt hàng nhiều hơn 1 tàu ngầm trong vòng 1 năm.



Theo thông tin ban đầu, chiếc tàu ngầm chưa được đặt tên mang số hiệu SSN-87, thuộc lớp tàu ngầm hạt nhân Virginia và là chiếc thứ 14 của lớp tàu ngầm này.

Kinh phí đóng tàu là 1,2 tỷ USD, chưa bao gồm các khoản chi trả cho các thiết bị sử dụng lâu dài trên tàu ngầm, nhất là lò phản ứng hạt nhân.

Việc đóng thêm tàu ngầm là ưu tiên hàng đầu của Hải quân Mỹ, trong bối cảnh Washington liên tục đưa ra các chính sách thắt lưng buộc bụng nhằm cắt giảm thâm hụt ngân sách.



Tàu ngầm lớp Virginia của Hải quân Mỹ


Bản ngân sách quốc phòng với kế hoạch đóng tàu ngầm thứ 2 vừa được Quốc hội Mỹ đồng ý hồi đầu tháng 4 và chính thức phê chuẩn ngày 15/4.

Theo quy định hiện hành, giới hạn ngân sách dành cho đóng tàu ngầm của Mỹ là 2 tỷ USD, 2 năm/lần. Với 2 tàu ngầm đặt hàng trong năm 2011 và 2012, lẽ ra Hải quân Mỹ đã chạm giới hạn ngân sách nhưng Quốc hội Mỹ đã cho phép "vượt rào".

Sở dĩ Mỹ tăng được số tàu ngầm đóng trong năm là vì Hải quân Mỹ đã hợp tác chặt chẽ với công ty Electric Boat để tìm cách cắt giảm chi phí đóng tàu ngầm.

Đại diện công ty Electric Boat tuyên bố: Công ty đã cắt giảm được 20% chi phí so với lần đóng tàu ngầm đầu tiên vào năm 1998.

Virginia là lớp tàu ngầm tấn công đa chức năng thế hệ mới chạy bằng năng lượng hạt nhân, có khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau như: chống ngầm, chống tàu nổi, yểm trợ cho lực lượng đặc biệt, giám sát, trinh sát và tác chiến thủy lôi.

Dự kiến chiếc tàu ngầm số hiệu SSN-87 sẽ được chuyển giao cho Hải quân Mỹ vào năm 2016.


[BDV news]


Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2011

>> Ký ‘mật lệnh’ - mũi tên bắn nhiều đích của Obama



[VietnamDefence news] Tổng thống Mỹ Barack Obama ký sắc lệnh bí mật, cho phép Cục tình báo trung ương (CIA) hậu thuẫn quân nổi dậy tại Libya, nhiều hãng tin cho hay.

Mục đích của ông là tránh đối đầu với Quốc hội mà vẫn động viên được đồng minh và phe nổi dậy ở Libya… Ngay khi xuất hiện, tin ông Obama ký "mật lệnh" thu hút sự chú ý của nhiều người nhưng nếu xét những diễn biến trong vài tuần vừa qua, tin trên không có gì bất ngờ.

Thứ nhất là trước đó rò rỉ rất nhiều thông tin liên quan tới việc này. Đơn cử như theo hãng truyền hình Fox News, dù chính quyền Barack Obama phủ nhận việc đưa quân vào Libya nhưng trên thực tế, Mỹ bắt đầu chiến dịch mặt đất ở Libya từ trước đó rất lâu.

Đại tá Mỹ về hưu David Hunt tiết lộ, Lầu Năm Góc không không kích quy mô Libya nếu như không có người ở trên lãnh thổ nước này. Trung tá tình báo quân đội Mỹ Tony Scheffer cũng cho rằng, theo các nguồn tin của ông ta, tình hình đang diễn biến đúng như ông Hunt nói. Ông Hunt giải thích: “Chuyện đó người ta thường không quảng cáo”.

Trước nữa, một quan chức Mỹ giấu tên cho biết là quân đội Ai Cập chuyển vũ khí bằng tàu thủy cho phe đối lập ở Libya. Chúng chủ yếu là các loại vũ khí nhỏ như súng trường và đạn dược. Doanh nhân Libya tên Hani Souflakis thừa nhận: “Quân đội Ai Cập có thể giúp chúng tôi. Người Mỹ đã bật đèn xanh cho việc này. Mỹ không muốn dính líu trực tiếp”.

Tóm lại, Mỹ thực chất can thiệp vào Libya sâu hơn những gì họ chính thức thông báo. Thông tin ông Obama ký mật lệnh không có gì mới.








                                                                                  Có tin Mỹ đang âm thầm vũ trang cho phe nổi dậy


Điều mới ở đây chính là việc thông tin về "mật lệnh" bị rò rỉ một ngày sau khi ông Obama giải trình trước Quốc hội Mỹ và tuyên bố không đưa quân vào Libya.

Xét về thời điểm tin trên bị tiết lộ, rất có khả năng ông Obama nhắm hai mục tiêu là tránh đối đầu với Quốc hội mà vẫn động viên được đồng minh và phe nổi dậy ở Libya…

Cụ thể hơn, hiện khá nhiều người dân Mỹ và nghị sĩ, nhất là phe Cộng hòa, phản đối can dự vào Libya mà điển hình là Thượng nghị sĩ John McCain, người cho rằng nhúng tay vào Libya là quyết định sai lầm của Washington.

Ông này khẳng định: “Mục tiêu của Tổng thống là lật đổ ông Gaddafi, song không cần thiết phải đổ tiền của công sức để phải dùng sức lực như vậy. Gaddafi sẽ sớm bị chính người dân của mình hạ gục. Ngoài ra, nếu chúng ta đảm bảo cho ông ấy sự ra đi êm ái, ông ấy sẽ ngoan ngoãn nghe lời”.

Ý kiến trên của ông McCain chỉ là một trong rất nhiều lập luận phản đối. Còn nhìn chung thì cả phe phản chiến tin rằng, theo Hiến pháp Mỹ, Tổng thống Obama không có quyền quyết định can thiệp quân sự vào Libya nếu đây không phải là đe dọa trực tiếp đến Mỹ.


Nhiều nghị sĩ Mỹ phản đối can dự vào Libya


Ngoài việc tránh đối đầu với Quốc hội, động cơ khiến ông Obama ký "mật lệnh" là động viên đồng minh ở châu Âu và phe nổi dậy ở Libya. Nguyên nhân là nếu ông Obama không ủng hộ phe nổi dậy thì bản thân các đồng minh như Anh, Pháp…không thể tự mình làm được việc này chứ đừng nói là lật đổ ông Gaddafi.

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyên bố: “Làm sao Mỹ có thể đứng yên khi Pháp, Anh, nhiều nước châu Âu, Liên đoàn Arab và các đồng minh Arab kêu gọi là Mỹ phải làm cái gì đó”.

Bà cũng thanh minh rằng, việc Mỹ vũ trang cho phe nổi dậy (nếu có) là hợp pháp bởi Liên Hiệp Quốc cho phép áp dụng mọi biện pháp cần thiết, ngoại trừ việc chiếm đóng, để bảo vệ thường dân trước sự tấn công của quân đội Libya.

Đó là nhìn từ bên ngoài, còn bên trong Libya, tình hình cũng không khá hơn. Không giống như quân đội Libya được tổ chức tốt, vũ trang mạnh, đặc biệt là chiếm ưu thế về xe tăng và pháo, lực lượng nổi dậy ở miền Đông thua kém rất nhiều, không có kinh nghiệm…nên không tự địch lại quân Chính phủ nếu không chạy vào sa mạc.

Ngay cả số binh lính, chỉ huy, sĩ quan đào ngũ, gia nhập phe nổi dậy cũng chỉ chiếm số lượng ít, chỉ ở mức cá nhân chứ không phải là đơn vị…

Cộng với việc phe nổi dậy ở miền Đông và Tây chưa liên lạc, phối kết hợp hiệu quả…ông Gaddafi đang chiếm ưu thế trên mặt đất và vẫn có thể đè bẹp quân nổi dậy.


Phe nổi dậy không đủ sức đối đầu với quân đội Libya


Trong bối cảnh không thể chính thức ra mặt ủng hộ nhưng cũng không thể bỏ rơi đồng minh, quân nổi dậy, ông Obama đành bí mật hỗ trợ họ. Đó là nguyên nhân tại sao "mật lệnh bỗng dưng" bị tiết lộ.


Thứ Hai, 4 tháng 4, 2011

>> Hệ lụy khi cường điệu quá Trung Quốc nổi lên



[BDV news] Những người theo chủ nghĩa hiện thực phân tích về việc các quá trình chuyển đổi quyền lực sẽ diễn ra như thế nào dựa trên giả định rằng các quốc gia hiểu đúng và phản ứng chính xác trước các tình huống quốc tế mà họ đối mặt.

Những người theo chủ nghĩa hiện thực lạc quan trong trường hợp này dựa vào giả định rằng, giới lãnh đạo ở Mỹ đánh giá cao (và sẽ có thể hành động) mức độ an toàn cao bất thường mà Mỹ đang tận hưởng hiện nay.

Nếu giả định này là sai, tức là nếu Mỹ thổi phồng thái quá mối đe dọa mà Trung Quốc đặt ra thì các nguy cơ xảy ra xung đột trong tương lai sẽ càng lớn hơn.

Thật không may, có một số lý do khiến ta phải lo ngại rằng giả định này trên thực tế có thể là sai.

Ví dụ, hiện rất nhiều người tin rằng một Trung Quốc đang nổi lên sẽ đe dọa nghiêm trọng đến an ninh của Mỹ. Niềm tin này có thể trở thành một lời tiên đoán tự đúng.

Nếu Washington không nghĩ rằng việc Trung Quốc tăng cường khả năng quân sự không đe dọa đến các lợi ích sống còn của Mỹ, họ có thể có các chính sách ngoại giao và quân sự mang tính cạnh tranh thái quá, những chính sách mà đến lượt nó lại khiến Trung Quốc hiểu rằng Mỹ đang có những động cơ xấu.

Nếu Trung Quốc khi đó cảm thấy bất an, nhiều khả năng họ sẽ có những chính sách cạnh tranh mà Mỹ cũng sẽ xem là mang tính đe dọa cao hơn. Kết quả sẽ là một vòng luẩn quẩn không quyết định bởi tình hình quốc tế mà các nước này thực sự đang đối mặt, mà bởi sự bất an mà chính họ thổi phồng.

Hơn nữa, các nước thường xem nặng sự bất an của mình khi đánh giá không đúng các khả năng quân sự nhằm mục đích quốc phòng có thể với tới đâu. Trước chiến tranh thế giới thứ nhất, Đức cường điệu về khả năng dễ xâm lược nên tin rằng sức mạnh đang gia tăng của Nga đe dọa đến sự tồn vong của mình. Kết quả là Đức phát động một cuộc chiến tranh phòng vệ không cần thiết.

Trong cuộc chiến tranh Lạnh, Mỹ cường điệu hóa mối đe dọa hạt nhân của Liên Xô, nên nghĩ rằng những cải tiến trong các lực lượng vũ trang của Liên Xô có thể vô hiệu quá mặt mạnh nhất trong khả năng răn đe của Mỹ - một cuộc trả đũa mạnh tay.

Rất may là điều này không dẫn tới chiến tranh, nhưng nó làm gia tăng nguy cơ chiến tranh và gây ra quá nhiều căng thẳng và kéo theo những chi tiêu không cần thiết.

Washington sẽ phải cảnh giác để không mắc phải những sai lầm tương tự khi Trung Quốc gia tăng các sức mạnh hạt nhân và thông thường, và khi các cuộc va chạm trong các vấn đề thứ yếu làm căng thẳng quan hệ.

Đến nay chưa có phản ứng thái quá nào của Mỹ trước sự gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc, nhưng khả năng đó chắc chắn tồn tại. Ví dụ, Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ hiện nay kêu gọi Mỹ duy trì thế bá chủ về quân sự thông thường, nhưng lại không giải thích tại sao thế bá chủ này là cần thiết cũng như việc nó đòi hỏi có những lực lượng và khả năng quân sự như thế nào.

Trong tương lai trước mắt, Trung Quốc sẽ yếu hơn Mỹ về khả năng tấn công, nhưng chính việc họ tăng cường sức mạnh quân sự làm giảm khả năng của Mỹ trong việc tấn công vào các khu vực ngoại biên của Trung Quốc.

Điều này sẽ sớm đặt ra những câu hỏi như chính xác tại sao Mỹ cần có sự bá chủ về các khả năng tấn công thông thường trên thế giới, các nhiệm vụ đặc biệt nào Mỹ sẽ không thể thực hiện nếu không có thế bá chủ ấy và việc không thể thực hiện các nhiệm vụ này sẽ gây nguy hại cho an ninh của Mỹ đến mức nào.

Nếu không có những câu trả lời rõ ràng, Mỹ có thể sẽ đánh giá quá cao ý nghĩa của việc Trung Quốc gia tăng sức mạnh quân sự.



Nếu Mỹ thổi phồng thái quá mối đe dọa mà Trung Quốc đặt ra thì các nguy cơ xảy ra xung đột trong tương lai sẽ càng lớn hơn. Ảnh minh họa.


Nguy cơ của một mối đe dọa an ninh bị cường điệu hóa sẽ càng lớn hơn trong lĩnh vực hạt nhân. Báo cáo tình hình hạt nhân (NPR) năm 2010 của chính quyền Obama nhận định: "Mỹ và các nước láng giềng châu Á của Trung Quốc vẫn quan tâm đến việc Trung Quốc hiện đại hóa quân sự, trong đó có việc hiện đại hóa về chất lượng và số lượng kho vũ khí hạt nhân của họ".

Tuy nhiên, NPR không nói rõ việc hiện đại hóa này đặt ra mối nguy hiểm nào. Hoàn toàn không có chuyện hiện đại hóa hạt nhân trong tương lai gần sẽ giúp Trung Quốc có thể phá hủy toàn bộ sức mạnh hạt nhân của Mỹ và hủy hoại khả năng đáp trả mạnh mẽ của Mỹ.

Một cuộc hiện đại hóa lớn nhất cũng chỉ có thể loại trừ một phần ưu thế hạt nhân của Mỹ khi tạo cho Trung Quốc một lực lượng lớn hơn và bền bỉ hơn, từ đó giảm khả năng Mỹ đe dọa Trung Quốc bằng việc chạy đua hạt nhân trong một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng.

NPR cho rằng, Mỹ "nên tiếp tục duy trì các quan hệ chiến lược ổn định với Nga và Trung Quốc", nhưng Trung Quốc luôn thiếu dạng sức mạnh có thể tạo sự ổn định theo tiêu chuẩn của Mỹ. Nếu Mỹ quyết định rằng an ninh của họ cần duy trì ưu thế hạt nhân so với Trung Quốc, họ sẽ đầu tư vào các khả năng nhằm phá hủy các sức mạnh hạt nhân mới của Trung Quốc.

Một nỗ lực như thế sẽ giống với chiến lược hạt nhân thời chiến tranh Lạnh của Mỹ, theo đó đặt tầm quan trọng hàng đầu vào việc phá hủy các sức mạnh hạt nhân của Liên Xô. Kiểu chạy đua vũ trang này giờ đây càng không cần thiết hơn trước.

Mỹ có thể duy trì khả năng răn đe mạnh ngay cả khi Trung Quốc hiện đại hóa kho vũ khí, và một chính sách cạnh tranh hạt nhân có thể làm giảm an ninh của Mỹ vì nó sẽ khiến Trung Quốc hiểu rằng Mỹ đang thù địch, làm gia tăng sự bất an của Trung Quốc và hủy hoại quan hệ Mỹ - Trung.

Chắc chắn việc Trung Quốc tăng cường hạt nhân và vũ khí thông thường sẽ giảm một số khả năng của Mỹ mà Washington muốn duy trì. Nhưng Mỹ cũng không nên coi việc tăng cường các sức mạnh quân sự này là có động cơ xấu, thay vì thế nên hiểu là việc này cho thấy mong muốn chính đáng của Trung Quốc là đảm bảo an ninh cho mình.

Khi ông Donald Rumsfeld là Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, ông nói về Trung Quốc tăng chi tiêu cho quốc phòng rằng "vì không có nước nào đe dọa Trung Quốc, nên nước này phải tự hỏi: Tại sao phải gia tăng đầu tư cho quốc phòng? Tại sao phải tiếp tục tăng mua vũ khí?"

Câu trả lời là quá rõ. Nếu Trung Quốc có thể đưa các tàu sân bay tới gần bờ biển Mỹ và tấn công vào nước Mỹ bằng máy bay ném bom tầm xa, Washington đương nhiên sẽ muốn "mài cùn" các khả năng này, và nếu Mỹ có một sức mạnh hạt nhân chiến lược cũng dễ bị tổn thương và kém cạnh tranh như của Trung Quốc (hiện chỉ bằng 1/10 hoặc 1/100 của Mỹ), họ cũng sẽ cố gắng đuổi kịp nhanh nhất có thể.

Các hành động này sẽ không nhằm khuất phục thế giới, vì vậy không có lý do nào đủ thuyết phục để nghĩ rằng Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự là vì như thế.

Tóm lại, sự nổi lên của Trung Quốc là hòa bình, nhưng không có gì để đảm bảo điều đó. Ngược lại với lập luận của người theo chủ nghĩa hiện thực thông thường, các sức ép cơ bản của hệ thống quốc tế sẽ không đẩy Mỹ và Trung Quốc vào xung đột.

Vũ khí hạt nhân, ngăn cách về địa lý bởi Thái Bình Dương, và các quan hệ chính trị hiện tương đối tốt sẽ khiến hai nước này đảm bảo an ninh ở mức cao và tránh các chính sách quân sự gây căng thẳng nghiêm trọng quan hệ giữa họ.

Nhu cầu của Mỹ bảo vệ các đồng minh của mình ở Đông Bắc Á làm phức tạp vấn đề trong một chừng mực nào đó, nhưng hoàn toàn có thể tin rằng Washington có thể gia tăng khả năng răn đe cho Nhật Bản và Hàn Quốc, các đối tác khu vực quan trọng nhất của mình.

Thách thức đối với Mỹ sẽ là khả năng điều chỉnh chính sách trong các tình huống mà các lợi ích chưa phải là sống còn (như Đài Loan) có thể gây ra vấn đề, và ở chỗ đảm bảo rằng không cường điệu hóa nguy cơ đặt ra bởi việc Trung Quốc tăng cường sức mạnh và khả năng quân sự.


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang