Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: 10 tháng 4 2011

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Bảy, 16 tháng 4, 2011

>> Mô hình hiện đại hóa trang bị vũ khí quân đội các nước nhỏ



[VITINFO news] Giới thiệu một mô hình hiện đại hóa trang bị vũ khí quân đội các nước nhỏ, rút ra từ chiến dịch quân sự chống Libya gần đây và từ các cuộc chiến tranh chống lại Nam Tư, Iraq trước đây.

Mô hình hiện đại hóa trang bị vũ khí quân đội các nước nhỏ
Lực lượng vũ trang của các nước nhỏ cần phải rút ra bài học từ chiến dịch quân sự chống Libya gần đây và từ các cuộc chiến tranh chống lại Nam Tư, Iraq trước đây. Bài học đó là: lực lượng vũ trang của các nước nhỏ cần phải hiện đại hóa để có đủ khả năng đáp ứng với các mối đe dọa trong điều kiện "thế giới đa cực" hiện nay. Trọng tâm của việc hiện đại hóa này là phải nâng cao sức mạnh chiến đấu của hai lực lượng - Phòng không và Không quân.

Hai lực lượng đặc biệt quan trọng trên đây cần phải được trang bị các loại vũ khí hiện đại dựa trên công nghệ cao. Lực lượng Phòng không và lực lượng Không quân phải là một Lực lượng thống nhất (là một Quân chủng giống như tổ chức quân đội của Nga). Lực lượng Phòng không cần phải có các hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-300PS và S-300 PMU-1 (4 đến 6 tiểu đoàn); và để bảo vệ các hệ thống này cần có thêm hệ thống tên lửa phòng không tầm gần “Tor-M1V” và hệ thống pháo-tên lửa phòng không “Pantsir-S1”. Để bảo vệ các khu vực quân sự và công nghiệp quan trọng Lực lượng Không quân cần phải có các loại máy bay chiến đấu đa chức năng thế hệ 4 ++ (theo tỷ lệ: 20 máy bay MIG-35, 30 máy bay MIG-29SMT và 50 máy bay SU-27SM). Ngoài ra, để nâng cao khả năng tác chiến thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt cần có khoảng (20-30) máy bay trực thăng hiện đại Ka-52 hoặc MI-28N.




Hệ thống tên lửa phòng không S-300 PMU-1


Để tối ưu hóa hoạt động tác chiến của hai lực lượng Phòng không và Không quân cần phải có ít nhất 2 máy bay AWACS A-50U và Binh chủng rađar phải được trang bị (3-4) đài radar AWACS “Protivnhik-G”. Máy bay AWACS A-50U và đài radar AWACS “Protivnhik-G” thực hiện nhiệm vụ cảnh báo các cuộc tấn công tên lửa của đối phương, phát hiện mục tiêu ở cự ly 340 km và ở độ cao 120 km. Trong trường hợp quốc gia có ngân sách quân sự không đủ lớn thì có thể trang bị cho Lực lượng Không quân như sau: 50 máy bay MIG-29K thế hệ 4++ và 70 máy bay MIG-23-98-2 đã được cải tiến nâng cấp lên mức thế hệ 4+. Bằng cách này cho phép giảm đáng kể ngân sách trang bị cho Lực lượng Không quân. Máy bay MIG-23-98-2 - phiên bản được cải tiến hoàn thiện nhất của loại máy bay đa chức năng MIG-23ML - về tính năng kỹ thuật tương đương với máy bay thế hệ 4+. Máy bay MIG-23-98-2 được trang bị các loại tên lửa hiện đại R-27ER, RVV-AE, và vũ khí chính xác cao để tiêu diệt các mục tiêu trên đất liền và trên biển ngay cả trong trường hợp có nhiễu điện tử.

Không cần thiết phải trang bị hàng trăm xe tăng hiện đại đắt tiền cho Lực lượng lục quân. Phương án tốt hơn là cải tiến nâng cấp vũ khí hiện có, và trang bị thêm khoảng (20-30) Hệ thống tên lửa chống tăng “Hermes” (với số lượng 720 tên lửa chống tăng có các cự ly sát thương 15, 40 và 100 km). Đối với lực lượng bộ binh cơ giới cần trang bị 200 xe bọc thép BMP-3, 100 xe bọc thép hạng nặng BTR-4, 1000 tên lửa chống tăng “Kornet-E”, và (10-15) máy bay không người lái loại rẻ Tu-300 “Korsun” và “Inspektor-301”.

Lực lượng Hải quân của nước nhỏ có thể trang bị 4 tàu ngầm diesel thiết kế 677 “Lada”, 10 tàu tên lửa cao tốc “Molnhia” có hệ thống pháo-tên lửa phòng không “Kortik” (thay cho hệ thống pháo phòng không AK-630M cũ trước đây), và 2 tầu tấn công “Shichzyachzhuan” thiết kế 051S của Trung quốc (mã phân loại của NATO Destroyer 051 "Luda class"). Với thành phần tinh gọn này lực lượng Hải quân có khả năng làm nguội lạnh tham vọng của cả một đối phương mạnh. Để bảo vệ bờ biển cần trang bị thêm cho Lực lượng Hải quân Hệ thống tên lửa Bastion “Bờ đối Biển” và Pháo bờ biển “Bereg” (số lượng tùy thuộc vào độ dài bờ biển).

Hiện nay, Algeria là nước có quan điểm xây dựng lực lượng vũ trang gần giống nhất với quan điểm trình bày trên đây. Cùng với nhận thức quy luật của các cuộc xung đột quân sự mới diễn ra gần đây, Lãnh đạo các nước nhỏ cần phải suy nghĩ về việc hiện đại hóa lực lượng vũ trang, để một ngày nào đó không bị hàng trăm quả tên lửa “Tomogav” bắn vào các mục tiêu quân sự và cơ sở hạ tầng dân sự của đất nước.



>> Philippines mua tàu chiến vì Trung Quốc?



[BDV news] Quân đội Philippines thông báo là định sử dụng loại tàu mới do Mỹ chế tạo để tăng cường tuần tra. Theo RFI, thông tin này được đưa ra trong lúc Manila tỏ thái độ cứng rắn hơn trước các đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh tại biển Đông.

Theo Chuẩn tướng Jose Mabanta, phát ngôn viên quân đội Philippines, hải quân nước này có ý định đưa vào sử dụng tàu tuần tra loại Hamilton hiện đại mới mua của Mỹ và sẽ được giao cho Philippines vào tháng 6 tới đây.

Quân đội Philippines còn tiết lộ thêm là một nhóm lính hải quân Philippines đang tu nghiệp tại Mỹ để học cách vận hành loại tàu tuần tra mới.



Philippines mua tàu chiến. Ảnh minh họa.


Theo hải quân Mỹ, Hamilton có khả năng di chuyển đường trường, được trang bị hệ thống vũ khí thuận tiện cho việc cận chiến. Loại tàu này như vậy sẽ góp phần tăng cường hiệu năng của hải quân Philippines, vốn chỉ có một đội tàu rất nhỏ và cũ kỹ so với Trung Quốc.

Hạm đội Philippines chủ yếu bao gồm các chiến hạm cũ do Mỹ “thải ra” và được tân trang lại. Soái hạm của hải quân Philippines cũng chỉ là chiếc Rajah Humabon, một khu trục hạm hộ tống loại Cannon được đóng từ Thế chiến II và hiện là một trong chiến hạm cũ nhất trên thế giới còn đang hoạt động.

Theo RFI, Philippines ngày càng cảm thấy cần phải gia tăng sự hiện diện quân sự trong bối cảnh họ cố tránh làm “phật ý” Bắc Kinh.

Trước đó, Philippines chính thức gửi thư lên Liên Hiệp Quốc bác bỏ tấm bản đồ chủ quyền hình “lưỡi bò” mà Bắc Kinh công bố.

Cũng theo RFI, bất chấp phản ứng của Philippines, Trung Quốc vẫn tiếp tục đòi hỏi độc quyền trên toàn bộ các vùng đang tranh chấp và vùng biển liền kề. Vào hôm 14/4, một lần nữa, Bắc Kinh lại lên tiếng cho rằng hành động phản đối của chính quyền Manila là điều không thể chấp nhận được.

Nhân cuộc họp báo thường kỳ, ông Hồng Lôi, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố thẳng thừng: “Chính quyền Trung Quốc không thể chấp nhận nội dung thư ngoại giao mà Chính phủ Philippines đệ trình lên Liên Hiệp Quốc”.

Lý do mà Bắc Kinh đưa ra cũng vẫn là: “Chủ quyền của Trung Quốc, các quyền liên quan và quyền quản lý hành chính tại biển Đông đều bắt nguồn từ lịch sử và dựa trên các cơ sở pháp lý”.

Theo RFI, lập luận này từng bị biết bao nhà khoa học và nghiên cứu quốc tế phản bác. Dù vậy, Trung Quốc đến nay vẫn thường xuyên nhắc đi nhắc lại nhiều lần.



Hệ thống tên lửa Iskander bị Trung Quốc làm nhái ?



[BDV news] Trung Quốc mới đây đã giới thiệu và đang chào bán hệ thống tên lửa mới trang bị tên lửa đường đạn M20, theo Strategypage.com.

Hệ thống này, trong đó có cấu tạo tên lửa, rất giống hệ thống tên lửa chiến dịch-chiến thuật tối tân nhất của Nga 9К720 Iskander.






Maket và các bức ảnh chụp hệ thống M20 đã được giới thiệu tại triển lãm IDEX-2011 ở Abu Dhabi.


Xe bệ phóng 9P78 (9P78E) của hệ thống Iskander dùng để cất giữ, vận chuyển, chuẩn bị và phóng 2 tên lửa 9М723К1 (ở biến thể xuất khẩu chỉ mang 1 tên lửa).

Xe bệ phóng có thể dùng khung gầm bánh lốp đặc dụng MZKT-7930 của Nhà máy đầu kéo bánh lốp Minsk (MZKT).

Xe bệ phóng có trọng lượng đầy đủ 42 tấn, tải trọng hữu ích 19 tấn, tốc độ trên đường nhựa/đường đất 70/40 km/h, dự trữ hành trình theo nhiên liệu 1.000 km, kíp xe 3 người.

Căn cứ một bức ảnh thì khung gầm của hệ thống tên lửa M-20 của Trung Quốc cũng do MZKT sản xuất.

Tên lửa 9М723К1 Iskander 1 tầng, dùng động cơ nhiên liệu rắn. Tên lửa có quỹ đạo bay giả đường đạn, được điều khiển trong suốt quá trình bay nhờ các cánh lái khí động và khí phụt.


Hệ thống tên lửa chiến dịch-chiến thuật tối tân Iskander của Nga


Tên lửa có ứng dụng công nghệ tàng hình với bề mặt tán xạ hiệu dụng nhỏ, các lớp phủ đặc biệt, các bộ phận nhô ra có kích thước nhỏ.

Phần lớn quỹ đạo bay diễn ra ở độ cao gần 50 km. Tên lửa thực hành cơ động tích cực với quá tải khoảng 20-30 g ở giai đoạn bay đầu và cuối. Hệ dẫn kiểu hỗn hợp - quán tính ở giai đoạn đầu và giữa, quang học ở giai đoạn bay cuối nên có độ chính xác cao. Có thể sử dụng GPS/GLONASS để bổ sung cho hệ dẫn quán tính.

Hiện chưa rõ tính năng kỹ-chiến thuật của tên lửa M-20 của Trung Quốc, ngoại trừ hình dáng bên ngoài. Có một khác biệt rất rõ là tên lửa của Trung Quốc được cất giữ và phóng từ contenơ.





Thiên hạ lại nghi ngờ M20 (trên) của Trung Quốc làm nhái Iskander (dưới) của Nga



>> Qatar cấp tên lửa cho quân nổi dậy Libya?



[BDV news] Chính quyền Libya cáo buộc Qatar cung cấp cho phe đối lập các tên lửa chống tăng MILAN do Công ty Euromissile của Pháp sản xuất.

Tuyên bố này được Thứ trưởng Ngoại giao Libya Khaled Khaim đưa ra ngày 13/4 trong cuộc họp báo tại Tripoli.

Quan chức ngoại giao Libya cũng tuyên bố rằng, Qatar đã gửi các cố vấn quân sự tới thành phố Benghazi, nơi tập trung lực lượng chính của phe nổi dậy.

Trước đó, có thông tin rằng, Qatar dự định gửi các tên lửa chống tăng cho lực lượng nổi dậy tại Libya, tuy nhiên không công bố chính xác loại tên lửa nào.




Tên lửa chống tăng Milan. Ảnh army-technology.com


Lãnh đạo phe nổi dậy Abdel Fattah Younes một vài ngày trước cũng thông báo, Qatar đã gửi các cố vấn quân sự tới Benghazi để huấn luyện cho quân nổi dậy cách dùng tên lửa chống tăng và các loại vũ khí khác.

MILAN (Missile d'Infanterie Leger Antichar) là tên lửa chống tăng vác vai do Công ty Euromissile (Pháp) sản xuất. Những biến thể khác nhau của MILAN đang được biên chế cho quân đội nhiều nước trên thế giới.

Tên lửa MILAN cũng có trong trang bị của lực lượng trung thành với ông Gaddafi. Pháp và Libya đã ký thỏa thuận cung cấp loại tên lửa này vào năm 2007.


>> So sánh siêu tăng T-90 và Leopard-2A



[BDV news] Quân đội hiện đại không thể không có các phương tiện chiến đấu và vũ khí hiện đại, trong đó phải kể đến các loại tăng, thiết giáp hạng nặng.

Mặc dù, hiện nay các chuyên gia dự đoán rằng, trong tương lai gần xe tăng sẽ biến mất khỏi chiến trường nhưng xét một cách toàn diện, đôi lúc nó vẫn đóng vai trò quyết định trong các cuộc chiến.

Thời gian gần đây, trên các phương tiện truyền thông đại chúng quốc tế chúng ta có thể gặp nhiều bài viết bình luận về khả năng của xe tăng T-90 của Nga và Leopard-2A của Đức.

Nhiều người tỏ ra chê bai T-90. Họ cho rằng, về hình dạng bên ngoài T-90 không đáp ứng các yêu cầu của xe chiến đấu hiện đại. Theo quan điểm này, Leopard-2A hiện nay là cỗ xe tăng tốt nhất trên thế giới, không có loại nào sánh được.

Tuy nhiên, cũng có nhiều người lại ủng hộ “con cưng” của lực lượng tăng thiết giáp của Nga. Vậy, T-90 hay Leopard-2A mới là “nhà vô địch”?

Khả năng bảo vệ


Xe tăng T-90 của Nga


Hình dạng thân xe và các thành phần của T-90 so với T-72 thực tế không có nhiều thay đổi, nhưng khả năng bảo vệ cao hơn nhiều so với thế hệ trước, nhờ vật liệu chế tạo vỏ xe được cải thiện.

T-90 có vỏ giáp chống đạn khá khác biệt. Vật liệu chủ yếu để chế tạo thân xe tăng là thép chất lượng cao. Để bảo vệ mặt trước của tháp và thân, nhà sản xuất còn sử dụng giáp phức hợp nhiều lớp.

Các dữ liệu chính xác về vỏ thiết giáp của xe hiện nay chưa được tiết lộ. Tuy nhiên, trong các cuộc thử nghiệm, vỏ thép của xe có thể chống lại các loại đạn xuyên.

Ngoài vỏ thép truyền thống và khả năng bảo vệ động lực học. Đặc biệt, xe được trang bị hệ thống bảo vệ chủ động - tổ hợp chế áp quang - điện tử hiện đại “Shtora-1”. Nhiệm vụ chính của tổ hợp này là bảo vệ xe tăng trước các đòn tấn công bằng tên lửa chống tăng có điều khiển.


Leopard-2A của Đức


So với T-90, khả năng bảo vệ của Leopard-2A ở mức thấp hơn. Trước hết, điều này liên quan đến yêu cầu của giới chức quân đội Đức trong kế hoạch bảo đảm tổng trọng lượng của xe chỉ ở mức 50 tấn.

Khả năng bảo vệ của Leopard-2A chủ yếu nhờ việc bao bọc bởi vỏ thép nhiều lớp. Ngoài ra, xe tăng được trang bị lựu đạn khói có màu đặc biệt.

Nhận thức điểm yếu của xe tăng thường ở trên nóc xe và tháp pháo nên nhà sản xuất đã tăng độ dày vỏ thép ở phía trước.

Một trong những ưu điểm dễ nhận thấy của Leopard-2A là khả năng bảo vệ kíp lái ngay cả khi vỏ giáp bị phá huỷ. Đó là do nhà sản xuất bố trí khoang chứa đạn và nhiên liệu độc lập với kíp lái.

Cụ thể, thùng nhiên liệu được bố trí ở phía trước bộ phận bảo vệ trên bánh. Điều này giảm xác suất thương vong cho lái xe khi bị hoả lực địch tấn công. Ngoài ra, thân xe còn được bảo vệ bổ sung bởi các tấm cao su được tăng độ cứng bằng các tấm thép.

Hỏa lực tấn công
Vũ khí chính của T-90 là pháo nòng trơn 2A46M 125mm, cùng súng máy đồng trục, được ổn định bởi hệ thống 2E42-4 “Jasmine”.

Pháo được trang bị bộ nạp tự động, có khả năng bắn các tên lửa có điều khiển, dẫn hướng bằng laser. Tầm bắn tối đa bằng đạn xuyên là 4.000m, tên lửa có điều khiển là 5.000m. Việc dẫn hướng tên lửa được thực hiện bằng laser ở chế độ bằng tay hoặc bán tự động.


Vũ khí chính của T-90 là pháo nòng trơn 2A46M 125mm


Để tiến hành ngắm bắn trong điều kiện quan sát kém và ban đêm, xe tăng sử dụng thiết bị ngắm bắn Essa, trong đó tích hợp khí tài ảnh nhiệt Catherine-FC (Pháp). Tổ hợp ngắm bắn gồm các camera quan sát nhiệt gia cố trên 2 mặt phẳng.

Với sự hỗ trợ của camera, trưởng xe và pháo thủ có thể quan sát thường xuyên địa hình từ các màn hình riêng và tiến hành điều khiển chính xác vũ khí với sự hỗ trợ của hệ thống ngắm bắn chính xác. Trong khi đó, vũ khí chính của Leopard-2A là pháo nòng trơn 120mm. Chiều dài nòng pháo là 5.520mm, tầm ngắm bắn ở trạng thái tĩnh là 3.500m, khi hành tiến là 2.500m.

Thiết bị ngắm bắn chính của xe tăng là EMES-12 do công ty Carl-Zeiss chế tạo (chuyên cho mẫu xe này). Thiết bị ngắm bắn gồm thiết bị đo xa bằng laser và kính lập thể. Sự phối hợp của 2 thiết bị đo xa khác nhau cho phép nâng độ chính xác và tin cậy khi đo cự ly đến mục tiêu.


Vũ khí chính của Leopard-2A là pháo nòng trơn 120mm


Xạ thủ có thể sử dụng kính tiềm vọng loại TZF-1A để làm thiết bị bổ trợ. Còn người chỉ huy có thể sử dụng kính tiềm vọng toàn cảnh loại PERI-R-12 có trường nhìn ổn định.

Trưởng xe có khả năng độc lập điều khiển pháo bằng cách sử dụng cơ chế đồng bộ hoá trục nòng pháo và trục thiết bị ngắm bắn quang học.

Để quan sát trong điều kiện không thuận lợi và ban đêm, xe tăng sử dụng thiết bị quan sát có gắn bộ khuếch đại quang - điện tử và khí tài hồng ngoại nhìn đêm.

Xe dựa vào máy tính FLER-H tính toán các thông số liên quan đến điều kiện khí hậu, vị trí của của xe tăng, loại đạn... để điều khiển bắn.

Động cơ
T-90 lắp đặt động cơ công suất 840 mã lực có khả năng làm mát bằng chất lỏng V-84MS. Động cơ này là loại động cơ đa nhiên liệu, có thể chạy bằng diezel, dầu hoả, xăng.

Leopard-2A được trang bị động cơ diezel 4 kỳ công suất 1.500 mã lực MV-873.

Kết quả
Về khả năng bảo vệ và vũ khí, T-90 vượt trội cỗ xe tăng Đức Leopard-2A. Ưu thế của T-90 trước Leopard-2A rõ ràng hơn khi tính đến các yêu tố như cự lý bắn (5.000m, còn Leopard-2A chỉ 3.000m).

Về sự cơ động, Leopard-2A hơn hẳn T-90. Ngoài ra, Leopard-2A chỉ mất 15 phút để thay động cơ, trong khi đó, T-90 phải mất khoảng 6 giờ.

Bên cạnh đó, cần phải tính đến yếu tố giá thành. Theo các chuyên gia quân sự Nga, giá của T-90 rẻ hơn Leopard-2A 2 lần.

Như vậy, ở thời điểm này, có thể đánh giá, T-90 có nhiều điểm ưu hơn so với Leopard-2A.


Thứ Sáu, 15 tháng 4, 2011

>> Đài Loan dùng đường cao tốc thay đường băng



[BDV news] Không quân Đài Loan đã tiến hành một cuộc tập trận với kịch bản cất và hạ cánh trên đường cao tốc.

6 máy bay chiến đấu F-16 đã lần lượt thực hiện cất và hạ cánh trên đường cao tốc trước sự chứng kiến của rất đông thường dân.

Một đại diện của Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết: “Trong kịch bản tập trận lần này, các căn cứ của không quân Đài Loan đã bị hư hại nặng trước các cuộc tấn công bằng tên lửa của đối phương, khiến các máy bay chiến đấu của không thể cất và hạ cánh.

Do đó, chúng tôi cần chuẩn bị trước cho việc sử dụng các đoạn đường cao tốc làm đường băng khẩn cấp, thử nghiệm khả năng giải phóng đoạn đường, thiết lập mạng lưới hỗ trợ các hoạt động cất và hạ cánh”.

Cuộc tập trận bắt đầu lúc 7h26 phút (giờ địa phương) trong điều kiện sương mù nặng.

Hai máy bay tiêm kích phòng thủ nội địa AIDC F-CK-1 Ching-kuo, 2 chiếc F-16A/B, cùng với 2 chiếc Mirage-2000 đã thực hiện các bài tập cất hạ cánh trên một đoạn đường cao tốc dài 2,7km, thuộc xa lộ số 1 trong khu vực Đài Nam.

Cuộc tập trận có sự tham gia của hơn 1.300 thành viên đến từ các đơn vị vũ trang khác nhau.

Để đảm bảo các máy bay có thể cất hạ cánh an toàn trên đường cao tốc, một số lượng lớn binh sĩ đã được huy động để dọn sạch các hòn đá nhỏ và các dị vật khác trên đường cao tốc, có thể ảnh hưởng tới việc cất, hạ cánh.



Một chiếc F-16 đang hạ cánh trên đường cao tốc trước sự chứng kiến của rất nhiều thường dân.


Một số xe ô tô được huy động để chạy dọc đoạn đường, sử dụng các loa truyền thanh tần số cao để xua đuổi các loại chim ra khỏi khu vực này. Tránh tình trạng chim bị hút vào động cơ máy bay.

Trong khi các máy bay chiến đấu đang tiến hành cất hạ cánh trên đường cao tốc, một chiếc trực thăng trinh sát OH-58 D tiến hành giám sát các hoạt động trong khu vực.

Một chiếc trực thăng tấn công AH-1W Super Cobra tiến hành các hoạt động bảo vệ cho trực thăng vận tải CH-47 Chinook vận chuyển tên lửa và bom tiếp tế cho các máy bay chiến đấu.

Khi 6 chiếc máy bay chiến đấu hạ cánh xuống đường cao tốc, lực lượng hỗ trợ dưới mặt đất sẽ thực hiện các công tác. Kiểm tra lại các chỉ số an toàn cho máy bay, tái nạp nhiên liệu, tên lửa và bom. Tất cả công việc được hoàn thành trong vòng 1 giờ đồng hồ.


Binh sĩ Đài Loan dọn dẹp đường cao tốc trước khi máy bay cất, hạ cánh.


Mỗi chiếc AIDC F-CK-1 Ching-kuo được gắn 6 quả bom MK-82, trong khi mỗi chiếc F-16 được được trang bị tên lửa AGM-65 Maverick và tên lửa chống tàu AGM-84 Harpoon, những chiếc Mirage-2000 được trang bị các tên lửa đối không Mica.

Cuộc tập trận cất hạ cánh trên đường cao tốc là một phần trong kế hoạch tập trận thường niên mang tên Han Kuang 27


>> Cam Ranh – đệ nhất quân cảng



[Bee news]  Trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, vịnh Cam Ranh luôn giữ vai trò là một quân cảng quan trọng bậc nhất. Hội tụ đầy đủ những ưu thế mang tầm chiến lược về địa lý, hàng hải cũng như vị thế lịch sử quan trọng, Cam Ranh ngày nay luôn thu hút sự quan tâm đặc biệt không chỉ của giới quân sự mà cả các nhà đầu tư quốc tế.

Gần đây, khi Việt Nam chuẩn bị xây dựng trung tâm cảng dịch vụ tại vịnh Cam Ranh nhằm tăng cường tác dụng của khu vực này trong việc đảm bảo an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế xã hội, người ta lại càng thấy quý giá hơn những gì Cam Ranh đã, đang và sẽ mang lại cho đất nước…

Ai làm chủ được Cam Ranh, người ấy sẽ làm chủ được biển Đông
Vịnh Cam Ranh nằm trên tọa độ 11 độ kinh Đông, 12,10 độ vĩ Bắc, thuộc tỉnh Khánh Hòa, có vị trí địa - chính trị chiến lược quan trọng trên các tuyến hàng hải quốc tế Singapore, Hồng Kông, Thượng Hải, Yokohama. Được hình thành từ hai nhánh núi bao bọc, vịnh Cam Ranh có chiều rộng trung bình 12-13km, độ sâu từ 18-32m, có diện tích hơn 60km2 và cách đường hàng hải quốc tế khoảng 1 giờ tàu biển. Điều kiện thủy văn, địa chất rất thuận lợi, thủy triều trong vịnh khá đều đặn, tương đối đúng giờ. Đáy vịnh bằng phẳng, chủ yếu là cát phù sa khá chắc. Ngoài cửa vịnh có các đảo và cù lao chắn gió nên vịnh lặng sóng, thuận tiện cho thuyền neo đậu, tàu có trọng tải 100.000 tấn ra vào dễ dàng.




Toàn cảnh vịnh Cam Ranh nhìn từ trên cao


Nhiều nhà chiến lược phương Tây đã đánh giá Cam Ranh là một “pháo đài tự nhiên lý tưởng”, “một đồn phòng vệ của Thái Bình Dương”. Cửa vào cảng vịnh Cam Ranh hẹp bé, khó tiến công, dễ phòng thủ, địa thế hiểm yếu, không chế được hoàn toàn khu vực Biển Đông và là khu phòng thủ trọng yếu chiến lược trấn giữ giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Tạp chí Hải quân Mỹ Proceedings số tháng 10/1991 có viết: “Đối với hải quân Mỹ, Nga hay Trung Quốc, ai làm chủ được Cam Ranh, sẽ làm chủ được “trò chơi mèo vờn chuột” ở vùng biển Đông Nam Á và biển Đông”.

Từ xa xưa, các nhà quân sự đã nhận thấy tầm quan trọng chiến lược của vịnh Cam Ranh. Tại đây hội tụ đầy đủ các yếu tố thuận lợi để xây dựng Cam Ranh thành một căn cứ quân sự lớn trong khu vực.

Trong cuộc chiến tranh Nga-Nhật năm 1905, sau khi hạm đội Viễn Đông bị Nhật Bản đánh tan, các tàu của hạm đội Bantich của Nga hoàng Nicolas đệ II do Đô đốc Zinovy Rozhestvensky chỉ huy vượt qua hành trình trên 16.628 hải lý đến Viễn Đông đã ghé vào vịnh Cam Ranh ngày 12/4/1905 để sửa chữa, tiếp nhiên liệu, lương thực, nước ngọt và than suốt một tháng trước khi tham gia trận đánh tại eo biển Tsushima nằm giữa Triều Tiên và Nhật Bản.

Sau chiến tranh Nga - Nhật lo sợ trước âm mưu tranh giành thuộc địa của Nhật Bản ở Viễn Đông và Thái Bình Dương, năm 1911, Chính phủ Pháp đã cử Đại úy hải quân Filiommeus chỉ huy xây dựng một quân cảng ở Cam Ranh thành một căn cứ hải quân lớn trong kế hoạch “phòng thủ chung” ở Đông Dương và xây dựng nhiều căn cứ quân sự khác trên đảo Cam Ranh hòng đối phó với cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Nhưng ngày 15/9/1940, Nhật gửi tối hậu thư đòi kiểm soát các căn cứ hải quân, trong đó có cảng và vịnh Cam Ranh. Năm 1942, Nhật chiếm cảng Cam Ranh, đồng thời xây dựng thêm sân bay làm bàn đạp chính để đánh chiếm Malaysia và các thuộc địa của Anh, Mỹ ở Thái Bình Dương.

Trong chiến tranh Việt Nam, Cam Ranh là một căn cứ quan trọng nhất của quân đội Mỹ và Chính quyền Sài Gòn. Năm 1965, Mỹ quyết định xây dựng Cam Ranh thành căn cứ quân sự liên hợp hải - lục- không quân và khu hậu cần lớn nhất Đông Nam Á để làm căn cứ tiếp liệu, khí tài quân sự và binh sĩ cho chiến tranh Việt Nam, đồng thời khống chế hành lang phía Tây Thái Bình Dương. Tại đây, Mỹ đã xây dựng căn cứ không quân gồm một sân bay với hai đường băng có chiều dài hơn 3.000m dùng cho máy bay hiện đại kể cả B52, một sân bay dùng cho trực thăng và hệ thống đường sá với tổng chiều dài 260km.

Tháng 3/1967, chính quyền Thiệu - Kỳ đã ký hiệp định bán đứng vùng bán đảo và vịnh Cam Ranh cho Mỹ 99 năm, bao gồm một vùng rộng lớn với diện tích 260km2 và Mỹ đã biến Cam Ranh thành căn cứ hải quân lớn nhất Đông Nam Á. Vịnh Cam Ranh trở thành trung tâm chỉ huy cho các hoạt động tuần tra trên không của hải quân Mỹ để giám sát chiến dịch “Market Time”, nhằm ngăn chặn Quân giải phóng Miền Nam Việt Nam.


Quân cảng Cam Ranh thời chiến tranh Việt Nam


Căn cứ Cam Ranh trở thành địa điểm chính sửa chữa tàu biển và cung cấp đạn dược, hậu cần cho hải quân, bao gồm cả cho tàu khu trục và tàu đổ bộ của hạm đội 7, Mỹ. Năm 1968, quân số của quân đội Mỹ và các lực lượng chư hầu ở Cam Ranh lên tới 30.000 quân (20.000 quân Mỹ và 10.000 quân của các nước chư hầu). Ở khu vực này còn xây dựng hệ thống kho tàng hậu cần và hệ thống tên lửa phòng không. Đặc biệt tại đây, quân đội Mỹ lần đầu tiên sử dụng cá heo được huấn luyện để bảo vệ cảng Cam Ranh.

Cam Ranh thời bình – căn cứ địa bảo vệ và xây dựng đất nước
Từ năm 1979, theo hiệp định ký kết giữa Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên Xô, cảng Cam Ranh được dùng làm căn cứ hậu cần, tên gọi đầy đủ là Điểm cung cấp vật liệu - kỹ thuật số 922 (PMTO) của hạm đội Thái Bình Dương với diện tích khoảng 100km2 trong thời hạn 25 năm, phục vụ một đơn vị thường trực chiến đấu mang tên Liên đội tàu chiến số 17 của Hạm đội Thái Bình Dương.

Hải quân Liên Xô đã xây dựng thêm tại Cam Ranh 5 cầu tàu, 2 bãi chứa tàu lên cạn để bảo trì và sửa chữa; xây dựng thêm cơ sở tàu ngầm, kho chứa dầu, nhà máy điện, doanh trại; nâng cấp, kéo dài đường băng của sân bay, và một trung tâm trinh sát điện tử hiện đại.

Đơn vị đầu tiên của hải quân Liên Xô gồm 54 người đến triển khai trên bán đảo Cam Ranh vào tháng 4/1980. Ba năm sau, cả một hải đoàn cơ động của Hạm đội Thái Bình Dương đã được bố trí ở đây trong đó có các tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa hành trình chống hạm Project 670, 675, 675M; tàu ngầm nguyên tử chống tàu ngầm chiến lược Project 659, 671; tàu ngầm điện - diezei tiến công thông thường Project 641; Lữ đoàn tàu chiến đấu mặt nước số 119 (trang bị tuần dương mang tên lửa Project 1134, tàu khu trục tên lửa 956 và tàu hộ vệ tên lửa Project 1234).

Thời gian cao điểm năm 1986, quân số cao nhất lên tới 6.000 quân nhân và kỹ sư, công nhân Liên Xô/Nga làm việc tại đây. Liên Xô đã xây dựng ở đây khoảng 30 công trình bảo đảm. Như vậy, Cam Ranh trở thành căn cứ hậu cần lớn nhất của Hải quân Liên Xô ở nước ngoài, làm đối trọng với căn cứ quân ở hải ngoại lớn nhất của Mỹ tại Subic, Philippines.

Vào năm 2001, chính phủ hai nước Việt Nam và Liên bang Nga đã nhất trí chấm dứt sớm thỏa thuận ký năm 1979 trước 2 năm và ngày 4/5/2002, Đại tá chỉ huy trưởng Eryomin là người cuối cùng rời Cam Ranh, chấm dứt giai đoạn hiện diện của các lực lượng quân sự nước ngoài tại cảng Cam Ranh.

Sau khi Nga quyết định rút khỏi Cam Ranh, Bộ Ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam đã ra tuyên bố: Quan điểm của Việt Nam về việc sử dụng cảng Cam Ranh trong tương lai là sẽ không hợp tác bất cứ nước nào để sử dụng Cam Ranh vào mục đích quân sự. Việt Nam sẽ khai thác có hiệu quả nhất những tiềm năng và lợi thế của Cam Ranh phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Để khẳng định lại quan điểm nhất quán của Việt Nam, ngày 30/10/2010, tại cuộc họp báo kết thúc Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 17 và các hội nghị cấp cao liên quan, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thông báo: Việt Nam đã quyết định sẽ tự mình xây dựng cảng Cam Ranh bằng nguồn lực của chính mình. Cảng này sẽ trở thành càng dịch vụ tổng hợp, đảm bảo phục vụ Lực lượng Hải quân của Quân đội Nhân dân Việt Nam và “Việt Nam sẵn sàng cung cấp dịch vụ cho tàu hải quân của tất cả các quốc gia, kể cả tàu ngầm, khi họ yêu cầu. Việt Nam sẽ cung cấp các dịch vụ như nhiều các quốc gia khác đã làm và theo cơ chế thị trường. Việt Nam đang xem xét ký hợp đồng thuê doanh nghiệp có khả năng, trình độ kỹ thuật cao, có kinh nghiệm, chuyên ngành của Nga để tư vấn giúp Việt Nam xây dựng trung tâm cảng dịch vụ này”.

Tuyên bố xây dựng một trung tâm dịch vụ hậu cần kỹ thuật tại Cam Ranh có một ý nghĩa rất to lớn đối với quốc phòng – an ninh và phát triển kinh tế xã hội, du lịch của Cam Ranh, đồng thời thu hút sự quan tâm lớn của cộng đồng quốc tế. Quyết định này thể hiện quan điểm độc lập tự chủ, tính nhất quán của Việt Nam về tương lai của cảng Cam Ranh, về đường lối đối ngoại quốc phòng của Việt Nam phù hợp với quan điểm “ba không” trong quốc phòng, trong đó có không cho bất cứ nước nào vào đặt căn cứ quân sự tại Việt Nam, và là biểu hiện sinh động đường lối phát triển kinh tế gắn liền với quốc phòng an ninh của Đảng ta.

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đã tuyên bố: “Đây là căn cứ làm dịch vụ hậu cần kỹ thuật cho tất cả các nước trên thế giới, với tinh thần bình đẳng… Đồng thời nó không phải là một căn cứ quân sự nước ngoài, hay là cho nước ngoài thuê để làm căn cứ hậu cần kỹ thuật”. Bằng việc cho tàu của tất cả các nước tiếp cận với Cam Ranh, Việt Nam một mặt đã khẳng định chủ quyền của mình, mặt khác đã nối dài cách tiếp cận đa phương hóa trong việc sử dụng Cam Ranh và bảo đảm quyền tự do hàng hải trên biển Đông.

Giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia về Việt Nam và Châu Á tại Học viện Quốc phòng Australia đã đánh giá cao Quyết định của Việt Nam khi cho rằng, hiện nay nhiều nước quan tâm đến địa điểm và quyền tiếp cận hơn là thiết lập căn cứ. Việc mở cửa vịnh Cam Ranh cho lực lượng Hải quân nước ngoài là một ngón đòn “bậc thầy” trong chính sách đối ngoại “đa phương” của Việt Nam.

Khi Trung tâm Cảng dịch vụ hậu cần kỹ thuật đi vào hoạt động. Các tàu nước ngoài sẽ được đảm bảo các dịch vụ như tiếp nhiên liệu và các nhu cầu yếu phẩm khác, bảo dưỡng, sửa chữa, thủy thủ đoàn nghỉ ngơi. Nguồn tài chính từ những dịch vụ này sẽ giúp chúng ta bù lại những chi phí cho hoạt động cả dân sự và quân sự. Một mặt là cơ hội để chúng ta nghiên cứu, học hỏi và tiếp cận những công nghệ đóng tàu hiện đại của thế giới, mặt khác chúng ta bớt lãng phí về năng lực. Chúng ta có quyền hy vọng Cam Ranh có thể trở thành một trong những cảng dịch vụ tốt nhất trong khu vực trong những năm tới.



>> Nga muốn trở lại ngôi vua chinh phục vũ trụ



[BDV news] Nga đang vạch ra nhiều dự án và kế hoạch nhằm giành lại vị trí quán quân trong thăm dò vũ trụ đã tuột vào tay Mỹ thời gian qua.

50 năm trước, chuyến bay đầu tiên vào vũ trụ của Yuri Gagarin, ngày 12/4/1961, đã khẳng định vị thế hàng đầu của Liên Xô trong cuộc chạy đua vũ trụ, khởi đầu từ vụ phóng tầu Sputnik (1957).

Người Mỹ phải mất 8 năm mới đuổi kịp và vượt người Nga khi họ đưa người lên mặt trăng năm 1969. Trong thập niên 1970 người Nga giành lại vị trí dẫn đầu bằng việc xây dựng trạm vũ trụ có người điều khiển đầu tiên trên quỹ đạo và phóng các tầu thăm dò đầu tiên đến các hành tinh sao Kim và sao Hỏa.

Trạm Hòa bình (Mir) của Nga, hoạt động từ năm 1986 đến 2001, là trạm vũ trụ có người điều khiển đầu tiên và duy nhất trên thế giới cho đến năm 1998.



Trạm vũ trụ Mir, một trong những đỉnh cao chinh phục vũ trụ của Nga.


Không cam chịu là "người lái đò vũ trụ"
Sau khi Liên Xô tan rã vào năm 1991, do thiếu tiền nên Nga đã “nhường” quyền lãnh đạo không gian cho Mỹ và Mỹ ký séch cho Nga xây dựng các thành phần đầu tiên của Trạm ISS, trong đó có module Zarya.

Kỹ thuật và kinh nghiệm xây dựng và điều khiển các trạm vũ trụ của Nga rất quan trọng đối với việc xây dựng trạm ISS, mà thành phần cốt lõi được thiết kế trên cơ sở dự án Mir-2 Nga bị bỏ dở vì thiếu tài chính.

Nga đã phải cắt xén mạnh chương trình nghiên cứu vũ trụ của mình khi ngân sách duyệt chi giảm xuống còn 300 triệu USD vào năm 2002 – chỉ đủ đưa các phi hành gia và đồ tiếp tế lên ISS. Nga bắt buộc phải tổ chức dịch vụ du lịch vũ trụ cho các khách du lịch nhiều tiền.


Tàu Soyuz TMA-21 rời bệ phóng sáng ngày 5/4/2011.


Thời hậu chiến tranh Lạnh, hợp tác quốc tế về vũ trụ thay thế cho xu thế đối đầu, chạy đua. Năm 2011 chứng kiến những lợi thế về vũ trụ của Nga được vun đắp từ nhiều thế kỷ trước. Thể hiện ở tàu không gian Soyuz phương tiện tin cậy dùng để đưa các nhà du hành vũ trụ thế giới đến trạm ISS.

Cơ quan Hàng không và vũ trụ quốc gia Mỹ (NASA) phải nhờ cậy vào Nga để đưa người vào vũ trụ, sau tai nạn Colombia năm 2003. Trước đó, năm 1986, tàu con thoi Challenger nổ sau khi phóng 73 giây.

Theo hợp đồng giữa NASA và Roscosmos, Mỹ sẽ trả cho Nga tổng cộng 1,2 tỷ USD để dùng Soyuz đưa các nhà du hành vũ trụ Mỹ trong thời gian từ 2012 đến năm 2015.

Nga quyết tâm trong những năm tới giành càng nhiều càng tốt lợi phần trong ngành dịch vụ thương mại vũ trụ quốc tế. Thủ tướng Putin kêu gọi nâng tỷ lệ phóng hằng năm của Nga từ 40% lên 50% trong tương lai gần.

Trong cuộc họp gữa chính phủ với cơ quan vũ trụ để chuẩn bị lễ kỷ niệm chuyến bay mở đường của Gagarin, Thủ tướng Putin nói: “Nga không được bó mình vào vai trò “người đưa đò” vũ trụ. Chúng ta cần tăng cường sự hiển diện của mình trong thị trường vũ trụ toàn cầu… hiện có tổng giá trị khoảng 200 tỷ USD”.

Các kế hoạch lớn và táo bạo
Thủ tướng Putin cũng công bố một chương trình đầy tham vọng nhằm đẩy mạnh nỗ lực chinh phuc vũ trụ đến năm 2030.

Bất chấp tổn thất 3 vệ tinh định vị toàn cầu trong vụ nổ tên lửa năm ngoái , Nga quyết tâm hoàn thành việc triển khai hệ thống định vị toàn cầu Glonass của riêng mình trong năm 2011.


Do vấn đề ngân sách mà việc phóng thử tên lửa mới bị hoãn lại đến 2013.


Năm 2012, Nga sẽ tham gia chương trình thám hiểm mặt trăng Chandrayaan-2 của Ấn Độ, trong đó Nga chế tạo khoang đổ bộ mặt đất và xe thăm dò mặt trăng.

Năm 2013, Nga sẽ phóng loại tên lửa mới có tên Angara, với hai cấu hình. Đến năm 2015, Nga sẽ phóng thử loại tàu thế hệ mới, trước tiên là loại Rus-M.

Năm 2016 một sân bay vũ trụ đầu tiên tại Viến Đông, Vostochny, sẽ được đưa vào sử dụng. Khi đó, toàn bộ các cuộc phóng tầu vũ trụ sẽ chuyển về sân bay này, thay cho sân bay Baikonur, hiện đang phải thuê của Kazakhstan.

Ngoài ra, Nga đang phát triển hệ thống tên lửa đẩy bằng năng lượng hạt nhân cho tương lai để phục vụ cho các chuyến thăm dò giữa các hành tinh, một dự án mà theo Thủ tướng Putin thì “ưu tiên cho Nga là không thể tranh cãi”.


Mô hình động cơ tên lửa đẩy vũ trụ chạy bằng năng lượng hạt nhân của Nga


Roscosmos có kế hoạch bắt đầu các chuyến bay có người lái đến mặt trăng vào cuối thập niên này và xây dựng một căn cứ trên mặt trăng vào năm 2030.

Căn cứ này sẽ gửi về trái đất helium-3, một nguồn năng lượng quý giá, đồng thời sẽ đóng vai trò là tiền đồn cho một chuyến bay có người lái tới sao Hỏa, dự kiến một thập niên sau đó. Các chuyến bay đến mặt trăng và sao Hỏa có thể là các dự án quốc tế.

Để kế hoạch “đi đến nơi, về đến chốn”, ngân sách giành cho nghiên cứu vũ trụ của Nga năm 2011 sẽ vào khoảng 3,8 tỷ USD, bằng một phần so với ngân sách dự chi của Mỹ giành cho NASA, 18,7 tỷ USD.

Tuy nhiên, số tiền này gấp đôi ngân sách của 10 năm trước và theo Putin, “đủ để đưa ra các mục tiêu chiến lược, thực hiện các dự án đầy tham vọng, và đặt nền móng cho tương lai".



>> 'Đột nhập' căn cứ Không quân Hải quân Nga (kỳ 1)



[BDV news] Trung đoàn Không quân Hải quân tiêm kích số 279 thuộc Hạm đội Bắc Hải còn được biết đến với cái tên “Người hùng của Hạm đội Bắc Hải”.

Đơn vị này được thành lập ngày 15/09/1973 tại Sân bay Saki, thành phố Crimea (Ukraine). Đến năm 1976, Trung đoàn được chuyển về sân bay Severomorsk-3.

Trong hơn 30 năm phục vụ, Trung đoàn đã hai lần được tặng thưởng danh hiệu anh hùng bảo vệ nước Nga.

Trung đoàn 279 từng tham gia các cuộc tập trận như "Phương Tây-81", "Shield-82", hoàn thành 14 nhiệm vụ quân sự, quan trọng nhất đó là nhiệm vụ ở Đại Tây Dương và Địa Trung Hải trên tàu sân bay "Đô đốc Kuznetsov" vào các năm 1990, năm 2004-2005.



Phù hiệu của Trung đoàn Không quân Hải quân tiêm kích số 279 thuộc Hạm đội Bắc Hải.


Các phi công của đơn vị được công nhận là có khả năng thực hiện các cuộc tấn công mục tiêu trên không ở tầm ngắn rất tốt. Trong các tình huống khó khăn và nguy hiểm nhất, các phi công thuộc Trung đoàn 279 đều làm chủ được tình hình.

Tuy nhiên, để đạt được những thành tích trong suốt những năm qua, đã có 11 phi công của trung đoàn hy sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Trong đó, có cả người chỉ huy đầu tiên của Trung đoàn, Đại tá Teoctist Matkovsky.

Đại tá Teoctist Matkovsky là phi công trong số những phi công tài giỏi thời Liên Xô, được đánh giá là một người có kinh nghiệm chiến đấu và điều khiển máy bay. Ngày 15/04/1977, trong khi điều khiển máy bay MiG-21U, một sự cố kỹ thuật xảy ra khiến máy bay gặp nạn, Đại tá Teoctist Matkovsky hy sinh. Ngay sau đó, ông được phong là Anh hùng Liên Xô. Hiện tại, chỉ huy Trung đoàn là Đại tá Đại tá Igor Matkovsky, ông là con trai của Anh hùng Teoctist Matkovsky (người chỉ huy đầu tiên của Trung đoàn). Vào tháng 5/2010, ông được Tổng thống Nga ký nghị định sắc phong ông là Anh hùng Liên bang Nga.
Trang bị chính của Trung đoàn 279 là máy bay tiêm kích Su-33 và máy bay huấn luyện phi công hạ cánh trên boong tàu sân bay Admiral Kuznetsov Su-25UTG. Ngoài ra, Trung đoàn còn được trang bị máy bay chiến đấu Su-27UB, Yak-38 và Yak-38U.

Phần lớn số máy bay này được đưa vào biên chế từ giai đoạn 1993 – 1998. Theo dự kiến, đến năm 2012 Trung đoàn sẽ tiếp nhận máy bay tiêm kích-ném bom mới Mig-29K.

Máy bay chiến đấu Su-33
Su-33 là máy bay tiêm kích đa năng được biên chế cho các lực lượng Không quân và Hải quân Nga, trong đó Trung đoàn không quân hải quân tiêm kích số 279 thuộc Hạm đội Bắc Hải là đơn vị đầu tiên được biên chế loại máy bay này.

Đây là loại máy bay tấn công hiện đại và là phương tiện chiến đấu chủ lực của quân đội Nga.


Máy bay tiêm kích Su-33 trang bị cho Trung đoàn 279 thuộc Hạm đội Bắc Hải.


Đầu năm 2000, Hạm đội Bắc Hải của Nga được biên chế 36 máy bay Su-33 trên tàu "Đô đốc Kuznetsov".

Hiện nay, để giải quyết các vấn đề trên không Su-33 có thể được coi là máy bay tiêm kích tốt nhất thế giới dựa trên những tính năng nổi trội.

Su-33 được đánh giá có khả năng tấn công tốt hơn máy bay tiêm kích F/A-18C/D trên tàu sân bay của Hải quân Mỹ. Máy bay được trang bị radar hiện đại, tên lửa không-đối-không tầm xa AIM-54 Phoenix.

Việc nâng cao tính năng và hiện đại hoá máy bay chiến đấu đa năng Su-33 được coi là 1 trong 5 ưu tiên hàng đầu trong việc phát triển Lực lượng Không quân Hải quân Nga trong những năm tới.

Máy bay chiến đấu Su-27UB
Su-27UB là biến thể cải tiến của máy bay chiến đấu siêu âm Su-27. Máy bay do hãng Sukhoi nghiên cứu và chế tạo.

Su-27UB thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1985. Từ năm 1986-1998 Bộ quốc phòng Nga đã đặt hàng chế tạo hơn 120 máy bay biên chế cho các lực lượng.

Đối với việc chế tạo máy bay xuất khẩu, hãng đã phát triển một biến thể chỉ dành cho xuất khẩu là Su-27UBK.

Ngày 13/9/1987, Su-27 đã chứng minh khả năng tuyệt vời của nó khi bắn hạ máy bay do thám P-3B Orion của Na Uy theo dõi hoạt động quân sự của các hạm đội Nga ở khu vực biển Barent.


Máy bay chiến đấu Su-27UB.


Su-27 có hệ thống kiểm soát vũ khí cũng như chuyển hướng bay khá phức tạp, và là máy bay thiết kế 2 chỗ ngồi, do đó máy bay này còn được dùng cho nhiệm vụ tạo bay và chiến đấu.

Sự khác biệt chính của Su-27 là việc tổ chức của buồng lái hai chỗ ngồi dọc. Máy bay có trọng lượng rỗng 17.500 kg, trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 30.500 kg. Máy bay SU-27UB sử dụng hai động cơ phản lực AL-31F.

Vũ khí trên máy bay gồm pháo và tên lửa, súng máy GSH-301 30 mm với 150 viên đạn. Máy bay có thể trang bị 6 tên lửa không - đối - không tầm trung và tên lửa các loại như P-27ER1, R-27ET1, P-và R-27ETE 27ERE…

Máy bay Su-25UTG
Máy bay huấn luyện và chiến đấu Su-25UTG do hãng Sukhoi nghiên cứu và phát triển, nó là sản phẩm kế thừa của dự án phát triển máy bay Su-28 bị đình hoãn.

Năm 1988, máy bay bay thử nghiệm lần đầu tiên, đây là máy bay huấn luyện hiện đại và hiệu quả nhất của Nga.

Năm 1990 máy bay được trang bị cho Trung đoàn 279 của Hạm đội Bắc Hải Nga và bố trí trên tàu sân bay "Đô đốc Kuznetsov".

Su-25UTG được thiết kế để huấn luyện phi công kỹ thuật cất cánh và hạ cánh, ngắn cất cánh tại đường băng ngắn, nghiêng dốc, và đường băng không bằng phẳng.


Máy bay huấn luyện và chiến đấu Su-25UTG.


Đặc điểm chính của Su-25UTG không khác biệt so với máy bay đào tạo chiến đấu của Su-25UB.

Máy bay có chiều dài 15,53m, chiều cao là 5,2m, trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 17.600 kg. Máy bay được tích hợp 2 động cơ phản lực R-95SH, máy bay có thể đạt tốc độ tối đa 1000 km/h, trần bay thực tế của Su-25UTG là 7 km.

Máy bay tiêm kích phản lực thế hệ thứ 4 Mig-29K
Mig-29K là một loại máy bay tiêm kích phản lực thế hệ thứ 4 do Phòng thiết kế Mikoyan của Nga thiết kế và chế tạo, bắt đầu đi vào hoạt động trong Không quân Liên Xô từ năm 1983, và tiếp tục được sử dụng bởi Không quân Nga cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới.

MiG-29 được thiết kế để đối đầu với những loại máy bay tiêm kích mới của Mỹ như F-16 Fighting Falcon, và F/A-18 Hornet.

Tới nay, đã có khoảng 1.600 chiếc được sản xuất, 900 chiếc trong số đó để xuất khẩu. Một chiếc MiG–29 từng được Nga rao bán với giá 40 triệu USD/chiếc.

MiG-29 được xuất khẩu cho Algeria, Bangladesh, Bulgaria, Cuba, Cộng hòa Séc, Eritrea, Cộng hòa Dân chủ Đức, Hungary, Ấn Độ, Iran, Iraq, Malaysia, Myanmar, Triều Tiên, Peru, Ba Lan, Romania, Serbia, Slovakia, Syria, và Yemen. Các nước thuộc Liên Xô trước đây như Belarus, Kazakhstan, Moldova, Turkmenistan, Ukraine, và Uzbekistan…


Mig-29K là một loại máy bay tiêm kích phản lực thế hệ thứ 4 của Nga.


Biến thể nguyên gốc của MiG-29K với hệ thống điện tử cải tiến chỉ dành cho Lực lượng vũ trang Nga. Máy bay được trang bị vũ khí cho MiG-29 bao gồm một pháo đơn 30 mm GSh-30 với 100 viên đạn.

Ngoài ra, máy bay còn được trang bị, tên lửa không - đối - không tầm ngắn R-73 (AA-11 "Archer"), tên lửa R-60 (AA-8 "Aphid").

MiG-29B nguyên bản có thể mang bom thông thường và tên lửa không điều khiển. Những phiên bản nâng cấp có khả năng mang được bom dẫn hướng bằng laser và bom dẫn hướng quang học, cũng như tên lửa không đối đất và không đối biển.



>> Nga Brazil hợp tác cạnh tranh với Hummer



[BDV news] Nga và Brazil đang tiến hành hội đàm để thành lập liên doanh sản xuất xe bọc thép cho lực lượng cảnh sát của đôi bên.

Mẫu xe bọc thép mới sẽ được phát triển dựa trên cơ sở của loại xe bọc thép GAZ-2330 Tigr của công ty máy móc thiết bị Arzamas (Nga). Công ty này đang tham gia triển lãm Hàng không quốc phòng LAAD diễn ra tại Rio de Janeiro Brazil từ ngày 12-15/4/2011.

Một đại diện của công ty xuất khẩu vũ khí nhà nước Nga Rosoboronexport cho biết: “Cấp giấy phép, xây dựng các cơ sở sản xuất là lắp ráp xe bọc thép một động cơ là một trong những cơ sở quan trọng để tăng cường hợp tác giữa Nga và Brazil cũng như các nước Mỹ Latinh”

Đôi nét về xe bọc thép GAZ-2330 Tigr của Nga:




GAZ-2330 có khả năng cơ động rất cao trên mọi địa hình.


GAZ-2330 Tigr là một đại diện cho dòng xe SUV (sport utility vehicle), xe thể thao tiện ích. Xe được thiết kế với mục đích phục vụ cho các hoạt động quân sự và bán quân sự, đặc biệt hữu ích trong các hoạt động của lực lượng cảnh sát cơ động.

Xe được thiết kế theo tiêu chuẩn phương Tây, được đánh giá là một đối thủ đáng gờm của dòng xe Hummer của Mỹ.

GAZ-2330 Tigr được trang bị động cơ diesel tăng áp mạnh mẽ, làm mát bằng không khí, động cơ 6 xy lanh, dung tích 5.9 lít, công suất 212 mã lực, mô men xoắn cực đại 5500 vòng/phút. Hộp số sàn 5 số, 4 số tiến và 1 số lùi.

Hệ thống treo thanh xoắn kết hợp thủy lực, hệ thống treo có khả năng điều chỉnh độ cao của gầm xe, giúp xe hoạt động hiệu quả trên các địa hình ghồ ghề cũng như làm giảm độ dằn khi hoạt động trên các địa hình xấu.

GAZ-2330 Tigr có khả năng việt dã rất cao, xe có thể đạt tốc độ 80km/h trên đường ghồ ghề, 140km/h trên đường nhựa. Xe có khả năng lội nước sâu 1,2m. Lốp xe có hệ thống điều chỉnh áp suất tùy thuộc vào địa hình hoạt động.

Xe được bọc thép tốt, cấp độ 3, có khả năng chịu được mảnh bom, mảnh đạn pháo, lựu đạn, mìn tự tạo IED và vũ khí cá nhân. Khả năng hoạt động rất hiệu quả trong điều kiện khắc nghiệt, theo đúng trường phái của các loại xe cơ giới khác của Nga.

Xe được vũ trang một súng máy 7,62mm hoặc súng phóng lựu AGS-17 30mm tùy phiên bản, hoặc theo yêu cầu của khách hàng.

Thông số cơ bản: Dài 5,7m, rộng 2,4m, cao 2,4m, trọng lượng 7.200kg, tầm hoạt động 1.000km, kíp lái 2 người cùng 10 binh sĩ với đầy đủ trang bị.

Tại triển lãm ô tô quốc tế Moscow "MIMS-2002", GAZ-2330 Tigr được vinh danh một loạt các phần thưởng khác nhau, trong đó có các đề cử "ô tô đặc biệt tốt nhất".

Dưới đây là một số hình ảnh về GAZ-2330 Tigr:


Cửa lên phía sau của GAZ-2330.


Thủ tướng Nga Putin đang kiểm tra xe GAZ-2330.


Vũ khí của GAZ-2330 thay đổi tùy theo phiên bản và yêu cầu của khách hàng.



>> Quan hệ đồng minh Mỹ - Pakistan đến hồi kết?



[BDV news] Ngày 11/4, Pakistan đã yêu cầu Mỹ cắt giảm mạnh số nhân viên CIA và đặc vụ hoạt động ở nước này.

Đồng thời, Islamabad đòi Mỹ chấm dứt các cuộc không kích bằng máy bay không người lái.

AFP dẫn lời một quan chức Pakistan cho biết chính Tổng tư lệnh Quân đội Pakistan Ashfaq Kayani đã đưa ra đề nghị trên.

Cụ thể, ông Kayani yêu cầu Mỹ cắt giảm 25-40% số binh sĩ thuộc Lực lượng Chiến dịch Đặc biệt Mỹ, hiện làm nhiệm vụ huấn luyện tại vùng tây bắc Pakistan, vốn là địa bàn hoạt động của Taliban và Al Qaeda.

Ông Kayani đặt ra giới hạn tối đa 120 binh sĩ đặc nhiệm được phép hoạt động tại Pakistan, đồng thời yêu cầu Mỹ chấm dứt những hoạt động ngầm của CIA và các lực lượng liên quan.

Như vậy tổng số nhân viên CIA, nhân viên hợp đồng và đặc vụ Mỹ phải rời Pakistan vào khoảng 350 người.



Raymond Davis bị bắt giữ tháng 1-2011.


Quan chức Pakistan nói ông Kayani cũng muốn Mỹ chấm dứt các vụ không kích quân du kích bằng máy bay không người lá” hoặc ít nhất là giới hạn đến mức tối đa, sau khi than phiền rằng Chính quyền Obama đã để các vụ không kích loại này vượt khỏi tầm kiểm soát.

Yêu cầu trên của Pakistan được đưa ra giữa lúc Giám đốc Cơ quan Tình báo Liên ngành Pakistan (ISI), tướng Ahmed Shuja Pasha hội đàm với Giám đốc CIA Leon Panetta tại Washington.

ISI yêu cầu phía CIA cung cấp toàn bộ lý lịch, nhân thân của các nhân viên tình báo đang hoạt động tại Pakistan cũng như báo trước tất cả những vụ không kích bằng máy bay không người lái.

Tờ New York Times bình luận, đề nghị này của phía Pakistan cho thấy mối quan hệ giữa hai nước đang trên bờ vực sụp đổ, theo sau hàng loạt tranh cãi quanh vụ nhân viên CIA Raymond Davis bắn chết 2 người Pakistan tại Lahore hồi tháng 1/2011.

Ban đầu CIA không thừa nhận Davis là nhân viên CIA. Mãi đến khi Pakistan đã bắt giữ và kết tội giết người đối với Davis thì CIA mới vào cuộc, buộc Pakistan phải thả người này sau hàng loạt cuộc đàm phán bí mật.

Vụ Davis và yêu cầu mới nhất của Pakistan là bằng chứng nữa cho thấy cả chính phủ và người dân Pakistan đang mất dần kiên nhẫn với sự hiện diện của Quân đội Mỹ.

Người dân Pakistan, vốn cho rằng lực lượng an ninh Mỹ đang hoạt động tự do quá mức, lại càng giận dữ hơn trước phản ứng thờ ơ của các quan chức Mỹ trong vụ Davis.

Còn chính quyền Pakistan gần đây bắt đầu nghi ngờ rằng mục đích thực sự của Mỹ tại Pakistan là nhằm vô hiệu hóa kho vũ khí hạt nhân của nước này.

Ngược lại, CIA cũng không mấy tin tưởng ISI vì cho rằng Taliban và các nhóm Hồi giáo vũ trang hoạt động ở khu vực biên giới giáp Afghanistan chính là “sản phẩm” của ISI và được cơ quan tình báo này bí mật hỗ trợ.



Thứ Năm, 14 tháng 4, 2011

>> Mỹ, Hàn sẵn sàng 'xử lý' Triều Tiên



[BDV news] Quân đội Mỹ và Hàn Quốc sẵn sàng bảo vệ Seoul trong trường hợp Bình Nhưỡng tiếp tục các hành động khiêu khích, Tướng Walter của Mỹ cho hay.

Tướng Walter Sharp, lãnh đạo lực lượng liên quân Mỹ, Hàn khẳng định trước Thượng viện Mỹ rằng, giới chức quân sự của Washington và Seoul đang tích cực trau dồi "kỹ năng" để có thể sẵn sàng đáp trả cũng như chặn đứng mọi động thái “gây sự” của Bình Nhưỡng.

“Chúng tôi đang thảo luận đến mọi khả năng khiêu khích của Triều Tiên. Nếu Bình Nhưỡng gây hấn, Seoul sẽ lập tức đáp trả để tự vệ bởi chúng tôi đã chuẩn bị kỹ càng cho mọi phương án”, ông Walter khẳng định.

Tướng Walter cũng nhấn mạnh, những cuộc tấn công mới đây của Triều Tiên đối với Hàn Quốc cũng như sự phát triển không ngừng trong nỗ lực phát triển vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng chỉ càng khiến cho liên minh giữa Washington và Seoul thêm gắn bó.

“Sự hợp tác chặt chẽ sẽ giúp liên minh Mỹ, Hàn có thể ngăn chặn một Triều Tiên hung hăng thích gây bất ổn cho khu vực và thế giới”, ông Walter quả quyết.



Mỹ, Hàn sẵn sàng đối phó Triều Tiên. Ảnh minh họa.


Bổ sung cho bài phát biểu của Tướng Walter, Ðô đốc Robert F. Willard, Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Nhưỡng cho rằng, nỗ lực phát triển tên lửa đạn đạo và hạt nhân của Triều Tiên đang khiến quốc gia này trở thành một mối đe dọa thực sự.

“Tôi nhất trí với quan điểm rằng, Bình Nhưỡng đang trực tiếp đe dọa đến an ninh của Mỹ”, ông Willard nhấn mạnh và cho biết thêm rằng, chương trình phát triển tên lửa đạn đạo của Triều Tiên đang hướng tới khả năng tấn công mục tiêu xuyên lục địa.

Ðô đốc Willard khẳng định, cộng đồng quốc tế đang ngày càng mất kiên nhẫn với thái độ thù địch và bất thường của Triều Tiên. “Vấn đề quan trọng bây giờ là Trung Quốc cần nhận thức rõ về việc thế giới không còn có thể chịu đựng và bỏ qua cho các hành động của Triều Tiên”, ông Wilard tuyên bố.

Cũng theo quan chức này, chìa khóa để chấm dứt chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng cũng như chặn đứng nguy cơ xảy ra cuộc chạy đua hạt nhân trong khu vực là một cuộc đối thoại hiệu quả với Bắc Kinh.

Ông Willard cho rằng, các cuộc đàm phán với Trung Quốc nên tập trung làm rõ vấn đề rằng, Hàn Quốc quá chán ngán với một Triều Tiên thích gây gổ.

“Tình hình trên bán đảo Triều Tiên đã thay đổi. Seoul giờ không còn nhường nhịn mà ngậm ngùi nhìn Bình Nhưỡng khiêu khích. Cộng đồng quốc tế cũng vậy. Tất cả đều đã mất kiên nhẫn với Triều Tiên. Chính vì vậy, Trung Quốc cần nhận thức rõ điều này để gia tăng ảnh hưởng đối với Triều Tiên trước khi mọi chuyện trở nên quá muộn”, đô đốc khẳng định.


>> Indonesia và Hàn Quốc cam kết phát triển KF-X



[BDV news] Chương trình hợp tác phát triển chung máy bay tiêm kích thế hệ mới KF-X giữa Indonesia và Hàn Quốc sẽ được ký kết trong tháng 4/2011.

Hàn Quốc và Indonesia đã ký một bản dự thảo xác định danh mục các chương trình mà hai quốc gia sẽ thực hiện trong vòng 10 năm để phát triển tiêm kích KF-X.

Bản dự thảo này được ký vào ngày 13/3/2011 trong chuyến thăm Indonesia của đoàn đại biểu cấp cao quân đội Hàn Quốc.

Đây là kết quả của biên bản ghi nhớ về việc hợp tác phát triển một máy bay tiêm kích chung giữa Hàn Quốc và Indonesia vào tháng 7/2010.

Hợp đồng chính thức cho chương trình phát triển tiêm kích chung này sẽ được ký kết trong tháng 4/2011 với các điều khoản chi tiết cho việc hợp tác phát triển tiêm kích KF-X.



Hình mẫu khí động học của tiêm kích KF-X.


Theo một báo cáo cho biết, Indonesia đã đồng ý tài trợ 20% kinh phí cho chương trình. Phía Hàn Quốc sẽ tài trợ 60% kinh phí, hai chính phủ đang hy vọng rằng phần kinh phí còn lại sẽ được tài trợ bởi các nhà thầu trong và ngoài nước quan tâm đến dự án.

Tổng kinh phí cho chương trình phát triển bản thiết kế khí động học, đánh giá tính năng cùng với sản xuất nguyên mẫu thử nghiệm là 4,1 tỷ USD. Tổng kinh phí cho toàn bộ chương trình phát triển vào khoảng 8 tỷ USD.

Hàn Quốc đã theo đuổi chương trình phát triển tiêm kích KF-X từ năm 2001, nhằm phát triển một máy bay tiêm kích hiện đại. Máy bay mới được kỳ vọng sẽ có được các đặc tính hiện đại như Rafale của Pháp, hay EF-2000 Typhoon của Châu Âu, thậm chí là có thể so sánh với F-35 Lighting II của Mỹ.


KF-X sẽ có khả năng mang vũ khí bên trong khoang để tăng khả năng tàng hình, bên cạnh đó còn có thể mang các vũ khí ở ngoài thân.


Dự kiến nguyên mẫu KF-X sẽ được trình làng vào năm 2020, tổng số lượng đặt hàng cho cả hai bên Hàn Quốc và Indonesia vào khoảng 120 chiếc, và có thể nhiều hơn tùy thuộc vào năng lực của máy bay.

Thông tin chi tiết về thỏa thuận không được tiết lộ, tuy nhiên một số ý kiến cho rằng, công ty hàng không vũ trụ Dirgantara Indonesia sẽ là nhà thầu chính phía Indonesia cho chương trình phát triển này. Nhiều khả năng đây cũng sẽ là cơ sở thiết kế và sản xuất chính cho chương trình tiêm kích KF-X.

Phía Hàn Quốc nhiều khả năng sẽ có sự tham gia chính của Cơ quan mua sắm quốc phòng Hàn Quốc DAPA. Một số nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết, Thỗ Nhĩ Kỳ đang xem xét tham gia vào chương trình KF-X.



>> Sebia và Romania tập trận Air Solution 2011



[BDV news] Ngày 12/4, Sebia và Romania đã tiến hành tập trận trên không nhằm mục đích nâng cao sự phối hợp của không quân hai nước.

Cuộc tập trận còn để đưa ra các biện pháp mới trong việc kiểm soát, bảo vệ không phận.

Tại Air Solution 2011, Lực lượng Cảnh sát Quốc gia Bang Ohio (Mỹ) được mời với tư cách quan sát viên.

Theo kịch bản, máy bay vận tải An-26 của Romania đóng vai một máy bay không xác định bị 2 máy bay tiêm kích MiG-29 của Không quân Sebia đánh chặn trên không và buộc phải hạ cánh xuống sân bay quân sự Batajnica gần Belgrade.

Đồng thời, theo kịch bản tương tự, máy bay vận tải An-26 của Sebia cũng bị 2 tiêm kích Mig-21 Lancer của Romania ép hạ cánh.



Mig-21 Lancer của Romania tham gia tập trận Air Solution 2011


Ngoài ra, trong khuôn khổ cuộc tập trận, 2 trực thăng Mi-8 cũng tiến hành các bài tập sục sạo và giải cứu các phi công lái máy bay bị bắn rơi.

Các thiết bị kỹ thuật hàng không mua của Liên Xô vào các thời điểm khác nhau hiện vẫn còn trong biên chế của không quân nhiều nước khối Đông Âu cũ.

Trong những năm gần đây, Serbia và Romania đã nhiều lần công bố về dự định mua các máy bay tiêm kích mới, nhưng việc thực hiện các kế hoạch này tiến triển rất chậm vì các vấn đề liên quan đến tài chính.



>> Trực thăng Nga huy động vốn từ London



[BDV news] Công ty Russian Helicopters lên kế hoạch huy động vốn trên cả thị trường London để tìm kiếm nguồn tài chính hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh.

Russian Helicopters là công ty chuyên sản xuất máy bay trực thăng phục vụ cho cả mục đích quân sự và dân sự của Nga, và là một phần của tập đoàn Oboronprom.

Theo lãnh đạo Russian Helicopters, công ty dự định huy động 500 triệu USD trên hai thị trường tài chính London và Nga.



Máy bay trực thăng của Nga luôn được ưa chuộng trên thị trường quốc tế.


“Hợp đồng mới bao gồm cả việc bán cổ phiếu của Russian Helicopters mà tập đoàn Oboronprom đang sở hữu cùng với 250 triệu USD cổ phiếu dưới dạng GDR. Tổng giá trị của hợp động sẽ lên tới hơn 500 triệu USD”, người phát ngôn của Russian Helicopters cho biết.

Ngoài thị trường tài chính London, Russian Helicopters sẽ niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch RTS và MICEX của Nga.

“Hiện tại, công ty có kế hoạch sử dụng nguồn vốn để trang trải nợ nần và tài trợ cho những hợp đồng bắt buộc mà Russian Helicopters phải chi trả để mua cổ phiếu của các công ty con”, người phát ngôn nói.

Ngân hàng Merrill Lynch, BNP Paribas và VTB Capital được chỉ định làm đối tác quốc tế và hỗ trợ phát hành.

Một số ngân hàng trong nước được chỉ định tham gia vào hợp đồng bao gồm: ngân hàng Nomos, tập đoàn RusAgro, tập đoàn Etalon. Đây đều là những đơn vị hàng đầu trong thị trường tài chính của Nga.



>> Quân đội Nga sẽ đội mũ nồi trong lễ Chiến thắng



[BDV news] Bộ Quốc phòng Nga cho biết, từ mùa xuân năm 2011 quân nhân các lực lượng vũ trang Nga sẽ được trang bị mũ mới - mũ nồi.

Trước đây, mũ nồi chỉ sử dụng trong một vài binh chủng của quân đội Nga. Thời gian tới, loại mũ mới sẽ thay thế hoàn toàn các loại mũ calô truyền thống.

Lục quân Nga sẽ đội mũ nồi màu xanh lá cây, Hải quân Nga - mũ nồi đen (trước đây, chỉ có lực lượng lính thuỷ đánh bộ Nga mới dùng mũ nồi đen), Không quân Nga - mũ nồi màu xanh nước biển, Bộ đội Đổ bộ Đường không Nga vẫn đội mũ nồi xanh da trời như hiện nay.



Trước đây chỉ có lính dù (bộ đội đổ bộ đường không) và Hải quân đánh bộ Nga đội mũ nồi.


Cũng theo Bộ Quốc phòng Nga, tất cả các quân nhân Nga tham dự lễ duyệt binh chào mừng Ngày Chiến thắng sắp tới sẽ đội mũ nồi thay cho mũ calô.

Trước đây, mũ nồi màu xanh lá cây chỉ trang bị cho bộ đội biên phòng. Quân nhân có quyền đội mũ nồi màu xanh lá cây sau khi hoàn thành các tiêu chí hoặc là được khen thưởng vì đạt thành tích.

Mũ nồi được sử dụng rộng rãi trong quân đội nhiều nước trên thế giới với tư cách là loại mũ chính. Trong quân đội Nga và Liên Xô, loại mũ chính được sử dụng vào mùa ấm là mũ calô.



>> Vũ khí tương lai của quân đội Nga



[BDV news] Vài năm trở lại đây, với tình trạng nhiều hệ vũ khí đã xuống cấp và sắp hết hạn sử dụng. Nước Nga đầu tư một khoản không nhỏ để nâng cấp và để chế tạo nhiều loại vũ khí mới.

Chùm ảnh vũ khí của quân đội Nga hiện tại và tương lai:

Nước Nga có kế hoạch chi 13 nghìn tỷ rúp (tương đương 420 tỷ USD) để mua vũ khí mới dựa trên chương trình mua sắm trang thiết bị quân đội 2011-2020.


Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Sukhoi PAK FA T-50 được mong đợi sẽ tăng cường sức mạnh không quân Nga. Dự kiến đưa vào sản xuất năm 2015.


Không quân Nga đang duy trì những phi đội máy bay vận tải hạng nặng IL-76, An-22, An-124. Trong ảnh: Máy bay vận tải IL-76 diễn tập tìm kiếm và cứu nạn ở Bắc cực.


Máy bay vận tải hạng nặng An-124 và chiến đấu cơ Su-27 bay trên Quảng trường đỏ trong cuộc duyệt binh kỷ niệm 65 năm chiến thắng phát xít.


Không quân Nga sẽ sớm tiếp nhận một số loại máy bay mới, như IL-476, IL-112, An-124 và các kiểu, loại tương tự.


Các đơn vị phòng không Nga được tiếp nhận hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến S-400 Triumf. S-400 hoàn toàn có khả năng tiêu diệt tất cả mục tiêu trên không ở độ cao lớn, tầm bắn xa, từ máy bay tới tên lửa hành trình.


S-400 Triumf sẽ được hỗ trợ thêm hệ thống tên lửa phòng không S-300 nâng cấp và tổ hợp pháo/tên lửa phòng không Pantsir. Nga đang có kế hoạch phát triển S-500 và hệ thống Vityaz trong 10 năm tới. Trong ảnh: tổ hợp Pantsir-S1 (SA-22 Greyhound) diễn tập ở bãi thử Ashuluk.


Lực lượng tên lửa chiến lược Nga tiếp tục nhận hệ thống tên lửa đạn đạo di động Topol-M và RS-24. Thông qua xây dựng hầm ngầm dưới mặt đất chứa tên lửa đạn đạo.


Quân đội Nga tiếp tục hiện đại hóa máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-95MS và Tu-160. Họ có kế hoạch phát triển máy bay ném bom chiến lược mới. Trong ảnh: một chiếc Tu-95 bay trên quảng trường đỏ trong lễ duyệt binh kỷ niệm 65 năm chiến thắng phát xít.


Máy bay ném bom chiến lược tầm xa cánh cụp cánh xòe có khả năng bay với vận tốc Mach 2.


Hải quân Nga đang trông đợi tiếp nhận tàu ngầm chiến lược lớp Borei trang bị tên lửa đạn đạo Bulava.


Nga đang có kế hoạch đóng 15 tàu khu trục và tàu hộ tống cùng nhiều lớp tàu khác. Trong ảnh: tàu hộ tống lớp Steregustry.


Nga đang có cuộc đàm phán với Pháp mua tàu đổ bộ cỡ lớn lớp Mistral.



>> Bắn cháy xuồng bằng tia laser



[BDV news] Một tia laser năng lượng cao phóng đi từ tàu chiến Hải quân Mỹ ngoài khơi California đã bắn cháy một chiếc xuống ở gần đó.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng một khẩu pháo laser năng lượng cao để tiêu diệt chiếc xuồng trên biển.

Các thử nghiệm tương tự đã được tiến hành trên mặt đất, tuy nhiên, độ ẩm không khí cao trên biển đã làm giảm hiệu suất và phạm vi của tia laser.

Hải quân Mỹ cho biết, pháo laser năng lượng cao này có thể được sử dụng để bảo vệ tàu chiến trước các cuộc tấn công của các tàu nhỏ, tốc độ cao.



Hệ thống pháo laser năng lượng cao HEL bố trí trên tàu chiến Hải quân Mỹ. (HEL high-energy laser: Laser năng lượng cao.)


Hải quân Mỹ đã theo đuổi việc phát triển vũ khí laser năng lượng cao từ năm 1970. Các hệ thống laser ban đầu dựa trên các phản ứng hóa học, khối lượng của hệ thống khá đồ sộ và tiềm ẩn nhiều nguy cơ.

Gần đây các nhà khoa học đã phát triển hệ thống laser năng lượng cao kết hợp với các máy phát tia nhỏ gọn, tương tự như nguyên tắc hoạt động của đèn LED.

Hệ thống pháo laser trên tàu chiến Hải quân Mỹ kết hợp một hệ thống phát điện cao tần và một hệ thống laser bán dẫn được gắn trên boong tàu.


Hình ảnh chiếc xuồng thử nghiệm bị bắn cháy bởi pháo laser năng lượng cao.


Đến nay, việc phát triển của laser năng lượng cao nhằm bắn hạ các tên lửa hoặc các mục tiêu khác trên đất liền.

Ông Peter Morrison, Văn phòng nghiên cứu Hải quân Mỹ cho biết: “Thử nghiệm này cung cấp một cơ sở quan trọng cho việc tiến tới sử dụng năng lượng dẫn hướng trên các tàu chiến. Còn nhiều việc phải làm để hệ thống hoạt động một cách an toàn và hiệu quả”

Hệ thống pháo laser năng lượng cao hiện nay được phát triển để trang bị trên các tàu chiến. Tuy nhiên, các nhà vận tải hàng hóa đường biển cũng bày tỏ sự quan tâm đến hệ thống này, để bảo vệ cho các tàu hàng trước nạn cướp biển.

Trước đó, BAE System đã sử dụng một khẩu súng laser có khả năng làm mờ mắt của bọn cướp biển trong năm 2010.

Các nhà khoa học cho rằng, pháo laser năng lượng cao vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm, còn quá sớm để nói về khả năng thương mại hóa của hệ thống này.



Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang