Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Quân đội Pháp

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Quân đội Pháp. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quân đội Pháp. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 10 tháng 9, 2011

>> Đồng minh 'hờ hững' của Mỹ



Quan hệ đồng minh Mỹ - Pháp vốn bị sứt mẻ sâu sắc sau cuộc chiến Iraq đã chứng kiến những chuyển biến mới mẻ sau cuộc chiến Libya.

Trong cuộc chiến Libya, Mỹ dù vẫn giữ vai trò chủ đạo trong “sứ mệnh” lật đổ chế độ của Gaddafi song đã “buông rèm nhiếp chính”.

Các quan chức quân sự Mỹ thậm chí còn tỏ vẻ miễn cưỡng khi phải tham gia các chiến dịch không kích mở màn nhằm phá hủy hệ thống phòng không của Đại tá Gaddafi để tạo điều kiện cho các hoạt động không kích tiếp theo của NATO.

http://nghiadx.blogspot.com


Lầu Năm góc - cơ quan “diều hâu” của Mỹ luôn tỏ vẻ “coi thường” quân đội của các nước châu Âu thì lần này giữ vị trí khiêm tốn và có thái độ kiềm chế.

Về công khai, Ngũ Giác đài không thể hiện vai trò “đầu tàu” mà tạm lui về phía sau. Trong khi đó, Pháp thể hiện bộ mặt hoàn toàn khác trong vai trò tích cực và mạnh mẽ trong chiến dịch này. Giới quân sự Mỹ dường như bị sự “hăng hái” của Tổng thống Pháp Sarkozy cùng các cố vấn của Nhà trắng “cuốn theo”.

Từ tháng 3/2011, NATO, Pháp thay Mỹ đảm nhận hầu hết hoạt động tiếp nhiên liệu trên không cũng như các hoạt động do thám. Không quân Pháp cũng phối hợp với không quân Anh tiến hành đợt không kích đầu tiên.

Quan chức quốc phòng cấp cao Mỹ đánh giá hành động của Pháp là hình mẫu cho các đồng minh khác và nhấn mạnh điều này thể hiện sự “nhạy cảm” của các thành viên NATO về vai trò của từng nước trong cuộc chiến.

Tuy vậy, với tư cách là một trong những nước chủ chốt của châu Âu, những động thái vượt ra ngoài tiền lệ can dự truyền thống của Pháp liệu đã làm thay đổi cách nhìn của Lầu Năm góc về nước này?

Trên thực tế, giới quân sự Mỹ có vẻ chưa sẵn sàng để thay đổi cách nhìn về đồng minh này. Thái độ “vừa yêu vừa ghét” còn hiện hữu.

Theo chuyên gia về châu Âu của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế tại Washington, A. Conley, Lầu Năm góc “hài lòng” với sự đóng góp của Pháp trong chiến dịch này nhưng còn “thất vọng” về hoạt động hậu cần ở giai đoạn đầu của cuộc chiến khi Mỹ không muốn giữ vai trò chủ đạo mà không nước nào đứng ra đảm trách.

Đến nay mức độ đóng góp của Pháp cho cuộc chiến tại Libya chỉ đứng sau Mỹ và Anh. Theo thống kê, trong 5 tháng của cuộc chiến, Pháp đã tiến hành 4.500 vụ xuất kích, chiếm 1/3 tổng số vụ xuất kích của NATO, trong khi đó của Mỹ là 5.300 vụ. Pháp đã cử tàu sân bay Charles gần như trong suốt cuộc chiến tại Libya.

Về chi phí quân sự, vào tháng 6/2011, Pháp ước tính chi phí 2 triệu USD/ngày (hiện tổng số có thể lên tới 300 triệu USD) nhưng đến nay Bộ Quốc phòng Pháp tuyên bố tiếp tục chi cho chiến dịch quân sự này và không giới hạn về tổng chi phí.

Tuy vậy, dù động thái của Pháp lần này được đánh giá cao song phát biểu của nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ trước đây vẫn đáng phải lưu tâm khi ông Robert Gate tỏ ra thất vọng về vai trò mờ nhạt của NATO tại Afghanistan, những khó khăn về hậu cần tại Libya và cảnh báo về quan hệ đồng minh “không tương xứng”, có thể sẽ càng trở nên “ảm đạm” hơn nếu NATO không đóng góp thêm vũ khí, tài chính và nhân lực.

Đáp lại, Tổng thống Pháp Sarkozy cho rằng phát biểu của ông Robert Gate phần nào thể hiện sự cay đắng do phải thôi chức Bộ trưởng Quốc phòng. Trong khi đó, một cựu quan chức của Lầu Năm góc lại lập luận rằng ý kiến của ông Robert Gate đã đề cập đến vấn đề liên minh theo nghĩa rộng chứ không chỉ trong vấn đề Libya, không đơn thuần muốn Pháp chia sẻ trách nhiệm cho dù Pháp tỏ ra “hăng hái” mà muốn tránh cho nước Mỹ lại bị “sa lầy” vào một cuộc chiến trên bộ khác.

Điều này cho thấy còn cần nhiều thời gian để thay đổi hình ảnh cũng như sự “hài lòng” của Lầu Năm góc về Pháp cho dù nước này không chỉ vừa thể hiện vai trò tích cực trong cuộc chiến Libya mà trước đó là chiến dịch tại Afghanistan - chiến dịch mà sự đóng góp của Pháp cũng đã được đánh giá cao với 4.000 quân được triển khai tập trung tại phía Tây Afghanistan, trong đó 74 người đã thiệt mạng trong 8 năm qua.

Thứ Bảy, 20 tháng 8, 2011

>> Tìm hiểu hệ thống tên lửa "Gấu xám" của Pháp



Tổ hợp tên lửa phòng không thế hệ mới Crotale-NG do công ty “Thomson-CSF/Matra” của Pháp sản xuất, là hệ thống phòng không tầm gần với nhiệm vụ chính là yểm trợ các đơn vị xe tăng tấn công, bảo vệ các mục tiêu trọng yếu và lãnh thổ trước các đòn tấn công từ trên không của đối phương (máy bay tiêm kích ném bom, trực thăng chiến đấu, tên lửa đạn đạo và chiến thuật…)


http://nghiadx.blogspot.com

Crotale-NG được trình làng trong Triển lãm vũ khí


Crotale-NG bắt đầu được sản xuất hàng loạt vào những năm 1990. Hiện nay, tổ hợp này được đưa vào trang bị cho lực lượng vũ trang của nhiều nước trên thế giới và cho thấy nhiều ưu điểm khá nổi bật.

Tổ hợp tên lửa phòng không Crotale-NG có khả năng theo dõi tình hình trên không, đánh giá mức độ nguy cơ, phát hiện mục tiêu ở cự ly lớn, đồng nhất các mục tiêu trên không nhằm phân định rõ mục tiêu nào của địch của ta, theo dõi đồng thời một số mục tiêu để tiến hành khai hỏa trong bất cứ điều kiện thời tiết ban ngày cũng như ban đêm.


http://nghiadx.blogspot.com
Tổ hợp này được rất nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm


Mặc dù, Crotale-NG là hệ thống mới nhất, nhưng nó vẫn kế thừa những ưu điểm của hàng loạt các tổ hợp thuộc dòng Crotale. Tháp xoay điện tử có trọng lượng gần 4.800 kg, gồm trạm radar quan sát trang bị máy hỏi nhận biết quốc gia, trạm radar theo dõi, thiết bị quang học (gồm camera hồng ngoại làm việc 24/24h),thiết bị do xa hồng ngoại, camera quan sát ban ngày, 8 tên lửa sẵn sàng chiến đấu (bố trí trong 2 giàn, mỗi giàn 4 quả). Tổ hợp có thể bố trí trên các loại xe bánh xích hoặc bánh hơi như khung xe tăng АМХ-30В , BTR М113 , KIFV, Bradley…


http://nghiadx.blogspot.com
Ngoài Pháp, hiện nay Phần Lan đang sở hữu 20 tổ hợp Crotale-NG


Crotale-NG được trang bị các hệ thống phức hợp, gồm các thiết bị quang điện tử thụ động, radar với hệ thống chế áp điện tử có khả năng bảo vệ trong điều kiện đối phương sử dụng các phương tiện tác chiến điện tử chủ động, vũ khí giết người hàng loạt và tạo khói.

Các thành phần chính của hệ thống này gồm trạm radar quan sát xung hiệu ứng dople, được trang bị hệ thống nhận biết “địch - ta” có cự ly hoạt động 20.000m, ở dải độ cao từ 0 đến 5.000m;camera nhiệt với trường quan sát lưỡng dụng và hệ thống tăng điện tử, bảo đảm dải quan sát theo góc phương vị 8,1 hoặc 2,7° và theo góc ngẩng 5,4° hoặc 1.8°, cự ly hoạt động đến 19.000m; camera truyền hình ban ngày có trường quan sát theo góc phương vị 2,4° và góc ngẩng 1,8°, cự ly hoạt động đến 1.500m; thiết bị định vị hồng ngoại được lắp đặt dưới camera truyền hình để theo dõi tên lửa...


http://nghiadx.blogspot.com

Có khả năng phát hiện mục tiêu bay siêu tốc


Tất cả các thao tác phát hiện và theo dõi mục tiêu được tự động hóa hoàn toàn để tối thiểu hóa thời gian phản ứng. Từ thời điểm phát hiện mục tiêu đến khi phóng tên lửa mất khoảng 6s.

Trên cơ sở các dữ liệu nhận từ tất cả các bộ cảm biến sau khi phóng, hệ điều hành của máy tính trên khoang lựa chọn bộ cảm biến thích ứng để theo dõi tên lửa.

Trắc thủ có khả năng lựa chọn các bộ cảm biến khác sau khi dự đoán quyết định của máy tính trên khoang. Trong hệ thống dẫn hướng theo trục quan sát sử dụng trạm radar và các bộ cảm biến quang điện tử.

Hệ thống dẫn hướng có khả năng bảo vệ trước sự tấn công của các phương tiện chế áp vô tuyến điện.


http://nghiadx.blogspot.com

Khai hỏa ở nhiều góc độ khác nhau


Tổ hợp Crotale-NG sử dụng tên lửa siêu tốc VT-1 do công ty “LTV” (Mỹ) phối hợp với công ty “Thomson-CSF” (Pháp) sản xuất cho quân đội Mỹ theo chương trình “Faad”. Tên lửa VT-1 là loại tên lửa phòng không có điều khiển, có khả năng tăng tốc đến Mach 3,5. Cự ly hoạt động hiệu quả của tên lửa 11.000m ở trần bay 6.000m.

Tên lửa được trang bị hệ thống nổ hướng và đầu đạn mảnh. Việc kích nổ đầu đạn được tiến hành với sự hỗ trợ của đầu nổ vô tuyến phi tiếp xúc. Khi nổ, đầu đạn có bán kính sát thương 8m. Thông thường, thời gian đánh chặn từ thời điểm phóng tên lửa đến khi tiêu diệt mục tiêu trên không ở cự ly 8.000m mất khoảng 10,3s.

Hệ thống bảo dưỡng kỹ thuật – vật chất tổng hợp bảo đảm nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu và chu kỳ sống còn cho tổ hợp tên lửa phòng không Crotale-NG.

Điểm khác biệt của nó so với hệ thống khác là có hệ thống tự thử nghiệm, chương trình bảo dưỡng kỹ thuật,chương trình huấn luện kíp chiến đấu và giảm đến mức tối thiểu các yêu cầu về phụ tùng.


http://nghiadx.blogspot.com
Trung tâm điều khiển



Khả năng trao đổi các dữ liệu bảo đảm tích hợp tổ hợp tên lửa phòng không Crotale-NG vào hệ thống phòng thủ chung. Một trung đội được trang bị 4 tổ hợp tên lửa phòng không Crotale-NG có thể tự điều phối các hoạt động của mình và tự động trao đổi các dữ liệu.

Phụ thuộc vào mức độ đánh giá nguy cơ và khả năng phối hợp giữa các tổ hợp để tấn công các mục tiêu trên không mà lựa chọn vị trí bố trí sao cho phù hợp.

Tổ hợp tên lửa Crotale-NG có thể được lắp đặt trên các loại xe bọc thép hạng nhẹ bánh hơi hoặc bánh xích khác nhau.

Các đặc tính kỹ - chiến thuật của Crotale-NG:

Cự ly bắn: 500-10000m
Độ cao tiêu diệt: đến 6.000m
Số lượng tên lửa trong ống phóng: 8 quả
Thời gian phản ứng: 5s
Vận tốc bay tối đa của tên lửa: 3,5m/s
Thời gian bay ở cự ly 8.000m: 10s
Dài: 2.290mm
Đường kính thấn: 165mm
Trọng lượng tên lửa: 73kg
Loại đầu đạn: mảnh, hoạt động theo hướng
Trọng lượng đầu đạn: 14kg
Hệ thống dẫn hướng tên lửa: theo mệnh lệnh vô tuyến hoặc định vị quang học


Chủ Nhật, 17 tháng 7, 2011

>> Pháp thiếu phương tiện cho cuộc chiến Libya



Pháp không còn đủ phương tiện quân sự để phục vụ cho tham vọng chính trị do triển khai quân đội trên nhiều mặt trận trong điều kiện kinh tế khó khăn.


Pháp triển khai quân đội trên nhiều mật trận từ Afghanistan, Côte d’Ivoire đến Libya trong khi kinh tế trong nước đang hết sức khó khăn. Trong bối cảnh đó, cuộc chiến tại Libya đang bị sa lầy và tiêu tốn nhiều tiền của quốc gia.

Các báo Pháp hôm nay có nhiều bài viết phân tích vấn đề này, nhưng đáng chú ý nhất là bài chạy tít trên trang nhất của tờ Le Monde: "Pháp không còn đủ phương tiện quân sự để phục vụ cho tham vọng chính trị".

Theo Le Monde, các tướng lĩnh quân đội Pháp cảnh báo đang gặp nhiều khó khăn. Tổng tham mưu trưởng hải quân Pháp, đô đốc Pierre-Francois Forissier, nhận định, quân đội đang hoạt động quá mức bình thường, và không còn đủ khả năng để vừa tác chiến vừa có thể phục hồi tiềm lực quân sự.

Khi không quân Pháp tham chiến tại Libya, công tác đào tạo phi công mới phải dừng lại. Nếu trận chiến kéo dài đến cuối năm 2011, thì phải đến năm 2012, hàng không mẫu hạm Charles de Gaulle mới về được để có thể thay thiết bị. Như vậy, trên tổng thể, hậu phương thiếu phương tiện cho công tác huấn luyện. Khả năng sẳn sàng tác chiến rất thấp, dưới 50% đối với máy bay. Tinh thần thì sa sút.

Từ những năm 1960, quân đội Pháp đối mặt với ba vấn đề : tái cấu trúc, tham gia chiến dịch ở nước ngoài và bị hạn chế tài chính. Thế nhưng, theo tham mưu trưởng quân đội Pháp, đô đốc Edouard Guillaud, chưa bao giờ ba vấn đề này nổi cộm như hiện tại, quân đội đang trong tình trạng yếu ớt và khó khăn. Nhất là những bó buộc tài chính có thể làm nguy hại khả năng tác chiến.



Tàu sân bay Charles de Gaulle.


Trong bối cảnh đó, cuộc chiến tại Libya ngốn nhiều tiền của : 1,2 triệu euro mỗi ngày, tức nước Pháp đã chi đến 100 triệu euro cho cuộc chiến này, chỉ sau 3 tháng. Với đà này, mức chi cho các chiến dịch ở nước ngoài đến cuối năm 2011 chắc chắn vượt 1 tỷ euro, trong khi ngân sách được thông qua dành cho năm nay chỉ ở mức 640 triệu.

Từ những năm 1960, quân đội Pháp đối mặt với ba vấn đề : tái cấu trúc, tham gia chiến dịch ở nước ngoài và bị hạn chế tài chính. Thế nhưng, theo tham mưu trưởng quân đội Pháp, đô đốc Edouard Guillaud, chưa bao giờ ba vấn đề này nổi cộm như hiện tại, quân đội đang trong tình trạng yếu ớt và khó khăn. Nhất là những bó buộc tài chính có thể làm nguy hại khả năng tác chiến.

Trong bối cảnh đó, cuộc chiến tại Libya ngốn nhiều tiền của : 1,2 triệu euro mỗi ngày, tức nước Pháp đã chi đến 100 triệu euro cho cuộc chiến này, chỉ sau 3 tháng. Với đà này, mức chi cho các chiến dịch ở nước ngoài đến cuối năm 2011 chắc chắn vượt 1 tỷ euro, trong khi ngân sách được thông qua dành cho năm nay chỉ ở mức 640 triệu.

Từ những năm 1960, quân đội Pháp đối mặt với ba vấn đề : tái cấu trúc, tham gia chiến dịch ở nước ngoài và bị hạn chế tài chính. Thế nhưng, theo tham mưu trưởng quân đội Pháp, đô đốc Edouard Guillaud, chưa bao giờ ba vấn đề này nổi cộm như hiện tại, quân đội đang trong tình trạng yếu ớt và khó khăn. Nhất là những bó buộc tài chính có thể làm nguy hại khả năng tác chiến.

Trong bối cảnh đó, cuộc chiến tại Libya ngốn nhiều tiền của : 1,2 triệu euro mỗi ngày, tức nước Pháp đã chi đến 100 triệu euro cho cuộc chiến này, chỉ sau 3 tháng. Với đà này, mức chi cho các chiến dịch ở nước ngoài đến cuối năm 2011 chắc chắn vượt 1 tỷ euro, trong khi ngân sách được thông qua dành cho năm nay chỉ ở mức 640 triệu.

Cũng giống như các cường quốc Châu Âu khác, Pháp đang đối mặt với thách thức to lớn, đó là sở hữu một quân đội « đúng giá ». Cụ thể là : chuyên nghiệp và thu gọn, hiện đại và hiệu quả, được dân ủng hộ và sẵn sàng tác chiến khi giới lãnh đạo chính trị cần đến. Thế nhưng, ngân sách quốc phòng của các nước Châu Âu không ngừng bị cắt bớt để phục vụ cho mục tiêu xã hội và kinh tế.

Liên quan đến vấn đề này, Le Monde phỏng vấn ông Bastien Irondelle, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (CERI-Pháp). Ông này cũng nhấn mạnh khoảng cách giữa tham vọng chính trị và phương tiện hiện hữu của Pháp.

Ông nhắc lại, năm 1996, tổng thống Jacques Chirac đã tiến hành cải tổ quân đội với mục tiêu rất rõ ràng : chuyên nghiệp hóa và hiện đại hóa. Nhiều chương trình đã được đưa ra như trực thăng Tigre, xe tăng Leclerc, máy bay chiến đấu Rafale, hàng không mẫu hạm. Thế nhưng, sau đó khó khăn về ngân sách đã xuất hiện.

Theo sách trắng năm 2008, cần phải chọn mục tiêu khi tiến hành chiến dịch ở nước ngoài. Thế mà, tổng thống Sarkozy lại liên tiếp tham chiến ở Afghanistan, Côte d’Ivoire, rồi đến Libya. Ngân sách thì không đủ, người đóng thuế lo lắng về kết quả của các cuộc chiến, như cuộc chiến tại Libya chẳng hạn.

Để tóm tắt thực trạng thiếu thốn của quân đội Pháp, ta có thể mượn câu nói của chuyên gia này: "Nước Pháp muốn đấu quyền Anh vượt hạng cân".

[BDV news]


Thứ Tư, 13 tháng 7, 2011

>> Tìm hiểu các loại xe chống mìn của NATO (kỳ 1)



Sự chống trả quyết liệt của các lực lượng nổi dậy với bom, mìn tự chế đã tạo cú hích phát triển cho dòng xe bọc thép hộ tống kháng mìn của NATO.


Các loại xe hộ tống kháng mìn (MRAP - Mine resistant Ambush protected) được sử dụng cực kỳ rộng rãi trong biên chế quân đội chiếm đóng của liên quân tại Afghanistan và Iraq. Chúng có nhiệm vụ hộ tống các đoàn xe hậu cần, tuần tra bảo vệ các căn cứ quân sự.

Được thiết kế chuyên biệt cho nhiệm vụ hộ tống, bảo vệ chống phục kích và các loại mìn ven đường, các loại xe này thường được chế tạo với gầm xe hình chữ V để phân tán lực nổ; Khoang chứa lính bọc giáp composite và các ghế ngồi đều làm bằng vật liệu chống mảnh.

Xe còn được trang bị điều hòa nhiệt độ đã trở thành tiêu chuẩn của các xe MRAP, do chúng luôn phải vận hành dưới điều kiện nhiệt độ cao của các quốc gia sa mạc.

Thêm vào đó, do yêu cầu nhiệm vụ chống phục kích, các loại xe này được trang bị các thiết bị liên lạc hiện đại, camera ngày đêm với góc bao quát lớn, các thiết bị điện tử chống mìn điều khiển từ xa và các tháp vũ khí độc lập tách rời được điều khiển từ bên trong xe.

Loạt bài này hy vọng cung cấp cho độc giả những thông tin về sự phát triển cũng như các loại xe hộ tống chống mìn mới nhất của NATO.

1. Nexter Aravis (Pháp)

Thoạt đầu, dòng xe này được nghiên cứu độc lập bởi công ty Nexter Systems vào năm 2007. Nó được thiết kế dựa trên thân xe Mercedes-Benz Unimog U-5000 4x4.

Tổng cộng công ty này đã cho ra đời ba mẫu thử vào tháng 4/2009. Những chiếc xe này đã làm hài lòng chính quyền và Cơ quan quản lý vũ khí Pháp (DGA) đã ký hợp đồng mua 15 chiếc Aravis để trang bị cho quân đội.

Bốn chiếc đã được chuyển giao ngay cho quân đội Pháp vào năm 2009 và cho tới tháng 4/2010, toàn bộ số xe đã được bàn giao.

Trong số này, 11 chiếc đã được Pháp lắp đặt hệ thống quét mìn SOUVIM-2 và trang bị cho các đơn vị công binh tại Afghanistan cùng năm chiếc Buffalo MRAP mua của Mỹ.



Xe bọc thép hộ tống kháng mìn Aravis


Những chiếc Aravis sử dụng trong quân đội Pháp được lắp đặt hệ thống ụ súng điều khiển từ xa Kongsberg với một súng máy 12,7 mm M2HB, thiết bị liên lạc PR4G của Thales, camera quan sát Exavision cùng các thiết bị điện tử tìm kiếm mìn khác.

Ngoài ra, những chiếc xe này cũng có thể được sử dụng để lắp đặt các loại vũ khí khác như tháp pháo điều khiển từ xa ARX20 của Nexter với pháo M621 20 mm và ống phóng lựu Galix cùng cụm cảm biến phát hiện mìn Margot của Thales.

Với khối lượng tuy chỉ có 13 tấn, nhưng Aravis được trang bị giáp đạt cấp IV tiêu chuẩn STANAG, có nghĩa là nó cố thể chịu được đạn xuyên cỡ 14,5 mm bắn từ khẩu KPVT của những chiếc BTR-80 hay các khẩu súng bắn tỉa chống thiết giáp. Xe cũng được thiết kế để chịu được sức công phá của 10 kg thuốc nổ cũng như mảnh văng của đạn pháo 155 mm.

Xe có thể chở theo 7 người bao gồm cả trưởng xe và lái xe trong một khoang rộng 8,3m3 được bọc giáp hoàn toàn. Xe cũng được trang bị lốp xe có khả năng tự vá, tự bơm căng khi bị thủng.

Aravis cũng rất cơ động trên chiến trường khi với động cơ Mercedes-Benz OM924 218 mã lực, nó có thể đạt tốc độ tới 100 km/h và sở hữu bình xăng 197 lít, có thể đảm bảo cho xe hoạt động với bán kính 750 km. Nếu cần thiết, Aravis hoàn toàn có thể chở trực tiếp bằng máy bay vận tải tới chiến trường.

Thêm vào đó, Nexter cũng đang bắt tay vào phát triển các phiên bản xe chỉ huy và xe cứu thương dã chiến của Aravis để cung cấp cho quân đội Pháp.


Ụ súng điều khiển từ xa Kongsberg với một súng máy 12,7 mm và nhiều loại cảm biến hiện đại.


Tháp pháo điều khiển từ xa ARX20 là lựa chọn "nặng ký" hơn cho những chiếc Aravis.


Lớp giáp composite của Aravis có thể bảo vệ binh lính bên trong khỏi đạn 14,5 mm cũng như mảnh pháo 155 mm.


2. Panhard PVP (Pháp)

Chiếc xe PVP là loại xe bọc thép nhẹ được thiết kế và sản xuất bởi công ty Panhard General Defense.

Phiên bản PVP thông thường trang bị động cơ 160 mã lực của Iveco, PVP có thể đạt được tốc độ 120 km/h và có khả năng hành trình tới 800 km.

Với khoang hành khách được bọc giáp phức hợp làm bằng thép hàn và nhôm, chiếc PVP bản thường có thể bảo vệ người lính bên trong khỏi đạn súng bộ binh hay mảnh văng của vụ nổ bởi thiết bị nổ nặng đến 50 kg ở khoảng cách 50 mét.



Một chiếc PVP-HD có thể chở theo 8 người và đạt vận tốc tối đa 105 km/h


Ngoài ra, Panhard còn có hai phiên bản PVP khác dành cho các khách hàng khó tình đó là phiên bản PVP HD (Heavy Duty) và PVP XL (Extra Large).

Phiên bản PVP HD được trang bị động cơ 163 phân khối, có thể đạt được vận tốc 105 km/h và có khả năng hành trình tới 700 km. Khoang bảo vệ của chiếc xe có thể tích 7,89m3 và chứa được 6 người ngoài tài xế và trưởng xe.

Biến thể PVP XL được trang bị động cơ tới 270 mã lực và có vận tốc cũng như khả năng hành trình tương đương với PVP bản thường. Khoang bảo vệ của PVP-XL có thể tích lên tới 9,4m3 và có thể chở được thêm 8 người ngoài lái xe và trưởng xe.

Tương tự như Aravis, PVP cũng có khả năng lắp được rất nhiều loại vũ khí khác nhau theo mô đun. Panhard PVP là loại xe nội địa thứ 2 được quân đội Pháp lựa chọn.

Là lựa chọn hạng nhẹ và rẻ tiền hơn Aravis, hợp đồng ban đầu cho thấy Pháp đã ký hợp đồng mua tới 1.544 chiếc PVP bao gồm tất cả các phiên bản: thông thường và xe chỉ huy.

Đến hết năm 2008, quân đội Pháp đã nhận được 933 chiếc PVP và tiếp theo sẽ nhận được 300 chiếc PVP mỗi năm cho tới khi hoàn thành hợp đồng vào năm 2011.






Chỗ ngồi thoải mái bên trong một chiếc PVP-XL.


Renault Sherpa (Pháp)

Xe thiết giáp chở quân hạng nhẹ Sherpa là sản phẩm mới nhất của công ty xe Renault. Chiếc xe này được trang bị động cơ 215 mã lực và có thể chở theo 10 binh lính với tổng khối lượng có thể vận chuyển từ 1,5 - 2,2 tấn.

Ngoài ra, Sherpa cũng rất dễ được hoán cải và sửa đổi thành các phiên bản riêng biệt như trinh sát, vận tải, làm nhiệm vụ đặc biệt, trong đó chiếc Sherpa “high intensity” được đánh giá cao nhất.


Chiếc Renault Sherpa có biệt danh "Humvee Pháp" vì có ngoại hình khá giông dòng xe Humvee nổi tiếng của Hoa Kỳ.

Xe có khả năng bảo vệ binh lính khỏi các loại vũ khí cá nhân, mảnh pháo và IEDs (một dạng bom, mìn tự chế).

Hiện nay, các phiên bản Sherpa đã được giới thiệu và có được sự quan tâm đặc biệt của các nước khác trong khối NATO.

[BDV news]


Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2011

>> Mỹ dùng vũ khí hạt nhân chia rẽ châu Âu



Washington đã bí mật giúp đỡ Pháp đạt được sự tiến bộ trong công nghệ hạt nhân vào những năm 1970.


Thỏa thuận hợp tác hạt nhân giữa Pháp và Mỹ được chính thức ký kết vào năm 1996, song các hoạt động hỗ trợ bí mật đã được thực hiện từ rất lâu trước đó.

Các tài liệu mật được công bố bởi AFP cho thấy, trong những năm 1970, chính quyền của Tổng thống Mỹ Nixon đã bật đèn xanh cho việc bí mật giúp đở Pháp phát triển vũ khí hạt nhân nhằm gây chia rẽ châu Âu.

Việc giải mã các tài liệu mật cho thấy, ông Henry Kissinger, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ lúc đó tiết lộ, ông muốn làm cho người Pháp nghĩ rằng họ có thể cạnh tranh với Anh và làm suy yếu những nỗ lực thống nhất châu Âu.

Pháp đã thử nghiệm vũ khí hạt nhân đầu tiên vào năm 1960, trở thành quốc gia thứ tư sau Mỹ, Liên Xô và Anh sở hữu vũ khí hạt nhân như một nỗ lực của Tổng thống Charles de Gaulle nhằm đưa nước Pháp trỏ thành một cường quốc.

Trước đó, 3 đời Tổng thống Mỹ đã từ chối hợp tác về vũ khí hạt nhân với Pháp vì lo ngại những chính sách ngoại giao của Tổng thống De Gaulle tạo ra một cuộc chay đua vũ trang dẫn đến việc nước Đức sở hữu vũ khí hạt nhân.


Sự tiến bộ trong công nghệ hạt nhân của Pháp có bàn tay của Washington.

Tuy nhiên, chính quyền của Tổng thống Nixon nhận thấy chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của Pháp là không thể dừng lại được, thay vào đó nên giúp đỡ Pháp và tạo ra đòn bẩy chiến lược.

Tại thời điểm đó, luật pháp Mỹ ngăn cản các hỗ trợ nước ngoài trực tiếp phát triển công nghệ hạt nhân. Do đó chính quyền Nixon đã gián tiếp cung cấp các tài liệu cho phía Pháp.

Robert Galley, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Pháp dưới thời Tổng thống Georges Pompidou yêu cầu Mỹ hướng dẫn việc phát triển đầu đạn hạt nhân.

Trong một báo cáo gửi cho Tổng thống Nixon, ông Henry Kissinger nói rằng, Mỹ sẽ cung cấp thông tin cho phía Pháp một cách từ từ. Theo đó, Mỹ sẽ làm một điều gì đó cho nước Pháp hiểu biết thêm về công nghệ hạt nhân. Nhưng không phải tất cả được cung cấp một lúc, báo cáo nhấn mạnh.

Ngoài ra, ông Kissinger còn kết luận trong một tài liệu: “Chúng ta muốn giữ cho châu Âu sự phát triển đoàn kết của họ như là một khối đối với chúng ta. Nếu chúng ta giúp người Pháp mục tiêu của chúng ta sẽ được thực hiện”. Thông tin trên được lấy ra từ các tài liệu tìm thấy tại kho lưu trữ ĐH Quốc gia George Washington và Trung tâm lịch sử dự án phổ biến hạt nhân quốc tế.

Klaus Larres, một giáo sư tại ĐH Ulster cho biết, hành động của chính quyền Nixon là một bất thường đối với Mỹ.
[BDV news]


Thứ Ba, 17 tháng 5, 2011

>> 'Nga mua vũ khí nước ngoài vì tham nhũng' ?



Dù hệ thống vũ khí của Nga được các nước trên thế giới đánh giá rất cao, tuy nhiên Bộ Quốc phòng nước này vẫn lên kế hoạch mua vũ khí ở nước ngoài.


Những năm gần đây, Bộ Quốc phòng Nga đã chi những khoản tiền lớn để nhập khẩu mua sắm vũ khí. Trong khi đó, số tiền này có thể đầu tư phát triển cho công nghiệp quân sự hiện đại trong nước, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho các doanh nghiệp quốc phòng, tạo động lực cho việc đầu tư phát triển các hệ thống vũ khí tối tân hơn,

Đồng thời, chiến lược này có thể đẩy nền công nghiệp quốc phòng của Nga thụt lùi, Quân đội Nga phụ thuộc vào nguồn cung từ đối thủ là NATO. Nếu xảy ra chiến tranh, điều này quả là vô cùng nguy hiểm.

Những hợp đồng hớ

Hiện Hải quân Nga muốn đặt hàng hệ thống pháo hạm cho các tàu khu trục nhỏ trong nước, mua sắm hệ thống động cơ diesel, máy phát điện diesel, hệ thống thông gió và điều hòa không khí cho tàu ngầm...

Tuy nhiên, các hệ thống vũ khí mà quân đội cho là hiện đại đó đều là các mẫu lỗi thời và kém chất lượng. Đơn cử hợp đồng mua pháo hạm OTO Melara 127mm khi nhận được hàng hóa ra đây là mẫu của những năm 1968.



Chút nữa thì Bộ Quốc phòng Nga mua "hớ" tàu đổ bộ trực thăng Mistral.
Ảnh: Topwar


Hợp đồng mua máy bay không người lái của Israel cũng là mang về một thiết kế lỗi thời. Gần đây nhất, Bộ Quốc phòng Nga suýt “dính quả lừa” trong hợp đồng mua tàu đổ bộ trực thăng Mistral của Pháp.

Khi bước vào đàm phán chính thức công ty xuất khẩu vũ khí nhà nước Nga Rosoboronexport mới “té ngửa” nhận ra, công nghệ để đóng tàu Mistral cho Nga đã quá lỗi thời và tàu sẽ không được trang bị các hệ thống vũ khí và điện tử hiện đại.

Đầu năm 2011, Bộ Quốc phòng Nga cũng đã ký một thỏa thuận mua một dây chuyền sản xuất xe bọc thép Iveco của Italy tại nhà máy KAMAZ. Theo kế hoạch, sẽ có khoảng 1.700 xe được sản xuất cho Bộ Nội Vụ và Bộ Quốc phòng Nga. Chiếc xe sẽ được bọc thép chế tạo theo công nghệ luyện kim Đức.

Bộ Nội Vụ Nga cũng đã lên kế hoạch mua 1.000 xe bọc thép Panhard của Pháp, một phần trong hợp đồng này sẽ sản xuất tại Nga. Thậm chí, đã có những đề xuất loại bỏ dòng súng AK huyền thoại khỏi trang bị cho quân đội Nga, thay vào đó là một loạt súng trường tấn công khác từ nước ngoài.



Xe tăng T-90 được giới quân sự thế giới đánh giá rất cao.

Trong khi Nga tìm mua vũ khí từ nước ngoài thì nước khác, hình là Trung Quốc tìm mọi cách để “moi công nghệ” của Nga.

Nhiều hệ thống vũ khí của Nga được giới quân sự thế giới đánh giá rất cao, được xếp vào loại hàng đầu thế giới. Điển hình như máy bay chiến đấu như Su-27, Su-30 đang là những sản phẩm đắt hàng trên thị trường thế giới. Hay như tiêm kích thế hệ 4,5 Su-35 đang là niềm mơ ước của nhiều quốc gia.

Hệ thống phòng không tầm xa như S-300, S-400 được xem là những hệ thống phòng không tốt nhất thế giới. Rất nhiều quốc gia “thèm khát” nó. Có nguồn tin cho rằng, Mỹ đã bí mật mua về một khẩu đội S-300 để mổ xe, "moi" bí quyết công nghệ để cải tiến PAC-2 thành PAC-3.

Mỗi lần hệ thống S-300 được bán đi là một lần thị trường vũ khí lại xôn xao. Thậm chí, hợp đồng S-300 của Nga với các nước Trung Đông bị biến thành quân cờ mặc cả với các nước lớn.

Những loại xe bọc thép của Nga được đánh giá rất cao, như xe tăng T-90, các loại xe bọc thép như Tiger đang có doanh số bán hàng ra thế giới ngày một gia tăng.



Hệ thống phòng không S-300 của Nga.


Ngay cả các nước NATO cũng công nhận một số công nghệ của Nga thuộc hàng đầu thế giới như công nghệ sản xuất máy bay trực thăng. Trực thăng Mi-17 của Nga được NATO chứng nhận là an toàn và hiệu quả tại độ cao lớn. Lầu Năm Góc đã làm phật ý Thượng viện Mỹ bằng quyết định “xưa nay hiếm” đó là mua trực thăng vận tải quân sự Mi-17 của Nga để hoạt động tại Afghanistan.

Lý giải nào cho vấn đề này?

Alexander Samsonov, một nhà phân tích quân sự của Nga đã bày tỏ ý kiến thẳng thắng của mình về vấn đề này trong một bài viết đăng tải trên trang Topwar rằng: “Sự tham nhũng, lũng đoạn của các quan chức quốc phòng là lý do để Bộ Quốc phòng Nga săn lùng những công nghệ đã lạc hậu từ nước ngoài”.

Lý do nữa được Alexander Samsonov nhận định đó là sự phá hoại của các “kẻ thù trong nội bộ”, những người luôn tìm mọi cách để loại bỏ sự liên kết và làm suy yếu nền công nghiệp quốc phòng Nga, tạo ra sự phụ thuộc của quân đội Nga vào hàng hóa nước ngoài, ngăn cản sự hồi sinh của công nghiệp quốc phòng Nga, đặc biệt là công nghệ cao và công nghệ không gian. Qua đó ngăn chặn sự hồi sinh, tìm lại vinh quang quyền lực của Nga trên toàn thế giới.

Ông Samsonov kết luận lại vấn đề rằng: Cần có một cái nhìn khách quan và đầy đủ nhất từ cấp độ chính phủ. Hơn ai hết, Quân đội Nga cần phải hiểu được giá trị của các hệ thống vũ khí trong nước đối với đảm bảo an ninh quốc phòng và toàn vẹn lãnh thổ.

Bên cạnh đó, ông Samsonov cũng đưa ra kiến nghị đó là các thương nhân không được tham gia vào công tác quản lý nhà nước ở mọi cấp độ. Bởi đối với họ lợi ích kinh tế là trên hết.

[BDV news]


Thứ Hai, 2 tháng 5, 2011

>> Pháp đánh xe tăng Libya bằng bom… bê tông



Pháp đã bắt đầu sử dụng bom tập nhồi bê tông để tấn công các xe tăng của Libya mà không gây ra các vụ nổ lớn có thể gây thương vong cho thường dân ở gần đó.



Phát ngôn viên quân đội Pháp Thierry Burkhard bác bỏ tin đồn cho rằng, việc các “bom tập” cỡ 300 kg (660 bảng) được đưa vào sử dụng không phải là do thiếu bom đạn thật. Ông cho biết, cuộc tấn công đầu tiên sử dụng bom bê tông đã tiêu diệt một xe thiết giáp hôm 26.4.





“Mục đích của bom này… là sử dụng hiệu ứng va chạm và hạn chế rủi ro gây tổn thất phụ. Đó là cuộc tấn công rất chính xác. Không có hoặc có rất mảnh bị văng ra”, ông Burkhard nói.

Bom bê tông tồn tại đã nhiều chục năm (các bom trong ảnh có từ Thế chiến II) và thường được dùng để huấn luyện. Tuy nhiên, một quả bom bê tông 300 kg thả từ độ cao nhiều ngàn bộ có thể có hiệu quả cao chống mục tiêu mềm, tương đối nhỏ.

Tuy là bom bê tông, song chúng vẫn sử dụng công nghệ dẫn hiện đại như GPS hay laser để dẫn vào mục tiêu.

Đây không phải là lần đầu tiên những vũ khí như vậy được sử dụng trong chiến tranh không quân hiện đại. Mỹ đã sử dụng các bom bê tông dẫn bằng laser chống các mục tieu của Iraq vào cuối thập kỷ 1990 với cùng lý do như người Pháp.


[Vietnamdefence news]


Thứ Năm, 7 tháng 4, 2011

>> Pháp cả gan đánh cuộc ở cả Libya và Bờ Biển Ngà?



[VITINFO news]Trong năm nay, quốc gia đã tiến hành các cuộc tấn công quân sự và kéo cộng đồng quốc tế vào cuộc chống lại những người chuyên quyền tại cả Libya và Bờ Biển Ngà: đó chính là nước Pháp.

Pháp đã từng phản đối mạnh mẽ cuộc xâm lược Iraq do Mỹ đứng đầu cách đây 8 năm và đã ủng hộ việc cố gắng tiếp cận mọi cách có thể trước khi mang súng vào các cuộc khủng hoảng quốc tế khác.

Giới phân tích nhận định, sự thay đổi bất thường này có thể được bén rễ từ nỗ lực của Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy nhằm nới lỏng châu Âu khỏi sự phụ thuộc lâu nay vào chiếc ô an ninh của Mỹ.

Trong bối cảnh bất ổn ở thế giới Ả Rập và sức mạnh kinh tế của châu Á ngày càng phát triển, giới chuyên gia cho rằng Pháp muốn thúc đẩy sự tham gia của châu Âu với các hoạt động can thiệp quân sự dựa trên nhân quyền và dập tắt tình trạng bất bình kéo dài trong dân chúng về sự suy sụp của lục địa này.

Hiện cũng có một nhân tố khác liên quan đến sự thay đổi trên: Ông Sarkozy phải đối mặt với chiến dịch tái tranh cử vào năm tới và ông ấy có thể sẽ đánh cuộc rằng việc thúc đẩy các giá trị nhân quyền của Pháp có thể giúp ông giành thắng lợi.

Hành động can thiệp quân sự tại Libya cũng là sự chuyển hướng cá nhân đáng chú ý đối với ông Sarkozy, người đã nồng nhiệt đón chào lãnh đạo Libya Moammar Gadhafi tới Paris trong năm 2007, thời điểm hai nước ký kết một loạt thỏa thuận vũ khí và thương mại. Tháng trước, Tổng thống Pháp đã tập hợp các nhà lãnh đạo châu Âu chống lại đại tá Gadhafi khi ông này phát động chiến dịch đẫm máu nhằm vào người biểu tình.




Xác chiếc Soko của không quân Libya sau khi bị máy bay Rafale của Pháp bắn hạ hôm 24/3. (Ảnh Defensetalk)


Tại Bờ Biển Ngà, một thuộc địa cũ của Pháp, Pháp đã trở thành quốc gia đầu tiên khai hỏa vào lực lượng của lãnh đạo Laurent Gbagbo trong tuần này. Hành động của họ tại Bờ Biển Ngà liên quan tới yếu tố kinh tế và văn hóa.

Trong Liên minh châu Âu, Pháp và Anh là những nước có ảnh hưởng lớn nhất về quân sự. Trong khối này, một số quốc gia, đáng chú ý là Đức, hiện do dự trong việc điều binh lính của họ tới các chiến trường nước ngoài.

“Tôi nghĩ rằng hiện nay Pháp có thể tự hào khi can thiệp quân sự và sự biểu hiện dân chủ tại Bờ Biển Ngà”, Thủ tướng Pháp Francois Fillon phát biểu trước quốc hội hôm 05/4.

Cũng trong ngày hôm qua, Ngoại trưởng Pháp tiết lộ ông Gbagbo đang đàm phán về đầu hàng.

Hôm 04/4, máy bay trực thăng của Pháp và Liên Hợp Quốc đã khai hỏa vào Bờ Biển Ngà và vô hiệu hóa các loại vũ khí hạng nặng, chẳng hạn như súng đại bác và máy phóng rocket, của lực lượng trung thành với ông Gbagbo, người từ chối chuyển giao quyền lực cho ông Alassane Ouattara. Liên Hợp Quốc khẳng định, ông Alassane Ouattara đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm ngoái.


Trực thăng của LHQ và Pháp không kích một doanh trại của lực lượng thân ông Gbagbo ngày 04/42011. (Ảnh CNN)


Theo một nhà phân tích, tại Bờ Biển Ngà và Libya, Pháp đang tìm cách lay chuyển châu Âu từ bỏ thái độ do dự trong việc sử dụng vũ lực khi cần thiết và có thể để bảo vệ công dân và các giá trị của họ.

“Tại Pháp, các quan chức nhìn thấy các cơ hội tham gia – thường dưới tên của châu Âu – khi giương lá cờ châu Âu, bởi vì ngoài các bạn Anh của chúng ta, các nước đều lặng im về việc sử dụng vũ lực. Người Pháp nghĩ rằng châu Âu chưa chủ động trong việc ủng hộ nhân quyền”, Jean-Dominique Giuliani, Chủ tịch Quỹ Robert Schuman, cho biết.

Ông khẳng định, Pháp muốn nhắc tới các bài học khó khăn trước đây như các bài học từ cuộc chiến những năm 1990 tại Nam Tư cũ, nơi những trì hoãn, những cuộc tranh luận và đường lối ngoại giao không hiệu quả đã khiến nhiều dân thường thiệt mạng.

“Bài học của những người vùng Balkan này là các cuộc tàn sát, và người Mỹ cuối cùng tới giúp đỡ chúng tôi khôi phục trật tự”, ông Giuliani nói. “Các bạn cảm nhận được ý nghĩ trong số các quan chức Pháp rằng không ai muốn tiếp tục chiều hướng này”, ông nói thêm.

Nhưng nhà phân tích Philippe Moreau Defarges cho hay, hành động quân sự của Pháp tại Libya và Bờ Biển Ngà không nên gộp lại với nhau: điểm giống nhau duy nhất là họ nhắm tới những người chuyên chế - những người mà thể chế của họ đã giết hại dân thường trong nỗ lực duy trì quyền lực.

“Mặc khác, có chiến dịch “duy tâm” ở Libya, và chiến dịch “thực tế” tại Bờ Biển Ngà – được ra lệnh bởi những lợi ích cụ thể”, Moreau Defarges, người thuộc Viện nghiên cứu Quan hệ Quốc tế của Pháp (IFRI), nhận định.

Dominique Moisi, một cố vấn cấp cao tại IFRI, khẳng định rằng sau khi Pháp đóng vai trò chính tại các cuộc không kích chống lại binh lính của ông Gadhafi, quốc gia này gần như buộc phải hành động tại Bờ Biển Ngà.

“Sau chiến dịch can thiệp của Pháp tại Libya, sẽ không thể hiểu được nếu Pháp không hành động gì tại Bờ Biển Ngà”, ông cho biết, giải thích hàng ngàn người Pháp xa xứ và mối quan hệ văn hóa của Pháp với quốc gia châu Phi này.

Khi cuộc chiến Nga - Gruzia đang ở thời điểm hết sức căng thẳng và có dấu hiệu ngày càng leo thang, Tổng thống Sarkozy, trên cương vị Chủ tịch EU, đã chủ động bay đến Moscow trong vai trò nhà trung gian hòa giải để thuyết phục ban lãnh đạo Nga về một thỏa thuận hòa bình 6 điểm mang tên Medvedev/Sarkozy, được các bên liên quan chấp thuận. Với nỗ lực ngoại giao con thoi không mệt mỏi của mình, ông Sarkozy đã thành công trong việc làm "nguội" cái đầu "nóng" của cả Moscow lẫn Tbilisi.

Theo ông Giuliani, mục đích của ông Sarkozy là để “cho thấy rằng châu Âu muốn tồn tại, thậm chí chỉ có một số quốc gia thành viên, đặc biệt khi Tổng thống Barack Obama hi vọng châu Âu sẽ gánh vác trách nhiệm nhiều hơn về an ninh.

Tại Libya và Bờ Biển Ngà, ông Sarkozy “đã cả gan đánh cuộc”, Moisi nói.

“Thật là nguy hiểm khi có sự đánh cuộc là ông Gaddafi sẽ ra đi, và cộng đồng quốc tế sẽ nói “Ồ, Tổng thống Pháp đã đóng một vai trò then chốt”, ông khẳng định.


Thứ Tư, 6 tháng 4, 2011

>> Bờ Biển Ngà trước 'giờ G'



[BDV news] Chiến sự tại Bờ Biển Ngà bước vào giai đoạn quyết định khi quân đội của ông Ouattara chuẩn bị tấn công Abidjan, cứ điểm cuối cùng của ông Gbagbo.



Lực lượng trung thành với Alassane Ouattara – người được cộng đồng quốc tế công nhận là tổng thống hợp pháp của Bờ Biển Ngà, đang tập trung ở ngoại ô của thành phố Abidjan, chuẩn bị cho “cuộc tấn công cuối cùng” để lật đổ ông Laurent Gbagbo.



Nhân chứng cho biết diễn biến tại thành phố Abidjan vẫn rất căng thẳng và Liên Hợp Quốc đã ra lệnh sơ tán nhân viên. Đây là một chiến binh ủng hộ ông Ouattara với quần áo mang các “vật thiêng chứa phép thuật” của các thợ săn.



Binh lính ủng hộ ông Ouattara đã chiếm quyền kiểm soát trên hầu hết các khu vực của Bờ Biển Ngà vào tuần trước.



Theo thống kê của Liên Hợp Quốc, khoảng 50.000 thành viên của lực lượng an ninh ủng hộ ông Gbagbo đã đào ngũ chỉ vài giờ sau khi binh lính của ông Ouattara tới ngoại ô Abidjan.



Dân cư tại Abidjan hoảng loạn và cố gắng tìm chỗ trú ẩn an toàn khi thành phố chuẩn bị chứng kiến một trận quyết chiến ác liệt.



Quân đội Pháp đã bảo vệ sân bay Abidjan, do vậy máy bay thương mại có thể hạ cánh xuống sân bay và sơ tán người ngoại quốc. Tuy nhiên, lực lượng ủng hộ ông Gbagbo cho rằng quân đội Pháp là “quân chiếm đóng”.



Binh lính trung thành với tổng thống Gbagbo vẫn canh giữ phủ tổng thống và vài điểm trọng yếu khác tại Abidjan.



Tiếng súng và vũ khí hạng nặng đã vang lên tại nhiều vùng trong thành phố. Một trong những địa điểm diễn ra các trận chiến ác liệt là phủ tổng thống, trại lính gần đó và tòa nhà truyền hình quốc gia.



Một người thiệt mạng trên đường phố. Phía xa là binh lính ủng hộ ông Ouattara.



Cả hai phe đều sử dụng quân du kích – bao gồm cả lính đánh thuê đến từ quốc gia láng giềng Liberia. Quân đánh thuê đã gây ra cướp bóc tại Abidjan. Quân đội ủng hộ ông Gbagbo tuần tra tại khu vực Plateau – khu trung tâm đông dân cư tại Abidjan.



Quân đội của ông Gbagbo vẫn kiểm soát được phủ tổng thống. Ông Gbagbo đã thua trong cuộc bầu cử nhưng kiên quyết không từ bỏ quyền lực.



Tại thành phố phía tây Duekoue, hơn 1.000 người đã bị giết hại khi quân đội của ông Ouattara tiến vào khu vực này. Liên Hợp Quốc và hội chữ thập đỏ tố cáo cả hai phe phái đã tàn sát dân thường.



Thứ Tư, 23 tháng 3, 2011

>> Cấu hình vũ khí chiến đấu cơ không kích Libya



[Defense Update] Bộ Quốc phòng Anh và Pháp đã công bố các bức ảnh về cấu hình vũ khí tiêu chuẩn cho các chiến đấu cơ của họ đang tham chiến tại chiến trường Libya.

Sau đây là chùm ảnh chiến đấu cơ cùng vũ khí sử dụng oanh tạc Libya:


Tornado GR4 cất cánh từ căn cứ không quân Marham trên đường tiến tới Libya thực hiện nhiệm vụ.


Chiếc máy bay này được trang bị tiêu chuẩn cho nhiệm vụ tấn công mặt đất gồm: 3 tên lửa chống tăng Brimstone, 2 bom dẫn đường bằng GPS và Laze, tên lửa không đối không ASRAAM và hệ thống nhắm mục tiêu Litening.

Đây cũng là một chiếc Tornado GR4 với cấu hình vũ khí tương tự như chiếc ở trên. Các hệ vũ khí mang theo thích hợp cho vai trò hỗ trợ trên không. Như tên lửa chống tăng Brimstone được dùng để tiêu diệt các loại xe tăng, xe bọc thép, hệ thống phòng không của Libya.


Brimstone sử dụng hệ thống chỉ thị mục tiêu LGB bằng laser với độ chính xác cao, được hỗ trợ bởi hệ thống nhắm mục tiêu Litening. Ngoài ra, còn có hai tên lửa không đối không để phòng thân trước tiêm kích đối phương có thể xuất hiện đánh chặn.

Một chiếc Tornado GR4 khác giống các loại trên nhưng trang bị thêm thiết bị đối phó điện tử Cerberus ở hai bên cánh.



Chiến đấu cơ Rafale đang làm nhiệm vụ trên không phận Libya. Rafale trang bị 4 tên lửa dẫn hướng không đối đất AASM, các tên lửa này đều là phiên bản có khả năng dẫn đường kết hợp với GPS để nâng cao độ chính xác. Ở hai đầu mút cánh lắp tên lửa không đối không hồng ngoại MICA-IR.



Phiên bản Rafale hai chỗ ngồi tham chiến tại Libya. Cấu hình vũ khí gồm 4 tên lửa không đối không dẫn hướng GPS AASM, 2 tên lửa không đối không dẫn đường hồng ngoại MICA-IR.



Máy bay Mirage 2000-5 cất cánh làm nhiệm vụ tuần tra không phận Libya. Mirage 2000 mang theo 4 tên lửa không đối không tầm trung MICA-RF dẫn đường bằng radar chủ động và 2 tên lửa không đối không MICA-IR.



Chiến binh EF-2000 Typhoon cất cánh từ căn cứ Coningsby thực hiện nhiệm vụ bay tuần tra không phận Libya. Cấu hình vũ khí tiêu chuẩn gồm 4 tên lửa không đối không tầm trung AIM-120 và 2 tên lửa đối không tầm ngắn ASRAAM.


Việc phòng không Libya im hơi lặng tiếng khiến hai chiến đấu cơ Rafale (Pháp) và EF-2000 (Anh) lần đầu tiên tham gia vai trò tấn công chính không phát huy được năng lực của mình và các nhà quân sự Anh - Pháp rất khó để đánh giá được ưu nhược điểm của hai loại này trong thực chiến.


Thứ Hai, 21 tháng 3, 2011

>> Báo Nga bình luận về cuộc chiến chống Libya



Theo một chuyên gia, hành động tấn công quân sự do Mỹ và các nước đồng minh phát động chống lại chính quyền của Tổng thống Libya Gaddafi có thể khiến lực lượng phiến quân nổi dậy quyết định “quay cờ” gia nhập vào lực lượng quân chính phủ để đối phó với các thế lực quân sự phương Tây.

Đây là bình luận của một quan chức quân sự tại khu vực Địa Trung Hải trong khi trả lời phỏng vấn của hãng thông tấn Nga Ria Novosti qua điện đàm ngày 20/3.





Tên lửa Tomahawk được bắn đi từ tàu chiến.

Chuyên gia quân sự không được tiết lộ danh tính này cho biết các đợt không kích lãnh thổ Libya của quân đồng minh có lẽ sẽ không tránh khỏi việc tàn sát vào nhầm cả vào lực lượng nổi dậy.

Sự việc có thể trở thành con dao hai lưỡi, khơi nên căm phẫn ở họ. Một khi đã bị tổn hại rất có thể phe nổi dậy sẽ tham gia cùng lực lượng quân của chính phủ Libya để chiến đấu chống lực lượng quân sự nước ngoài.

Cần phải nhấn mạnh rằng, tình hình tại Libya hiện nay rất phức tạp, có nhiều đảng phái và lực lượng có mâu thuẫn về lợi ích chính trị khác nhau. Khả năng về một phong trào tập hợp lực lượng chống các thế lực nước ngoài tại đây hoàn toàn có thể xảy ra – chuyên gia này cho hay.


Một địa điểm tại Libya bị trúng đạn của quân đồng minh.

“Việc quân đội Mỹ và Pháp tấn công các địa điểm trên lãnh thổ Libya được ví như hành đồng đi trên một sợi dây vô cùng nguy hiểm mà sau đó là những hậu quả không thể đảo ngược sẽ phát sinh, buộc các bên phải tiến hành các chiến dịch tấn công và phòng thủ quy mô lớn”.

(vtc news)

Chủ Nhật, 20 tháng 3, 2011

>> Những phi cơ Anh sẽ đưa vào chiến dịch Libya



Quân đội Anh đang huy động các loại máy bay hiện đại nhất của mình như Typhoon và Tornado, chuẩn bị cho chiến dịch đảm bảo lệnh cấm bay trên toàn không phận Libya.

Cùng với Pháp và Mỹ, Anh là nước ráo riết nhất trong việc kêu gọi lập vùng cấm bay tại Libya, nhằm ngăn chặn quân của đại tá Gadhafi tấn công người chống đối. Kế hoạch này đã được Liên Hợp Quốc ủng hộ, cho phép bắn hạ tất cả các máy bay của quân đội Libya vi phạm.

Để thực hiện quyết định trên, các nước tham gia sẽ phải huy động lực lượng không quân để đảm bảo vùng cấm bay có hiệu lực. Dưới đây là những loại chiến đấu cơ và máy bay do thám mà BBC nhận định quân đội Anh sẽ sử dụng để cùng Pháp và Mỹ áp đặt vùng cấm bay tại quốc gia Bắc Phi này.

Typhoon - Eurofighter


Máy bay chiến đấu Typhoon. Ảnh: BBC

Máy bay chiến đấu Typhoon của không quân hoàng gia Anh, hay còn gọi là Eurofighter, có tốc độ nhanh vượt trội có thể được sử dụng với mục đích chiến đấu không đối không nếu không quân Libya cố tình "xé rào" lệnh cấm bay.

Typhoons được chế tạo theo tiêu chuẩn do không quân Anh, Tây Ban Nha, Đức và Italy đặt ra, nhằm thay thế cho những chiếc Tornado. Loại phản lực cơ này trang bị công nghệ tàng hình và hệ thống vũ khí phong phú, từ các loại tên lửa không đối không tầm ngắn và tầm trung đến nhiều loại vũ khí oanh tạc mục tiêu mặt đất.

Chiến đấu cơ Typhoon được không quân Anh đưa vào sử dụng từ năm 2003, với căn cứ chính đặt tại Coningsby thuộc hạt Lincolnshire và Leuchars tại Scotland. Kể từ tháng 9/2009, loại máy bay một chỗ ngồi này cũng bắt đầu hoạt động từ quần đảo Falkland ở Nam Mỹ.

Tornado GR4

Máy bay Tornado GR5. Ảnh: AP


Đây là một trong những trụ cột của lực lượng không quân Anh kể từ khi được đưa vào sử dụng năm 1980. Trước đây Tornado từng được huy động phục vụ chiến dịch áp đặt vùng cấm bay tại Iraq.

Tính năng chính của Tornado là oanh kích mặt đất hay tấn công tiêm kích máy bay đối phương. Đây có thể là vũ khí đóng vai trò chính trong màn đánh phủ đầu để tiêu diệt hệ thống tên lửa đất đối không của Libya.

Những loại vũ khí trang bị như tên lửa hành trình Storm Shadow khiến Tornado có thể đánh trúng mục tiêu từ khoảng cách xa đáng kể. Bộ Quốc phòng Anh mô tả đây là loại tên lửa được thiết kế "thâm nhập sâu, bắn tầm xa và độ chính xác cao" trong việc tấn công sở chỉ huy và các hầm điều khiển của đối phương.

Ngoài ra, loại máy bay này còn được gắn tên lửa Brimstone, một loại vũ khí xuyên giáp hiệu quả, đồng thời có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết hoặc làm nhiệm vụ trinh sát cả ngày lẫn đêm. So với Typhoon có một chỗ ngồi và tốc độ 2 Mach, Torado có hai chỗ ngồi và tốc độ 1.3 Mach.

Nimrod R1

Máy bay do thám Nimrod. Ảnh: AFP


Máy bay trinh sát Nimrod R1 được phát triển từ phiên bản máy bay tuần tra trên biển được dự đoán sẽ tham gia chiến dịch do thám khi áp đặt lệnh cấm bay tại Libya.

Hệ thống theo dõi trên máy bay được sử dụng để trinh sát và thu thập thông tin tình báo điện tử. Nimrod R1 có khả năng bay với tốc độ thấp trong một thời gian dài, giúp nó có thể "neo đậu" trên một khu vực nhất định để do thám. Hoạt động này được kéo dài liên tục hơn nhờ khả năng tiếp nhận dầu trên không.

Mỗi "cỗ máy tình báo" Nimrod R1 có phi hành đoàn 29 người.

Sentinel R1

Máy bay do thám Sentinel R1. Ảnh: Crown


Có chức năng tương tự Nimrod R1 là Sentinel R1, từng được sử dụng trong các chiến dịch tình báo tại Afghanistan và cũng được dự đoán sẽ được huy động cho hoạt động ở Libya. Sentimel R1 là một phần của hệ thống do thám Sentinel bao gồm các bộ phận hỗ trợ trên không và trên mặt đất.

Máy bay do thám này được hoán chuyển từ loại máy bay vận tải Bombardier Global Express, được trang bị radar và hệ thống theo dõi có thể lần theo vị trí và xác định mục tiêu lực lượng đối phương trên mặt đất.

Quân đội Anh có kế hoạch giải thể những chiếc Sentinel R1, loại máy bay có phi hành đoàn 5 người, sau khi rút quân từ Afghanistan về nước.


(theo vnexpress news )

Chủ Nhật, 27 tháng 2, 2011

>> Đánh giá thực lực quân đội Pháp



Báo chí Pháp rất xem thường khả năng chiến đấu của quân đội Nga. Nhưng đời vẫn hay có chuyện “lươn ngắn lại chê trạch dài”. Vậy thực lực quân đội Pháp hiện nay ra sao và họ có thể ngạo mạn bình phẩm quân đội Nga không?

Cắt giảm liên miên Quân đội Pháp trong những thập niên gần đây liên tục bị cắt giảm. Lần cải cách quân đội tiếp theo đã được bắt đầu dưới thời TT Jacques Chirac vào năm 1996. Khi đó, Quân đội Pháp đã bị giảm quân số từ 575.000 xuống còn 435.000 quân.

Cùng với việc cắt giảm quy mô lớn, người Pháp cũng đã từ bỏ nguyên tắc tuyển quân hỗn hợp (mà người ta thường gọi là quân đội dựa trên chế độ quân dịch) để chuyển sang tuyển quân tình nguyện (thường gọi sai là quân đội nhà nghề).

Khi xem xét quân số quân đội Pháp, cần nhớ rằng, người Pháp tính cả trong quân đội khoảng 100.000 hiến binh và gần 80.000 nhân viên dân sự. Nếu như tính với các lực lượng vũ trang Nga thì ngoài 1 triệu quân nhân cần thêm cả gần 200.000 lính trong bộ đội nội vụ và 750.000 nhân viên dân sự.

Ở giai đoạn 2 cải cách, người Pháp từ bỏ các sư đoàn để chuyển sang lữ đoàn. Họ làm thế để tăng quân số sẵn sàng chiến đấu từ 10.000 lên 50.000 người. Nhưng không đạt được mục đích tăng quân số thực sự sẵn sàng chiến đấu.

Mục đích của giai đoạn 3 do TT Sarkozy khởi đầu vào năm 2008 là “hiện đại hóa toàn bộ quân đội để có thể thực hiện 4 nhiệm vụ: răn đe hạt nhân, triển khai nhanh, bảo vệ lãnh thổ và chặn trước đòn tấn công”. Nhưng trên thực tế, do nổ ra khủng hoảng kinh tế thế giới, quân đội Pháp đang chờ đợt những cắt giảm mới.

Quân đội Pháp sẽ bị giảm quân số 54.500 người và sẽ chỉ còn 385.000 người kể cả hiến binh và nhân viên dân sự. Quân số lực lượng ở tình trạng luôn sẵn sàng giảm xuống còn 30.000.

Không quân bị cắt giảm mạnh - giảm 24%, Lục quân - 17%, Hải quân - 11%. Vì thế, khi kết thúc giai đoạn cải cách mới, quân đội Pháp (không tính hiến binh) sẽ chỉ còn hơn 200.000 quân một chút. Tổng cộng sẽ cắt giảm hơn 80 đơn vị.

Kho vũ khí hạt nhân - tất cả những gì quý giá nhất đều ở dưới nước:




Tàu ngầm chiến lược lớp Le Triomphant


Pháp có công nghệ vũ khí hạt nhân khá tiên tiến. Hiện tại, người Pháp có trên 320 đơn vị vũ khí hạt nhân chiến lược và chiến thuật.

Nền tảng của lực lượng hạt nhân là 4 tàu ngầm chiến lược lớp Le Triomphant, chiếc cuối cùng trong số đó là Terrible đang được thử nghiệm.

Chiếc đầu tiên là Le Triomphant đã mất khả năng hoạt động vào tháng 2.2009 khi va chạm với tàu ngầm Vanguard của Anh.

Tạm thời có thể coi chiến thắng thuộc về tàu ngầm Pháp do chiếc tàu ngầm Anh bị hư hỏng nhiều hơn, thậm chí vấn đề loại bỏ nó khỏi trang bị đã được đặt ra.

Các tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa đường đạn hạt nhân (SSBN) của Pháp được trang bị mỗi tàu 16 tên lửa đường đạn M45.

Pháp đang dự định thay thế bằng các tên lửa mới đang được thử nghiệm. Đó sẽ là các tên lửa khá tiên tiến, mặc dù không có khả năng cơ động trên đường bay và các thủ đoạn khác mà tên lửa Bulava của Nga sẽ có.


Máy bay ném bom hạt nhân Mirage 2000N

Kho vũ khí hạt nhân còn lại của Pháp thuộc biên chế Không quân. Đó là các tên lửa hàng không chiến thuật và bom hạt nhân.

Các tên lửa đường đạn chiến thuật, đạn pháo và tên lửa tầm trung đã bị loại bỏ trong thập niên 1990.

Không quân Pháp hiện có 64 máy bay ném bom hạt nhân Mirage 2000N.

Nhìn chung, khả năng hạt nhân của Pháp hoàn toàn đáp ứng các yêu cầu của nước này và bảo đảm cho Pháp có vị thế xứng đáng trong các cường quốc hàng đầu. Nhưng không thể nói thế về các lực lượng thông thường.

Quân đội Pháp ngày nay
Quân đội Pháp gồm 3 quân chủng (Hải quân [Marine Nationale], Lục quân [Armée de Terre], Không quân [Armée de l'Air]) và Hiến binh Quốc gia (Gendarmerie Nationale).

Quân đội Pháp là quân đội lớn nhất trong EU và thứ ba trong NATO, có ngân sách quốc phòng đứng thứ ba thế giới và lực lượng hạt nhân lớn thứ ba thế giới (chỉ sau Mỹ và Nga).

Hải quân là quân chủng có khả năng chiến đấu mạnh nhất của quân đội Pháp. Hạm đội Pháp hiện có:

- 10 tàu ngầm nguyên tử (4 SSBN lớp Le Triomphant là Triomphant, Téméraire, Vigilant, Terrible; và 6 tàu ngầm tiến công động lực hạt nhân (SSN) lớp Rubis là S601 Rubis, S602 Saphir, S603 Casabianca, S604 Émeraude, S605 Améthyste, S606 Perle);

- 1 tàu sân bay động lực hạt nhân R91 Charles de Gaulle - tàu sân bay động lực hạt nhân duy nhất không phải của Mỹ;

- 1 tàu tuần dương chở trực thăng huấn luyện Jeanne d’Arc;

- 2 tàu đổ bộ vạn năng lớp Mistral: L9013 Mistral, L9014 Tonnerre;

- 24 tàu frigate: 2 tàu lớp Horizon (D620 Forbin, D621 Chevalier Paul), 2 tàu lớp Cassard (D614 Cassard, D615 Jean Bart), 7 tàu lớp Georges Leygues (D640 Georges Leygues, D641 Dupleix, D642 Montcalm, D643 Jean de Vienne, D644 Primauguet, D645 La Motte Picquet, D646 Latouche-Tréville), 2 tàu lớp Tourville (D610 Tourville, D612 De Grasse), 5 tàu lớpLa Fayette (F710 La Fayette, F711 Surcouf, F712 Courbet, F713 Aconit, F714 Guépratte), 6 tàu lớp Floréal (F730 Floréal, F731 Prairial, F732 Nivôse, F733 Ventôse, F734 Vendémiaire, F735 Germinal);

- 9 tàu corvette lớp D'Estienne d'Orves (A 69): F789 Lieutenant de vaisseau Le Hénaff, F790 Lieutenant de vaisseau Lavallée, F791 Commandant L'Herminier, F792 Premier-Maître L'Her, F793 Commandant Blaison, F794 Enseigne de vaisseau Jacoubet, F795 Commandant Ducuing, F796 Commandant Birot, F797 Commandant Bouan);

- và các tàu khác.










Từ trên xuống dưới: Tàu sân bay R91 Charles de Gaulle, tàu sân bay trực thăng L9013 Mistral, frigate D620 Forbin, frigate F710 La Fayette

Không quân Pháp có 303 máy bay tiêm kích Mirage-2000, Mirage F1 và Rafale, 245 máy bay huấn luyện (trong đó có khoảng 100 máy bay huấn luyện chiến đấu Alpha Jet), 119 máy bay vận tải, 79 trực thăng các loại.

Điểm yếu của Không quân Pháp là có ít máy bay vận tải quân sự để không vận lực lượng. Trong khi đó, việc sản xuất máy bay vận tải quân sự của châu Âu А-400М vẫn bị trì hoãn.

Không quân Pháp dự định mua sắm tổng cộng đến 300 máy bay tiêm kích Rafale. Máy bay thế hệ 4+ này có đặc điểm khí động học tuyệt vời, song động cơ lại không phải là tốt nhất. Nhưng người Pháp vẫn hy vọng chế tạo được động cơ giúp cho Rafale thể hiện được hết tính năng của mình.




Máy bay tiêm kích Rafale (trên) và Mirage 2000 (dưới)


Lục quân Pháp hiện có gần 400 xe tăng Leclerc mà người Pháp cho là loại tăng tốt nhất thế giới. Nhưng loại tăng được cho là một trong những loại đắt tiền nhất thế giới này lại rất không tin cậy và không mấy phù hợp cho tác chiến thực tế.

Thậm chí động cơ của các xe tăng này còn tắc tịt ngay cả tại cuộc duyệt binh kỷ niệm ngày phá ngục Bastille.

Tám năm trước, sau một chặng hành quân tại trường bắn của Ukraine, một bộ phận các xe tăng này bị hỏng bộ phận truyền động, còn một số khác không thể bắn ngay.

Dĩ nhiên là người Pháp cuối cùng cũng điều trị được một số vấn đề. Nhưng người ta cũng quyết định loại bỏ 82 xe tăng thuộc các đời đầu. Vậy là trong các đơn vị chiến đấu chắc sẽ chỉ còn vẻn vẹn 240 xe tăng Leclerc. Với lực lượng xe tăng ít ỏi đó, quân đội Pháp chẳng đánh nhau lâu được với ai, có chăng chỉ đánh được ở châu Phi.


Xe tăng chủ lực Leclerc
Đạo quân lê dương
Cần phải dành một dòng riêng để nói đến các đơn vị bộ binh hải quân - Troupes de marine (trước đây gọi là bộ binh thuộc địa - Troupes coloniales) và đạo quân lê dương (Légion étrangère) khét tiếng.


Đạo quân lê dương - lực lượng ưu tú nhất của quân đội Pháp
Légion étrangère hiện có 7.700 quân biên chế thành 9 trung đoàn (1 trung đoàn tham mưu-hành chính, 1 trung đoàn huấn luyện, 2 trung đoàn bộ binh, 1 trung đoàn dù, 1 trung đoàn kỵ binh, 2 trung đoàn công binh, 1 bán lữ đoàn bộ binh cơ giới), 1 đơn vị bộ binh độc lập; và được trang bị xe bọc thép hạng nhẹ và pháo binh.

Phần lớn đạo quân lê dương đóng ở Pháp (5 trung đoàn), phần còn lại ở thuộc địa Pháp ở hải ngoại Djibouti (bán lữ đoàn bộ binh cơ giới số 13), Guiana thuộc Pháp (trung đoàn bộ binh số 3), 1 đơn vị bộ binh độc lập ở Mayotte và các địa điểm khác cùng với các đơn vị của Troupes de marine (lính dù và lính thủy đánh bộ).

Lính lê dương thường được tung đến bất kỳ điểm nóng nào ở châu Phi và các nơi khác mà chính pháp quyết định sử dụng vũ lực. Lê dương là lực lượng có sức chiến đấu cao nhất của quân đội Pháp.

Các đơn vị còn lại của quân đội Pháp trên thực tế không đáng giá là mấy. Tỷ lệ trang bị hư hỏng khá cao, hơn 1/3 trực thăng và xe tăng ở tình trạng không hoạt động.

Ngân sách quân sự quá tải vì các chương trình xã hội, làm thiệt hại đến công tác huấn luyện chiến đấu và mua sắm vũ khí trang bị. Tất cả những điều đó đã bị bộc lộ trong quá trình Pháp tham gia cuộc chiến ở Afghanistan, nơi 3.500 lính Pháp thể hiện chẳng có gì xuất sắc.

Để khái quát về sức mạnh trên bộ của quân đội Pháp, có thể thấy rằng, họ không có khả năng tiến hành các hành động tiến công trong một cuộc chiến tranh lớn, mà chỉ có thể thực hành tác chiến phòng ngự trên một khu vực hẹp của mặt trận hoặc trong một chiến dịch cục bộ. Trong các chiến dịch cục bộ ở châu Phi, với đội quân hạn chế, quân đội Pháp có thể tác chiến khá hiệu quả. Hơn thế thì họ không chịu nổi, nhưng hơn thế người ta cũng không đòi hỏi ở nó.

Hợp tác quân sự Pháp-Nga
Công nghiệp quốc phòng Nga hợp tác khá chặt chẽ với Pháp. Tất cả bắt đầu từ các hợp đồng cung cấp thiết bị cho các vũ khí trang bị Nga xuất khẩu.

Cuối thập kỷ 1990, Ấn Độ muốn trang bị thiết bị ảnh nhiệt của Pháp cho tăng Т-90S họ mua của Nga thay cho thiết bị ảnh nhiệt Agava-2 của Nga. Thực ra lựa chọn của Ấn Độ không thật thành công. Các thiết bị ảnh nhiệt của Pháp không thật phuc hợp với điều kiện khí hậu của Ấn Độ.

Tuy vậy, thiết bị ảnh nhiệt của Pháp đã “gắn bó” được với các vũ khí trang bị xuất khẩu của Nga và hiện vẫn được cung cấp để lắp cho cả xe tăng Т-90А của quân đội Nga.

Hệ thống ngắm của xe chiến đấu bộ binh BMP-3 của Nga cũng có những bộ phận do Pháp sản xuất.

Pháp cũng cung cấp các contenơ chứa khí tài ngắm bắn cho máy bay của quân đội Nga.

Hơn nữa, trong các trường hợp nêu trên, Nga không dừng ở việc mua sắm mà còn nhận được cả các công nghệ và thiết bị để sản xuất loạt các khí tài đó. Nga đang triển khai sản xuất các khí tài này ở Vologda và Yekaterinburg. Ban đầu dĩ nhiên đó sẽ là lắp ráp từ các bộ phận, linh kiện do Pháp cung cấp.

Công nghiệp quốc phòng Nga và Pháp còn hợp tác cả trong những lĩnh vực khác. Ai cũng nghe thấy chuyện Nga sắp mua tàu sân bay trực thăng lớp Mistral và giấy phép đóng các tàu này tại Nga.

Cũng có những ví dụ ngược lại khi mà người Pháp cũng đề nghị Nga giúp đỡ. Chẳng hạn, quân đội Pháp dự định mua đạn pháo điều khiển bằng laser Krasnopol-М1 của Nga. Loại đạn pháo này có tính năng tốt hơn nhiều loại đạn đối thủ của Mỹ và đang được sản xuất loạt.

Tuy có sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường vũ khí (Pháp vẫn giữ vững vị trí thứ 3, 4 về xuất khẩu vũ khí, chỉ thua Mỹ và Nga, cạnh tranh với Đức), nền tảng đang được thiết lập cho hợp tác Nga-Pháp là khá tốt đẹp và có lợi cho cả hai bên.

( military-today.com)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang