Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Siêu tên lửa

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Siêu tên lửa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Siêu tên lửa. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 23 tháng 6, 2013

>> "Tên lửa Topol-M - Nỗi khiếp sợ đến từ xứ sở Bạch Dương"

Ngay từ khi ra đời, Topol-M đã khiến giới chức quân sự cấp cao Hoa Kỳ lo lắng đến mức "mất ăn mất ngủ" vì những tính năng vô cùng siêu việt của nó.

>> Khám phá siêu tên lửa thế hệ 5 của Nga

Được thiết kế bởi Viện kỹ thuật nhiệt học Moscow từ những năm 1990, ngay sau khi liên bang Xô Viết tan rã, Topol đã được đươc vào sản xuất và trang bị cho lực lượng tên lửa chiến lược, thuộc quân đội liên bang Nga.

Với tên gốc RT-2UTTKh và tên mật là Topol-M, nó được NATO định danh là SS-27 “Sickle B”. SS-27 là hậu duệ của các tên lửa đạn đạo Xô Viết trước đó như RS-24 và RT-21 với các phiên bản khác nhau là: RS-12M1, RS-12M2 và RT-2PM2.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Topol-M đi qua thành phố Minsk (Belarus). Ảnh: Ria Novosti.

RT-2UTTKh là tên gọi trong tiếng Anh của Topol-M. Trong tiếng Nga nó là РТ-2УТТХ - Тополь-М. Trong tiếng Nga, “PT” là viết tắt của “ракета твердотопливная” nghĩa là tên lửa đẩy nhiên liệu rắn. Còn УТТХ là viết tắt của “улучшенные тактико-технические характеристики” nghĩa là thế hệ cải tiến mới. Topol trong tiếng Nga nghĩa là cây bạch dương trắng. Tuy nhiên NATO thường gọi Topol-M là “Sát thủ bạch dương” để nói về độ nguy hiểm cũng như khả năng vượt trội của Topol-M.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Topol-M rời bệ phóng. Ảnh: RIA Novosti

Tính năng kỹ thuật và chiến thuật:

Topol-M là loại tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) sử dụng bệ phóng thẳng đứng, bao gồm 3 giai đoạn phóng, sử dụng nhiên liệu rắn. Nó có thể được phóng từ các xe chở tên lửa, đây chính là điều làm nên tính cơ động của Topol-M. Trọng lượng khi phóng là 47.2 tấn, bao gồm cả tải trọng 1.2 tấn.

Topol-M có khả năng mang cả đầu đạn thông thường lẫn đầu đạn hạt nhân, với đầu đạn thông thường là đầu nổ 1 tấn hoặc đầu đạn hạt nhân 800 kiloton. Bên cạnh đó, hiện nay Topol-M được mang cả đầu đạn kép MIRV, có khả tăng tấn công đa mục tiêu. Theo công trình sư Yuri Solomonov, Topol-M có khả năng mang 4 cho tới 6 đầu đạn hạt nhân và kèm theo đó là mồi nhử tên lửa đánh chặn. Tầm bắn của Topol-M là từ 2.500km cho đến 10.500km, sử dụng hệ thống dẫn đường vệ tinh GLONASS hoặc hệ thống dẫn đường quán tính.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Cận cảnh xe chở tên lửa Topol-M

Với khả năng đánh trúng mục tiêu khá cao, độ sai lệch chỉ là 200m, Topol-M khi ra đời đã khiến cho giới chức quân sự cấp cao Hoa Kỳ lo lắng đến mức “mất ăn mất ngủ” vì những tính năng phải gọi là siêu việt của nó, như khả năng lẩn tránh radar và các mồi nhử tên lửa đánh chặn. Vì thế, vào những năm cuối thế kỷ trước, Hoa Kỳ đã xúc tiến các hệ thống phòng thủ tên lửa tại các nước Đông Âu và các đồng minh thân cận tại Châu Á như Nhật Bản và Hàn Quốc và cho đến nay người Mỹ vẫn lo sợ “Sát thủ bạch dương” này của người Nga.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Xe chở Topol-M trong một đợt diễu binh ở thủ đô Moscow

Topol-M có khả năng phóng từ các hầm chứa, mà theo báo cáo tình báo của NATO thì các bệ phóng này có khả năng chịu được cả đòn tấn công hạt nhân. Topol-M còn có thể phóng từ các xe lưu động từ bất cứ vị trí nào trên lãnh thổ nước Nga, nó có thể lẩn trốn các vệ tinh quân sự của Hoa Kỳ.

Có nhiều đồn đoán xung quanh Topol-M ngay từ khi ra đời và một trong số đó là những câu chuyện về các điệp viên Hoa Kỳ xâm nhập vào các cơ quan quân sự Nga để lấy được các tài liệu về Topol-M.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Đuôi kích nổ và tầng nhiên liệu đầu tiên của Topol-M

Giai đầu tiên của Topol-M được phát triển bởi Trung tâm liên bang Soyuz và sử dụng công nghệ động cơ kép. Điều này giúp cho các tên lửa có khả năng tăng tốc nhanh hơn so với các loại ICBM khác. Vận tốc của Topol-M lúc tăng tốc tối đa là 7.320m/s với một quỹ đạo cao và khoảng cách đến mục tiêu trước khi phát nổ là 10.000m. Việc thiết kế với nhiêu liệu rắn giúp việc bảo trì tên lửa hiệu quả hơn và thời gian chuẩn bị mỗi lần phóng được giảm xuống đáng kể.

Topol-M được giới chuyên môn cho rằng có khả năng hạ gục mọi bức tường phòng thủ của Hoa Kỳ. Nó có khả năng làm nên tính bất ngờ và có khả năng lẩn tránh radar của mọi hệ thống phòng thủ Hoa Kỳ. Topol-M được bảo vệ để tránh khỏi sự tấn công của các loại phóng xạ, EMP (bom xung điện từ). Một trong những điều đáng chú ý là thời gian khởi động của buồng đốt, với thời gian chỉ bằng 1/3 so với các loại tên lửa ICBM của Hoa Kỳ như MinuteMan (phóng từ mặt đất) hay Trident.

RT-2UTTKh Topol - M

Phân loại: Tên lửa đạn đạo liên lục địa ICBM

Nguồn gốc: Liên bang Nga

Hoạt động: 1997 – nay

Các bên sử dụng: Lực lượng tên lửa chiến lược – Quân đội liên bang Nga

Thiết kế bởi: Viện kỹ thuật nhiệt học Moscow – Công trình sư Yuri Solomonov

Sản xuất bởi: Tập đaàn vũ khí tên lửa chiến lược Votkinsk

Đặc tính kỹ thuật

Trọng lượng: 47.2 tấn

Chiều dài: 22.7 mét

Đường kình (dày nhất): 1.9 mét

Đầu đạn:

+Đơn: Đơn 800 kiloton

+Kép: MIRV 4 – 7 đầu đạn

Động cơ: 3 tầng sử dụng nhiên liệu rắn

Tầm bắn: 11000km

Tốc độ (tối đa): 7320m/s

Hệ thống dẫn đường:

+Dẫn đường vệ tinh GLONASS

+Dẫn đường quán tính

Độ sai lệch: 200m

Hệ thống phóng: Hầm chứa hoặc xe chở chuyên dụng

Thứ Tư, 4 tháng 7, 2012

>> Tên lửa khủng hơn BrahMos "sắp ra đời"

Xí nghiệp hợp tác Ấn Độ-Nga BrahMos Aerospace bắt đầu nghiên cứu phát triển loại tên lửa hành trình siêu thanh mới mạnh hơn tên lửa BrahMos nhiều lần - người đứng đầu liên doanh Sivathanu Pillay cho biết.

>> Ấn Độ sẽ trở thành siêu cường tên lửa ?
>> Siêu tên lửa Brahmos



http://nghiadx.blogspot.com
Ấn Độ và Nga bắt đầu nghiên cứu phát triển loại tên lửa hành trình siêu thanh mới mạnh hơn tên lửa BrahMos nhiều lần


Theo đó, ông cho biết: Doanh nghiệp đang tìm kiếm vốn để thực hiện dự án này. Theo ông, những công việc đã được thực hiện cho phép hy vọng rằng, trong tương lai gần ‘cấu hình và diện mạo của hệ thống siêu thanh sẽ được xác định’.

‘Loại tên lửa mới sau khi ra đời sẽ là loại tên lửa siêu thanh chống tàu mạnh nhất trên thế giới và khó có nước nào trên thế giới có được công nghệ này’. Ông kết luận.

Xí nghiệp liên doanh Ấn Độ-Nga BrahMos (BraMos Airspace Ltd) được thành lập ở Ấn Độ năm 1998 để đáp ứng nhu cầu sản xuất các tên lửa siêu âm chống tàu. BrahMos được chế tạo trên cơ sở tên lửa Yakhont của Nga, sở hữu các đặc tính tương tự.

Ưu điểm chính của tên lửa loại này là tốc độ cao, sự đa dạng các sơ đồ chiến thuật và ứng dụng, khả năng tương tác của tên lửa với các mặt bằng phóng khác.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa Brahmos phóng từ máy bay Su-30MKI của Không quân Ấn Độ

Tên lửa Brahmos có 4 biến thể: phóng từ tàu nổi, bệ phóng mặt đất (chống hạm và chống mục tiêu mặt đất), tàu ngầm và máy bay. Hai biến thể đầu đã được nhận vào trang bị cho Hải và Lục quân Ấn Độ, 2 biến thể sau đang được phát triển.

Sau khi tất cả các vụ thử nghiệm bệ phóng và hệ thống tên lửa mới đều thành công, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã quyết định trang bị hệ thống Brahmos cho toàn bộ 5 tàu khu trục Project 61ME.

Brahmos cũng là vũ khí chống hạm chủ yếu của các tàu khu trục tên lửa mới lớp Project 15А (lớp Bangalore), tàu khu trục Project 17 và tàu khu trục lớp Talwar Projekt 11356 do Nga đóng.

Biến thể trang bị cho Su-30MKI là Brahmos-A có trọng lượng nhỏ hơn và độ ổn định khí động cao hơn đang được phát triển. Tên lửa Brahmos-A bắt đầu được thử nghiệm vào năm 2011 và sẽ đuợc đưa vào trang bị vào cuối năm nay.

>> Sức mạnh của "thần lửa" Agni V

Tên lửa Brahmos trang bị cho Hải- Lục quân được để trong container phóng, có thể phóng thẳng đứng hoặc phóng nghiêng, lắp đầu đạn nặng đến 300 kg, tầm bắn 290 km, độ cao bay 10-14.000 m, uy lực sát thương cao nhờ động năng lớn khi va chạm mục tiêu. BrahMos có thể tấn công mục tiêu mặt đất hoặc trên biển theo nhiều quỹ đạo khác nhau.

http://nghiadx.blogspot.com
Nga và Ấn Độ sắp có loại tên lửa hành trình siêu thanh chống tàu mạnh nhất thế giới trong tương lai gần

Tên lửa Brahmos có nhiều ưu điểm như tầm bắn xa với tốc độ bay siêu âm gấp 2.8 lần tốc độ âm thanh trên toàn quỹ đạo (gấp 3 lần tốc độ của tên lửa Tomahawk của Mỹ), hiện Brahmos là loại tên lửa hành trình có tốc độ cao nhất thế giới.

Thậm chí, Tập đoàn Brahmos đang tìm cách nâng tốc độ tên lửa này lên thành Mach 5-7, tức là bay nhanh hơn tốc độ âm thanh từ 5 đến 7 lần.

Với loại tên lửa mới đang được nghiên cứu, hứa hẹn nó sẽ là người kế nhiệm tuyệt hảo của BrahMos với vị trí tên lửa siêu thanh chống tàu mạnh nhất thế giới.

Chủ Nhật, 24 tháng 6, 2012

>> Tomahawk của Mỹ thua xa tên lửa của Nga, Trung Quốc ?

Nhắc đến các phương tiện chiến đấu "không người lái" trên không, tên lửa BGM-109 Tomahawk được cho là một trong những sản phẩm thành công nhất.

>> Kỷ nguyên 'Dân chủ Tomahawk'
>> Xem tên lửa Club-M khai hỏa
>> Sự nguy hiểm ẩn nấp trong các container



http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa hành trình đối đất tầm BGM-109 Tomahawk của Mỹ


Mục quân sự trên trang mạng Sina, Trung Quốc nói rằng, theo trang mạng Công nghiệp Quốc phòng Nga, nhắc đến các phương tiện chiến đấu không người lái trên không, tên lửa BGM-109 Tomahawk được cho là một trong những sản phẩm thành công nhất. Tuy nhiên, tính năng của nó lại kém xa so với các sản phẩm tương tự được phát triển bởi Nga và Trung Quốc.

Trang mạng này nhận định, tên lửa hành trình Tomahawk là một vũ khí rất thành công với những lợi thế về độ an toàn khi sử dụng, có khả năng sống sót cao, rất khó phát hiện bằng ra đa, hay hồng ngoại và có khả năng tấn công vào các hệ thống phòng ngự dày đặc nhất.

Song loại tên lửa này vẫn còn tồn tại một số nhược điểm lớn như tốc độ bay chậm và hoàn toàn không có khả năng tự phòng ngự, bởi vậy nó rất dễ bị đánh chặn khi đối phương phát hiện.

Trong những cuộc chiến tranh gần đây, quân đội Mỹ đã sử dụng tổng cộng 1.900 quả được phóng đi từ tàu và máy bay chiến đấu và đã đạt được hiệu quả khá cao.

Hiện tại, Hải quân Mỹ được trang bị khoảng 2.500-2.800 quả tên lửa hành trình, chủ yếu là tên lửa chiến thuật/Tactical Tomahawk và mới đây Hải quân Mỹ đã đặt hàng thêm 361 quả tên lửa loại này.

Tất cả tên lửa này được lắp đặt chủ yếu trên 4 tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio, 9 tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia,3 tàu ngầm hạt nhân lớp Seawolf, 42 tàu ngầm lớp Los Angeles, 22 tàu tuần dương lớp Ticonderoga và 60 tàu khu trục lớp Arleigh Burke.

Cùng với đó, tên lửa Tactical Tomahawk cũng được trang bị trên 89 máy bay ném bom chiến lược B-52, mỗi máy bay có thể mang theo 20 quả.


http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa siêu thanh BrahMos và Club do Nga chế tạo

Tuy nhiên, tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ cũng không phải là không có đối thủ. Một loạt các sẩn phẩm có tính năng tương tự như: tên lửa Onyx, tên lửa siêu thanh Club hay tên lửa BrahMos do Nga chế tạo.

Các tên lửa này của Nga mặc dù có phạm vi hoạt động không rộng bằng, nhưng lại chúng lại có tốc độ bay và hiệu suất mạnh mẽ hơn, các loại tàu ngầm, tàu mặt nước và máy bay chiến đấu đều có thể mang theo các loại tên lửa này.

Đặc biệt, hai loại tên lửa BrahMos và Club hiện đang được trang bị cho Hải quân nhiều nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam… Nó những có thể tấn công được các mục tiêu trên mặt đất là nó còn có khả năng chống tàu ngầm rất hiệu quả.

Trang mạng Công nghiệp Quốc phòng Nga cho rằng, ngoài việc nhập khẩu từ Nga, quân đội Trung Quốc cũng đang tích cực tự nghiên cứu các loại tên lửa hành trình.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa hành trình tấn công mặt đất DH-10 của Trung Quốc

Cho đến này, hai loại tên lửa hành trình siêu âm tầm xa là DH-10 và ZJ-10 do Trung Quốc chế tạo đều có những tính năng không kém, thậm chí còn hơn cả các loại tên lửa hành trình bậc nhất thế giới bây giờ với tầm bắn tối đa lên tới 2500-4000 km.

Chúng có thể được trang bị trên xe chuyên dụng hoặc các bệ phóng cố định. Chúng cũng có thể được trang bị trên các máy bay ném bom H-6M để tấn công các mục tiêu trên mặt đất.

Ngoài ra, Trung Quốc còn đang chế tạo loại tên lửa hành trình cận âm mang tên HN (cánh chim đỏ) có thể lắp đặt trên các máy bay ném bom chiến thuật JH -7, các tàu ngầm và tàu khu trục 054A.

Có thể nói trong ngắn hạn, các tên lửa hành trình do Nga và Trung Quốc chế tạo có tính năng không kém hơn so với các sản phẩm tương tự của Mỹ.

(Nguồn :: Báo Giáo Dục VN)

Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012

>> Bí mật siêu tên lửa tối tân của Quân đội Nga

Mẫu chế thử tên lửa đường đạn xuyên lục địa (ICBM) mới của Nga được thử nghiệm ngày 23/5/2012 tại sân bay vũ trụ Plesetsk là biến thể của R-30 Bulava.

http://nghiadx.blogspot.com
R-30 Bulava (militaryrussia.ru)

Hai tên lửa này có nhiều thông số gần giống nhau. Vì thế, mẫu chế thử ICBM thế hệ 5 vừa phóng thử được xem là biến thể triển khai trên mặt đất của hệ thống ICBM phóng từ tàu ngầm R-30 Bulava.

>> Bí mật thiết kế tàu sân bay Nga trong tương lai (Phần 1)

Sau khi chấm dứt chuỗi thất bại khi phóng thử Bulava từ tàu ngầm, bằng vụ phóng thử này, Viện Kỹ thuật nhiệt Moskva (MIT), cơ quan thiết kế các ICBM mới nhất của Nga như RS-12М2 Topol-M, RS-24 Yars và R-30 Bulava, thực tế đã bắt tay vào việc chuẩn hóa các phương tiện mang phóng vũ khí hạt nhân tương lai triển khai trên bộ và trên biển có tính năng cực mạnh để đối phó với hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ.

Tên lửa mới được phóng vào lúc 10 giờ 15 (giờ Moskva) ngày 23/5/2012 tại Plesetsk, tỉnh Arkhangelsk từ xe bệ phóng cơ động bởi kíp phóng hỗn hợp của RVSN và Bộ đội Phòng không-vũ trụ Nga.

Vụ thử được đánh giá là thành công khi đầu đạn tập đã tiêu diệt mục tiêu đã định ở trường thử Kura ở bán đảo Kamchatka sau nửa giờ bay. Các mục tiêu của vụ phóng đã đạt được.

Lần phóng trước của tên lửa này ở Plesetsk vào ngày 28/9/2011 đã thất bại vì tên lửa bị rơi chỉ cách sân bay vũ trụ do trục trặc tầng 1.

Tham dự lần thử mới nhất có Tổng công trình sư MIT Yuri Solomonov, vị phó của ông là Aleksandr Dorofeyev và Tổng giám đốc MIT Sergei Nikulin.

Theo Bộ Quốc phòng Nga, mục đích chính của lần phóng là nhằm có được thông tin về khả năng làm việc của các hệ thống của ICBM, kiểm tra các giải pháp KHKT và công nghệ được áp dụng. Mấy ngày trước khi phóng, Bộ Quốc phòng Nga đã thông báo cho Bộ Quốc phòng Mỹ về địa điểm và thời gian phóng - đây là điều kiện bắt buộc của hiệp ước song phương. Tuy nhiên, ở Nga kể cả sau khi phóng, tất cả vẫn bị giữ kín, hôm 23/5, các quan chức Bộ Quốc phòng Nga vẫn quyết liệt từ chối tiết lộ với báo chí về tên lửa mà họ đã phóng.

Cùng với vụ phóng này, MIT đã tiến sát đến việc tiến hành các vụ thử biến thể mặt đất của Bulava. Theo các nguồn tin trong ngành tên lửa, Bulava và tên lửa được thử nghiệm rất giống nhau. Chúng đều có trọng lượng gần 36 tấn, chiều dài 12 m và có cùng số tầng (R-30 có 3 tầng). Tên lửa mới cũng sử dụng nhiên liệu rắn cùng loại với Bulava và phần chiến đấu có khả năng mang đến 10 đầu đạn.

“Tên lửa này được chế tạo có sử dụng và phát triển tối đa các kết quả nghiên cứu và giải pháp kỹ thuật mới hiện có có được khi phát triển các hệ thống tên lửa thế hệ 5, nên rút ngắn được nhiều thời gian và giảm được nhiều chi phí chế tạo”, đại diện Bộ Quốc phòng Nga về Bộ đội tên lửa chiến lược (RVSN) Vadim Koval cho biết hôm 23/5. Điều này khẳng định thông tin nói rằng tên lửa mới được chuẩn hóa với các hệ thống Yars, Topol và Bulava.

Để có tính năng chiến đấu cao hơn các hệ thống ICBM mặt đất hiện có Topol-M và Yars, tên lửa mới sử dụng nhiều công nghệ mới. Một là, sử dụng loại nhiên liệu rắn hoàn toàn mới như của Bulava, cho phép rút ngắn thời gian làm việc của động cơ ở giai đoạn bay tích cực. Nhờ vậy mà tăng được đáng kể cơ hội vượt qua hệ thống phòng thủ tên lửa. Hai là, tên lửa sẽ có khả năng mang nhiều đầu đạn hơn (đến 10 đầu đạn). Hiện chỉ có ICBM siêu nặng (trọng lượng hơn 200 tấn), nhiên liệu lỏng, triển khai trong giếng phóng RS-20 (SS-18) do Ukraine phát triển là mang được số lượng đầu đạn như vậy (Nga còn một số tên lửa RS-20, nhưng tuổi thọ của chúng sau nhiều lần tăng hạn cũng đã đến giới hạn).

Tuy nhiên, Nga còn phải thiết kế phần chiến đấu mới cho tên lửa này (lần phóng vừa rồi mới chỉ mang phần chiến đấu giả có trọng lượng-kích thước tương đương), cải tiến thích ứng hệ thống điều khiển tên lửa với điều kiện phóng mặt đất (chứ không phải phóng ngầm từ dưới nước), containe vận chuyển-phóng và một số thiết bị khác. Nếu thành công, Nga sẽ có cơ hội có được một hệ thống tên lửa chiến lược có tính năng cực cao mà đến nay chưa có được.

Tuy nhiên, giới phân tích Nga vẫn chưa thống nhất ý kiến về bản chất của tên lửa mới.

Theo tờ Izvestia, tên lửa vừa thử nghiệm có ứng dụng một số thành phần của hệ thống ICBM tối tân RS-24 Yars (chế tạo dựa trên tên lửa Topol-М RS-12М2).

Một nguồn tin trong tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga cho biết, hệ thống tên lửa mới trong tương lai có thể thay thế các hệ thống Yars và Topol mặc dù nó có những khác biệt thiết kế không lớn so với chúng. Theo nguồn tin, đây là một tên lửa khác, lớn hơn Yars và thể nhận thấy sự khác biệt bằng mắt thường. Nó có đường kính và trọng lượng khác. Nhưng cũng có những bộ phận và hệ thống lấy từ Yard. Các thông số của tên lửa, kể cả tên gọi, sẽ được bảo mật ít nhất trong 6 tháng nữa.

Belarus đang phát triển một khung gầm bánh lốp mới cho loại ICBM mới. Khung gầm này khác với khung gầm MZKT-79221 mà Yars và Topol-M đang sử dụng, mặc dù cũng được sản xuất tại Nhà máy xe kéo bánh lốp Minsk (MZKT). Những khác biệt về khung gầm không được tiết lộ vì qua số lượng trục hay kích thước bánh xe có thể tính ra trọng lượng tên lửa, mà biết trọng lượng sẽ đoán ra tính năng của nó.

Nguồn tin cho hay, những khác biệt chính là ở bên trong. Tên lửa sử dụng nhiên liệu mới, hiệu quả hơn nhiên liệu hỗn hợp của Yars và Topol. Các nguồn tin ở Trung công nghệ lưỡng dụng liên bang Soyuz, nơi sản xuất nhiên liệu cho tên lửa mới, cho hay, đây không phải là hợp chất hoàn toàn mới mà là nâng cao chất lượng của chúng.

Một đại diện của Trung tâm Soyuz nói rằng, các tham số nhiên liệu được cải thiện nhờ hiện đại hóa công nghệ sản xuất các thành phần nhiên liệu và nâng cao chất lượng của chúng. Hiện không thể tạo được đột phá trên hướng này nên họ chỉ cải tiến những gì đang có. Song nguồn tin này cũng không tiết lộ nhiên liệu mới làm tăng được bao nhiêu công suất động cơ. Hiện nay, đa số tên lửa nhiên liệu rắn sử dụng kim loại (nhôm, manhê…) làm chất cháy, kim loại này cháy trong chất oxy hóa.

Cựu Tham mưu trưởng RVSN, Thượng tướng Viktor Esin giải thích rằng, nhờ nhiên liệu mới giai đoạn bay tích cực của tên lửa sẽ ngắn hơn nên nó sẽ có thể vượt qua hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ và NATO một cách hiệu quả hơn và có thể xem như câu trả lời của Nga đối với việc xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu. Đó là vì động cơ làm việc càng ít thì càng khó phát hiện tên lửa. Nhưng ông Esin cũng nói thêm rằng, theo các thông tin được công bố thì tên lửa mới không phải là sản phẩm có tính đột phá mà chỉ là một bước tiến bộ mới.

Tháng 3/2011, ông Solomonov lần đầu tiên tiết lộ về việc bắt đầu phát triển ICBM mới và cho biết thời gian phóng thử lần đầu là trong năm 2011 và hoàn thành thiết kế vào năm 2013.

Tháng 9/2011, một số hãng tin Nga cho biết, tại sân bay vũ trụ Plesetsk đã tiến hành thử nghiệm phần chiến đấu mới của hệ thống tên lửa cơ động mặt đất Yars vốn được trang bị tên lửa nhiên liệu rắn RS-24. Phần chiến đấu mới được cho là sẽ có khả năng cao đột phá hệ thống phòng thủ tên lửa.

Một nguồn tin cho hay, vụ phóng vừa qua ban đầu dự kiến tiến hành vào tháng 6/2012, nhưng Bộ Quốc phòng Nga đã quyết định đổi sang tháng 5 theo ý kiến của lãnh đạo cấp trên vài ngày sau khi hội nghị quốc tế về vấn đề phòng thủ tên lửa châu Âu được tiến hành ở Moskva. Lần phóng tiếp theo dự kiến tiến hành trước tháng 9/2012.

Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề kiểm soát vũ khí Yevgeny Myasnikov cho rằng, việc Nga đồng thời phát triển mấy loại ICBM như Bulava, ICBM nhiên liệu lỏng hạng nặng và tên lửa vừa phóng sẽ là cực kỳ tốn kém.

Còn ông Vladimir Dvorkin thì tin rằng, hệ thống mới sẽ không “giết chết” các hệ thống Yars và Topol. Vì Topol và Yars là các tên lửa mới nên phát triển loại tên lửa mới để thay thế chúng là vô nghĩa. Không ai đi thay thế các tên lửa vốn có tuổi thọ rất dài.

Một nguồn tin khác trong công nghiệp quốc phòng Nga thì nói rằng, tên lửa mới có các thông số trọng lượng-kích thước gần như giống hệt Toppol và Yars. Người ta đã dùng một bệ phóng của Yars được cải tiến đôi chút để phóng tên lửa mới. Về nguyên tắc, tên lửa mới sẽ tương thích với các xe bệ phóng cũ, mặc dù các giải pháp về điện tử, các hệ thống điều khiển và các hệ thống khác sẽ thay đổi, và có thể sẽ phải sửa đổi lớn đối với bệ phóng.
Hãng thiết kế tên lửa MIT và Nhà máy Votkinsk chế tạo tên lửa đều từ chối tiết lộ gì về tên lửa mới, dù chỉ là cái tên, nhưng đó không phải là Yars hay Avangard.

Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nga gọi tên lửa đang được MIT phát triển là Avangard. Theo các chuyên gia, tên lửa này là sự phát triển của thiết kế Yars, còn Yars được phát triển trực tiếp từ các hệ thống tên lửa Topol (RS-12М Topol và RS-12М2 Topol-M). Tên lửa Bulava vốn được phát triển trên cơ sở Topol cũng được sản xuất theo công nghệ giống như vậy.

Thứ Tư, 23 tháng 5, 2012

>> Bí mật siêu tên lửa Nga lọt vào tay ai?

Mỹ cần các thông tin tuyệt mật về tên lửa Bulava để xây dựng các phương án đánh chặn.



http://nghiadx.blogspot.com
A. Gniteyev tại phiên tòa. Ảnh: FSB

http://nghiadx.blogspot.com
Kỹ sư A. Gniteyev lãnh án 8 năm tù vì tội phản quốc. Ảnh: FSB


Mỹ đã có thể sử dụng thông tin lấy được về hệ thống điều khiển siêu tên lửa Bulava của Nga để xây dựng chiến thuật đánh chặn trong quá trình hiện đại hóa hệ thống phòng thủ tên lửa.

Theo các nguồn tin trong các cơ quan công lực, thông tin mật về Bulava đã bị một cán bộ của Liên hiệp NPO Avtomatika bán cho “một nước lớn phương Tây”.

>> Khám phá siêu tên lửa thế hệ 5 của Nga

Chủ tịch Hội đồng Xã hội thuộc Bộ Quốc phòng Nga, Igor Korotchenko xác nhận rằng, tin tức đã lọt vào tay CIA Mỹ.

Vụ scandal bùng nổ ngay trước cuộc gặp thượng đỉnh G8 mà Thủ tướng Nga Medvedev sẽ tham dự và gặp Tổng thống Mỹ Obama thay cho Tổng thống Nga Putin.

Liệu sự cố này có đặt dấu chấm hết cho dự án tên lửa tiên tiến của Nga hay không và Mỹ có thể sử dụng thông tin về “bộ não” của Bulava như thế nào để vạch kế hoạch đánh chặn tên lửa này?

Tại tòa án tỉnh Sverdlovsk đã kết thúc phiên tòa xử kín xử công dân Nga Аleksandr Gniteyev, cán bộ thuộc Liên hiệp khoa học-sản xuất NPO Avtomatika mang tên viện sĩ N.A. Semikhatov, một cơ quan nghiên cứu tuyệt mật của Nga, bị buộc tội phản quốc (Điều 275 Bộ luật Hình sự Liên bang Nga).

Công tác điều tra vụ án này do Cục Điều tra thuộc Cơ quan An ninh Liên bang Nga FSB tiến hành. Vụ án này được khởi tố căn cứ vào các tài liệu nghiệp vụ của Sở FSB tỉnh Sverdlovsk.

Bên điều tra đã xác định được rằng, Gniteyev theo yêu cầu của các nhân viên tình báo nước ngoài đã thu thập và chuyển giao những tin tức, kể cả tin tức là bí mật nhà nước, về các nghiên cứu của Nga trong lĩnh vực chế tạo tên lửa.

Tòa án tỉnh Sverdlovsk đã ra phán quyết khẳng định Gniteyev phạm tội theo Điều 275 Bộ luật Hình sự Liên bang Nga (tội phản quốc) và tuyên án 8 năm tù giam chế độ nghiêm ngặt đối với bị cáo.

Phó Thủ tướng Nga phụ trách công nghiệp quốc phòng Dmitri Rogozin đã bày tỏ sự bất bình đối với bản án được đưa ra. “Giá như là 80 (năm tù) thì sẽ ít hơn những kẻ muốn bán rẻ các bí mật nhà nước”, ông Rogozin viết trên Twitter.

Vụ án này liên quan đến việc cung cấp thông tin về hệ thống điều khiển tên lửa chiến lược phóng từ tàu ngầm tối tân nhất của Nga Bulava. FSB không tiết lộ thông tin công nghệ tuyệt mật bị bán cho nước nào. Tuy nhiên, một nguồn tin giấu tên trong các cơ quan công lực lại tiết lộ, đó là “một nước phương Tây lớn”, nhưng không nói rõ đó là nước nào vì “sự việc có thể có sự tiếp diễn”.

Nghiên cứu viên cao cấp của Trung tâm An ninh quốc tế thuộc Viện Kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế (IMEMO) Vladimir Yevseyev thì cho biết, quốc gia đó chính là Mỹ.

“Nếu như nói về các nước phương Tây, thì Anh không có tên lửa đường đạn của riêng mình, họ sử dụng tên lửa Mỹ Trident trên các tàu ngầm của họ. Pháp có các tên lửa, song sẽ rất khó hiểu Pháp có thể sử dụng các thông tin ra sao để đối phó (tên lửa Nga). Israel đang chế tạo các hệ thống như thế, song chúng không dùng để đánh chặn các đầu đạn dạng như Bulava. Bởi vậy nếu như nói phương Tây, thì đó chí cỏ thế là Mỹ”, ông Yevseyev nói.

Theo ông Yevseyev, Mỹ không cần thông tin về Bulava để phát triển các tên lửa của họ: “Họ không đang phát triển các tên lửa mới, họ vẫn đang sử dụng những sản phẩm mà họ đã có. Đó là các tên lửa hải quân Trident II lẫn các tên lửa trên mặt đất”.

Tuy nhiên, thông tin về Bulava có thể hữu dụng để đánh giá khả năng của Nga vượt qua hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở châu Âu.

“Có các loại đầu đạn khác nhau, chúng có thể bay đơn giản theo quỹ đạo đường đạn, song cũng có thể thực hiện những động tác cơ động nhất định, động tác cơ động có thể được thực hiện cả trong vũ trụ bằng cách dừng các động cơ nào đó, cũng như khi đi vào khí quyển. Không hiểu người ta nói đến cái gì, về giai đoạn bay tích cực của tên lửa hay là nói về chính đầu đạn. Nếu nói về Bulava thì có khả năng đánh giá khả năng đánh chặn bằng các hệ thống Aegis. Đó là hệ thống điều khiển tên lửa của các tàu chiến trang bị tên lửa đánh chặn SM-3. Bởi vì, không thể loại trừ việc các tàu trang bị hệ thống này tiến vào Biển Bắc”, ông Yevseyev nêu ý kiến



http://nghiadx.blogspot.com
Sơ đồ đánh chặn tên lửa Bulava bằng các hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ. Ảnh: Nakanune

Tây Ban Nha đã cung cấp địa điểm trú đóng cho các tàu trang bị hệ thống Aegis và chúng đang hoạt động thường xuyên ở Địa Trung Hải. “Nhưng chúng có thể tiến vào Biển Bắc để đánh chặn các tên lửa đường đạn phóng từ tàu ngầm, chủ đề này thường xuyên được thảo luận và việc này khiến Nga cực kỳ bất bình”, ông Yevseyev bình luận.

Theo lời ông, nhờ lấy được thông tin về Bulava, Mỹ có thể điều chỉnh nếu như không phải là các kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu thì là các kế hoạch hiện đại hóa vũ khí. “Chuyện này đã có thể liên quan đến việc hiện đại hóa các tên lửa đánh chặn, khi người ta triển khai các tên lửa có tốc độ cao hơn nữa. Điều đó có thể được sử dụng không phải ở các tên lửa hiện có mà ở các tên lửa đang được phát triển”, nhà phân tích này nói.

Theo ông, scandal gián điệp này không kết liễu dự án phát triển tên lửa tiên tiến của Nga, song có thể làm giảm hiệu quả sử dụng tên lửa này, cũng như “gợi ra những ý nghĩ rất nghiêm trọng về vấn đề cùng hợp tác trong lĩnh vực phòng thủ tên lửa”.

Chủ tịch Hội đồng Xã hội thuộc Bộ Quốc phòng Nga, Igor Korotchenko cũng đồng tình với ý kiến của ông Yevseyev.

“Rõ ràng ở đây là nói đến Mỹ mà cụ thể là CIA, vốn là cơ quan tình báo chính, tiến hành hoạt động tình báo ở Liên bang Nga, thu thập thông tin về các hệ thống tên lửa chiến lược thế hệ mới. Bulava là một trong những ưu tiên trong hoạt động của các cơ quan tình báo Mỹ. Tất cả chuyện này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến việc sử dụng chiến đấu các tên lửa này trong tương lai. Trong khi đó, khả năng tấn công theo nhiều phương án vào các mục tiêu tiềm tàng cho phép triệt tiêu các rủi ro có thể, liên quan đên đến việc rò rỉ thông tin vào tay Mỹ”, ông Korotchenko nói.
“Ví dụ, chúng ta có thể bắn về hướng khác, không phải sang hướng Tây mà sang hướng Đông”, ông Vladimir Yevseyev nói thêm.

http://nghiadx.blogspot.com
Nguyên lý hoạt động của tên lửa Bulava. Ảnh: Nakanune

Theo các chuyên gia, việc bán thông tin về Bulava không thể liên quan đến việc tiến hành các vụ thử nghiệm và dĩ nhiên không thể ảnh hưởng đến thành công hay thất bại của các vụ phóng thử. “Chỉ còn cách hy vọng là tiềm năng của tên lửa sẽ cho phép giảm thiểu tối đa tổn hại tiềm tàng, và tổn hại sẽ không quá nghiêm trọng.. NPO Avtomatika đang phát triển các hệ thống điều khiển, đó thực tế là “các bộ não” của tên lửa.Tình huống này thật khó chịu bởi vì đó là các thuật toán dẫn đường, các thuật toán tách các đầu đạn”, ông Korotchenko nói.

Tuy nhiên, ông cho rằng, vụ này sẽ không ảnh hưởng đến quá trình đàm phán về phòng thủ tên lửa. “Các cơ quan tình báo làm việc theo hướng thu thập các bí mật, điều đó sẽ không ảnh hưởng đến tiến trình quan hệ quốc tế ”, ông Korotchenko dự báo.

Hiện Nga cũng đang phát triển tên lửa hạt nhân nhiên liệu lỏng phóng từ tàu ngầm Liner mà một số chuyên gia coi là phương án thay thế cho tên lửa đầy lận đận Bulava. Tuy nhiên, ông Vladimir Yevseyev không cho rằng, sau vụ gián điệp liên quan đến Bulava, Nga lại bất ngờ chuyển sang ưu ái tên lửa Liner.

“Tên lửa Liner trù tính việc sử dụng các tàu ngầm lớp Projekt 667BDRM, còn dành cho tên lửa Bulava là lớp tài ngầm Projekt 955 Borey. Đó là các tàu ngầm và các hệ thống khác nhau. Liner là nỗ lực tăng hạn sử dụng và mở rộng khả năng của tên lửa Sineva. Nó không phải là phương án thay thế cho Bulava”, ông Yevseyev nhận định.

Về mức án tù dành cho bị cáo, các chuyên gia nêu ra hai nguyên nhân: “Chúng tôi không biết khối lượng thông tin bị chuyển giao. Mức án tối đa là 20 năm. Có thể mức án đó là do hoặc là mức độ tổn thất không lớn (các tin tức cho dù có thể quan trọng nhưng lại không gây tổn hại nghiêm trọng chẳng hạn), hoặc là do anh ta ở giai đoạn nhất định đã chấp nhận hợp tác với bên điều tra”, ông Korotchenko nói.

Thứ Ba, 15 tháng 5, 2012

>> Siêu tên lửa đánh chặn không đầu đạn

Mỹ vừa thử nghiệm thành công tên lửa đánh chặn thế hệ mới, sử dụng động năng để tiêu diệt mục tiêu với độ chính xác cao mà không cần sức công phá của đầu đạn nổ.



http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa SM-3 Block IB được phóng lên từ tàu khu trục USS Lake Erie và tiêu diệt thành công mục tiêu tên lửa tầm ngắn.

Tổ hợp tên lửa đánh chặn đạn đạo mới nhất của Lầu Năm Góc đã phát hủy thành công một tên lửa trong cuộc thử nghiệm ở ngoài khơi bờ biển Hawaii (hôm 9/5).

Đó là một hệ thống đánh chặn tên lửa nâng cấp mới nhất và đầu tiên của quân đội Mỹ và NATO, hệ thống phòng thủ tên lửa chính để chống lại một cuộc tấn công tên lửa từ Triều Tiên, Iran hay bất kỳ quốc gia nào khác.

Theo Cơ quan Phòng thủ Tên lửa của Mỹ, cuộc thử nghiệm gồm mục tiêu là tên lửa tầm ngắn được phóng lên vào lúc 20h (giờ Hawaii) từ căn cứ quân sự Kauai, bên bờ Thái Bình Dương.

Mục tiêu tên lửa tầm ngắn sau đó đã bay trên biển Thái Bình Dương, từ đây, tên lửa được radar AN/SPY-1 của hệ thống chiến đấu Aegis thế hệ thứ hai trên tàu khu trục USS Lake Erie (CG 70) theo dõi và sau đó bị phá hủy bởi một tên lửa đánh chặn.

Theo Cơ quan Phòng thủ Tên lửa (MDA) của Mỹ, loại tên lửa tầm ngắn được sử dụng làm mục tiêu đánh chặn "tương tự" như Scud mà Triều Tiên và Iran đang sử dụng.

"Vụ đánh chặn được thực hiện bởi duy nhất một cú va chạm "trực tiếp giữa hai tên lửa", Lầu Năm Góc cho hay. Điều đó có nghĩa là vụ thử nghiệm tên lửa đã đạt đến độ chính xác tuyệt đối, hay còn được gọi là "hit to kill" (đánh và giết).

"Đó là một phương tiện tiêu diệt tên lửa đối phương, và diễn tập chống lại những mối đe dọa. Ở đó, mối đe dọa (tên lửa) đã bị phá hủy bởi chính động năng khi va đập, vì vậy, không cần đầu đạn", ông Wes Kremer, Phó Chủ tịch, kiêm phụ trách chương trình Hệ thống Phòng thủ Tên lửa và Không gian của công ty Raytheon nói với tờ Danger Room. "Tên lửa không thể bắn trượt mục tiêu", ông Kremer nói thêm.

Theo nguồn tin, hệ thống tên lửa đánh chặn được giới thiệu là Standard Missile-3 Block IB, phát triển mới nhất sau tên lửa SM-3 Block IA.

http://nghiadx.blogspot.com
Các tàu khu trục trang bị hệ thống chiến đấu Ageis của Hải quân Mỹ sẽ đóng một vai trò quan trọng trong toàn bộ lá chắn tên lửa AMD ở châu Âu và Đông Á.

Theo các nhà phân tích, Mỹ từng thử tên lửa tương tự hồi tháng 9/2011 nhưng đã thất bại.

Bằng việc thử nghiệm thành công hệ thống đánh chặn tên lửa mới vừa qua, chí ít, Mỹ sẽ có một "cái gì đó" để thể hiện tại hội nghị thượng đỉnh NATO diễn ra ở Chicago trong tháng 5/2012.

>> 6 hệ thống tên lửa đang là tiêu điểm của thế giới

Dự kiến, hội nghị thượng đỉnh NATO sắp tới, Mỹ sẽ thông báo chính thức hoạt động đầu tiên của hệ thống lá chắn tên lửa ở châu Âu.

"Chúng tôi vẫn đang đi đúng hướng để có thể triển khai hệ thống này bắt đầu vào năm 2015 để đáp ứng các cam kết trước đó", ông Kremer nói thêm.

Sự khác biệt ở thế hệ tên lửa đánh chặn SM-3 Block IB so với "người tiền nhiệm" của nó, tên lửa SM-3 Block IA là việc nó được trang bị một thiết bị tìm kiếm hồng ngoại hai màu (two-color infrared seeker), do vậy mở rộng được phạm vi đánh chặn và giúp tên lửa có thể tìm thấy mục tiêu nhanh hơn.

Theo báo cáo của Lầu Năm Góc, tên lửa Block IB cũng có khả năng cơ động tốt hơn loại tên lửa thế hệ trước nó do sử dụng hệ thống kiểm soát bay và một động cơ điều chỉnh hướng linh hoạt.

Mặt khác, tên lửa Block IB không quá phức tạp, đủ để có thể bắn rơi các loại tên lửa đạn đạo liên lục địa.

Với thành công bước đầu này, hệ thống đánh chặn tên lửa SM-3 Block IB có thể được Mỹ đề cập trong các chương trình đàm phán hạt nhân với Iran trong tương lai.

Chủ Nhật, 13 tháng 5, 2012

>> Siêu tên lửa chống tăng CKEM của Mỹ

Tên lửa KEM và CKEM do Mỹ phát triển chính là để đáp ứng yêu cầu xuyên phá mạnh, tốc độ cao và tốc độ bắn nhanh.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa MGM-166A phóng đi từ bệ phóng trên xe HMMWV

Trên chiến trường hiện đại, các xe tăng chủ lực không những trang bị một lớp giáp dày với nhiều tầng bảo vệ khác nhau mà chúng còn có tốc độ rất cao, khả năng cơ động tốt, thậm chí trang bị cả những hệ thống phòng vệ có khả năng bắn hạ đạn chống tăng.

Chính vì thế, những tên lửa chống tăng cá nhân có thể không đạt yêu cầu tiêu diệt những loại xe tăng này ngay trong phát bắn đầu tiên do tốc độ chậm, tầm bắn hạn chế và thời gian phát hiện, ngắm bắn còn nhiều.

Chính vì thế, các cường quốc như Nga, Mỹ đều muốn phát triển tên lửa chống tăng hạng nặng bắn từ các xe chiến đấu diệt tăng chuyên nghiệp.

Cuối những năm 1980, cùng với việc Nga phát triển hệ thống tên lửa 9M123 Khrizantema (được NATO định danh là AT-15 Spinger), Mỹ cũng bắt đầu tiến hành chương trình nghiên cứu tên lửa chống tăng hạng nặng AAWS-H (Advanced Anti-Tank Weapon System - Heavy) với dự án LOSAT (Line-of-sight Anti-Tank) nhằm chế tạo một loại tên lửa chống tăng có điều khiển bay với vận tốc trên siêu âm và tiêu diệt đối phương bằng động năng tên lửa.

Thứ vũ khí này còn được gọi là KEM (Kinetic Energy Missile - Tên lửa động năng).

Được phát triển tại Texas Instrument và LTV, LOSAT bắt đầu được thử nghiệm vào tháng 6/1990, tuy nhiên, đến năm 1992, chương trình lại bị đẩy lùi tiến độ và hạ cấp xuống mục đích trình diễn kỹ thuật.

Năm 1996 Bộ Quốc phòng Mỹ từng có ý định hủy chương trình này, tuy nhiên, tháng 11/1997, dưới tác động của Lục quân Mỹ, chương trình đã được khởi động trở lại. Tới năm 2002, hệ thống tên lửa MGM-166A đã ra đời.

Ở biến thể mới nhất, LOSAT được gắn trên xe chiến đấu đa năng hạng nhẹ HMMWV và cả hệ thống được đặt tên là M1114 (hoặc M1113 hay M1044A1).

Hệ thống này được trang bị bốn tên lửa KEM trong trạng thái sẵn sàng bắn từ trên nóc xe và 8 đạn tên lửa dự phòng đặt trong một xe kéo theo phía sau.

Xạ thủ tên lửa được trang bị một hệ thống ngắm kết hợp giữa thiết bị ngắm hồng ngoại FLIR và TV để có thể tìm và khóa bắn mục tiêu.

Trong điều kiện chiến đấu, hệ thống kiểm soát bắn của MGM-166A có khả năng khóa bắn hai mục tiêu cùng lúc.

Tên lửa KEM có chiều dài 2,85 m và đường kính 16,2 cm và hoạt động bằng nhiên liệu rắn.

Sau khi bắn, tên lửa có khả năng tăng tốc cực nhanh lên tới vận tốc 1.500 m/giây (Mach 4,4) vượt trội so với tên lửa Khrizantema của Nga, chỉ có vận tốc 400 m/giây Mach 1,2. Với tốc độ này, tên lửa có thể chạm mục tiêu ở tầm bắn cực đại (4 km) trong thời gian chưa đến 5 giây.

Dữ liệu mục tiêu sẽ được nạp vào tên lửa trước khi bắn và có thể được cập nhật trong suốt quá trình bay qua hệ thống điều khiển bắn.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Một biến thể cũ của MGM-166 phóng từ bệ phóng trên thân xe chiến đấu bộ binh Bradley

Điểm đặc biệt của KEM so với các tên lửa chống tăng khác là nó không được trang bị đầu đạn nổ. Nó tiêu diệt mục tiêu bằng chính động năng của mình (tương tự như loại đạn chống tăng thanh xuyên APFSDS) với khối lượng tên lửa lên đến 80 kg.

Khác với các hệ thống khác, toàn bộ quy trình bắn của MGM-166A gồm nhận mục tiêu, khóa bắn và bắn chỉ diễn ra trong vòng từ 2-3 giây, hầu như không cho phép đối phương có cơ hội phản ứng.

Vận tốc cực cao với việc không dùng đầu nổ giúp KEM đánh dễ dàng đánh bại các hệ thống phòng thủ chủ động hay các loại giáp phản ứng nổ.
Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Một hệ thống tên lửa MGM-166A có bốn tên lửa sẵn sàng phóng, chỉ thị mục tiêu qua hệ thống ngắm FLIR/TV và có thể bắt bám cực nhanh hai mục tiêu cùng lúc.

Tháng 8/2002, Lockheed Martin đã nhận hợp đồng đầu tiên sản xuất 108 tên lửa MGM-166A.

Những tên lửa này đã được sử dụng cho đơn vị LOSAT đầu tiên của lục quân Mỹ vào năm 2003 với 12 xe phóng.

Tháng 3/2004, chương trình thử nghiệm hệ thống LOSAT đã thành công và đi vào giai đoạn sản xuất hàng loạt.

Tuy nhiên, do chương trình phát triển loại tên lửa CKEM hiện đại hơn đang diễn ra, chương trình sản xuất hàng loạt MGM-166A đã bị dừng lại sau khi sản xuất lượt đầu với 435 tên lửa thành phẩ

Chương trình CKEM được Lockheed Martin bắt đầu phát triển từ tháng 4/2010.

Đến tháng 10/2003, chương trình này đã tiến sang giai đoạn trình diễn kỹ thuật và trong tháng 11 sau đó, Lockheed Martin đã thử nghiệm thành công tên lửa lần đầu tiên.

Biến thể tên lửa CKEM được đem ra thử nghiệm chỉ có chiều dài 1,5 mét, khối lượng 45 kg (bằng một nửa của KEM).

Tuy thế, CKEM lại có thể đạt đến vận tốc 2.200 m/giây (Mach 6,5) và đạt tầm bắn từ 400 - 8.000 mét.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Các mốc thời gian phát triển tên lửa CKEM cho thấy hiện nay Mỹ đã sẵn sàng trang bị tên lửa này cho quân đội.

Năm 2006, pha trình diễn kỹ thuật của dự án đã kết thúc và cho đến nay, Lockheed Martin đã thử nghiệm thành công tên lửa CKEM trên 20 lần, tiến tới sẵn sàng trang bị loại tên lửa này cho quân đội Mỹ trong tương lai gần.

Thứ Bảy, 7 tháng 4, 2012

>> Siêu tên lửa Brahmos


Tên lửa hành trình mới sẽ có tốc độ nhanh gấp 5-7 lần vận tốc âm thanh, đó là tiết lộ của ông ông Praveen Pathak về dự án hợp tác phát triển tên lửa mới giữa Nga và Ấn Độ.



Tại triển lãm vũ khí Defexpo cuối tháng 30/3, ông Praveen Pathak, người đứng đầu chương trình phát triển tên lửa hành trình BrahMos, khẳng định: "Vũ khí mới sẽ có khả năng bay ở tốc độ hành trình "siêu vượt âm" (hypersonic) Mach 5 - Mach 7, ông nói.

"Chúng tôi muốn tạo ra một vũ khí có thể sẽ không khác nhiều so với loại tên lửa BrahMos đang được chế tạo về trọng lượng và kích thước, để có thể sử dụng được các bệ phóng đã được triển khai trên tàu và hay các bệ phóng di động. Cách lựa chọn này sẽ không mất quá nhiều việc để chuyển đổi hệ thống như vậy lên siêu vượt âm", ông Pathak nói thêm.

"Nga đã có kinh nghiệm lâu dài trong việc phát triển vũ khí tốc độ cao và động cơ phản lực siêu âm, đây là một chương trình Nga - Ấn có thể hoàn thành", ông Pathak nói với Douglas Barrie, nhà phân tích của Viện nghiên cứu chiến lược Quốc tế có trụ sở tại London, Anh.

"Thiết kế của một tên lửa siêu thanh chính hãng có khả năng sẽ "mới hơn” loại tên lửa 3M55 Onyx/BrahMos đang sử dụng hiện nay. Tên lửa sử dụng động cơ phản lực mới để duy trì tốc độ bay siêu âm trong toàn hành trình của nó", ông Pathak nói.



http://nghiadx.blogspot.com
Dựa trên tên lửa BrahMos, Nga và Ấn Độ sẽ tạo ra một số biến thể tên lửa mới có những ưu điểm vượt trội.


Trước đây, Cơ quan phát triển và nghiên cứu quốc phòng DRDO của Ấn Độ từng giới thiệu mô hình thí nghiệm công nghệ siêu vượt âm ở một triển lãm hàng không.

NPO Mashinostroeniye, đối tác của Ấn Độ trong chương trình BrahMos, đã phát triển một tên lửa siêu vượt âm có tên 3M25 Meteorit, tuy nhiên họ chưa một lần nào trưng bày loại tên lửa này.

Cùng thời điểm này, một số tuyên bố của Nga và Ấn Độ cho biết, hai nước sẽ hợp tác phát triển một biến thể mới của tên lửa hành trình siêu âm BrahMos có khả năng tấn công tàu sân bay. Tuy nhiên hai tuyên bố này có thể không phải là một, do dự án phát triển biến thể chống tàu sân bay của tên lửa BrahMos chỉ có tốc độ siêu âm Mach 2,5 - 2,9.

Ấn Độ cũng sẽ tiến hành bắn thử nghiệm lần đầu đối với biến thể tên lửa hành trình siêu âm BrahMos phóng từ máy bay Su-30MKI của họ vào cuối năm 2012 "Chúng tôi hy vọng vào cuối năm 2012 sẽ tiến hành phóng thử lần đầu từ một máy bay. Nó sẽ là một vụ phóng từ trên không", ông nói.

Công việc tích hợp biến thể tên lửa BrahMos phóng từ trên không cho máy bay Su-30MKI đang được thực hiện cho Không quân Ấn Độ. Trong đó đã có một vài máy bay Su-30MKI được thay đổi cấu hình để mang được tên lửa BrahMos.

Lực lượng Không quân Ấn Độ đã sẵn sàng nhận được đủ các bệ phóng tên lửa BrahMos (biến thể đất - đối - đất) để trang bị cho hai tiêu đoàn tên lửa. Những tên lửa này sẽ được triển khai ở những căn cứ gần biên giới của Ấn Độ để có thể tấn công các căn cứ không quân, các đơn vị phòng không và các trạm radar của kẻ thù, ông Pathak cho biết.

Trong tháng 3/2012, Ấn Độ đã bắn thử thành công một tên lửa hành trình siêu âm BrahMos (biến thể đất - đối - đất, cải tiến lên Block III). "Tên lửa đã bay đạt tầm bắn cực đại, 290 km. Ở giai đoạn cuối đã bay bổ nhào xuống độ cao thấp. Đây là một yêu cầu của lực lượng mặt đất", ông nói thêm, một cuộc tấn công theo kiểu “bổ nhào” là cần thiết đối với những mục tiêu ở địa hình đồi núi.

BrahMos, được phát triển từ loại tên lửa hành trình hải quân 3M55 Yakhont bởi hãng NPO Mashinostroeniye của Nga, là một vũ khí có khả năng nhất trong các loại tên lửa cùng lớp, tên lửa có tầm bắn xa tới 290 km, tốc độ siêu âm cực đại Mach 2,8, trang bị đầu đạn lên tới 250 kg, có mặt cắt tiết diện phản xạ radar thấp và hành trình tấn công có thể thay đổi, bao gồm các độ cao bay thấp nhất là 10 m và có thể bay cao tới 14.000 m. Tên lửa hoạt động theo nguyên lý bắn vào quên. Biến thể BrahMos phóng từ mặt đất có trọng lượng phóng lên tới 3 tấn.
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang