Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: 29 tháng 4 2012

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Bảy, 5 tháng 5, 2012

>> Kịch bản lễ nhậm chức tổng thống Nga

Cung điện Kremlin đang hoàn tất chuẩn bị lễ nhậm chức của Tổng thống Vladimir Putin diễn ra vào 7/5. Buổi lễ long trọng của người đứng đầu đất nước được lên kịch bản từng chi tiết.



http://nghiadx.blogspot.com
Ông Vladimir Putin chuẩn bị nhậm chức tổng thống Nga.

Những chiếc kèn đồng của Dàn nhạc tổng thống được đánh bóng. Các chiến sĩ của Trung đoàn cảnh vệ điện Kremlin luyện giọng chuẩn để hô vang “Ura!”; còn những người đầu bếp kiểm tra lại mọi chi tiết trong thực đơn bữa đại tiệc.

Trong buổi lễ nhậm chức, tân Tổng thống sẽ đọc lời tuyên thệ sau khi đặt tay lên cuốn Hiến pháp Nga. Chứng kiến trực tiếp sẽ là đông đảo đại diện các cơ quan hành pháp, lập pháp và tư pháp Nga; cũng như đại diện những tôn giáo lớn, các nhân vật được nhận huân chương nhà nước, lãnh đạo các cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức phi chính phủ và báo giới. Yêu cầu trang phục đối với khách mời của buổi lễ nhậm chức tổng thống Nga khá tự do nhưng họ được khuyến nghị chọn màu sắc thanh nhã và điềm đạm.

Lời tuyên thệ này ngắn, chỉ gồm 33 từ, khẳng định sẽ bảo vệ quyền lợi và tự do của con người; trung thành, phục vụ nhân dân và bảo vệ chủ quyền, an ninh, sự toàn vẹn của đất nước.

Sau khi kết thúc tuyên thệ, Chánh án Tòa án Hiến pháp Nga tuyên bố Tổng thống chính thức nhậm chức, trước khi quốc ca Nga được cử hành, cờ tổng thống được kéo lên trên nóc phủ tổng thống và dàn đại bác bắn chào mừng 30 hồi. Kết thúc buổi lễ, Trung đoàn cảnh vệ sẽ đón chào tân Tổng thống với tư cách vị tổng chỉ huy tối cao.

Cũng trong buổi lễ, tân Tổng thống được trao những biểu trưng đặc biệt gồm Cờ hiệu Tổng thống và Huy hiệu Tổng thống in hình quốc huy. Trên mặt sau của Huy hiệu Tổng thống chạm khắc chữ: “Lợi ích, Danh dự và Vinh quang”.

Lễ nhậm chức của người đứng đầu đất nước được tổ chức năm lần trong lịch sử nước Nga đương đại. Buổi tuyên thệ đầu tiên là của cố Tổng thống Boris Eltsin diễn ra vào năm 1991.

Nhà nghiên cứu chính trị Vladimir Rimsky chia sẻ, dư luận Nga cũng như các nước khác có nhiều ý kiến khác nhau nhưng họ đều thấy sự cần thiết của việc tổ chức nghi lễ đặc biệt này vì nó mang giá trị lớn; để người dân cảm nhận được sự gắn bó, thống nhất với chính quyền, với người giữ chức vụ cao nhất của đất nước. Việc này cũng có ý nghĩa quốc tế, chứng tỏ sự thống nhất của chính quyền và nhân dân.

Lo ngại Trung Quốc trỗi dậy, Putin sẽ lập đại kế hoạch châu Á?

Sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc thực sự khiến giới lãnh đạo Nga không khỏi “ái ngại”, do đó, Tổng thống kế tiếp Vladimir Putin nhanh chóng đưa ra kế hoạch lớn nhằm gắn kết Moscow với khu vực phát triển có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới này, Diplomat nhận định.

Thách thức đến từ Trung Quốc

Trong vài năm gần đây, Nga thành công trong việc nâng cao vị thế của mình tại châu Á. Quan hệ của Moscow với Bắc Kinh và New Delhi rất khăng khít, trong khi quan hệ với Tehran và Bình Nhưỡng vẫn ổn định bất chấp mọi biến động xoay quanh hai quốc gia này.Nga tham gia Hội nghị thượng đỉnh Đông Á – hội nghị được cho là quan trọng nhất bàn về thể chế an ninh đa quốc gia ở khu vực này hồi năm ngoái.

Đại diện của Nga cũng thường tham dự vào các cuộc họp và đối thoại của Hội nghị các Bộ trưởng Quốc phòng của ASEAN, Đối thoại hợp tác châu Á và các hội nghị quan trọng khu vực mà trước kia họ chưa từng góp mặt. Tuy nhiên, các sáng kiến của Nga vẫn chỉ được coi là các giải pháp tụt hậu, không sáng tạo.

Ngoài ra, khu vực phía Đông của nước Nga cũng ít có sự hội nhập về mặt kinh tế với khu vực năng động của Đông Á, trong khi tính năng động của ngoại giao Nga lại bị ghìm chặt trong xung đột với Nhật, mâu thuẫn với Mỹ trong việc cùng nhau tái thiết tại châu Á và đặc biệt là Nga bối rối trước một Trung Quốc đang trỗi dậy, đồng thời chưa tìm ra được một phương thức hợp lý nhất để hạn chế những tác động tích cực đến từ Bắc Kinh.


http://nghiadx.blogspot.com
Moscow không khỏi quan ngại trước sự trỗi dậy của Bắc Kinh. Ảnh: Chinagate.

Quả thực, ông Putin chọn Trung Quốc là điểm đến trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên vào cuối 9 vừa qua, khi ông tuyên bố ra tranh cử lần 3. Tuy nhiên, nếu hiểu rằng đây là dấu hiệu cho thấy Nga sẽ tiến gần Bắc Kinh hơn trong những năm tới sẽ là một sai lầm. Thực tế ông Putin không hề theo đuổi các chính sách đặc biệt dựa dẫm vào Trung Quốc trong hai nhiệm kỳ trước của mình.

Trong các bài báo hoạch định chính sách hành động của Putin trong chiến dịch tranh cử Tổng thống, ông Putin cũng nêu rõ quan điểm với Trung Quốc. Ông khẳng định hoan nghênh sự trỗi dậy của Trung Quốc.

“Trước hết, tôi cho rằng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc không phải là một sự đe dọa, nhưng là thách thức đồng thời mang đến tiềm năng to lớn cho sự hợp tác kinh tế, ví dụ như sử dụng các nguồn đầu tư của Trung Quốc để khôi phục khu vực viễn Đông của Nga”, Thủ tướng Nga cho hay.

Ngoài ra, theo ông Putin, Moscow và Bắc Kinh đều đã giải quyết ổn thỏa những vấn đề chính trị nổi cộm trong mối quan hệ song phương, trong đó có vấn đề biên giới gây tranh cãi, đồng thời xây dựng cơ chế hợp tác vững chắc trên cơ sở tin cậy lẫn nhau.

“Tóm lại, Nga cần một Trung Quốc ổn định và thịnh vượng và tôi tin chắc rằng, Bắc Kinh cũng cần một Moscow vững mạnh”, Thủ tướng Putin quả quyết.

Tuy nhiên, theo Diplomat, bất chấp những lời lẽ bóng bẩy hoa mỹ dành cho mối quan hệ với Trung Quốc này, ông Putin và nhiều quan chức khác của Nga đều đang rất lo sợ bị Trung Quốc bỏ rơi trên chính trường thế giới.

Họ cảm nhận rõ một điều rằng, mọi xu hướng kinh tế, quân sự hay địa chính trị đều đang vận động xoay quanh lợi ích của Bắc Kinh. Trung Quốc từng là đối tác thương mại lớn nhất của Nga, song trong năm 2010, Bắc Kinh không còn cần hầu hết các sản phẩm công nghiệp và công nghệ cao của Moscow nữa.

Không chỉ vậy, dân số Nga ngày càng giảm trong khi người Trung Quốc ngày một đông đảo, giàu có và có tầm ảnh hưởng lớn. Nói thẳng ra, người Nga đang hết sức lo sợ trở thành “miếng mồi” cho “người khổng lồ” Trung Quốc.

Đại kế hoạch châu Á

Nhận thức rõ sự yếu thế này, ông Putin thúc đẩy thành lập một liên minh Âu – Á và nếu được công nhận, Moscow sẽ lại giành được vị thế lãnh đạo trong một khối đa quốc gia gắn kết chặt chẽ từ những nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ.

Quan trọng hơn, kế hoạch này có thể giúp Moscow thu hẹp ảnh hưởng của Bắc Kinh ở các quốc gia thuộc Liên Xô cũ. Thực tế thời gian gần đây Tổ chức Hợp tác Thượng Hải SCO do Trung Quốc làm chủ trì đang tìm cách để mở rộng ảnh hưởng kinh tế, an ninh và các hoạt động khác lên các khu vực tương tự giống như Liên minh Âu – Á.

http://nghiadx.blogspot.com
Nhiều người Nga hy vọng đại kế hoạch châu Á của ông Putin giúp Moscow đối phó với những thách thức đến từ Bắc Kinh. Ảnh: ripley.

Mới đây Nga phải thẳng thừng phản đối các đề xuất của Bắc Kinh nhằm thiết lập một khu vực thương mại tự do cũng như nhiều hoạt động hội nhập kinh tế khác trong khuôn khổ của SCO bởi thực tế, mục đích thực sự của các đề xuất này là nhằm gia tăng ảnh hưởng về kinh tế của Trung Quốc trong khu vực Âu – Á.

Theo kế hoạch châu Á này, trước mắt, Nga có thể chấp nhận bán cho Trung Quốc một số vũ khí quan trọng mà Bắc Kinh đang khao khát để tái cân bằng lại cán cân thương mại, thúc đẩy kinh tế. Thông tin xung quanh thương vụ bán máy bay chiến đấu Su-35 cho Trung Quốc là minh chứng cho thấy nỗ lực triển khai đại kế hoạch này của ông Putin.

Sau đó, Moscow có thể phối hợp cùng Bắc Kinh trong một số hoạt động nghiên cứu quốc phòng để có thể thăm dò sức mạnh quân sự Trung Quốc hay ít nhất là cùng nhau hạn chế được mối đe dọa từ các vũ khí tối tân của Mỹ.

Bên cạnh mục tiêu đối phó với Trung Quốc, ý tưởng Liên minh Âu-Á của ông Putin còn giúp kiềm chế sự hiện diện của Mỹ tại Trung Á sau khi NATO rời Afghanistan. Theo kế hoạch, ông Putin tiếp tục gây dựng quan hệ thân thiện với Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai và các lãnh đạo khác, hứa hẹn với họ rằng Nga sẽ trợ giúp về quân sự và kinh tế, tận dụng căng thẳng giữa họ với NATO.

Thêm vào đó, đại kế hoạch châu Á của ông Putin cũng bao gồm cả kế hoạch cải thiện quan hệ với Pakistan. Quan hệ giữa Moscow và Islamabad đã căng thẳng suốt vài thập kỷ qua do Pakistan ủng hộ chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo cực đoan, hỗ trợ cho Mỹ và Trung Quốc chống lại Nga, cũng như các chính sách đối đầu với Ấn Độ - đồng minh của Nga.

Tuy nhiên, ông Putin đã đồng ý có chuyến thăm chính thức tới Islamabad vào tháng 9 tới bởi nhận thức được rằng, củng cố quan hệ với Pakistan có thể mang lại cho Nga một tầm ảnh hưởng lớn hơn tại Afghanistan thời hậu NATO, bao gồm cả việc đối thoại với Taliban cũng như tăng cường đòn bẩy của Nga với Ấn Độ.

Như vậy, với một đại kế hoạch liên minh Á – Âu này, ông Putin vừa có thể đối phó những thách thức đến từ Trung Quốc vừa kìm chế được tầm ảnh hưởng của Mỹ.

>> Binh pháp Hải quân Việt Nam (Kỳ 1)

Quan trọng không phải là kiếm to hay dài, mà là kiếm pháp. Quân cốt tinh không cốt đông. Người nghĩa mới dùng ít thắng nhiều.


Kỳ 1 : Sai lầm của Tôn Tử


Tôn Tử và Napoleon

Đó chính là những quan điểm, tư tưởng mà luôn luôn sống mãi và sáng rực với thời gian trong di sản quân sự chống giặc độc đáo mà Tổ tiên, ông cha để lại cho con cháu

Trong lịch sử dân tộc, tính ra chúng ta đã tiến hành không dưới 8 cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc (không tính những cuộc chiến tranh giải phóng). Trong số cuộc chiến tranh này, chúng ta luôn đối đầu với đội quân xâm lược đông đúc, nhiều gấp 2 đến 3 lần ta.

Điều đặc biệt trong những lần đụng độ này là ta tuy ít nhưng độ tinh nhuệ thì không kém địch, tức là nói về chất lượng của lực lượng bao gồm con người và vũ khí trang bị thì ta và địch cơ bản ngang nhau.

Như vậy, có thể nói nếu so sánh lực lượng giữa ta và địch thì ta chỉ thua kém địch một tiêu chí duy nhất là: Ta ít mà địch thì nhiều. Xung quanh vấn đề lực lượng ít và nhiều này mỗi quốc gia hình thành nên cách sử dụng lực lượng hay nghệ thuật quân sự riêng biệt.

Tôn Tử (Trung Quốc) cho rằng: không thể lấy ít địch nhiều ở quy mô chiến lược được, “Một quân đội nhỏ yếu mà liều lĩnh cố đánh sẽ bị kẻ địch lớn mạnh bắt làm tù binh”.

“Phương pháp dùng binh, có binh lực gấp 10 lần địch thì bao vây, gấp 5 lần địch thì tiến công, gấp hai lần địch thì chia cắt, binh lực ngang nhau thì phải biết đánh, binh lực ít hơn thì phải biết lánh, binh lực yếu hơn thì phải biết tránh cho xa”.

Napoleon (Pháp): cái tinh túy nhất của chiến lược nằm ở chỗ: Về chiến lược vẫn dám lấy ít đánh nhiều, nhưng về chiến thuật bao giờ cũng phải tập trung ưu thế áp đảo trong một thời điểm nhất định để giành thắng lợi quyết định.

Suy cho cùng đây là nghệ thuật quân sự cho tấn công xâm lược, tấn công trước. Chẳng hạn như ông Tôn Tử khuyên con cháu Trung Hoa, nếu “binh lực yếu hơn thì phải biết tránh cho xa”. Nhưng giặc đến nhà tránh đi đâu, để đất nước rơi vào tay quân xâm lược à?
Tư tưởng Nguyễn Trãi trong thời đại Hồ Chí Minh

Các tướng lĩnh và các nhà tư tưởng quân sự của dân tộc ta thì hoàn toàn khác. Khác ở chỗ Việt Nam luôn bị xâm lược nên phải chống trả thì bất kể dù ít hay nhiều miễn sao giữ được nước thì thôi. Và từ cái khó ló ra cái khôn, chúng ta cho rằng có thể lấy ít thắng nhiều ở cả quy mô chiến lược và chiến thuật (và thực tế diễn ra không sai).

Lịch sử quân sự thế giới có biết bao ví dụ về lấy nhiều thắng ít hoặc lấy nhiều thắng nhiều nhưng chưa có nhiều ví dụ về lấy ít thắng nhiều ở quy mô chiến lược và cả chiến thuật như Việt Nam.

Nguyễn Trãi thế kỉ XV đã tổng kết: "Lấy ít địch nhiều, thường dùng mai phục”. Ông còn giải thích: “Người nghĩa lấy ít địch nhiều”. Như vậy, Nguyễn Trãi một phần nào đã nói lên lý do, cơ sở nào mà có tư tưởng quân sự đó.

Trước hết là ta có chính nghĩa (chúng ta không đi xâm lược ai) nên huy động và phát động được toàn đân tham gia chống giặc giữ nước. Tiếp theo là chúng ta có một đất nước có địa thế vô cùng hiểm yếu với kẻ thù nhưng lại thuận lợi cho ta phòng thủ bảo vệ Tổ quốc (thiên thời địa lợi nhân hòa).

Rõ ràng đây chính là cơ sở lý luận và thực tế để con cháu phát triển lên một mức cao hơn, đó là Chiến tranh nhân dân và Nghệ thuật quân sự độc đáo trong thời đại Hồ Chí Minh.

Trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ngày nay, Hải quân Việt Nam với lực lượng trang bị hiện đại, vũ khí công nghệ cao cũng không kém địch là bao nhiêu nhưng rõ ràng thực lực vẫn ít hơn địch. Nhưng dù có ít hơn bao nhiêu lần thì chúng ta cũng quyết đánh để bảo vệ bờ cõi.

Vậy, thực hiện tư tưởng quân sự lấy ít đánh nhiều thì Hải quân Việt Nam đánh như thế nào?

Khác với chiến tranh giải phóng, hải chiến được phân định trận tuyến rõ ràng.

Địch từ xa tới, ngoài đại dương xuất kích tấn công vào biển, đảo và đất liền của ta. Ta phòng thủ, tấn công địch từ đất liền, từ các đảo tiền tiêu hoặc ven bờ. Nếu dàn trận đối đầu, dù có hiệu suất chiến đấu đạt tỷ lệ ta 1, địch 3 thì trong 2 đến 3 cuộc chạm trán là ta hết vốn.

Cỡ như tàu Gepard 3.9, ta 2 chiếc, giỏi có thể đổi 8 chiếc của địch loại tương đương. Nhưng sau đó ta hết, địch còn nhiều thì chỉ có nai lưng ra chịu đòn như thời đánh Mỹ…Vì vậy, đó không phải là tư tưởng nghệ thuật quân sự lấy ít đánh nhiều của Việt Nam.

Nếu như Nguyễn Trãi đã tổng kết: “Lấy ít đánh nhiều thường dùng mai phục” thì ngày nay qua 2 cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ các tướng lĩnh Việt Nam đã vận dụng sáng tạo, độc đáo hơn nhiều.

Thứ nhất, vẫn triệt để lợi dụng thế địa lý để phát triển phương thức chiến tranh du kích hiện đại trên biển.

Chiến tranh du kích (CTDK) là đặc sản quý báu của nghệ thuật quân sự bảo vệ Tổ quốc (hình thức tác chiến phi đối xứng chỉ là một thành tố của nội hàm này).

CTDK là một thành tố trong nội hàm của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc. Đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn của vũ khí hiện đại công nghệ cao vào lối đánh du kích trong một trận hoặc trong một chiến dịch hợp đồng các lực lượng.

Ngoài tổ chức tấn công địch từ cấp chiến dịch thì tổ chức tấn công địch cấp nhỏ lẻ theo kiểu chiến tranh du kích vẫn được coi trọng và vận dụng ở một tầm cao hơn.

Đó là tấn công mọi nơi, tấn công mọi lúc với trang bị vũ khí nhỏ gọn, nhưng hiện đại và uy lực mạnh làm cho quân dịch thiệt hại nặng, mất sức chiến đấu, hoang mang suy sụp ý chí, hỗ trợ và tạo điều kiện cho những trận tấn công tiêu diệt lớn kết thúc chiến tranh. CTDK với 2 hình thức tác chiến chủ yếu là phục kích và tập kích.





http://nghiadx.blogspot.com
Đội Đặc công người nhái 4, Đoàn M26 (Quân chủng hải quân) thực hành huấn luyện.

Phục kích theo lối truyền thống thì ngồi chờ giặc đến; phương tiện chỉ có thể là con người, con tàu, tàu ngầm… là chủ thể. Nhưng theo lối hiện đại thì phát triển rộng hơn nhiều. Máy bay, tên lửa và thậm chí pháo binh vẫn được sử dụng là chủ thể của trận phục kích.

Chắc chắn trên đất liền, nơi nào cần phòng thủ thì đều đã nằm trong phần tử bắn của pháo binh, của tên lửa và của Không quân Việt Nam. Chỉ cần trinh sát báo về địch đã đến là lập tức khai hỏa.

Nhưng trên biển, muốn được vậy thì yếu tố quyết định là phải quản lý tốt vùng biển, phát hiện chính xác, kịp thời địch xuất hiện ở tọa độ mà ta đã chuẩn bị sẵn bằng các phương tiện quan sát trên các đảo tiền tiêu, trên bờ hiện đại đến thô sơ.

Tuy nhiên, tàu địch đến tọa độ A, Z nào đó mà ta đã chuẩn bị ngoài yếu tố chủ quan của địch thì ta cần phải làm sao điều địch đến đúng tọa độ phục kích sẵn.

Nghi binh, lừa địch, điều địch theo ý định của ta…đó thuộc mưu kế của chỉ huy.

(PTD)

>> Chakri Naruebet - Tàu sân bay duy nhất Đông Nam Á

Được thiết kế và chế tạo tại nhà máy Izar, Tây Ban Nha, tàu sân bay Chakri Naruebet là "báu vật" của người Thái, vì đây là chiếc hàng không mẫu hạm duy nhất ở Đông Nam Á.

>> Các cụm tàu sân bay tiến công - toàn bộ sức mạnh của Mỹ



http://nghiadx.blogspot.com
Tàu sân bay HTMS Chakri Naruebet (số hiệu 911)

Dựa trên bản hợp đồng kí kết tháng 7/1992, tàu sân bay Chakri Naruebet được đóng tại nhà máy Izar, Tây Ban Nha.

Năm 1997, Chakri Naruebet được chuyển giao cho hải quân hoàng gia Thái Lan. HTMS Chakri sẽ đảm nhiệm vai trò là tàu đô đốc chỉ huy và điều khiển, hỗ trợ hạm đội tàu chiến của Thái Lan từ trên không. Ngoài ra, nó còn có trách nhiệm tham gia các hoạt động tìm kiếm, cứu nạn trên biển.

Thiết kế

Tàu sân bay HTMS Chakri Naruebet được thiết kế dựa trên tàu sân bay Principe de Asturias, Hải quân Tây Ban Nha.

Chakri Naruebet có lượng giãn nước 11.485 tấn, tổng chiều dài là 182,6m. Boong tàu sân bay rộng khoảng 174.6x27.5m, được thiết kế có đường dốc nghiêng 12 độ về phía cuối tàu sân bay sử dụng cho các máy bay Harrier.

Khu chứa máy bay cung cấp đủ chỗ cho 10 trực thăng hạng trung hoặc máy bay cất hạ cánh thẳng đứng AV-8S (Harrier). Số lượng thành viên thủy thủ đoàn trên tàu khoảng 600 người

Phi cơ chiến đấu trên tàu

HTMS Chakri Naruebet có khả năng chở sáu chiếc máy bay AV-8S (Harrier) và sáu trực thăng đa nhiệm S-70B “Seahawk”.

AV-8S là máy bay cất cánh đường băng ngắn, hạ cánh thẳng đứng (STOL). AV-8S ban đầu là một phiên bản xuất khẩu cho hải quân Tây Ban Nha được vũ trang pháo, tên lửa, rocket và bom để thực hiện các nhiệm vụ tiêm kích, tấn công hỗ trợ các đơn vị tàu chiến trên biển.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay cất hạ cánh thẳng đứng AV-8S Harrier trên boong tàu sân bay Charki Naruebet


S-70B “Seahawk” là trực thăng đa nhiệm có khả năng chống ngầm hoặc chống hạm. Thái Lan đã mua sáu máy bay loại này từ Mĩ và triển khai chúng trên tàu sân bay HTMS Chakri Naruebet.

Trực thăng Seahawk được trang bị hai ngư lôi chống ngầm hạng nhẹ Mk 50/46, hoặc tên lửa chống hạm AGM-119B (tầm bắn 35km). Ngoài ra, nó còn mang được tên lửa không đối đất AGM-114 “Hellfire” để tấn công các tàu cao tốc cỡ nhỏ.

http://nghiadx.blogspot.com
Trực thăng đa nhiệm S-70B "Seahawk" trang bị ngư lôi chống ngầm


Hệ thống điện tử

Theo để xuất đưa ra ban đầu, Chakri Naruebet sẽ được lắp đặt một số thiết bị gồm: radar giám sát trên không tầm trung 3-D và tầm xa 2-D, hệ thống định vị siêu âm, hệ thống tác chiến điện tử, thiết bị đối phó trả đũa. Ngoài ra, tàu còn được trang bị thêm máy phóng tên lửa, hệ thống vũ khí tầmcực gần với pháo 25/30mm.

Tuy nhiên, năm 1997 khi được chuyển giao thì HTMS Chakri Naruebet mới chỉ được trang bị hệ thống điện tử cơ bản nhưng không có vũ khí phòng vệ, hệ thống tác chiến điện tử và thậm chí là hệ thống định vị siêu âm, mồi bẫy. Các hệ thống điện tử bao gồm radar giám sát tầm trung 3-D AN/SPS-52C, hệ thống dẫn đường Kelvin Hughes (hoạt động trên dải I), hệ thống định vị vệ tinh MX 1105 Transit/GPS và các thiết bị thông tin liên lạc khác. Vì vậy, cho đến khi tàu sân bay được trang bị giáp, thiết bị cảm biến và hệ thống chiến đầu thì nó phải phụ thuộc hoàn toàn vào đội tàu hộ tống.

Năm 1995, Thái Lan đã có ý định bỏ ra 800 triệu USD mua ba tàu ngầm nhưng kế hoạch này đã bị hoãn lại. Thế nên, giờ đây người Thái vẫn chưa sở hữu bất kì một chiếc tàu ngầm nào. Do đó, HTMS Charki Naruebet vẫn phải trông chờ vào sự bảo vệ của đội tàu hộ tống chống lại các cuộc tấn công trên biển và từ tàu ngầm.

Hệ thống phòng vệ

Theo một số nguồn tin, sau khi được chuyển giao, Thái Lan đã có kế hoạch để trang bị hệ thống vũ khí phòng vệ cho tàu mà Mỹ là nhà thầu chính trong kế hoạch này. Nếu đúng như vậy, có khả năng Chakri Naruebet được trang bị một số loại vũ khí sau:

+ Tổ hợp vũ khí tầm cực gần Phalanx CIWS. Phanlanx là pháo sáu nòng cỡ 20mm được dùng để phòng không chống máy bay hoặc tên lửa hành trình. Pháo bắn với tốc độ 3.000 viên mỗi phút, tầm bắn 1,5 km.

+ Chakri được trang bị hệ thống tên lửa đối không RIM-7 Seasparrow. Tên lửa được dùng để chống lại máy bay hoặc tên lửa hành trình. Các tên lửa được chứa trong 8 ống phóng của hệ thống Mk41. RIM-7 dẫn đường bằng ra đa chủ động, tầm bắn khoảng 55km.

+ Cuối cùng là hệ thống phòng không MBDA Sadral (6 ống phóng) sử dụng tên lửa Mistral. Mistral là tên lửa phòng không tầm ngắn dùng để chống máy bay hoặc tên lửa hành trình, có tầm bắn khoảng 5km.

http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống vũ khí tầm cực gần Phanlanx CIWS.

http://nghiadx.blogspot.com
Tổ hợp tên lửa đối không RIM-7 Seasparrow.

http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống phòng không Sadral mang sáu tên lửa Mistral.

Động lực

Tàu trang bị bộ truyền động kết hợp động cơ diezen hoặc động cơ tuốc bin khí (CODOG) cung cấp sức đẩy 33.600 mã lực. Đó là sự kết hợp giữa hai cặp động cơ tuốc bin khí GE LM-2500 và động cơ diezen MTU 16V1163 TB83, mỗi động cơ sinh ra 6.437 mã lực.

Tốc độ tối đa mà Chakri đạt được là 26,2 hải lý mỗi giờ và tốc độ trung bình khoảng 17,2 hải lý mỗi giờ. Tầm hoạt động lên tới 10.000 dặm nếu chạy với tốc độ 12 hải lý mỗi giờ.

>> Iran biến An-140 thành máy bay tuần tra biển

Iran vừa chính thức ra mắt loại máy bay tuần tra biển mới nhất do nước này tự chế tạo từ loại máy bay chở khách An-140 của Ukraina.


Dưới đây là chùm ảnh máy bay tuần thám biển Iran-140 do quốc gia hồi giáo tự chế tạo:

http://nghiadx.blogspot.com
Iran đã trình làng mẫu máy bay tuần tra biển có tên Iran-140, biến thể được công ty máy bay HESA ở Isfahan (Iran) sản xuất theo giấy phép từ năm 2000 của loại máy bay chở khách An-140 của Ukraina.


http://nghiadx.blogspot.com
Hợp đồng sản xuất theo giấy phép đối với loại máy bay trở khách An-140 được Iran ký kết với Ukraina từ năm 1995. Tính đến đầu năm 2006, Iran đã lắp ráp được 50 máy bay chở khách như vậy. Trong ảnh là máy bay tuần tra biển Iran-140.

http://nghiadx.blogspot.com
Trong tháng 9/2007, Ukraina đã ký kết một hợp đồng bổ sung để cung cấp cho Iran 16 máy bay chở khách An-140-100 đời mới hơn. Ảnh máy bay Iran-140.

http://nghiadx.blogspot.com
Ngoài Iran, máy bay chở khách An-140 còn được Ukraina bán cho Azerbaijan (8 chiếc) và Libya (chiếc). Iran-140 trong gara.

http://nghiadx.blogspot.com
Tới dự buổi ra mắt máy bay tuần tra biển mới còn có Bộ trưởng Quốc phòng Iran, Chuẩn tướng Ahmad Vahidi, ông phát biểu trước giới báo chí về sự tiến bộ vượt bậc của Iran trong việc phát triển công nghệ quân sự trình độ cao.

http://nghiadx.blogspot.com
Sẽ không có gì đáng nói nếu như không quan sát kỹ "mắt thần" của máy bay Iran-140. Theo quan sát, bộ cảm biến này gần giống hoàn toàn so với loại Ultra 7500B (U 7500B) do công ty FLIR của Mỹ chế tạo.

U 7500B là một module trinh sát quang học hiện đại có khả năng phóng đại hình ảnh hồng ngoại tới 18x trong điều kiện ánh sáng kém và có thể kết hợp với lựa chọn chỉ điểm laser để phối hợp tác chiến với các lực lượng mặt đất.

Nếu thực sự đây là "mắt thần" do công ty FLIR chế tạo, người Mỹ sẽ phải tự mình đặt ra nhiều câu hỏi, tại sao họ (Mỹ) đã cấm vận vũ khí với Iran mà quốc gia hồi giáo lại có được thiết bị điện tử hiện đại do chính công ty Mỹ chế tạo.

http://nghiadx.blogspot.com
Bên trong là bàn điều khiển hệ thống giám sát rất hiện đại.

http://nghiadx.blogspot.com
Tướng Vahidi thăm bên trong máy bay Iran-140.

http://nghiadx.blogspot.com
Khoang lái của Iran-140 hầu như không có sự thay đổi nhiều so với máy bay chở khách An-140 bản gốc. Sự tiện nghi chưa được chú trọng lắm, nhất là hệ thống làm mát cho phi công.

>> Bài học từ cuộc chiến Trung Quốc - Hà Lan

Tháng 2/2012 đánh dấu 350 năm kể từ khi cuộc chiến đầu tiên và cũng là thắng lợi của Trung Quốc với một nước phương Tây. Cả 2 bên đã học được gì?

>> Bài học từ cuộc chiến Falklands



http://nghiadx.blogspot.com
Giáo sư Tonio Andrade.

Giáo sư lịch sử Tonio Andrade, làm việc tại ĐH Emory, đang giảng dạy tại ĐH Emory, bang Georgia (Mỹ) đã viết cuốn “Thuộc địa đã mất: Câu chuyện chưa kể của chiến thắng vĩ đại của Trung Quốc trước phương Tây”.

Dưới đây là nội dung chính của tác phẩm này:

Dưới sự lãnh đạo của Tổng tư lệnh Trịnh Thành Công – người hùng giai đoạn cuối nhà Minh - đầu nhà Thanh, Quân đội Trung Quốc đã quét sạch toàn bộ Hà Lan khỏi Đài Loan vào tháng 2/1662. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử, Đài Loan đặt dưới sự cai trị của Trung Quốc.

Đây là sự kiện cực kỳ đặc biệt. Lúc đó, Hà Lan là thế lực thực dân mạnh mẽ nhất của châu Âu và Đài Loan là thuộc địa lớn nhất của nước này tại châu Á.

Cuộc chiến Hà Lan – Trung Quốc là một sự kiện hấp dẫn giới học giả về lịch sử - chính trị trên quy mô toàn cầu, đụng chạm tới cả cán cân quyền lực của thế giới cận đại. Theo các ghi chép về cuộc chiến, Hà Lan – vốn nổi tiếng khắp châu Âu về vũ khí, chiến lược, hậu cần khi đó, đã cảm thấy bị vuột mất đẳng cấp sau thất bại trước Trung Quốc.

Cuộc chiến này mang lại những bài học cho ngày hôm nay bởi lẽ, trong số các yếu tố cho phép người Trung Quốc giành chiến thắng với người phương Tây là truyền thống văn hóa, tư duy chiến lược và nghệ thuật quân sự của người Trung Hoa. Các nhà lãnh đạo quân đội Trung Quốc ngày nay vẫn thấm nhuần sâu sắc về văn hóa quân sự truyền thống và học hỏi nhiều điều từ đó.

http://nghiadx.blogspot.com
Trịnh Thành Công trở thành người hùng dân tộc với việc giành Đài Loan về cho Trung Quốc năm 1662

Bất ngờ với khả năng của người Trung Quốc

Từ trước đến nay, các nước phương Tây vẫn có xu hướng đánh giá thấp sức mạnh quân sự của Trung Quốc. Thậm chí, với nhiều chuyên gia, Trung Quốc là nước yếu, thường xuyên bị các nước láng giềng như Hung Nô, Mông Cổ, Mãn Châu và Nhật Bản xâm lược. Trong Chiến tranh Thế giới lần 2, Mỹ và Anh thường xuyên tuyên truyền và củng cố hình ảnh này bằng cách mô tả Trung Quốc như là một nạn nhân không may mắn của một Nhật Bản hiện đại, quyết đoán và chiến lược quân sự hiệu quả. Thậm chí, nhiều người phương Tây còn tin rằng, Trung Quốc phát minh ra thuốc súng nhưng chỉ sử dụng cho các màn bắn pháo hoa.

Trên thực tế, Trung Quốc là quốc gia đầu tiên phát triển những khẩu súng đầu tiên cũng như pháo, tên lửa, lựu đạn và mìn. Các kĩ sư Trung Quốc từng luôn háo hức nghiên cứu vũ khí nước ngoài, ví dụ như súng hỏa mai của Nhật Bản và đại bác của Anh.

Vì vậy, không có gì ngạc nhiên, trong cuộc chiến trên đảo Đài Loan, Hà Lan đã sững sờ trước hỏa lực của Trung Quốc. Bản thân người Hà Lan không hề lạc hậu. Đại bác và súng ngắn của Hà Lan đã nổi tiếng khắp châu Âu. Các ngành công nghiệp vũ khí của Hà Lan là một phần quan trọng của nền kinh tế đang bùng nổ đầu thời kỳ tư bản chủ nghĩa.

Tuy nhiên, Hà Lan lại lép vế trước sự hiệu quả và chính xác của những tay súng Trung Quốc nhanh nhẹn và rèn luyện tốt. Một chỉ huy người Hà Lan đã từng viết trong sự thất vọng: “Người Trung Quốc khiến những người lính của tôi cảm thấy xấu hổ”.

Trong giai đoạn thế kỷ 16-17, là Trung Quốc đã vượt lên cao so với mô hình cổ xưa. Các vị tướng lĩnh Trung Quốc đã dạy quân lính cách tránh hỏa lực, tăng cường sức chịu đựng và sức mạnh, tìm kiếm vị trí chiến đấu tốt. Trong khi những người phương Tây lại có cách đào tạo để hiên ngang trước mũi tên hòn đạn.

Quân đội Hà Lan phải đối mặt với những người lính Trung Quốc được đào tạo tốt, thế nên trên chiến trường Đài Loan đó, họ giống như lính mới chứ còn là những người nổi tiếng về quân sự khắp phương Tây.

Người Hà Lan được biết đến khắp châu Âu như là các nhà phát minh khái niệm "tập trận quân sự hiện đại" và vai trò trong đổi mới, cách mạng hóa chiến tranh.

Những người lính ngự lâm của Hà Lan được đào tạo trong các cuộc duyệt binh chuẩn mực, tiến hành các cuộc hành quân phức tạp và hoạt động như một đơn vị phối hợp và độc lập.

Cách thức này đã lan tỏa ra toàn châu Âu, tạo thành “phong cách chiến tranh châu Âu”, biến họ thành lực lượng chiến đấu hiệu quả nhất thế giới. 

Tuy nhiên, lợi thế quan trọng nhất của Trung Quốc nằm trong nền văn hóa chiến lược và chiến thuật. Qua 2.000 năm lịch sử, các chỉ huy quân sự của Trung Quốc học được cách nghĩ cẩn trọng về chiến tranh.

Hầu hết những người phương Tây đều đã biết hay đọc qua về Binh pháp Tôn tử, từ những CEO ở Đức cho đến Mỹ, nhưng họ không biết rằng, đã có bao nhiêu nhà chiến lược, chiến thuật hay chuyên gia xuất sắc đã thừa kế tinh hoa của Tôn Tử.

Trong cuộc chiến đảo Đài Loan năm 1662, tướng Trịnh Thành Công đã áp dụng mưu kế mà người phương Tây vẫn gọi là “con ngựa thành Troy”. Họ đã liên tục đánh lừa người Hà Lan, thu hút họ vào bẫy hay lợi dụng địa hình, kết hợp sức mạnh hải quân và bộ binh theo những cách bất ngờ và hiệu quả.

Sau nhiều thất bại, người Hà Lan kết luận, không còn hy vọng chiến thắng trước lực lượng tinh nhuệ của Trung Quốc. Cuối cùng, họ từ bỏ và giao lại Đài Loan cho Trung Quốc.

Hiểu nền văn hóa Trung Quốc để thắng Trung Quốc

Trong 2 thế kỷ tiếp theo, không còn một cuộc chiến nào giữa Trung Quốc và phương Tây. Giai đoạn này đánh dấu cán cân quyền lực toàn cầu đã dịch chuyển sang châu Âu với quá trình công nghiệp hóa.

Ngày nay, Trung Quốc đang hiện đại hóa một cách kinh ngạc trong tình thế siêu cường Mỹ đang bị "ốm". Cán công công nghệ có thể vẫn ủng hộ phương Tây nhưng tình hình này sẽ thay đổi nhanh chóng.

Nhận thức về hiện trạng này khiến các chuyên gia phương Tây thúc giục Washington kiềm chế Trung Quốc. Tổng thống Barack Obama cũng đang chuyển động theo hướng này.

Tuy nhiên, ít người nghĩ tới những giải pháp hiệu quả và tiết kiệm hơn, đó là tìm hiểu thêm về truyền thống, nghệ thuật chiến tranh của Trung Quốc. Không có quốc gia nào thấm nhuần sâu xa với lịch sử của mình như người Trung Quốc. Các chỉ huy quân sự Trung Quốc hiểu rõ giá trị di sản từ những tư tưởng như Tôn Tử, Gia Cát Lượng, Trịnh Thành Công…

Thế nhưng, người Trung Quốc còn trích dẫn từ những tư tưởng quân sự phương Tây như Clausewitz, Mahan hay Petraeus. Trung Quốc hiểu rõ truyền thống riêng của mình và cả truyền thống phương Tây theo lời khuyên của Tôn Tử: "Biết mình, biết ta".

Nếu phương Tây không nghiên cứu truyền thống quân sự của Trung Quốc, họ sẽ gặp phải những bất lợi đáng kể. Chiến tranh Trung Quốc - Hà Lan, chiến tranh đầu tiên của châu Âu với Trung Quốc là một bài học tuyệt vời.

>> Xu hướng hải chiến hiện đại

Học giả Pháp bàn luận về vai trò của sức mạnh hải quân ở Biển Đông.



http://nghiadx.blogspot.com
Giáo sư lịch sử quan hệ quốc tế Đại học Paris I Robert Frank

Giáo sư Lịch sử Quan hệ Quốc tế ĐH Paris I Robert Frank và Phó giáo sư ĐH Tổng hợp Lille III Jean de Préneuf trả lời các câu hỏi của tờ Le Monde về những căng thẳng gần đây ở biển Đông.

Các câu hỏi gồm có:

- Hiện tại, ở châu Á đang phát sinh các nguồn căng thẳng ngày càng mới giữa các cường quốc biển. Tình hình có thể căng thẳng lên không?
- Các cuộc hải chiến truyền thống bây giờ ít có khả năng xảy ra?
- Vấn đề chủ quền ngày nay đang đặt ra với sự gay gắt mới: tất cả những điều này liệu có dẫn tới một cuộc đấu tranh điên rồ để giành giật đại dương và phân chia các vùng biển?
- Một số nước chắc chắn dựa vào máy bay và tên lửa chứ không phải hạm đội. Cần có các phương tiện nào để duy trì sức mạnh quân sự?

http://nghiadx.blogspot.com
Phó giáo sư Đại học tổng hợp Lille III Jean de Préneuf

Dưới đây là nội dung phỏng vấn:

- Le Monde: Hiện tại, ở châu Á đang phát sinh các nguồn căng thẳng ngày càng mới giữa các cường quốc biển. Tình hình có thể căng thẳng lên không?

- PSG Jean de Préneuf: Quan hệ của Trung Quốc với các nước lân bang đang gây ra sự lo ngại nhất định. Bắc Kinh đang tiến hành hiện đại hóa quy mô lớn hạm đội của mình để củng có vị thế đứng đầu trong khu vực. Còn các nước láng giềng thì không muốn khoanh tay đứng nhìn.

Tất cả những chuyện này giống như cuộc chạy đua vũ trang trên biển ở châu Âu trước năm 1914. Không được quên rằng, những nhục nhã trên biển mà Trung Quốc đã phải chịu đựng trong cuộc chiến tranh đầu tiên với Nhật Bản năm 1894-1895 đến nay họ vẫn chưa quên.

Trong cuộc chạy đua thế giới tranh giành tài nguyên thiên nhiên, miếng bánh đại dương hôm nay phải được giành cho cả các quốc gia đang phát triển chủ chốt. Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc và Hàn Quốc – tất cả họ đều đang xây dựng cho mình hạm đội hiện đại và đông đúc.

Sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, người ta từng nghĩ rằng, các cuộc xung đột lớn trên biển đã đi vào quá khứ, tuy nhiên không thể khẳng định chắc chắn điều gì giống như vậy. 20 năm nay, Hải quân Ấn Độ và Trung Quốc tranh giành quyền kiểm soát các tuyến đường đến Cận Đông.

- GS Robert Frank: Ngày nay chúng ta đang thấy có sự gia tăng số lượng các đấu thủ, điều gợi nhớ đến cuộc chạy đua vũ trang giữa Đức và Anh vào cuối thế kỷ 19.

Hiện tại, giữa Ấn Độ và Trung Quốc đang tồn tại sự bất đối xứng nhất định. Ấn Độ vẫn chưa thể tự giải thoát khỏi những ký ức thất bại trước Trung Quốc vào năm 1962.

Vấn đề Biển Đông hoàn toàn có thể là một trường hợp điển hình. Bắc Kinh chắc chắn toan tính tiến xa hết mức chừng nào có thể mà không gây ra chiến tranh. Dĩ nhiên là điều đó tiềm ẩn đầy những sự cố nguy hiểm. Trong trường hợp leo thang căng thẳng, phương Tây đơn giản là không thể khoanh tay đứng nhìn. Các nước lớn dễ dàng hơn trong việc thỏa thuận với nhau về một giải pháp.

Nguy hiểm xuất phát từ cuộc chạy đua vũ trang giữa các nước nhỏ, các nước trung bình, cũng như giữa các nước nhỏ, trung bình và lớn. Những tình huống khó tiên liệu - đó là sự tính toán sai mà Tổng thống Argentina Galtieri mắc phải đối với Thatcher năm 1982, Saddam Hussein đối với George Bush năm 1990 và Gruzia đối với nước Nga của Putin năm 2008.

Ngoài ra, ngày nay đang nảy sinh những vấn đề mới liên quan đến sự xuất hiện trên biển của các đấu thủ phi nhà nước như các tổ chức phi chính phủ. Chúng ta nhìn thấy điều đó ở trường hợp đấu tranh chống ngành săn bắt cá voi và những sự cố mới đây giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Israel.

- Các cuộc hải chiến truyền thống bây giờ ít có khả năng xảy ra?

- PGS Jean de Préneuf: Kể từ thời điểm kết thúc hai cuộc thế chiến, không còn xảy ra một trận chiến trên biển quy mô lớn nào nữa. Tuy nhiên, Chiến tranh Lạnh đã dẫn tới sự xuất hiện đối đầu toàn cầu trên biển, vốn là sự tiếp diễn của logic các trận chiến ở Đại Tây Dương và các chiến dịch đổ bộ lớn.

Vì thế, năm 1945 không hề đặt dấu chấm hết cho các cuộc chiến tranh có sử dụng hải quân. Danh sách có được khá dài: Triều Tiên từ năm 1950-1953, kênh đào Suez năm 1956, Việt Nam từ năm 1965-1973, Falklands/Malvinas năm 1982, Kosovo năm 1999 và cho đến tận Libya năm 2011.

Thậm chí trong các cuộc xung đột cơ bản khai diễn trên không và mặt đất thì luôn có chỗ cho hạm đội: điều đó đã xảy ra trong các cuộc xung đột Ấn Độ-Pakistan năm 1965 và 1971, trong cuộc chiến Vùng Vịnh năm 1990-1991, ở Afghanistan từ năm 2001, ở Lebanon năm 2006.

Điều đó cũng liên quan cả đến các tình huống khủng hoảng. Ví dụ, trong chiến dịch Praying Mantis ngày 14/4/1988 toàn bộ một hạm đội Iran đã bị tiêu diệt để đáp lại việc Tehran phong tỏa vịnh Persique. Nó đã cho thấy rằng, biển vấn là không gian xung đột với sự tham gia của các nước thứ ba kể cả khi nó họ không phải là các bên tham chiến trực tiếp.

Ngoài ra, toàn bộ cuộc chiến tranh Iran-Iraq từ năm 1980-1988 nhắc nhở chúng ta rằng, các cường quốc hạng hai có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho các hạm đội lớn bằng các phương tiện phi đối xứng, trong số đó trước hết là thủy lôi.

- GS Robert Frank: Ở Cận đông, vấn đề eo biển Hormuz liên quan không chỉ đến triển vọng một trận hải chiến lớn bởi để làm việc đó lực lượng của các hạm đội cần phải gần tương đương nhau. Tuy nhiên, quyền kiểm soát đối với huyết mạch sống còn này cũng đang được giải quyết cả trên biển bởi vì Iran đã rút ra các bài học của những năm 1980 và đã hiện đại hóa không chỉ hạm đội của họ mà cả vũ khí chống hạm triển khai trên bộ.

Ở Tây Phi, hạm đội đóng vai trò trung tâm trong đấu tranh chống cướp biển, tuy nhiên trong trường hợp này, chúng ta lại không thể nói đến các trận hải chiến quy mô lớn.

Liên quan đến Thái Bình Dương và Đông Á, dù Trung Quốc đã tăng cường sức mạnh quân sự, cần tính đến việc họ còn có những lá bài khác để khẳng định vị thế đứng đầu trong khu vực.

Lịch sử đã biết đến những trường hợp, khi mà hạm đội của một nước đang phát triển đã chiến thắng một cường quốc hải quân: năm 1905, hạm đội Nhật Bản (gồm chủ yếu là các tàu chiến Anh) đã đánh tan lực lượng hải quân của đế quốc Nga trong trận hải chiến Đối Mã (Tsushima).

Ngày nay, hạm đội có thể là công cụ kiềm chế hiệu quả và đồng thời không phải là nguyên nhân làm tình hình thêm căng thẳng. Ngoài ra, ngày nay, ở mức độ lớn hơn nhiều so với hôm qua, nó là công cụ kiến tạo hòa bình và phương tiện ngăn ngừa xung đột.

Toàn cầu hóa dẫn đến sự gia tăng tầm quan trọng của hạm đội. Vai trò của nó là bảo đảm an ninh trên các tuyến giao thông và bằng sự hiện diện của mình ngăn chặn những điều khó chịu có thể xảy ra trong tương lai.

Ngoài ra, đây còn là công cụ phô trương sức mạnh, có thể làm chức năng kiểm chế. Khi một tàu sân bay xuất hiện gần bờ biển, người ta buộc phải tính toán đến điều đó.

- Vấn đề chủ quền ngày nay đang đặt ra với sự gay gắt mới: tất cả những điều này liệu có dẫn tới một cuộc đấu tranh điên rồ để giành giật đại dương và phân chia các vùng biển?

- PGS Jean de Préneuf: Vấn đề chủ quyền liên quan trước hết đến các tài nguyên biển. Cần nhớ rằng, năm 1904, vấn đề hóc búa nhất trong đàm phán giữa Pháp và Anh là Newfoundland và cụ thể là quyền đánh bắt cá. Ngày nay, sự gia tăng căng thẳng ở quần đào Falklands/Malvinas, nơi mới đây phát hiện ra tài nguyên dầu lửa, đang diễn ra đúng theo sơ đồ từng xảy ra giai đoạn từ 1976-1982.

Trước đó, mỗi bên đều đã tìm cách giành ưu thế trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế của mình đã được xác định theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982. Ngày nay, tầm nhìn toàn cầu bắt đầu thắng thế. Việc phân chia lãnh thổ trên không gian biển ngày càng dịch chuyển theo hướng quy mô đại dương.

Tình hình ở Đông Nam Á và Biển Đông tất yếu liên quan đến việc phân chia tài nguyên biển. Ngoài ra, băng hà tan chảy ở Bắc Cực cũng đang dẫn đến sự gia tăng căng thẳng khu vực. Đó là chuyện làm sao giành lấy quyền kiểm soát tuyến đường biển mà trong tương lai có thể trở thành một trong những tuyến giao thương then chốt và khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong khu vực.

- Một số nước chắc chắn dựa vào máy bay và tên lửa chứ không phải hạm đội. Cần có các phương tiện nào để duy trì sức mạnh quân sự?

- PGS Jean de Préneuf: Cán cân giữa hải quân và không quân luôn luân phiên thay đổi tùy thuộc vào mốt và những khuynh hướng ưa thích kỹ thuật nào đó, hơn nữa nhiều khi là hy sinh yếu tố hiệu quả.

Những dao động này là sự phản ánh cạnh tranh giữa các quân chủng trong việc bảo đảm an ninh ở cự ly xa và với chi phí nhỏ nhất. Chẳng hạn, vào cuối thế kỷ 19, ở Anh người ta tin rằng, hạm đội là câu trả lời cho mọi vấn đề.

Trong giai đoạn giữa hai cuộc thế chiến, Anh lại ưu tiên không quân, lực lượng mà người ta cho là sẽ ngăn ngừa sự tái xuất hiện mối đe dọa trên lục địa và bảo đảm trật tự trong đế quốc. Ngày nay, người ta thường cho rằng, hạm đội hải quân toàn cầu là rất tốn kém. Tuy nhiên, điều chủ yếu là tìm ra điểm giữa tối ưu giữa hai thái cực.

Vấn đề là ở chỗ, đóng vai trò lớn ở đây không chỉ là khả năng phô diễn sức mạnh của mình ở tầm xa, mà còn thực hiện chính sách hiện diện vốn giúp giải quyết mềm các cuộc xung đột.

Cần lưu ý rằng, ngày nay, khả năng quân sự của Bắc Kinh được cân đối rất tốt, dù trước đó, hạm đội của họ về mặt cơ cấu là bộ phận yếu nhất quân đội, bởi vì nguồn gốc các mối đe dọa trước hết là ở trên bộ. Điều đó cũng đúng với cả Ấn Độ. Về khả năng chiến lược, cả hai nước đều chọn xây dựng quân đội đa dạng hóa mà trong cơ cấu của nó có cả các tàu ngầm.

-GS Robert Frank: Ở châu Âu, hạm đội tương ứng với địa vị thứ bậc của các cường quốc. Chẳng hạn, nước Đức là cường quốc hạng trung, dù trong EU, họ vẫn mạnh hơn Pháp và Anh. Trong khi đó, khác với Đức, cả Pháp và Anh lại là cường quốc “thế giới” và các hạm đội của họ hậu thuẫn cho trật tự đó. Tuy nhiên, các hạm đội ở châu Âu đang đi đến giới hạn của mình. Hiện tại, các xu hướng chính là thiết lập các hiệp định đối tác và chia sẻ chủ quyền.

- PGS Jean de Préneuf: Vấn đề tiền bạc cũng có liên quan đến tương lai. Một số chỉ muốn hạn chế ở mức sở hữu vũ khí hạt nhân. Số khác lại đề xuất dựa tất vào không quân dựa trên ưu thế công nghệ của mình. Những giải pháp như thế sẽ cho phép bảo vệ chủ quyền ở tầm xa và với chi phí ít hơn.

Tuy nhiên, các nước đang phát triển mạnh nhất và các quốc gia phương Tây lớn nhất không ủng hộ tính toán đó. Họ đang cố cân bằng các kho quân bị của mình cùng lúc từ hai quan điểm: tìm ra sự cân bằng giữa các lực lượng vũ trụ, không quân, lục quân và hải quân, cũng như cố xây dựng hạm đội cân đối gồm tàu chiến mặt nước, tàu ngầm và máy bay.

- Vấn đề này được giải quyết ra sao ở Pháp?

- PGS Jean de Préneuf: Vào cái ngày Pháp từ bỏ các kế hoạch đại dương toàn cầu của mình, cũng là khi Pháp ký nhận là nước này đồng ý với vai trò cường quốc hạng hai, không có khả năng bảo vệ lợi ích của mình trên thế giới khi cần. Vì lý do đó, thậm chí sau những thất bại năm 1871 và 1945, Pháp cũng đã không cắt giảm quá 30% chi phí cho hạm đội. Hơn nữa, sự cắt giảm đó luôn chỉ là hiện tượng tạm thời, kéo dài không quá 5-6 năm.

Không nên quên rằng, sự phổ biến vũ khí trang bị hiện đại là một hiện tượng có từ lâu mà việc xem nhẹ nó đã nhiều lần buộc các nước phương Tây trả giá đắt, hơn nữa tất cả đã bắt đầu từ thế kỷ 19.

Năm 1885, trong chiến tranh Pháp-Thanh, các tàu Pháp được đóng trong hoàn cảnh tiết kiệm dành cho các chiến dịch xa xôi ở các thuộc địa đã thua kém về uy lực và tốc độ so với các tàu tuần dương của nhà Thanh do Đức đóng mà theo kế hoạch của bộ chỉ huy Pháp đó lại là mục tiêu mà các tàu Pháp phải truy kích!

>> Tên lửa xuyên lục địa Agni-5 chưa thể đe dọa Trung Quốc?

Trung Quốc dẫn trước Ấn Độ ít nhất 10 năm về tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, nên hiện Trung Quốc cảm thấy có mối đe dọa từ Ấn Độ.


http://nghiadx.blogspot.com
Ấn Độ phóng thử thành công tên lửa Agni-5

Tờ “Phương Đông” Trung Quốc ngày 27/4 dẫn nguồn tin từ báo Bộ Quốc phòng Nga cho biết, sau khi phóng thử thành công tên lửa xuyên lục địa nhiên liệu rắn Agni-5, Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ tuyên bố, Quân đội Ấn Độ có thể chế tạo tên lửa chống vệ tinh trên nền tảng này, không chỉ có thể mở rộng khu vực sát thương tiềm tàng, mà còn có thể có “khả năng kỳ lạ”, gồm chế tạo vũ khí chống vệ tinh, từ đó mở ra thời đại mới của lĩnh vực hàng không vũ trụ tên lửa của Ấn Độ.

Theo báo Nga, ngày 19/4, Ấn Độ phóng thử thành công tên lửa xuyên lục địa Agni-5, bay ở độ cao 600 km, đã rơi xuống vùng biển dự kiến ở Ấn Độ Dương ngoài 5.000 km. Các chuyên gia cho rằng, hiện nay đã có thể sử dụng loại tên lửa này phóng vệ tinh cỡ nhỏ lên quỹ đạo.

Độ cao quỹ đạo của đa số vệ tinh quân sự trong đó có vệ tinh do thám vào khoảng 300-800 km, vì vậy nhiệm vụ của các kỹ sư Ấn Độ là nghiên cứu chế tạo ra tên lửa có độ bay cao có thể đạt 800 km.

Trưởng thiết kế Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ Saraswat cho biết, hoàn toàn có thể thực hiện được mục tiêu này trên nền tảng tên lửa Agni-5. Mặc dù không muốn quân sự hóa vũ trụ, nhưng Ấn Độ buộc phải có khả năng nhất định, ra sức phát triển sức mạnh hàng không vũ trụ.

Báo Nga cho rằng, cộng đồng quốc tế rất quan tâm đến việc phóng thử tên lửa Agni-5 của Ấn Độ và những nỗ lực của Ấn Độ trên phương diện tăng tầm phóng và độ bay cao của tên lửa.

http://nghiadx.blogspot.com
Báo chí Đức bình luận, hiện nay cánh tay của Ấn Độ đã vươn ra rất dài, Trung Quốc có thể tạm thời còn chưa cảm giác thấy có mối đe dọa từ Ấn Độ.

Nhưng mặt khác, sự “bình tĩnh rất cao” này cũng rất thực tế, bởi vì thành tựu trên lĩnh vực này của Trung Quốc ít nhất dẫn trước Ấn Độ 10 năm.

Tầm phóng của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Trung Quốc gấp đôi tên lửa Agni-5 của Ấn Độ.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, Trung Quốc quan tâm đến việc đưa tin của báo giới về việc Ấn Độ phóng tên lửa, Trung Quốc và Ấn Độ đều là những nước đang phát triển, là đối tác chứ không phải đối thủ. Quan hệ Trung-Ấn hiện đang phát triển nhanh chóng và sẽ tiếp tục xu thế này.

Cựu Thư ký Ủy ban An ninh Quốc gia-Viện Khoa học Nga Kekeshen (đọc âm Hán) nói với hãng Itar-Tass rằng, chế tạo và phóng thử thành công tên lửa đạn đạo tầm trung Agni-5 là một thành tựu quan trọng của Ấn Độ, cho thấy sức mạnh khoa học kỹ thuật của họ được cải thiện rất lớn.

Hoàn toàn có thể suy đoán, trong mấy năm tới Ấn Độ sẽ có khả năng chế tạo ra tên lửa đạn đạo xuyên lục địa thực sự, có thể tấn công các mục tiêu từ từ 10.000-11.000 km thậm chí xa hơn.

Ấn Độ cần thông qua quyết sách chính trị đặc biệt, chế tạo và thử nghiệm tên lửa đạn đạn xuyên lục địa. Hành động này của Ấn Độ có thể là để bước vào câu lạc bộ các nước lớn có tên lửa hạt nhân siêu cấp, sánh ngang với Mỹ, Nga và Trung Quốc.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-31A của Trung Quốc.

Thứ Sáu, 4 tháng 5, 2012

>> Sức mạnh tên lửa Fadjr-5 của Iran

Rocket phóng loạt Fadjr-5 được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu mặt đất như các bệ phóng tên lửa, vị trí triển khai pháo binh và các trạm radar.


http://nghiadx.blogspot.com
Fadjr-5 là một trong những rocket phóng loạt hiện đại nhất của pháo binh Iran

Theo các số liệu thống kê không chính thức, Iran hiện có 500-700 pháo phản lực Type-63 cỡ 107mm (12 nòng) của Trung Quốc, 100 pháo BM-21 Grad cỡ 122mm (40 nòng) của Liên Xô và BM-11 cỡ 122mm (15 nòng) của Bắc Triều Tiên.

Iran cũng đã sản xuất một số hệ thống pháo phản lực cho riêng mình, như loại Hased và Fadjr 1 cỡ 107mm (12 nòng), Hadid cỡ 122mm (40 nòng).

Dự án hệ thống tên lửa phóng loạt (MLRS) Fadjr được các chuyên gia của công ty Shahid Bagheri Industries - một bộ phận của tổng công ty Iran Aerospace Industries Organization đưa ra trong những năm 80 của thế kỷ trước trên cơ sở MLRS của Liên Xô với sự giúp đỡ về mặt công nghệ của Bắc Triều Tiên.

Theo một số tài liệu, CHDCND Triều Tiên đã copy đơn giản hệ thống MLRS Uragan của Liên xô để chế tạo pháo phản lực 240 mm Type 1985/89.

Sau đó, loại pháo phản lực này được bán tràn lan trên thị trường vũ khí với giá rẻ. Triều Tiên đã chuyển giao công nghệ Uragan cho Iran và hệ thống lại được thiết kế lại và mang tên mới là Fadjr do tổ hợp công nghiệp Iran Shahid Bagheri Industries sản xuất.

Đồng thời, Iran cũng sản xuât hệ thống Аrash với 30 hay 40 nòng pháo cỡ đạn 122mm, rất giống với pháo phản lực Grad.

Với tham vọng cho ra đời những đại bác phun lửa nhiều nòng có sức mạnh ngang ngửa với các hệ thống pháo phản lực của các nước như Mỹ, Nga..., Iran đã nghiên cứu phát triển các thế hệ tiếp theo của Fadjr với nhiều cải tiến.

Trong những năm 90, họ đã bắt tay vào nghiên cứu và cho ra đời hệ thống pháo phản lực hiện đại MRLS “siêu cỡ nòng” Fadjr 5.

http://nghiadx.blogspot.com
Rocket Fadjr-5

Các mẫu MLRS Fadjr-5 đầu tiên đã được xây dựng trên khung gầm xe tải Mercedes-Benz 2624 6x6. Cabin xe tải là loại cabin kín, hệ thống động cơ được lắp đặt ở phía trước.

Những MLRS Fadjr-5 mới nhất được phát triển dựa trên khung gầm xe tải Mercedes-Benz 2631 – loại khung gầm được sử dụng cho MLRS 12 nòng Fadjr-3, có khả năng cơ động cực cao.

Trên thực tế, những thông số chính xác về các tính năng cấu trúc pháo phản lực Fadjr không được quân đội Iran công bố, tuy nhiên qua các tài liệu, video và hình ảnh người ta có thể có một cái nhìn bao quát về khả năng cũng như sức mạnh của loại tên lửa này.

http://nghiadx.blogspot.com
Fadjr-5 tại lễ duyệt binh Iran

MLRS Fadjr được trang bị một container với 4 ống phóng rocket 333 mm. Trước khi phóng, hệ thống kích sẽ kích ống phóng lên vị trí xác định theo hướng bắn. Bằng cách nâng và xoay container mang ống phóng, MLRS Fadjr có khả năng ngắm bắn các mục tiêu theo phương ngang (góc phương vị) từ -45 độ đến 45 độ, theo phương thẳng đứng (góc tà) từ 0 độ đến 57 độ.

MLRS Fadjr-5 sử dụng đạn tên lửa không điều khiển có khả năng mang các loại đầu đạn: Nổ phá, nổ phân mảnh, đạn cháy, đạn khói và đạn cát-xét.

http://nghiadx.blogspot.com
Fadjr được xây dựng trên khung gầm xe tải Mersedes-Benz 2624 6x6

Khối lượng của mỗi quả đạn rocket từ 90 - 175 kg, tùy thuộc vào mục đích sử dụng. Đạn MLRS được lưu trữ và vận chuyển trong các hộp.

Mỗi hộp đạn có thể chứa tối đa 1210 kg đạn các loại. Đạn rocket được điều khiển bắn từ bên trong xe lẫn bên ngoài, bắn phát một, bắn loạt hay bắn tất cả các ống phóng.

Thời gian trung bình giữa mỗi loạt bắn khoảng 8,4 giây. Việc nạp đạn được thực hiện bởi xe nạp đạn chuyên dụng.

Các chuyên gia Iran đã tiến hành nâng cấp Fadjr bằng cách trang bị cho loại đại bác phun lửa 4 nòng hệ thống tự động điều khiển hỏa lực.

Nhờ hệ thống này người ta có thể diều khiển phóng tên lửa từ một vị trí cách xe phóng một khoảng cách khá xa - 1 km.

Đặc biệt, ở biến thể hiện đại nhất MLRS Fadjr-5 – hệ thống tự động điều khiển hỏa lực có khả năng thực thi nhiệm vụ khi nhận được lệnh từ sở chỉ huy ở khoảng cách lên đến 20 km.

http://nghiadx.blogspot.com
Fadjr là rocket phóng loạt "siêu cỡ nòng" - 333 mm

Theo quân đội Iran, MLRS Fadjr-5 có thể hoạt động kết hợp với radar hàng hải để tìm kiếm và tiêu diệt các tàu mặt nước.

Điều này cho phép Fadjr-5 được sử dụng như một loại vũ khí phòng thủ bờ biển biển hoặc tấn công các tàu đổ bộ của đối phương.

Ngoài ra, để tăng cường sức mạnh, ngoài các tên lửa không điều khiển tiêu chuẩn, Fadjr-5 có thể sử dụng thêm một số loại tên lửa không điều khiển khác chẳng hạn như Raad hoặc Noor.

Thông số kỹ thuật cơ bản của Fadjr-5:

Dài: 10,4 m.

Rộng: 2,5 m.

Cao: 3,3 m.

Trọng lượng: 15 tấn.

Tốc độ: 60 km/h.

Số lượng ống phóng: 4

Góc bắn theo phương ngang/dọc: ± 45/0-57 độ.

Cỡ đạn: 333 mm.

Chiều dài của các phóng 6,5 m.

Trọng lượng đạn: 915 kg.

Tầm bắn: 75 km.

http://nghiadx.blogspot.com

Với khả năng cơ động cao, tầm bắn khá (xa hơn cả Pinaka của Ấn Độ và WS-1B của Trung Quốc), quá trình vận hành đơn giản và đặc biệt là việc sử dụng đạn rocket “đại cỡ nòng” 333 mm, lớn hơn rất nhiều so với cõ nòng của các hệ thống pháo phản lực hiện đại khác (Tornado, 9K51 Grad của Nga cỡ nòng chỉ 122 mm, HIMARS của Mỹ cỡ nòng 227 mm),

Fadjr-5 thực sự là một đại bác phun lửa nhiều nòng có sức mạnh hỏa lực đáng ghờm. Đặc biệt là việc sử dụng kết hợp được với radar hải quân, Fadjr-5 sẽ là bức tường lửa vững chắc đối với các tàu đổ bộ của đối phương nếu như muốn tiếp cận bờ biển Iran.

>> Tàu chiến mạnh nhất Trung Quốc đến cảng Victoria của Hồng Kông

Tàu Hải Khẩu và tàu Vận Thành là các tàu chiến mạnh nhất Hải quân Trung Quốc đang neo đậu tại Hồng Kông và mở cửa cho người dân xem.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu khu trục tên lửa 171 Hải Khẩu lớp 052C được mệnh danh là "Aegis Trung Hoa", thuộc Hạm đội Nam Hải.

Tờ “Minh báo” Hồng Kông cho biết, tàu khu trục tên lửa tiên tiến nhất của Trung Quốc, tàu Hải Khẩu hay “Aegis Trung Hoa” hôm qua (30/4) đã cùng với tàu hộ tống Vận Thành chầm chậm đi vào vùng nước của Hồng Kông, tiến vào neo đậu ở đảo Stonecutters, bắt đầu chuyến thăm Hồng Kông 5 ngày, trong đó sẽ lần đầu tiên mở cửa cho công chúng tham quan.

Có chuyên gia quân sự cho rằng, 2 tàu chiến đều có sức chiến đấu mạnh nhất của Hải quân Trung Quốc, từ khi hạ thủy đã thu hút sự chú ý rất cao của Mỹ, Nhật và nhiều nước, bây giờ lần đầu tiên chủ động công khai tàu chiến cho người dân xem là một đột phá lớn.

Hai tàu chiến này thuộc biên đội hộ tống 171 của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc, tháng 11/2011 đến vùng biển Aden giữa Yemen và Somalia, hợp tác với hải quân NATO, EU, hộ tống cho tàu thuyền thương mại đi qua vùng biển này, tránh bị cướp biển Somalia tấn công, trải qua hơn 5 tháng, hộ tống cho 240 tàu thuyền của Trung Quốc và nước ngoài, trong đó có 34 tàu thương mại của Hồng Kông.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu khu trục tên lửa 171 Hải Khẩu (hình bên dưới).

Vũ khí trang bị

Tàu Hải Khẩu là tàu khu trục tên lửa mới nhất của Trung Quốc, tàu được trang bị radar mảng pha quét điện tử, do Trung Quốc tự nghiên cứu phát triển, được gọi là “Aegis Trung Hoa”, phạm vi tìm kiếm đối không vượt 400 km, có thể tiến hành dò tìm chính xác máy bay cỡ lớn.

Nhà nghiên cứu quân sự cấp cao Ma Cao là Hoàng Đông cho rằng, các radar nhỏ tính được hàng ngàn phép tính “Aegis” có thể tiến hành dò tìm chính xác trên biển, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc cũng được trang bị loại thiết bị tương tự.

Nhưng do khi vận hành “Aegis” sẽ sinh nhiệt rất lớn, vì vậy sẽ chỉ sử dụng khi chiến đấu, thời gian còn lại do radar 518 bố trí ở cuối tàu chiến phụ trách dò tìm.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu khu trục Hải Khẩu, Hải quân Trung Quốc.

Đường băng trước và sau của tàu đều được trang bị tên lửa tầm xa hạm đối không Hải Hồng Kỳ 9 (HHQ-9) do Quân đội TQ tự thiết kế, có thể phóng 360 độ và thẳng đứng, tầm phóng đạt 150 km (phạm vi bao trùm tương đương với Hồng Kông đến Quảng Châu), có thể dùng để phòng không mang tính khu vực.

Hoàng Đông cho biết, chắc chắn tên lửa đối không tương tự cũng được bố trí ở khu vực lân cận nhà máy điện hạt nhân vịnh Daya, đề phòng các cuộc tấn công từ bờ bên kia.

Ngoài ra, tàu cũng được trang bị tên lửa chống hạm, pháo tầm ngắn, máy bay trực thăng chống tàu ngầm.

Phần cứng đẳng cấp thế giới, phần mềm kém tàu chiến Mỹ?

Hoàng Đông cho rằng, mặc dù lượng choán nước hơn 6000 tấn của tàu Hải Khẩu chỉ bằng 2/3 tàu khu trục lớp Burke kiểu Aegis của Mỹ, và không thể tiến hành đánh chặn phòng thủ tên lửa, tính năng tổng hợp và phần mềm có hơi thua kém tàu chiến cùng loại của Mỹ, nhưng phần cứng đã đạt đẳng cấp thế giới.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu khu trục Hải Khẩu.

 Ông còn cho rằng, tàu Hải Khẩu và Vận Thành đại diện cho tàu khu trục và tàu hộ tống có sức chiến đấu mạnh nhất của Hải quân Trung Quốc, lần lượt hạ thủy vào năm 2003 và 2006, từ đó liên tục thu hút sự chú ý của hải quân nhiều nước.

“Hai nước Mỹ, Nhật luôn dùng các phương thức khác nhau thu thập tin tức tình báo về tàu Hải Khẩu”, cho rằng, việc lần đầu tiên công khai cho công chúng là một đột phá lớn, “tàu khu trục cùng loại với tàu Hải Khẩu đã đưa vào sản xuất hàng loạt, lần này quân đội Trung Quốc lần đầu tiên công khai tàu chiến mạnh nhất, phản ánh họ đã có nghiên cứu phát triển hoàn thiện, tiên tiến hơn trên phương diện có liên quan”.

Hai tàu chiến này hiện neo đậu tại doanh trại ở đảo Stonecutters, sẽ mở cửa cho người dân có vé xem trong 3 ngày, bắt đầu từ ngày 30/4.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu hộ tống tên lửa Vận Thành

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu hộ tống tên lửa Vận Thành

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu hộ tống tên lửa Vận Thành

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu hộ tống tên lửa Vận Thành

>> Cận cảnh chế tạo tên lửa S-300 của Nga

Hiện nay nhu cầu của khách hàng quốc tế với tên lửa S-300 của Nga ngày càng tăng cao. Các nhà máy sản xuất ở Nga phải hoạt động hết công suất.

http://nghiadx.blogspot.com
Thợ ráp nguội Iury Ugrov điều chỉnh tên lửa vào ống chứa vận tải

http://nghiadx.blogspot.com
Hiệu chỉnh hệ thống điều khiển tên lửa

http://nghiadx.blogspot.com
Tổng giám đốc nhà máy Avangard Gennady Kozhin.

http://nghiadx.blogspot.com
Hiệu chỉnh toàn bộ bằng máy

http://nghiadx.blogspot.com
Ống chứa tên lửa S-300

http://nghiadx.blogspot.com
Phân xưởng chọn lọc tên lửa S-300

http://nghiadx.blogspot.com
Kiểm tra kha năng chịu nước của ống chứa tên lửa

http://nghiadx.blogspot.com
Chuẩn bị nắp ống chứa tên lửa trước khi lắp ghép

http://nghiadx.blogspot.com
Trạng thái tên lửa: very good

http://nghiadx.blogspot.com
Biểu tượng của nhà máy tên lửa Avangard

http://nghiadx.blogspot.com
Kiểm tra lần cuối

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đi vào ống chứa

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang