Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Bắc Kinh-Washington

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Bắc Kinh-Washington. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bắc Kinh-Washington. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 4 tháng 3, 2012

>> “Người Trung Quốc sẽ không dễ hy sinh con một cho phiêu lưu quân sự”


Trung Quốc có là kẻ thù hay không – tại Washington vẫn tồn tại rất nhiều bất đồng về quan điểm.


http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 của Trung Quốc.


Tờ “Daily Telegraph” Anh vừa có bài viết “Coi Trung Quốc là kẻ thù” cho biết, về việc làm thế nào ứng phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc, Washington (và phương Tây) có sự bất đồng nghiêm trọng. Đây là vấn đề quan trọng nhất địa-chính trị thế kỷ 21. Chúng ta không thể gánh được cái giá khi ứng phó không thỏa đáng, sai lầm của hôm nay sẽ gây ra hậu quả không thể cứu vãn.

Báo Quang Minh của Trung Quốc viết, theo những người kêu gọi “ngăn chặn Trung Quốc”, sức mạnh ngày càng tăng lên và tư thế nước lớn của Trung Quốc làm cho thế giới đối mặt với mối đe dọa tiềm tàng to lớn, Mỹ phải tái vũ trang và tái tổ chức hệ thống đồng minh của họ. Dưới đây là các lý do kiên trì chính sách “ngăn chặn” của phái diều hâu:

Từ năm 1996-2008, tỷ lệ tăng trưởng GDP hàng năm của Trung Quốc là 9,6%, ngân sách quốc phòng lại tăng với tốc độ 12,9%. Quân đội Mỹ đang yếu đi nhanh chóng, Trung Quốc đang phát triển sức mạnh quân sự “phi đối xứng” đặc biệt là nhằm vào Mỹ, bao gồm tên lửa đạn đạo chống hạm chuyên dùng để ngăn chặn Mỹ đến Thái Bình Dương; Trung Quốc lộng hành ở biển Đông.

Sau vài năm, Hải quân Trung Quốc sẽ có khả năng vươn ra ngoài chuỗi đảo thứ nhất và chuỗi đảo thứ hai (Guam) và Ấn Độ Dương; Trung Quốc bất ngờ hạn chế xuất khẩu đất hiếm cho thấy họ “lộ nguyên hình” và không chịu tuân thủ quy tắc thương mại.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm thông thường lớp Tống do Trung Quốc tự sản xuất.

  “Phái tiếp xúc” với Trung Quốc thì cho rằng, quan điểm trên bị thổi phồng hoặc hết sức vô lý:

Bộ Quốc phòng Mỹ thổi phồng chi tiêu quân sự của Trung Quốc. Tỷ trọng chi tiêu quân sự của Trung Quốc trong GDP từ trước đến nay ổn định, tỷ lệ tăng trưởng này thống nhất với tỷ lệ tăng trưởng kinh tế.

Do tính năng của tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc kém, tiếng ồn quá lớn khiến cho nó trở thành những “mục tiêu ngồi chờ chết”. Máy bay ném bom hạt nhân của Trung Quốc đã lỗi thời, máy bay chiến đấu tàng hình mới có được khả năng chiến đấu còn phải có thời gian.

Tỷ lệ đầu đạn hạt nhân giữa Trung-Mỹ là 186/1550; về quân sự Trung Quốc cơ bản ở trạng thái cô lập, còn Mỹ có rất nhiều đồng minh; Trung Quốc đang thông qua ASEAN tăng cường cải thiện quan hệ với các nước láng giềng; các quan chức Trung Quốc phổ biến cho rằng Liên Xô sụp đổ do tiến hành chạy đua vũ trang mang tính hủy diệt với Mỹ; Bắc Kinh hoàn toàn không lấy trái phiếu chính phủ Mỹ làm biện pháp gây sức ép.

Hơn nữa, Trung Quốc còn là một xã hội già hóa nhanh chóng, các gia đình Trung Quốc sẽ không dễ dàng hy sinh con một cho sự phiêu lưu quân sự. Trong lịch sử hiện đại, Trung Quốc cũng chưa từng tiến hành bành trướng lãnh thổ.

http://nghiadx.blogspot.com
Ngư lôi của máy bay trực thăng Z-9C - Hải quân Trung Quốc.


Việc so sánh giữa Đức trước Chiến tranh thế giới thứ nhất với Trung Quốc hiện nay là không công bằng.

Trước đây, Đức phát triển nhanh chóng và ngang hàng với Anh về công nghệ và thu nhập bình quân đầu người, và bắt đầu tạo ra thách thức tuyệt đối với Hải quân Hoàng gia Anh. Hoàng đế Đức có ý đồ lật đổ trật tự châu Âu.

Còn Trung Quốc vẫn là một nước nghèo, trong vài năm nữa Trung Quốc sẽ đối mặt với “bẫy thu nhập trung bình”.

Bắc Kinh phải nhanh chóng chuyển từ sao chép công nghệ sang đi đầu sáng tạo, thách thức này đã khiến cho rất nhiều nền kinh tế bị thất bại và rất nhiều dự tính trở thành trò cười.

Trước khi phát triển với tỷ lệ tăng trưởng “bình thản” hơn, Trung Quốc phải loại bỏ khối u ác tính khoản vay quy mô lớn 5 năm qua, sẽ trải qua một “cơn say” rất không thoải mái.

Trung Quốc chắc chắn sẽ trở thành một nước lớn về kinh tế, nhưng không đủ mạnh để làm đảo lộn trật tự thế giới hiện nay. Cách làm coi Trung quốc là kẻ thù của phe diều hâu ẩn chứa những rủi ro rất lớn, sẽ cổ vũ cho lực lượng phái cứng rắn ở Trung Quốc.

http://nghiadx.blogspot.com
"Bảo bối" - con một của các gia đình Trung Quốc.


Thứ Hai, 15 tháng 8, 2011

>> Tương quan vũ khí tấn công Mỹ-Trung



Trung Quốc hành động như thể nước này muốn Mỹ đi khỏi khu vực mà họ muốn kiểm soát, giới phân tích nhận định.



http://nghiadx.blogspot.com


Andrew Krepinevich, Giám đốc Trung tâm chiến lược và đánh giá ngân sách - một viện nghiên cứu chính sách độc lập nói, Trung Quốc không muốn chiến tranh với Mỹ. "Dường như, điều Trung Quốc muốn là thay đổi sự cân bằng quân sự tại tây Thái Bình Dương để Mỹ không thể trợ giúp quân sự cho các đối tác an ninh lâu dài như Nhật, Hàn và Đài Loan", ông Krepinevich, người có 21 năm trong quân ngũ nhận xét.
Cả hai nước trên và Đài Loan đã cung cấp cho Mỹ những căn cứ, cảng biển quan trọng tại Thái Bình Dương, để Mỹ ngăn không cho Trung Quốc gây sức ép lên 3 khu vực trên và buộc họ phải tuân thủ chính sách ngoại giao của Bắc Kinh vì sợ bị tấn công,
Krepinevich nói. Liên Xô từng cố làm một việc tương tự như vậy ở Tây Âu. Theo Krepinevich, tình huống trên trùm lên vấn đề an ninh quốc gia mà Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta không thể phớt lờ.

Vậy, làm thế nào? Một số nhà phân tích nói, quân đội Mỹ nên lo lắng về việc Trung Quốc phát triển vũ khí có thể cản đường Mỹ ở trong vùng. Đó là tên lửa tầm xa có thể phá hủy tàu sân bay ở biển hoặc được dùng để nhằm vào các căn cứ trên đảo giống như tên lửa mà Mỹ đang đặt ở Guam.

"Phương pháp chặn tiếp cận là một trong những cách buộc Mỹ phải tấn công từ một nơi xa hơn nhiều", Jan van Tol, một nhà phân tích quân sự tại Trung tâm chiến lược và đánh giá ngân sách, đồng thời là một thuyền trưởng hải quân Mỹ đã về hưu nói. "Cần phải đặc biệt chú trọng tới tên lửa đạn đạo chống hạm vì nếu loại vũ khí này được sử dụng một cách hiệu quả, nó sẽ cho phép Trung Quốc sử dụng vũ khí tầm xa chống lại các tàu sân bay của Hải quân".

Tàu sân bay là xương sống sức mạnh của Mỹ ở nước ngoài, nó cho phép các máy bay tấn công hoạt động gần như là bất kỳ một nơi nào trên thế giới. Việc Trung Quốc phát triển vũ khí sẽ cho phép nước này rào một phần của Thái Bình Dương lại, ngăn không cho Mỹ tiếp cận khu vực này và để Bắc Kinh thoải mái hành động chống lại các đồng minh của Mỹ trong khu vực.

"Có đủ thứ mà Trung Quốc dường như đang cố thâu tóm mà không có lý do rõ ràng nào", van Tol nói.

Trung Quốc chưa bao giờ có ý định đe dọa bất kỳ một quốc gia nào, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Liang Guanglie nói với những người đồng nhiệm châu Á tại cuộc họp "Đối thoại Shangri-La" bàn về vấn đề an ninh tại Singapore mới đây.

"Không phải tất cả mọi người tại những nước láng giềng của Trung Quốc đều tin vào điều này", Arthur Ding, chuyên gia về các vấn đề quân sự Trung Quốc tại đại học Chengchi, Đài Loan, người cũng tham dự Đối thoại Shangri-La nói. Khi Bắc Kinh tiếp tục hiện đại hóa quân đội một cách toàn diện, thì nước này không thể thuyết phục các quốc gia láng giềng về ý định hòa bình của họ, Ding nhận xét.

Một manh mối chỉ ra ý định chiến lược của Trung Quốc sẽ nằm ở nơi Bắc Kinh triển khai tàu sân bay đầu tiên vào cuối năm 2011, Ding cho hay. "Nếu nó ở Biển Đông, ngoài khơi Quảng Đông thì cái gọi là mối đe dọa Trung Quốc sẽ lại trỗi dậy vì các nước châu Á và Mỹ sẽ coi đó là một thông điệp gây hấn đối với họ".

Tuy nhiên, Tân Hoa xã mới đây đưa tin, một phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc khẳng định, tàu sân bay đầu tiên của nước này sẽ được dùng vào mục đích huấn luyện và nghiên cứu. Đã từ lâu, Bắc Kinh đe dọa sẽ thâu tóm lại Đài Loan bằng vũ lực nếu khu vực này chính thức tuyên bố độc lập. Một số nhà phân tích nói, việc Trung Quốc xây dựng lực lượng phần lớn là nhằm lấy lại Đài Loan, và rằng, chỉ có sự can thiệp bằng quân sự của Mỹ mới có thể chặn hành động của Trung Quốc.

Sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc tại Biển Đông gây lo lắng song không phải là sự xâm chiếm, Ding nhận xét. "Điều đó khó xảy ra nhưng có khả năng tuyến đường dầu khí của Đài Loan có thể bị Bắc Kinh đe dọa.

Trong khi đó, Mỹ tiếp tục phát triển máy bay tàng hình tầm xa, có khả năng chọc thủng hệ thống phòng không hiện đại, gồm của cả Trung Quốc. Không quân Mỹ có kế hoạch chi 197 triệu USD trong năm nay để thiết kế một loại máy bay ném bom mới, tránh được radar. Máy bay mới này có thể do phi công lái hoặc điều khiển từ xa, cho phép nó bay trong một thời gian dài mà không cần tiếp nhiên liệu. Không quân hy vọng sẽ triển khai sứ mệnh bay đầu tiên vào giữa năm 2012.

Với việc tiếp nhiên liệu trên không, máy bay chiến đấu Mỹ có thể bay vòng vòng bên ngoài tầm với hệ thống phòng không của Trung Quốc và xác định điểm tấn công. Trong khi đó, Hải quân Mỹ cũng đang thử nghiệm một loại máy bay tấn công không người lái có thể triển khai từ tàu sân bay. Máy bay này được gọi là UCLASS.

Tàu sân bay có thể làm bệ phóng cho những máy bay ném bom không người lái hoạt động ngoài tầm với của các tên lửa mà Trung Quốc đang phát triển, van Tol cho hay. Các oanh tạc cơ này có thể cất cánh từ vùng biển an toàn và được tiếp nhiên liệu trước khi tấn công.

Dù có nhiều lo ngại, Trung Quốc vẫn khẳng định, nước này không nhằm chấm dứt ảnh hưởng của Mỹ tại Đông Á. "Mục đích của chúng tôi là phát triển kinh tế để đảm bảo rằng 1,3 tỷ dân sống khá hơn", tướng Trần Bỉnh Đức, tổng tham mưu trưởng quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc nói trong chuyến thăm Lầu Năm Góc gần đây. "Chúng tôi không muốn dùng tiền để mua thiết bị hoặc các hệ thống vũ khí tiên tiến nhằm thách thức Mỹ".

Tại Bắc Kinh, chủ cửa hàng Zhang Kexin nói, anh ta ủng hộ Trung Quốc xây dựng lực lượng nhưng chỉ với mục đích quốc phòng. "Kinh tế còn chưa phát triển đầy đủ, quân đội còn yếu, nên Trung Quốc dễ bị làm nhục. Nếu chúng tôi mạnh, tôi tự hào về sức mạnh đó". Tuy nhiên, Zhang, 50 tuổi nói, Trung Quốc không cần có tàu sân bay. "Đó là vũ khí tấn công, không cần thiết. Đã tốn hàng triệu USD chỉ để khởi động, số tiền đó dùng vào y tế và giáo dục ở nông thôn còn tốt hơn".


Thứ Hai, 25 tháng 7, 2011

>> Washington đứng giữa ngã ba đường ở Đông Á



Washington đang đứng trước ngã ba đường với những lựa chọn khó khăn, giữ lấy đòn bẫy chiến lược Đài Loan, hay đổi lấy những bình yên hiện tại với Trung Quốc.

Từ lâu Đài Loan đã nhiều lẫn gửi đề nghị đến Mỹ, thúc giục Washington bán cho họ 66 máy bay chiến đấu F-16C/D mới. Tuy nhiên đến nay đề nghị này vẫn chưa nhận được câu trả lời thỏa đáng.

Đài Loan, Trung Quốc ai quan trọng hơn?

Rõ ràng chính quyền Tổng thống Obama đang đứng trước ngã ba đường với những lựa chọn cực kỳ khó khăn. Đài Loan có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự hiển diện của Mỹ tại châu Á. Song mối quan hệ với Trung Quốc cũng vô cùng quan trọng.

Các thượng nghị sỹ Mỹ đã nhiều lần thúc giục chính quyền Tổng thống Obama bán cho Đài Loan các máy bay chiến đấu F-16C/D mới. Chính quyền Tổng thống Obama cho biết quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra vào đầu tháng 10/2011.



Đài Loan có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự hiển diện của Mỹ tại châu Á, song Trung Quốc cũng không kém phần quan trọng.


Đích thân Ngoại trưởng Hillary Clinton đã trao đổi như vậy với thượng nghị sỹ John Cornyn, bang Texas vào ngày 21/7. Tuy nhiên, một quyết định cung cấp F-16 mới cho Đài Loan có thể làm đảo lộn những tiến bộ gần đây trong quan hệ Trung-Mỹ.

Nhiều khả năng, thay vì cung cấp F-16 mới, chính quyền Tổng thống Obama có thể lựa chọn giải pháp nâng cấp toàn bộ 146 chiếc F-16A/B hiện nay. Năm 2010, Mỹ đã chấp nhận để nâng cấp 146 chiếc F-16 của Đài Loan lên chuẩn mới hiện đại hơn.

Gói nâng cấp trị 4,6 tỷ USD đã phải đóng băng vì áp lực từ Trung Quốc, văn phòng chính phủ Mỹ đã ra thông báo cho biết gói nâng cấp F-16A/B MLU sẽ được tiếp tục sau hơn 1 năm bị đình trệ.

Từ năm 2007 đến nay, Mỹ đã bán cho Đài Loan hơn 16 tỷ USD vũ khí, điều này liên tục gặp phải những phản đối và cả áp lực trả đủa từ phía Bắc Kinh. Trong năm 2010, sau khi chính quyền Mỹ thông báo gói bán vũ khí cho Đài Loan trị giá 6,4 tỷ USD đã gặp phải sự phản đối kịch liệt của Trung Quốc. Thậm chí, Bắc Kinh còn lên tiếng đe dọa trừng phạt kinh tế và đóng băng mối quan hệ quân sự giữa hai bên suốt năm 2010.

Đầu năm 2011, mối quan hệ quân sự Trung-Mỹ đã có những chuyển biến tịch cực bởi những chuyến thăm của lãnh đạo quốc phòng 2 nước. Mặc dù mối quan hệ quân sự giữa hai bên đã được cải thiện, song vẫn còn một khoảng cách rất xa trong cách suy nghĩ và nhìn nhận các vấn đề của đôi bên.

Sau chuyến thăm của Tham mưu trưởng liên quân Mỹ đô đốc Mike Mullen ông tỏ ra rất lo ngại trước tốc độ hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc. Tuy nhiên, hai bên vẫn tiếp tục thúc đẩy các cuộc đàm phán chiến lược. Đặc biệt, thời hạn công bố quyết định quan trọng này sẽ trùng với quốc khánh của Trung Quốc.

Rupert Hammond-Chambers chủ tịch hội đồng kinh doanh Mỹ-Đài Loan cho biết. Thời điểm để đưa ra quyết định bán máy bay chiến đấu F-16 cho Đài Loan là rất khó khăn bởi nhiều lý do khác nữa.

Quyết định này sẽ mắc kẹt vào chuyến thăm Trung Quốc của Phó tổng thống Mỹ Joseph Biden vào tháng tới. Cùng với đó là chuyến thăm của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đến Hawai vào tháng 11/2010 và chuyến thăm của phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cẩn Bình đến Mỹ vào mùa đông.

Rupert Hammond-Chambers bình luận rằng: “Nó không có vẻ chính đáng, rằng chính quyền Tổng thống Obama sẽ cho Đài Loan câu trả lời ngay trong chuyến thăm của hai nhân vật cấp cao của Trung Quốc. Tôi nghi nghờ rằng, kết quả đơn giản chỉ là nhắc lại quyết định hiện đại hóa số máy bay chiến đấu của Đài Loan đã được đề cập trước đây mà thôi”.

Andrew Yang, thứ trưởng quốc phòng Đài Loan cho biết: “Trung Quốc sẽ rất khó chịu và vô cùng tức giận, tôi không tin Mỹ sẽ có hành động quyết liệt trong vấn đề này”.

Tuy nhiên, một khi việc yêu cầu bán máy bay chiến đấu F-16 mới cho Đài Loan bị thất bại, điều đó sẽ làm tổn thương nghiêm trọng khả năng tự vệ của Đài Bắc. “Nếu chúng ta không có máy bay chiến đấu mới để thay thế cho máy bay chiến đấu đã cũ, chúng ta sẽ mất đi đòn bẩy của chính mình”, ông Yang đã nói.

Ông Yang cho biết, Đài Loan có quyền mua vũ khí từ bên ngoài để bảo vệ mình trước một cuộc xâm lăng từ bên ngoài. Ông cũng cho biết rằng, quân đội cùng các nhà khoa học đang nghiên cứu phát triển một loại vũ khí xung điện từ mới EMP.

Đài Loan cũng đang phát triển các loại tên lửa mới, tuy nhiên ông Yang từ chối xác nhận sự phát triển của tên lửa hành trình đối đất Hùng Phong-2E.

Đài Loan lo ngại bị Mỹ "bán" cho Trung Quốc

Hiện tại, quan hệ Mỹ-Trung đang có những diễn biến tích cực, một quyết định bán F-16 C/D cho Đài Loan sẽ làm phá sản mọi nỗ lực hàn gắn quan hệ hiện nay. Bắc Kinh đang cho thấy họ ngày càng trở nên cứng rắn và quyết đoán hơn trong các vấn đề liên quan đến Đài Loan và biển Đông.

Thật khó có thể lường trước những phản ứng của Bắc Kinh nếu quyết định bán F-16 C/D cho Đài Loan được thông qua. Nhưng nếu không cung cấp vũ khí mới cho Đài Loan, cán cân quân sự giữa eo biển Đài Loan sẽ tiếp tục bất lợi cho Đài Bắc, một khi Đài Loan mất khả năng tự vệ trước một cuộc tấn công nếu có, sự can thiệp quân sự của Mỹ xem như đã quá muộn

Thứ trưởng quốc phòng Yang cho biết: “Mất Đài Loàn vào tay Trung Quốc đó sẽ là một thảm họa đối với sức mạnh quân sự của Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương. Nếu Trung Quốc xây dựng được các căn cứ quân sự trên đảo Đài Loan, họ sẽ thống trị toàn bộ biển Đông và đe dọa đến sự hiển diện của Mỹ tại Đông Bắc Á".

Thứ trưởng quốc phòng Đài Loan cho biết, nếu để Đài Loan rơi vào tay Trung Quốc, Washington sẽ mất đi một nhà cung cấp tình báo đáng tin cậy và quan trọng. Ông nói: “Chúng tôi đang thu thập những thứ tốt nhất và chúng tôi đang chia sẽ nó với Mỹ”

Lực lượng không quân Đài Loan đang rơi vào tình trạng khủng hoảng lực lượng, các máy bay chiến đấu của họ đã bắt đầu lão hóa và xuống cấp. Trong khi đó, không quân Trung Quốc hàng năm nhận được hàng trăm máy bay chiến đấu mới. Cùng với đó là sự xuất hiện của máy bay tiêm kích thế hệ 5 J-20, tàu sân bay Thi Lang sắp được đưa vào thử nghiệm.

Hiện tại không quân Đài Loan có 126 chiếc tiêm kích phòng thủ nội địa IDF, 56 chiếc Mirage-2000, 146 chiếc F-16A/B, khoảng 60 chiếc F-5E/F số máy bay F-5 này buộc lòng phải nghỉ hưu trong khoảng 1 thập kỷ tới.

Mặc dù Đài Loan đã tiến hành nâng cấp 71 máy bay trong tổng số 126 chiếc tiêm kích phòng thủ nội địa IDF, nâng cấp một số máy bay tiêm kích Mirage-2000. Nếu Đài Loan không thể có được F-16C/D họ sẽ tiếp tục nâng cấp 55 chiếc IDF còn lại. Tuy nhiên điều này sẽ không thể lấp đầy khoảng cách đối với Không quân Trung Quốc.

Nhiều nhà phân tích chính trị nhận định rằng, nhiều khả năng Mỹ sẽ chọn giải pháp nâng cấp 146 chiếc F-16A/B hiện tại của Đài Loan lên chuẩn mới hiện đại hơn, thậm chí là lên tới Block-52 Plus, gói nâng cấp mạnh nhất hiện nay của F-16.

Điều đó sẽ phần nào trung hòa lợi ích giữa đôi bên, duy trì được mối quan hệ quân sự tốt đẹp với Trung Quốc Mỹ sẽ có thêm nhiều thời gian để củng cố những toan tính của mình tại châu Á-Thái Bình Dương.

[BDV news]


Thứ Tư, 20 tháng 7, 2011

>> Mỹ - Trung vẫn căng thẳng sau chuyến thăm của ông Mullen



Chuyến thăm Trung Quốc của Đô đốc Mỹ Mike Mullen dường như đã "thành công tốt đẹp" ở phương diện đáp lễ chuyến thăm Mỹ của tướng Trần Bình Đức.


Sau khi rời Trung Quốc, ông Mike Mullen dường như "trắng tay" vì giữa 2 nước vẫn tồn tại nhiều bất đồng, khoảng cách giữa các quan điểm vẫn còn nhiều chênh lệch. Thậm chí, chuyên gia Trung Quốc còn có những lời lẽ "tiễn khách" không mấy thân thiện.

Chuyến thăm của tướng Trần Bỉnh Đức, tới Mỹ vào tháng 5 và chuyến thăm của đô đốc Mullen tới Trung Quốc vào tháng 7 đã giúp cải thiện nhiều trong mối quan hệ quân sự giữa 2 nước, vốn căng thẳng sau công bố bán vũ khí cho Đài Loan của Mỹ vào đầu năm 2010.

Tuy nhiên, trong bài viết được đăng trên tờ Nhật Báo Trung Quốc số ra ngày 18/7/2011, tác giả Zhang Wenzong đến từ Viện Nghiên cứu Mỹ với Học viện Quan hệ quốc tế đương đại Trung Quốc cho hay nhiều sự kiện liên quan đến tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông gần đây vẫn làm tồn tại những căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc.



Trong chuyến thăm tới Trung Quốc, đô đốc Mullen có dịp đi thăm nhiều căn cứ quân sự của nước này.


Trong đó, tác giả Zhang Wenzong đề cập đến 3 cuộc xung đột chính giữa 2 bên liên quan đến biển Đông.

Đầu tiên, lập trường khác nhau về "định hướng tự do". Hai quốc gia vẫn không thống nhất được quan điểm về khái niệm “tự do hàng hải” (free navigation). Trung Quốc coi khái niệm “tự do hàng hải” chỉ có hiệu lực đối với các tàu thuyền thương mại còn Mỹ muốn mở rộng khái niệm này để áp dụng cho cả các chiến hạm làm nhiệm vụ tuần tra của mình.

Điều thứ 2, Mỹ củng cố sự hiện diện của nước này trong khu vực Đông Nam Á cũng như tổ chức các hoạt động chung với các nước liên quan đến tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Các hành vi của Mỹ trong những thời điểm nhạy cảm có thể được xem như cách nước này chọn đứng về phe nào. Trong đó, phía Trung Quốc nhận định, hành động tập trận trong thời điểm nhạy cảm như trong thời điểm này có thể coi là Mỹ đặt sự ủng hộ vào một bên tranh chấp.

Điều thứ 3, Trung Quốc luôn quả quyết các vấn đề tranh chấp chủ quyền phải được thỏa thuận qua các cuộc đàm phán song phương, tuy nhiên, Mỹ và các bên còn lại quyết giữ vững lập trường phải giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán đa phương, có sự giám sát của các tổ chức quốc tế.

Cũng trong bài viết của mình, tác giả Zhang Wenzong cũng tiếp tục lặp lại luận điệu nhiều quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm cả Việt Nam và Philippines đã xâm chiếm Nam Hải (cách Trung Quốc gọi biển Đông) nhưng với sức mạnh ngày càng tăng, Trung Quốc hy vọng sẽ duy trì và giành lại cái gọi là "quyền hợp pháp" của mình.

Zhang Wenzong còn cho rằng Mỹ có kế hoạch tập trung mối quan tâm chiến lược tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương và sử dụng vấn đề "tranh chấp lãnh thổ" làm lý do để nước này quay trở lại khu vực. Bài viết có đoạn: "Một số nước láng giềng Trung Quốc đã chọn giải pháp đứng về phía Mỹ".

Thực tế, với sức mạnh quân sự ngày một gia tăng, Trung Quốc muốn dùng điều này làm áp lực để hòng độc chiếm biển Đông nhưng sự hiện diện của các nước có quyền lợi kinh tế liên quan trong khu vực đã làm Bắc Kinh phải e dè.

Tác giả này cũng cho hay quân đội Trung Quốc đã quyết tâm tăng cường lòng tin giữa Mỹ và Trung Quốc bằng cách đưa Đô đốc Mike Mullen đến thăm trụ sở chính của lực lượng Pháo binh số 2 (lực lượng tên lửa) ở Bắc Kinh, căn cứ không quân cũng như quân sự ở Quảng Đông và mời Đô đốc tham dự cuộc tập trận chống khủng bố của quân đội Trung Quốc ở tỉnh Chiết Giang.

Dù tỏ vẻ cởi mở để tăng cường niềm tin nhưng Trung Quốc vẫn giữ thái độ cương quyết với sự hiện diện của Mỹ trong khu vực, thậm chí, phải "tránh xa khu vực biển Đông". Bài viết của ông Zhang Wenzong có đoạn: "Bằng cách kết thúc tuần tra trinh sát, Mỹ sẽ kết thúc được vấn đề với Trung Quốc tận gốc và ngăn chặn bất kỳ khả năng bùng phát xung đột nào giữa hải quân và không quân của hai nước. "Là một quan chức có kinh nghiệm hoạt động hải quân tại Mỹ, Mullen chắc chắn có một sự hiểu biết sâu sắc về chiến lược hải quân, hải quân và an ninh hàng hải".

Cuối bài viết, tác giả Zhang Wenzong cũng cho hay trong thời đại toàn cầu hóa, Mỹ và Trung Quốc phải phụ thuộc vào nhau để cùng phát triển, sẽ là 1 thảm họa nếu bất kỳ xung đột nào xảy ra giữa 2 nước và sẽ là rất khó để 1 siêu cường như Mỹ chấp nhận sự nổi lên của Trung Quốc.

Tuy nhiên, một khi Mỹ nhận ra các hậu quả của cuộc đối đầu chiến lược và chấp nhận giá trị cốt lõi của 2 bên thì sẽ không có lý do cho hai bên để trở thành đối thủ. Nước Mỹ cần thông minh và tỉnh táo để tạo ra mối quan hệ hợp tác cùng có lợi giữa 2 bên và quân đội 2 bên có thể nỗ lực để giúp 2 bên giành được "chiến thắng" này.

Trong thời đại toàn cầu hóa, Mỹ và Trung Quốc đều phải dựa vào nhau để duy trì sự phát triển của hai nước và cả thế giới. Vì thế, việc xung đột giữa hai quốc gia có thể là một thảm họa toàn cầu. "Có thể việc phát triển như vũ bão của Trung Quốc khiến Mỹ khó chịu, tuy nhiên, khi nước Mỹ nhận ra hậu quả của việc đối đầu với Trung Quốc và tôn trọng "lợi ích cốt lõi" của Trung Quốc thì sẽ không có lý do gì để hai bên trở thành kẻ thù của nhau. Hai nước cần bình tĩnh và sáng suốt để hai bên cùng có lợi và quân đội hai nước sẽ là lực lượng chủ chốt để đảm bảo điều đó", bài viết của ông Wenzong kết thúc với giọng điệu vừa dụ dỗ lôi kéo Mỹ "hợp tác" ảnh hưởng tới khu vực theo luật chơi của Trung Quốc, lại vừa có ý cảnh cáo nếu Mỹ không hùa theo Bắc Kinh.

[BDV news]


Thứ Hai, 11 tháng 7, 2011

>> Không 'làm phiền' Trung Quốc



Đô đốc Mỹ hứa hẹn tiếp tục hiện diện trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương nhưng không làm ảnh hưởng tới Trung Quốc, đồng thời nhờ Trung Quốc cùng giải "bài toán" Triều Tiên.

Đô đốc Mike Mullen, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ nhấn mạnh Mỹ vẫn tiếp tục các hoạt động trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong thời gian dài nhưng sẽ không làm ảnh hưởng đến Trung Quốc.

Ông Mullen cho hay: "Những thách thức toàn cầu cũng như trong khu vực quá lớn nên Mỹ và Trung Quốc phải tìm kiếm sự hiểu biết lẫn nhau. Mỹ muốn Trung Quốc là một đối tác mạnh mẽ để giải quyết những vấn đề này".


Đô đốc Mike Mullen.


Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ cho hay, ông sẽ có cuộc hội đàm với Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Trần Bỉnh Đức và thực hiện một số chuyến thăm các căn cứ quân sự của Trung Quốc nhằm tìm cách thúc đẩy hợp tác an ninh giữa 2 nước.

Phát biểu về sự phát triển quân sự của Trung Quốc, ông Mullen cho biết Washington hoan nghênh sự phát triển quân sự của Trung Quốc nếu nó giúp giải quyết các vấn đề toàn cầu như cướp biển. Tuy nhiên, ông cũng cho biết Washington muốn làm rõ ý định của Bắc Kinh.

Ngân sách quân sự của Trung Quốc năm nay vào khoảng 95 tỷ USD, cao thứ hai thế giới nhưng thua xa Mỹ với kế hoạch chi khoảng 650 tỷ USD cho quốc phòng.

Tuy nhiên, Bắc Kinh đang phát triển vũ khí như tên lửa DF 21D mà các nhà phân tích nói rằng có thể đe dọa các tàu chiến Mỹ và làm thay đổi cán cân quyền lực khu vực. "Rõ ràng một số loại vũ khí được Trung Quốc phát triển để nhằm vào Mỹ", ông Mullen nhận xét.

Ông Mullen tới Bắc Kinh đúng vào lúc Mỹ và 2 đồng minh quân sự chính trong khu vực là Nhật Bản và Australia bắt đầu cuộc tập trận hải quân chung lần đầu tiên ở Biển Đông.

Nhờ Trung Quốc giải 'bài toán' Triều Tiên

Trong cuộc phỏng vấn sau khi tới Bắc Kinh, đô đốc Mike Mullen cũng bóng gió thông báo về mục đích chính của chuyến thăm Trung Quốc 4 ngày: "Triều Tiên sẽ tiếp tục các hành động mang tính khiêu khích với mức độ nguy hiểm cao hơn".

Căng thẳng ở Đông Bắc Á leo thang sau khi Hàn Quốc cáo buộc Triều Tiên là thủ phạm tấn công tàu chiến của nước này vào tháng 3/2010 gây ra cái chết của 46 thủy thủ. Bình Nhưỡng phủ nhận lời buộc tội của Hàn Quốc và sau đó tiến hành 1 cuộc pháo kích vào hòn đảo ở biên giới 2 miền Triều Tiên làm 4 người Hàn Quốc thiệt mạng bao gồm cả 2 thường dân vào cuối năm 2010.

Các cuộc đàm phán giải trừ hạt nhân 6 bên giữa 2 miền bán đảo Triều Tiên, Trung Quốc, Nhật, Nga và Mỹ đã rơi vào tình trạng đình trệ từ khi Triều Tiên từ bỏ vào tháng 4/2009. Tháng 5/2009, Triều Tiên thực hiện vụ thử hạt nhân thứ 2 của nước này.

"Cố gắng tìm kiếm sự ổn định liên quan xung quanh vấn đề Triều Tiên ngày càng gặp nhiều thách thức vì Bình Nhưỡng và hành động của họ" -Đô đốc Mullen nhận xét - "Tuy nhiên, Bắc Kinh có mối quan hệ mạnh mẽ với Bình Nhưỡng và mối quan hệ này không chỉ có được nhờ những sự giúp đỡ trong quá khứ mà còn được vun đắp thường xuyên".

[BDV news]


Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2011

>> Tranh chấp Biển Đông – điểm “nóng” trên thế giới




Tranh chấp lãnh hải trong khu vực biển Đông đang trở thành một trong những chủ đề “nóng” gây nhiều tranh cãi trên thế giới. Philippines và Việt Nam đang muốn Mỹ bày tỏ sự ủng hộ một cách dứt khoát hơn để giúp chống lại những xâm phạm từ phía Trung Quốc.


Hôm 27/6, Thượng viện Mỹ đã thông qua bản Nghị quyết không mang tính ràng buộc pháp lý để phản đối các hành động của Trung Quốc. Đáp lại động thái này, tuần trước, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Cui Tiankai đã cảnh báo rằng: “Các bên liên quan đang thực sự đùa với lửa, và tôi hi vọng Mỹ sẽ không để lửa bén vào mình.”


Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Albert del Rosario


Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton cho đến nay vẫn giữ vững quan điểm mà bà đã đưa ra ở hội nghị tháng 7 năm ngoái tại Hà Nội: Mỹ không đứng về bên nào trong vụ tranh chấp lãnh thổ, nhưng Mỹ muốn đóng vai trò trong việc thúc đẩy một giải pháp hòa bình vì lợi ích của mình trong khu vực và ủng hộ tự do hàng hải. Vì Trung Quốc vẫn tiếp tục gia tăng căng thẳng cho nên đã đến lúc cần phải áp dụng các biện pháp mạnh mẽ hơn.

Tuần trước, Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Albert del Rosario đã có chuyến thăm Washington để kêu gọi Mỹ thực hiện bản Hiệp ước phòng thủ tương trợ năm 1951 giữa 2 nước. Theo nội dung hiệp ước, trong trường hợp Philippines bị tấn công, Mỹ sẽ cố vấn và hành động trước những mối đe dọa phổ biến. Truyền thông Philippines đang lùng sục tin tức để cố gắng tìm hiểu xem liệu bà Clinton và Đại sứ Mỹ tại Philippines Harry Thomas có giữ vững cam kết này của Washington hay không.

Theo một nguồn tin đáng tin cậy, Philippines đang trở lại quỹ đạo của Mỹ. Trong thời gian gần đây, Manila dường như đang thách thức Bắc Kinh, như vụ dẫn độ các công dân Đài Loan về Trung Quốc mà không hề tham vấn ý kiến Đài Bắc. Người tiền nhiệm của Tổng thống Aquino là bà Aroyo đã từng phá hỏng những nỗ lực đàm phán của các quốc gia Đông Nam Á như một khối liên kết chống lại Trung Quốc về vấn đề biển Đông, thay vào đó bà đã chọn giải pháp hoàn tất một thỏa thuận riêng với Trung Quốc vào cuối năm 2004 bằng cách hi sinh một số vùng đất tranh chấp để có thể tiếp tục xúc tiến thăm dò dầu khí chung với nước này.

Philippines đột ngột thay đổi thái độ từ nhượng bộ sang thách thức là kết quả của việc Trung Quốc đã đi quá xa trong vụ tranh chấp. Đặc biệt đáng báo động là Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đang cố tình gây rối trên lãnh thổ biển Đông. Các tàu quân sự của Trung Quốc dính líu đến hàng loạt vụ đụng độ ngay cả khi các nhà ngoại giao nước này lên tiếng kêu gọi hòa giải.

Mỹ và các đồng minh trong khu vực có hai mục tiêu chính. Thứ nhất là hoàn thiện Tuyên bố năm 2002 về ứng xử giữa các bên ở biển Đông – khu vực Trung Quốc thường xuyên vi phạm – thành một bộ luật ứng xử nghiêm ngặt hơn, trong đó quy định rõ các loại tàu và máy bay phải tuân theo quy tắc hành xử như thế nào. Bắc Kinh dường như đang phục hồi chính sách “khẳng định dần dần” theo cách biến biển Đông thành một cái hồ của Trung Quốc bằng việc đã rồi.

Mục tiêu thứ hai là yêu cầu Trung Quốc làm rõ cơ sở tuyên bố chủ quyền trên các quần đảo và vùng biển thuộc khu vực lân cận ở biển Đông. Singapore – nước không có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc – gần đây cũng đã lên tiếng kêu gọi Bắc Kinh đưa ra những bằng chứng xác thực chứng minh chủ quyền của mình hơn là những động thái mập mờ hiện tại đang gây rất nhiều lo ngại trong cộng đồng hàng hải Quốc tế. Tất nhiên Trung Quốc đang cố tình né tránh vấn đề này. Bắc Kinh có xu hướng ưu tiên đàm phán song phương với từng nước láng giềng ở Đông Nam Á, lợi dụng sức mạnh trội hơn về kinh tế và quân sự để gây áp lực buộc các nước trong khu vực phải nhượng bộ.

Hiện nay, khi các nước Đông Nam Á đã hợp nhất lại, sự can thiệp của Mỹ trở thành bước đệm quan trọng để buộc Trung Quốc ngồi vào bàn đàm phán nhằm giải quyết tranh chấp. Nếu Trung Quốc vẫn tiếp tục thuyết giáo hòa bình trong khi tàu thuyền của mình lại đi quấy rối tàu nước khác thì các nước Đông Nam Á sẽ tiến hành thắt chặt các thỏa thuận an ninh với Mỹ. Các tín hiệu từ Washington cho thấy Mỹ sẵn sàng trở thành đối tác cùng Đông Nam Á yêu cầu Bắc Kinh kiềm chế hoạt động quân sự và ngồi vào bàn đàm phán để giải quyết các vấn đề tranh chấp.

[Vitinfo news]


Thứ Bảy, 25 tháng 6, 2011

>> Trung Quốc với Mỹ: Sẵn sàng nói chuyện, trừ vấn đề biển Đông




Trung Quốc muốn hội đàm với Mỹ về các vấn đề Đài Loan, Tây Tạng, các vấn đề kinh tế, nhân quyền... nhưng trừ vấn đề biển Đông.




Trung Quốc chối bỏ trách nhiệm là nhân tố gây bất ổn trên biển Đông.


Chối bỏ trách nhiệm

Tờ Nhân Dân Nhật báo Trung Quốc đã đăng tải bài phát biểu của Thứ trưởng Ngoại Giao Trung Quốc Trương Chí Quân trước một số ý kiến của các phóng viên trong và ngoài nước về cuộc hội đàm sắp tới giữa Trung-Mỹ về các vấn đề của khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Theo đó, Trung Quốc tiếp tục khẳng định lập trường của mình, nghĩa là, Trung Quốc không phải là tác nhân gây ra các tranh chấp hiện nay.

“Dù hiện nay, xuất hiện một số xu hướng lộn xộn trong khu vực, nhưng không phải do chúng tôi gây ra, quan điểm của chúng tôi về vấn đề này trước sau vẫn không thay đổi. Chúng tôi hy vọng các nước khác cần có thái độ kiềm chế, hành động có trách nhiệm, và xây dựng tính hợp tác theo các ban hành của chúng tôi. Nếu chúng ta có thể cùng nhau làm như vậy, các vấn đề sẽ được giải quyết một cách dễ dàng hơn. Chúng tôi không muốn các tranh chấp như vậy ảnh hưởng đến sự ổn định của khu vực, cũng như quan hệ giữa các nước liên quan” Thứ trưởng Quân đã cho biết như vậy.

Thứ trưởng Quân cho rằng, các nước láng giềng trong khu vực như Việt Nam, Phillippine mới chính là những nước phải chịu trách nhiệm cho những căng thẳng hiện nay trên biển Đông. Ông Quân cho biết thêm

Tuy kêu gọi các nước có thái độ kiềm chế nhưng Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc lại có phát ngôn có tính răn đe khi ông này nói: "Tôi tin rằng một số nước trong khu vực hiện nay đang chơi với lửa, tôi hy vọng rằng Mỹ sẽ không bị đốt cháy bởi những ngọn lửa này".

Thế nào là có trách nhiệm?

Trong suốt thời gian trả lời phỏng vấn của các phóng viên, thứ trưởng Trương Chí Quân nhắc đi nhắc lại: “Trung Quốc không phải là tác nhân gây căng thẳng trên biển Đông, các nước cần hành động có trách nhiệm”.

Không rõ ông thứ trưởng quên hay cố tình quên Trung Quốc mới chính là những người đang hành động thiếu trách nhiệm, thiếu tôn trọng luật pháp quốc tế, thiếu tôn trọng tuyên bố ứng xử trên biển Đông DOC mà chính phủ nước này đã đặt bút ký với ASEAN vào năm 2002.

Phải chăng hành động xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế theo công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển của Việt Nam, phá hoại các hoạt động hợp pháp của Việt Nam là một hành động có trách nhiệm của Trung Quốc?

Trung Quốc vẫn úp mở với dư luận thế giới về đường “lưỡi bò” chiếm 80% diện tích biển Đông. Các nước trong khu vực nhiều lần yêu cầu Bắc Kinh làm rõ đòi hỏi chủ quyền của mình với đường “lưỡi bò” này. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn im hơi lặng tiếng. Đây cũng là thái độ có trách nhiệm với cộng đồng các nước trong khu vực và thế giới?

Các nước trong khu vực và dư luận thế giới nên hiểu như thế nào về các tuyên bố của Bắc Kinh?

Gạt Mỹ ra khỏi các vấn đề trên biển Đông

Sắp tới, trong cuộc hội đàm bắt đầu từ ngày 25/6 tại Honolulu, thuộc quần đảo Hawai, thứ trưởng Quân cùng trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Kurt Campbell sẽ dẫn đầu phái đoàn 2 bên tham gia vào chương trình nghị sự về tình hình trong khu vực và các vấn đề liên quan.

Trong bài phát biểu của mình, ông Trương Chí Quân nhấn mạnh: “Trung Quốc và Mỹ cần xử lý đúng đắn các vấn đề liên quan đến Đài Loan, Tây Tạng, các vấn đề kinh tế, thương mại, nhân quyền cũng như các vấn đề liên quan trong khu vực, trên nguyên tắc bình đẳng và tôn trọng lợi ích của nhau”.

Đồng thời, ông Trương Chí Quân cho biết: “Các vấn đề về biển Đông không nằm trong chương trình nghị sự giữa đôi bên, tuy nhiên, phía Mỹ cho biết sẽ nêu vấn đề này ra trong chương trình. Chúng tôi tiếp tục khẳng định quan điểm của mình, chúng tôi không chịu trách nhiệm cho các căng thẳng hiện nay trên biển Đông”.

Việc sẵn sàng nói chuyện với Mỹ nhiều vấn đề nhưng trừ vấn đề biển Đông càng tỏ rõ thái độ Trung Quốc không muốn Washington can dự vào một khu vực mà Bắc Kinh đang muốn áp đặt quan điểm và chính sách chủ quyền phi lý của mình.

Như vậy, Bắc Kinh đã chủ động và cố gắng không đề cập đến các căng thẳng trên biển Đông trong hội đàm với Mỹ, qua đó, loại bỏ vai trò và sự can thiệp của nước này hòng chấm dứt nỗ lực đa phương hóa các tranh chấp trên biển Đông mà các nước ASEAN đang theo đuổi.

Nếu các đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh là có cơ sở và phù hợp với luật pháp quốc tế, việc đa phương hóa các sẽ giúp cho các đòi hỏi của Trung Quốc nhanh chóng đạt được sự công nhận của cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, Bắc Kinh liên tục phản đối đa phương hóa, điều này càng làm cho thế giới hiểu rõ những đòi hỏi chủ quyền của họ là vô căn cứ đối với luật pháp quốc tế.

[BDV news]


Thứ Sáu, 17 tháng 6, 2011

>> Trung Quốc và đồng minh lên án lá chắn tên lửa Mỹ



Trung Quốc và đồng minh trong Tổ chức Hợp tác Thượng Hải giúp Nga lên án hệ thống phòng thủ tên lửa.


6 nước thành viên Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) gồm Nga, Trung Quốc, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzberkistan vừa ký một tuyên bố lên án hành động đơn phương xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa, ngay sau khi lãnh đạo các nước gặp nhau tại Thủ đô Kazakhstan.

Các nước thành viên SCO cho rằng các hành động đơn phương xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa của một quốc gia hoặc một nhóm nhỏ các quốc gia có thể làm ảnh hưởng tới sự ổn định chiến lược và an ninh quốc tế.

Ngoài Trung Quốc và Nga, SCO còn có Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan, là các nước Hồi giáo nằm trong Liên Bang Xô Viết ở Trung Á. Iran, Pakistan, Ấn Độ và Mông Cổ là bốn nước quan sát viên trong SCO.

Moscow gần đây đã tăng cường chỉ trích kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu của Mỹ và lên tiếng đòi NATO ký hiệp định đảm bảo hệ thống này sẽ không nhằm vào kho vũ khí hạt nhân của Nga.



Hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở châu Âu đang là mối đe dọa với Nga.

Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đe dọa Nga sẽ bắt đầu một cuộc chiến tranh lạnh mới nếu Moscow và Washington không thể giải quyết các tranh cãi liên quan tới hệ thống phòng thủ tên lửa.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết các thành viên SCO đã nhất trí trong việc phê phán lá chắn tên lửa và tuyên bố trên nhằm tới toàn bộ các hệ thống phòng thủ tên lửa khác không chỉ đối với châu Âu.

Theo ông Lavrov, lá chắn tên lửa ở châu Âu chỉ là một phần trong chiến lược toàn cầu của Mỹ. Sau châu Âu, Mỹ sẽ tiếp tục xây dựng các lá chắn tên lửa khác ở Đông Á và Nam Á.

Dù Mỹ cho biết hệ thống phòng lửa tên lửa của nước này là để giảm sự đe dọa từ Triều Tiên và Iran nhưng Nga bày tỏ sự lo ngại cho rằng mục đích thực sự là để nhắm vào kho vũ khí hạt nhân của nước này.

Phái viên của Nga ở NATO, Dmitry Rogozin phát biểu trong buổi nói chuyện ở viện nghiên cứu Royal United Services (London, Anh) ví von: "NATO cầm một khẩu súng săn gấu tới rủ gấu Nga đi săn thỏ".

Tuy nhiên, các quan chức Mỹ cho rằng hệ thống phòng thủ tên lửa của họ chưa đủ để đối trọng với kho vũ khí hạt nhân của Nga nên nước này không có gì đáng phải lo sợ.

Phát biểu tại viện nghiên cứu Royal United Services, ông James Miller phó thứ trưởng phụ trách các chính sách của Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết: "Lá chắn tên lửa của Mỹ sẽ không đi theo chiều hướng chống lại Nga".

Trước đó, Tổng thư ký NATO, ông Anders Fogh Rasmussen cũng đưa ra lời đảm bảo: "Tôi có thể đảm bảo NATO sẽ không bao giờ tấn công Nga và chúng tôi tin tưởng Nga cũng sẽ hành động tương tự đối với NATO".

Xu hướng chống lại phương Tây

Nga và Trung Quốc thường đoàn kết với nhau trong việc lên tiếng phản đối sự thống trị toàn cầu của Mỹ.

Là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc tuy nhiên Nga và Trung Quốc thường bảy tỏ sự phản đối với các nước phương Tây do Mỹ dẫn đầu trong việc ra nghị quyết bao gồm cả nỗ lực lên án cuộc đàn áp của Syria với cuộc biểu tình chống chính phủ.




Quan chức cấp cao các nước thành viên tham dự trong cuộc họp của SCO ở thủ đô Kazakhstan. Ảnh: Tân Hoa Xã


Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào phát biểu tại viện nghiên cứu Royal United Services: "Nhiệm vụ bảo vệ hòa bình toàn cầu và thúc đẩy sự phát triển chung đang ngày càng trở nên khó khăn và nặng nề".

Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad đã có bài phát biểu chống lại phương Tây trong lễ tổng kết cuộc họp của SCO kêu gọi các thành viên của tổ chức này đoàn kết chống lại các cường quốc phương Tây. Ông nói: ""Tôi tin rằng, thông qua các hành động phối hợp, chúng ta có thể thay đổi trật tự thế giới theo chiều hướng ủng hộ hòa bình, công lý và sự thịnh vượng của người dân".

Hãng tin Nga Interfax cũng dẫn lời Tổng thống Pakistan Asif Ali Zardari cho biết nước này cũng đang mong muốn trở thành thành viên của khối SCO.

Tuy nhiên, một quan chức giấu tên của Nga cho biết nếu Pakistan và Ấn Độ chỉ có thể gia nhập SCO sau khi 2 nước này giải quyết được mẫu thuẫn tranh chấp lãnh thổ giữa 2 nước.


[BDV news]



>> Thái độ của Trung Quốc quyết định tình hình biển Đông



Đó là nhận định của ông Minxin Pei, người Mỹ gốc Hoa, sinh ra tại Thượng Hải, Trung Quốc. Ông Minxin Pei là giáo sư làm việc ở Trường Cao đẳng Claremont McKenna, cố vấn cấp cao của Carnegie Endowment for International Peace, một tổ chức phi lợi nhuận tư nhân của Mỹ, chuyên thực hiện việc thúc đẩy sự hợp tác giữa các quốc gia và thúc đẩy các hoạt động quốc tế của Mỹ.

Dưới đây là bài phân tích của ông Minxin Pei về tình hình biển Đông, đăng trên trang Diplomat:

Trước khi có bài phát biểu nêu rõ “lợi ích quốc gia” của Mỹ tại biển Đông của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, Trung Quốc được xem như là đang nắm thế thượng phong trên biển Đông sau nhiều năm chịu khó đeo đuổi chính sách “ngoại giao quyến rũ” trong khu vực.

Tuy nhiên, việc nghĩ mình đã nắm thế thượng phong đã khiến Bắc Kinh phạm phải những sai lầm ngoại giao “ngớ ngẩn”.

Sự kiện đụng chạm với tàu Hải quân Mỹ, phản đối và “thách thức” sự hiện diện của Mỹ tại châu Á, các hoạt động phá rối đối với các dự án khai thác dầu mỏ trên biển Đông, khiến Washington phải xem xét lại chiến lược của mình tại châu Á nói chung và ASEAN nói riêng.

Các nước có tranh chấp trực tiếp với Bắc Kinh về chủ quyền biển đảo cũng buộc phải xem xét lại các chính sách của mình đối với sự “leo thang” các hành động của Bắc Kinh.

Bài phát biểu của bà Hillary Clinton tại diễn đàn ARF tại Hà Nội vào tháng 7/2010 được xem là một cú “sốc” đối với Bắc Kinh. Điều đó đã góp phần làm thay đổi cán cân quyền lực trong khu vực.

Phát biểu của Washington đã khiến các quốc gia ASEAN tự tin hơn với những tuyên bố của mình. Còn Bắc Kinh đã tự đặt mình vào thế bị cô lập trong các tranh chấp trên biển Đông.



Tự tin với sự trỗi dậy của tiềm lực quân sự, Trung Quốc đã quên chính sách "dấu mình chờ thời" mà cố lãnh đạo Đặng Tiểu Bình của nước này căn dặn?


Ngoài ra, cần phải kể đến phản ứng “vụng về” trong việc che đậy những mối đe dọa về sự phát triển của quân đội đối với các nước trong khu vực khiến các họ không thể không lo lắng.

Năm 2010, được xem là đỉnh điểm của những sai lầm ngoại giao của Bắc Kinh, một năm tồi tệ đối với chính sách đối ngoại của Bắc Kinh từ năm 1989 đến nay.

Để sửa chữa những sai lầm này, năm 2011, Bắc Kinh đã thúc đẩy một loạt các hoạt động ngoại giao. Thay đổi cách nhìn nhận về sự hiển diện của Mỹ tại châu Á, cải thiện quan hệ với Nhật Bản. Thế nhưng, sự căng thẳng trên biển Đông diễn ra gần đây được xem là một “nút thắt” đối với hình ảnh của Bắc Kinh trên trường quốc tế.

Trong các tranh chấp chủ quyền trên biển Đông, tranh chấp Việt-Trung diễn ra căng thẳng nhất. Tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang ở thế yếu đối với luật pháp quốc tế. Căn cứ theo công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982, Bắc Kinh sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc chứng minh các đảo và bãi đá ngầm tại hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa có liên quan đến thềm lục địa Trung Quốc.

Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn khăng khăng tuyên bố chủ quyền của mình tại đây, Trung Quốc đã chiếm quần đảo Hoàng Sa từ năm 1974, và lấy đó làm cơ sở để đòi hỏi vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý. Sự đòi hỏi này chồng lấn lên vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam theo công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982. Từ đó, gây ra những sự quấy rối và phá hoại các hoạt động thăm dò dầu khí của Việt Nam cũng như các đối tác nước ngoài hợp tác với Việt Nam, cũng như các quốc gia khác trong ASEAN.

Rõ ràng, thái độ của Bắc Kinh có ý nghĩa quyết định tình hình tại đây, Bắc Kinh cần thể hiện bản lĩnh của một nước lớn, sự tôn trọng luật pháp quốc tế. Cộng đồng quốc tế đang thể hiện xu hướng ủng hộ các bên yếu hơn trong các tranh chấp biển đảo.

Trước mắt, Bắc Kinh nên tạm dừng các hoạt động tuần tra của mình trên vùng biển tranh chấp để tránh các xung đột có thể phát sinh. Cung cấp các đề xuất cụ thể với các nước trong khu vực để tránh các xung đột tương lai.

Những biện pháp nói trên cần phải được thực hiện một cách đa phương hóa để tiếp thu những sáng kiến ngoại giao từ cộng đồng quốc tế. Đó cũng là cách để khẳng định những đòi hỏi của Bắc Kinh là có cơ sở pháp lý.

Một số ý kiến tại Trung Quốc cho rằng, việc ký kết các quy tắc ứng xử là không cần thiết, đó không phải là một sự lựa chọn mang tính ràng buộc đối với Bắc Kinh. Tuy nhiên, với một quốc gia đã có ý định phát triển quân đội một cách mạnh mẽ, đã gây ra những lo lắng cho cộng đồng quốc tế, những hành động cụ thể hóa cho tuyên bố “trỗi dậy hòa bình” là điều không thể không làm để chứng minh tuyên bố của Bắc Kinh là có cơ sở và đáng tin cậy.



[BDV news]



Thứ Năm, 16 tháng 6, 2011

>> Mỹ cảnh báo châu Phi về đầu tư Trung Quốc



Hôm 10/6, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cảnh báo về sự manh nha hình thành của “chủ nghĩa thực dân mới” tại Châu Phi khi Trung Quốc đang mở rộng sự hiện diện tại châu lục này.



Ảnh minh họa


Đồng thời, bà cho biết, Mỹ muốn mở rộng thương mại với châu Phi bằng cách đầu tư vào khu vực. Theo bà, khác với Mỹ, Trung Quốc không thực sự quan tâm đến những lợi ích của việc mở rộng quan hệ kinh tế với châu Phi.

Tuyên bố trên được Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đưa ra trong chuyến công du đến 3 quốc gia Châu Phi (Zambia, Tanzania và Ethiopia) trong 5 ngày nhằm nhấn mạnh vai trò của chính quyền Tổng thống Obama trong việc đáp ứng những thách thức khác nhau của châu Phi, từ các thách thức về đại dịch HIV/AIDS cho đến an ninh lương thực và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại châu lục này.

Phát biểu trên kênh truyền hình Nam Phi, bà nói: “Quan điểm của chúng tôi là, về lâu dài, đầu tư vào châu Phi cần phải bền vững và vì lợi ích của người dân tại đây.”

Bà cho biết, Trung Quốc đang nhanh chóng mở rộng ảnh hưởng của mình tại châu Phi. Năm 2009, Trung Quốc đã đầu từ gần 10 tỷ USD vào châu lục này. Đồng thời, thương mại giữa châu Phi và Trung Quốc cũng đã tăng mạnh khi Bắc Kinh tích cực mua dầu mỏ và các nguyên liệu thô khác để phục vụ cho nền kinh tế tăng trưởng bùng nổ của mình.

Trung Quốc đã vượt Mỹ trở thành đối tác thương mại hàng đầu của châu Phi. Quan hệ thương mại Trung Quốc và châu Phi đang phát triển nhanh chóng, tăng 40% vào năm 2010, lên đến mức 126,9 tỷ USD.

Hơn một thập kỷ qua, hợp tác thương mại giữa Mỹ và các nước châu Phi vẫn ở tỉ lệ thấp, chiếm chỉ trên 1% kim ngạch xuất khẩu Mỹ và khoảng 3% kim ngạch nhập khẩu.

Mỹ vẫn được xem là nhà tài trợ hàng đầu của châu Phi với khoản đầu tư 7,6 tỷ USD trong năm 2009. Tuy nhiên, để so sánh là rất khó, bởi Trung Quốc không cung cấp thông tin chi tiết về chương trình viện trợ của mình.

Phát biểu trước các phóng viên tại Lusaka, bà Clinton cho biết, những mối quan tâm của Mỹ và Trung Quốc là không giống nhau và việc Trung Quốc ngày càng đóng vai trò lớn hơn trên thế giới sẽ đem lại lợi ích cho nhiều người.

Tuy nhiên, bà cũng cho biết: “Chúng tôi đang lo ngại rằng viện trợ nước ngoài và đầu tư của Trung Quốc ở châu Phi không nhất quán với tiêu chuẩn quốc tế về tính minh bạch và quản trị tốt.”

Washington lo ngại rằng, đầu tư nhanh chóng của Trung Quốc vào châu Phi, bao gồm hàng tỷ USD viện trợ phát triển không bị trói buộc bởi các yêu cầu về kinh tế và chính trị, sẽ ảnh hưởng tới các nỗ lực phát triển thành một nền kinh tế trưởng thành và minh bạch hơn trong khu vực này.

Trung Quốc đã giúp nhiều nước châu Phi thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính trong thời gian gần đây. Tổng thống Zambia Rupiah Banda cho biết quốc gia này thu hút đầu tư từ Trung Quốc trong lĩnh vực dầu mỏ và tháng 5 vừa qua nhận được 180 triệu USD tiền vay từ Trung Quốc để nâng cấp hệ thống giao thông.

Ngoại trưởng Mỹ Clinton kêu gọi các quốc gia châu Phi gỡ bỏ rào cản mậu dịch với Mỹ, đồng thời hợp lý hóa quy định và mở rộng các cơ hội tại khu vực này.

Chuyến thăm của bà Clinton tới châu Phi là dấu hiệu mới nhất cho thấy Mỹ đang ngày càng quan tâm tới nền kinh tế được dự đoán là sẽ tăng trưởng nhanh chóng trong những năm tới.


[BDV news]



Thứ Tư, 15 tháng 6, 2011

>> Ukraine ồ ạt bán công nghệ quân sự cho Trung Quốc



Trong những năm gần đây, Kiev đẩy mạnh hợp tác kỹ thuật quân sự, mà đúng hơn là "bán tống bán tháo" công nghệ quân sự Liên Xô cho Trung Quốc.


Xu hướng này còn được thể hiện cả trong lĩnh vực công nghệ vũ khí trang bị hải quân, máy bay quân sự và chế tạo động cơ.

Đó là vì hai lý do: một là, Trung Quốc nay đã không thể nhận được từ Nga cái mà họ từng dễ dàng nhận được trước đây, trong khi nhu cầu du nhập công nghệ cao vẫn cao như cũ; và hai là, Bắc Kinh có khả năng chi trả, còn Kiev lại cần tiền.

Kiev không phải láng giềng của Trung Quốc nên việc Trung Quốc gia tăng nhanh sức mạnh quân sự chẳng phải là vấn đề đối với họ.

Xin điểm lại một số hợp tác trong lĩnh vực vũ khí trang bị không quân:

Trung Quốc đang hợp tác với hãng Antonov tiến hành hàng loạt chương trình hợp tác: thiết kế máy bay chở khách phản lực tầm khu vực ARJ 21, hiện đại hóa máy bay vận tải Y8. Bắc Kinh quan tâm đến cả các máy bay An-148 và An-158, sửa chữa các máy bay An-12, An-24, An-26, An-30 mà họ hiện có.

Hai năm trước, hãng ANTK Antonov và Trung Quốc đã ký “Biên bản về việc hỗ trợ Trung Quốc phát triển các máy bay vận tải quân sự hạng nặng”. Hiện nay, với sự hỗ trợ của các chuyên gia Ukraine, Trung Quốc đang xây dựng một hầm khí động lớn để thử nghiệm các máy bay vận tải quân sự hạng nặng. Đây sẽ là phòng thí nghiệm khí động lớn nhất Trung Quốc.

Bắc Kinh dự định với sự giúp đỡ của Ukraine sẽ sản xuất một loại máy bay vận tải quân sự hạng nặng nội địa. Ukraine đang hợp tác với Trung Quốc trong chương trình chế tạo máy bay huấn luyện chiến đấu mới của Trung Quốc L-15. Theo hợp đồng, năm 2011-2012, Kiev sẽ chuyển giao cho Trung Quốc lô đầu tiên động cơ sản xuất loạt AI-222-25F dành cho L-15. Cũng có khả năng sẽ có các đơn đặt hàng mới và hợp tác hai bên sản xuất các động cơ này.



Tàu sân bay Thi Lang đang trong quá trình nâng cấp hoàn thiện.


Hợp tác trong lĩnh vực trang bị hải quân:

Công ty quốc doanh trách xuất khẩu vũ khí Ukraine (Ukrsetexport) đang tích tham gia chương trình đóng tàu sân bay nội địa của Trung Quốc và phát triển trang thiết bị mới cho tàu sân bay Thi Lang (tàu Varyag sửa chữa và nâng cấp).

Mặc dù ban đầu, tàu này được mua từ Ukraine (nó được đóng ở Nilolayev) với lý do giả mạo là làm casino, cuối cùng nó sẽ trở thành tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc với chức năng chính là tàu huấn luyện với khả năng chiến đấu nhất định.

Rõ ràng là Trung Quốc đã có được toàn bộ tài liệu kỹ thuật - thiết kế con tàu này. Vậy là Liên Xô lại là “cha đẻ” của hạm đội tàu sân bay Trung Quốc.

Cái tên Trung Quốc của nó có tính tượng trưng cao - Thi Lang, tên vị đô đốc vào năm 1861 đã thống nhất đảo Đài Loan với Hoa lục. Dĩ nhiên là chính quyền Đài Loan chẳng vui vẻ gì với những thông tin đó.

Thi Lang sẽ được trang bị các động cơ Ukraine. Họ đã chuyển giao công nghệ sản xuất turbine khí DN80 cho phía Trung Quốc. Nhà máy Harbin sẽ là cơ sở chủ yếu ở Trung Quốc sản xuất động cơ cho tàu quân sự.

Tàu sân bay Thi Lang sẽ được trang bị các tiêm kích trên hạm J-15 Cá mập bay được chế tạo dựa trên mẫu chế thử Su-33 của Nga mà Bắc Kinh mua được từ Kiev vào năm 2005.



Tiêm kích trên hạm J-15.


Trên cơ sở tổ hợp mặt đất huấn luyện phi công tàu sân bay NITKA của Ukraine, Trung Quốc đã xây dựng được một tổ hợp huấn luyện phi công tàu sân bay.

Một mô hình tàu sân bay đủ kích thước bằng bê tông với đường băng cất/hạ cánh và tháp chỉ huy đã được xây dựng cách không xa thành phố Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc. Hai trung tâm tương tự nữa đang được xây dựng ở các tỉnh Liêu Ninh và Thiểm Tây - chúng bắt đầu được khởi công vào năm 2010.

Kiev sẽ bán cho Trung Quốc 4 (theo các nguồn khác là 2) tàu đổ bộ đệm khí Zubr, 2 chiếc đóng ở Ukraine, 2 chiếc ở Trung Quốc với sự tham gia của các chuyên gia đóng tàu Ukraine. Phía Trung Quốc muốn học cách thiết kế các tàu kiểu như Zubr. Trên các tàu này sẽ lắp đặt vũ khí và hệ thống điều khiển hỏa lực do Trung Quốc sản xuất.

[BDV news]



Thứ Năm, 9 tháng 6, 2011

>> Quân đội Trung Quốc phân tán sự chú ý của dư luận



Sức mạnh quân sự Trung Quốc vẫn tụt hậu 20 năm so với Mỹ, tuy nhiên một số ý kiến cho rằng đây là động thái nhằm tránh sự e ngại của dư luận.

Trong bài phát biểu của mình tại Đối thoại Shangri-la 2011, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt đã lên tiếng thừa nhận: Quân đội Trung Quốc còn tụt hậu đến 20 năm so với Mỹ.

“Tôi muốn nói rằng, khoảng cách giữa Trung Quốc và Mỹ ngày càng lớn, quá trình hiện đại hóa quân đội Trung Quốc đã có những cải thiện đáng kể. Tuy nhiên các trang thiết bị chiến đấu chính của chúng tôi chủ yếu vẫn là các thế hệ vũ khí thứ 2. Chúng tôi không có kho vũ khí thế hệ thứ 3 đủ lớn, cũng như các hệ thống và nền tảng cơ bản. Quân đội chúng tôi mới bắt đầu bước vào cơ giới hóa chứ chưa thực sự được cơ giới hóa như quân đội Mỹ” trích dẫn bài phát biểu của Bộ trưởng Lương Quang Liệt.

Bô trưởng Lương Quang Liệt cũng thừa nhận rằng, quá trình hiện đại hóa quân đội Trung Quốc đã thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế về khả năng của mình. "Quân đội Trung Quốc “không tìm kiếm sự bá quyền”, sự phát triển của quân đội Trung Quốc chỉ để bảo vệ lợi ích cốt lõi và chủ quyền của mình", ông này cho biết thêm.



PLA tuy còn kém xa Mỹ, song vẫn mạnh hơn các nước trong khu vực.


Đằng sau những lời lẽ "khiêm tốn"

Đối thoại Shangri-la được tổ chức bởi Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế IISS, một tổ chức phi chính phủ chuyên tổ chức các cuộc đối thoại an ninh để quản lý các cuộc chiến tranh lạnh.

Dù Đối thoại Shangri-la đã ra đời cách đây tương đối lâu, nhưng những lần trước Trung Quốc chỉ tham dự đối thoại này một cách “hững hờ”, theo kiểu cho có lệ.

Vậy mà, tại Đối thoại Shangri-la 2011, lần đầu tiên sau 10 năm, đích thân Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc dẫn đầu phái đoàn quân sự cấp cao tham dự đối thoại này. Điều đó cho thấy Bắc Kinh đã có những chuẩn bị kỹ lưỡng về ngoại giao đối với đối thoại lần này.

Phân tán sự chú ý của dự luận là điều mà Bắc Kinh muốn hướng đến tại Shangri-la 2011.



Trước thềm Shangri-La 10, Trung Quốc có nhiều hành động cứng rắn trên biển Đông.

Thời gian gần đây, dư luận quốc tế tốn không ít giấy mực để nói về quá trình hiện đại hóa quân đội Trung Quốc. Đặc biệt là đầu năm 2011, Trung Quốc liên tiếp trình làng các hệ thống vũ khí mới.

Mẫu thử nghiệm tiêm kích tàng hình thế hệ 5 J-20 xuất hiện và có chuyến bay thử nghiệm đầu tiên. Tên lửa hành trình diệt tàu sân bay DF-21D cũng được cho là đã trải qua quá trình phát triển ban đầu. Tàu sân bay Thi Lang cũng đang được gấp rút hoàn thành. Cùng với đó là sự “úp mở” trên các trang mạng quốc phòng Trung Quốc về các mẫu thử nghiệm tiêm kích mới như J-18, J-15, khiến các nước trong khu vực không khỏi lo lắng. Chưa hết, ngay trước thềm Đối thoại Shangri-la 2011, Trung Quốc liên tiếp có các hành động "cứng rắn" trên biển Đông.

Do đó, có thể thấy bài phát biểu "khiêm tốn" của ông Lương Quang Liệt tại Shangri-La 10 không ngoài mục đích nhằm phân tán sự chú ý của dự luận.

Đúng là quân đội Trung Quốc còn kém xa so với Mỹ, nhưng vẫn mạnh hơn tất cả các nước ASEAN cộng lại. Với những gì quân đội Trung Quốc đã và đang làm ASEAN không thể không lo lắng.

Mỹ đang xem Trung Quốc là đối tượng cạnh tranh, không muốn nói là đối thủ tiềm tàng, Washington đang dành một sự ưu ái đặc biệt đối với châu Á. Tại Shangri-La 10, Mỹ đã cam kết hiện hiện mạnh mẽ và lâu dài tại châu Á, đó quả là một cản trở lớn đối với Trung Quốc. Hạ thấp năng lực của mình so với đối thủ cũng là cách để làm giảm sự tập trung của Washington đối với Bắc Kinh.

Đó vẫn là “chiêu bài” mà giới ngoại giao quân sự Trung Quốc luôn sử dụng để trấn an các nước trong khu vực. Tuy nhiên, vẫn luôn có một khoảng cách nhất định giữa những tuyên bố và những hành động của quân đội đặc biệt là Hải quân Trung Quốc.

Điều đó đặt ra những hoài nghi lớn trong dư luận quốc tế, đặc biệt là các nước ASEAN. Phải chăng, nội bộ Trung Quốc không đạt được sự thống nhất hoàn toàn trong cương lĩnh hành động hay đây là những “chiêu bài” đã được chuẩn bị kỹ lưỡng theo kiểu “ném đá dò đường”, từng bước, từng bước một, nghe ngóng, quan sát thái độ của các nước trong khu vực rồi tính toán bước đi tiếp theo.

Không vội vàng, hấp tấp, Trung Quốc đang “ru ngủ” các nước trong khu vực bằng những tuyên bố của mình. Điều đó một lần nữa cho thấy giá trị của sự đoàn kết trong ASEAN vì lợi ích chung.


[BDV news]



Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2011

>> Thời của Mỹ đã qua, sắp tới là thời của Trung Quốc?



[BDV news] Trong bối cảnh báo giới nước ngoài dồn dập đưa tin về “ngày tàn” của Washington, truyền thông Mỹ cũng phải thừa nhận, cường quốc số 1 thế giới đang “tụt dốc không phanh”.

Trang bìa của Foreign Policy mới đây chạy dòng tít “Mỹ hết thời. Đó là sự thật”, trong đó tác giả Gideon Rachman nhấn mạnh, Washington sẽ không còn có được cảm giác “cầm trịch” như trong thời gian 17 năm từ khi Liên Xô tan rã đến khi cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra hồi năm 2008.

Cùng quan điểm này, TIME, tạp chí nổi tiếng của Mỹ cũng “giật tít": “Vâng, quả thực là nước Mỹ đang trượt dốc”. Tác giả của bài báo này là Fareed Zakaria, chuyên gia phân tích chính sách đối ngoại danh tiếng của Mỹ.

Ông Fareed Zakaria khẳng định, người Mỹ dường như không thể trụ vững trước những “giông tố đang ập đến”. Ngoài ra, chuyên gia này cho rằng, những thay đổi về kinh tế và chính trị của Mỹ hiện nay giống như việc sắp xếp lại bàn ghế trên con tàu Titanic.

Tuy nhiên, không phải đến bây giờ người Mỹ mới “ngộ” ra thực tế bi quan này. Từ năm 1988, kênh truyền hình Cassandras đưa ra hàng loạt số liệu chứng minh cho nhận định bi quan của mình.

Cụ thể, Washington tụt hạng từ thứ nhất xuống vị trí thứ 6 trên bảng xếp hạng các quốc gia đầu tư cho nghiên cứu và phát triển nhiều nhất. Ngoài ra, tiết kiệm trong nước rớt xuống thứ hạng 84 và tuổi thọ trung bình xuống vị trí 27. Không chỉ vậy, tỷ lệ tốt nghiệp ĐH không ngừng suy giảm cũng đẩy Mỹ từ ngôi vị số 1 xuống thứ 12.

Cùng thời điểm đó, học giả Paul Kennedy cũng gây chấn động dư luận với nhận định thời hoàng kim của Mỹ đã qua và Washington sắp rớt xuống vị trí thứ 2 trong cuốn “Thăng trầm quyền lực” của mình.

Theo ông Paul, sự tụt dốc của Mỹ có thể chậm lại song không thể đảo chiều. Chuyên gia này còn quả quyết: “Tốc độ xuống dốc của Mỹ còn cao hơn Nga trong vài thập kỷ qua”. Không lâu sau khi cuốn sách được xuất bản, bức tường Berlin sụp đổ và sau đó là sự tan rã của Liên Xô.



TIME thừa nhận sự xuống dốc của Mỹ.

Giới quan sát cho rằng, cơ sở cho những nhận định bi quan của giới học giả Mỹ cả trước đây và bây giờ chính là sự đe dọa của một cường quốc khác đối với vị trí số 1 của Mỹ.

Nếu như giới chuyên gia Mỹ trước đây lo ngại về mối nguy từ Liên Xô thì dư luận Washington hiện “cảnh giác” với Trung Quốc. Theo kết quả thăm dò của Gallup hồi tháng trước, 52% người Mỹ cho rằng, Trung Quốc là cường quốc kinh tế số 1 thế giới.

Trái ngược với tâm lý bi quan của dư luận Mỹ, Tổng thống Obama dường như vẫn rất tin tưởng vào vị thế của Mỹ. “Tôi tin rằng, chúng ta có đủ nguồn lực trong tay để có thể phát triển hơn nữa và chứng tỏ cho thế giới thấy rằng, thế kỷ 21 vẫn là thế kỷ của nước Mỹ”.

Tuy nhiên, theo nhà phân tích Bernd Debusmann của Reuters, nhận định của ông Obama có đúng hay không phải đến năm 2030 mới rõ.


Thứ Bảy, 19 tháng 3, 2011

>> Trung Quốc triển khai 'siêu' tên lửa nhắm vào Đài Loan



Cục trưởng Cục an ninh Đài Loan Tsai Teh-sheng vừa thông báo: “Trung Quốc triển khai loại tên lửa mới, rất mạnh là Đông Phong 16 nhắm vào Đài Loan. Đây là tên lửa tầm xa và nó tăng sự đe dọa Đài Loan”.
Ông Tsai từ chối cung cấp thông tin chi tiết về kỹ thuật của tên lửa mới của Trung Quốc; cũng như số lượng tên lửa mà Trung Quốc triển khai nhưng khẳng định Đông Phong 16 là tên lửa mạnh nhất của Bắc Kinh từng nhắm vào Đài Bắc.




Nhiều chuyên gia quân sự Đài Loan dự đoán Trung Quốc hiện có hơn 1.600 tên lửa nhắm vào hòn đảo này. Chúng chủ yếu được đặt ở Phúc Kiến và Giang Tây.

Liberty Times dẫn một nguồn tin quân sự Đài Loan giấu tên cho biết, ngoài việc tăng số tên lửa, Trung Quốc còn sửa chỉnh sửa nhiều máy bay chiến đấu cũ, biến chúng thành những máy bay không người lái với sự trợ giúp công nghệ của Israel. Mục đích cuối cùng là giúp các chiến đấu cơ này thoát khỏi hệ thống phòng không Đài Loan và tiêu diệt các mục tiêu quan trọng trên đảo.

Ở tầm cao hơn, Trung Quốc triển khai 45 trong tổng số 60 vệ tinh trên vũ trụ thu thập tin tức tình báo cho các hoạt động quân sự.

Nhà phân tích Lin Cheng-yi của Học viện Academia Sinica khẳng định, Trung Quốc không còn diễn tập quân sự ở Phúc Kiến, khu vực đối diện Đài Loan mà chuyển sang các khu vực khác nhưng Bắc Kinh chưa bao giờ dừng việc tăng cường sức mạnh vũ trang, gia tăng các hoạt động quân sự tại các khu vực miền Nam, Bắc, thậm chí là phía Đông Đài Loan, tới tận Guam.

Còn theo Bộ Quốc phòng Mỹ, từ khi ông Mã Anh Cửu lên lãnh đạo Đài Loan, quan hệ đôi bờ ấm hẳn lên nhưng Trung Quốc vẫn chưa loại trừ khả năng dùng quân đội thống nhất Đài Loan.


Quan hệ đôi bờ ấm lên nhưng Trung Quốc vẫn tăng cường vũ khí nhắm vào Đài Loan.

Do đó, Đài Loan rất tích cực tăng cường vũ trang nhưng do "ngại" Trung Quốc, chẳng mấy nước dám bán cho Đài Loan thứ gì, ngay cả Mỹ cũng không phải ngoại lệ.

Tới nay, Washington chuyển giao cho đảo một số loại vũ khí và mỗi lần làm vậy, họ lại bị Trung Quốc phản đối gay gắt. Điển hình là thương vụ bán 6,4 tỷ USD vũ khí cho Đài Loan hồi tháng 1/2010, khiến quan hệ Bắc Kinh-Washington lạnh nhạt.

Sau vụ này, có lẽ Mỹ "chùn tay" nên từ đó tới nay, Mỹ chỉ làm rất ít để đối phó với tình trạng mất cân bằng về quân sự ngày càng gia tăng giữa Trung Quốc với Đài Loan.

(theo AP news )

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang