Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: 21 tháng 4 2013

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Ba, 23 tháng 4, 2013

>> Thất bại của 054A: Sự sỉ nhục công nghiệp đóng tàu Trung Quốc

Bắc Kinh tự tin mang sang Bangkok “niềm tự hào” của họ là tàu hộ vệ tên lửa lớp 054A mà họ vỗ ngực tự phong là một trong những tàu hộ vệ tiên tiến nhất hiện nay. Thế nhưng, nó đã thất bại thảm hại, đồng thời bóc mẽ cái vẻ ngoài hào nhoáng của các chiến hạm “hàng đầu thế giới” của Trung Quốc.

>> Tham vọng về tàu khu trục của Hải Quân Trung Quốc>> Khu trục Type-54A của Trung Quốc sẽ được xuất ngoại ?

Chất lượng vũ khí trang bị không cao

Người Trung Quốc mang sang chào bán với Thái Lan tàu hộ vệ tên lửa thế hệ mới nhất thuộc lớp 054A. Loại tàu hộ vệ này có chiều dài 134m, rộng 16m, mớn nước 5m, lượng giãn nước 4300 tấn, tốc độ tối đa 29 hải lý/h, phạm vi hoạt động 3800 hải lý, với thủy thủ đoàn 190 người.



Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tàu hộ vệ tên lửa 569 Ngọc Lâm thuộc lớp 054A của Trung Quốc

Hệ thống trang bị, vũ khí chính trên tàu bao gồm: 1 bệ pháo 100 mm, 4 hệ thống pháo bắn nhanh tầm gần Type AK-630, 2 hệ thống tên lửa chống hạm YJ-83 (C-802), hệ thống phóng tên lửa phòng không thẳng đứng với 32 ống phóng loại HHQ-16 (phiên bản hải quân của loại tên lửa phòng không tầm thấp, cận trung HQ-16), 1 máy bay trực thăng chống ngầm Z-9C, 1 hệ thống sonar MGK-335…

Về cơ bản, 054A có đầy đủ tiêu chí của 1 tàu hộ vệ hiện đại thế, nhưng sao nó lại bị loại “từ vòng gửi xe”?

Nguyên nhân đầu tiên làm 054A thất bại là do hệ thống tên lửa chống hạm quá yếu kém. 054A trang bị hệ thống tên lửa chống hạm YJ-83, được chế tạo trên cơ sở công nghệ thập niên 70 thế kỷ trước của Nga. Loại tên lửa này có chiều dài 6,392m, đường kính 0,36m, trọng lượng 715 kg, tầm bắn tối đa chỉ đạt 120km, với vận tốc hành trình hạ âm, 30 km cuối bay với vận tốc 1,3 – 1,5Mach.
Mặc dù YJ-83 có trọng lượng không phải là nhẹ nhưng riêng tầng đẩy đã nặng tới 530kg, đầu nổ vẻn vẹn 165kg, sức công phá rất thấp, trong khi các loại tên lửa chống hạm hiện đại có đầu nổ thông thường ít nhất là 200kg, thậm chí có loại đầu nổ tới 450kg. Tốc độ bay chậm, tầm bắn ngắn, sức công phá kém là nguyên nhân chính khiến YJ-83 không được chào đón.

Nguyên nhân thứ 2 xuất phát từ hệ thống tên lửa phòng không HHQ-16 (Hải Hồng Kỳ-16), đây là phiên bản trên hạm của hệ thống tên lửa phòng không tầm trung lục quân HQ-16 (Hồng Kỳ-16). Nó có chiều dài 2,9m, đường kính thân 0,232m, trọng lượng 165kg, đầu nổ 17kg, vận tốc 2,8Mach (Khoảng trên 3000km/h).

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tàu hộ vệ tên lửa 570 Hoàng Sơn thuộc lớp 054A đang phóng tên lửa

Tuy được mệnh danh là loại tên lửa tầm trung nhưng trên thực tế độ cao đánh chặn của HHQ-16 chỉ có hiệu quả từ 6km trở xuống, tầm bắn hiệu quả 30km, xét thực tế thì nó thuộc dạng tên lửa phòng không tầm gần, cận trung, tính năng chỉ tiệm cận loại tên lửa phòng không hạm cũ kỹ RIM-7 chứ không thể so được với loại RIM-116 do Mỹ chế tạo hiện đang lắp đặt trên các tàu hộ vệ Hàn Quốc.

Không tương thích với các hệ thống chỉ huy và điều khiển hiện đại

Nguyên nhân thứ 3 là các hệ thống vũ khí theo chuẩn Trung Quốc không tương thích với hệ thống chỉ huy, kiểm soát, thông tin và máy tính theo chuẩn Mỹ và NATO, do yêu cầu bảo mật riêng của mình nên Mỹ và NATO không cho phép các hệ thống vũ khí Trung Quốc được kết nối được với các hệ thống của mình.

Trước đó, cuối tháng 1 vừa qua, tại cuộc đấu thầu hệ thống tên lửa phòng không của Thổ Nhĩ Kỳ trị giá 4 tỷ USD, Trung Quốc đã chào giá bán hệ thống phòng không HQ-9 với giá chưa tới 3 tỷ USD, tức là rẻ gần một nửa, thế nhưng Bắc Kinh cũng không thể thắng thầu.

Nguyên nhân do rất nhiều chuyên gia quân sự phương Tây đã đưa ra lời khuyên với Thổ Nhĩ Kỳ là hệ thống phòng không HQ-9 và S-300 của Trung Quốc và Nga không tương thích với hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa theo chuẩn Mỹ và NATO, hơn nữa, do yêu cầu bảo mật riêng của mình nên những hệ thống này sẽ khó mà kết nối được với các hệ thống Patriot.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 Trung Quốc bán giá quá “bèo” nhưng vẫn không thắng thầu

Chỉ cần 1 trong 2 hệ thống của Trung Quốc hoặc của Nga thắng thầu, NATO sẽ phải điều chỉnh lại một số tham số bảo mật kết nối mạng chia sẻ thông tin của Patriot và cũng phải cung cấp các tham số cho Nga hoặc Trung Quốc để cho phép S-300 và HQ-9 tham gia vào hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa Thổ Nhĩ Kỳ, dẫn đến NATO không thể bảo mật các thông tin của mình, đe dọa trực tiếp đến khả năng che chắn của lá chắn phòng thủ tên lửa họ triển khai ở châu Âu.

Cũng như Thổ Nhĩ Kỳ, Thái Lan sử dụng chủ yếu là vũ khí Mỹ, hệ thống chỉ huy, thông tin và điều khiển đều rập khuôn theo mô hình Mỹ, hàng năm 2 bên thường tổ chức các cuộc diễn tập chỉ huy và hiệp đồng trong mạng thông tin liên hợp nên Mỹ và các nước này đều hiểu là không thể để vũ khí của Trung Quốc “lạc loài” vào, tạo ra các lỗ hổng bảo mật. Vì vậy, các nước đã sử dụng nhiều vũ khí Mỹ chắc chắn sẽ không mua vũ khí Trung Quốc cho dù có rẻ đến mấy.

Sự sỉ nhục nền công nghiệp đóng tàu Trung Quốc

Trong đợt đấu thầu lần này, Thái Lan đưa ra một điều kiện bắt buộc là yêu cầu công ty trúng thầu phải chế tạo một Hệ thống quản lý chiến đấu (CMS) có khả năng liên kết với các hệ thống đã được trang bị trên các khinh hạm HTMS Naresuan và HTMS Taksin.

Mới nhìn qua, đây là một điều kiện lý tưởng để 054A của Trung Quốc thắng thầu vì 2 tàu hộ vệ này chính là các phiên bản 053H2 (Lớp Giang Hồ III) Trung Quốc xuất khẩu sang Thái Lan. Chiếc HTMS Naresuan được bàn giao tháng 12/1994 và chiếc HTMS Taksin hoàn thành giữa năm 1995.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Cận cảnh hệ thống phóng thẳng đứng trên tàu hộ vệ lớp 054A

Năm 1990, Thái Lan ký hợp đồng với Trung Quốc mua 04 tàu hộ vệ lớp 053H2 với giá cực rẻ là 2 tỷ baht, so với 8 tỷ baht mua của phương Tây (tương đương 69,7 triệu USD/278,7 triệu USD) nhưng ngay khi tiếp nhận 2 chiếc đầu tiên họ đã lên tiếng phàn nàn về chất lượng quá kém.

Hệ thống điện lực của 053H2 thiết kế phi khoa học đã dẫn đến rất nhiều sự cố, hệ thống động lực thiếu tin cậy, hệ thống kiểm soát rủi ro trên tàu cũng có nhiều hạn chế, thiết kế vỏ tàu không chắc chắn, rất dễ gặp sự cố thủng thân tàu hoặc rò rỉ nước.

Chính vì thế, Trung Quốc đã phải cải tạo lại và hải quân Thái Lan cũng mất nhiều công sửa chữa để 2 chiếc tàu này đảm bảo yêu cầu chất lượng, sau đó Trung Quốc tiếp tục bàn giao 2 chiếc tiếp theo là HTMS Naresuan và HTMS Taksin vào các năm 1994 và 1995.

Thế nhưng, mới qua 15 năm sử dụng, hải quân Thái Lan nhận thấy chất lượng tàu không còn bảo đảm, hệ thống vũ khí và chỉ huy, điều khiển trên tàu lạc hậu, không bắt kịp yêu cầu tác chiến hiệp đồng trong các cuộc diễn tập với quân đội Mỹ, nên họ đã quyết định nâng cấp lớn 2 tàu này vào năm 2010-2011, gói thầu cải tạo triệt để do công ty Saab tiến hành.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tàu hộ vệ tên lửa HTMS Naresuan chỉ còn mỗi cái vỏ của 053H2

Về vũ khí, 2 khinh hạm này sử dụng pháo hạm 127mm Mk-45 Mod2, 2 súng máy MSI-DSL DS30MR, 8 quả tên lửa phòng không RIM-162 ESSM sử dụng hệ thống phóng thẳng đứng (nguyên bản 053H2 là phóng nghiêng kiểu cổ điển), 8 quả tên lửa chống hạm RGM-84 Harpoon SSM, 2 hệ thống phóng ngư lôi 324mm Mk-32 Mod5, 1 trực thăng hạm Lynx 300.

Ngoài ra, tất cả các thiết bị điện tử, cảm biến, radar, hệ thống thông tin chỉ huy, kiểm soát, điều khiển hỏa lực… đều chuyển sang dùng loại của châu Âu và Mỹ (chủ yếu của hãng Thales - Pháp và Raytheon - Mỹ). Như vậy, sau khi “đại giải phẫu” nó chẳng còn gì xuất xứ từ Trung Quốc ngoại trừ cái vỏ.

Đố với các nước khác, nâng cấp vũ khí thường do chính công ty sản xuất ra nó tiến hành, nhưng trong gói thầu cải tạo, nâng cấp lớn năm 2010, người Thái Lan đã không thèm nhờ “chính chủ” nâng cấp các tàu của mình và xóa sổ toàn bộ các thiết bị của Trung Quốc đã chứng tỏ một điều, sự tín nhiệm của Bangkok dành cho Bắc Kinh đã hết, đây quả thực là nỗi hổ thẹn đối với nền công nghiệp đóng tàu của Trung Quốc.

Hiện nay, trên danh mục tàu 053H2 xuất khẩu, ngoài các tàu xuất sang Myanmar vẫn còn tên 2 tàu này của Thái Lan nhưng trên thực tế nó chẳng còn gì thuộc công nghệ Trung Quốc. Vì vậy, sự thất bại của tàu hộ vệ lớp 054A trong gói thầu lần này cũng là điều dễ hiểu.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tàu hộ vệ tên lửa HTMS Taksin được thay thế toàn bộ trang bị, vũ khí Mỹ và châu Âu

Sự thất bại của nó chứng tỏ một điều, ngoài Myanmar cũng đang dần thoát khỏi vòng ảnh hưởng của Bắc Kinh, các nước Đông nam Á còn lại cũng chẳng còn ai mặn mà với “hàng hiệu Trung Quốc”. Hiện ở châu Á cũng chỉ duy nhất có Pakistan quan tâm đến tàu hộ vệ lớp 054A, nhưng đang chê đắt vì hệ thống tên lửa chống hạm và phòng không quá kém, đồng thời cũng đòi sử dụng trực thăng của Mỹ chứ không dùng Z-9.

>> Khám phá hệ thống tên lửa lửa phòng không tầm gần Pantsyr-S

9K96 Pantsyr-S (NATO gọi là: SA-22 Greyhound) là hệ thống phòng không tầm gần tiên tiến nhất của Nga hiện nay. Pantsyr-S sẽ thay thế toàn bộ các hệ thống pháo-tên lửa phòng không Tunguska trong quân đội Nga.

>> Hệ thống Pantsir-S1 nâng cấp của Nga


Chức năng:

Hệ thống pháo-tên lửa phòng không Pantsyr-S dùng để phòng không cho các mục tiêu quân sự nhỏ, các mục tiêu và khu vực công nghiệp-hành chính chống máy bay, trực thăng, tên lửa hành trình và vũ khí chính xác cao, bảo vệ các hệ thống tên lửa phòng không tầm xa như S-300, S-400 và tăng cường cho các lực lượng phòng không đánh trả các đòn tấn công ồ ạt của các phương tiện tiến công đường không. Có thể sử dụng để bắn ứng dụng chống mục tiêu mặt đất và trên biển và sinh lực. Có thể bắn ở tư thế tĩnh tại hoặc trong hành tiến.

Lịch sử phát triển, trang bị:

Hệ thống pháo-tên lửa phòng không 9K96 Pantsyr-S do Viện thiết kế KBP ở thành phố Tula nghiên cứu chế tạo năm 1994 và lần đầu tiên được trưng bày tại triển lãm hàng không Moskva MAKS-1995. Từ đó, hệ thống được hiện đại hoá đáng kể, biến thể mới nhất đã được trưng bày tại MAKS-2007. Pantsyr là một trong những xe chiến đấu được PR rầm rộ nhất trong 20 năm gần đây, tuy số phận của nó cũng nhiều lao đao.

Ban đầu, đã dự kiến Pantsyr sử dụng khung gầm xích vì mục đích là thay thế Tunguska trong các đoàn xe tăng để bảo vệ chúng chống trực thăng và máy bay bay thấp. Nhưng do thiếu tiền nên đã phải thay đổi khái niệm thiết kế để chế tạo biến thể rẻ tiền hơn. Ở dạng này, nó chỉ có thể hộ tống các đoàn xe thiết giáp khi tác chiến ở sa mạc khô nên Nga đã chào bán cho các nước Trung Đông. Xét về giá cả, Pantsyr khá cạnh tranh và không có đối thủ.

Trong những năm tới, theo chương trình trang bị quốc gia đến năm 2015, Không quân Nga sẽ nhận được hơn 20 hệ thống Pantsyr-S. Dự kiến Pantsyr-S dùng bánh lốp sẽ được biên chế cho đại đội bảo vệ trong các đơn vị phòng không tầm xa S-300 và S-400. 10 hệ Pantsyr-S đầu tiên dùng khung gầm xe ô tô KamAZ đã được Không quân Nga đưa vào trang bị cho trung đoàn phòng không ở thành phố Elektrostal ở ngoại ô Moskva để bảo vệ hệ thống TLPK tầm xa S-400 Triumf ngày 18.3.2010. Lô đầu tiên 10 xe Pantsyr-S đã tự cơ động 300 km từ nơi sản xuất ở thành phố Tula, Nga đến bãi đỗ đặc biệt ở Alabino, ngoại ô Moskva để chuẩn bị cho lễ diễu binh ngày Chiến thắng. Pantsyr-S sẽ lần đầu tiên được giới thiệu với công chúng trên Quảng trường Đỏ ngày 9.5.2010 khi tham gia cuộc diễu binh kỷ niệm 65 năm ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại. Sau lễ diễu binh, chúng sẽ tới vị trí triển khai trong tháng 5.2010.

Nhu cầu của Không quân Nga ít nhất là 100 hệ thống. Có ý kiến nói cần mua 200-250 hệ thống cho đến năm 2015 và thêm 400-500 cho đến năm 2020. Ngoài ra, Lục quân Nga có thể mua 500-600 xe đến năm 2020 để thay thế Tunguska.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Pantsyr-S lên đường về Moskva tham gia diễu binh (RIAN Aleksei Kudenko)

Tháng 5.2000, khách hàng đầu tiên là Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đã đặt mua của Nga 50 hệ thống 96K6 Pantsyr-S1 lắp trên xe tải bánh lốp MAN SX 45 8×8, trị giá 734 triệu USD. Lô đầu tiên đã được chuyển giao tháng 11.2004. Song UAE yêu cầu một loại radar mới và các hệ thống hoàn chỉnh đầu tiên được cung cấp năm 2007. Syria đã ký hợp đồng mua 36 hệ thống Pantsyr-S1. Việc chuyển giao bắt đầu tháng 6.2008. Giai đoạn đầu của các hợp đồng với UAE và Syria đã hoàn thành.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Năm 2006, Nga và Algeria cũng đã ký hợp đồng bán cho Algeria 38 hệ thống Pantsyr-S1 trị giá trên 500 triệu USD, việc chuyển giao bắt đầu năm 2010 và hoàn thành năm 2011. Jordanie cũng đã đặt mua hệ thống này, song không rõ số lượng.

Sau khi 10 hệ thống Pantsyr-S đầu tiên được chuyển giao cho Không quân Nga, sự quan tâm đối với hệ thống sẽ tăng lên. Nhiều nước khác như Saudi Arabia và Lybia cũng quan tâm đến hệ thống này. Việc chuẩn bị hợp đồng với Lybia đang ở giai đoạn cuối. Trước đó có tin khối lượng các hợp đồng đặt mua Pantsyr-S1 đã vượt 2,5 tỷ USD và có thể tăng gấp đôi đến năm 2018.




Đặc điểm:

- Kết hợp vũ khí tên lửa và pháo phòng không;

- Sử dụng hệ thống điều khiển radar-quang học trí năng cao;

- Tác chiến ở chế độ tự động;

- Xe chiến đấu cấu trúc theo nguyên lý module.

Thành phần hệ thống:

- Xe chiến đấu (đến 6 xe/1 đại đội);

- Đài điều khiển đại đội;

- Các tên lửa phòng không có điều khiển;

- Đạn pháo phòng không 30 mm;

- Xe vận tải-tiếp đạn (1 xe vận tải-tiếp đạn cho 2 xe chiến đấu);

- Các phương tiện huấn luyện;

- Các khí tài bảo dưỡng kỹ thuật.

Khả năng chiến đấu:

Pantsyr-S thể hiện mọi ý tưởng khái niệm chế tạo hệ thống tên lửa phòng không tầm gần vạn năng, bảo đảm có được ưu thế đối với mọi hệ tương tự của nước ngoài và đưa hệ thống này vào hàng những mẫu vũ khí trí năng cao của thế kỷ XXI.

Pantsyr-S là hệ thống pháo-tên lửa phòng không tầm gần, bố trí trên khung gầm xe tải, bán moóc hoặc lắp cố định. Module chiến đấu Pantsyr-S có thể lắp lên bất cứ phương tiện vận tải có trọng tải phù hợp nào như ô tô, xe xích hoặc đơn giản là một contenơ…. Theo các nhà thiết kế, lần đầu tiên trong lịch sử vũ khí, trên cùng 1 xe đã lắp đặt được cả các hệ thống để phóng tên lửa và các pháo phòng không.

Tổ hợp vũ khí tên lửa và pháo của hệ thống cho phép bắn mục tiêu bay trong suốt chiều sâu khu vực sát thương, kể từ các mục tiêu bay cao ở xa cho đến các mục tiêu nhỏ xuất hiện đột ngột bay ở độ cao cực nhỏ, nhất là tên lửa hành trình và bom liệng - những mối đe dọa chính đối với các mục tiêu phía sau. Tên lửa dùng để bắn mục tiêu ở cự ly tương đối xa và độ cao lớn. Pháo tự động có thể bắn chính xác và mật độ hỏa lực cao ở cự ly đến 3 km, tạo ra màn hỏa lực rộng chống mục tiêu bay thấp ở độ cao tới hàng chục mét. Nó cho phép tiêu diệt tên lửa hành trình dưới âm, xuất hiện bất ngờ ở độ cao chỉ 3-5 m.

Đây là hệ thống phòng không tầm gần (đến 20 km) có tầm bắn xa hơn các hệ thống TLPK mang vác Igla và Strela song chưa bằng hệ Tor. Vai trò của nó là thay thế hệ Tunguska, vốn là loại đã thay thế pháo phòng không tự hành nổi tiếng ZSU-23-4 Shilka. Thực ra thì nó chỉ thực sự thay thế Tunguska khi sử dụng khung gầm xích. Còn hiện tại đây mới chỉ là biến thể tuyến sau dùng bánh lốp , dùng để bảo vệ các mục tiêu quan trọng như sân bay, căn cứ, trận địa phòng không …

Điểm nổi bật là hệ thống vũ khí mới độc đáo này có khả năng tiêu diệt tất cả các loại phương tiện tiến công đường không ở chế độ tự động.

Hệ thống phòng không Pantsyr-S có thể phát hiện và bám đến 20 mục tiêu, có thể tấn công đồng thời 4 mục tiêu trong số đó. Hơn nữa máy móc của hệ thống tự "lựa chọn" sử dụng 1 trong 2 loại vũ khí.

"Trong điều kiện tác chiến hiện đại, với số lượng máy bay tấn công đông đảo và sử dụng vũ khí chính xác cao, trắc thủ có rất ít thời gian để đưa ra quyết định mục tiêu này hay mục tiêu khác. Bởi vậy, máy móc trang bị hoạt động ở chế độ tự động", - Phó Tổng tư lệnh Không quân Nga phụ trách phòng không Sergei Razygrayev nói.

Theo Bộ Quốc phòng Nga, việc nhận vào trang bị các lực lượng phòng không hệ thống này sẽ cho phép tăng đáng kể hiệu quả và sự vững chắc của hệ thống phòng không trong điều kiện đối kháng hoả lực và đối kháng điện tử, cũng như tăng tối đa tính thích ứng đối với những thay đổi về tính năng kỹ-chiến thuật của các phương tiện tiến công đường không và các phương pháp sử dụng chúng trong tác chiến.

Các hệ thống Pantsyr-S có thể hoạt động trong biên chế đại đội gồm 3-6 xe, 1 xe trong đó làm vai trò xe "chỉ huy" điều phối hoạt động của các xe còn lại. Pantsyr-S vượt trội các hệ tương tự của nước ngoài về nhiều thông số - gấp gần 2 lần về tầm đánh chặn mục tiêu bằng tên lửa, gấp 5 lần về tốc độ bắn của các khẩu pháo.

Hệ thống do kíp trắc thủ gồm 2-3 người điều khiển. Vũ khí phòng không là 2 pháo tự động 2 nòng 30 mm và các tên lửa có điều khiển cỡ 76 hoặc 90 mm, dẫn bằng lệnh vô tuyến. Hệ thống có thể tác chiến chống các mục tiêu bay có bề mặt phản xạ tối thiểu từ 2-3 cm2 và tốc độ đến 1000 m/s, ở cự ly tối đa 20000 m và độ cao đến 15000 m, trong đó có trực thăng, máy bay không người lái, tên lửa hành trình và bom chính xác cao.

Pantsyr-S sử dụng 2 khí tài dẫn độc lập là radar và hệ thống quang-điện tử, cho phép bắt 2 mục tiêu đồng thời. Tốc độ bắt mục tiêu là 10 mục tiêu/phút.

Nằm ở giữa xe là radar bám mục tiêu anten mạng pha. Hệ thống điều khiển hoả lực của Pantsyr-S gồm 1 radar phát hiện và 2 radar bám, 2 pháo phòng không 2 nòng 2A38M 30 mm (tầm bắn 4 km) và 12 tên lửa đất-đối-không siêu vượt âm 57E6-E.

Tính năng kỹ-chiến thuật của hệ thống Pantsyr-S

Vũ khí:

- Tên lửa phòng không có điều khiển siêu vượt âm 57E6E, quả: 12;

- Pháo phòng không tự động 2A38M, viên: 1400;

Khu vực tiêu diệt máy bay:

- Bằng tên lửa:

+ Cự ly, m: 1200-20000;
+ Độ cao, m: 5-15000;

- Bằng pháo:

+ Cự ly, m: 200-4000;
+ Độ cao, m: 0-3000;

Thời gian phản ứng, s: 4-6;

Số mục tiêu có thể bắn đồng thời: 2;

Kíp chiến đấu, người: 3
Tính năng của tên lửa 57E6

Tốc độ tối đa, m/s: Đến 1300;

Tốc độ trung bình ở cự ly bắn 18 km, m/s: Đến 780;

Trọng lượng phóng, kg: 71-74,5.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com



(Nguồn : Vietnamdefence)

>> Có P-3C Orion của Mỹ, Việt Nam sẽ thay đổi cán cân quân sự khu vực

Sự xuất hiện máy bay P-3C Orion của Mỹ sản xuất trên Biển Đông chắc chắn sẽ thay đổi địa chính tri và địa quân sự khu vực nếu như điều đó xảy ra.

>> Tìm hiểu "thần biển" PC3-Orion của Mỹ có thể về Việt Nam


Máy bay P-3 Orion đã phục vụ trong Hải quân Mỹ từ những năm 1960 với nhiệm vụ chủ yếu là tuần tiễu chống ngầm. Qua nhiều lần nâng cấp P-3 Orion trở thành P-3C4 Orion là loại máy bay đời mới nhất trong Hải quân Mỹ và Nhật Bản. Ngoài các nhiệm vụ chống ngầm, một số máy bay P-3C4 được nâng cấp để hỗ trợ mặt đất trên chiến trường gồm radar địa hình, cảm biến quang-điện tử với khả năng kết nối thời gian thực cho các nhiệm vụ trinh sát, tuần tiễu.

Có thể nói, đối tượng tác chiến của loại máy bay này là lực lượng tàu ngầm Nga, trong khi đó nếu như công nghệ tàu ngầm của Trung Quốc đang lạc hậu so với Nga 20 năm thì P-3C4 Orion vẫn dùng tốt, là khắc tinh 20 năm nữa với đối tượng là tàu ngầm của Trung Quốc.

Nhưng hiện nay, trước sự phát triển của tàu ngầm Hải quân Nga, hải quân Mỹ buộc phải nghiên cứu chế tạo ra loại máy bay chống ngầm mới, hiện đại hơn, đó là loại P-8 Poseidon (Thần biển). Nhật Bản cũng tự chế tạo máy bay P-1 để thay thế cho P-3C…cho nên P-3C4 trong hải quân Mỹ, Nhật Bản trở nên không cần thiết. Trong khi đó, máy bay chống ngầm, tuần tra trinh sát loại này Nga, châu Âu không sản xuất, cho nên P-3C của Mỹ, Nhật Bản là sự lựa chọn duy nhất của Việt Nam nếu cần mua.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Đây là loại máy bay tuần tra trinh sát, tác chiến chống ngầm P-3C Orion mà sự xuất hiện của nó trên Biển Đông có thể tạo nên một sự thay đổi địa chính tri, địa quân sự khu vực.

Vấn đề quan trọng là bán cho ai, bán như thế nào, bán để làm gì…Mỹ, Nhật Bản đều tính toán.

Nếu Mỹ hoặc Nhật Bản bán cho Việt Nam loại máy bay này dù không trang bị vũ khí thì đó là một chấn động lớn trên địa chính trị và địa quân sự khu vực.

Trước hết là địa chính trị

Ở khu vực châu Á-TBD và ven Biển Đông, mọi quốc gia có tiền đều có thể mua vũ khí Mỹ, trừ Việt Nam và Trung Quốc bị Mỹ cấm vân vũ khí.

Nếu Việt Nam có được vũ khí Mỹ thì có nghĩa Việt Nam được Mỹ coi như không làm hại đến lợi ích an ninh Mỹ. Và do vậy, ở một góc độ nào đó, những ai được Mỹ bán vũ khí thì là có cùng mục đích an ninh chung, có sự tin cậy lẫn nhau. Vì thế, dễ hiểu tại sao Trung Quốc không bán vũ khí cho Việt Nam, Philipines, Nhật Bản…hay nói chung là các nước có tranh chấp với Trung Quốc trên biển và quả thật những quốc gia đó, Trung Quốc có cho không, họ cũng không lấy.

Có thể nói ý định và khả năng mua bán được loan báo từ hãng sản xuất máy bay chiến đấu Lockheed Martin trong một cuộc phỏng vấn với Janes cùng với thời điểm Nhật Bản tuyên bố cứng rắn, không khoan nhượng với Trung Quốc, tập hợp lực lượng có cùng mối quan tâm an ninh chung, bắt tay với Đài Loan…trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường các hành động bành trướng trên Biển Đông là những dấu hiệu cho thấy địa chính trị sẽ thay đổi không có lợi cho Trung Quốc. Trong khu vực sẽ xuất hiện nhiều đồng minh, liên minh tự nhiên chống lại hành động biến Biển Đông thành “ao nhà” của Trung Quốc.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Liệu những chiếc tàu ngầm này có thể yên tâm không bị phát hiện dưới cánh bay của P-3C Orion?

Tiếp theo là địa quân sự

Việc tuyên bố bản đồ đường lưỡi bò để chiếm trọn Biển Đông vì tài nguyên dầu khí, khoáng sản…chưa phải là mục tiêu chính của Trung Quốc. Mục tiêu chính của Trung Quốc là vì quân sự.

Nếu Biển Đông thành “ao nhà” thì đó là nơi tập kết, xuất phát tấn công của lực lượng tàu ngầm Trung Quốc đe dọa an ninh Mỹ mà Mỹ, Nhật Bản rất khó phát hiện. Đây chính là lối xuất phát từ phía Nam của tàu ngầm Trung Quốc mà Mỹ, Nhật Bản rất khó kiểm soát và không dễ dàng kiểm soát chặt chẽ như biển Hoa Đông. Đây mới thực sự là con đường “sinh mạng” của tàu ngầm Trung Quốc.

Vì thế, đối với Trung Quốc, khi họ tự cho rằng đã trở nên mạnh mẽ có thể “muốn là được” thì không có chuyện “Tự do hàng hải trên Biển Đông” mà Trung Quốc muốn chiếm tất cả Biển Đông.

Nhưng, muốn Biển Đông thành “ao nhà” để phá vỡ thế bao vây của Mỹ, Nhật Bản thì Trung Quốc trước tiên phải loại bỏ hải quân của các quốc gia có chủ quyền trên Biển Đông, trong đó có Hải quân Việt Nam-một lực lượng không dễ chơi.

Tàu ngầm Trung Quốc với một số lượng lớn, không vùng vẫy ở Biển Đông như trong “ao nhà” thì có nghĩa hơn 70% năng lượng vận chuyển qua Biển Đông sẽ bị cắt bất cứ lúc nào và Mỹ không phải lo lắng nhiều khi nơi trú ngụ và con đường tuần tra của tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc bị thu hẹp lại.

Chính lẽ đó, việc Mỹ bán P-3C4 cho Việt Nam, tiền thu được chưa quan trọng bằng lợi ích về quân sự và là điều có thể xảy ra.

Tàu ngầm, bản thân nó là bí mật. Khi không còn là bí mật như đi đâu, ở đâu bị đối phương định vị tọa độ thì coi như hết tác dụng. Vì vậy, khi trên Biển Đông dù không trang bị vũ khí, máy bay tuần tra trinh sát tác chiến chống ngầm loại P-3C4 của Mỹ sản xuất thực hiện nhiêm vụ thì với tính năng kỹ chiến thuật của nó (như quảng cáo) và với khả năng tàng hình của tàu ngầm Trung Quốc (như đã đánh giá), chúng luôn luôn là “khắc tinh”, sát thủ.

Sự xuất hiện của P-3C4 trên Biển Đông sẽ đe dọa nghiêm trọng đến sự sống còn của lực lượng tàu ngầm của Trung Quốc còn hơn cả hạm đội tàu ngầm Việt Nam sắp tiển khai. Rõ ràng, kế hoạch tác chiến của Hạm đội Nam Hải trên Biển Đông buộc phải hoàn toàn thay đổi.

Đây là điều Trung Quốc không bao giờ muốn, rất lo ngại và theo dõi sát sao tình hình mua bán này.

Chống ngầm trong phòng thủ biển của Việt Nam cực kỳ quan trọng, mang tầm chiến lược. Phải xây dựng 4 lực lượng gồm: mìn, thủy lôi chống ngầm; tàu mặt nước săn ngầm; tàu ngầm chống ngầm và máy bay chống ngầm.

Do vậy, không có gì là ngạc nhiên nếu Việt Nam có ý định mua của Mỹ hay Nhật Bản loại máy bay này và nếu thành công thì chắc chắn đây chẳng phải là lần cuối cùng Mỹ bán vũ khí cho Việt Nam.

Việt Nam có 6 chiếc tàu ngầm là chắc chắn và sẽ có thêm 6 chiếc P-3C4 Orion do Mỹ sản xuất? Tại sao là 6 KILO, 6 P-3C4 mà không phải 5 hay 7…? Do đồng tiền quyết đinh số lượng hay vì lý do gì khác? Chúng cùng loại hay khác loại?...

Nếu như đặt vấn đề rằng, tại sao cái kiềng chỉ có 3 chân mà không nhất thiết phải có 4 hay 6 chân thì phần nào chúng ta không cảm thấy quá khó khi trả lời câu hỏi trên.


(Lê Ngọc Thống)

>> Khám phá sức mạnh tiêm kích F-16

F-16 là loại máy bay tiêm kích được Không quân Mỹ ưa dùng nhất. Nguyên nhân không chỉ nằm ở khả năng tác chiến của F-16 mà còn ở chi phí bay rất thấp của loại máy bay này.

>> F-16 và các biến thể
>> Sức mạnh tiêm kích thế hệ 5 (kỳ 2)

Một giờ bay của F-16 được đánh giá tiêu tốn hết 23.000 USD. Trong khi đó, các loại tiêm kích khác có chi phí bay cao hơn nhiều. Ví dụ, chi phí một giờ bay của F-22 là 68.000 USD, F-15C là 42.000 USD và F-15E là 36.000 USD.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
F-16 thực hiện tiếp dầu trên không

Bộ Quốc phòng Mỹ cũng từng công khai chi phí một giờ bay của một số loại máy bay của nước này. Theo báo cáo chính thức của bộ này thì chi phí một giờ bay của F-16 là khoảng 22.000 USD, F-22 là 20.000 USD hay F-35A là 24.000 USD. Tuy nhiên, có nhiều khúc mắc trong các báo cáo chưa được làm rõ khiến chúng không có độ tin cậy.

Hiện chỉ có một loại máy bay có chi phí bay thấp hơn F-16 là A-10C với khoảng 18.000 USD cho mỗi giờ bay. Tuy nhiên, A-10C lại không phải là tiêm kích và thích hợp nhất với nhiệm vụ yểm trợ lực lượng mặt đất. Trong khi đó, tuy không hiệu quả bằng A-10, song F-16 cũng có thể thực hiện nhiệm vụ này.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Với khả năng sử dung đa dạng các loại vũ khí chính xác cao, F-16 không chỉ giỏi tác chiến trên không mà còn có thể đảm nhiệm các nhiệm vụ cường kích

Mỹ còn có một loại máy bay yểm trợ khác là AC-130U. Tuy nhiên, chi phí một giờ bay của loại máy bay này lên tới 46.000 USD. Chính vì vậy, người Mỹ đã sử dụng máy bay vận tải C-130 với chi phí một giờ bay chỉ 18.000 USD để thay thế. Khi thực hiện nhiệm vụ yểm trợ mặt đất, C-130 được trang bị các khoang chở đặc biệt, các thiết bị cảm ứng và vũ khí tương tự như của AC-130.

F-16 cũng giống như A-10 đều có thể sử dụng các loại bom thông minh. Cộng với chi phí bay rẻ nên chúng thường được sử dụng để thay thế các loại máy bay ném bom có chi phí bay cực khủng như B-52H (70.000 USD), B-1B (58.000 USD) và B-2 (169.000 USD) trong nhiều nhiệm vụ.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Trong nhiều nhiệm vụ, F-16 hoàn toàn có thể thay thế cả pháo đài bay B-52 với chi phí rẻ hơn rất nhiều

Một lý do khác để Mỹ có thể sử dụng F-16 hay A-10 cho các nhiệm vụ ném bom nhằm tiết kiệm chi phí là với bom thông minh Mỹ không cần tốn quá nhiều. Chỉ một vài quả có thể tiêu diệt chính xác các mục tiêu đã định. Chiến tranh hiện đại gần như không còn chỗ cho kiểu “rải thảm” trước đây.

Ở chiến trường Afghanistan, Mỹ chỉ cần sử dụng F-16 mang một số lượng bom thông minh vừa đủ là có thể tiêu diệt nhiều căn cứ của phiến quân. Những chiếc máy bay ném bom chiến lược với chi phí bay đắt đỏ sẽ chỉ phát huy tối đa hiệu quả trong các đòn tấn công ồ ạt ban đầu, nhằm vào hàng loạt mục tiêu mà trong nhiều trường hợp không phải chọn lựa.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Một chiếc F-16 của Mỹ tại chiến trường Afghanistan

Nói về hiệu quả tác chiến, giới quân sự hiện vẫn đánh giá rất cao F-16 với vai trò là máy bay tiêm kích. Dù được sản xuất từ nửa cuối những năm 1970, song cho tới nay F-16 không ngừng được nâng cấp và được trang bị các loại trang bị điện tử, các bộ cảm biến và tên lửa hiện đại.

Ngay cả các chuyên gia Nga cũng phải thừa nhận F-16 có khả năng giành chiến thắng trước hầu hết các đối thủ cùng loại trên không, kể các các máy bay tàng hình. Trong cuộc chiến Kosovo năm 1999, một chiếc F-16AM của Hà Lan đã bắn hạ một chiếc MiG-29 của Serbia.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Đến nay, hơn 4.500 chiếc F-16 đã được sản xuất và có trong trang bị của khoảng 26 quốc gia trên thế giới

Ngoài ra, F-16 còn sở hữu những tính năng không kém gì các loại tiêm kích hiện đại. Với một động cơ, F-16 có thể đạt tốc độ tối đa lên tới 2.410 km/h, tức là gấp khoảng 2 lần tốc độ âm thanh. Tầm tác chiến của F-16 là trên 550 km và trần bay cao trên 15 km.

Tính đến nay, đã có trên 4.500 chiếc F-16 với các phiên bản khác nhau được sản xuất. Ngoài Mỹ, F-16 còn được trang bị cho quân đội của khoảng 25 quốc gia khác trên thế giới, trong đó hầu hết là các nước đồng minh của Mỹ.

(Đông Triều)

>> Việt Nam từng "chạm được 1 tay" vào 2 phi đội tiêm kích Mirage-2000 của Pháp ?

Một cuộc thảo luận trên diễn đàn Defence Talk tiết lộ, vào những năm 1990 Việt Nam đã đàm phán mua tiêm kích Mirage-2000 từ Pháp nhưng thương vụ này không thành công.

>> Đối tác hoàn hảo của Su-30 Việt Nam
>> Tìm hiểu sức mạnh của Su-30KN


Sau khi các chiến dịch bảo vệ biên giới kết thúc, Không quân Việt Nam thấy cần phải có một loại máy bay vừa đảm đương nhiệm vụ bảo vệ không phận vừa có khả năng tấn công mặt đất, hay nói cách khác là thiếu một tiêm kích đa nhiệm. MiG-21 thời đó là một tiêm kích xuất sắc nhưng nó không có khả năng đa nhiệm. Do đó, Không quân Việt Nam gặp rất nhiều bất lợi trong việc chi viện hỏa lực đường không.

Bổ sung trang bị loại máy bay đa nhiệm có khả năng tấn công mặt đất là điều cấp thiết đối với Việt Nam để bảo vệ an ninh quốc gia. Trong những tiêm kích đa nhiệm thời đó, Mirage-2000 của hãng Dassault Aviation là một ứng viên xuất sắc.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Việt Nam đã từng chạm được một tay vào việc sở hữu 2 phi đội tiêm kích đa nhiệm Mirage-2000.

Mirage-2000 là một tiêm kích đa nhiệm cánh tam giác rất nhanh nhẹn được sản xuất và đưa vào sử dụng trong Không quân Pháp vào năm 1982. Máy bay có thể đạt tốc độ tối đa gấp 2,2 lần tốc độ âm thanh (2.530 km/h).

Máy bay được trang bị hệ thống điện tử hiện đại, khả năng mang tải trọng vũ khí tốt, đặc biệt, tiêm kích này tỏ ra xuất sắc trong nhiệm vụ tấn công mặt đất.

Bên cạnh đó, năm 1990 nhà sản xuất Dassault đã giới thiệu biến thể nâng cấp Mirage-2000-5 với nhiều tính năng ưu việt, trang bị radar mới có khả năng phát hiện 24 mục tiêu, theo dõi đồng thời 8 mục tiêu, cung cấp kênh dẫn hướng cho tên lửa tấn công 4 mục tiêu cùng lúc.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Mirage-2000 đã có màn trình diễn ấn tượng trong chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất.

Nếu thương vụ này thành công, Mirage-2000 kết hợp với Su-30MK2 Không quân Việt Nam sẽ có được sức mạnh chiến đấu hàng đầu khu vực.
Vào thời điểm đó, Việt Nam đã tiến hành đàm phán với Chính phủ Pháp và tập đoàn Dassault về việc mua bán 2 phi đội bao gồm 24 chiếc Mirage-2000, hợp đồng dự định sẽ được ký kết vào năm 1996.

Tuy nhiên, khi mọi chuyện gần xong xuôi thì Chính phủ Mỹ đã gây áp lực trong hợp đồng này. Dưới áp lực từ phía Mỹ, Chính phủ Pháp và Dassault từ chối ký hợp đồng bán tiêm kích Mirage-2000 cho Việt Nam.

Đó là do Việt Nam và Mỹ, dù đã bình thường hóa quan hệ vào năm 1995, một năm trước khi Việt Nam tiến hành đàm phán mua Mirage-2000 nhưng Mỹ vẫn còn áp dụng lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam. Về lý thuyết, Pháp vẫn có thể bán Mirage-2000 cho Việt Nam nhưng họ đã không làm điều đó vì lo ngại những áp lực của Mỹ.

Một số chuyên gia quân sự nước ngoài cho rằng, nếu thương vụ Mirage-2000 thành công, Việt Nam mua được Mirage-2000 kết hợp cùng với Su-27/30 của Nga sau này sẽ tạo ra cho Không quân Việt Nam sức mạnh chiến đấu hàng đầu khu vực Đông Nam Á.

Cần lưu ý rằng, Su-30MK2 xuất khẩu dùng rất nhiều thiết bị điện tử có nguồn gốc từ Pháp nên khả năng chia sẽ dữ liệu giữa Su-30MK2 và Mirage-2000 nhiều khả năng sẽ trở nên dễ dàng hơn.


(Theo Infonet)
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang