Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: 10 tháng 7 2011

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2011

>> Tại sao Nhật Bản chọn F/A-18 đối đầu với J-20?



Báo chí Nhật Bản nhận định: Biến thể mới nhất của tiêm kích F/A-18 là F/A-18 E/F Super Hornet sẽ "đè bẹp" tiêm kích thế hệ 5 J-20 của Trung Quốc nếu xảy ra cuộc đụng độ giữa 2 nước.


Trang mạng Sankei Shimbun của Nhật Bản cho biết, Không quân Nhật Bản đã xem xét lựa chọn thế hệ máy bay chiến đấu tiếp theo cho chương trình FX.

Căn cứ vào tình hình hiện tại, biến thể mới nhất của Boeing là F/A- 18 E/F Super Hornet là một sự lựa chọn hợp lý.

Theo đó, biến thể mới nhất này hoàn toàn đủ khả năng để "khai tử" J-20 đang được phát triển của Trung Quốc nếu xảy ra một cuộc đụng độ tại bờ biển Nhật Bản.



F/A-18E/F Super Hornet sẽ khai tử tiêm kích J-20 của Trung Quốc?


Tại sao lại là F/A-18 mà không phải F35

Tiêm kích F/A- 18 E/F Super Hornet là biến thể mới nhất được trang bị một số công nghệ của tiêm kích thế hệ 5, khả năng tàng hình trước radar tương đối tốt, hệ thống điện tử hàng không tiên tiến, tầm bay và tải trọng vũ khí tăng đáng kể so với biến thể F/A-18 Hornet. Máy bay được trang bị radar quét mảng pha điện tử APG-79 radar AESA, cho phép máy chiến không đối không và đối đất cùng lúc.

Thực tế Không quân Nhật Bản quan tâm đến tiêm kích thế hệ 5 F-35 nhiều hơn, nhưng chương trình phát triển loại máy bay này chậm trễ làm tăng chi phí đầu tư. Vì vậy, mong muốn sở hữu F-35 vào năm 2017 của Nhật Bản gần như là không thể.

Hơn nữa, Nhật Bản không phải là đối tác chính trong chương trình phát triển, nên nếu muốn sở hữu F-35, Nhật Bản phải nhận sau Không quân Mỹ và các nước tham gia chương trình. Lockheed Martin có quá nhiều việc phải làm trước khi có thể quan tâm đến Nhật Bản. Ngay cả khi chính phủ Nhật Bản xác nhận kiên quyết mua F-35, thời gian để triển khai hoạt động của tiêm kích này chưa thể xác định được. Rất có thể, khi đó, đơn giá của F-35 sẽ cao gấp 2-3 lần so với F/A- 18 E/F Super Hornet.

Với tình hình hiện tại, không quân Nhật Bản cần máy bay chiến đấu mới để tăng cường năng lực tác chiến trước những diễn biến phức tạp của an ninh khu vực trong thời gian qua.

Các chuyên gia quân sự Nhật Bản nhận định, F-35 có lợi thế lớn về khả năng tàng hình, có thể tiến hành các cuộc đột kích vào sâu bên trong lãnh thổ đối phương. Tuy nhiên, mục tiêu hàng đầu của Nhật Bản hiện này là bảo vệ và đảm bảo được ưu thế trên không trên các vùng biển xung quanh Nhật Bản.

Quan trọng hơn cả là Nhật Bản muốn tìm kiếm một sự đối trọng với J-20, tiêm kiêm tiềm tàng sức mạnh mới của Không quân Trung Quốc. Quan hệ giữa 2 nước đang có những căng thẳng liên quan đến tranh chấp chủ quyền tại quần đảo Shenkaku (hay Điếu Ngư theo tên gọi của Trung Quốc)

Bản thân F/A- 18 E/F Super Hornet là tiêm kích được thiết kế để tác chiến biển, hơn nữa nếu sử dụng F/A- 18 E/F Super Hornet, Nhật Bản có thể hội nhập chung với các chương trình tác chiến trên biển của Hải quân Mỹ.

Sự quan tâm tăng cường năng lực tác chiến đường không của Nhật Bản tăng một cách đột biến sau sự xuất hiện của mẫu thử nghiệm tiêm kích thế hệ 5 J-20 của Trung Quốc.

Một quan chức phụ trách chương trình phát triển của F/A- 18 E/F Super Hornet tự tin tuyên bố, “J-20 hoàn toàn không phải là đối thủ của F/A- 18 E/F Super Hornet”.

Trung Quốc "phản pháo"

Ngay sau khi bài bình luận của trang Sankei Shimbun được công bố, trang tin Xinjunshi của Trung Quốc lập tức phản pháo và cho rằng đây là một lập luận hoàn toàn không có cơ sở. Khả năng của J-20 vẫn ở phía tương lai, hiện tại J-20 mới chỉ ở giai đoạn thử nghiệm.

J-20 là một tiêm kích thế hệ 5 sự vượt trội về công nghệ là điều đương nhiên, động cơ, hệ thống điện tử hàng không, tốc độ, vũ khí, hiệu suất tổng thể của J-20 vẫn còn là câu chuyện ở phía trước và chưa thể xác nhận.

Trang mạng này bình luận, theo nguyên lý cơ bản trong chiến đấu, dù cả hai đã mất đi khả năng tác chiến từ xa nhưng trước một cuộc không chiến tầm gần, ưu thế của tiêm kích thế hệ 5 vẫn là nỗi bật hơn.
[BDV news]


>> Hồ sơ các tàu Hải quân Mỹ thăm Việt Nam



Hoạt động giao lưu giữa hải quân 2 nước bắt đầu từ ngày 15/7 nhằm kỷ niệm 16 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Mỹ.


Các đơn vị tham gia vào đợt hoạt động trao đổi hải quân lần này bao gồm tàu khu trục USS Chung–Hoon (DDG 93), tàu USS Preble (DDG 88) và tàu Giải cứu và Cứu hộ USNS Safeguard (ARS-50), thủy thủ của Lực lượng Đặc nhiệm 73, Tư lệnh Lực lượng Hậu cần Tây Thái Bình Dương, và Đội lặn và Cứu hộ Lưu động.

Tàu USS Chung-Hoon (DDG 93)

USS Chung–Hoon là loại tàu khu trục có thể hoạt động độc lập hay trong nhóm tác chiến trong các nhiệm vụ thuần túy trên biển, hoặc hiệp đồng tác chiến với các quân chủng khác (không quân, lục quân).

USS Chung–Hoon được vũ trang tên lửa có điều khiển, có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ phòng không, chống ngầm và tác chống tàu nổi.

USS Chung–Hoon thuộc lớp USS Arleigh Burke. Lớp tàu được đặt tên theo chỉ huy của đội tàu khu trục nổi tiếng nhất của Hải quân Mỹ. Tàu đầu tiên của lớp USS Arleigh Burke được hạ thuỷ vào ngày 4/7/1991. Hiện tại có 57 tàu tương tự như vậy trong hải quân Mỹ và có nhiều tàu khác đang được đóng.



Khu trục USS Chung–Hoon


Tàu lớp Arleigh Burke được chế tạo toàn bộ bằng thép sử dụng lực đẩy bằng 4 động cơ động cơ LM2500, với tổng công suất 100.000 mã lực, tàu khu trục lớp Arleigh Burke có khả năng đạt tốc độ trên 30 hải lý/ giờ.

Tàu khu trục USS Chung-Hoon đặt tên theo đô đốc Gordon Pai’ea Chung-Hoon, ông sinh vào ngày 25/7/1910 tại Honolulu, Hawaii. Là con trai thứ tư trong năm anh em nhà Chung-hoon. Ông học tại Học viện hải quân Hoa Kỳ và tốt nghiệp vào tháng 5/1934.

Đô đốc Chung-hoon nhận giải thưởng Navy Cross and Silver Star vì lòng dũng cảm và anh hùng khi chỉ huy tàu USS Sigsbee (DD 502) từ tháng 5/1944 đến tháng 10/1945.

Vào mùa xuân năm 1945, tàu Sigsbee đã bắn cháy và bị thương 20 máy bay địch khi đang làm nhiệm vụ bảo vệ hàng không mẫu hạm ngoài khơi đảo Kyushu Nhật Bản.

Ngày 14/4/1945, ngoài khơi đảo Okinawa, một máy bay "kamikaze" lao vào tàu Sigsbee. Bất chấp những thiệt hại, Đô đốc Chung-Hoon, sau này là hạm trưởng, đã bình tĩnh vừa chỉ huy khẩu đội pháo cuộc chống trả kéo dài và hiệu quả lại các tấn công sau đó, đồng thời đôn đốc việc sữa chữa tàu để tàu Sigsbee có thể quay về căn cứ. Đô đốc Chung-Hoon nghỉ hưu năm 1959 và mất năm 1979.

Tàu USS Preble (DDG 88)

USS Preble cũng thuộc lớp USS Arleigh Burke giống như USS Chung–Hoon. Tàu được trang bị tên lửa Standard Missile (SM-2MR); Tên lửa Tomahawk; 6 ngư lôi MK-46; hệ thống phòng thủ tầm cực gần (CIWS - Close In Weapon System), pháo hạm 5 inch MK 45 , tên lửa phòng không Evolved Sea Sparrow Missile (ESSM) và 2 máy bay trên hạm.



Tàu khu trục USS Preble (DDG88)


Tàu USS Preble được đặt tên theo Đại tá Hải quân Edward Prebble. Ông này đã chỉ huy nhiều tàu, bao gồm tàu USS Constitution trong cuộc Chiến tranh với Pháp (Quasi-War) và trận phong toả Tripoli.

Đại tá Prebble được biết đến nhiều nhất khi chỉ huy chiến dịch gồm 7 tàu và 1.000 thuỷ thủ chống lại cướp biển Barbaray tại Tripoli vào năm 1803.

Không đồng ý với việc phong toả Tripoli, Preble đã tấn công hải cảng này, lúc đó đang được bảo vệ và phòng thủ bởi 25.000 lính. Bằng một loạt cuộc tấn công dũng cảm, các thuỷ thủ của Preble đã gây thiệt hại và thương vong nặng nề cho đối phương, một kết quả từ việc huấn luyện tích cực và suy nghĩ dũng cảm.

Đại tá Preble nghỉ hưu vào năm 1806 và qua đời vào tháng 8/1807.

Tàu USNS Safeguard (T-ARS 50)


Tàu USNS Safeguard


Tàu Safeguard được thiết kế để thực hiện công tác cứu hộ, nâng và kéo tàu, cứu hoả, các hoạt động lặn, sửa chữa khẩn cấp cho tàu thuyền bị mắc cạn hay không thể hoạt động được.

Được thiết kế bằng thép kết hợp với tốc độ và tính chịu đựng cao, loại tàu cứu hộ và giải cứu này rất phù hợp cho các hoạt động cứu hộ và giải cứu của Hải quân Mỹ cũng như trong các hoạt động thương mại hàng hải.

Tính đa năng của loại tàu này làm, tăng đáng kể khả năng của hải quân Mỹ khi hỗ trợ cho các tàu đang gặp nạn trên biển. Hiện có 4 tàu cứu hộ và giải cứu Safeguard đang hoạt động trong biên chế lực lượng hải quân nước này.

[BDV news]


>> Hình ảnh tàu Hải quân Mỹ thăm Việt Nam



Hoạt động giao lưu giữa hải quân 2 nước bắt đầu từ ngày 15/7 nhằm kỷ niệm 16 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Mỹ.


Dưới đây là một số hình ảnh các tàu Hải quân Mỹ cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng:



Chiến hạm USS Chung-Hoon (DDG-93) dẫn đầu đoàn tàu Hải quân Mỹ tiến vào cảng Tiên Sa, Đà Nẵng.




Thủy thủ tàu USNS Safeguard làm lễ thượng cờ 2 nước.




Cờ 2 nước Việt Nam, Hoa Kỳ được treo trên tàu USNS Safeguard.




Lãnh đạo TP Đà Nẵng và đại diện Quân đội Nhân dân Việt Nam chụp ảnh lưu niệm cùng đại diện ĐSQ Mỹ và hạm trưởng các tàu Hải quân Mỹ.


[BDV news]


>> Tiểu đoàn đặc nhiệm 707 của Hàn Quốc



Tiểu đoàn chống khủng bố 707 của Hàn Quốc không chỉ được người dân xứ Kim Chi biết đến mà còn nổi tiếng thế giới với nhiều chiến công vang dội.


Tuyển mộ cả nữ giới

Tiểu đoàn đặc nhiệm 707 là một đơn vị chống khủng bố chủ lực của Hàn Quốc, được thành lập sau vụ khủng bố tại Olympic ở Munich vào năm 1972.

Đến Thế vận hội Olympic tại Seoul năm 1998, tiểu đoàn này có khoảng 200 người, được thống nhất thành 2 đại đội và các phân đội yểm trợ. Mỗi đại đội gồm 4 đội tác chiến với quân số 14 người. Các phân đội yểm trợ đều có các chuyên gia về mìn, liên lạc điện đài…

Hiện nay, tiểu đoàn gồm 250 người, được chia thành 6 đại đội. Hai đại đội đầu tiên có nhiệm vụ tấn công chống khủng bố. Bốn đại đội còn lại có nhiệm vụ bảo đảm yểm trợ tác chiến.



Binh lính của tiểu đoàn 707 chặn đánh xe của khủng bố.


Tiểu đoàn 707 tuyển mộ rất nhiều nữ giới để đảm nhiệm những nhiệm vụ đặc biệt mà nam giới không thể thực hiện được.

Giới chức Hàn Quốc cho rằng, khủng bố không xem phụ nữ là những đối tượng nguy hiểm nên dễ khinh xuất, cho phép họ tiếp cận gần, đặc biệt trong các chiến dịch giải cứu con tin thì nữ giới nhiều khi lại phát huy hiệu quả hơn cả nam giới.

Nhiệm vụ tiểu đoàn 707

Ngoài nhiệm vụ chống khủng bố, tiểu đoàn còn có nhiệm vụ bảo vệ các nhân vật đặc biệt quan trọng trong các sự kiện quan trọng được tổ chức mang tính khu vực và quốc tế.

Điển hình các sự kiện mà tiểu đoàn này làm nhiệm vụ bảo vệ các nhân vật quan trọng là Thế vận hội châu Á năm 1986, Thế vận hội năm 1998 và Giải vô địch bóng đá năm 2002.


Giải cứu con tin trong các điều kiện hết sức khó khăn phức tạp


Ngoài ra, tiểu đoàn 707, còn có nhiệm vụ bảo vệ các mục tiêu quan trọng sống còn của đất nước, tiến hành các hoạt động đặc biệt ở biên giới với Triều Tiên nhằm chống lại hoạt động của các mục tiêu chiến lược và các trung tâm tình báo của “người anh em láng giềng”.

Các biện pháp đánh phủ đầu là lựa chọn tối ưu của tiểu đoàn này nhằm ngăn chặn các vụ đột kích phá hoại và tấn công khủng bố do các cơ quan đặc biệt của Triều Tiên tiến hành.

Vũ khí



Binh lính tiểu đoàn 707 được trang bị các loại vũ khí và khí tài hiện đại


Binh lính của tiểu đoàn được trang bị súng lục 11,43mm “Kolt”, súng lục liên thanh 9mm H&K MP5, súng trường tấn công Daewoo K1 and K2, súng bắn tỉa H&K PSG1, M24, súng trường 12,7mm RAI.50 (dùng để bắn ở khoảng cách xa).

Ngoài ra, binh lính còn được trang bị các bộ quần áo ngụy trang phù hợp với điều kiện địa hình và môi trường tác chiến.

Tuyển mộ và đào tạo

Đối tượng được tuyển chọn vào tiểu đoàn là những người tình nguyện trong số các quân nhân đã từng phục vụ tại các cơ quan đặc nhiệm của Hàn Quốc với thời gian ít nhất 3 năm và có thành tích xuất sắc.

Các ứng viên phải trải qua vòng sơ khảo ban đầu về thể lực, tâm lý và chuyên môn nghiệp vụ. Giai đoạn này chỉ chọn lấy 10% các ứng viên.



Luyện các bài tập võ thuật với độ khó cao.


Tiểu đoàn đồn trú tại Songam, có cơ sở vật chất tương đối đầy đủ bảo đảm cho quá trình luyện tập. Tại trung tâm huấn luyện có một mô hình “Boieng-747” để cho binh lính học cách thức giải cứu con tim cũng như các bài tập khác khi khủng bố chiếm máy bay.

Đặc biệt, tại trung tâm còn có “ngôi nhà sát thủ”, nơi binh lính luyện tập các bài tập tác chiến gần. Ngôi nhà này gần giống như là một mê cung huyền bí, có hành lang và các phòng được trang bị thiết bị mô phòng tình hình sát thực. Binh lính cũng có thể được huấn luyện các bài tập nguy hiểm dọc theo các khu vực phi quân sự, tiến hành sục sạo hầm dưới lòng đất…

Lính tiểu đoàn 707 được huấn luyện cùng với đội đặc nhiệm Delta và SEALS của Hải quân Mỹ. Ngoài ra, họ còn được huấn luyện chung với đội đặc nhiệm tấn công SASR (Austrailia), đội STAR (Singapore) và SDU (Hong Kong).

[BDV news]


>> Trung Quốc giới thiệu tiêm kích J-18



Kênh truyền hình CCTV của Trung Quốc đã công bố sự phát triển của tiêm kích bí ẩn J-18 Red Eagle


Theo đó, tiêm kích cất hạ cánh ngắn và thẳng đứng J-18 Red Eagle (Phượng hoàng lửa) đã chính thức được phát triển tại Tập đoàn máy bay Thẩm Dương.

Kênh truyền hình CCTV bình luận, sự phát triển của J-18 Red Eagle là có thực và hoàn toàn đáng tin cậy.

Thậm chí kênh truyền hình này còn công bố một bức ảnh đồ họa được cho là mô phỏng hình dáng khí động học của tiêm kích J-18 Red Eagle. Cùng với đó là bảng liệt kê các thông số kỷ thuật của tiêm kích bí ẩn này.

CCTV bình luận thêm, J-18 Red Eagle là một tiêm kích thế hệ 4,5, được trang bị hệ thống điện tử hàng không tiên tiến, vượt trội về khả năng không chiến. J-18 Red Eagle được thiết kế với hình dáng khí động học tuyệt vời.



Bức ảnh đồ họa này được CCTV xác nhận là của tiêm kích J-18 Red Eagle.


Dự kiến J-18 Red Eagle sẽ chính thức có mặt trong biên chế vào năm 2015.

Theo nguồn tin, thông số cơ bản của J-18: Dài 22,4 mét, sải cánh 15,2 mét, chiều cao 4,94 mét, trọng lượng rỗng 20,5 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 47 tấn, tải trọng vũ khí 12,5 tấn. Tốc độ tối đa 3100 km/h, bán kính chiến đấu từ 850-1000 km.

Theo lời giới thiệu, J-18 Red Eagle sẽ được trang bị rất nhiều công nghệ tiên tiến như radar quét mảng pha điện tử hoạt động theo từng giai đoạn, động cơ đẩy vector, máy bay được thiết kế với khả năng tàng hình ưu việt, khả năng hành trình siêu âm.

J-18 Red Eagle được trang bị hệ thống vũ khí tiên tiến và đầy uy lực với các tên lửa không đối không, đối đất tầm xa chính xác, khả năng mang tải trọng vũ khí lớn và đa dạng cho phép tham chiến nhiều mục tiêu cùng lúc.

CCTV còn nhấn mạnh, nếu đem so với những tiêm kích hiện đại nhất của Mỹ không có nhiều điểm khác biệt. Mẫu thử nghiệm của J-18 Red Eagle đã hoàn thành và trải qua các thử nghiệm thành công. Một dây chuyền sản xuất đạt tiêu chuẩn thế giới đã sẳn sàng để sản xuất loạt J-18.

Trước đó, theo bài viết đăng trên tờ Asahi Shimbun của Nhật Bản, J-18 đã hoàn thành chuyến bay thử nghiệm đầu tiên tại một căn cứ nằm sâu bên trong khu tự trị Nội Mông.

Cất hạ cánh thẳng đứng?

Năm 2005, một nguồn tin công nghiệp quốc phòng Mỹ cho biết, Tổng công ty máy bay Thành Đô đang xem xét phát triển một chương trình máy bay tiêm kích tương tự như F-35B của Mỹ.

Richard Fisher phó chủ tịch Trung tâm chiến lược quốc tế Washington nhận định “Với tham vọng to lớn của PLA đặc biệt là hải quân, hoàn toàn có cơ sở để nhận định rằng, một chương trình máy bay tiêm kích cất hạ cánh ngắn và thẳng đứng VSTOL đang được phát triển”

Hiện tại, có thể nói rằng, Trung Quốc đang là quốc gia có nhiều dự án phát triển máy bay chiến đấu nhất thế giới. Với 4 chương trình phát triển máy bay lớn cùng lúc, J-20, J-16 phục vụ cho không quân, J-18 và J-15 phục vụ cho hải quân. PLA đang thể hiện một tham vọng cực kỳ to lớn nhằm thu hẹp khoảng cách với Nga, Mỹ và các cường quốc phương Tây khác.

Điều đó làm xuất hiện một câu hỏi lớn, nền công nghiệp hàng không non trẻ của Trung Quốc sẽ xoay xở như thế nào khi có tới 4 chương trình phát triển máy bay lớn như vậy?

Hiện tại, Trung Quốc vẫn phải nhập khẩu số lượng lớn động cơ phản lực từ Nga, vậy những tiêm kích mới nói trên sẽ sử dụng loại động cơ nào?

[BDV news]


>> Chuyên gia Trung Quốc nói về quan hệ với Triều Tiên



50 năm trôi qua từ khi Trung Quốc và Triều Tiên ký kết hiệp ước hữu nghị. Tuy nhiên, hoàn cảnh và lợi ích đang buộc Trung Quốc phải xem xét lại mối quan hệ này hơn bao giờ hết.


Thứ hai ngày 11/7 là kỷ niệm tròn 50 năm ngày bắt đầu hiệp định ngoại giao, cộng tác và hỗ trợ lẫn nhau giữa Trung Quốc và Triều Tiên. Nhưng mối quan hệ đó đang thay đổi, liệu Trung Quốc có nên thay đổi mối thâm giao này và cân nhắc được mất nhiều hơn trong mối quan hệ với người láng giềng “tai tiếng”.

Sau đây là ý kiến cuả 5 chuyên gia Trung Quốc về vấn đề này:

Han Xiandong – Phó giám đốc của Viện nghiên cứu quốc tế thuộc ĐH Khoa học Chính trị và luật Trung Quốc.

Những lợi ích an ninh quyết định giá trị của hiệp ước này. Chỉ bằng cách đảm bảo an ninh và hòa bình trên bán đảo Triều Tiên mới bảo vệ được kinh tế của vùng Đông Bắc Trung Quốc – trung tâm công nghiệp quan trọng nhất của quốc gia này, đồng thời giữ đất nước không phải rơi vào tình trạng tổng động viên.

Có vùng đệm là Triều Tiên giúp Trung Quốc không phải chịu áp lực đầu tư quân sự và cũng giảm bớt áp lực từ khối các quốc gia Xô Viết cũ.

Từ khi chiến tranh lạnh kết thúc, cục diện quốc tế được tái lập lại và nền Trung Quốc cũng hưởng lợi từ đó.

Vấn đề vũ khí nguyên tử trên bán đảo Triều Tiên là một cục than nóng đối với Trung Quốc. Nếu thay đổi chiến lược ngoại giao với Triều Tiên thì Trung Quốc sẽ gặp rất nhiều khó khăn và hiệp ước hữu nghị này cũng giúp Trung Quốc ngăn cản nguy cơ xảy ra các cuộc chiến trong tương lai.



Trung Quốc có còn đủ kiên nhẫn đối với người láng giềng lắm tai tiếng?


Wang Yisheng – Nghiên cứu viên của Phòng nghiên cứu quân sự thuộc Học viện Khoa học quân sự của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa:

Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Triều Tiên đã bị nguội lại phần nào.

Ban đầu, mối quan hệ này được thiết lập giữa hai quốc gia nhằm nâng cao sự tin tưởng lẫn nhau. Trung Quốc tăng cường buôn bán song phương nhưng kể từ khi nền kinh tế Triều Tiên suy thoái, tổng giá trị thương mại giữa hai quốc gia đã giảm chỉ còn hơn 30% so với trước đây.

Sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt, mối quan hệ song phương lại được tái khởi động vì lợi ích chung mà 2 bên cùng chia sẻ. Hiệp ước giữa 2 nước cũng không gây ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa Trung Quốc và Hàn Quốc.

Không có điều gì đảm bảo rằng việc phá vỡ hiệp ước với Triều Tiên sẽ giúp mối quan hệ giữa Trung Quốc và Hàn Quốc “mặn nồng” hơn. Ngược lại, hiệp ước cung cấp cho cho Trung Quốc công cụ để hỗ trợ Triều Tiên và ngăn cản Mỹ cùng Hàn Quốc.

Cao Shigong – thành viên của Hội đồng nghiên cứu bán đảo Triều Tiên, Hiệp hội nghiên cứu châu Á-Thái Bình Dương:

Đang có 2 ý kiến cực đoan hiện hữu.

Một là xóa bỏ hiệp ước hữu nghị. Một số học giả đã viết thư gửi tới Chính phủ trung ương Trung Quốc vào năm 2010 nhằm kêu gọi thay đối chính sách chính trị đối với Triều Tiên. Một số học giả còn tuyên bố rằng hiệp ước này là vi phạm chính sách quốc hội.

Số còn lại ủng hộ một liên minh giữa Triều Tiên và Trung Quốc nhằm chống lại 3 quốc gia: Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Cả 2 quan điểm trên đều sai lầm. Chính sách ngoại giao trung lập của Trung Quốc đã mang lại những lợi ích to lớn trong quá trình đổi mới và mở cửa. Bất cứ liên minh nào cũng sẽ gây tổn hại cho an ninh của Trung Quốc vì điều đó sẽ thúc đẩy sự gắn kết chặt chẽ hơn giữa ba đồng minh: Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Pian Jianyi – Giáo sư khoa ngoại giao Triều Tiên của Học viện Khoa học xã hội Trung Quốc:

Mối đe dọa lớn nhất trong quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và các quốc gia láng giềng trong vài thập kỷ tới chính là Mỹ. Sự đối đầu trực tiếp giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ rất khó xảy ra. Nhưng Mỹ có ảnh hưởng và nhúng tay vào rất nhiều vấn đề, đặc biệt là trên bán đảo Triều Tiên.

Xóa bỏ hiệp ước hữu nghị đồng nghĩa với việc Trung Quốc gửi thông điệp tới Mỹ và Hàn Quốc rằng họ từ bỏ vai trò trên bán đảo này. Vì vậy, Hàn Quốc sẽ chiếm vị trí thống trị trong quá trình thống nhất bán đảo Triều Tiên.

Tuy nhiên, Hàn Quốc không đủ mạnh để nhanh chóng thống nhất bán đảo này và nếu quân đội Mỹ hiện diện ở gần biên giới giữa Trung Quốc và Triều Tiên thì áp lực lớn sẽ đặt lên quốc gia đông dân nhất thế giới. Trong trường hợp đó, Mỹ có thể áp đặt và truyền bá các giá trị xã hội Mỹ lên miền đông bắc Trung Quốc.

Vì vậy, hiệp ước hữu nghị cần được củng cố nhiều hơn là xóa bỏ.

Shen Dingchang – Phó Giám đốc điều hành của Trung tâm nghiên cứu Hàn Quốc tại ĐH Bắc Kinh

Triều Tiên là một nhân tố tích cực bậc nhất tại Đông Bắc Á. Duy trì mối quan hệ ổn định với Triều Tiên cho phép Trung Quốc áp đặt ảnh hưởng lên khu vực.

Chiến lược của Trung Quốc nhiều khi quá “bảo thủ” và có thể tạo ra những rắc rối không cần thiết. Trung Quốc cần phải có thái độ cương quyết đối với hiệp ước hữu nghị Trung Quốc - Triều Tiên.


[BDV news]


Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2011

>> Bars, biến thể xuất khẩu của T-80



Rốt cuộc, xe tăng T-80 không còn là mặt hàng hạn chế trên thị trường vũ khí thế giới, thậm chí, trở thành xe tăng xuất khẩu cao cấp của Nga.


T-80 trước giờ vẫn là loại xe tăng đặc biệt mà Nga hạn chế xuất khẩu sang các nước khác, kể các các quốc gia đồng minh trong khối Warsaw (trừ việc gán nợ cho Hàn Quốc hay cung cấp cho Sip), trong khi những mẫu xe tăng cùng thời hay hiện đại hơn như T-72 hay T-90 đều đã có mặt rất nhiều trong quân đội các nước.

Giờ đây, bên cạnh T-90S, T80U-M1 là mặt hàng tăng cao cấp của Nga trên thị trường vũ khí.




T-80 có mặt trong quân đội Liên Xô từ 1976, là một ví dụ. Những chiếc tăng của họ gia đình T-80 hiện này vẫn được sản xuất tại nhà máy chế tạo ở Omsk.

Theo lời của lãnh đạo Bộ Quốc phòng Nga, ông Igor Sergeyev, T-80U hiện tại đang nằm trong biên chế những sư đoàn thuộc vào “thiện chiến” nhất của nước này.


T80U-M1 tại triển lãm xuất khẩu

Trong đó, T-80U-M1 vẫn giữ những nét cơ bản của một chiếc tăng tiêu chuẩn: Vũ khí chính được đặt trên tháp pháo xoay, động cơ và bộ truyền động đặt phía đuôi xe, và vị trí của tổ lái được đặt riêng rẽ - trưởng xe và pháo thủ ngồi trong khoang chiến đấu, trong khi lái xe ngồi ở khoang lái.

Cũng giống các mẫu tăng khác trong họ, T-80U-M1 Bar hay còn gọi là Báo Tuyết (Snow Leopard) chạy nhanh và đỡ ồn khi di chuyển ở nhiều dạng địa hình, đồng thời có thể di chuyển trên một quãng đường dài và nếu cần, có thể được vận chuyển bằng mọi hình thức (đường biển, bộ, không).

Hệ thống vũ khí và khả năng chiến đấu

Vũ khí chính của T-80U-M1 là khẩu pháo nòng trơn 125mm 2A46M-4 có hệ thống ổn định khi hành tiến. Nhờ tăng cường độ cứng của pháo nên độ chính xác của mỗi phát đạn được tăng lên 20%, trong khi các công đoạn lắp ráp chủ yếu và các thành phần đáng tin cậy lấy từ khẩu 2A46M-1 vẫn được sử dụng.






T-80UM1 trên thao trường biểu diễn

Hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại, được kí hiệu là 1A45, bao gồm máy đo xa laser, thiết bị cảm biến tốc độ gió, thiết bị đo vận tốc chiếc tăng, thiết bị đo vận tốc mục tiêu, thiết bị cảm biến các con lăn góc, đạn dược, thiết bị hiển thị nhiệt độ xung quanh và máy tính đạn đạo, sự kết hợp trên đã cho phép chiếc tăng có thể bắn hiệu quả ở tốc độ 35km/h đường địa hình với bất kì góc xoay nào của tháp pháo.

Khi tác chiến, hỏa lực chính được điều khiển bởi pháo thủ, nhưng vị trí đặt pháo và thiết bị ngắm bắn cho phép trưởng xe có quyền quyết định chọn lựa mục tiêu để khai hỏa, nhắm mục tiêu một cách độc lập với pháo thủ.

Trưởng xe là người có vai quyết định trong chiến đấu vì nắm trong tay nút “nhận diện mục tiêu” trên bảng điều khiển và kiểm soát hoàn toàn pháo chính (chế độ “Chiếm quyền”), và cuối cùng là khai hỏa.





Thiết bị nhắm bắn nhiệt ảnh Agava-2 trên T-80UM1. Hệ thống tên lửa điều khiển, ký hiệu là 9K119, có thể dễ dàng sử dụng và bảo quản trong điều kiện chiến trường.


Khả năng hạ các mục tiêu bọc giáp hoặc bay thấp với tên lửa điều khiển bằng laser ở khoảng cách lên tới 5km của T-80U1 là rất cao, xấp xỉ 100%.

T-80U-M1 còn có thể lắp thêm kính ngắm hồng ngoại cho pháo thủ, tên là Buran hay hệ thống ngắm ảnh nhiệt (loại Agava-2 của Nga hay nước ngoài sản xuất). Loại kính ngắm nhiệt ảnh cho phép pháo thủ và trưởng xe bắn tên lửa 9M119 cả ngày lẫn đêm.

Hệ thống nạp đạn tự động cho phép đạt tốc độ bắn từ 7-9 phát/phút (cần phải nói thêm rằng các loại tăng của các nước khác trên thế giới, ngoại trừ Leclerc của Pháp đều không được lắp đặt hệ thống nạp đạn tự động).

Số đạn pháo lắp sẵn trong giá xoay của hệ thống nạp đạn tự động của T-80U-M1 là 28 viên, trong khi ở Leclerc và T-90 là 22 viên.

Hệ thống phòng thủ bảo vệ trên T80U-M1

Khả năng bảo vệ của T-80U-M1 trước các loại vũ khí chống tăng, đặc biệt là các loại tên lửa chống tăng dựa vào: Giáp nhiều lớp sắp xếp kiểu nghiêng trên tháp pháo; Giáp phản ứng nổ ERA gắn liền vào giáp bảo vệ của vỏ xe và tháp pháo, trong khi các tấm chắn xích hông được gắn các phiến nổ; Hệ thống bảo vệ chủ động Arena ; Hệ thống gây nhiễu Shtora-1.

Việc sử dụng giáp phản ứng nổ gắn liền với giáp xe bắt đầu được sử dụng từ những năm 1980 giúp nâng cao cao năng lực chống lại các loại đầu đạn nổ lõm. Tuy vậy, xe tăng sẽ còn nhiều chỗ khác phơi ra trước hỏa lực địch.




Chính vì cho nên cách đây chừng 10 đến 20 năm, nhiều quốc gia đã tập trung phát triển hệ thống bảo vệ chủ động (active protection systems) cho xe tăng, nhưng có lẽ chỉ Nga mới cho ra mắt và đưa vào sản xuất hàng loạt loại hệ thống này.

Arena là một ví dụ. Hệ thống này được thiết kế để bảo vệ xe tăng trước mọi loại đạn chống tăng và tên lửa được bắn ra từ mọi loại vũ khí của bộ binh, cũng như ATGM gắn trên máy bay với vận tốc từ 70-700m/giây, bất chấp các cách dẫn đường và loại đầu đạn.

Hệ thống Arena được bật/tắt từ bảng diều khiển của trưởng xe. Khi hệ thống được kích hoạt, nó sẽ làm việc một cách tự động. Bên cạnh chế độ tự động, trưởng xe vẫn có thể chỉnh qua chế độ điều khiển hệ thống bằng tay.




Có thể nhìn rõ radar của Arena-E trên T80U-M1



Hệ thống Arena-E với các đạn phóng quanh tháp pháo.


Hệ thống Arena có thể bảo vệ chiếc tăng khi nó đang dừng lại hay đang di chuyển, trong bất kì điều kiện thời tiết lẫn bất kì dạng địa hình tác chiến nào, và cũng không quan trọng góc tấn cũng như sức công phá của vũ khí đối phương.

Radar xử lý dữ liệu và kính ngắm có khả năng nhận dạng cao, nên không để tâm tới các loại đạn thông thường, nó chỉ kích hoạt khi có một mối nguy hiểm nghiêm trọng thực sự với xe tăng.

Hệ thống APS này giúp tăng gấp đôi tuổi thọ của chiếc tăng trên chiến trường, và nếu chiếc tăng này làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình hay giải quyết các cuộc xung đột nội bộ thì tuổi thọ của nó có thể tăng lên gấp 3-4 lần. Ngoài ra, Arena còn được kết hợp với hệ thống gây nhiễu Shtora-1, giúp nâng khả năng bảo vệ lên tới 5 lần.

Hệ thống thông tin liên lạc trên Bars bao gồm radio R-163UP thu và radio R-163-50U phát, cả hai đều hoạt động ở bước song cực ngắn, sóng liên lạc sẽ thường xuyện được tự động kiểm tra để giảm nhiễu.

Khả năng cơ động

Chiếc T-80U-M1 Bars sử động động cơ gas-turbine 1,250 mã lực, tỉ suất công suất/trọng lượng đạt 27.2 mã lực/tấn cho phép khả năng cơ động cao, giúp cho chiếc tăng có thể thoát khỏi khu vực nguy hiểm một cách nhanh chóng, nó có thể đạt tốc độ 50km/h trong vòng 17-19 giây.

Kinh nghiệm sử dụng T-80U trong thực tế cho thấy nó có thể chịu đến 5 phát đạn chống tăng hay ATGM vẫn có thế tiếp tục hoạt động. So sánh với T-80U, biến thể Bars có thể sử dụng vào bảo trì đơn giản hơn. Trong tương lai gần nó sẽ được nâng cấp sử dụng động cơ 1.400 mã lực.

Hệ thống truyền động thủy tĩnh được thiết kế để tăng tính linh hoạt, tốc độ và độ tin cậy của cơ cấu lái, giúp chiếc xe di chuyển êm hơn và dĩ nhiên thì độ chính xác cũng mỗi loạt bắn cũng được tăng lên. Mức tiêu thụ dầu của động cơ giảm 5-10%, trong khi tuổi thọ của các thiết bị được tăng lên như bộ truyền động tăng 30%, các bánh răng tăng 50%.

Động cơ đa nhiên liệu của chiếc Bars ( tiểu chuẩn là dầu diesel, dự bị là dầu lửa và xăng là loại xa xỉ) khiến nó có thể dễ dàng được cung cấp bởi các đơn vị tiếp vận.

Thiết bị gas-turbine phụ, được kí hiệu là GTA-18, có thể đạt công suất 18kW sẽ được dùng để khởi động mọi hệ thống trên chiếc tăng khi động cơ chính không hoạt động.

Khi ở trạng thái phòng ngự, động cơ phụ này sẽ giúp giảm tín hiệu IR của chiếc tăng, qua đó giảm khả năng bị phát hiện bởi các thiết bị nhiệt ảnh của đối phương.



Động cơ GTD-1250


Tiện nghi trên T-80U-M1

Trong quá trình tác chiến, các thiết bị trên xe tăng sẽ phải đối mặt với nhiều dạng thời tiết khắc nghiệt khác nhau. Đặc biệt, ở những vùng nhiệt đới (như Việt Nam) có nhiệt độ và độ ẩm cao, khí tài quân sự của Nga thường “mất điểm” vì không có hệ thống điều hòa không khí.

Tuy nhiên, ở chiếc Bars, các kĩ sư từ trung tâm nghiên cứu và sản xuất Krios, nơi đã tham gia chế tạo hệ thống điều hòa không khí trên trạm không gian Hòa Bình (trạm Mir), đã phát triển hệ thống điều hòa cho nó. Hệ thống điều hòa này có khả năng hoạt động trong tình trạng quá tải và có thể bảo trì trong điều kiện chiến trường.

Hệ thống điều hòa này cung cấp khí mát đến từng không gian làm việc (tới vị trí thành viên kíp xe), chứ không phải toàn bộ không gian bên trong xe tăng. So sánh với hệ thống làm mát chung, ưu điểm của thiết kế này là hiệu quả cao hơn và khả năng sử dụng bộ đồ thông hơi kết hợp với bộ chống cháy.

Hơn nữa, ngoài khí làm mát, hệ thống điều hòa còn cung cấp khí độ ẩm thấp, dành cho các quốc gia có khí hậu nóng và ẩm ướt. Khi động cơ chính đã tắt máy, hệ thống điều hòa vẫn hoạt động nhờ vào thiết bị GTA.

[BDV news]


>> TSB nội địa Trung Quốc chính là siêu TSB Lenin?



Trung Quốc đã chính thức công bố đóng mới một tàu sân bay nội địa, chiếc tàu sân bay nội địa này sẽ mang dáng dấp như thế nào đây?

Từ khi Trung Quốc khởi động việc cải tạo lại sân bay Varyag mua từ Ukraine, giới quân sự nước này đã mơ mộng về một tàu sân bay tự đóng trong nước. Rất nhiều lời đồn đoán đã xuất hiện về dáng dấp của tàu sân bay nội địa này.

Gần đây, trên các trang mạng Trung Quốc đang bàn tán về một chi tiết trong cuốn tự truyện của cựu Tư lệnh Hải quân Trung Quốc giai đoạn 1982-1988, Đô đốc Lưu Hoa Thanh. Theo đó, ông này đã tiết lộ bí mật “động trời” liên quan đến tham vọng sở hữu tàu sân bay của Trung Quốc.

Trong cuốn tự truyện của đô đốc Lưu có đoạn “Tôi được biết rằng, năm 1996 ĐH Khoa học Hoa Trung (HuaZhong) đã nhận được bản vẽ của tàu sân bay hạt nhân đóng dỡ của Liên Xô để tham khảo và nghiên cứu”.

"Tàu sân bay hạt nhân đóng dở của Liên Xô" thì không thể có thiết kế nào khác ngoại trừ đồ án 1143,7 Ulyanovsk (còn gọi là 'siêu tàu sân bay' Lenin). Như vậy có thể nói rằng, Trung Quốc đã lên kế hoạch từ rất lâu để hồi sinh tàu sân bay hạt nhân “chết yểu” của Liên Xô. Quyết định mua tàu sân bay Varyag chính là bước đệm cho tham vọng to lớn này.

Khúc ngoặt của giấc mơ tàu sân bay hạt nhân

Kế hoạch đóng tàu sân bay đã được Trung Quốc lên kế hoạch từ những năm 1980, vào đầu những năm 1990, Trung Quốc đã hoàn thành việc đóng tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân. Trung Quốc đã có được những công nghệ cơ bản cho động cơ hạt nhân sử dụng trên các tàu chiến.

Trung Quốc đã mua lại một tàu sân bay hạng nhẹ của Australia để mổ xẻ, nghiên cứu cách đóng tàu sân bay, hợp tác cùng với Pháp để nghiên cứu các công nghệ máy phóng hơi nước.

Các dự án hợp tác với Pháp đang diễn ra tốt đẹp thì vấp phải lệnh cấm vận vũ khí của phương Tây vào năm 1989. Trung Quốc buộc phải tìm đến Nga và Ukraine để tìm kiếm sự hợp tác và hỗ trợ thay thế.



Trung Quốc sẽ giúp Nga hoàn thành bản đồ án còn dang dỡ này?


Có tin đồn cho rằng, trước khi mua lại tàu sân bay Varyag, toàn bộ bản vẽ kỷ thuật chi tiết và tài liệu liên quan đến dự án đóng tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân, Đồ án 1143.7 Ulyanovsk đã rơi vào tay Trung Quốc.

Đây được xem là lời giải thích hợp lý cho việc Ukraine kiên quyết từ chối chuyển giao tàu sân bay đang đóng dỡ Đồ án 1143.7 Ulyanovsk (Lenin) cho phía Nga để hồi sinh dự án.

Sau khi Liên Xô sụp đổ, tàu sân bay thuộc Đồ án 1143.7 Ulyanovsk đã hoàn thành được 70% công việc, nhưng thiếu tiền đầu tư nên nằm "đắp chiếu" tại một nhà máy đóng tàu ở Ukraine cùng với toàn bộ bản vẽ kỷ thuật chi tiết.

Phía Nga đã nỗ lực để chuyển tàu sân bay này về phía mình và hồi sinh dự án. Tuy nhiên, phía Ukraine đã từ chối và “xẻ thịt” tàu sân bay này để bán sắt vụn.

Liệu Trung Quốc có hồi sinh thành công “siêu tàu sân bay” chết yểu của Liên Xô hay không vẫn là một ẩn số. Tuy nhiên, nếu nhìn lại lịch sử phát triển của công nghiệp quốc phòng Trung Quốc, phần lớn các hệ thống vũ khí của Trung Quốc có được đều lấy xuất phát điểm từ các hệ thống vũ khí của Nga. Việc hồi sinh tàu sân bay này chẳng hẳn cũng không nằm ngoài quy luật đó.

[BDV news]


>> K11: Súng trường xa xỉ của Hàn Quốc



Súng trường đa năng K11 do hãng S&T Daewoo Hàn Quốc nghiên cứu, chế tạo. Đây được cho là súng trường đắt đỏ nhất của Quân đội Hàn Quốc.

K11 chính thức được công bố tại cuộc triển lãm vũ khí trang thiết bị quân sự DSEI vào năm 2000.

Đến năm 2009, súng trường đa năng K11 được sản xuất và bắt đầu trang bị thử nghiệm cho một số đơn vị thuộc quân đội Hàn Quốc.

Đến cuối năm 2010, vũ khí đa năng này đã được biên chế cho toàn bộ các lực lượng trong Quân đội Hàn Quốc.

Sở dĩ đến cuối năm 2010 Quân đội Hàn Quốc mới đưa vào trang bị bởi vì trước đó, trong giai đoạn đầu thử nghiệm phát hiện ra một số khiếm khuyết nghiêm trọng liên quan đến độ chính xác của đường đạn, làm cho súng bắn trệch mục tiêu.

Sau khi thay đổi hình dáng hệ thống điều khiển bắn và hiệu chỉnh một số tính năng kỹ thuật hoàn chỉnh hơn và tiến hành bắn thử ngoài thực địa, Hàn Quốc đã cho phép tái triển khai súng trường K11 trong quân đội.




Cip giới thiệu súng trường đa năng K11.

Súng trường đa năng K11, theo đánh giá của các chuyên gia thuộc Cơ quan nghiên cứu quốc phòng Hàn Quốc (ADD) của Bộ Quốc phòng có khả năng vượt trội hơn hẳn so với loại súng trường Quân đội Hàn Quốc hiện có. Chương trình phát triển vũ khí này được Hàn Quốc thực hiện kỹ lưỡng một thời gian kéo dài trong 15 tháng.

Đại diện của Cơ quan nghiên cứu quốc phòng Hàn Quốc (ADD) còn cho biết, hiện súng trường thế hệ mới cũng đang được nghiên cứu chế tạo tại Mỹ, Pháp và Thụy Điển. Tuy nhiên, Hàn Quốc sẽ trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới sở hữu vũ khí bộ binh này.

Súng trường K11 được chế tạo theo vũ khí chiến đấu lý tưởng XM29 của Mỹ, nếu nhìn về hình dạng bên ngoài của XM29 của Mỹ và K11 Hàn Quốc khó nhận ra sự khác biệt.

Súng trường đa năng K11 được thiết kế một nòng phóng lựu bán tự động 20mm và một súng carbine bên dưới, bắn đạn cỡ 5,56mm. Ngoài ra, súng trường K11 còn được trang bị hệ thống ngắm bắn hỗ trợ bằng máy tính với một bộ đo tầm xa laser tích hợp và các phương tiện quan sát ban đêm bằng hồng ngoại.

Theo quan chức quân sự Hàn Quốc, vì có hệ thống tự điều khiển phát nổ nên đạn 20mm phóng từ súng trường K11 có thể phát hiện mục tiêu và phát nổ cách mục tiêu khoảng 3-4 m, nhờ đó có thể nâng cao khả năng tiêu diệt hoặc tăng tối đa tỷ lệ sát thương mục tiêu.

K11 có trọng lượng là 6,1kg và chiều dài toàn bộ súng là 860mm. Các thiết bị đi kèm bao gồm máy đo khoảng cách bằng laser, hệ thống ngắm hỗn hợp với kênh quang học và tia hồng ngoại cũng như máy tính đường đạn.

Theo đánh giá của các nhà sản xuất, súng trường mới sẽ sử dụng đặc biệt hiệu quả trong điều kiện thành phố vì đạn của súng có khả năng xuyên qua tường mạnh.

Thông số kỹ thuật của súng K11

Súng được thiết kế 2 nòng: Nòng nhỏ: Cỡ nòng 5.56x45 mm; Nòng lớn: 20mm
Trọng lượng (rỗng): 6,1kg; Chiều dài của toàn bộ súng: 860 mm
Tốc độ bắn: 680 phát/phút; Tầm bắn hiệu quả đạn cỡ nòng lớn: 300 m; Tầm bắn hiệu quả đạn cỡ nòng nhỏ: 500 m
Hộp tiếp đạn lớn: 30viên; Hộp tiếp đạn nhỏ: 6 viên

Một số hình ảnh về súng trường đa năng K11:



Hàn Quốc cũng được cho là một là trong những nước hàng đầu trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất điện tử tiên tiến, và cũng có một ngành công nghiệp quốc phòng hiện đại trong việc nâng cấp các trang thiết bị trên thế giới..



K11 được chế tạo bằng hợp kim nhôm và titan, sử dụng đạn theo tiêu chuẩn NATO.



K11 bao gồm một phóng bán tự động 20mm với lựu đạn thông minh thông qua sự trợ giúp của hệ thống điện tử tinh vi gắn trên súng.



K11 là một súng trường tấn công đa năng có khả năng tiêu diệt mục tiêu trong phạm vi 6m và sát thương nghiêm trọng trong phạm vi 8m.



Chế độ đạn nổ tự động được lập trình sẵn có thể tiêu diệt mục tiêu ẩn nấp trong các tòa nhà, hoặc sau những bức tường.



Các đạn sử dụng cho K11.



Cơ chế lên đạn của K11 cũng như súng thông thường bằng việc trích khí phản lực đẩy búa đập kim hỏa về sau tạo đà và khóa chốt xoay.



Mỗi khẩu K11 có giá khá đắt, khoảng 14.000USD.



Mới đây, một nước Arab đã mua một số lượng 40 khẩu K11 với tổng chi phí 560.000 USD.


[BDV news]


>> 'Trung Quốc sẽ nhận 1 bài học xác đáng'



Đó là nhận định của Thiếu tướng, AHLLVTND Lê Mã Lương, người nổi tiếng với câu nói "Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến chống quân thù..."

Bản chất của Trung Quốc là “khát đất, khát nước”

- Là người từng nghiên cứu lịch sử và có những đóng góp quan trọng vào công cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, ông có suy nghĩ gì khi Trung Quốc đang có những hoạt động gây hấn, đe dọa đến chủ quyền biển đảo của Việt Nam?

- Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, Trung Quốc là một người bạn, một người hàng xóm vĩ đại của dân tộc ta. Đó là điều đã được lịch sử thừa nhận. Thế hệ chúng tôi không bao giờ quên ơn những đóng góp, ủng hộ của họ, đứng đầu là Đảng và Chính phủ Trung Quốc.

Tuy nhiên, từ năm 1979 – 1986, tranh chấp biên giới Việt – Trung liên tục xảy ra. 6 năm liền, tôi chỉ huy binh đoàn chiến đấu từ Quảng Ninh, Lạng Sơn rồi tới Hà Giang, Tuyên Quang, 2 năm liền cầm súng trực tiếp chiến đấu ở Vị Xuyên (Hà Giang). Sau khi đất liền tạm ổn, từ năm 1986, vấn đề biển Đông lại dội lên. Tất cả những điều đó khiến tôi không lạ gì bản chất của người Trung Quốc.



Thiếu tướng Lê Mã Lương: "Hành động đó xuất phát từ tư tưởng bành trướng đã ăn sâu vào suy nghĩ của người Trung Quốc từ thế hệ nọ tới thế hệ kia".


Bản chất của họ là “khát đất” và “khát nước”. Để có “đất” và “nước”, mỗi một ngày thêm một tấc đất liền, mỗi một ngày thêm một thước nước biển, người Trung Quốc không có cách nào khác là phải bành trướng.

Tôi ở sát biên giới 6 năm, ban đầu rất ngạc nhiên bởi hành động của những người dân Trung Quốc. Mỗi ngày, người ta trồng một cây ngô, một cây đậu, một cây khoai… để lấn được sang đất Việt Nam. Nhưng càng về sau, càng ngẫm nghĩ thì càng hiểu ra rằng: hành động đó xuất phát từ tư tưởng bành trướng đã ăn sâu vào suy nghĩ của người Trung Quốc từ thế hệ nọ tới thế hệ kia.

Vì vậy, sự kiện tàu quân sự của Trung Quốc ngụy trang thành tàu dân sự, cắt cáp tàu Bình Minh và Viking 2 của Việt Nam đã không khiến tôi bất ngờ. Đó là hành động của một kẻ cướp biển, là biểu hiện của tư tưởng “khát đất” và “khát nước”. “Khát” đến không còn giới hạn, không còn tôn trọng luật pháp quốc tế.

- Theo ông, những hành động vừa qua của Trung Quốc chỉ là một bước đi trong chiến lược bành trướng lâu dài đã được vạch sẵn?

- Đúng vậy. Việc khống chế biển Đông nằm trong chiến lược, ý đồ lâu dài của Trung Quốc, không đơn thuần là vấn đề dầu mỏ, khí đốt mà còn là vấn đề gây áp lực lên các nước Đông Nam Á và giảm bớt ảnh hưởng của Mỹ đối với khu vực này.

Tuy nhiên, đó là điều Trung Quốc không thể làm được. Thứ nhất, vấn đề lịch sử biển Đông của Trung Quốc nêu ra với thế giới là không có sức thuyết phục đối với những ai quan tâm đến biển và hiểu luật biển trên thế giới.

“Trung Quốc sẽ “đánh” ai trước? Việt Nam hay Philippines?”. Tôi có thể trả lời quả quyết: Trung Quốc không thể đánh ai trước, đánh ai sau cả. Bởi Trung Quốc không thể làm được điều ấy!

Không phải người lãnh đạo nào của Trung Quốc cũng đồng ý với những chính sách đe dọa đến hòa bình và tình hữu nghị giữa hai dân tộc.

Thứ hai, tham vọng của Trung Quốc là muốn đàm phán song phương với từng nước có xung đột. Nhưng tất cả các các nước trong khối ASEAN như Philippines, Việt Nam, Malaysia… thừa hiểu, nếu như đoàn kết lại thì buộc Trung Quốc phải điều chỉnh chiến lược biển Đông của mình.

Hơn nữa, không chỉ có Mỹ mà các nước khác trên thế giới như Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản… sẽ đều ủng hộ các nước ASEAN để bảo vệ công lý, bảo vệ luật biển quốc tế.

Vừa qua, có một số người hỏi ý kiến của tôi: “Trung Quốc sẽ “đánh” ai trước? Việt Nam hay Philippin?”. Tôi có thể trả lời quả quyết: Trung Quốc không thể đánh ai trước, đánh ai sau cả. Bởi Trung Quốc không thể làm được điều ấy!

- Vậy ông nghĩ sao khi một tướng Trung Quốc mạnh miệng tuyên bố sẽ “dạy Việt Nam một bài học lớn hơn”?

- Đó là phát ngôn của một kẻ ngông cuồng và thiếu hiểu biết, đồng thời thể hiện rất rõ bản chất võ biền, liều lĩnh của một bộ phận người Trung Quốc.

Hiện nay, tình hình đã khác. Sau năm 1975, sau chiến tranh biên giới Tây Nam với Campuchia, sau chiến tranh biên giới phía Bắc với Trung Quốc… thế giới đã hiểu tranh chấp biển Đông như thế nào, cái vô lý của Trung Quốc như thế nào. Hơn nữa, nếu như Trung Quốc tiếp tục làm căng vấn đề biển Đông thì nội bộ của Trung Quốc chuẩn bị cho Đại hội Đảng 18 sẽ có nhiều vấn đề.

Không phải người lãnh đạo nào của Trung Quốc cũng đồng ý với những chính sách đe dọa đến hòa bình và tình hữu nghị giữa hai dân tộc.

Mỗi người dân Việt Nam phải được trang bị đầy đủ kiến thức về chủ quyền biển đảo và luật quốc tế.

Chúng ta phải hiểu để có thái độ ứng xử hết sức bình tĩnh, tránh những hành động quá khích gây ảnh hưởng tới chính sách chung của Đảng và Nhà Nước.

Vừa qua, việc Trung Quốc tạm hoãn hạ thủy tàu sân bay cho thấy, Trung Quốc đang tự nhận ra mình đã đi một bước sai lầm, đã quá đà ở vấn đề biển Đông. Uy tín của họ trên trường quốc tế đang bị giảm sút nặng nề.

Nếu để xảy ra “lình xình” lớn hơn, thế giới tiếp tục lên án, Việt Nam và Asean tiếp tục có những động thái mạnh mẽ … thì Trung Quốc sẽ nhận được một bài học xác đáng.

“Trung Quốc lùi một bước để tiến hai bước”

- Trung Quốc tự nhận ra mình đã đi một bước sai lầm, đã quá đà ở vấn đề biển Đông? Liệu rằng, Trung Quốc sẽ bớt hung hăng hơn tại biển Đông?

- “Lùi một bước và tiến hai bước” là thủ đoạn và sách lược bất biến của người Trung Quốc. Trung Quốc sẽ không bao giờ quay đầu và biển Đông sẽ là một sự kiện lịch sử không bao giờ hết phức tạp. Do đó, chúng ta vẫn phải hết sức cảnh giác lưu ý với từng hành động của họ.

- Đâu là giải pháp chiến lược của Việt Nam để đối phó với vấn đề sẽ còn kéo dài và diễn biến phức tạp này?

Hơn bao giờ hết, Việt Nam phải thể hiện thái độ cứng rắn của mình. Việt Nam phải tiếp tục thông tin để thế giới và nhân dân trong nước hiểu rõ hơn bản chất tranh chấp ở biển Đông. Mỗi người dân Việt Nam phải được trang bị đầy đủ kiến thức về chủ quyền biển đảo và luật quốc tế.

Mỗi người dân Việt Nam phải được trang bị đầy đủ kiến thức về chủ quyền biển đảo và luật quốc tế.

Chúng ta phải hiểu để có thái độ ứng xử hết sức bình tĩnh, tránh những hành động quá khích gây ảnh hưởng tới chính sách chung của Đảng và Nhà Nước.

Hiện nay, công tác tuyên truyền của chúng ta đã được đẩy mạnh song vẫn còn nhiều hạn chế. Tôi cho rằng, không ít người Việt Nam chưa thực sự hiểu được bản chất của vấn đề, thậm chí ngay cả những khái niệm đơn giản nhất như: thềm lục địa, hải lý là gì? “Đường lưỡi bò” ra sao?...

Chúng ta phải hiểu để có thái độ ứng xử hết sức bình tĩnh, tránh những hành động quá khích gây ảnh hưởng tới chính sách chung của Đảng và Nhà Nước. Ngoài ra, ngư dân ta nên được tổ chức thành những tổ hợp đánh cá khi đánh bắt xa bờ.

Thử tưởng tượng, cả một tập đoàn với vài chục con tàu, làm sao Trung Quốc có thể làm được những chuyện phá hoại như đối với tàu Bình Minh và Viking 2. Tất nhiên, nhiều người dân của ta không làm theo phương thức này vì tư tưởng làm ăn riêng lẻ và tư lợi. Tuy nhiên, Nhà nước phải kiên quyết đứng ra tổ chức vì cộng đồng và chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Nhà nước cần đứng ra bảo trợ, trang bị cho họ phương tiện tự bảo vệ, máy thông tin để liên lạc với đất liền khi xảy ra sự cố.

“Tin tưởng vào thế hệ thanh niên Việt Nam”

- Trong suốt quá trình trực tiếp tham gia đấu tranh bảo vệ chủ quyền dân tộc, theo ông còn có thông tin nào cần được tuyên truyền để người dân trong và ngoài nước hiểu hơn về chủ nghĩa bành trướng?

- Có nhiều điều mà chúng ta chưa tiện nhắc tới vì tình đoàn kết, hòa hảo giữa hai dân tộc. Nhưng có một sự thật tôi có thể nhắc đến ở đây là sự kiện biển Đông năm 1988. Khi đó, hải quân Trung Quốc và hải quân Việt Nam đã xảy ra một vụ đụng độ.

Chúng ta đã chịu không ít tổn thất nặng nề. Nhiều chiến sĩ ưu tú của Việt Nam đã ngã xuống để bảo vệ vùng biển Tổ quốc. Chúng ta đã ứng xử bằng một thái độ hết sức mềm dẻo nhưng kiên quyết. Tuy nhiên, đối với những người lính như chúng tôi, những người trực tiếp chứng kiến đồng đội mình hy sinh thì đó là một nỗi đau tới tận cùng.

- Là anh hùng LLVTND, một tấm gương đấu tranh gìn giữ nền độc lập dân tộc, ông có nhắn nhủ điều gì đối với hậu thế?

Đối với những người lính như chúng tôi, những người trực tiếp chứng kiến đồng đội mình hy sinh thì đó là một nỗi đau tới tận cùng.

Tôi rất tin tưởng vào thế hệ trẻ Việt Nam. Khi tôi đi giao lưu, có nhiều ý kiến cho rằng: không thể tin vào thế hệ trẻ bây giờ. Nhưng theo tôi, họ đã quá sai lầm.
- Để có được một đất nước Việt Nam trọn vẹn và thống nhất như ngày hôm nay, bao thế hệ Việt Nam đã phải đổ cả núi xương, sông máu. Vì vậy, thế hệ trẻ hiện tại và tương lai phải có trách nhiệm để giữ gìn và cống hiến, làm cho nước Việt Nam ngày càng mạnh hơn, uy tín của Việt Nam ngày càng lớn hơn. Đặc biệt, chúng ta phải lấy nhiệm vụ phát triển kinh tế làm trọng tâm. Bởi nếu nền kinh tế của chúng ta yếu kém, chúng ta không mạnh lên thì chúng ta sẽ dễ dàng đối mặt với nguy cơ mất nước.

- Thời gian qua, ông đánh giá như thế nào về thế hệ trẻ Việt Nam khi đứng trước sự an nguy của Tổ Quốc?

- Tôi rất tin tưởng vào thế hệ trẻ Việt Nam. Khi tôi đi giao lưu, có nhiều ý kiến cho rằng: không thể tin vào thế hệ trẻ bây giờ. Nhưng theo tôi, họ đã quá sai lầm.

Thành tựu của đất nước ta trong mấy chục năm qua có sự đóng góp lớn lao của những người trẻ. Đặc biệt, khi dân tộc xảy ra xung đột, ảnh hưởng tới sự an nguy của Tổ Quốc thì lòng tự trọng của thanh niên Việt Nam được đẩy lên rất cao. Họ sẵn sàng dẹp bỏ tất cả mọi rào cản để hành động vì mục tiêu chung.

Vừa qua, tôi nhận thấy Đoàn Thanh niên đã tổ chức những chuyến đi dọc các bờ biển Việt Nam. Đó là một hành động rất hữu ích góp phần trang bị cho thế hệ trẻ hiểu hơn về vùng biển đảo quê hương và tăng cường sự gắn bó quân dân, giúp những người lính hải quân thêm ấm lòng và chắc tay súng.

Thiết nghĩ, các tổ chức, đoàn thể của ta nên tiếp tục hướng tới những hoạt động có ý nghĩa như vậy, vừa có tính chất giáo dục sâu sắc lại vừa làm “mềm” ngoại giao của ta.


Anh hùng Lê Mã Lương trong kháng chiến chống Mỹ.

Trong bài thơ Gửi miền Nam của nhà thơ Tố Hữu có câu: “Đẹp biết mấy bài ca ra trận - Mỗi chàng trai, một Lê Mã Lương” để nói về ông. Năm 17 tuổi, anh đã từ chối ước mơ vào giảng đường Đại học Tổng hợp Hà Nội và giấy báo du học nước ngoài để lên đường vào Nam đánh Mỹ. 18 tuổi anh bị thương lần đầu tiên, rất nặng, hỏng một mắt.

21 tuổi Trung uý Lê Mã Lương được tuyên dương Anh hùng quân đội; tháng 7/1968 anh được gặp Bác Hồ tại Quân y viện 108. Sau ngày miền Nam giải phóng, anh học tiếp khoa Sử ĐHTH Hà Nội mà năm xưa bỏ dở và làm luôn luận án tiến sĩ. Giữa năm 1998, anh có quyết định làm Giám đốc Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam.

Anh hùng LLVTND (tiền thân là các danh hiệu Anh hùng quân đội và Anh hùng LLVT giải phóng miền Nam) là danh hiệu vinh dự cao nhất của nhà nước phong tặng cho đơn vị và phong tặng hay truy tặng cho cá nhân trong các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam đã lập được "thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu và công tác, tiêu biểu cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân".


[BDV news]


>> Tàu chiến Đài Loan: Lợi thế nhờ sơn tàng hình



Đài Loan đã phát triển thành công một loại sơn đặc biệt có khả năng hấp thu sóng điện từ, mang lại khả năng tàng hình cho những hệ thống vũ khí thông thường.

Vật liệu hấp thu sóng điện từ này đã được thử nghiệm trên tàu tấn công cao tốc lớp Hải Âu tải trọng 57 tấn. Bản thân tàu cao tốc này không có thiết kế tàng hình. Hiện có 2 tàu cao tốc thuộc lớp Hải Âu tham gia vào đợt thử nghiệm này.

Một chiếc mang số hiệu 53 được phủ lớp vật liệu đặc biệt này lên toàn bộ thân tàu, cùng toàn bộ hệ thống vũ khí có trên tàu. Trong khi đó một chiếc khác mang số hiệu 59 không được phủ lớp vật liệu đặc biệt này.

Kết quả thử nghiệm cho thấy, tàu cao tốc mang số hiệu 59 dễ dàng bị radar trên tàu hải quân phát hiện từ xa, trong khi đó tàu cao tốc mang số hiệu 53 tiến đến rất sát tàu quan sát mới bị thể phát hiện được.



Vật liệu tàng hình mới sẽ mang lại cho tàu chiến Đài Loan một lợi thế lớn.


Lớp vật liệu đặc biệt này có khả năng giảm khoảng cách bị phát hiện bằng radar xuống còn một nửa. Radar trên tàu quan sát không thể phát hiện ra tàu tấn công cao tốc số 53 ở cự ly trên 10km, trong khi tàu không được phủ lớp vật liệu đặc biệt dễ dàng bị phát hiện ở cự ly trên 20km.

Trong một cuộc thử nghiệm khác được tiến hành vào ban đêm, radar trên tàu quan sát không phát hiện được sự xuất hiện của tàu cao tốc số 53 cho đến khi con tàu này cách tàu quan sát chỉ 730 mét. Hải quân Đài Loan không đưa ra bất cứ bình luận nào về đợt thử nghiệm này.

Giới phân tích quân sự nhận định, không rõ là đến nay, lớp vật liệu đặc biệt này có được sử dụng cho tàu hộ tống tên lửa lớp Kuang Hua VI hay không.

Bản thân tàu hộ tống tên lửa này đã được thiết kế kiểu dáng làm tăng khả năng hấp thụ sóng radar, nếu được phủ lớp vật liệu đặc biệt này khả năng tàng hình của tàu sẽ tăng lên rất nhiều.

Đến năm 2010, đã có 10 chiếc tàu hộ tống tên lửa lớp Kuang Hua VI được đưa vào sử dụng. Hải quân Đài Loan dự định sẽ đóng mới khoảng 30 chiếc tàu loại này.

Tàu hộ tống tên lửa lớp Kuang Hua VI được trang bị 4 tên lửa chống hạm Hùng Phong-II tầm bắn 160km. Việc phát triển thành công vật liệu hấp thu sóng điện từ này, các tàu hộ tống tên lửa cao tốc của Đài Loan sẽ có một năng lực tác chiến mới.

Khả năng tiếp cận đối phương ở cự ly vài dặm mà không bị phát hiện mang lại một lợi thế chiến thuật rất lớn. Bên tấn công có thể tung ra đòn đánh phủ đầu khiến bên bị tấn công không kịp trở tay.

Trang mạng The Diplomat bình luận, sự kiện này mở ra cho Đài Bắc một năng lực mới để ngăn chặn các hành động quân sự nếu có của Trung Quốc một cách hiệu quả.

"Nếu tất cả các đội tàu chiến của châu Á được áp dụng khả năng tàng hình. Cuộc chiến trên biển lúc đó giống như cuộc chiến nơi miền Tây hoang dã của nước Mỹ với những các cuộc đấu súng diễn ra ở cự ly gần. Khi đó, phần thắng sẽ nghiêng về những ai sở hữu được tốc độ, chính xác và tinh thần quả cảm", trang mạng này nhận xét.

[BDV news]


Thứ Năm, 14 tháng 7, 2011

>> Vũ khí phi hạt nhân uy lực nhất



Nga đã sản xuất và thử nghiệm thành công bom chân không được trang bị trên máy bay ném bom chiến lược Tu-160 và được gọi là "Cha các loại bom"

Theo các chuyên gia quân sự Nga, sức mạnh và độ hủy diệt của bom chân không hoàn toàn có thể so sánh được với đầu đạn hạt nhân.

Các chuyên gia nhấn mạnh rằng, loại vũ khí này không gây ô nhiễm môi trường, giá thành để sản xuất cũng rẻ hơn nhiều so với sản xuất đầu đạn hạt nhân. Sự phát triển của loại vũ khí này hoàn toàn không vi phạm bất cứ điều ước nào của luật pháp quốc tế.

Trước đó, Mỹ là quốc gia đầu tiên phát triển và thử nghiệm thành công bom chân không vào năm 2003. Tại thời điểm đó, quả bom chân không của Mỹ được mạnh danh là “mẹ của tất cả các loại bom”.

Nga cũng đã phát triển một lối đi riêng của mình cho bom chân không, và được đặt tên là “cha của tất cả các loại bom”. Các thông số ghi nhận từ thử nghiệm cho thấy “Cha của các loại bom” vượt trội hơn nhiều so với “Mẹ của các loại bom”.



Cha của các loại bom được trang bị cho máy bay ném bom chiến lược Tu-160.


Bom chân không của Nga có khối lượng ít hơn của Mỹ nhưng sức mạnh của vụ nổ lại lớn hơn 4 lần, nhiệt độ tỏa tại tâm của vụ nổ cao hơn 2 lần, diện tích sát thương cao hơn 20 lần so với bom chân không của Mỹ.

Nguyên tắc hoạt động của bom chân không cũng khá đơn giản, chủ yếu dựa trên quá trình oxy hóa. Tương tự như vụ nổ khí metan trong các hầm mỏ, ứng dụng nguyên tắc của vụ nổ đám mây không khí UVCE. Tức là có thể tạo ra áp suất mà không cần có sự hiển diện của bình nén khí.

Nguyên liệu chế tạo bom chân không thường được trộn một tỷ lệ nhất định giữa vật liệu nổ và chất oxy hóa, thông thường theo tỷ lệ 15% và 75%.

Bom chân không sử dụng một loại đầu đạn đặc biệt có khả năng đốt cháy không khí tại tâm của vụ nổ từ đó tạo ra một vùng áp suất thấp. Vùng áp suất thấp này sẽ hút không khí từ xung quanh tạo thành một vùng không khí bị oxy hóa mạnh.

Vùng không khí bị oxy hóa này sẽ tỏa ra xung quanh và tạo thành sóng xung kích phá hủy tất cả mọi thứ trong một bán kính nhất định. Bán kính tàn phá của bom chân không tùy thuộc vào vùng áp thấp do đầu đạn tạo ra.



Vụ nổ của bom chân không tạo ra môt cột lửa hình nấm tương tự như vụ nổ hạt nhân.


Bom chân không “Cha các loại bom” của Nga được chế tạo từ hỗn hợp bao gồm nhiên liệu lỏng chất oxit ethylene cùng với một lượng hạt nano nhôm năng lượng cao.

Theo kết quả thử nghiệm, sóng xung kích tạo ra từ vụ nổ mạnh gấp 5-8 lần so với chất nổ thông thường. Phá hủy toàn bộ mọi thứ ở bán kính 90 mét từ tâm vụ nổ, ngay cả những cấu trúc cứng nhất.

Phá hủy hoàn toàn các kết cấu bê tông cốt thép ở bán kính 170 mét từ tâm vụ nổ, phá hủy toàn bộ nhà cửa với tường xây thông thường ở bán kính 300 mét, phá hủy một phần cấu trúc nhà cửa ở bán kính 400 mét. Làm vở kính cửa ở bán kính 1120 mét, hạ gục một người ở bán kính 2290 mét.

Tờ báo Telegraph của Anh gọi sự kiện thử nghiệm thành công bom chân không của Nga là “Một thách thức đối với phương Tây”.

Bom chân không có nhược điểm là không thể sử dụng dưới nước. Song bom chân không lại tỏ ra rất hữu ích trong việc tiêu diệt đối phương ở trong các đường hầm căn cứ kiên cố.

Tuy là vũ khí phi hạt nhân, nhưng với sức mạnh và sự tàn phá của nó, bom chân không vẫn được coi là một vũ khí giết người hàng loạt. Việc sử dụng vào chiến tranh của loại vũ khí này sẽ một thảm họa đối với nhân loại.

Trong chiến tranh Việt Nam, quân đội Mỹ cũng đã từng sử dụng một loại bom có nguyên tắc hoạt động tương tự là bom napan.

[BDV news]


>> Hạm đội Hải Nam thử tên lửa mới



Hạm đội Hải Nam Trung Quốc đã tiến hành thử nghiệm tên lửa phòng không trên hạm mới HQ-16 được trang bị trên các tàu khu trục Type-054A.

Thời gian, địa điểm diễn ra thử nghiệm tên lửa phòng không trên hạm mới này không được công bố. Đây được xem là một nỗ lực nhằm nâng cao khả năng tác chiến hải đối không tầm trung của Hải quân Trung Quốc cũng như của hạm đội Nam Hải.

Có 2 tàu khu trục Type-054A tham gia vào đợt bắn thử nghiệm này, tàu khu trục Type-054A được trang bị hệ thống tên lửa hải đối không tầm trung HQ-16 (Hồng Kỳ 16).

Hiện tại rất ít thông tin về hệ thống tên lửa đối không này được công bố. Hầu hết các chuyên gia quân sự thế giới cho rằng. HQ-16 được sao chép lại từ hệ thống tên lửa đối không đa kênh Shtill của Nga.



Tên lửa HQ-16 được phóng đi từ tàu khu trục Type-054A (ảnh: FYJS)


Trong bài tập thử nghiệm vừa qua, 2 tàu khu trục Type-054A mang số hiệu 569 Ngọc Lâm và 570 Hoàng Sơn đã phối hợp cùng với nhau để chia sẽ tín hiệu mục tiêu. Mỗi tàu đã phóng 2 tên lửa HQ-16 để tấn công mục tiêu cùng lúc.

Đây có thể coi là một thử nghiệm thành công của hệ thống tên lửa mới này. Điều đó cũng cho thấy, Trung Quốc đã thành công trong việc thu hẹp điểm yếu về phòng không hạm đội. Bước đầu đã cho thấy sự linh hoạt cao hơn trong tác chiến biên đội.

Đặc biệt toàn bộ tàu khu trục phòng không mới nhất của Trung Quốc là Type-052C, Type-054A/D đều được biên chế hoạt động tại hạm đội Nam Hải phụ trách biển Đông. Điều đó cho thấy, Trung Quốc đang coi biển Đông là khu vực tác chiến trọng yếu của hải quân nước này.


Hai tên lửa HQ-16 cùng được phóng lên. Ảnh: FYJS



Tên lửa đánh trúng mục tiêu giả định. Ảnh: FYJS.


"Dự đoán" thông số hệ thống HQ-16

Con đường phát triển của HQ-16 được cho là thông qua việc "mổ xẻ" hệ thống tên lửa đối không đa kênh Shtill được trang bị trên các khu trục hạm hạng Sovremenny mà Nga bán cho Trung Quốc trong những năm 1990.

Cũng có một số thông tin cho rằng, Nga đã cung cấp giấy phép sản xuất tên lửa 9M38 cho Trung Quốc để họ phát triển thành HQ-16. Tuy nhiên, thông tin này không được xác nhận từ phía Nga.

Đa phần ý kiến nhận định của các chuyên gia quân sự thế giới đều nghiêng về khả năng, thông qua hợp tác với Nga để nâng cấp hệ thống tên lửa đối không đa kênh Shtill cho khu trục hạm hạng Sovremenny. Trung Quốc đã có được những hiểu biết cần thiết để sao chép lại và phát triển thành HQ-16.

Trung Quốc đã phát triển HQ-16 thành 2 biến thể, 1 biến thể đặt trên bệ phóng cơ động, tương tự như kiểu bố trí các ống phóng của tên lửa S-300.

Trang Ausairpower nhận định, kiểu bố trí các ống phóng kiểu này là quá cồng kềnh và không cho phép khả năng tái nạp đạn một cách nhanh chóng.

Ngoại trừ việc thay nguyên cả cụm phóng, một biến thể thứ 2 được phát triển để trang bị trên khu trục hạm Type-054A. Các tên lửa được đặt trong trong 32 ống phóng thắng đứng, ngay phía sau pháo chính.

Dựa vào thông số kỹ thuật của hệ thống tên lửa đa kênh Shtill của Nga có thể đưa ra những dự đoán như sau về tính năng kỹ chiến thuật của HQ-16.

Đạn tên lửa 9M38 được thiết kế để sử dụng trên tàu hạm của Nga, tên lửa có hệ thống cánh ổn định ở giữa thân dài hơn so với đạn tên lửa 9M317 phóng trên đất liền.

Tên lửa có chiều dài 5,5 mét, trong lượng 690kg, được trang bị đầu đạn nặng 70kg, được trang bị radar bán chủ động với khả năng điều khiển tự động, đầu đạn được trang bị ngòi nổ vô tuyến.

Tên lửa có tầm bắn hiệu quả là 30-35km (chưa nâng cấp), tầm cao hiệu quả là 14-22km, tốc độ Mach-3. Theo trang Sino, tên lửa HQ-16 của Trung Quốc có tầm bắn hiệu quả lên đến 38km. Tuy nhiên, thông tin này chưa được xác nhận.

Nhiều khả năng hệ thống tên lửa HQ-16 sẽ được điều khiển bởi hệ thống radar tương tự như radar MR-90 Walnut (Front Dome) của Nga.

Tàu khu trục Type-054A được trang bị 4 radar MR-90, radar này hoạt động ở băng tần F, tầm phát hiện mục tiêu khoảng 85km, theo dõi mục tiêu ở cự ly từ 35-50km. Radar này có khả năng cung cấp 2 kênh dẫn hướng riêng biệt cho 2 tên lửa đối không tấn công mục tiêu cùng lúc.

[BDV news]


>> Israel nâng hệ thống PAC-2 lên chuẩn PAC-3



Israel quyết định hiện đại hóa tổ hợp tên lửa phòng không PAC-2 lên tiêu chuẩn biến thể PAC-3 hiện đại hơn, với mục đích cải thiện khả năng đánh chặn các mục tiêu trên không.

Mỹ đã viện trợ các tổ hợp tên lửa đối không Patriot PAC-2 cho Israel từ năm 1991. Chương trình nâng cấp gồm việc trang bị hệ thống dẫn đường, radar mới cho tổ hợp PAC-2.

Việc hiện đại hóa sẽ tạo điều kiện để tổ hợp tên lửa phòng không Patriot PAC-3 có thể thực hiện đánh chặn các tên lửa đạn đạo tầm ngắn, tầm trung với hiệu suất cao hơn.



Mỗi hệ thống PAC-3 có hỏa lực mạnh hơn với 16 tên lửa đánh chặn so với biến thể PAC-2 chỉ có 4 tên lửa. Trong ảnh, Bệ phóng tên lửa đối không Patriot.

Trong cấu trúc của hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa của Israel, tổ hợp tên lửa đối không Patriot sẽ đánh chặn tên lửa tầm trung, trong khi đó hệ thống Vòm sắt được sử dụng để phá hủy tên lửa tầm ngắn và Arrow-2 thì tiêu diệt tên lửa đạn đạo tầm xa.

Tương lai, Không quân Israel sẽ dần thay thế các tổ hợp tên lửa Patriot bằng hệ thống phòng không “David Sling” để chống lại các tên lửa M600, Zelzal, Fajr và Fateh 110 do Iran sản xuất. Đây là kết quả của sự hợp tác giữa Israel với công ty Raytheon (Mỹ). Quân đội Israel cũng đang lên kế hoạch thành lập các tiểu đoàn phòng không trang bị David Sling.

[BDV news]


>> Mỹ đối xử với Đông Nam Á như Gruzia?



"Khi xe tăng Nga tiến vào nhanh chóng chia cắt và chiếm giữ phần lớn Gruzia cũng như hủy diệt quân đội quốc gia này thì phản ứng của Mỹ chỉ dừng lại ở những phát biểu phản đối".

Vào ngày 22/6, trong chuyến thăm Honolulu, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Thôi Thiên Khải cảnh báo quan chức Mỹ rằng “các quốc gia đó (các nước Đông nam Á) đang đùa với lửa” và hy vọng ngọn lửa đó sẽ “không lan tới Mỹ”.

Đó là một thông điệp ẩn dụ rõ ràng của Trung Quốc: Mỹ đừng có tham dự vào cuộc tranh chấp về quần đảo Trường Sa, nơi mà 5 quốc gia đang đấu tranh với Trung Quốc để đòi chủ quyền.

Trong bối cảnh căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc đang gia tăng bất chấp mối quan hệ tương đối thân thiện mà hai quốc gia theo đuổi từ năm 1990, nhiều quan chức Mỹ đã bày tỏ sự “quan ngại sâu sắc” và tiến hành tăng cường mối quan hệ với đồng minh lâu năm trong khu vực là Philippines.

Trong cuộc gặp với đô đốc Mike Mullen vào ngày 11/7, tướng Trần Bỉnh Đức, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc cho rằng cuộc diễn tập giữa Mỹ cùng Philippines và hoạt động chung với Việt Nam là hành động “vô cùng bất hợp lý”.

Với 3 cuộc chiến đang diễn ra từng ngày trên sa mạc nóng bỏng của vùng Trung Đông, quan chức Mỹ sẽ phải cân nhắc rất nhiều giữa việc sử dụng “sức mạnh mềm” hay là quân đội để tìm lối ra cho các cuộc tranh chấp mới trong khu vực Đông Nam Á.

Chấm dứt thời kỳ “tấn công ru ngủ”?

Theo học giả Joshua Kurlantzick, Trung Quốc đã tiến vào Đông Nam Á trong suốt một thập kỷ vừa qua bằng chiến lược “Tấn công ru ngủ” với trung tâm là các hiệp định thương mại tự do với những thành viên ASEAN .

Trong vòng gần một thập kỷ trở lại đây, khu vực biển Đông đã trải qua những ngày tháng tương đối yên bình sau khi tuyên bố ứng xử trên biển Đông (DOC) được ký kết giữa các quốc gia thành viên ASEAN và Trung Quốc, giúp giải tỏa những căng thẳng trong các cuộc đụng độ hải quân vào năm 1988 và căng thẳng năm 1990.

Nhưng khi tàu ngầm nguyên tử của Trung Quốc tiến vào căn cứ ở đảo Hải Nam thì những quan ngại lại tiếp tục dấy lên trong toàn khu vực.

Căng thẳng bùng phát vào đầu năm 2009, khi một đội tàu Trung Quốc truy đuổi tàu do thám của Mỹ khi tàu này hoạt động trong vùng biển quốc tế gần đảo Hải Nam. Trên thực tế, những chiến dịch do thám đó vẫn được Mỹ tiến hành liên tục kể từ thời chiến tranh lạnh trên toàn bộ vùng biển bao quanh Trung Quốc.

Trước đó, vụ việc gây sự chú ý của dư luận là vụ va chạm giữa máy bay và tàu hải quân của hai bên. Một người thiệt mạng khi máy bay do thám gặp nạn gần đảo Hải Nam của Trung Quốc vào tháng 4/2001.

Năm 2010, căng thẳng đạt tới đỉnh điểm khi Bắc Kinh mập mờ tuyên bố biển Đông là một trong “lợi ích cốt lõi” Trung Quốc. Điều này chính thức đánh dấu một bước ngoặt cho chính sách đối ngoại của Trung Quốc.



Đoàn quân sự Việt Nam thăm tàu sân bay USS Washington (Mỹ).


Thái độ và sự can dự Mỹ

Diễn đàn khu vực ASEAN diễn ra vào tháng 7/2010 là chất xúc tác cho căng thẳng bùng nổ. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyên bố sự tự do đi lại trong khu vực biển Đông là lợi ích quốc gia của Mỹ và cảnh báo bất cứ bên nào có liên quan không được sử dụng hoặc đe dọa quân sự. Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì bị bất ngờ và phản ứng một cách giận dữ với tuyên bố của bà Hillary.

Tháng 8/2010, Tàu sân bay USS George Washington đón các vị khách là quan chức quân sự Việt Nam, với ý nghĩa "Mỹ muốn tăng cường quan hệ với quân đội Việt Nam". Đáp trả, Trung Quốc tiến hành tập trận lớn trên biển.

Đầu năm 2011, căng thẳng tiếp tục leo thang khi Philippines tố cáo Trung Quốc xâm lấn vùng biển của họ và Việt Nam công bố vụ việc Trung Quốc cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh. Theo các chuyên gia, đây là hành động thể hiện Trung Quốc “không hài lòng” khi Việt Nam tiếp tục tiến hành thăm dò trên biển.

Mỹ đáp trả tức thời trong Cuộc họp an ninh châu Á ở học viện nghiên cứu chiến lược quốc tế vào tháng 6: Bộ trưởng bộ quốc phòng Mỹ - ông Robert Gates nhắc tới việc triển khai tàu chiến tại Singapore và tăng cường hợp tác hải quân trong khu vực.

Mỹ luôn tập trung vào vấn đề “Tự do hàng hải” – chính sách cốt lõi của Mỹ trong khi ứng xử với các quốc gia trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Trong khi đó, Trung Quốc là quốc gia vận tải đường biển lớn nhất thế giới cũng dựa rất nhiều vào khả năng di chuyển tự do trong khu vực.



Sau những sự ủng hộ ngoại giao và quân sự, Mỹ chọn cách bỏ rơi đồng minh nhỏ bé Gruzia khi xe tăng Nga tiến về phía Tbilisi.

Mỹ sẽ can thiệp quân sự vào khu vực?

Nhắc lại cuộc chiến tại Gruzia vào năm 2008, khi căng thẳng leo thang giữa Nga và Gruzia, Mỹ đã cho đồng minh mới của mình nhiều ưu ái đặc biệt và thậm chí cử nhiều cố vấn quân sự tới đây. Nhưng khi xe tăng của Nga tiến vào quốc gia láng giềng nhỏ bé, nhanh chóng chia cắt và chiếm giữ phần lớn Gruzia cũng như hủy diệt quân đội Gruzia thì phản ứng của Mỹ chỉ dừng lại ở những phát biểu phản đối.

Cuối cùng, Mỹ cũng đứng ngoài vận mệnh của một quốc gia nhỏ bé không có tầm quan trọng đối với nền an ninh của Mỹ để tránh một cuộc xung đột lớn hơn với Nga. Đây là một bài học rõ ràng cho các quốc gia Đông Nam Á.

Sự thật là Đông Nam Á không có nhiều ảnh hưởng đến cán cân quyền lực của thế giới. Một loạt các nước nhỏ và nghèo trong khu vực không đủ sức tạo ra ảnh hưởng tới cục diện của toàn cầu. Những quốc gia trung bình như Việt Nam, Indonesia và Australia theo lẽ tự nhiên sẽ tự đứng dậy chống lại sự xâm lấn của Trung Quốc. Nếu cuộc chiến xảy ra vì những cụm đảo nhỏ tại biển Đông, nền an ninh quốc gia của Mỹ không bị ảnh hưởng nhiều.

Vùng biển Đông cũng rất quan trọng đối với các quốc gia như Nhật Bản và Hàn Quốc, tuy nhiên họ sở hữu các hạm đội tàu chiến lớn và hiện đại và sẽ là một bước thử khó khăn hơn đối với tham vọng của Trung Quốc.



Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ là liều thử "nặng đô" tiếp theo cho tham vọng của Trung Quốc.


Như vậy, nhiều khả năng Mỹ sẽ phải cân nhắc rất kĩ trước khi đưa ra bất cứ hành động “quá tay” nào và có lẽ nguyên tắc ứng xử cơ bản của Mỹ tại biển Đông chính là không can dự quân sự.

Mỹ sẽ vẫn áp dụng chính sách “giơ cao đánh khẽ” khi giải quyết các vấn đề liên quan tới biển Đông và tìm lối thoát cho bế tắc bằng chính sách ngoại giao linh hoạt, thực tế và mềm mỏng.

Hướng đi đúng đắn nhất trong tương lai đối với tất cả các bên chính là đàm phán và đối thoại đa phương. Đây cũng chính là kênh giải quyết hợp lý nhất ngay đối với cả Trung Quốc, vì kể từ năm 1979, quốc gia này đã không dùng các chiến dịch tấn công quân sự lớn để giải quyết tranh chấp biên giới trên đất liền.

[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang