Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: 25 tháng 8 2013

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Tư, 28 tháng 8, 2013

Tên lửa Tomahawk của Mỹ sẽ "rụng như sung" ở Syria?

Thực tế thì Tomahawk quả thật là một vũ khí cực kỳ lợi hại nhưng nó cũng có không ít những điểm yếu có thể bị khuất phục. Điều quan trọng là Syria có chiến thuật gì để nhằm vào những điểm yếu này?

>> Pháo đài' Syria (kỳ 1)


SEAD (Suppression of Enemy Air Defenses) tạm dịch là "áp chế phòng không đối phương" là một khái niệm chiến thuật chiến tranh hiện đại được bắt nguồn từ các phi vụ Wild Weasel săn lùng các bệ phóng tên lửa và radar của phòng không Bắc Việt trong chiến tranh Việt Nam.

Ngày nay, SEAD đã trở thành một chiến thuật tiêu biểu cho chiến tranh hiện đại, thắng hay thua cho bên tấn công hay bên phòng thủ phụ thuộc rất lớn vào sự thắng bại trong chiến thuật SEAD. Kinh nghiệm chiến trường khoảng hơn một thập niên trở lại đây cho thấy nếu không thể cầm cự sau chiến thuật SEAD thì khả năng bị đánh bại là gần như 100%.

Từ Kosovo, Iraq đến Libya đều bại trận sau khi không thể chống lại chiến thuật SEAD của Mỹ. SEAD ngày trước thường giới hạn trong các nhiệm vụ săn lùng các bệ phóng tên lửa, radar, các căn cứ phòng không bằng các tiêm kích trang bị vũ khí tấn công mặt đất chính xác. Nhưng ngày nay, chiến thuật SEAD trở nên đa dạng hơn với sự góp mặt của tên lửa hành trình tấn công mặt đất tầm xa.


Tàu khu trục USS Barry - http://www.tinquansu.net


Tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk đã trở thành vũ khí tiêu chuẩn khai hỏa cho các cuộc tấn công quân sự trong suốt hơn một thập niên qua. Với những động thái gần đây, nhiều khả năng Mỹ và các nước đồng minh sẽ tiến hành một chiến dịch quân sự chống lại chính quyền Damascus.

Vấn đề đang được dư luận quan tâm hiện nay là quân đội chính phủ Syria có trong tay những vũ khí nào có thể chống chọi lại một chiến thuật SEAD của Mỹ nhắm vào đây. Thực tế thì Tomahawk quả thật là một vũ khí cực kỳ lợi hại nhưng nó cũng có không ít những điểm yếu có thể bị khuất phục.

Điểm yếu lớn nhất của Tomahawk là tốc độ hành trình khá chậm và trong tay quân đội chính phủ Syria đang có một vũ khí cực kỳ lợi hại để “bắt thóp” điểm yếu này. Vũ khí lợi hại nhất của Syria có thể đánh chặn tên lửa hành trình Tomahawk là hệ thống phòng không tích hợp Pantsir S1.


 Pantsir S1 - http://www.tinquansu.net


Pantsir S1 là sự kết hợp giữa 2 pháo bắn siêu nhanh 2A38M 30mm, pháo này có tốc độ bắn lên đến 2500 viên/phút, phạm vi tiêu diệt mục tiêu 4km cùng 12 tên lửa đánh chặn 57E6 hoặc 57E6-E. Đây là một tên lửa nhiên liệu rắn 2 giai đoạn được dẫn hướng bằng vô tuyến.

>> Hệ thống Pantsir-S1 nâng cấp của Nga

Radar điều khiển hỏa lực băng tần kép có khả năng phát hiện mục tiêu có diện tích phản hồi radar 2m2 ở cự ly 36km, theo dõi mục tiêu ở cự ly 28km. Hệ thống điều khiển hỏa lực được bổ sung thêm kênh dẫn hướng quang-điện nhằm tăng xác xuất tiêu diệt mục tiêu.

Với 2 kênh dẫn hướng riêng biệt, hệ thống Pantsir S1 có thể tấn công 2 mục tiêu cùng lúc với số lượng mục tiêu có thể tham chiến trong 1 phút lên đến 10 mục tiêu. Toàn bộ hệ thống được đặt trên khung gầm xe KAMAZ-6560 8x8 với khả năng cơ động rất cao. Hệ thống có thể tiêu diệt bất kỳ mục tiêu đường không nào trong phạm vi 20km với tầm cao 15km.


Buk-M2E -http://www.tinquansu.net


Theo Jane Defence Weekly, khoảng 50 hệ thống Pantsir S1 đã được đặt hàng bởi chính quyền Damascus, đây sẽ là con át chủ bài của Syria trong việc chống lại mối đe dọa từ tên lửa hành trình Tomahawk. Một hệ thống phòng không khác cực kỳ lợi hại trong việc chống lại chiến thuật SEAD của Mỹ là hệ thống phòng không tầm trung Buk (SA-11 Gadfly)

SA-11 được đánh giá là một trong những hệ thống phòng không tầm trung lợi hại nhất thế giới hiện nay. Đạn tên lửa, radar điều khiển hỏa lực đều được tích hợp trên xe bánh xích nên có khả năng cơ động rất cao.

Mỗi xe phóng mang 4 đạn tên lửa có thể tấn công đồng thời 2 mục tiêu cùng lúc với phạm vi tiêu diệt mục tiêu từ 30-50km, tầm cao từ 14-25km. Đặc biệt, hệ thống SA-11 có khả năng đánh chặn tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo chiến thuật rất cao.

Theo thống kê của Jane Defence Weekly, lực lượng phòng không Syria đang sở hữu khoảng 48 hệ thống SA-11. Một hệ thống phòng không khác được đánh giá rất lợi hại trong việc đánh chặn tên lửa hành trình Tomahawk là hệ thống phòng không di động 9K33 Osa (SA-8).


Hệ thống tên lửa SA-8 - http://www.tinquansu.net

Đây là hệ thống phòng không di động tầm thấp với 6 đạn tên lửa cùng radar điều khiển hỏa lực được tích hợp trên cùng một khung gầm xe bánh lốp 9A33 6x6 bánh. Hệ thống có khả năng đánh chặn tất cả các mục tiêu đường không trong phạm vi 12km tầm cao 5km. Xác suất đánh chặn tên lửa hành trình tấn công mặt đất của SA-8 được đánh giá ở mức 60%.

Một hệ thống khác mặc dù cũ hơn nhưng cũng rất đáng gờm là hệ thống phòng không tầm trung SA-6 tiền bối của SA-11 hiện nay. SA-6 đã được vinh danh là “ba ngón tay của thần chết” trong chiến tranh Yom Kippur năm 1973 giữa Israel và khối Arab.

Ngoài ra, còn rất nhiều hệ thống phòng không di động tầm thấp rất lợi hại trong việc đánh chặn tên lửa hành trình như SA-13, SA-9. Bên cạnh đó, còn rất nhiều hệ thống phòng không cũ hơn như S-200, S-125 và S-75.

Một chi tiết đáng lưu ý là phần lớn các hệ thống phòng không của Syria đều là những hệ thống di động được thiết kế theo chiến thuật “bắn-chuồn”. Đây là một lợi thế rất lớn trong việc chống lại chiến thuật SEAD. Một khi các hệ thống phòng không liên tục di chuyển qua nhiều địa điểm khác nhau thì việc xác định vị trí phóng trở nên rất khó khăn.

Trong khi đó, cơ chế dẫn hướng pha cuối của Tomahawk chủ yếu dựa vào GPS theo kiểu đánh tọa độ nên không có khả năng bám theo những mục tiêu di động. Tomahawk có thể đánh phá được các căn cứ quân sự của Syria nhưng rất khó có thể tiêu diệt được năng lực phòng không của Syria.

SEAD tại Syria thực sự là một thách thức lớn đối với Mỹ và các đồng minh, ngón đòn tấn công phủ đầu bằng Tomahawk vốn đã thành công rực rỡ trước đây có thể không đạt được kết quả mong muốn tại Syria. Sau thất bại của Iraq, Libya, có lẽ Damascus đã rút ra được bài học cho riêng mình, việc họ đầu tư rất nhiều vào các hệ thống phòng không di động cho thấy họ đã sẳn sàng để “tiếp chiêu” SEAD của Mỹ.

Công thức giành chiến thắng quân sự của Việt Nam dưới góc nhìn của người Nga

Biến điểm yếu thành sức mạnh, lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh... nghệ thuật quân sự Việt Nam là cả một kho tàng kiến thức không chỉ cho hôm này và cả mai sau.

>> SIGMA về biển Đông - Lỗ hổng phòng không được khắc phục toàn diện


Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn - http://www.tinquansu.net
Quốc công tiết chế Hưng Đạo đại vương chính là người đầu tiên đưa sách lược chiến tranh nhân dân của Việt Nam lên tầm nghệ thuật quân sự.

Đó là nhận định của trang mạng Fraza (Nga) trong bài viết có tiêu đề: “Công thức Việt Nam: Làm thế nào để biến điểm yếu thành sức mạnh”. Bài viết đã ca ngợi nghệ thuật quân sự Việt Nam, dưới đây là nội dung chính của bài viết:

Lịch sử chiến tranh giữa quân đội Mỹ và nhân dân Việt Nam là cả một kho tàng để nghiên cứu, phân tích một cách chi tiết về chiến thuật và chiến lược. Nhưng điều gây tò mò hơn cả là tôi muốn quay trở lại các sự kiện lịch sử xa xôi của Việt Nam nhấn mạnh các nguồn gốc sâu xa hơn về chiến lược quân sự Việt Nam làm thế nào để đối đầu với các thế lực thù địch từ bên ngoài.

Chiến lược quốc phòng của Việt Nam luôn có khái niệm sử dụng lực lượng tại chỗ để đối phó và tiêu hao sinh lực địch, quân chủ lực chỉ được sử dụng trong những thời điểm quyết định để tạo nên chiến thắng. Đặc tính quan trọng của nghệ thuật quân sự Việt Nam là khả năng cơ động cao, tấn công bất ngờ khiến đối phương không kịp đối phó.

Khả năng cơ động của các lực lượng quân sự Việt Nam được thực hiện thông qua các đường hầm như một phương tiện thông tin liên lạc chiến thuật đặc biệt trên chiến trường, đặc biệt là những con đường mòn ẩn dưới những tán rừng rậm rạp. Trong trường hợp này gần như toàn bộ người dân đã tham gia vào lực lượng chống kẻ thù bằng chiến tranh du kích hay còn gọi là thế trận chiến tranh nhân dân.

Nghệ thuật chiến tranh nhân dân của Việt Nam, chí ít đã hoàn thiện từ thời điểm Đại Việt chống giặc Nguyên - Mông xâm lược.

Tác giả của nghệ thuật chiến tranh nhân dân Viêt Nam chính là Quốc công tiết chế Trần Hưng Đạo. Ông vừa là nhà quân sự tài ba vừa là nhà văn xuất chúng với rất nhiều tác phẩm nổi tiếng về nghệ thuật chiến tranh, trong đó nổi tiếng nhất là cuốn Binh thư yếu lược trong đó đặt ra 3 vấn đề tối quan trọng đối với người lãnh đạo quân đội:

- Hỗ trợ, tăng cường mối đoàn kết với nhân dân

- Duy trì chiến tranh du kích để làm suy yếu kẻ thù

- Sử dụng lực lượng chính quy vào những thời điểm quyết định để giành thắng lợi cuối cùng.


Chiến tranh du kích - http://www.tinquansu.net

Dựa vào lực lượng tại chỗ để tiêu hao sinh lực địch, nghệ thuật chiến tranh du kích của Việt Nam luôn khiến binh lính Mỹ phải "sống trong sợ hãi". Ảnh tư liệu.

Đầu thế kỷ 13, dưới sự lãnh đạo của Thành Cát Tư Hãn, Mông Cổ trở nên hùng mạnh và bắt đầu chinh phạt khu vực. Sau khi đánh bại các nước Tây Hạ, Đại Lý, quân Mông Cổ muốn đánh chiếm Đại Việt để tạo thế gọng kìm bao vây Nam Tống.

Năm 1258, Mông Cổ huy động 3 vạn quân cùng 1,5 vạn quân của Đại Lý (tỉnh Vân Nam Trung Quốc ngày nay) tấn công Đại Việt. Trước sức mạnh hùng hậu của quân Mông, Trần Hưng Đạo đã hiến kế cho vua Trần Thái Tông rút khỏi Thăng Long thực hiện chiến lược “vườn không nhà trống” để làm giảm nhuệ khí của quân giặc.

Quân Mông Cổ chiếm được Thăng Long rơi vào thế “vườn không nhà trống” và bị gặp khó khăn về lương thực, nhuệ khí của binh lính cũng giảm đi nhiều vì không chạm trán được với đối thủ. 10 ngày ở trong kinh thành Thăng Long trống trải chưa biết phải làm gì thì quân nhà Trần phản công, quân Mông Cổ nhanh chóng bị đánh bại.

Đến năm 1285, Hoàng đế nhà Nguyên lúc đó là Hốt Tất Liệt tiếp tục ra lệnh chinh phạt Đại Việt với quân số đông hơn, chuẩn bị tốt hơn nhưng một lần nữa quân Nguyên bị đánh bại dưới sự chỉ huy tài tình của Trần Hưng Đạo. Đến năm 1288 quân Nguyên tiếp tục tấn công Đại Việt lần thứ 3 và cũng bị đánh bại.


Quân đội nhân đân Việt Nam - http://www.tinquansu.net
Lực lượng chủ lực sẽ được sử dụng vào những thời điểm thích hợp để giành thắng lợi cuối cùng. Ảnh tư liệu.

Có một điểm chung trong 3 lần đánh bại quân Nguyên - Mông dưới sự chỉ huy của Trần Hưng Đạo là ông không chạm trán trực tiếp với kẻ thù bằng những trận đánh quy ước. Những lần chạm trán đầu tiên với quân Nguyên - Mông của quân đội nhà Trần đều không thành công.

Trần Hưng Đạo đã nhận thấy điểm mạnh của quân Nguyên - Mông là tài cưỡi ngựa và bắn cung rất giỏi cùng với việc được trang bị áo giáp kim loại (đồng). Ông đã lựa chọn chiến thuật chiến tranh du kích , xây dựng các lực lượng kháng cự ngay tại những nơi bị quân Nguyên - Mông chiếm đóng. Các nhóm du kích sau đó sẽ kết hợp với nhau để tạo thành một lực lượng lớn hơn và họ thường xuyên duy trì liên lạc với các viên tướng dưới quyền Trần Hưng Đạo thông qua một hệ thống thông tin liên lạc bí mật.

Điều kiện địa lý Việt Nam nhiều sông ngòi, đồi núi đã làm hạn chế khả năng của binh lính Mông Cổ vốn quen thuộc với những thảo nguyên rộng lớn. Dưới sự chỉ huy của Trần Hưng Đạo các nhóm du kích liên tục thực hiện những cuộc tập kích bất ngờ vào các nhóm quân Nguyên - Mông tiêu hao sinh lực của chúng rồi nhanh chóng biến mất vào những cánh rừng rậm rạp.

Một sự tài tình khác của Trần Hưng Đạo để làm nên chiến thắng đó là xây dựng mạng lưới tình báo. Mọi hoạt động của quân Nguyên - Mông đều được theo dõi và giám sát từ xa. Trần Hưng Đạo luôn có thông tin khá chính xác và đầy đủ về đối phương.


Thế trận quốc phòng toàn dân - http://www.tinquansu.net
Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân luôn là chìa khóa thành công để Việt Nam bảo vệ sự toàn vẹn chủ quyền quốc gia trong suốt nhiều thế kỷ qua.

Cuối cùng đó là đánh vào điểm yếu của đối phương, với quân Nguyên - Mông lương thực luôn là điểm yếu của họ. Trong 3 lần tiến đánh Đại Việt, đội quân Nguyên - Mông đều bị Trần Hưng Đạo đánh vào điểm yếu lương thực và cuối cùng phải chịu thất bại.

Nghệ thuật quân sự Việt Nam ví như một con suối quanh co chảy qua các sườn núi tìm kiếm sự linh hoạt để đạt được kết quả cuối cùng. Sử dụng chính sức mạnh của kẻ thù và giữ nó trong sự yếu đuối, chờ đợi thời điểm thích hợp. Các nhà lãnh đạo quân sự Việt Nam luôn tìm cách che giấu lực lượng chủ lực của mình chờ đợi thời điểm thích hợp để tung ra trận đánh bất ngờ và quyết định để dành thắng lợi cuối cùng.

Lực lượng quân sự Việt Nam được ví như một con rắn nước, di chuyển một cách nhẹ nhàng và khéo léo dọc theo bờ sông, bất ngờ tung đòn tấn công đối phương sau khi vượt qua những cạm bẫy của chính mình. Sự tương đồng của các chiến thuật này có thể tìm thấy trong các môn võ truyền thống của Việt Nam và trong cuộc sống hàng ngày.

Ngay cả nền ngoại giao Viêt Nam cũng được vận dụng một cách khéo léo dựa theo nghệ thuật quân sự mà Trần Hưng Đạo đã khai sáng gần một thiên niên kỷ trước.

Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2013

SIGMA về biển Đông - Lỗ hổng phòng không được khắc phục toàn diện

Hai tàu hộ tống tên lửa tàng hình SIGMA 9814 được trang bị hệ thống các ống phóng thẳng đứng (VLS) cho tên lửa phòng không MICA sẽ là "con át chủ bài" phòng không trên Biển Đông của Hải quân Việt Nam tương lai.

>> Tìm hiểu tàu hộ tống và tàu hộ tống lớp Sigma (Kỳ 2)

Sigma - http://www.tinquansu.net

Như thông tin đã đưa hôm 23/8, báo chí Hà Lan nói rằng nhà máy đóng tàu Damen của nước này đã đạt được một thỏa thuận với Hải quân Việt Nam về việc cung cấp 2 tàu hộ tống tàng hình lớp SIGMA tối tân với giá trị lên tới nửa tỷ Euro (khoảng 667 triệu USD).

Về chương trình đóng tàu SIGMA, Damen không tiết lộ thêm chi tiết, nhưng theo đánh giá của truyền thông Hà Lan, có khả năng một trong hai tàu SIGMA đầu tiên sẽ được đóng ở Hà Lan và chiếc thứ hai sẽ được đóng ở nhà máy đóng tàu Việt Nam theo phương thức chuyển giao dây chuyền công nghệ.

Trước đây, truyền thông Hà Lan từng đưa tin Việt Nam có thể mua 4 tàu hộ tống tàng hình lớp SIGMA, trong đó 2 chiếc được đóng ở Hà Lan và 2 chiếc đóng ở Việt Nam. Nhưng một thông tin chính thức về thương vụ mua tàu chiến SIGMA của Việt Nam (số lượng giảm còn 2 chiếc) mới chỉ được nhà máy đóng tàu Damen của Hà Lan tiết lộ vào ngày hôm qua (23/8).

Ngay lập tức, "tin vui" này đã nhận được sự quan tâm lớn của người dân Việt Nam, bởi SIGMA được đánh giá là một trong những chiến hạm trang bị những công nghệ "đỉnh cao" của Hà Lan, nó đánh dấu lần đầu tiên Hải quân Việt Nam được tiếp cận với công nghệ tàu chiến và các hệ thống vũ khí hiện đại của phương Tây.

Các thông tin về các phiên bản tàu chiến lớp SIGMA được Hà Lan xuất khẩu sang nhiều quốc gia khác đều có thông số kỹ thuật đầy đủ và rõ ràng. Tuy nhiên, biến thể SIGMA mới nhất là đề án 9814 cho Hải quân Việt Nam mới chỉ được Damen "hé lộ" một phần thông số kỹ thuật với chiều dài 98m và rộng 14m. Tàu được trang bị vũ khí mạnh bao gồm một pháo bắn nhanh Oto Melara, tên lửa chống tàu và hệ thống tên lửa phòng không đặt trong các ống phóng thẳng đứng (VLS) MICA cùng các hệ thống radar, các cảm biến, hệ thống điều khiển hỏa lực và hệ thống chỉ huy, điều khiển trên tàu do Thales phát triển.

Nhiều tờ báo Việt Nam dự đoán rằng, tên lửa chống tàu được trang bị cho SIGMA 9814 của Việt Nam có thể là tên lửa của Nga (Kh-35 Uran-E) bởi Việt Nam có truyền thống lâu dài sử dụng loại tên lửa này. Hoặc đó cũng có thể chính là biến thể của Kh-35 Uran E được liên doanh chế tạo tên lửa Nga – Việt hợp tác sản xuất mà báo chí Nga đã tiết lộ vào năm ngoái. Nhưng cũng không loại trừ khả năng nó sẽ dùng tên lửa do các nước Tây Âu chế tạo (hiện các tàu Sigma 9113 của Indonesia đang sử dụng tên lửa chống tàu Exocet của Pháp).


Đạn tên lửa của hệ thống VL MICA - http://www.tinquansu.net

Tuy nhiên, khoan nói tới vũ khí chống tàu, bởi hệ thống vũ khí đáng chú ý nhất cũng như Hải quân Việt Nam cần nhất hiện nay là tên lửa phòng không trên hạm, mà theo Damen cho biết đó là hệ thống tên lửa hạm - đối - không MICA do Tập đoàn MBDA của châu Âu phát triển. Vậy, hệ thống tên lửa phòng không MICA có khả năng gì và tầm quan trọng ra sao trong Hải quân Việt Nam?

MICA - Át chủ bài phòng không trên Biển Đông

Biến thể hệ thống tên lửa MICA cho hải quân (VL MICA) được thiết kế để tham gia các nhiệm vụ phòng không trên hạm, tiêu diệt máy bay chiến đấu, trực thăng và các phương tiện bay không người lái của đối phương. Ngoài ra, một đặc điểm quan trọng của VL MICA là hệ thống này có khả năng phòng thủ rất cao khi hoạt động trong đội hình tác chiến của một hạm đội. Tất cả các mối đe dọa như tên lửa chống hạm, tên lửa hành trình, bom thông minh... đều là mục tiêu đánh chặn của VL MICA.


Đạn tên lửa của hệ thống VL MICA có tầm bắn xa 25km - http://www.tinquansu.net
Mô đun VLS cho hệ thống tên lửa MICA trên tàu chiến SIGMA của Hà Lan


Hệ thống này được triển khai thành các block ống phóng thẳng đứng (VLS) trên tàu chiến và có khả năng phản ứng rất nhanh trước các mục tiêu trên không. Đạn tên lửa của hệ thống sử dụng 2 đầu dò "tinh vi" là radar xung doppler hoặc đầu dò hồng ngoại thụ động (IR&RF). Tên lửa hoạt động theo nguyên lý "bắn và quên", sử dụng hệ dẫn đường quán tính trong giai đoạn giữa và liên tục cập nhật vị trí mục tiêu trong quá trình bay, tạo ra khả năng tấn công linh hoạt với hiệu suất cao.

Radar của hệ thống VL MICA có vùng phủ không gian 360 độ, phát hiện đồng thời 200 mục tiêu trên không trong cự li 80km và sau đó ra lệnh cho tên lửa tấn công trong phạm vi lên tới 25km và có thể xa hơn thế. Các thử nghiệm gần đây được Quân đội Pháp thực hiện cho thấy tên lửa MICA đạt hiệu suất đánh chặn mục tiêu mà không hệ thống tương tự nào sánh được.

VL MICA sở hữu thiết kế mô đun rất nhỏ gọn (không cần hệ thống radar bám mục tiêu, sử dụng radar giám sát không gian trên tàu thay cho radar riêng của hệ thống) cho phép dễ dàng lắp đặt lên các tàu chiến có chiều ngang lớn, trong đó có tàu chiến SIGMA 9814 của Việt Nam.

Như vậy, đánh giá một cách tổng thể, hệ thống phòng không tầm ngắn VL MICA có khả năng tấn công các tấn công tiêu diệt hiệu quả các mục tiêu trên không, đảm bảo bảo vệ hạm đội tác chiến trên biển cho Hải quân Việt Nam. Tầm xa tấn công 25km tuy không lớn bằng một số hệ thống phòng không trên hạm như Shtil-1 (120km) của Nga, nhưng bù lại là khả năng đánh chặn vượt trội đối với các mục tiêu tên lửa, bom thông minh... và bảo vệ cho đội hình tàu chiến trước các mối đe dọa trên không.

Trong các hệ thống vũ khí được trang bị trên tàu chiến SIGMA 9814 sắp được đóng cho Hải quân Việt Nam, ngoài tên lửa chống hạm, pháo hạm, có thể cả ngư lôi... thì VL MICA là hệ thống vũ khí được trông đợi nhất, bởi 2 tàu chiến mạnh nhất của HQVN hiện nay là HQ-011 và HQ-012 (lớp Gepard 3.9) chỉ trang bị vũ khí thiên về chống hạm, khả năng phòng không yếu, 2 tàu Gepard thứ ba và thứ tư cũng được Nga tiết lộ là bổ sung vũ khí chống ngầm (không có thông tin về hệ thống phòng không).

Chính vì thế, một hệ thống phòng không như VL MICA được trang bị trên tàu chiến SIGMA 9814 sẽ giúp Việt Nam lấp được kẽ hở về khả năng phòng không khi tác chiến trên Biển Đông.


(Theo nguồn Quân Sự báo Soha.vn)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang