Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: 01 tháng 1 2012

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Sáu, 6 tháng 1, 2012

>> Top 5 hệ thống tên lửa phóng loạt “khủng” nhất thế giới



“Vũ khí Nga” đã bình chọn Top-5 “đại bác phun lửa nhiều nòng” hàng đầu thế giới, trong đó có hai hệ thống MLRS của Nga



Việc bình chọn ra Top 5 hệ thống tên lửa phóng loạt MLRS (Multiple Lauch Rocket System) “khủng” nhất thế giới được “Vũ khí Nga” đánh giá thông qua một ma trận gồm các điểm: tầm bắn, tầm hoạt động, tốc độ, diện tích bao trùm của một loạt bắn, thời gian thực hiện một loạt bắn, thời gian chuẩn bị cho loạt bắn tiếp theo, trọng lượng sẵn sàng chiến đấu, khả năng cơ động trên chiến trường,…

Sau đây là Top-5 “đại bác phun lửa nhiều nòng” hàng đầu thế giới theo bình chọn của “Vũ khí Nga”

1. MLRS Tornado (Nga)

Hệ thống pháo phản lực phóng loạt “Cuồng phong” Tornado được thiết kế để thay thế cho các hệ thống MLRS hiện đang phục vụ trong Lục quân Nga là Uragan, Smerch và Grad.

Tornado có các biến thể G/U/S, được trang bị hệ thống phóng dùng cho đạn các cỡ lần lượt là 122 mm (Grad), 220 mm (Uragan) và 300 mm (Smerch).


http://nghiadx.blogspot.com


Các thông số kỹ thuật

Cỡ đạn: 122 mm

Số lượng ống phóng (hay còn gọi là thiết bị dẫn hướng): 40

Tầm bắn: 100 km

Một loạt bắn bao trùm diện tích: 840.000 mét vuông

Thời gian thực hiện một loạt bắn: 38 giây

Tầm hoạt động: 650 km

Tốc độ: 60 km/h

Thời gian chuẩn bị cho loạt bắn tiếp theo: 180 giây

Kíp chiến đấu: 3 người

2. MLRS 9K51 Grad (Nga)

Tổ hợp Pháo phản lực 9K51 Grad ( BM-21 nâng cấp), được thiết kế để tiêu diệt binh lực địch (cả trong lẫn ngoài công sự, xe tăng, xe bọc thép, các khẩu đội pháo, cối, máy bay và trực thăng trú đậu trên bãi đáp, trạm chỉ huy và các mục tiêu khác.

9K51 Grad sử dụng khung gầm xe tải quân sự Ural-4320 và Ural-375. BM-21 đã tham gia vào các cuộc xung đột quân sự từ năm 1964 và có trong biên chế của nhiều nước là đồng minh thân cận của Liên Xô trong đó có Việt Nam.

http://nghiadx.blogspot.com
Các thông số kỹ thuật

Cỡ đạn: 122 mm

Số lượng ống phóng: 40

Tầm bắn: 21 km

Một loạt bắn bao trùm diện tích: 40.000 mét vuông

Thời gian thực hiện một loạt bắn: 20 giây

Tầm hoạt động: 1.400 km

Tốc độ: 85 km/h

Thời gian chuẩn bị cho loạt bắn tiếp theo: 420 giây

Kíp chiến đấu: 4 người

Trọng lượng: 5,5 tấn

3. MLRS HIMARS (Mỹ)

HIMARS (High Mobility Artillery Rocket System) do Lockheed Martin (Mỹ) sản xuất là một phiên bản thu nhỏ hệ thống pháo hỏa tiễn MLRS, từng được mệnh danh là "Mưa thép" ở Chiến tranh vùng Vịnh 1991.

HIMARS ra đời để đáp ứng yêu cầu về một hệ thống gọn nhẹ, cơ động hơn, vì nó có thể được chuyên chở bởi máy bay vận tải C-130. Nó có thể chở theo 6 tên lửa GMLRS hoặc 1 ATACMS.

Tất nhiên, HIMARS cũng có thể sử dụng tên lửa của bất kỳ hệ thống pháo phản lực phóng loạt nào của Hoa Kỳ.

Dàn phóng này đã được quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Afghanistan.

http://nghiadx.blogspot.com


Thông số kỹ thuật

Cỡ đạn: 227 mm

Số lượng ống phóng: 6

Tầm bắn: 85 km

Một loạt bắn bao trùm diện tích: 67.000 mét vuông

Thời gian thực hiện một loạt bắn: 38 giây

Tầm hoạt động: 600 km

Tốc độ: 80 km/h

Thời gian chuẩn bị cho loạt bắn tiếp theo: 420 giây

Kíp chiến đấu: 3 người

Trọng lượng: 5,5 tấn

4. MLRS WS-1B (Trung Quốc)

Hệ thống WS-1B được thiết kế để vô hiệu các mục tiêu trọng yếu, có thể là căn cứ quân sự, khu vực phóng tên lửa, sân bay, khu công nghiệp và các trung tâm hành chính.

MLRS WeiShi-1B được nâng cấp từ hệ thống pháo phóng loạt WS-1. WeiShi-1B được công ty CPMIEC của Trung Quốc chào bán trên thị trường vũ khí thế giới, được nhiều quốc gia quan tâm. Trung Quốc từng chuyển giao công nghệ sản xuất MLRS WS-1A cho Quân đội hoàng gia Thái Lan và MLRS WS-1 B cho Thổ Nhĩ Kỳ với tên gọi T 300 Kasirga trên khung gầm xe tải MAN- CHLB Đức.

http://nghiadx.blogspot.com


Các thông số kỹ thuật

Cỡ đạn: 320 mm

Số lượng ống phóng: 4

Tầm bắn: 100 km

Một loạt bắn bao trùm diện tích: 45.000 mét vuông

Thời gian thực hiện một loạt bắn: 15 giây

Tầm hoạt động: 900 km

Tốc độ: 60 km/h

Thời gian chuẩn bị cho loạt bắn tiếp theo: 1200 giây

Kíp chiến đấu: 6 người

Trọng lượng: 5 tấn

5. MLRS Pinaka (Ấn Độ)

Chương trình chế tạo hệ thống tên lửa phóng loạt của Ấn Độ đã được thực hiện từ năm 1981 và các cuộc thử nghiệm mô hình thử nghiệm diễn ra từ năm 1995. Trung đoàn đầu tiên trang bị hệ thống Pinaka đã được thành lập vào năm 2000.

Hệ thống Pinaka được chế tạo dựa trên ô tô chở hàng 8 trục Tatra và có 12 thiết bị dẫn hướng. Loạt bắn tất cả các tên lửa có thể diễn ra trong vòng 44 giây. Tầm xa tối đa tiêu diệt mục tiêu là 40km

Tính đến tháng 9 năm nay, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã kí hợp đồng với các công ty Tata Power và Larsen and Tubro mua 80 hệ thống pháo phản lực phóng loạt này.

http://nghiadx.blogspot.com
Các thông số kỹ thuật

Cỡ đạn: 214 mm

Số lượng ống phóng: 12

Tầm bắn: 40 km

Một loạt bắn bao trùm diện tích: 130.000 mét vuông

Thời gian thực hiện một loạt bắn: 44 giây

Tầm hoạt động: 850 km

Tốc độ: 80 km/h

Thời gian chuẩn bị cho loạt bắn tiếp theo: 900 giây

Kíp chiến đấu: 4 người

Trọng lượng: 6 tấn

Ngoài Top 5 MLRS kể trên, trong bảng xếp hạng của “Vũ khí Nga” còn có các hệ thống pháo phản lực phóng loạt: Teruel-3 của Tây Ban Nha, LAROM – Israel, LAR-160 – Israel, BM-21A Belgrade – Belarus, Type 90 – Trung Quốc, Lars-2 – Đức, WM-80 – Trung Quốc, WR-40 Langusta – Ba Lan, RM-70 – Séc, T-122 Roketsan – Thổ Nhĩ Kỳ, Type 82 – Trung Quốc, MLRS – Hoa Kỳ, BM 9A52-4 Smerch – Nga, Type 89 – Trung Quốc, Smerch – Nga, BM-21U Grad-M – Ucraina, 9К57 Uragan – Nga, Bataleur – Nam Phi, 9A52-2T Tornado – Nga, A-100 – Nga

>> Lộ rõ tham vọng



Tàu DDG-1000 được thiết kế nhằm chống lại những mối đe dọa hiện hữu và có thể xuất hiện trong tương lai, có khả năng theo dõi, tìm kiếm và khả năng tác chiến nhanh chóng .

Thế kỷ XXI chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng hải quân trong chiến lược chung hướng ra đại dương của các nước. Để đảm nhận vai trò nòng cốt, tàu chiến hải quân các nước chủ yếu sẽ đi theo xu hướng tàng hình hóa, chế áp vũ khí chống hạm và radar hiện đại. Đó cũng chính là dòng chủ lưu của công nghệ nghiên cứu – chế tạo tàu chiến năm 2012.

Kỳ 1: Lộ rõ tham vọng

Mỹ là nước đầu tiên trên thế giới tập trung phát triển công nghệ tàng hình cho máy bay và tàu chiến nhằm “bịt mắt” radar, từ đó bất ngờ tấn công, tập kích đối phương. Với chương trình chế tạo tàu chiến lớp Zumwalt hiện nay, tham vọng của Mỹ ngày càng bộc lộ rõ: duy trì sức mạnh tối đa trên biển.

Siêu phẩm của công nghệ…

DDG-1000 là tổng hòa ứng dụng rất nhiều tiến bộ trong công nghệ. Đầu tiên phải kể đến là công nghệ tàng hình. Để có thể tồn tại khi chiến đấu ở gần bờ, DDG-1000 phải dựa nhiều vào khả năng nhận biết những hiểm họa xung quanh và trực diện, trong khi vẫn đảm bảo khó bị phát hiện. Công nghệ tàng hình được ứng dụng trên tàu một cách triệt để (cả về thiết kế tàng hình và vật liệu tàng hình). Thiết kế hình dáng vát của thân tàu giúp giảm tiết diện phản xạ của radar tốt hơn so với những tàu có thiết kế thân nhiều góc nhọn (hard-angles).

Phòng điều khiển điện tử phải đảm bảo yêu cầu là 1 tấm chắn điện từ hữu hiệu, giúp giảm các tín hiệu radar và hồng ngoại. Để đáp ứng được yêu cầu này, vật liệu composit được dùng cho thiết kế phần thượng tầng của tàu. Tín hiệu radar và hồng ngoại được giảm thiểu một cách tối đa. Trên tàu còn được lắp đặt hệ thống triệt khí thải để giảm bớt tín hiệu hồng ngoại từ bộ phận thoát khí.


http://nghiadx.blogspot.com
Hình họa tàu khu trục tương lai DDG-1000.


Tàu sử dụng hệ thống truyền động bằng điện cùng một bộ tích hợp năng lượng hoạt động nhờ những motor đồng bộ hóa từ trường đặt cố định trong thân tàu. Thiết kế động cơ đặc biệt này giúp tàu hạn chế bớt được tiếng ồn của động cơ, giảm khả năng bị phát hiện bởi tàu ngầm đối phương cũng như tránh được các thiết bị thu tiếng động. Hệ thống vũ khí có thể gấp lại, giấu gọn trong thân tàu cũng là một phương pháp tăng khả năng tàng hình của tàu.

Ngoài thiết kế tàng hình vốn đang là xu thế của tàu chiến hiện nay, tàu DDG-1000 còn có nhiều điểm nổi bật khác. Dự kiến tàu DDG-1000 sẽ sở hữu 1 nguồn điện lên tới 78 megawat thay vì 7,5 megawat như trên tàu DDG-51 hiện nay.

Với chức năng của một tàu chiến “siêu hạng”, DDG-1000 sử dụng hệ thống radar X-Band SPY-3 của hãng Raytheon cho phép truy tìm và bám sát mục tiêu trên cạn và trên không cũng như hỗ trợ khả năng tấn công cho tàu, tăng cường khả năng tự vệ. Công nghệ radar sử dụng mạng lưới ăng-ten có độ nhạy cao giúp tàu có thể chống lại tên lửa vì nó có thể theo dấu và định hướng cho hơn 10 tên lửa cùng lúc.

Để tăng khả năng sống sót, ngoài hệ thống pháo tự động, trên tàu hiện có gắn bệ phóng tên lửa thẳng đứng-một trong những ưu thế của tàu. Những tàu khu trục lớp Zumwalt sẽ được bố trí khoảng 80 ngăn chứa tên lửa trên 20 bệ phóng đặt dọc theo cạnh tàu, giúp giảm khả năng bị tấn công trực diện bởi các tên lửa hiện đại nhất. Ống phóng của bệ phóng Mk57 sẽ to hơn của Mk 41, cho phép chúng phóng ra những tên lửa lớn hơn.

http://nghiadx.blogspot.com
Siêu pháo hạm AGM 155mm trên DDG-1000.


Bệ phóng này sẽ là nơi phóng đi các tên lửa hành trình đối đất Tomahawk, tên lửa đối không SM2-MR, tên lửa Evolved Seasparrow cho những mục tiêu trên không và trên biển cũng như hệ thống rocket chống ngầm. Hai hệ thống pháo cự li gần 40mm cho phép tăng khả năng tự phòng thủ của tàu trước mối đe dọa từ trên không và tàu nổi.

Không chỉ chú trọng khả năng chiến đấu trên không, tàu nổi và trên cạn, DDG-1000 còn sở hữu 2 hệ thống pháo hạm AGS155mm của hãng BAE System, hỗ trợ các đơn vị chiến đấu gần bờ, với 304 quả đạn pháo dẫn đường bởi hệ thống định vị toàn cầu, AGS có khả năng phóng xa từ 113 đến 161 km.


Clip minh họa khả năng tác chiến của DDG-1000.
… nhưng còn nhiều tranh cãi

Tuy nhiên, DDG -1000 cũng vẫn chưa thực sự hoàn chỉnh. Nhiều chi tiết và công nghệ trên tàu hiện vẫn là đề tài tranh cãi của nhiều chuyên gia quân sự. Chẳng hạn như công nghệ tàng hình của tàu, khi hoạt động trong vùng nước nông gần bờ, đối phương có thể sử dụng các thiết bị bay không người lái có gắn thiết bị quang điện để dò ra tàu. Khi khai hỏa, tàu dễ dàng trở thành mục tiêu cho các cảm biến âm thanh.

Thiết kế nổi trội của thân tàu cũng có thể là mối hiểm họa cho tàu bởi khi chạy với tốc độ không phù hợp, tàu có thể bị lập úp. Bên cạnh đó, hệ thống động cơ của tàu cũng đang gây nhiều tranh cãi. Ngoài việc sử dụng hệ thống tích hợp năng lượng sử dụng các motor đồng bộ từ trường đặt trên thân, tàu còn sử dụng các motor cảm ứng cải tiến(AIM) như một giải pháp dự bị.

Tuy nhiên công nghệ AIM đòi hỏi phải có một motor nặng hơn, chiếm chỗ hơn, cần một hệ thống điều khiển riêng biệt nhằm giảm tiếng ồn, trong khi chỉ sản sinh được 1/3 số năng lượng điện cần thiết.

Một trong những vấn đề làm đau đầu các nhà thiết kế đó là hệ thống radar không thích hợp với các tên lửa đạn đạo có nhiệm vụ phòng thủ. Không những thế, DDG-1000 còn không thể sử dụng hệ thống tên lửa SM-2, SM-3, SM-6 chống tên lửa, máy bay và tàu.

Ngoài những vấn đề kĩ thuật, vũ khí, hiện giá cả “trên trời” của mỗi chiếc DDG-1000 (khoảng 5 tỉ đô la) cũng làm cho các nhà cầm quân phải thận trọng khi điều một chiếc tàu đắt giá đến thế vào vùng nước nông đầy rẫy cạm bẫy, trong tầm kiểm soát của đối phương.

>> Ngư lôi Mỹ và 10 tỷ USD 'đánh chìm' tàu ngầm Kursk?


Nguyên nhân thực sự của vụ chìm tàu ngầm nguyên tử Kursk đã được che dấu bằng một thỏa thuận ngoại giao bí mật giữa Mỹ và Nga, gồm việc xóa khoản nợ 10 tỷ USD.
Sau thảm kịch, một ủy ban đã được lập ra nhằm điều tra về vụ việc. Ủy ban này sau đó đã đặt ra tất cả các giả thiết có thể. Mãi 5 ngày sau, những người có trách nhiệm công bố trước công chúng về kết luận của ủy ban điều tra thảm họa.

Theo đó, nguyên nhân khiến tàu Kursk gặp nạn làm toàn bộ 118 thủy thủ đoàn thiệt mạng ở biển Barents là do vụ nổ bất ngờ trong khoang chứa ngư lôi của tàu. Kursk bị hư hại nặng và chìm xuống đáy biển làm cho khả năng giải cứu thuyền viên gần như là không thể.

Tuy nhiên Maurice Stradling – cựu quan chức Bộ Quốc phòng Anh, một chuyên gia về ngư lôi và là nhân vật chủ chốt trong cuộc điều tra sơ bộ về nguyên nhân tai nạn tàu Kursk nhiều năm trước, ủng hộ giả thuyết cho rằng tàu ngầm Kursk bị đánh chìm bởi một ngư lôi từ tàu ngầm Mỹ. Thậm chí ông còn chỉ đích danh loại ngư lôi người Mỹ dùng để đánh chìm tàu ngầm Kursk.

“Có bằng chứng cho thấy tàu ngầm nguyên tử Kursk bị trúng một quả ngư lôi MK-48 của Mỹ”, - Stradling tuyên bố như vậy trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ “Người quan sát Nga”, ngày 28/12/2011.


http://nghiadx.blogspot.com
Vị trí tàu ngầm nguyên tử Kursk trúng ngư lôi MK-48

Cần lưu ý rằng, Maurice Stradling đã nhiều năm liền theo đuổi công việc nghiên cứu tìm ra nguyên nhân thực sự của vụ chìm tàu Kursk.

Năm 2001, ông là cố vấn chính của BBC trong bộ phim tài liệu “Điều gì đã làm chìm tàu Kursk?”, lúc này ông đưa ra quan điểm cho rằng rằng Kursk có thể bị chìm do sự cố của ngư lôi đã lỗi thời của Nga.

Mới đây ông tham gia cố vấn cho các nhà làm phim Pháp thực hiện bộ phim tài liệu có tiêu đề “Kursk – Tàu ngầm trong vùng nước hiểm”. Bộ phim này đã thu hút một lượng khán giả kỷ lục - hơn 4 triệu người xem - trên truyền hình Pháp.

Trao đổi với “Người quan sát Nga”, ông tin rằng bộ phim này sẽ làm thay đổi quan điểm của cộng đồng thế giới về kết luận nguyên nhân làm tàu Kursk bị chìm.

Trong phim tài liệu của người Pháp, Stradling đã giải thích về sự thay đổi quan điểm của mình. Ông nói: "Vào thời điểm đó, năm 2001, giả thuyết mà BBC đưa ra là có thể chấp nhận được, do thực tế là lúc đó chúng tôi chỉ có được một số thông tin hạn chế. Nhưng giờ đây thì khác, chúng tôi có nhiều tư liệu thuyết phục hơn và có cái nhìn toàn diện hơn về sự việc".

Cơ sở chính cho sự khẳng định của Stradling đó là lỗ hổng được phát hiện ở phía bên phải của tàu Kursk và bằng chứng cho thấy có sự hiện diện của tàu ngầm Mỹ trong cùng một khu vực vào thời điểm tàu Kursk bị chìm.

“Các hình ảnh trong bộ phim tư liệu của Pháp cho thấy Kursk được đưa lên khỏi mặt nước với một lỗ tròn tương đối nhẵn ở phía bên phải của con tàu. Và các cạnh của lỗ thủng này rõ ràng uốn cong vào trong tàu, phù hợp với thực tế của một cuộc tấn công từ bên ngoài tàu ngầm.

Lỗ hổng này chính là bằng chứng rõ ràng nhất của cuộc tấn công bằng ngư lôi MK-48, loại ngư lôi này có khả năng xuyên qua vỏ thép của tàu ngầm thông qua một cơ chế đặc biệt nằm ở phần mũi quả ngư lôi có thể đốt cháy và làm tan chảy đồng” – chuyên gia về ngư lôi Stradling giải thích.

Theo bộ phim tài liệu này, cuộc tấn công xảy ra trong bối cảnh khi hai tàu ngầm Mỹ Toledo và Memphis đang bí mật theo dõi tàu Kursk. Sau đó Toledo bất ngờ va chạm với Kursk, tàu ngầm Nga đã ngay lập tức khởi động hệ thống phóng ngư lôi của mình, dẫn đến hành động tấn công bằng ngư lôi của tàu ngầm Memphis vào Kursk trong tích tắc. Sau sự việc Memphis đã hộ tống Toledo rời khỏi hiện trường.

Sau đó, nguyên nhân thực sự của vụ chìm tàu ngầm nguyên tử Kursk, theo các nhà làm phim, đã được che dấu bằng một thỏa thuận ngoại giao bí mật giữa Mỹ và Nga. Thỏa thuận bao gồm việc hủy bỏ khoản nợ của Nga với số tiền 10 tỷ USD.

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang