Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: 27 tháng 11 2011

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Bảy, 3 tháng 12, 2011

>> Hồ sơ tên lửa Standard Missile (kỳ 1)



Nếu như radar AN/SPY-1 là trái tim của hệ thống chiến đấu Aegis thì tên lửa Standard Missile chính là sức mạnh của Aegis.

Sự phát triển của tên lửa Standard Missile (SM) gắn liền với sự thăng trầm của hệ thống chiến đấu siêu hiện đại Aegis. Nếu như radar AN/SPY-1 là trái tim của hệ thống chiến đấu Aegis thì tên lửa Standard Missile chính là sức mạnh của Aegis.

Standard Missile là chương trình phát triển tên lửa độc đáo, hiện tại, trên thế giới không có chương trình phát triển tương tự. Một số nước như Nga, Israel cũng phát triển các chương trình tên lửa đánh chặn bên ngoài không gian, tuy nhiên, công năng sử dụng và cơ chế vận hành hoàn toàn khác.

Tên lửa SM được sản xuất bắt đầu từ năm 1963 (chính thức từ 1967) bởi hãng chế tạo vũ khí danh tiếng Raytheon của Mỹ.

RIM-66 SM-1MR/SM-2MR (Medium Range) Tầm Trung

Tên lửa được nhà sản xuất chính thức gọi là RIM-66 Standard, nhưng SM là tên thường được gọi. RIM-66 được phát triển nhằm thay thế cho các loại tên lửa đối không trước đó là RIM-2/24. Đây là một loại tên lửa đối không nhiên liệu rắn tầm trung.

Tên lửa RIM-66 bắt đầu đưa vào sử dụng năm 1967 với đầu dò radar chủ động, trang bị máy lái tự động mới, đầu nổ phân mảnh Mk90, cải thiện khả năng kháng nhiễu ECM, hệ thống dẫn hướng quán tính mới tốt hơn.

Tên lửa sử dụng cơ cấu phóng nghiêng, trở thành tiêu chuẩn cho tên lửa trang bị trên các tàu chiến của Mỹ trong Chiến tranh lạnh. Tên lửa có 2 biến thể là SM-1RM và SM-2MR với tầm bắn lần lượt là 40 km và 74km. Trong đó, biến thể SM-1MR đã từng được sử dụng trong chiến tranh Việt Nam.

Biến thể SM-1MR còn gọi là RIM-66A/B, về cơ bản giống với RIM-24C với đầu dò tương tự nhưng có một số cải tiến trong hệ thống điện tử, hệ thống dẫn đường đáng tin cậy hơn.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa RIM-66A SM-1MR Ảnh: FAS


Hiện tại, tất cả các biến thể của SM-1 đã ngưng sử dụng trong Hải quân Mỹ nhưng vẫn còn được sản xuất để xuất khẩu cho khách hàng trên thế giới với các biến thể RIM-66A/B/E/L/M. Riêng biến thể RIM-66E có thời hạn sử dụng đến năm 2020.

Biến thể RIM-66L/M từng được phát triển để sử dụng cho các tàu Aegis đời đầu, đặt trong các ống phóng thắng đứng Mk-41.

Thông số cơ bản: SM-1MR, dài 4,47 m, sải cánh 1,07 m, đường kính 0,34 m, trọng lượng 621kg. SM-2MR, dài 4,72 m, sải cánh 1,07 m, đường kính 0,34 m, trọng lượng 621kg. Tốc độ tối đa của cả hai biến thể là Mach-3,5

RIM-67 SM-1ER/SM-2ER (Extended Range) Mở rộng phạm vi

Biến thể mở rộng của RIM-66 là RIM-67 hay còn gọi là SM-1ER và SM-2ER, sự phát triển của SM-2ER gắn liền với sự ra đời của chương trình phòng thủ tên lửa đạn đạo của hệ thống chiến đấu Aegis.

Tên lửa SM-2 sử dụng đầu dò radar bán chủ động, máy lái tự động, hệ thống dẫn hướng quán tính mới.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa RIM-67A SM-1ER, tên lửa được gắn thêm tầng đẩy phụ Ảnh: U.S Navy


Biến thể SM-1ER còn được gọi là RIM-67A, về cơ bản giống với biến thể SM-1MR, tuy nhiên, SM-1ER được tăng cường thêm một tầng đẩy Mk56 lực đẩy kép. Tầm bắn của SM-1ER tăng lên 65km, tầm cao 24km.

Biến thể SM-2ER hay còn gọi là RIM-67C, được trang bị thêm tầng đẩy phụ Mk70, tầm bắn của SM-2ER nâng lên gấp đôi so với SM-2MR, với tầm bắn lên đến 180km.

SM-2ER vẫn sử dung cơ cấu phóng nghiêng trên ray trượt, do đó tên lửa không thể triển khai hoạt động trên tàu Aegis sử dụng ống phóng thẳng đứng Mk41.

Thông số cơ bản: Dài 7,98 m, sải cánh 1,07 m, sải cánh của tầng đẩy phụ 1,57 m đường kính 0,34 m, đường kính tầng đẩy phụ 0,45 m, trọng lượng 1340kg. Tốc độ Mach-2,5 với SM-1ER, Mach-3,5 với SM-2ER.

RIM-156 SM-2 Block IIIA/IIIB

Nhà sản xuất Raytheon phát triển một biến thể cải tiến là RIM-156, biến thể đầu tiên RIM-156A được đưa vào sử dụng trong những năm 1990.

RIM-156A được trang bị một động cơ phụ tăng cường lực đẩy Mk-72 hoàn toàn mới, ngắn hơn so với SM-2ER và không có vây ổn định. Động cơ mới ứng dụng hệ thống kiểm soát lực đẩy vector để điều chỉnh đường bay. Tên lửa RIM-156 có tầm bắn lên đến 240km, tầm cao tối đa là 33km.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa RIM-156 SM-2ER block IIIA/IIIB đang được sử dụng hiện tại Ảnh: Raytheon


RIM-156 sử dụng cơ cấu phóng thẳng đứng và trở thành tên lửa tiêu chuẩn cho hệ thống chiến đấu Aegis.

Tên lửa SM-2ER lô IV hay RIM-156B đã được lên kế hoạch để trở thành thành phần của hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung trong bầu khí quyển (NATBMD).

Năm 1997, một tên lửa SM-2ER lô IV đã đánh chặn thành công một tên lửa đạn đạo tầm ngắn. Tuy nhiên, sự phát triển của RIM-156B chỉ kéo dài cho đến năm 2001 khi toàn bộ chương trình NATBMD bị hủy bỏ.

Tên lửa SM-2ER block IIIA và SM-2ER block IIIB được sử dụng cho các tàu chiến có trang bị hệ thống Aegis với nhiệm vụ chính là phòng thủ chống máy bay và tên lửa chống hạm.

Các biến thể được sử dụng hiện tại là SM-2 block IIIA và IIIB đang được cải tiến công nghệ để chống lại mối đe dọa từ tên lửa chống hạm tiên tiến.

Tên lửa SM-2 được dẫn đường qua 3 giai đoạn, giai đoạn bằng quán tính, giai đoạn giữa thông qua radar AN/SPY-1, giai đoạn cuối dẫn bằng radar bán chủ động, riêng block IIIB được bổ sung đầu dò hồng ngoại bán chủ động.

Thông số cơ bản: Dài 6,55 m, sải cánh 1,57 m, đường kính 0,34 m, đường kính tầng đẩy phụ 0,53 m, trọng lượng 1.450 kg, tốc độ Mach-3,5.

>> Điểm mặt tàu sân bay khủng trên thế giới



Hiện nay, 9 quốc gia là Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Tây Ban Nha, Italy, Ấn Độ, Brazil và Thái Lan đang cho vận hành 21 hàng không mẫu hạm.


Mới đây, trong số các thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Trung Quốc là quốc gia cuối cùng sở hữu hàng không mẫu hạm.



http://nghiadx.blogspot.com
Hàng không mẫu hạm USS Kitty Hawk (CV-63) của Mỹ.

http://nghiadx.blogspot.com
Hàng không mẫu hạm USS Nimitz (CVN-68) của Mỹ

http://nghiadx.blogspot.com
Hàng không mẫu hạm USS Enterprise (CVN-65) của Mỹ

http://nghiadx.blogspot.com
Hàng không mẫu hạm HMS Ark Royal của Vương quốc Anh

http://nghiadx.blogspot.com
Hàng không mẫu hạm Charles de Gaulle của Pháp

http://nghiadx.blogspot.com
Hàng không mẫu hạm Đô đốc Kuznetsov của Nga

http://nghiadx.blogspot.com
Hàng không mẫu hạm Giuseppe Garibaldi của Italy

http://nghiadx.blogspot.com
Hàng không mẫu hạm Conte Di Cavour của Italy

http://nghiadx.blogspot.com
Hàng không mẫu hạm Principe de Asturias-class của Tây Ban Nha

http://nghiadx.blogspot.com
Hàng không mẫu hạm INS ViraatINS Viraat của Ấn Độ

http://nghiadx.blogspot.com
Hàng không mẫu hạm ROKS Dokdo (LPH 6111) của Hàn Quốc

http://nghiadx.blogspot.com
Hàng không mẫu hạm NAe São Paulo của Brazil

http://nghiadx.blogspot.com
Hàng không mẫu hạm HTMS Chakri Naruebet của Thái Lan

http://nghiadx.blogspot.com
Hàng không mẫu hạm ARA Veinticinco de Mayo (V-2) của Argentina

http://nghiadx.blogspot.com
Hàng không mẫu hạm Hyuga của Nhật Bản

http://nghiadx.blogspot.com
Hàng không mẫu hạm của Trung Quốc có tên Shi Lang (Thi Lang) lấy tên từ vị danh tướng Thi Lang cuối thời Minh, đầu nhà Thanh.



Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2011

>> Rađa Nga kiểm soát toàn bộ châu Âu



Hệ thống rađa mới lắp đặt tại Kaliningrad có thể giám sát toàn bộ các tên lửa phóng ra tại lục địa châu Âu, bao gồm cả Anh.

http://nghiadx.blogspot.com
Quan chức quân đội Nga chào đón Tổng thống kiêm Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang Liên bang Nga Dmitry Medvedev tại hệ thống rađa ở Kaliningrad ngày 29/11/2011. Ông Medvedev nói rằng việc đưa hệ thống vào trực chiến nhằm củng cố khả năng phản ứng về mặt quân sự đối với các kế hoạch phòng thủ tên lửa của Mỹ. Ảnh: AP


Hệ thống mới này đóng vai trò quan trọng trong các biện pháp phức tạp mà Nga sử dụng để đáp trả với hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ.
Tờ Pravada trích lời ông Viktor Esin, cựu lãnh đạo lực lượng tên lửa của Nga: trạm rađa sẽ phục vụ hệ thống phòng không vào ngày 29/11.

Hệ thống cảnh báo tên lửa Voronezh-DM đặt tại khu vực Pionerskoye thuộc Kaliningrad.

Theo ông Viktor Yesin, trạm rađa này sẽ giám sát hướng phương Tây trong khoảng cách trên 6.000 km. "Hệ thống bao phủ khắp cả châu Âu, bao gồm cả Vương quốc Anh".

Hệ thống này sẽ phát hiện mọi tên lửa phóng đi từ châu Âu và giám sát không phận phía tây từ Bắc cực tới bắc Phi.

Trạm rađa thuộc thế hệ mới này do Trung tâm Nghiên cứu Radio Viễn thông tầm xa Moscow phát triển. Không giống như các trạm rađa thế hệ trước đó, Voronezh-DM chỉ có 23 khối thiết bị. Trạm rađa mới này tiêu thụ ít hơn 40% điện năng so với hệ thống cũ.

Nếu cần, trạm rađa này có thể triển khai nhanh chóng. Nga còn có một trạm rađa tương tự hoạt động ở miền nam đất nước, khu vực Krasnodar. Một trạm tương tự như vậy cũng sẽ hoạt động vào năm 2012 tại Irkutsk (Siberia).

Trạm rađa tại Kaliningrad sẽ phục vụ trong suốt 20 năm và sau đó có thể được hiện đại hóa.

Tuần qua, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã đưa ra một tuyên bố "cứng rắn" bất thường liên quan tới việc Mỹ từ chối đảm bảo rằng hệ thống phòng thủ tên lửa của họ có thể nhằm vào Nga.

Cùng lúc, ông Medvedev đã yêu cầu Bộ Quốc phòng đặt trạm rađa ở Kaliningrad vào trực chiến và củng cố khả năng phòng vệ của các lực lượng hạt nhân chiến lược.

Tổng thống kiêm Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang Liên bang Nga Dmitry Medvedev cũng công bố những biện pháp trả đũa mà Nga sẽ áp dụng nếu Mỹ và NATO triển khai hệ thống "lá chắn tên lửa" tại châu Âu mà không tính đến lập trường và lợi ích của nước này.

Một số hình ảnh về hệ thống rađa Voronezh-DM tại Kaliningrad.

http://nghiadx.blogspot.com


http://nghiadx.blogspot.com


http://nghiadx.blogspot.com


http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com


>> Bí mật mạng lưới đường hầm cất giấu vũ khí hạt nhân của Trung Quốc



Trung Quốc đã gọi đó là “Vạn Lý Trường Thành ngầm” - một mạng lưới rộng lớn các đường hầm được thiết kế để cất giấu kho vũ khí hạt nhân và tên lửa ngày càng tinh vi của nước này.


http://nghiadx.blogspot.com
Giáo sư Phillip Karber từ Đại học Georgetown dẫn đầu cuộc nghiên cứu về kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc.


Trong 3 năm qua, chủ đề trên đã trở thành đề tài nghiên cứu của một nhóm các sinh viên nhiệt huyết của Đại học Georgetown tại Washington DC, Mỹ.
Được hướng dẫn bởi giáo sư của họ và cũng là một cựu quan chức Lầu Năm Góc, họ đã dịch hàng trăm tài liệu, rà soát kỹ thông qua các hình ảnh vệ tinh, thu thập các tài liệu quân sự mật của Trung Quốc và nghiên cứu nhiều tài liệu trực tuyến.

Và kết quả cho nỗ lực của họ là việc phát hiện hàng nghìn km đường hầm do Quân đoàn Pháo số 2 - một nhánh bí mật của quân đội Trung Quốc chịu trách nhiệm bảo vệ và triển khai các tên lửa chiến lược và đầu đạn hạt nhân - đào.

Nghiên cứu chưa được công bố, nhưng nó đã gây ra một cuộc điều trần tại quốc hội và được bàn luận sôi nổi trong giới quan chức hàng đầu tại Lầu Năm Góc, trong đó có Phó tham mưu trưởng Không quân Mỹ Philip Breedlove.

Hầu hết sự chú ý đổ dồn vào kết luận của bản nghiên cứu dài 363 trang: kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc có thể lớn hơn nhiều lần so với những gì các chuyên gia kiểm soát vũ khí từng ước tính trước đây.

Sau khi trận động đất mạnh 7,8 độ richter tấn công tỉnh Tứ Xuyên hồi năm 2008, các nguồn tin cho biết hàng nghìn kỹ thuật viên phóng xạ đã đổ tới khu vực và các bức ảnh chụp những đỉnh đồi bị sập đã dẫn tới nghi ngờ về sự tồn tại của một mạng lưới đường hầm rộng lớn - mà Trung Quốc sau đó đã thừa nhận tồn tại.

Trong những đường hầm này, các sinh viên đã cố gắng phác thảo bức tranh về quy mô kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc.

Một nhà chiến lược giấu tên của Bộ quốc phòng Mỹ nói: “Nó không phải là một quả bom tấn, nhưng nhưng suy nghĩ và ước tính này đang được kiểm tra để đối chiếu với những gì mà mọi người biết dựa trên các thông tin mật”.

Các nhà chỉ trích đã nghi ngờ việc sử dụng công cụ tìm kiếm internet của cuộc nghiên cứu, trong đó có một chương trình truyền hình hư cấu về các binh sĩ pháo binh của Trung Quốc và làm dấy lên những lo ngại rằng nó có thể khuyến khích các quốc gia duy trì kho vũ khí hạt nhân như là một biện pháp răn đe.

Giáo sư của các sinh viên, ông Phillip A. Karber, từng là một chiến lược gia thời Chiến tranh Lạnh. 3 năm trước, ông Karber làm việc uỷ ban cho Cơ quan giảm thiểu đe dọa quốc phòng (DTRA) nhằm chống lại vũ khí huỷ diệt hàng loạt.

Sau trận động đất năm 2008, ông Karber đã tập hợp một nhóm sinh viên tại Đại học Georgetown để bắt đầu xem xét kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc - sử dụng các tạp chí quân sự, tin tức, ảnh và các diễn đàn.

Các sinh viên đã dành nhiều thời gian để rà soát các trang tài liệu, chuyển sang tiếng Trung và cuối cùng là dịch. Sau 3 năm nỗ lực, họ đã tạo ra kho dữ liệu về hệ thống đường hầm bí mật của Trung Quốc.

Trong số những phát hiện của họ, các sinh viên đã có thể thiết lập một chỉ dẫn sơ bộ về vị trí của các đường hầm và các loại tên lửa bên trong. Họ cũng tìm hiểu xem các tên lửa được vận chuyển như thế nào, trong đó có sự tồn tại khả nghi của một “tàu vận chuyển tên lửa” và các toa tàu được sử dụng để vận chuyển vũ khí.

Kho vũ khí lớn hơn?

Vào tháng 12/2009, khi các sinh viên bắt đầu cuộc nghiên cứu, quân đội Trung Quốc đã lần đầu tiên thừa nhận rằng Quân đào pháo số 2 đã và đang xây dựng một mạng lưới các đường hầm. Theo một bản tin trên đài truyền hình quốc gia CCTV, Trung Quốc đã đào được hơn 4.800km đường hầm, trong đó có cơ sở nằm sâu dưới lòng đất có thể chịu được nhiều vụ tấn công hạt nhân.

Thông tin trên đã gây sốc cho ông Karber và các sinh viên. Điều đó đã khẳng định hướng nghiên cứu của họ, nhưng cũng nêu bật việc các đường hầm này không được chú ý bên ngoài Đông Á.

Sự thiếu quan tâm, đặt biệt trên báo chí Mỹ, đã chứng tỏ vị thế độc nhất của Trung Quốc trong thế giới của vũ khí hạt nhân.

Trong nhiều thập niên, sự tập trung chủ yếu dồn vào 2 cường quốc có các kho vũ khí hạt nhân lớn nhất cho tới nay - Mỹ, với khoảng 5.000 đầu đạn hạt nhân, và Nga, với khoảng 8.000.

Nhưng trong số 5 quốc gia vũ khí hạt nhân được Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân công nhận, Trung Quốc là bí mật nhất. Trong khi Mỹ và Nga bị giới hạn bởi các hiệp ước song phương vốn yêu cầu thanh sát tại chỗ, tiết lộ các lực lượng và lệnh cấm các tên lửa, còn Trung Quốc thì không.

Trong nhiều năm, kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc được tin là tương đối nhỏ, từ 80-400 đầu đạn hạt nhân. Chính phủ Trung Quốc khẳng định nước này chỉ duy trì một kho vũ khí hạt nhân nhỏ để “răn đe ở mức tối thiểu”.

Tuy nhiên, dựa vào các đường hầm mà Quân đoàn Pháo số 2 đang đào và việc triển khai thêm các tên lửa, ông Karber cho rằng trên thực tế Trung Quốc có thể có tới 3.000 đầu đạn hạt nhân.

Các nhà phân tích hoà nghi

Đó là một kết luận đã gây ra những phản ứng gay gắt từ cộng đồng kiểm soát vũ khí.

Gregory Kulacki, một nhà phân tích hạt nhân Trung Quốc tại Hiệp hội các nhà khoa học, đã công khai chỉ trích báo cáo của ông Karber trong một bài thuyết trình gần đây tại Washington. Trong mọt cuộc phỏng vấn sau đó, ông Kulacki gọi con số 3.000 là “lố bịch” và cho rằng phương pháp nghiên cứu - đặc biệt là việc sử dụng các bài viết từ các blogger Trung Quốc - là “kém hiểu biết và lười biếng”.

Phản ứng từ các nhà nghiên cứu khác thì ôn hoà hơn.

“Cuộc nghiên cứu của họ có giá trị, nhưng nó cũng cho thấy mối nguy hiểm của Internet”, Hans M. Kristensen, từ Hiệp hội các nhà hoa học Mỹ, nói.

Trong năm nay, một báo cáo thường niên của Bộ quốc phòng Mỹ về quân đội Trung Quốc đã lần đầu tiên nhấn mạnh với công việc của Quân đoàn Pháo binh số 2 về các đường hầm mới, một phần kết quả của báo cáo của ông Karber. Trước trước chuyến thăm tới Trung Quốc hồi đầu năm nay, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ khi đó là Robert Gates cũng đã được thông báo về cuộc nghiên cứu.

Đối với ông Karber, việc gây ra các cuộc tranh luận như vậy có nghĩa là ông và các sinh viên của ông đã thành công.

“Tôi không biết thực sự Trung Quốc có bao nhiêu vũ khí hạt nhân, nhưng cũng không ai trong giới kiểm soát vũ khí biết điều này. Đó là vấn đề với Trung Quốc - không ai biết sự thật, ngoại trừ họ”.


>> Những 'chàng Hercules' bay (kỳ 2)



Từ rất sớm, các nhà quân sự Liên Xô đã coi trọng vai trò của trực thăng vũ trang hạng nặng và sự ra đời của Mi-24 là bằng chứng rõ nhất.

>> Những 'chàng Hercules' bay (kỳ 1)

Kỳ 2: Vang bóng một thời

Việc Mỹ sử dụng trực thăng yểm trợ hỏa lực cho bộ binh trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam đã hối thúc các nhà thiết kế Liên Xô nghiên cứu và chế tạo Mi-24 - trực thăng vũ trang đầu tiên của họ.

Hội tụ sức mạnh

Chính thức được giới thiệu năm 1972, Mi-24 nhanh chóng được Không quân Liên Xô chấp nhận đưa vào trang bị. “Vay mượn” nhiều từ các loại trực thăng khác của Liên Xô, Mi-24 dùng 2 động cơ tuốc bin trục TV3-117M, kiểu cánh quạt chính 5 lá và cánh quạt đuôi 3 lá tương tự Mi-8. Các đặc điểm khung thân lấy từ Mi-14, bọc giáp dày chống đạn 12,7mm. Hai cánh nhỏ ở thân có mấu treo để mang vũ khí, phần cánh này còn có tác dụng tăng lực nâng.

Vũ khí của Mi-24 thay đổi theo từng biến thể, ban đầu nó dùng súng 12,7mm, nhưng sau đó trang bị pháo 23mm hay 30mm. Đặc biệt, Mi-24 được trang bị tên lửa chống tăng AT-2 và sau đó là AT-6.

http://nghiadx.blogspot.com
Trực thăng vũ trang Mi-24 phóng rocket.

Riêng buồng lái, biến thể Mi-24A/B dùng kiểu khoang lái cho 3 người (sĩ quan điều khiển vũ khí ngồi trước, phi công và hoa tiêu ngồi song song ở sau). Từ biến thể Mi-24D sử dụng khoang lái “bong bóng đôi” (sĩ quan điều khiển vũ khí ngồi trước, phi công ngồi sau).

Điểm đặc biệt làm Mi-24 không có đối thủ là vừa được vũ trang, vừa có thể vận chuyển quân (8 người) cho nhiệm vụ đột kích đường không. Đi vào phục vụ không lâu, Mi-24 nhanh chóng thử nghiệm sức mạnh trên chiến trường và buộc đối phương phải “tâm phục khẩu phục”.

Hạ F-4 bằng… tên lửa chống tăng?

Trong chiến tranh Afghanistan (1979-1989), quân đội Liên Xô dùng Mi-24 truy quét các tay súng Mujahideen, gây khiếp sợ cho lực lượng này. Một thủ lĩnh Mujahideen thừa nhận: “Chúng tôi không sợ người Nga. Nhưng chúng tôi sợ trực thăng của họ”. Các tay súng Mujahideen còn gọi Mi-24 là “cỗ xe của ma quỷ”.

Tuy nhiên, Mi-24 không phải là “bất khả chiến bại”. Tên lửa tầm nhiệt vác vai FIM-92 Stinger (xem loạt bài Uy lực từ bờ vai trên Đất Việt) mà Mỹ cung cấp cho Mujahideen đã bắn hạ nhiều chiếc trực thăng loại này. Căn nguyên là do động cơ Mi-24 xả quá nhiều khí nóng. Các nhà thiết kế nhanh chóng khắc phục bằng cách bổ sung hệ thống cảnh báo chống tên lửa cho Mi-24.


http://nghiadx.blogspot.com
Mi-24 của Không quân Nhân dân Việt Nam được bảo dưỡng tại nhà máy A41.



Trong khi đó, việc dùng Mi-24 vừa chở quân, vừa chiến đấu không phải lúc nào cũng phát huy hiệu quả. Đảm đương thêm nhiệm vụ tìm bãi đáp để thả quân trong điều kiện địa hình đồi núi hiểm trở khiến phi công xao lãng và dễ bị bắn hạ. Vì thế, sau này, các chiến dịch truy quét Mujahideen đều được thực hiện theo chiến thuật: Mi-8 vận chuyển quân, còn Mi-24 yểm trợ hỏa lực.

Tuy được thiết kế để chống tăng, nhưng Mi-24 hiếm khi có cơ hội thể hiện khả năng này. Thay vào đó, trong chiến tranh Iran-Iraq, Mi-24 của Iraq tham gia nhiều cuộc không chiến bất đắc dĩ với AH-1J Sea Cobra của Iran. Từ 1984-1986, Mi-24 bắn rơi một số lượng nhỏ AH-1J. Thậm chí, có nguồn tin khẳng định, Mi-24 đã hạ tiêm kích F-4 Phantom bằng tên lửa chống tăng. Mi-24 có mặt trong hàng chục cuộc xung đột lớn nhỏ trên thế giới, gây nhiều thiệt hại cho đối phương.

Với thành công trên chiến trường, Mi-24 được khoảng 30 quốc gia nhập khẩu, trong đó có Việt Nam. Mi-24 đã hỗ trợ đắc lực cho bộ đội Việt Nam làm nghĩa vụ quốc tế ở Campuchia. Tháng 1.1980, phi đội Mi-24 đầu tiên được thành lập. Được điều động sang Campuchia từ năm 1984, Mi-24A hiệp đồng với các đơn vị UH-1, Mi-8 yểm trợ hỏa lực cho bộ binh truy quét tàn quân Khmer Đỏ. Mi-24A hiện vẫn trực chiến trong thành phần Không quân Nhân dân Việt Nam.

Hậu duệ không “ăn khách”

Sau sự thành công vang dội của Mi-24, Liên Xô bắt đầu phát triển mẫu trực thăng thế hệ kế tiếp mang tên Mi-28. Với thiết kế phá cách, Mi-28 bỏ khoang chở quân để chuyên tâm vào vai trò chiến đấu. Cánh quạt chính tương tự Mi-8, nhưng cánh quạt đuôi làm kiểu chữ “X” nhằm giảm tiếng ồn.

Tối ưu hóa cho nhiệm vụ chống tăng, Mi-28 được cho là có sức mạnh khủng khiếp với 16 tên lửa AT-9 có thể xuyên thủng giáp tất cả các loại xe tăng hiện đại thế giới. Ngoài ra, Mi-28 còn có pháo 30mm bắn đạn xuyên giáp. Nếu xét về hỏa lực và hệ thống điện tử hiện đại, Mi-28 không hề thua kém Apache AH-64 của Mỹ.

http://nghiadx.blogspot.com
"Thợ săn đêm" Mi-28N.



Người Nga còn trang bị cho biến thể Mi28-N radar sóng mm trên đỉnh cánh quạt chính, như AH-64D. Để hỗ trợ hoạt động ban đêm, Mi-28N có thêm thiết bị quan sát hồng ngoại, kính ngắm đêm cho phi công. Đặc biệt, buồng lái máy bay hiện đại hóa với màn hình LCD. Mi-28N bổ sung khả năng không chiến với tên lửa Igla-V và R-73. Nhưng trong cuộc đấu thầu gần đây, Ấn Độ đã “gạt” Mi-28N chọn AH-64D Apache. Theo lý giải của người Ấn, Mi-28N đã không đáp ứng được 20 tiêu chuẩn mà họ đề ra.

Về kỹ thuật (điện tử và vũ khí), Mi-28N cũng “ngang ngửa” với đối thủ cạnh tranh AH-64D. Vấn đề ở chỗ, dù có 2 động cơ khỏe nhưng ngốn nhiều nhiên liệu nên bán kính chiến đấu của Mi-28N đạt 200km so với 480km của AH-64D). Một điểm nữa, sức mạnh Mi-28N mới chỉ thể hiện trên lý thuyết, trong khi AH-64D đã có kinh nghiệm thực chiến. Không chỉ thất bại ở nước ngoài, Mi-28N còn bị chính Bộ Quốc phòng Nga từ chối.



Top 10 trực thăng



“Khi nhìn thấy chiếc Mi-24, chân tay tôi run lẩy bẩy. Ý nghĩ đầu tiên của tôi là thật khủng khiếp. Riêng chiếc máy bay thôi đã đủ nặng hơn AH-1 ba lần và nặng hơn Apache AH-64 gần gấp rưỡi”, một viên phi công trực thăng của Mỹ chia sẻ. Lần đầu tiên tiếp xúc với Mi-24 vào giữa năm 1980 khi đang tập lái chiếc Apache AH-64, người phi công này thực sự ấn tượng mạnh với “những ô cửa kính” và lớp giáp “không thể xuyên thủng” của Mi-24.

Thứ Năm, 1 tháng 12, 2011

>> Chiến lược hải quân của Trung Quốc



Hải quân Trung Quốc đang thực thi những chiến lược và nhiệm vụ cụ thể để vươn mạnh ra đại dương.

Tờ “Bình luận quân sự độc lập” Nga đã đăng bài viết của nhà nghiên cứu Alexander Shihundorf và Nicholas Jiebin của Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản - Viện Viễn Đông – Viện Khoa học Nga cho rằng, do sức mạnh Hải quân Trung Quốc được tăng cường, phòng tuyến trên biển của TQ tiếp tục mở rộng và củng cố, tiền tuyến phòng thủ trên biển cũng bắt đầu mở rộng ra đại dương.

Ba hạm đội trên biển

Các chuyên gia Nga cho rằng, Hải quân là một trong ba quân chủng lớn độc lập của Quân đội Trung Quốc, có trụ sở Bộ Tư lệnh Hải quân nằm tại Bắc Kinh. Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế London-Anh thống kê cho hay, đến năm 2010, Hải quân Trung Quốc có tổng số 215.000 quân, lực lượng dự bị có tính tổ chức là 40.000 quân.

Các binh chủng chủ yếu bao gồm lực lượng tàu nổi, lực lượng tàu ngầm, lực lượng không quân, lực lượng phòng thủ bờ biển và lực lượng thuỷ quân lục chiến, ngoài ra còn có lực lượng phòng không, lực lượng đặc nhiệm, cơ quan hậu cần.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu khu trục 054A của Hạm đội Nam Hải - Trung Quốc


Về thể chế tổ chức, Hải quân Trung Quốc do 3 hạm đội cấu thành, gồm: Hạm đội Bắc Hải, Hạm đội Đông Hải và Hạm đội Nam Hải. Hạm đội là quân đoàn chiến dịch, chiến lược chính của Hải quân Trung Quốc, Thủy cảnh khu là binh đoàn chiến thuật, chi đội tàu chiến (tương đương trung đoàn) và đại đội tàu chiến (tương đương tiểu đoàn) là lực lượng chiến thuật.

Hạm đội Hải quân Trung Quốc có các khu vực hoạt động là các vùng biển tương ứng hay vùng biển xa chiến lược, mỗi hạm đội thực hiện nhiệm vụ trong một khu vực phòng thủ nhất định, trong thời bình thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, khi chiến tranh xảy ra làm nhiệm vụ tác chiến.

Theo các chuyên gia Nga, Hạm đội Bắc Hải có tiền duyên khu vực hoạt động từ đường bờ biển biên giới Trung-Triều (sông Áp Lục) đến thành phố cảng Liên Vân, giáp giới với Quân khu Thẩm Dương, Bắc Kinh và Tế Nam, kéo ra phía đông, bao gồm biển Bột Hải và Hoàng Hải. Hạm đội Bắc Hải có 9 khu vực phòng thủ bờ biển, có Bộ Tư lệnh ở Thanh Đảo và các căn cứ ở Lữ Thuận và Uy Hải.

Hạm đội Đông Hải có khu vực hoạt động từ thành phố cảng Liên Vân đến huyện Đông Sơn, điểm cực nam của tỉnh Phúc Kiến, giáp giới với Quân khu Nam Kinh, kéo sang phía đông, bao gồm biển Hoa Đông. Hạm đội Đông Hải có 7 khu vực phòng thủ bờ biển, có Bộ Tư lệnh tại Ninh Ba và các căn cứ ở Thượng Hải, Hàng Châu, Ôn Châu, Phúc Châu, Hạ Môn.


http://nghiadx.blogspot.com
Hạm đội Đông Hải tập trận

Còn khu vực hoạt động của Hạm đội Nam Hải được tính từ huyện Đông Sơn – Phúc Kiến đến biên giới Trung-Việt, bao gồm các tỉnh, thành phố duyên hải Trung Quốc, Đặc khu Hành chính Hồng Kông, biển Đông, eo biển Đài Loan, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam), Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Philippinese và kéo ra ngoài biển.

Chiến lược chủ yếu

Chuyên gia Nga cho rằng, mục tiêu giai đoạn một của Kế hoạch hiện đại hóa Hải quân Trung Quốc là tạo điều kiện giữ vững tăng cường sức chiến đấu một cách ổn định, xây dựng được cụm chiến đấu tàu chiến có mô hình tác chiến tốt, hoạt động có hiệu quả trong phạm vi chuỗi đảo thứ nhất, gồm đảo Ryukyu, quần đảo Philippinese, biển Hoàng Hải, biển Hoa Đông và biển Đông.

Mục tiêu giai đoạn hai của Kế hoạch này là, đến năm 2016, tăng cường mạnh mẽ sức chiến đấu cho Hải quân Trung Quốc, có thể tiến hành hoạt động hiệu quả ở phạm vi chuỗi đảo thứ hai, hoạt động tự do ở quần đảo Kuril, đảo Okinawa, quần đảo Mariana, quần đảo Caroline, New Guinea, biển Nhật Bản, biển Philippinese và quần đảo Indonesia.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu Thẩm Dương 051C số hiệu 115 của Hạm đội Bắc Hải


Về lý luận, Hải quân Trung Quốc coi chuỗi đảo thứ nhất, chuỗi đảo thứ hai là khu vực địa lý cơ bản của phòng tuyến trên biển Trung Quốc. Trên cơ sở phân tích chi tiết các chiến dịch quân sự của Mỹ và đồng minh, đặc biệt là chiến tranh Iraq và Nam Tư, các nhà lý luận quân sự Trung Quốc đã đưa ra các nguyên tắc chỉ đạo chiến lược quân sự quốc gia giai đoạn mới, trong đó một nội dung chủ yếu là chủ động phòng ngự.

Dựa trên chiến lược phòng ngự chủ động trên biển tương ứng, Hải quân Trung Quốc có nhiệm vụ chủ yếu là chống lại sự xâm lược biển gần từ đại dương, bảo đảm phòng không duyên hải và phòng ngự chống đổ bộ, ngăn chặn đối phương chiếm ưu thế chủ đạo ở khu vực duyên hải Trung Quốc, thiết thực bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo vệ chủ quyền biển;

tạo điều kiện an ninh để bảo vệ các hoạt động trên biển cũng như các hoạt động khác của Trung Quốc ở lãnh hải, khu kinh tế, thềm lục địa và khu vực biển xa; tạo điều kiện tốt cho các quân chủng khác hoạt động ở hướng duyên hải; bảo vệ tuyến đường giao thông trên biển quan trọng; bảo đảm an ninh trên biển cho các tàu thuyền và cơ sở dân sự của Trung Quốc.

Lực lượng hạt nhân chiến lược của Hải quân Trung Quốc cần tiến hành ngăn chặn hạt nhân tin cậy, đề phòng xâm lược hạt nhân và chiến tranh quy mô lớn có sử dụng vũ khí thông thường, bao gồm vũ khí chính xác cao có hiệu quả tác chiến tương đương vũ khí huỷ diệt hàng loạt.

Nguyên tắc chỉ đạo chiến lược phòng ngự chủ động của Hải quân Trung Quốc còn yêu cầu phối hợp hiệu quả và tiến hành các hành động trên biển, quy định các loại hình tác chiến tiến công và phòng ngự, chủ yếu là tổ chức phong toả trên biển và chiếm đoạt đảo, tiến hành nhảy dù và tác chiến đổ bộ, phá hoại tuyến đường giao thông trên biển, tiến hành tấn công các mục tiêu của đối phương trên biển, tiêu diệt cụm chiến đấu tàu chiến của đối phương, bảo vệ các căn cứ cảng biển đóng quân, tiến hành tác chiến phòng không và chống đổ bộ, bảo đảm an toàn hàng hải.

Nhiệm vụ chính trị ở nước ngoài

Các chuyên gia Nga cho rằng, cùng với sự phát triển của lực lượng hạt nhân chiến lược trên biển và việc triển khai tuần tra chiến đấu thông thường của tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa chiến lược của Trung Quốc, bảo đảm cho tàu ngầm hạt nhân chiến lược tác chiến ổn định ở khu vực triển khai, hoàn thành thuận lợi phóng tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm - một trong những chức năng chính của Hải quân Trung Quốc.

Với việc tăng cường uy tín và ảnh hưởng trên biển của Trung Quốc và tiếng nói của Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc cũng như các tổ chức quốc tế khác tăng lên, Hải quân Trung Quốc đã bổ sung thêm nhiệm vụ hỗ trợ Liên Hợp Quốc tiến hành các hoạt động gìn giữ hoà bình, gây sức ép cho các bên xung đột thực hiện hoà bình.


http://nghiadx.blogspot.com
Căn cứ tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc


Nhiệm vụ này đã được ghi nhận trong các thoả thuận quốc tế song phương hoặc đa phương. Thông qua phương thức tổ chức tập trận chung trên biển với nước khác, Hải quân Trung Quốc thực hiện chức năng quốc tế này, bao gồm tập trận cứu trợ trên biển, sơ tán các thuyền viên gặp nạn, ứng phó với sự cố kỹ thuật, vận chuyển vật tư nhân đạo và trang bị hạng nặng, giúp tái thiết các công trình và nhà ở khu vực thiên tai. Tiến hành hợp tác tấn công cướp biển hay độc lập tiến hành hộ tống cũng có tác dụng quan trọng.

Với việc sức mạnh tổng thể và vị thế cường quốc thứ hai thế giới của Trung Quốc được nâng lên, Hải quân Trung Quốc còn đảm đương nhiệm vụ phô trương sức mạnh của Trung Quốc với bên ngoài, qua đó bảo đảm cho Trung Quốc hiện diện quân sự ở các đại dương trên thế giới (có ý nghĩa quan trọng đối với lợi ích quốc gia của Trung Quốc), tập trung thông qua các hoạt động có tính chất phi quân sự để tuyên truyền phương châm chính trị của Trung Quốc, gây ảnh hưởng lên các nước khác.

Đặc điểm có tính chất quân sự rõ ràng chủ yếu là tập trận, huấn luyện và tiến hành các chuyến thăm, trong đó bao hàm nhân tố sử dụng hoặc răn đe sử dụng vũ lực nhằm tác động đến một quốc gia hay nhóm quốc gia nào đó, buộc đối phương phải nhượng bộ. Hơn nữa trong tương lai không loại trừ khả năng sử dụng vũ lực.


http://nghiadx.blogspot.com
Trung Quốc đang phát triển tàu sân bay


Theo các chuyên gia Nga, để loại bỏ tính chất can dự của khái niệm “điều động binh lực”, các nhà hoạt động quân sự Trung Quốc thường nhấn mạnh, hành động này không nhằm để bảo đảm sự hiện diện quân sự lâu dài ở nước ngoài, mà nhằm có được khả năng điều động binh lực tới các khu vực đặc biệt.

Báo cáo về sức mạnh quân sự Trung Quốc hàng năm của Mỹ cho rằng, cấp cao Trung Quốc từng nhấn mạnh, khả năng điều động binh lực là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá sức mạnh quân sự và sức mạnh tổng hợp quốc gia. Theo đó, cần sử dụng các biện pháp có thể, nhanh chóng nâng cao khả năng tiến hành cơ động nhanh chóng lực lượng và vũ khí của quân đội ở tất cả các hướng lục, hải, không quân.

Những năm gần đây, Trung Quốc và các nước Đông Á, Đông Nam Á khác xảy ra xung đột ngày càng kịch liệt trong tranh chấp chủ quyền biển đảo và khai thác tài nguyên ở thềm lục địa. Các nước này không chỉ được Mỹ ủng hộ, mà còn được Mỹ cam kết bảo vệ quân sự, khiến cho Trung Quốc phải thận trọng hơn khi quy hoạch khu vực phòng thủ của các hạm đội;

căn cứ vào tình hình khách quan như sự thay đổi của tình hình thế giới và khu vực về quân sự, chính trị và kinh tế, sự xuất hiện của vũ khí mới, sự tăng cường sức chiến đấu của vũ khí trang bị hải quân và phương thức sử dụng mới, Trung Quốc tiến hành điều chỉnh tương ứng một cách thích hợp.

Vịnh Bột Hải, Hoàng Hải và eo biển Đài Loan

Các chuyên gia Nga cho rằng, vịnh Bột Hải có vị trí địa lý, hình dáng đặc biệt, đã trở thành khu vực phòng thủ trên biển rất tốt, không những khiến cho các tàu nổi và tàu ngầm của đối phương khó tiếp cận được, hơn nữa còn là khu vực phóng tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm khá lý tưởng.

Đồng thời, tàu chiến Trung Quốc có thể tự do ra vào biển Hoàng Hải, hỗ trợ cho Hạm đội Bắc Hải có thể kiểm soát hiệu quả Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản, Hải quân Hàn Quốc và các hoạt động của tàu chiến Mỹ (triển khai ở các căn cứ tại Nhật Bản) ở biển Hoàng Hải.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa chiến lược 094


Do Mỹ-Nhật triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa khu vực tác chiến, cộng với khả năng tham gia của Hàn Quốc, một nhiệm vụ rất quan trọng khác của Hạm đội Nam Hải là ngăn chặn tàu chiến của các nước này tiến vào khu vực có thể đánh chặn được tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình tầm xa của Trung Quốc.

Các chuyên gia Nga cho biết, vấn đề Đài Loan vẫn là vấn đề mà Trung Quốc rất lo ngại và tiếp tục quan tâm, mặc dù những năm gần đây, bầu không khí căng thẳng hai bờ đã giảm xuống rõ rệt. Mặt khác, chính phủ Tổng thống Obama tuyên bố chuẩn bị bán cho Đài Loan vũ khí trị giá lên tới gần 6 tỷ USD, bao gồm UH-60, hệ thống tên lửa phòng không Patriot-3, tên lửa chống hạm Harpoon.

Để ủng hộ Đài Loan xây dựng hệ thống chỉ huy, kiểm soát, thông tin, máy tính, tình báo và trinh sát tự động hoá, Mỹ còn cung cấp cho Đài Loan hệ thống xử lý thông tin đa năng phức tạp nhất về công nghệ. Ngoài ra, Mỹ còn chuyển nhượng không hoàn lại cho Hải quân Đài Loan tàu quét mìn hiện đại.

Điều làm cho Trung Quốc bất an hơn là, Đài Loan còn gia nhập hệ thống phòng thủ tên lửa khu vực tác chiến của Mỹ-Nhật.

Trung Quốc đã đưa ra một loạt biện pháp ứng phó, ngăn chặn các thế lực bên ngoài can thiệp, chỉ rõ cần toàn lực ngăn chặn Mỹ cuốn vào xung đột eo biển Đài Loan trong bất cứ tình huống nào.


http://nghiadx.blogspot.com
Trung Quốc đã phát triển thành công máy bay chiến đấu J-15 trang bị cho tàu sân bay


Chuyên gia Trung Quốc cho rằng, để ứng phó với mối đe doạ Mỹ can thiệp vấn đề Eo biển Đài Loan, cần phải tiếp tục ra sức tăng cường sức mạnh hải quân, đặc biệt là mở rộng phạm vi đáp trả, bảo đảm có được khả năng tiêu diệt cụm chiến đấu tàu chiến đối phương khi tiếp cận khu vực tác chiến Tây Thái Bình Dương, đồng thời tích cực xây dựng cụm chiến đấu tàu chiến duyên hải của Trung Quốc.

Trung Quốc sử dụng “lực lượng chống can dự” chủ yếu nhằm ngăn chặn thế lực bên ngoài can thiệp xung đột eo biển Đài Loan, được sử dụng các loại lực lượng, vũ khí để tiến hành các hoạt động phong toả, bảo đảm đoạt được quyền kiểm soát khu vực eo biển Đài Loan, ngăn chặn cụm chiến đấu tàu chiến Mỹ tiến vào khu vực chiến đấu theo giả thiết hoặc thực tế.

Để hoàn thành nhiệm vụ chống can dự, Trung Quốc có kế hoạch sử dụng toàn diện các lực lượng, vũ khí trang bị, sử dụng các thủ đoạn như trên không, mặt biển, dưới biển, phòng không, hệ thống thông tin chỉ huy, tác chiến điện tử và tác chiến thông tin, xây dựng và hoàn thiện sách lược vận dụng linh hoạt các lực lượng và vũ khí trang bị, cuối cùng hình thành hệ thống tác chiến đa tầng độc lập với nhau, bảo đảm cho khu vực hoạt động có hiệu quả của Trung Quốc bao trùm Tây Thái Bình Dương - vùng biển nước sâu trên 1.500 km.

Giáo sư Đại học Quốc phòng Mỹ Bernard Coward cho rằng, trong 10 năm tới, cùng với Không quân, Hải quân Trung Quốc vẫn sẽ là công cụ chủ yếu tác động đến nhà cầm quyền Đài Loan.


http://nghiadx.blogspot.com
Tập trận phóng thẳng tên lửa


Nếu Trung Quốc có thể triển khai thuận lợi tuần tra và phong toả cho dù chỉ có hơn 10 tàu ngầm hạt nhân đa năng, duy trì trong vòng 1 tháng, Đài Bắc chắc chắn sẽ đưa ra quyết định tốt nhất là đàm phán với Bắc Kinh, chứ không triển khai các hoạt động chiến đấu quy mô lớn.

Nhưng các nhà lý luận quân sự TQ hoàn toàn không loại trừ khả năng thu hồi Đài Loan bằng vũ lực, đồng thời tính đến phương án hành động tác chiến liên hợp giữa các quân chủng, bảo đảm toàn diện tiến hành đổ bộ liên hợp hải, không quân ở ven bờ Đài Loan.

Trong các chiến dịch đổ bộ bờ biển, Hải quân sẽ đóng vai trò mang tính quyết định, Lục quân, Không quân và Lực lượng Nhảy dù Bộ binh Trung Quốc cũng sẽ tham gia. Hải quân cần bảo đảm các trang bị đổ bộ trên biển, hộ tống lực lượng đổ bộ đến khu vực đổ bộ, chiếm lấy trận địa trên bờ biển, đồng thời tạo điều kiện có lợi cho Lực lượng đổ bộ của Hải quân,

Lực lượng Nhảy dù Bộ binh của Không quân đổ bộ ở ven bờ Đài Loan, yểm trợ cho lực lượng đổ bộ phòng bị sự tấn công từ trên biển và trên không của đối phương, bảo đảm an ninh trên biển và trên không cho khu vực xuất phát, vùng biển vượt qua và khu vực đổ bộ, chế áp lực lượng phòng ngự chống đổ bộ của đối phương, triển khai các hành động chống tàu ngầm, quét mìn, ủng hộ và bảo đảm cho đổ bộ chiếm đóng bờ biển, đồng thời tích cực cấp cứu và sơ tán thương binh.

Biển Hoa Đông - cửa ngõ trên biển

Các chuyên gia Nga cho rằng, mục tiêu chủ yếu của chiến lược xây dựng hiện đại hoá và phát triển lâu dài của Hải quân Trung Quốc là tăng cường sức chiến đấu cho các lực lượng, nâng cao và hoàn thiện trình độ xây dựng các lực lượng có chất lượng, bảo đảm ngăn chặn Mỹ can thiệp vào tình hình khó dự đoán ở eo biển Đài Loan.

Trong đó, nhiệm vụ quan trọng và thực tế hơn là ngăn chặn quân đội Mỹ điều động lực lượng tới khu vực có ý nghĩa rất quan trọng đối với lợi ích cốt lõi của Trung Quốc, chủ yếu là biển Hoa Đông, đặc biệt là eo biển Đài Loan và vùng biển xung quanh.


http://nghiadx.blogspot.com
Hộ tống trên đại dương


Chuyên gia Nga cho rằng, biển Hoa Đông luôn được coi là cửa ngõ trên biển của Trung Quốc, hiện biển Hoa Đông cũng được Trung Quốc gọi là khu vực quan trọng nhất, có ý nghĩa chiến lược mang tính nguyên tắc đối với việc bảo đảm an ninh quân sự quốc gia.

Biển Hoa Đông hội tụ nhiều tuyến đường giao thông trên biển quan trọng, có tài nguyên hải sản và nghề cá phong phú, khu vực thềm lục địa còn có trữ lượng dầu khí và kim loại hiếm phong phú.

Tại khu vực này, Trung-Nhật luôn có xung đột gay gắt trong vấn đề chủ quyền đảo Điếu Ngư. Mùa hè năm 2010, tàu chiến của Cục Bảm đảm An ninh Biển Nhật Bản đã dùng vũ lực bắt giữ tàu cá và thuyền viên của Trung Quốc, khiến cho quan hệ hai nước tụt dốc nhanh chóng. Tàu chiến hai nước thường xuyên đối mặt và không nhượng bộ lẫn nhau tại khu vực này.


http://nghiadx.blogspot.com
Hải quân lục chiến tập trận đột kích trên biển


Quy mô hiện diện của tàu chiến TQ ở biển Hoa Đông, gần đảo Điếu Ngư lớn hơn một chút so với Nhật Bản, hơn nữa tàu chiến Trung Quốc hầu như thường trú ở đó.

Để xác lập đặc quyền của mình ở khu vực thềm lục địa biển Hoa Đông, gần đây Trung Quốc tích cực khảo sát và nghiên cứu tình hình đáy biển Hoa Đông, phía chính quyền giải thích là hoạt động này nhằm thăm dò dầu khí, nhưng trên thực tế còn có thể là đang xây dựng sơ đồ chi tiết về sự thay đổi độ sâu đáy biển và thềm lục địa đáy biển. Điều này rất quan trọng trong bảo đảm cho hoạt động của tàu ngầm Trung Quốc.

Chuyên gia Nga cho rằng, đầu năm 2010, 10 tàu chiến Hải quân Trung Quốc (gồm tàu khu trục trang bị tên lửa) đã đi vào khu vực đảo cực nam của Nhật Bản về phía tây, máy bay trực thăng tuần tra của Trung Quốc 2 lần bay sát trên không gần tàu khu trục Nhật Bản.

Một khi Trung-Nhật bùng phát xung đột, và lại không thể nhanh chóng hoà giải, Mỹ có thể can thiệp. Trong tình hình đó, sự phát triển của tình hình sẽ rất nguy hiểm, quy mô chiến tranh khu vực có thể sẽ mở rộng. Trên thực tế, đằng sau tranh chấp trong vấn đề chủ quyền đảo Điếu Ngư, đã phát hiện 4 mỏ dầu khí lớn ở khu vực thềm lục địa của hòn đảo này.


http://nghiadx.blogspot.com
Thường xuyên tập trận đổ bộ


Các chuyên gia nhận định, trữ lượng dầu khí của nó có thể sẽ đóng vai trò tương đối quan trọng đối với cung ứng năng lượng cho Trung Quốc hoặc Nhật Bản trong thời gian khá dài. Mặc dù năm 2006, Trung-Nhật từng đạt được thoả thuận gác lại tranh chấp, cùng khai thác các hòn đảo tranh chấp, nhưng xung đột nghiêm trọng giữa hai bên đến nay vẫn chưa chấm dứt.

Biển Đông và eo biển Malacca

Các chuyên gia Nga cho rằng, với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, Trung Quốc ngày càng phụ thuộc vào nguyên liệu của nước ngoài, đặc biệt là năng lượng, thiết bị công nghệ cao và linh kiện có liên quan.

Tuyến đường giao thông trên biển chủ yếu để đưa dầu mỏ nhập khẩu từ vịnh Péc-xích về Trung Quốc, phải chạy qua Eo biển Malacca và biển Đông, đây cũng là tuyến đường quan trọng chiến lược để hàng hoá Trung Quốc đi ra thị trường thế giới.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu chiến Lan Châu và Côn Lôn Sơn hoạt động trên Ấn Độ Dương


Vì vậy, hai khu vực này có ý nghĩa rất quan trọng đối với Trung Quốc. Nếu phong toả eo biển Malacca có thể phá hoại tự do thương mại của tuyến đường giao thông ở biển Đông, chắc chắn khiến cho kinh tế Trung Quốc rơi vào khó khăn, cuối cùng đe doạ đến sự ổn định của Trung Quốc.

Trung Quốc cho rằng, Mỹ luôn tìm cách ngăn chặn Trung Quốc trỗi dậy hoà bình. Để bảo đảm hệ thống căn cứ cảng trong khu vực hoạt động ngày càng mở rộng của cụm chiến đấu Hải quân Trung Quốc, Trung Quốc không chỉ tích cực tiến hành xây dựng hiện đại hoá các căn cứ hải quân hiện có, mà còn đang xây dựng các căn cứ mới và căn cứ tiền duyên.

Hiện nay, căn cứ lớn nhất của Hải quân Trung Quốc được xây dựng ở vịnh Á Long, khu vực lân cận Tam Á, tỉnh Hải Nam. Ở đây bảo vệ nghiêm ngặt, có thể đồng thời neo đậu một số tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa chiến lược và tàu ngầm hạt nhân đa năng, cũng như các tàu nổi cỡ lớn như tàu sân bay.

Các công trình ngầm của căn cứ đầy đủ, có thể bảo đảm cho tàu ngầm đa năng phóng ra biển qua 3 đường hầm, bảo vệ tuyến đường giao thông trên biển rất quan trọng. Công trình này không chỉ có thể bảo đảm khả năng sinh tồn và tính ổn định trong chiến đấu khá cao của tàu ngầm Trung Quốc, hơn nữa còn có thể bí mật triển khai cụm tấn công tàu ngầm, răn đe đối phương tại khu vực chiến lược quan trọng nhất, đặc biệt là biển Đông.

Các chuyên gia Nga cho rằng, gần đây Trung Quốc còn coi trọng vấn đề xây dựng căn cứ neo đậu của hải quân ở ven bờ Ấn Độ Dương. Để củng cố vị thế của mình ở Ấn Độ Dương, Trung Quốc đã ký thoả thuận với Sri Lanka cung cấp viện trợ kinh tế xây dựng khu cảng biển Hambantota, tích cực viện trợ xây dựng cảng biển container và hạ tầng cơ sở tương ứng.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa hạm đối không SA-N-6 trang bị cho tàu chiến 051C


Động thái tham gia xây dựng cảng nước sâu Gwadar – Pakistan của Trung Quốc đã thu hút sự chú ý đặc biệt của Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ. Cảng biển này có vị trí chiến lược rất quan trọng, cách biên giới Pakistan và Iran chỉ 70 km, cách eo biển Hormuz 400 km, là nơi tuyến đường biển xuất khẩu dầu mỏ của các nước vùng Vịnh phải đi qua.

Hải quân Trung Quốc nếu đóng quân tại cảng biển này, sẽ bảo đảm an toàn cho tuyến đường biển nhập khẩu dầu mỏ của mình, đồng thời kiểm soát tuyến đường biển cung ứng dầu khí của các nước Đông Nam Á, hơn nữa phần nào còn có thể hạn chế tự do hoạt động của Hải quân Mỹ.


>> Australia nâng cấp khinh hạm tên lửa lớp Anzac



Bộ Quốc phòng Australia đã ký hợp đồng với hãng BAE Systems trị giá 650 triệu USD để nâng cấp các khinh hạm lớp Anzac hiện có.

Bộ Quốc phòng Australia đã ký hợp đồng với hãng BAE Systems trị giá 650 triệu USD để nâng cấp các khinh hạm lớp Anzac hiện có.

Theo hợp đồng nói trên, BAE Systems sẽ nâng cấp tổ hợp tên lửa phòng không và các trang bị nâng cao khả năng phòng thủ đối không của lớp chiến hạm này.

Hiện tại, quá trình nâng cấp trên chiến hạm HMAS Perth lớp Anzac đang được thực hiện. Toàn bộ dự án nâng cấp khinh hạm lớp Anzac nằm trong chương trình cải tổ quy mô lớn Project Sea 1448 của hải quân Australia nhằm nâng cao khả năng tác chiến của lực lượng này.

http://nghiadx.blogspot.com
HMAS Anzac


Trong hợp đồng đã ký, khinh hạm lớp Anzac sẽ được lắp radar AESA CEAPAR, hệ thống tìm kiếm và theo dõi mục tiêu ảnh nhiệt Vampire NG, hệ thống đạo hàng bằng radar Sharpeye và nâng cấp hệ thống điều phối hỏa lực Saab CMS.

Các trang bị mới này đã được lắp đặt trên HMAS Perth và trong năm 2012, chúng sẽ được lắp đặt trên toàn bộ 7 chiến hạm lớp Anzac còn lại.

Dự kiến, quá trình nâng cấp khinh hạm lớp Anzac sẽ hoàn thành vào năm 2017.

Australia đã lên kế hoạch nâng cấp khinh hạm lớp Anzac từ năm 2004. Mới đây, các chiến hạm loại này đã được tái trang bị tổ hợp ngư lôi MU90 Impact cỡ 324 mm, súng máy M2HB 12,7 mm, đạn tên lửa phòng không RIM-162 ESSM, thiết bị gây nhiễu tên lửa Nulka và thiết bị quét mìn mới.

Ngoài ra, khinh hạm lớp Anzac còn được trang bị thêm 4 đạn tên lửa diệt hạm RGM-84 Harpoon.

Với tổng lượng choán nước đạt 3.600 tấn, khinh hạm lớp Anzac dài 118 m, rộng 14,8 m và cao 4,35 m. Hải quân Australia bắt đầu tiếp nhận dòng khinh hạm này từ năm 1996.


>> Iran sẽ tấn công Thổ Nhĩ Kỳ?



Tư lệnh hàng không vũ trụ Iran Amir-Ali Hadjizadeh cho hay Iran đã sẵn sàng tấn công hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Tờ Mehr News Agency dẫn lời Tư lệnh hàng không vũ trụ thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran Amir-Ali Hadjizadeh rằng Iran đã sẵn sàng tấn công hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO ở Thổ Nhĩ Kỳ trong trường hợp Mỹ hoặc Israel tấn công quân sự vào nước này.

"Nếu có một mối đe dọa, ban đầu chúng tôi sẽ tấn công vào hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO ở Thổ Nhĩ Kỳ, và sau đó sẽ tấn công các khu vực khác." – Hadzhizadeh tuyên bố.

Hadzhizadeh cũng nói thêm rằng Hoa Kỳ và Israel cần phải xem xét lại học thuyết quốc phòng của mình khi chống lại Tehran, và bây giờ Tehran sẽ "phản ứng với các mối đe dọa."

Chúng ta biết rằng, trong tháng 9 năm 2011, Ankara và Washington đã ký kết một thỏa thuận về việc đặt các đài radar của Mỹ ở Thổ Nhĩ Kỳ như là một phần của hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO ở châu Âu (EUROPRO). Theo đó, các đài radar này sẽ được lắp đặt tại một căn cứ quân sự gần thị trấn Kurechik (Kurecik) phía đông nam tỉnh Malaga, Thổ Nhĩ Kỳ.

Phản ứng trước động thái này, Iran, nước láng giềng của Thổ Nhĩ Kỳ, đã cảnh báo Ankara là quyết định này sẽ làm gia tăng tình trạng căng thẳng trong khu vực.

Thông báo của Thổ Nhĩ Kỳ về việc đồng ý cho Hoa Kỳ lắp đặt các đài radar ở nước này được đưa ra một ngày sau khi Romania ký một thỏa thuận cho phép Mỹ đặt tên lửa ngăn chặn trên mặt đất SM-3 như một phần của hệ thống phòng thủ tên lửa.

Các tên lửa Shahab-2, Fateh-110, Zelzal, Zubin và bavar-737 của Iran:

http://nghiadx.blogspot.com


http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com


http://nghiadx.blogspot.com


Đã có 28 nước thành viên của NATO ủng hộ kế hoạch hệ thống chống tên lửa để bảo vệ châu Âu chống lại tên lửa đạn đạo của Iran trong một hội nghị thượng đỉnh của tổ chức này tại Bồ Đào Nha hồi năm ngoái.

Về phần mình, Iran cũng đã phát triển các hệ thống tên lửa tầm xa. Với những hệ thống tên lửa này Iran có thể xác định mục tiêu trên không và tiêu diệt các tên lửa có cánh, máy bay chiến đấu của đối phương và máy bay chiến lược tầm xa.
Đặc biệt, mới đây, có nguồn tin cho biết rằng, Iran đã chế tạo thành công tên lửa Bavar 373 có thể thay thế hoàn toàn cho S-300. Nếu đúng như vậy thì đây sẽ là một thách thức lớn cho lực lượng Không quân của Mỹ, Israel và Liên quân trong việc tính đến các cuộc không kích vào nước này.
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với tờ báo Ai Cập Al-Akbar Tổng thống Iran hàm ý muốn thách thức Israel và Hoa Kỳ rằng: "Iran có tiềm năng quân sự to lớn trong khu vực và trên thế giới. Iran sẽ đáp trả bất kỳ hành động xâm lược nào, trong đó có Mỹ. Chúng tôi sẽ không cho phép bất kỳ hành động quân sự chống lại mình."
Tình hình xung quanh Iran leo thang sau khi Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) thông qua bản báo cáo về chương trình hạt nhân của quốc gia Hồi giáo này vào ngày 8 tháng 11.

Trong bản báo cáo, IAEA tuyên bố rằng Iran kể từ năm 2003 Iran đã phát triển vũ khí hạt nhân, và hiện tại các hoạt động tương tự vẫn đang diễn ra. Đồng thời IAEA cũng đã thông qua một nghị quyết về Iran .

Nghị quyết kêu gọi Tehran tuân thủ đầy đủ và không trì hoãn các nghĩa vụ của nước này theo các nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an LHQ và nhấn mạnh rằng Iran cần tăng cường hợp tác với IAEA. Sau khi nghị quyết được thông qua, Hoa Kỳ, Pháp và cả Anh đã kêu gọi gia tăng biện pháp trừng phạt chống lại quốc gia Trung Đông này.

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang