Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: 03 tháng 7 2011

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Bảy, 9 tháng 7, 2011

>> Giang Trạch Dân và quan hệ chiến lược Việt - Trung




Dưới sự lãnh đạo của cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân, Trung Quốc đi từ đổi thay này đến đổi thay khác và đạt được những bước ngoặt quan trọng.

Lãnh đạo tài tình

Ông Giang Trạch Dân sinh ra trong một gia đình trí thức ở Dương Châu, Giang Tô. Ông tốt nghiệp ĐH Giao Thông Thượng Hải chuyên ngành điện.

Trong thời gian học ĐH, ông Giang tích cực tham gia các phong trào của thanh niên dưới sự dẫn dắt của đảng Cộng sản và gia nhập đội ngũ của đảng năm 1946.

Vào thời điểm Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời, ông Giang được bầu làm phó Giám đốc một nhà máy. Năm 1955, ông sang Liên Xô học tập và làm việc tại nhà máy ô tô Stalin.

Khi về nước, ông chuyển sang làm các công việc quản lý của Chính phủ và bắt đầu thăng tiến. Năm 1985 ông trở thành Chủ tịch thành phố Thượng Hải và sau đó là Bí thư thành uỷ Thượng Hải.

Tiếp đó, ông giữ chức Chủ tịch thành phố Thượng Hải, đã lập một loạt dự án phát triển cơ sở hạ tầng trọng điểm sử dụng nguồn vốn nước ngoài. Nhờ đó, thành phố thu về được 3,2 tỷ USD từ thị trường vốn nước ngoài, trong đó 1,4 tỷ USD được sử dụng để xây dựng hệ thống tàu điện ngầm khắp thành phố, cầu Nanpu, xử lý nguồn nước thải, phát triển hạ tầng viễn thông. Điều này mang lại những thay đổi đáng kể cho bộ mặt cũng như đời sống người dân Thượng Hải.

Thành công này mang lại bước đột phá mới cho sự nghiệp chính trị của ông. Năm 1987, ông trở thành thành viên trong Ban chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc.

Tháng 6/1989, ông chính thức đảm nhiệm chức vụ Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) trong bối cảnh Trung Quốc đang gặp nhiều khó khăn về chính trị, kinh tế lẫn ngoại giao.

Chỉ trong vài năm nắm quyền, ông Giang mang lại những thay đổi lớn cho đất nước. GNP của Trung Quốc tăng ồn định ở mức nhanh nhất trên thế giới 12,1% và Bắc Kinh đã trải qua một “giai đoạn chính trị ổn định với nhiều hoạt động ngoại giao tích cực và đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể”.



Uy tín của ông Giang (giữa) không ngừng được nâng cao nhờ khả năng lãnh đạo tài tình.


Nhờ thành công vang dội này, ông Giang Trạch Dân được tái cử chức Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc tại phiên họp đầu tiên của Ủy ban Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 15. Việc ông được tái cử chức vụ cao nhất của đảng Cộng sản với 58 triệu đảng viên được đánh giá là thước đo sự tín nhiệm của nhân dân Trung Quốc đối với ông.

Đến tháng 3/1993, ông đắc cử Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Trong thời gian lãnh đạo, ông luôn đề cao lòng tự tôn dân tộc và sự đoàn kết trong nhân dân.

Tiếp tục được tín nhiệm nên sau đó ông Giang được bầu làm Chủ tịch Ủy ban quân sự Trung ương. People’s Daily cho rằng, sự thăng tiến không ngừng này của ông Giang hoàn toàn phù hợp với tài năng xuất chúng cũng như những thành quả mà ông mang lại cho đất nước.

Ông Giang Trạch Dân là người có khả năng nói nhiều ngoại ngữ, gồm tiếng Rumania, Nga và Anh. Một trong những sở thích của ông là tiếp đón các vị khách nước ngoài với những cuộc nói chuyện bên lề về văn học và nghệ thuật bằng ngôn ngữ của họ, ngoài ra còn hát những bài hát ngoại quốc bằng nguyên ngữ.

Chú trọng quan hệ Việt - Trung

Tháng 11/1991, sau khi Trung Quốc và Việt Nam thực hiện bình thường hoá quan hệ, nhà lãnh đạo cấp cao hai đảng, hai nước liên tiếp đi thăm lẫn nhau, sự giao lưu và hợp tác giữa hai bên trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, khoa học kỹ thuật và văn hoá ngày càng mở rộng và sâu sắc.

Trong bối cảnh đó, nhà lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân "phát kiến" 16 chữ vàng là phương châm "Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai".

Tháng 11/2000, khi hội đàm với Tổng bí thư mới đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh đến thăm, ông Giang Trạch Dân nêu rõ, 16 chữ này là phương châm quan trọng chỉ đạo sự phát triển quan hệ hai nước.

Theo ông, "ổn định lâu dài" là nhấn mạnh tình hữu nghị Trung Việt là phù hợp với lợi ích căn bản của hai đảng, hai nước và nhân dân hai nước, bất kỳ lúc nào, bất kỳ tình hình nào đều phải giữ sự ổn định và phát triển lành mạnh của quan hệ hữu nghị, khiến nhân dân hai nước đời đời hữu nghị với nhau.

"Hướng tới tương lai" là phải xuất phát từ hiện nay, nhìn về lâu dài, kế thừa truyền thống, mở ra tương lai tốt đẹp hơn cho quan hệ Trung Việt trong khi "hữu nghị láng giềng" là yêu cầu hai bên phải làm người láng giềng tốt, người bạn tốt, trước sau xử lý mọi vấn đề trong quan hệ hai nước với tinh thần hữu nghị láng giềng.

"Hợp tác toàn diện" là phải không ngừng củng cố, mở rộng và sâu sắc sự giao lưu và hợp tác giữa hai đảng, hai nước trong mọi lĩnh vực, để mưu cầu hạnh phúc cho hai nước và nhân dân hai nước, đồng thời góp phần cho việc giữ gìn và thúc đẩy nền hoà bình, ổn định và phát triển trong khu vực.

Việc xác định phương châm 16 chữ vàng khiến quan hệ hai đảng, hai nước Việt Trung thu được tiến triển quan trọng mới. Thực hiện phương châm 16 chữ vàng, trong những năm qua lãnh đạo cấp cao hai đảng, hai nhà nước liên tục có các chuyến thăm quan trọng, nhằm không ngừng vun đắp, đưa quan hệ hữu nghị đặc biệt đồng chí anh em lên tầm cao mới.

Một số hình ảnh trong quá trình lãnh đạo đất nước của ông Giang Trạch Dân:











[BDV news]


>> Nếu Trung Quốc là 'số 1'?




Trung Quốc có thể vượt Mỹ hay không còn phụ thuộc vào thời gian.

Quan trọng là Trung Quốc sẽ tận dụng sức mạnh và quyền lực đó để gây ảnh hưởng lớn đến ổn định, an ninh khu vực và thế giới như thế nào?

Tạp chí Yale Global Online của Mỹ mới đây đăng bài bình luận với tiêu đề "Khi trở thành cường quốc số 1 về kinh tế, Trung Quốc sẽ đứng trước sự lựa chọn nào?”


Trung Quốc và Mỹ đang chạy đua cạnh tranh ảnh hưởng trên thế giới.


Bài viết trên chỉ ra rằng, Trung Quốc sẽ nhanh chóng vượt qua Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất toàn cầu. Tuy nhiên, xếp hạng về tổng khối lượng kinh tế không có mối liên hệ với quyền lực và tầm ảnh hưởng. Điều quan trọng hơn là cường quốc này sẽ sử dụng sức mạnh quốc gia của mình như thế nào.

Bài viết là sự soi rọi vào quá trình trỗi dậy của các cường quốc trên thế giới trong lịch sử, qua đó tác giả đưa ra một số nhận định và phép so sánh giúp độc giả hiểu rõ hơn về những quy luật chính trị, đồng thời, hình dung những lựa chọn và thách thức của Bắc Kinh và Washington nếu Trung Quốc soán ngôi cường quốc số 1 thế giới của Mỹ.

Dưới đây là nội dung bài viết:

Khi các chuyên gia thảo luận về việc Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới, họ luôn ngầm cho rằng, sự trỗi dậy nhanh chóng của quốc gia mới nổi này sẽ làm lung lay hệ thống quốc tế, thậm chí còn dẫn tới xung đột.

Thực lực kinh tế có thể chuyển hóa thành sức mạnh quân sự và tầm ảnh hưởng chính trị, nhưng nhìn xét theo khía cạnh lịch sử, con đường này không chỉ dẫn tới một điểm.

Năm 1913, một năm trước khi xảy ra Chiến tranh thế giới thứ nhất ra nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và các vị trí tiếp theo là nước Đức, Anh, Nga, còn có cả Trung Quốc. Điều này không có gì kỳ lạ, Trung Quốc khi đó cũng giống như bây giờ, có dân số khổng lồ, sản xuất sẽ nhiều hơn, nhưng nền chính trị yếu kém, trong nước liên tục xảy ra bất ổn còn bên ngoài cũng bị các chủ nghĩa đế quốc đe dọa.

Đương nhiên, thế giới hiện nay đã thay đổi, nhưng cục diện năm 1913 vẫn còn ý nghĩa. Thứ nhất, quy mô kinh tế không đồng nghĩa với tầm ảnh hưởng chính trị. Khi đó Mỹ là cường quốc kinh tế lớn nhất, nhưng lại không hề có chút ảnh hưởng nào với châu Âu lớn mạnh.

Thứ hai, kinh tế lớn chưa chắc giúp quân sự mạnh. Sức mạnh quân sự khi đó của Mỹ tương đối yếu, trái lại Đức, Nhật Bản lại sở hữu lực lượng Hải, Lục quân với quy mô to lớn.

Thứ ba, nền kinh tế hàng đầu mới xuất hiện không có nghĩa là chắc chắn sẽ có tranh chấp quốc tế.

Đến năm 1913, Mỹ lãnh đạo tây bán cầu, Anh lại chấp nhận hiện thực đó, là sự ảnh hưởng toàn cầu của nước này bị suy yếu.

Cuối cùng, xung đột xảy ra chưa chắc là do các nước mới nổi có khuynh hướng xâm lược. Việc các cường quốc đưa ra lựa chọn gì quan trọng hơn rất nhiều so với việc xếp hạng kinh tế của mình.

Đối với Trung Quốc, sau khi trở thành nền kinh tế số 1 thế giới, Trung Quốc có thể sẽ lựa chọn, Trung Quốc có quyền coi thường lợi ích nước khác, mở rộng thế lực của mình, hoặc Trung Quốc tiếp tục tăng cường xây dựng kinh tế tạo ra một cuộc sống sung túc hơn cho người dân hoặc để Mỹ tiếp tục đảm nhiệm trọng trách lãnh đạo thế giới, hay Trung Quốc có thể hợp tác với các cường quốc khác đối phó với những thách thức hệ thống quốc tế.

Đối với Mỹ, nếu bị Trung Quốc chiếm ngôi vị nền kinh tế số 1 thế giới, Mỹ có thể lựa chọn, Mỹ có thể coi việc tụt hạng là điềm báo cho thấy sự suy thoái và rút lui khỏi vị trí lãnh đạo quốc tế, hoặc cũng có thể lựa chọn việc thiết lập lại các trụ cột sức mạnh quốc gia vốn bị coi nhẹ như tài chính, khoa học giáo dục, hay Mỹ vẫn có thể cho rằng, Trung Quốc chắc chắn trở thành đối thủ của Mỹ, và hoạch định chính sách, từ đó dẫn tới vòng tuần hoàn nguy hiểm.

[BDV news]


>> Cuộc chiến tranh không-biển-đảo đầu tiên sau thế chiến II




Cuộc xung đột vũ trang tại quần đảo Malvinas/Falklands năm 1982 là cuộc chiến tranh không - biển - đảo hiện đại đầu tiên sau thế chiến II.

Cuộc chiến không tuyên bố

Quần đảo có tên tiếng Tây Ban Nha là Malvinas (tiếng Anh là Falklands) nằm ở Nam Đại Tây Dương cách Argentina khoảng 400 km, cách Anh khoảng 13 ngàn km. Gồm hai đảo lớn và nhiều đảo nhỏ, tên và chủ quyền của quần đảo này đã từng là đối tượng bị tranh chấp. Argentina luôn khẳng định chủ quyền đối với quần đảo này, dù nó đã bị Anh chiếm đóng từ năm 1833(1).

Xung đột vũ trang từ tháng Tư đến tháng Sáu 1982 tại quần đảo này là một trong những kết quả của cuộc đối đầu ngoại giao không có lời giải về chủ quyền với quần đảo. Các bên đã không đưa ra những lời tuyên chiến chính thức, và chiến sự được giới hạn trong phạm vi quanh lãnh thổ tranh chấp tại vùng biển Nam Đại Tây Dương.

Lần này, Liên Hiệp quốc đã không thể hiện được vai trò của mình trong dàn xếp tranh chấp lãnh thổ. Anh dùng lực lượng vũ trang áp đảo chiếm lại quần đảo. Argentina vẫn tiếp tục khẳng định chủ quyền đối với quần đảo này trong bất lực. Các diễn biến của cuộc xung đột vũ trang này được viết trên báo Đất Việt tháng Sáu, 2011(2). Trong bài viết này, chúng tôi chủ yếu chỉ phân tích các nguyên do và tác động chính trị của một cuộc xung đột “chớp nhoáng”.

Nhưng được mong đợi (?)

Trong kinh tế Anh lúc đó, đã rõ nét những dấu hiệu trì trệ, và “Người đàn bà thép” Thatcher đang tìm kiếm các phương thức và cơ hội để cải thiện tình hình. Uy tín của chính phủ Bảo thủ, vốn khá bế tắc trong giải quyết các vấn đề xã hội(3), xuống thấp.

Các nguồn tin của Liên Xô cho rằng, chính phủ Thatcher thậm chí từng phải tính đến việc giảm chi phí quốc phòng bằng cách tinh giản biên chế Hạm đội, bán bớt các tàu sân bay và các tàu chiến(4).

Quân đội Anh kể từ Thế chiến II không tích luỹ thêm được kinh nghiệm tác chiến gì rõ rệt. Địa vị uy tín của quân lực Hoàng gia này trong xã hội Anh sút kém, đòi hỏi phải tìm kiếm một thắng lợi quân sự nhanh chóng, dù nhỏ.

Không hẹn mà nên, ở Argentina, tình hình còn quẫn bách hơn. Đình đốn kinh tế vùi dập đất nước vẫn chưa thoát ra khỏi khủng hoảng chính trị. Tập đoàn độc tài quân sự vừa lên cầm quyền nhờ đảo chính cuối 1982, đã quyết định dành lại chủ quyền tại quần đảo Malvinas. “Nhất tiễn tề xuyên”, chiến dịch quân sự này vừa nhằm gây uy tín chính trị cho chính thể cầm quyền, vừa đánh lạc hướng dư luận trong nước vào “cuộc chiến” chống kẻ thù truyền kiếp. Nó cũng ăn nhập với sự phẫn nộ trong nước vì các điều kiện ngặt nghèo mà Quỹ tiền tệ quốc tế (bị mang tiếng là chỉ giúp các nước giàudo Anh và Mỹ thao túng) ràng buộc “con nợ” Argentina lúc đó.



Lược đồ tái chiếm của Anh tại các hòn đảo ở Malvinas (Nguồn: wikipedia: http://en.wikipedia.org/wiki/Falklands_War)


Bóng ma của “thần” dầu hoả

Đầu những năm 80, trữ lượng dầu hoả ở Biển Bắc (North Sea) gần nước Anh đã cạn. Trước đó, đã có tin một trữ lượng dầu mỏ lớn hơn của Biển Bắc được khám phá gần quần đảo Falklands. Với xu thế chinh phục Nam Cực đang ló dạng, quốc gia nào có chủ quyền tại Malvinas/Falklands tất yếu giành quyền sở hữu các phần (lô) tương thích có chứa dầu của thềm lục địa Nam Cực.

Quyền sở hữu và nâng hạ giá dầu - khí của những nước có tài nguyên này là nỗi đau muôn thuở của các nước khác. Và cuộc chiến biến kẻ phải nhập khẩu nguyên, nhiên liệu thành nhà xuất khẩu không chỉ là chiến thắng về vật chất, chính trị, mà còn niềm an ủi “chuyển bại thành thắng” cho những nước vốn thiệt thòi về tài nguyên. Dầu hoả còn là một thứ chất đốt cho lò lửa chiến tranh đế quốc.

Tình báo các bên nói gì?

Hậu duệ của các “nhà tình báo vĩ đại”, như Richard Sorge, ở Liên Xô khẳng định rằng “toàn bộ cuộc chiến tranh này được Mi – 5 (tình báo Anh) trù liệu từ trước, để nổ ra vào một thời khắc thiết yếu đối với lợi ích của Luân Đôn(5).

Các nguồn Nga – Liên Xô cũng chỉ ra rằng truyền thông Anh, chẳng hạn báo Sunday Times ra 22 tháng Ba 1987, đã không cố tình giấu diếm rằng tình báo Anh đã biết trước về cuộc xâm nhập của Argentina lên đảo Falklands ít nhất 6 tháng(6). Moscow hẳn ngụ ý nói đến bài của S. Jenkins, một tác giả viết nhiều về cuộc xung đột Malvinas/Falklands. Trong bài này, chiến dịch của quân Anh tại đây được ngợi ca như trận Trân Châu cảng của Anh (Britain’s Pearl Harbor).

Ngược lại, truyền thông phương tây dẫn các nguồn cho rằng Liên Xô đã cung cấp những tin tức tình báo về triển khai lực lực lượng của quân Anh cho Argentina, và tìm cách hỗ trợ về vũ khí. Một cựu quan chức KGB được dẫn lời, rằng Quảng trường Đỏ đã sẵn sàng đi khá xa trong sứ mạng viện binh(7).

Mặt trời lại không lặn trên nước Anh?

Các nguồn của hai phía của chiến tranh lạnh dường như đều nhất trí rằng trang bị hiện đại hơn về hải – không - lục quân là yếu tố đảm bảo chiến thắng. Nhất là khi phía cường quốc quân sự hiện đại đã “rình” sẵn, để chộp một cơ hội, việc tổng động viên nhân vật lực cho hành động chiến tranh chỉ là vấn đề tác nghiệp.

Các nguồn nhất tề liệt kê danh sách dài những lợi thế mà London có được sau khi đoạt lại quần đảo Falklands/Malvinas. Có cảm giác như sương mù tan đi, để mọi câu hỏi của nhiều mặt quan trọng của đời sống chính trị - kinh tế - xã hội Anh cùng lúc tìm được câu trả lời.

Cụ thể là: vị thế của Anh được nâng lên, quốc dân đoàn kết xung quanh nữ hoàng, quân đội và Chính phủ Bảo thủ (Thatcher lại chiến thắng trong cuộc bầu cử 1983, điều mà trước chiến tranh Falklands không hề chắc chắn); kinh tế phát triển sôi động; quân đội sau cuộc “diễn tập thực binh” đã rút ra những bài học cần thiết, không bị giảm biên chế, ngược lại, trở nên hào hùng trong hiện đại hoá.

Ở Argentina, chính quyền quân phiệt đổ, những người cầm đầu bị kết án, bỏ tù do làm chiến tranh thất bại. Tổng thống mới, được bầu theo thể thức Tổng tuyển cử (thể thức này vốn bị gián đoạn từ năm 1973 trong gần một thập kỷ ở Argentina bởi một loạt cuộc đảo chính). Các nguồn Nga cho rằng điều này cũng nằm trong ý đồ của Anh, vì chỉ có các tổng thống “dân chủ” mới tìm cách phát triển kinh tế, trang trải nợ nần với Anh, (và Mỹ)(8).

Bao trùm lên tất cả, là Anh có dịp triển khai cơ sở hạ tầng gần sát Nam Cực – nguồn tương lai và quan trọng nhất của toàn thế giới về tài nguyên:nước ngọt, hiđrôcacbon, kim loại, tài nguyên sinh học… Anh đã đi trước một bước, trong cuộc chiến khốc liệt giành Nam Cực của các cường quốc ở ngưỡng cửa thiên kỷ mới.

Quan hệ hai nước này vốn bị gián đoạn trong chiến tranh đã được khôi phục năm 1989, theo "quy cách cái ô" (umbrella formula), tức là cho "chìm xuồng" luôn vấn đề chủ quyền của quần đảo Malvinas.

Lẽ ra Argentina có thể chiến thắng

Vì kẻ chiến thắng thường không bị chỉ trích, nên các nguồn của hai phía của chiến tranh lạnh đều không tiếc lời ca ngợi năng lực chính trị - quân sự - kinh tế của bên Anh trong cuộc đối đầu.

Nhưng trong cuộc chiến giành Malvinas/Falklands, tiềm lực quân sự của Argentina đâu phải “trứng chọi đá” (cũng có tàu sân bay), lại được hậu thuẫn rõ rệt của: Peru, Venezuela (phụ tùng máy bay), Brazil (hai máy bay tuần tiễu biển P -95), Israel (chuyên gia không quân), và Liên Xô (ngoài tin tình báo, còn cung cấp các tên lửa Strela 2 qua Libia)…

Theo các nguồn phương tây, Mỹ đã không cố “ra mặt” ủng hộ Anh trong cuộc khủng hoảng này là do ngại Kremli cũng sẽ “ra mặt” ở khu vực Nam Đại Tây Dương(9).

Một ngày sau khi quân Anh bắt đầu đổ bộ lên một đảo của Malvinas/Falklands, 26/4, Tổng thư ký Liên Hiệp quốc Perez de Cuella yêu cầu Anh dừng ngay hành động chiến tranh, nhưng Thủ tướng Anh đã lớn tiếng bác bỏ lời kêu gọi này và nước Anh tiếp tục dấn vào cuộc chiến với quy mô ngày một lớn hơn.

Nhưng, trong hồi ký “Một trăm ngày” (10) của mình, Tổng tư lệnh quân Anh thời đó là John Woodward, chỉ huy chiến dịch tái chiếm Falklands đã viết về “chiến thắng bị bỏ lỡ” của đối phương.

Theo Đô đốc John Woodward, có một sự thật “không thể cắt nghĩa nổi” là, trong cả chiến dịch hơn hai tháng ròng, các chỉ huy Argentina đã không nhận thấy rằng nếu họ đánh trúng Hermes (11) (một trong hai tàu sân bay của Anh trong chiến dịch này), thì quân Anh đã bại.

“Họ đã không thể thực sự dấn tới được một mục tiêu chắc chắn sẽ đem lại chiến thắng cho họ”. Woodward viết tiếp, “Chúng tôi hiểu rằng mình đang tác chiến ở thế đi trên lưỡi dao cạo. Tôi hiểu rằng chỉ cần có một rủi ro: một quả mìn, một vụ nổ, một đám cháy, xảy ra với một trong hai tàu chở máy bay, là chiến dịch (của Anh) sẽ bị giáng đòn chí tử. Chúng ta đã mất các tàu Shffield, Coventry, Ardent, Antelope, Atlantic Conveyor, Sir Galahad. Nếu (không quân) Argentina ném bom chính xác hơn từ các độ cao tầm thấp, chắc chắn chúng ta đã mất thêm các chiến hạm Antrim, Plymouth, Argonaut, Broadsword và Glasgow…”

Dĩ nhiên những hồi ký thường chứa những lời bàn hậu nghiệm. Vấn đề vẫn là các bên đã chuẩn bị thế nào cho một tình huống chiến tranh. Nhưng qua kinh nghiệm của Đô đốc Woodward, kỷ luật, kỹ năng của bộ đội và chiến lược quân sự vẫn là quan trọng nhất để chiến thắng chứ không hẳn là vấn đề trang bị. Về phương diện quốc gia, khả năng chuyển từ kinh tế thị trường sang động viên cho chiến tranh cũng là yếu tố then chốt…

[BDV news]


>> Xe tăng chiến đấu chủ lực của Phương Tây (Phần I)




Cho đến nay tăng thiết giáp vẫn là lực lượng chủ yếu của Quân chủng Bộ binh ở các quốc gia. Hiện nay, ở Phương Tây những cường quốc chính về xe tăng là Mỹ, Đức và Pháp. Tất cả xe tăng của các quốc gia này đều có những đặc điểm riêng, sở hữu các tính năng chiến đấu cao. Chúng ta hãy bắt đầu với xe tăng hiện đại Leclerc của Pháp, được coi là một trong những loại xe tăng của tương lai.


Xe tăng của Pháp được một số chuyên gia xếp vào loại xe tăng thế hệ 3+, và cũng có chuyên gia xếp chúng vào thế hệ hoàn thiện hơn - thế hệ xe tăng thứ 4.

Pháp phát triển loại xe tăng chiến đấu chủ lực Leclerc trong ba giai đoạn. Giai đoạn 1978-1982: nghiên cứu xây dựng quan điểm phát triển xe tăng thế hệ mới và các đặc điểm tính năng của loại xe tăng này; giai doạn 1982 - 1986: tiến hành thiết kế mẫu xe tăng Leclerc; giai đoạn 1986 - 1991: chế tạo mẫu xe tăng Leclerc và tiến hành thử nghiệm.

Tháng 1/1992, các doanh nghiệp của hãng quốc gia GIAT đã xuất xưởng seri xe tăng Leclerc đầu tiên. Sau khi thử nghiệm thành công xe tăng Leclerc đã được đưa vào sử dụng vào năm 1993. Trong năm đó Pháp đã sản xuất 13 chiếc, và đến cuối năm 1995 là 60 chiếc. Cho đến cuối năm 2000, Bộ Quốc phòng Pháp đã lên kế hoạch đặt mua 850 chiếc xe tăng loại này. Tuy nhiên, do tình hình chính trị thay đổi (chiến tranh lạnh kết thúc) và do giá xe tăng quá đắt nên đơn đặt hàng ban đầu đã giảm xuống 800 chiếc, sau đó giảm tiếp xuống còn 406 chiếc. Vào năm 1993, hãng GIAT đã ký thỏa thuận cung cấp 390 xe tăng Leclerc với Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE). Hợp đồng giữa Pháp và UAE được hoàn thành vào năm 1999.




Xe tăng Leclerc được sản xuất theo công thức kinh điển truyền thống với bộ phận điều khiển ở phía trước và khoang truyền dẫn - động cơ ở phía sau. Tải trọng chiến đấu của xe tăng Leclerc so với những xe tăng chiến đấu chủ lực khác của các nước Phương Tây là không lớn – chỉ khoảng 55 tấn. Tuy nhiên, lần đầu tiên nhiều giải pháp liên quan đến việc bố trí những hệ thống bên trong xe tăng và ê kíp chiến đấu được ứng dụng. Ví dụ như, các thành viên của ê kíp tăng được bố trí biệt lập với nhau; một máy nạp đạn tự động được lắp đặt trên xe tăng thay cho thành viên nạp đạn của ê kíp.

Phù hợp với cách bố trí cổ điển, phần lớn ê kíp chiến đấu được triển khai ở tháp tăng bọc thép quay tròn. Ê kíp chiến đấu gồm 3 người: trưởng xe, pháo thủ, lái xe. Phần dưới của tháp tăng là máy nạp đạn tự động, có vách ngăn bằng thép với bộ phận chiến đấu. Nhờ đặc điểm bố trí như trên, tất cả ê kíp chiến đấu biệt lập với nhau, giúp nâng cao hiệu quả chống vũ khí hủy diệt hàng loạt và giảm sự phóng khí của xe tăng khi bắn.

Nhờ sử dụng máy nạp đạn tự động và động cơ nhỏ gọn với công suất 1500 mã lực, khối lượng bên trong của thân xe tăng nhỏ hơn đáng kể so với những loại xe tăng khác của Phương Tây, còn chiều dài của bộ phận chuyển động đã được cắt giảm xuống gần 1 mét. Kết quả là, trọng lượng chiến đấu của xe tăng Leclerc không quá 55 tấn (xe tăng Abrams M1A2 – 62,5 tấn), còn công suất riêng của động cơ là 27,5 mã lực trên 1 tấn; điều này cho phép xe tăng chỉ cần 5,5 giây có thể tăng vận tốc lên tới 32km/h, còn khi di chuyển trên đường nhựa thì xe tăng có thể đạt tới vận tốc 72km/h.





Vũ khí chính của xe tăng Leclerc là pháo nòng trơn 120mm CN-120-26/52. Tốc độ bắn là 15 phát/ phút, còn trong điều kiện chiến đấu thực, chỉ số này giảm xuống dao động ở khoảng 10-12 phát/phút.

Pháo lắp đặt trên xe tăng Leclerc được cho là pháo mạnh nhất trong số tất cả các loại xe tăng thế hệ 3, vượt qua cả pháo Rh-120/L44 của Đức, tương đương với М256 của Mỹ và 2А46М của Nga. Tuy nhiên, bên cạnh những đặc điểm chiến đấu cao, pháo này cũng chứa đựng một số khiếm khuyết như: giá thành cao, sản xuất phức tạp. Nhờ lỗ bắn lớn của tháp tăng, trong tương lai xe tăng Leclerccó thể được lắp đặt loại pháo 140mm mạnh hơn.

Các nhà chế tạo xe tăng Pháp trang bị cho xe tăng Leclerc hệ thống bảo vệ - chiến đấu GALIX-13. 9 ống phóng lựu đạn khói lắp bên hông tháp pháo. Hệ thống GALIX có thể phóng ra lựu đạn khói, lựu đạn sát thương hoặc tia hồng ngoại để đánh lạc hướng đối phương. Lựu đạn khói được bắn ở cự ly 30-50m. Lựu đạn sát thương khi nổ tạo ra khoảng 1000 mảnh vỡ 0,2g, bay với vận tốc 1600m/s. Lựu đạn sát thương được bắn ở khoảng cách 15m và tiêu diệt lực lượng bộ binh của kẻ địch đang ở bên cạnh hoặc phía sau xe tăng ở cự ly 30m.

Hệ thống điều khiển hỏa lực của xe tăng Leclerc bao gồm:
- Kính ngắm của pháo thủ và trưởng xe được trang bị máy viễn trắc lazer;
- Camera ảnh nhiệt;
- 8 kính tiềm vọng dành cho trưởng xe;
- Trạm khí tượng tự động có khả năng xác định áp suất không khí, vận tốc và hướng gió, nhiệt độ không khí;
- Hệ thống phối hợp động lực học đường ngắm;
- Bộ phận cân bằng vũ khí ở 2 bên hông tháp pháo;

Tất cả các bộ phận thuộc hệ thống điều khiển hỏa lực được nối với máy tính xử lý dữ liệu để bắn, có khả năng đưa ra những điều chỉnh cần thiết cũng như kiểm soát hoạt động của các hệ thống và tổ hợp máy của xe tăng. Thời gian cần để đưa hệ thống điều khiển hỏa lực vào tình trạng chiến đấu là 1 phút kể từ khi mở máy tính.




Hệ thống bắn điện tử cho phép xạ thủ hoặc chỉ huy có thể chọn 6 mục tiêu khác nhau để tham chiến chỉ trong vòng 30 giây. Hệ thống vi tính điện tử cho phép xử lý thông tin từ kính ngắm và hệ thống cảm biến. Chỉ huy có 8 kính tiềm vọng và hệ thống ngắm toàn cảnh HL-70 của hãng Safran. HL-70 bao gồm: laser định vị, hệ thống quan sát ban ngày và hệ thống khuếch đại hình ảnh 2 bậc. Tầm nhận diện mục tiêu là 4km và tầm định vị là 2.5km. Chỉ huy có thể quan sát mục tiêu qua ống ngắm nhiệt của xạ thủ.




Mức độ hoàn toàn mới của liên kết thông tin và điện toán hóa là đặc điểm của xe tăng Leclerc cho phép một số chuyên gia xếp chúng vào thế hệ xe tăng chiến đấu thứ 4. Tất cả các bộ phận điện tử của xe tăng tạo thành một Hệ thống điều khiển thống nhất. Hệ thống này kiểm soát toàn bộ các hoạt động của thiết bị truyền động, động cơ, vũ khí và những bộ phận khác của xe tăng.

Số lượng xe tăng Leclerc được bán ra nước ngoài còn khá khiêm tốn. Giá cả xe tăng là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến điều này. UAE là nhà nhập khẩu duy nhất loại xe tăng này. Không có gì ngạc nhiên vì giá một chiếc tăng Leclerc dao động ở mức 10 triệu USD. Mức giá này cao kỷ lục trong ngành chế tạo xe tăng. Trị giá các thiết bị điện tử của Leclerc chiếm tới gần 60% giá trị xe tăng. Trong khi đó, cũng là xe tăng chiến đấu chủ lực tương tự như Leclerc, xe tăng Merkava-4 của Israel và M1A2 SEP của Mỹ chỉ có giá từ 6-7 triệu USD, giá xe tăng Leopard – 2A6 của Đức là 4-5 triệu USD, còn giá xe tăng T-90S của Nga chỉ ở vào khoảng 1,3 – 1,8 triệu USD.

[Vitinfo news]


>> Quốc hội Mỹ thúc đẩy bán F-35 cho Ấn Độ




Quốc hội Mỹ đề xuất khả năng cho Lockheed Martin trở lại đấu thầu cung cấp máy bay cho MMRCA của Ấn Độ băng "siêu phẩm" F-35.

MMRCA - Medium Multirole Combat Aircraft: Chương trình trang bị máy bay chiến đấu đa năng hạng trung

Đề xuất trên được Ủy ban thượng viện về các vấn đề vũ trang thuộc Quốc hội Mỹ đưa ra cùng với báo cáo các khoản chi dự tính của Bộ Quốc phòng Mỹ trong tài khóa 2012.

Với đề xuất này, chỉ cần Bộ Quốc phòng thông qua “mục đích và tính khả thi” của việc xuất khẩu F-35 cho Ấn Độ là F-35 sẽ có thể được mang đi tham gia đấu thầu chương trình MMRCA.



Máy bay F-35 chỉ cần qua "cửa" của Bộ Quốc phòng trước khi được phép tham gia dự án đấu thầu cung cấp máy bay cho Ấn Độ theo chương trình MMRCA.


Phát ngôn viên của Lockheed Martin đã xác nhận lại thông tin này nhưng cho biết thêm tất cả tiến trình trong việc mang F-35 đi đấu thầu và bán cho Ấn Độ sẽ được quyết định bởi chính phủ Hoa Kỳ chứ không phải công ty.

Bà cho biết thêm, chương trình JSF là chương trình của Chính phủ Hoa Kỳ, vì thế đích thân chính phủ sẽ quyết định chính sách bán F-35 cho quốc gia nào trên thế giới.

Công ty Lockheed Martin sẽ không có bất kỳ một vai trò nào trong việc đưa ra quyết định thị trường sẽ xuất khẩu F-35, tuy nhiên, công ty sẽ bán loại máy bay này cho bất kỳ quốc gia nào nếu Chính phủ Hoa Kỳ cho phép.

Trong tháng 4/2011, chiếc F-16IN của Lockheed Martin là 1 trong 4 loại máy bay đã bị loại khỏi cuộc đấu thầu cung cấp máy bay cho chương trình MMRCA cùng với F/A-18E/F của Boeing, MiG-35 của Nga và JAS-39 Gripen của Thụy Điển.

Hai loại máy bay được chấp nhận là Dassault Rafale và Eurofighter Typhoon của Châu Âu đã thắng thầu sẽ được ký hợp đồng cung cấp trong vài tháng tới. Do tiến độ của chương trình MMRCA, việc F-35 được cung cấp cho Ấn Độ nếu có sẽ không thể sớm hơn năm 2016.



Máy bay Sukhoi T-50 đẫ vượt qua F-35 trong cuộc đấu thầu cung cấp máy bay thế hệ thứ năm cho Ấn Độ theo chương trình FGFA.


Đây không phải lần đầu Washington xem xét đến khả năng bán F-35 cho Ấn Độ. Tháng 7/2007, Lockheed Martin đã gửi các thông số kỹ thuật của F-35 cho lực lượng không quân Ấn Độ (IAF) xem xét.

Cùng với động thái này, phó chủ tịch công ty đã cho biết F-35 có thể thỏa mãn mọi nhu cầu tương lai của chương trình phát triển máy bay thế hệ thứ 5 (FGFA) của Ấn Độ. Tuy nhiên, Ấn Độ đã chọn hợp tác với Nga để phát triển chương trình FGFA.

Theo một hợp đồng được kỳ tháng 12/2010, Nga và Ấn Độ sẽ hợp tác để phát triển loại máy bay FGFA dựa theo phiên bản thử nghiệm Sukhoi T-50 của Nga với sự tham gia của các công ty Hindustan, Sukhoi và Rosoboronexport.

[BDV news]


>> Tàu ngầm Trung Quốc theo dõi Mỹ - Phillippines tập trận




Tình báo Nga cho biết, tàu ngầm hạt nhân Type-094, lớp Jin của Trung Quốc đã bất ngờ xuất hiện và quan sát cuộc tập trận hải quân Mỹ-Phillippines.



Theo đó, tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type-094 của Trung Quốc đã xuất hiện và quan sát cuộc tập trận hải quân Mỹ-Phillippines vừa qua. Đây là loại tàu ngầm hạt nhân chiến lược hiện đại nhất trong biên chế của Hải quân Trung Quốc. Tuy nhiên, phía Mỹ không hề tiết lộ chút thông tin nào quanh vấn đề này.

Một đặt câu hỏi, phải chăng các thiết bị sonar hiện đại của Hải quân Mỹ không phát hiện được sự xuất hiện của tàu ngầm Trung Quốc? Hay Mỹ đã cố tình để cho tàu ngầm của Trung Quốc va chạm với thiết bị sonar của mình?

Giới tính báo Nga nhận định rằng, có thể là Hải quân Mỹ đã phát hiện ra sự xuất hiện của một tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Trung Quốc trong khu vực tập trận nhưng Mỹ muốn quan sát xem tàu ngầm này của Trung Quốc định làm gì trong khu vực tập trận qua đó ghi nhận các thông số về độ ồn khi hoạt động, độ bộc lộ trên sonar.

Theo đó, việc tàu ngầm Trung Quốc xuất hiện trong khu vực tập trận của Hải quân Mỹ sẽ để lộ các sơ hở về khả năng hoạt động của tàu ngầm này. Đó sẽ là bất lợi trong tương lai.



Tàu ngầm Type-094 lớp Jin (Tấn), loại này đã theo dõi sát sao cuộc tập trận Mỹ - Phillippines vừa qua.


Tuy nhiên, tình báo Nga nhận định, đây là một sự tiến bộ rất lớn của Hải quân Trung Quốc trong việc chế tạo các tàu ngầm hạt nhân chiến lược hiện đại.

Trước đó, một tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc cũng đã va chạm với thiết bị sonar của một tàu khu trục của Hải quân Mỹ. Sự vụ đã dẫn đến những căng thẳng ngoại giao giữa hai bên trong suốt năm 2010.

Trong những năm qua, Trung Quốc liên tục gia tăng sức mạnh của hạm đội tàu ngầm, hiện tại hạm đội tàu ngầm của Trung Quốc được xem là lớn nhất khu vực châu Á.

Đáng chú ý là các tàu ngầm hạt nhân chiến lược do nước này tự đóng, khác với tàu ngầm diện-dieesel, tàu ngầm hạt nhân không được bán trên thị trường. Do đó các quốc gia muốn sở hữu loại phương tiện chiến tranh chiến lược này đều phải tự đầu tư đóng mới.

Dù các tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp đầu như Type-091, 092, 093 còn gặp nhiều hạn chế về tiếng ồn khi hoạt động. Tuy nhiên các tàu ngầm hạt nhân chiến lược mới như Type-094 đã khắc phục được phần nào nhược điểm này.

Tuy không thể so sánh được với các tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Ohio của Mỹ hay Akula, Delta-IV, Borei của Nga, nhưng đây cũng là một đối thủ đáng gờm. Sự xuất hiện bất ngờ trong cuộc tập trận Mỹ - Phillippine vừa qua đã cho thấy những tiến bộ vược bậc của công nghệ đóng tàu ngầm của Trung Quốc.

Điều đó cũng cho thấy các tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc đã bắt đầu tiến ra xa hơn, thay vì lởn vởn xung quanh bờ biển Trung Quốc.

Cùng với sự hoàn thành của tàu sân bay Thi Lang, các tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Trung Quốc có thể sẽ xuất hiện tại những vùng biển xa xôi ở tận Tây Thái Bình Dương.

Theo thông tin của tình báo Mỹ được đăng tải trên trang Washington Times, Trung Quốc đang khởi đóng một chương trình tàu ngầm hạt nhân chiến lược mới mang tên Type-096 lớp Tang (Đường) có thể mang tên lửa đạn đạo liên lục địa SLBM.

Theo thông tin được tiết lộ, tàu ngầm hạt nhân chiến lược mới này có khả năng mang đến 24 tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ tàu ngầm SLBM JL-2 (Du lãng-2) Tàu ngầm Type-096 có cấu hình khí động học và kích thước tương tự như tàu ngầm hạt nhân chiến lược Delta-IV của Nga.

Sự tiến bộ vượt bậc trong công nghệ tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Trung Quốc cho phép họ có thêm những con bài chiến lược có thể làm thay đổi cán cân quân sự tại châu Á - Thái Bình Dương.

Điều đó cũng đã ra nhiều nguy cơ hơn đối với an ninh và ổn định trong khu vực khi ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy. Trung Quốc sẽ sữ dụng các con bài chiến lược để đạt được mục đích của mình.

[BDV news]


Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2011

>> Hồ sơ Hạm đội 7 của Mỹ




Với 50-60 chiến hạm, 350 máy bay và 60.000 lính, Hạm đội 7 là lực lượng tác chiến chủ yếu nhằm tạo sức răn đe của Washington ở tây Thái Bình Dương.

Được thành lập ngày 15/5/1943 tại Brisbane (Australia), Hạm đội 7 từng tham gia chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh Việt Nam và những trận đánh ác liệt như hải chiến Vịnh Leyte tháng 10/1944.

Kịch bản can dự

Hiện nay, Hạm đội 7 đóng đại bản doanh tại căn cứ Yokosuka (Nhật Bản) được đặt dưới quyền chỉ huy của Hạm đội Thái Bình Dương. Các đơn vị thuộc quyền Hạm đội 7 đóng rải rác tại một số căn cứ Hải quân ở Nhật Bản, Hàn Quốc và các đảo của Mỹ ở tây Thái Bình Dương.

Khu vực trách nhiệm bao gồm toàn bộ khu vực Tây Thái Bình Dương với 3 chức năng và cũng là nhiệm vụ chính: Bộ tư lệnh lực lượng đặc nhiệm hỗn hợp trong cứu trợ thiên tai, hoặc khi hành quân hỗn hợp; Bộ tư lệnh hành quân của tất cả các lực lượng hải quân trong vùng; bảo vệ bán đảo Triều Tiên.

Sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt, Hải quân Mỹ đã xây dựng một số kịch bản quân sự chính khi sử dụng Hạm đội 7. Đó là trong trường hợp xảy ra xung đột tại Triều Tiên, hoặc xung đột tại eo biển Đài Loan.

Bên cạnh đó, Hạm đội 7 có trách nhiệm bảo đảm an ninh hành lang biển chiến lược từ Trung Đông đến Đông Bắc Á qua Tây Thái Bình Dương; bảo vệ các đồng minh của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương. Mỹ xác định đây là khu vực “sinh tử” đối với lợi ích an ninh quốc gia. Điều này giải thích tại sao Hạm đội 7 luôn được ưu tiên tăng cường về mọi mặt.

Theo tính toán của Washington, việc củng cố sức mạnh cho Hạm đội 7 sẽ giúp Mỹ ứng phó kịp thời với một số điểm “nóng” trong khu vực, đồng thời chủ động ngăn chặn bất kỳ nguy cơ nào đe dọa tuyến hàng hải huyết mạch.

Giới chức Mỹ từng khẳng định rằng, trọng tâm địa chính trị thế giới đang chuyển sang khu vực châu Á – Thá Bình Dương, một khu vực có nhiều nước “trỗi dậy cùng một lúc về sự giàu có và sức mạnh”.

Vì thế, việc duy trì tình trạng cân bằng chiến lược sẽ giúp Mỹ đảm bảo lợi ích an ninh quốc gia của mình đối với khu vực. Trong bối cảnh đó, điều hiển nhiên là Lầu Năm Góc sẽ không tiếc tiền để đầu tư cho Hạm đội 7.

Phân bố lực lượng

Trong số chiến hạm của Hạm đội 7 có 18 chiếc hoạt động tại các căn cứ hải quân phía trước ở Nhật Bản và Guam. Đây là lực lượng chủ yếu thể hiện sự hiện diện của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, hằng ngày đều có khoảng 50% lực lượng của Hạm đội 7 được triển khai trên khắp các vùng biển trách tại đây.

Trong khu vực đảm trách của mình ở Tây Thái Bình Dương, Hạm đội 7 tham gia gần 20 cuộc tập trận lớn hằng năm như: Rimpac, Carat, Seacat, Ulchi Focue Lens, Southern Frontier, Cope North...

Riêng cuộc tập trận Carat với một số nước ASEAN nhằm mục đích giữ “ổn định Đông Nam Á”, mà thực chất là bảo vệ hành lang biển đi qua khu vực này.



Kỳ hạm Blue Ridge của Hạm đội 7.


Để tiện cho việc chỉ huy tác chiến và điều hành hoạt động khác, Hạm đội 7 được tổ chức thành các lực lượng đặc nhiệm theo chức năng chuyên biệt.

Mỗi lực lượng đều có nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và vũ khí chuyên biệt gồm các loại tàu nổi như tàu sân bay, tầu tuần dương, tầu khu trục, khinh hạm, tàu tuần tiễu, tàu chiến đấu ven biển, tàu rải và quét mìn, tàu chỉ huy, tàu đổ bộ, và tàu ngầm.

Trong số 10 lực lượng đặc nhiệm, Đặc nhiệm 70 là lực lượng chiến đấu chủ yếu của hạm đội mà nòng cốt là tầu sân bay USS George Washington (CVN-73) và Liên đoàn Không quân số 5 (CVW-5).

Còn Lực lượng Đặc nhiệm 74 là lực lượng tầu ngầm có trách nhiệm hoạch định và điều phối các hoạt động của tầu ngầm trong phạm vi trách nhiệm của Hạm đội 7.



Súng máy 25mm trên kỳ hạm Blue Ridge.

Kỳ hạm của Hạm đội 7 là tàu chỉ huy đổ bộ Blue Ridge (LCC-19) được tái triển khai từ tháng 9/2004. Nhiệm vụ chủ chốt của LCC-19 là hỗ trợ về chỉ huy, điều khiển, thông tin liên lạc và tình báo (C4I) cho toàn bộ Hạm đội 7. LCC-19 được trang bị tên lửa Mark 36 SRBOC, súng máy 25mm Bushmaster, trực thăng SH-60 Seahawk…

“Ngôi sao” CVN-73

Được mệnh danh là “ngôi sao” Hạm đội 7, USS George Washington (CVN-73) là tàu sân bay hạt nhân thứ 6 thuộc lớp Nimitz. Con tàu này do hãng Newport News đóng ra và được đưa vào biên chế Hải quân Mỹ từ ngày 4/7/1992.

Tàu có chiều dài 333m, rộng 78m, cao 74m, nặng 97.000 tấn, có thể chứa khoảng 80 máy bay và 6.250 thủy thủ với tổng diện tích lên tới 18.000m². Trên tàu có 4 thang máy để chuyển máy bay từ kho chứa lên sân đỗ, rộng 360m².

Như một căn cứ quân sự di động trên biển, động cơ của tàu sân bay Washington sử dụng năng lượng từ 2 lò phản ứng hạt nhân A4W, bảo đảm hoạt động trong hành trình dài 3 triệu hải lý trước khi phải tiếp liệu, và giúp điều khiển 4 bánh lái nặng 30.040kg/chiếc.

USS George Washington có thể đạt tốc độ khoảng 30 hải lý/giờ. “Ngôi sao” Hạm đội 7 được trang bị 2 hệ thống đánh chặn tên lửa 20mm Phalanx CIWS, 2 hệ thống phóng tên lửa Sea Sparrow SAM, và các máy bay hiện đại như F/A-18E/F, F/A-18A/C, E-2C…



"Ngôi sao" Hạm đội 7 - USS Geogre Washington.

Chuyến đi đầu tiên của “Ngôi sao” diễn ra vào năm 1994 nhân kỷ niệm 50 năm ngày D-Day (quân đồng minh đổ bộ lên bờ biển Normandy trong Thế chiến 2).

Sau khi bị "bà hỏa" hỏi thăm ở ngoài khơi bờ biển Nam Mỹ và tiêu tốn 70 triệu USD để sửa chữa thiệt hại ở San Diego (California), tháng 5/2008, tàu George Washington được chuyển tới căn cứ Yokosuka.

Hiện USS George Washington thường xuyên tham gia các cuộc tập trận với đồng minh của Mỹ trong khu vực, đồng thời thực hiện những chuyến tuần tra vùng Tây Thái Bình Dương.

[BDV news]


>> Điểm mặt một số vũ khí của lục quân Trung Quốc




Cùng với sự phát triển của Không quân và Hải quân, Lục quân Trung Quốc có những bước tiến mới, tương xứng với vai trò là lực lượng chiến đấu nòng cốt của PLA.

Lục quân Trung Quốc hiện có khoảng 1,6 triệu quân, trong đó 800.000 quân chính quy và 800.000 quân dự bị.

Lực lượng chính quy gồm: 18 đơn vị chính quy, 7 đại quân khu, 9 sư đoàn thiết giáp, 9 lữ đoàn thiết giáp, 3 sư đoàn pháo binh, 15 lữ đoàn pháo binh và 10 tiểu đoàn trực thăng.

Lực lượng quân cảnh gồm: 30 đơn vị ở các tỉnh và 14 sư đoàn cơ động; trang bị của Lục quân hiện có: 7.500 xe tăng, 2.000 xe cơ giới chiến đấu, 5.500 xe bọc thép, 20.000 khẩu pháo các loại, 400 trực thăng và nhiều loại vũ khí chiến thuật khác.

Đối với lực lượng bộ binh gồm 25 sư đoàn và 33 lữ đoàn bộ, cùng với nhiều loại vũ khí khác nhau như: Súng chống tăng, rocket chống tăng, súng cối, súng phóng lựu, súng trường, tiểu liên, súng máy, các loại súng bắn tỉa, súng ngắn, lựu đạn, bộc phá…vv.

Sau đây xin giới thiệu về một số loại vũ khí chống tăng hiện đang được sử dụng trong lực lượng bộ binh Trung Quốc:


Súng chống tăng Type 65 và Type 78 (cỡ 82mm)

Súng chống tăng Type 65/78 được thiết kế khá hoàn hảo với nòng trơn và có nhiều ưu điểm vượt trội như: không giật khi bắn, khả năng tiến công nhanh, yểm trợ hỏa lực trực tiếp.

Súng được sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu là xe tăng hạng nhẹ, xe bọc thép chở quân, các phương tiện đổ bộ, boong-ke, đặc biệt sử dụng để phá các vật cản trong hệ thống phòng ngự của đối phương.



Súng chống tăng không giật Type 65 cỡ nòng 82mm.


Type 65 phát triển vào giữa những năm 1960 dựa trên một số mẫu súng chống tăng của quân đội Liên Xô cũ. Súng có nòng dài 1,540m, trọng lượng 29kg, tốc độ đạn bắn đạt 247m/giây, tầm tiêu diệt mục tiêu hiệu quả 300m.

Type 65 biên chế chủ yếu cho các đơn vị đóng quân khu vực biên giới phía Nam Trung Quốc, đặc biệt vào cuối những năm 1970. Mỗi khẩu đội Type 65 được biên chế 8 lính.

Type 78 phát triển dựa trên mẫu của súng Type 65 vào những năm 1980. Súng có nòng dài 1,445m, trọng lượng 34,1kg, tốc độ đạn bắn 252m/giây, tầm tiêu diệt mục tiêu hiệu quá 500m, súng được cải tiến có thể bắn hai loại đạn HE và HEAT.



Súng chống tăng không giật Type 78 cỡ nòng 82mm.


Trong Lục quân Trung Quốc, cả hai phiên bản vũ khí này đều được biên chế ở cấp tiểu đoàn và đại đội. Xu hướng hiện đại hóa trong những năm tới, súng Type 65 và Type 78 bắn đạn 82mm sẽ được thay thế bằng những khẩu bắn rocket chống tăng Type 98 (PF98) cỡ 120mm.

Súng chống tăng Type 52 và Type 56 (cỡ 75mm)

Súng chống tăng Type 52 cỡ nòng 75 mm được Trung Quốc sản xuất dựa trên phiên bản súng M-20 bắn đạn 75 mm của quân đội Mỹ. Tuy nhiên, khả năng tác chiến, chức năng và tầm hỏa lực vẫn không sánh được với M-20.

Type 52 có khả năng tiêu diệt các loại xe tăng hạng nhẹ, xe bọc thép chở quân, xuồng đổ bộ tiến công và các hệ thống phòng ngự của đối phương và tiêu diệt những toán quân nhỏ.

Trên thực tế chiến trường, Type 52 có phát huy được hiệu quả tác chiến hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố cả về không gian, thời gian và kỹ năng tác chiến của người bắn.


Súng chống tăng Type 52 cỡ nòng 75mm.



Và kiểu súng chống tăng Type 56 cùng cỡ nòng.


Type 52 có chiều dài 2,08m, nặng 52kg, tốc độ bạn bắn 300m/giây. Ưu điểm thiết kế là bắn không giật, sử dụng hai loại đạn HE và HEAT (theo tiết lộ đạn HE có trọng lượng 9,92kg và HEAT là 9,32kg), tầm bắn hiệu quả 800m và có thể xuyên thép dày 228mm.

Căn cứ vào khả năng thực tế trên chiến trường của súng Type 52 và những yêu cầu phát triển vũ khí tiến tiến hơn. Quân đội Trung Quốc đã nghiên cứu và cho ra đời phiên bản mới Type 56 dựa trên mẫu của Type 52.

Về kích thước và nguyên lý hoạt động, Type 56 không có gì biến đổi nhiều so với Type 52 trước đó, nhưng về khả năng tác chiến và hỏa lực đã được tăng cường hơn. Mỗi khẩu đội súng Type 52/56 đều được biên chế từ 8 – 10 người và được trang bị ở cấp tiểu đoàn và đại đội.

Súng chống tăng Type 75 (cỡ 105mm)

Mặc dù được ra đời từ giữa nhưng năm 1970, súng Type 75 hiện vẫn là một trong những vũ khí chống tăng chủ đạo của bộ binh Trung Quốc bởi súng có những ưu điểm vượt trội (khả năng cơ động nhanh, hỏa lực mạnh và tác chiến linh động).

Súng có chiều dài 3,4m, nặng 121kg, tầm bắn 7.700m, tầm tác chiến hiệu quả 580 m (bắn trực tiếp), tốc độ bắn 320m/giây với đạn HE và 503m/giây với đạn HEAT. Tốc độ bắn của Type 75 khoảng 5-6 viên/phút.


Súng không giật Type 75 đặt trên khung thân xe Bắc Kinh BJ2020S.


Súng được đặt trên chiếc xe Bắc Kinh BJ2020S, mỗi xe được biên chế từ 4-5 lính và 1 lái xe. Tốc độ xe BJ2020S có thể lên tới 100 km/giờ ở đường cao tốc.

Type 75 còn được trang bị thêm các phụ kiện khác như kính quang học để kiểm soát hỏa lực, đầu dò tia laser và hệ thống máy tính điều khiển bắn.

Súng có khả năng triển khai nhanh trên chiến trường, sẵn sàng đánh chặn lại đường hành quân tiến công của lực lượng bộ binh cơ giới đối phương, tiêu diệt các xe tăng hạng nhẹ, xe bọc thép, phương tiện đổ bộ, hệ thống công sự, hệ thống vật cản và các toán quân. Đồng thời, tạo bước đệm cho lính bộ binh tiến công vào đội hình đối phương, chia cắt lực lượng và phá vỡ hệ thống phòng ngự trước khi tiến sâu vào trung tâm địch.

[BDV news]


>> Hải quân Nhật Bản: Tìm lại niềm kiêu hãnh


Trong lịch sử, Hải quân Nhật Bản đã giành không ít vinh quang nhưng cũng từng nếm trải nhiều thất bại cay đắng.

Giờ đây, ít ai có thể hoài nghi về trình độ phát triển của hải quân nước này trong nỗ lực tìm lại chính mình.

Từ kiêu hãnh đến thảm bại

Ngay từ thời Thiên hoàng Nhật Bản Mutsuhito lên ngôi (năm 1868) thực hiện cuộc cải cách Minh Trị, quân đội Nhật Bản đã phát triển 2 lực lượng chính là lục quân và hải quân. Với lực lượng này, Nhật Bản đã đánh thắng đế quốc Nga trong cuộc chiến 1904-1905.

Ngày 7/12/1941, Hải quân Nhật tập kích vào căn cứ của hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ ở Trân Châu Cảng, khiến hạm đội này tê liệt suốt 1 năm.

Nói tới Hải quân Nhật Bản trước 1945, không thể không nhắc tới chủ lực hạm Yamato, là soái hạm của Hạm đội Liên hợp Nhật Bản. Chiến hạm này có lượng giãn nước 72.800 tấn. Tàu được trang bị 9 pháo hạm cỡ nòng 460mm, loại pháo hạm lớn nhất từng được trang bị trên tàu chiến, tầm bắn 42km. Chỉ tính riêng tháp pháo và 6 khẩu pháo hạm 460mm ở trước mũi đã có tải trọng lên đến 3.000 tấn.

Yamato còn có các pháo hạm cỡ “khủng” khác như 155mm, 127mm... Đặc biệt, thân tàu được bọc giáp dày 650mm ở phía trước tháp pháo, thép dày 410mm ở hai bên hông, 200mm ở sàn tàu trung tâm, 230mm ở sàn tàu phía ngoài. Hệ thống động lực của tàu có công suất 150.000 mã lực với 4 chân vịt có đường kính là 6m.

Chiến hạm Yamato trong xưởng đóng tàu.




Niềm kiêu hãnh một thời của Hải quân Nhật Bản Yamato tung hoành trên biển.

Do chênh lệch về thế lực, nước Nhật và Hải quân Nhật Bản bị quân đồng minh khuất phục. Năm 1944, Hải quân Nhật thiệt hại nặng trong trận Leyte thuộc Philippines.

Tháng 4/1945, “kỳ quan” và là biểu tượng của Hải quân Nhật Bản, chiến hạm Yamato, bị bị đánh chìm. Sau khi nước Nhật tuyên bố đầu hàng (tháng 8/1945), lực lượng hải quân một thời làm mưa làm gió trên các đại dương bị buộc phải triệt tiêu.

Tái sinh từ “tro tàn”

Tháng 5/1948, được sự ủng hộ của Mỹ, Nhật khôi phục lại hải quân với 1,5 vạn quân sĩ, 150 tàu chiến, 50 máy bay, chủ yếu do Mỹ cung cấp. Thế nhưng sau 63 năm, Hải quân Nhật không ngừng phát triển, trở thành lực lượng viễn dương hùng mạnh, với các tàu chiến, tàu ngầm, máy bay… hiện đại.

Lực lượng này được ưu tiên đầu tư kinh phí với phương châm coi trọng chất lượng vũ khí với quân số phù hợp và lực lượng dự bị huấn luyện tốt, tập trung nhanh.

Từng bị “xóa sổ” sau thất bại trong chiến tranh thế giới 2 (năm 1945), nền công nghiệp quốc phòng Nhật Bản đã đảm nhiệm trang bị cho hải quân nói riêng và quân đội Nhật Bản nói chung với tỷ lệ 95%, đối lập hoàn toàn với con số 18% vào cuối những năm 1940. Ngành công nghiệp đóng tàu của Nhật rất phát triển và có công nghệ đóng tàu đứng đầu thế giới, chiếm 50% hợp đồng trên toàn thế giới.

Nhìn chung các tàu chiến và máy bay thuộc Hải quân Nhật Bản trên đều rất mới, có tuổi trung bình chỉ hơn 10 năm, tính năng ưu việt, khả năng cơ động cao.

Trong biên chế của Hải quân Nhật Bản có những “thành viên” đáng chú ý như chiến hạm Kongo, Oyashio và Osumi.

Khu trục hạm mang tên lửa Kongo thuộc loại tàu chiến cỡ lớn, tốc độ nhanh (lượng giãn nước 7.250 - 9.485 tấn, tốc độ 30 hải lý/giờ), được trang bị 8 tên lửa chống hạm Harpoon. Có kích thước to lớn, chiến hạm này đủ chỗ chứa 90 tên lửa phòng không Standard SM-2 và tên lửa chống ngầm ASROC.

Ngoài ra, các vũ khí uy lực khác của Kongo phải kể tới pháo 127mm, 2 pháo bắn nhanh 6 nòng Vulcan-Phalanx, ngư lôi 324mm và sân đỗ cho các trực thăng chống ngầm.


Tàu đổ bộ Oosumi - niềm tự hào mới của Hải quân Nhật Bản hiện đại.

Một niềm tự hào khác của Hải quân Nhật Bản là tàu đổ bộ Oosumi (lượng giãn nước 8.900 - 13.000 tấn) có thể chứa 2 trực thăng CH-47j, 3 tàu đổ bộ đệm khí, 10 xe tăng Type-90 cùng 330 lính hải quân đánh bộ.

Còn lực lượng tàu ngầm có đại diện tiêu biểu là tàu lớp Oyashio, có lượng giãn nước 1.750 – 3.000 tấn, tốc độ 26 hải lý/giờ, thời gian hoạt động 90 ngày đêm, trang bị 6 ống phóng lôi 533mm, tên lửa đối hạm Harpoon, quân số 69 người.

Không dừng lại ở đó, Hải quân Nhật Bản hướng tới phát triển tàu khu trục cỡ lớn (hơn 20.000 tấn), có thể chở máy bay đi biển xa và nâng số tàu ngầm lên 22 chiếc. Trong đó, tàu khu trục cỡ lớn 20.000 tấn được coi là biểu tượng mới của hải quân nước này.


Tàu ngầm tấn công lớp Oyashio.

Bên cạnh lực lượng tàu chiến, hải quân Nhật Bản có lực lượng không quân cũng rất đáng gờm với máy bay P-3C vừa làm nhiệm vụ trinh sát vừa có khả năng vũ trang để tham gia chiến đấu; Trực thăng chống ngầm HSS-2B tầm hoạt động 1.200 km, trang bị radar sục sạo ESM ALR-66(V)1, sonar AQS 13/18...

Trong tương lai gần, Tập đoàn Kawasaki Heavy Industries (Nhật Bản) vừa chế tạo thành công máy bay cảnh báo P-1, trang bị thiết bị và các máy dò hồng ngoại của Nhật Bản chế tạo, với khả năng trinh sát chống tàu ngầm được đánh giá cao. Đối với vùng biển sâu, P1 có thể nhận dạng tàu ngầm một cách mạnh mẽ, được cho là hơn hẳn máy bay P-3C cùng loại của Mỹ. Truyền thông Nhật Bản đã “phong thánh” cho P-1 là “sát thủ tàu ngầm ghê gớm nhất”. Trong năm 2011, Nhật sẽ trang bị 4 máy bay trinh sát P-1 cho Hải quân phòng vệ, và nỗ lực để có thể thay thế toàn bộ P-3C trong tương lai gần nhất.



Khu trục hạm Kirishima thử nghiệm hệ thống Aegis.

Từ "phòng thủ" tới "phản ứng răn đe"

Có thành tựu kể trên ngoài việc có sẵn một nền tảng khoa học kỹ thuật với nghị lực và sức sáng tạo được vun đắp từ thời Minh Trị còn phải kể tới việc Nhật Bản có những chính sách phát triển đúng đắn, nắm bắt thời cơ chiến lược để vươn lên.

Sau khi hình thái chiến tranh lạnh chấm dứt (năm 1991), nhiều cường quốc mới nổi lên. Do đó, Mỹ không giữ chặt Nhật Bản trong “ô hạt nhân” như trước mà tạo điều kiện để nước này phát triển sức mạnh quân sự nhằm tạo đối trọng với Trung Quốc.

Nhật Bản tiếp tục sửa đổi hiến pháp, nhất là điều 9 để tăng cường khả năng tham gia các hoạt động phòng thủ đa phương, tăng cường quyền hạn hạm đội, đối phó chiến tranh quy mô lớn, chú trọng ứng phó tình huống bị chiếm đảo ở xa.

Ngày nay, Hải quân Nhật Bản đang thực hiện phương châm chiến lược từ “phòng thủ” sang “phản ứng răn đe”, thực hiện “chủ động tiến công” can thiệp ra bên ngoài, đồng thời, phát triển theo hướng “tinh gọn, đa năng” linh hoạt và hiệu quả, “tích cực tham gia các hoạt động ở Đông Bắc Á và toàn cầu.

Hợp tác với Mỹ, Nhật Bản đã tiếp thu và làm chủ hệ thống Aegis, đánh chặn tên lửa đường đạn (BMD). Tháng 11/2011, 2 chiến hạm lớp Kongo và JS Kirishima đã phối hợp với nhau để phá hủy thành công một mục tiêu giả định là tên lửa đường đạn trên bầu khí quyển.

Sự kiện này đánh dấu khả năng đối phó hiệu quả với các mối nguy hiểm từ tên lửa đường đạn của Lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản, cùng với Hải quân Mỹ tạo nên lá chắn vững chắc trước mọi nguy cơ với an ninh quốc gia.
Như vậy, sau một thời gian lặng lẽ, “chân quân sự” của Nhật Bản đang phát triển tương xứng với “chân kinh tế”, giúp nước này bước mạnh mẽ trở thành cường quốc toàn diện trên thế giới.

Hải quân Nhật Bản đảm trách 5 vùng hải quân (Regional District) có quân số: 43.000 người. Lực lượng: Có 21 tàu các loại, gồm 16 tàu ngầm, 44 tàu khu trục và khu trục tên lửa, 10 hộ vệ tên lửa, 25 tàu đổ bộ, gần 80 tàu phục vụ; 330 máy bay hải quân, trong đó có 80 chiếc trinh sát chống ngầm P-3C và 110 trực thăng chống ngầm SH-60J, SH-60K..., 70 máy bay huấn luyện MD-500 MD, MD-500ME...

>> Arab Saudi muốn phát triển vũ khí hạt nhân?



Phát ngôn viên chính thức của Lực lượng Tên lửa Chiến lược (SMF) của Nga Sergei ShoArab Saudi sẽ sở hữu vũ khí hạt nhân nếu Iran có được vũ khí đó.


Theo báo chí Anh, đó là lời cảnh báo đối với phương Tây do hoàng thân Turki al–Faisal, người được coi là sẽ giữ chức bộ trưởng Ngoại giao đưa ra trong tháng 6.

Hoàng thân Turki al–Faisal.


Các chuyên gia của “Báo Độc lập” cho rằng tín hiệu do Turki al– Fêisal đưa ra là phản ứng trước tin tức từ Iran về việc nước này sẽ tăng công suất làm giàu nguyên liệu hạt nhân và vì sự mất ổn định trong khu vực.

Lời cảnh báo của hoàng thân Arab Saudi, Al– Fêisal, người đã từng đứng đầu cơ quan tình báo của Vương quốc được đưa ra trước một cử toạ hẹp. Vị hoàng thân này hôm 8/6 đã đến căn cứ không quân Anh Molsuort, nơi các chuyên gia của NATO thu thập và xử lý tin tức về Cận Đông và Địa Trung hải.

al–Faisal đã thông báo với các sĩ quan cao cấp của Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương rằng trong trường hợp Iran có bom nguyên tử có thể làm nổ ra xung đột hạt nhân trong khu vực.

Hoàng thân đã diễn tả một cách rất ngoại giao: Sự hiện diện của một vũ khí như vậy ở Iran chắc sẽ buộc Arab Saudi thực thi một chính sách có thể dẫn đến những hậu quả khó mô tả và có thể bi đát.

Hoàng thân đã không giải thích chi tiết chính sách này nhưng hôm 30/6/2011, báo Guardian của Anh đã trích lời một quan chức cấp cao thân cận với Al– Fêisal cho rằng: “Nếu Iran có vũ khí hạt nhân, chúng tôi sẽ không thể chấp nhận được và chúng tôi sẽ bị buộc phải lấy đó làm gương”.

Arab Saudi do gia đình Al–Saud theo phái Suni điều hành, thường xuyên thể hiện sự lo ngại vì tình hình an ninh ở khu vực, nơi Iran theo phái Shia đòi nắm quyền quốc gia dẫn đầu.

Nếu tin vào thông tin của mạng WikiLeaks, Quốc vương Arab Saudi, Abdulla năm 2008 đã bí mật ám chỉ với Washington là tất cả các nước vùng Vịnh Persian sẽ tìm kiếm vũ khí hạt nhân nếu Iran có được nó.

Liệu Riyadh có thực hiện sự cảnh báo của mình? Phương trình này có mấy ẩn số.

Đó là Iran, nước luôn khẳng định là chương trình hạt nhân của mình chỉ phục vụ mục đích hoà bình. Đó cũng là Israel, nước đã nhiều lần vô hiệu hoá nguy cơ hạt nhân tiềm tàng đối với nước mình bằng các đòn tấn công bằng không quân vào lãnh thổ các nước thù địch (Iraq năm 1981 và Sirya năm 2007). TelAviv coi Iran có vũ khí hạt nhân là nguy cơ đe doạ cho sự tồn tại của mình.

Cuối cùng là Hoa Kỳ, đồng minh thân cận nhất của Israel, đã mấy năm nay luôn dẫn đầu cuộc vận động nhằm bóp chết chương trình hạt nhân của Iran bằng các biện pháp trừng phạt và không loại trừ phương án dùng vũ lực.

Dẫu sao cũng thấy rõ là nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân đang ngày một tăng lên. Các trường hợp của Iraq, Iran, Triều Tiên, Libya cho thấy sự kiểm soát quốc tế đối với việc buôn bán các vật liệu và công nghệ hạt nhân trong khuôn khổ Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân có hiệu quả thấp.

Do vậy, các chuyên gia cho rằng vấn đề khí hậu và sự thiếu hụt dự báo được của nhiên liệu hydrocacbon đang trở nên gay gắt định trước sự gia tăng mạnh mẽ năng lượng hạt nhân thế giới trong những thập niên tới, bao gồm cả việc phổ biến các công nghệ của chu trình nhiên liệu hạt nhân và vật liệu hạt nhân.

Trong bối cảnh đó, nhu cầu về năng lượng hoá ra là tấm bình phong thuận lợi cho nhiều nước ở những vùng không ổn định triển khai các chương trình hạt nhân của mình.

Theo các phương tiện thông tin đại chúng Arab, Arab Saudi đã có kế hoạch đến năm 2030 xây dựng ít nhất 16 lò phản ứng hạt nhân. Lý do chính thức là để đảm bảo an ninh năng lượng.

Tổng giám đốc tập đoàn Các nguồn lực Công nghiệp Nguyên tử Andrei Cherkasenko của Nga tuyên bố với Báo Độc lập: “al–Faisal là một tín hiệu đáng lo ngại, bởi vì đây là sự phổ biến tiềm tàng các công nghệ hạt nhân của thế kỷ trước. Thế kỷ 20 đã tạo ra một số lượng lớn các nhà khoa học thuộc nhiều dân tộc và quan điểm nhưng có đủ tri thức để chế tạo bom nguyên tử”.

Theo ông, Vương quốc có nguồn tài chính dồi dào, về mặt lý thuyết, Arab Saudi hoàn toàn có khả năng chế tạo loại vũ khí này. Tuy nhiên, để hiện thực hóa ý đồ thì cần phải có các cơ sở hoá học và làm giàu nguyên liệu hạt nhân mà sự xuất hiện của chúng ở Vương quốc này có thể bị cộng đồng quốc tế phát hiện.

Trong những điều kiện nhất định, cộng đồng này khả dĩ có thể ngăn cản sự phát triển nguy hiểm của chương trình hạt nhân của Arab Saudi.

Về phần mình, trung tướng Ghennadi Evstafiyev, người từng tham gia thương lượng giải trừ quân bị Liên Xô – Mỹ giả định rằng, có thể, Riyadh sẽ nhờ Pakistan giúp đỡ. Tuy nhiên, ông cho rằng, “Đã nhiều năm Arab Saudi có quan hệ tin cậy với Islamabad. Do vậy, không thể loại trừ là đã đạt được sự thoả thuận nào đó về vấn đề hạt nhân trong những năm 1970 khi Pakistan dưới quyền Zulfikar Ali Bhuto”.

Nhưng xem ra Riyadh kỳ vọng một cách vô ích vào Pakistan: Trong trường hợp khẩn cấp Mỹ có thể thực hiện những hành động phòng ngừa nhằm chiếm lấy các mục tiêu hạt nhân của Pakistan.

Tuy nhiên, không thể xem xét tuyên bố của Riyadh tách rời khỏi diễn biến chung. Cách đây 10 ngày, Iran đã tiến hành một cuộc thử tên lửa lớn. Iran chuẩn bị phóng vệ tinh vào vũ trụ. Evstafiyev đánh giá việc phóng vệ tinh thành công chứng tỏ tấm bắn của tên lửa Iran đã tăng lên đáng kể.

Tương tự Iran dự kiến sẽ chuyển trung tâm làm giàu uranium từ Natanz sang địa điểm khác, nơi sẽ lắp đặt các máy ly tâm mạnh hơn.

Sau cùng, Arab Saudi cảm thấy khó chịu trước tình hình các chế độ trong thế giới Arab bị lật đổ. Ghennadi Evstafiyev kết luận: “Riyadh sẽ tăng sức ép chính trị và tinh thần đối với các đồng minh phương Tây của mình để họ phải khẳng định sự ủng hộ bất di bất dịch chế độ hiện nay ở Arab Saudi".


[BDV news]


>> 'Hàng nhái' C-RAM của Trung Quốc ế ẩm




Trung Quốc đã thất bại trong việc xuất khẩu hệ thống vũ khí phòng thủ tầm gần LD-2000.


LD-2000 được cho là có thiết kế tương tự với hệ thống C-RAM * (viết tắt của cụm từ “Counter – Rocket and Missile”) của Mỹ.

Nó được sử dụng để đối phó với các mục tiêu tầm thấp hoặc là bộ phận của hệ thống phòng không đa lớp cùng với pháo và tên lửa đối không.

LD-2000 thiết kế với một pháo phòng thủ tầm cực gần (CIWS) Type 730 7 nòng cỡ 30mm, pháo có tầm độ bắn rất cao 4.600 – 5.800 viên/phút, tầm bắn tối đa 3.000m (hiệu quả tiêu diệt mục tiêu chỉ trong 1.000-1.500m).



Hệ thống vũ khí phòng thủ tầm gần LD-2000.


Trung Quốc cải tiến hỏa lực LD-2000 bằng việc thêm vào 6 tên lửa đối không tầm ngắn TY-90 (tầm bắn 300m – 6.000m) lắp hai bên tháp pháo chính.

Trên nóc tháp pháo là radar theo dõi Type 347G cùng với hệ thống ngắm nhiệt và thiết bị đo xa laze. Toàn bộ vũ khí và radar đặt trên khung thân xe vận tải bánh hơi WS-2400 – sản phẩm sao chép loại xe MAZ543 của Nga.

Hiện nay, Quân đội Trung Quốc mua một vài hệ thống LD-2000 và sử dụng rất hạn chế.

Đối với việc xuất khẩu, Trung Quốc đưa LD-2000 ra quảng bá ở nhiều triển lãm quốc phòng trên thế giới nhưng các đối tác chỉ dừng ở việc “quan tâm” hơn là quyết định nhập khẩu.

Trong thực tiễn chiến đấu, LD-2000 còn quá ít “kinh nghiệm” so với C-RAM "xịn" của Mỹ.

Năm 2006, Mỹ đã đưa C-RAM tới Iraq để bảo vệ “Vùng xanh” (khu vực lớn ở thủ đô Baghdad nơi có nhiều căn cứ quân sự Mỹ). Tại đây, C-RAM đã khá thành công khi đánh chặn hàng trăm quả đạn cối và rocket nhắm vào “Vùng xanh”.

(*) C-RAM được thiết kế nhằm làm nhiệm vụ chống đạn rocket và đạn cối bảo vệ căn cứ Quân đội Mỹ ở Afghanistan và Iraq – những nơi mà thường xuyên hứng chịu các cuộc tấn công hàng ngày hàng giờ của lực lượng chống đối.

C-Ram gồm một pháo 6 nòng cỡ 20mm có tốc độ bắn 75 phát/giây kết hợp hệ thống kiểm soát hỏa lực cho phép đạt độ chính xác cao.

[BDV news]


>> Nghệ thuật quân sự hải quân (kỳ 5)



Sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã làm thay đổi sâu sắc nghệ thuật tác chiến trên biển, với sự tham gia không chỉ của hải quân mà còn có các quân, binh chủng khác.


Sự phát triển của khoa học công nghệ quân sự đã đưa nghệ thuật chiến dịch phát triển lên một nấc thang mới, không gian của chiến trường mở rộng hơn, tham gia vào các hoạt động tác chiến cấp chiến dịch trên khu vực biển, đại dương và các vùng nước ven bờ, khu vực bờ biển không chỉ là lực lượng hải quân, mà cả lực lượng không quân, lực lượng lục quân, lực lượng tên lửa chiến lược và lực lượng bộ đội không gian...

Thông thường, các hoạt động tác chiến chiến dịch của Liên bang Xô viết trước đây và nước Nga ngày nay có thể do một chiến hạm hoặc một cụm chiến hạm thực hiện, với sự yểm trợ tầm xa của các lực lượng không quân hải quân, không quân và tên lửa chiến lược.

Các cường quốc biển phương Tây thường triển khai các chiến dịch trên biển với một cụm tầu hoặc một hạm đội đến nhiều hạm đội với đầy đủ biên chế, bao gồm cả tầu sân bay. Lực lượng hạm đội của Mỹ hoàn toàn có khả năng đáp ứng một cuộc chiến tranh cục bộ hoặc một cuộc xung đột khu vực.



Tàu đổ bộ có boong phóng máy bay cỡ lớn của Hải quân Hoa Kỳ trong chiến tranh Iraq.


Từ góc nhìn về sử dụng lực lượng, có thể xác định được phương án chiển khai một chiến dịch tác chiến biển đại dương.

Phương án tác chiến biển – đại dương cũng nằm trong những nguyên tắc tác chiến cơ bản, nhưng với không gian tác chiến rộng lớn hơn, trên vũ trụ, trên không, trên biển – đại dương và dưới biển, đại dương.

Các hoạt động tác chiến có thể đơn lẻ như săn ngầm hoặc đồng bộ với mục tiêu chiếm quyền chủ động, nhằm vào các mục tiêu quan trọng về kinh tế, quân sự, chính trị của đối phương, từ các căn cứ hải quân đối phương đến các mục tiêu trên không, trên biển – đại dương.



Khả năng tấn công của tàu ngầm nguyên tử Mỹ trên biển Baren.


Đối với các lực lượng Hải quân mạnh, có trong biên chế đầy đủ các phương tiện, từ tầu sân bay đến các loại tầu xuồng chiến đấu, phương thức triển khai các chiến dịch với các mục tiêu khác nhau, từ xung đột vũ trang đến chiến tranh cục bộ trong giai đoạn ngày này thông thường có tính tương đương, (ngoại trừ những hoạt động chống hải tặc).

Đó là thời gian chuẩn bị rất kỹ càng, có thể kéo dài nhiều năm đến nhiều tháng cho những hoạt động nghiên cứu vùng nước, địa hình đáy biển, hoạt động tầu thuyền, các sơ đồ bố trí lực lượng của đối phương, chi tiết đến từng mục tiêu, các mục tiêu này sẽ được lập trình trên tất cả các phương tiện trinh sát (vệ tinh, máy bay trinh sát, tầu xuồng trinh sát….. và các phương tiện mang, từ các chiến hạm mạng tên lửa, pháo hạm đến các các máy bay của lực lượng không quân hải quân, các mục tiêu nay sẽ được theo dõi chặt chẽ, đảm bảo chắc chắn không có sự bất ngờ xảy ra khi chiến dịch tiến công được triển khai.

Thời điểm triển khai chiến dịch thường được giữ bí mật tối đa, khi giờ công kích đã đến các lực lượng hải quân của các cường quốc biển sẽ đồng loạt tấn công hỏa lực từ tất cả các đơn vị tác chiến như không quân hải quân, chiến hạm, tầu ngầm, lực lượng đặc nhiệm hải quân trên toàn tuyến, trên không, trên biển, các căn cứ bờ biển và trong các trường hợp chiến tranh cục bộ, sẽ đánh sâu vào đất liên, các mục tiêu được tiến công bằng nhiều phương tiện hỏa lực, từ nhiều hướng khác nhau, với yêu cầu trong thời gian ngắn của đợt công kích, các mục tiêu quan trọng phải được chế áp hoặc tiêu diệt.

Trong quá trình triển khai chiến dịch, các đơn vị hợp thành của lực lượng hải quân có thể tiếp tục truy quét, tìm diệt các mục tiêu đã được lựa chọn ( tầu ngầm, tầu chiến) hoặc chế áp các đơn vị phòng không, tên lửa, sân bay, bến cảng…với mức độ hỏa lực ngày càng tăng, các đợt tấn công dồn dập …cho đến khi mục tiêu chiên dịch đạt được.

Do tính đặc thù của các chiến dịch hải chiến, để phòng thủ không – biển đạt hiệu quả cao, yêu cầu quan trọng đầu tiên trong cả thời chiến lẫn thời bình, đó là khả năng sẵn sàng tác chiến cao độ, bí mật, bất ngờ, tính cơ động cao, khả năng sẵn sàng tham gia chiến đấu cao của các phương tiện, vũ khí trang bị lực lượng hải quân.

Việc nghiên cứu kỹ và sâu sắc, hiểu biết thực tế vùng nước, vùng biển, ven biển, tính đặc thù của bờ biển, khả năng ngụy trang che dấu lực lượng, khả năng cơ động, khả năng bố trí các lực lượng phòng thủ hiệu quả là yếu tố vô cùng quan trong trong sự sống còn của lực lượng phòng thủ.



Tổ hợp tên lửa chống tàu Club-K phóng từ tàu chở hàng.


Để chống lại các lực lượng hải quân của các cường quốc biển, với công nghệ quân sự hiện đại ngày nay, các lực lượng hải quân liên bang Nga cần quản lý chặt chẽ các vùng nước có khả năng hình thành bàn đạp tiến công, các căn cứ hải quân mà đối phương có thể sử dụng, các phương án đột kích, phản công đánh trả ngay khi đối phương bắt đầu triển khai tấn công, các phương án phòng không, phòng hải hiệu quả nhất, đồng thời phải bố trí sẵn sàng hệ thống phòng thủ bờ biển, vùng nước nông và các hướng phản công hỏa lực từ những căn cứ đã được chuẩn bị sẵn, với những khu vực mục tiêu.

Thông thường, mỗi khu vực mục tiêu phải được sự quản lý của nhiều phương tiện hỏa lực hoặc nhiều đơn vị binh chủng như tên lửa, không quân, tầu tên lửa hoặc tầu phóng ngư lôi, các đơn vị đặc nhiệm hải quân, phòng thủ bờ biển.

Các hoạt động huấn luyện tác chiến nhằm duy trì và nâng cao sức chiến đấu của các đơn vị phải diễn ra với sự đối kháng thực tế, những hoạt động huấn luyện tác chiến phải được tiến hành trong mội trường khách quan, với góc nhìn từ phía bên kia của lực lượng đối phương có tiềm lực hải quân mạnh và hiện đại, các hoạt động triển khai chiến đấu phải năng động, sáng tạo, nhịp độ triển khai phải nhanh chóng, bất ngờ với yêu cầu cơ động chiến đấu ngày càng cao, áp lực tác chiến càng ngày càng tăng, nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của các sỹ quan chỉ huy, đặc biệt là các hạm trưởng và các sỹ quan chỉ huy lực lượng phòng không, phòng hải.



Hệ thống radar cảnh báo sớm chiến lược chống tên lửa của Liên bang Nga.


Điểm đặc biệt quan trọng trong nghệ thuật chiến dịch không-hải hiện đại là khả năng đảm bảo thông tin và khả năng trinh sát, theo dõi, bám mục tiêu và quản lý chiến trường bằng các phương tiện truyền thông hiện đại.

Theo đó, mạng lưới thông tin và truyền thông cần được xây dựng đa tầng, đa điểm, đa dạng, có khả năng chống nhiễu hiệu quả, ngay cả trong trường hợp bị tấn công (bị tấn công vệ tinh trinh sát, hệ thống định vị vệ tinh, hệ thống vệ tinh truyền thông, các trạm thông tin liên lạc, các trạm radar cảnh báo).

Để thực hiện được nhiệm vụ này, hệ thống trinh sát, truyền thông phải được tính toán, xây dựng và thử nghiệm trong điều kiện tác chiến hiện đại, với khả năng bị tấn công cao nhất, hệ thống trinh sát, truyền thông và quản lý chiến trường phải biến đổi linh hoạt, chuyển hóa liên tục trong không gian chiến trường phức tạp và và hỏa lực tấn công dầy đặc với độ chính xác cao.



Phân bố lực lượng hải quân viễn dương Trung Quốc.


Do tính đặc thù của nghệ thuật chiến dịch trên hải dương, các hoạt động huấn luyện tác chiến thường có thể nhanh chóng chuyển thành các hoạt động tác chiến trên biển, do đó, khái niệm ranh giới về huấn luyện thời bình và chiến đấu thời chiến trong nghệ thuật quân sự hải dương rất mờ nhạt.

Các đòn tấn công có thể xuất phát từ bất cứ điểm nào, bất cứ thời gian nào trên toàn bộ các đại dương hoặc vùng biển.

Đánh chặn kịp thời và phản công hiệu quả là phương án tốt nhất dành thế chủ động trên chiến trường hải dương. Đó là điểm đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của nghệ thuật chiến dịch hải quân và đó cũng là mối quan hệ tương quan chặt chẽ của chiến lược và chiến dịch hải dương.

Lý luận về nghệ thuật chiến dịch

Nghệ thuật chiến dịch- Một thành phần quan trọng của nghệ thuật quân sự, giải quyết những vấn đề liên quân đế lý thuyết và thực hành huấn luyện tác chiến và tiến hành các hoạt động tác chiến hợp đồng quân binh chủng, tác chiến độc lập cấp chiến dịch, các hoạt động tác chiến của các quân chủng trên những chiến trường khác nhau. Nhưng lý luận và thực tiễn của nghệ thuật chiến dịch được hình thành cơ bản trong Điều lệnh tác chiến hải quân.

Những nhiệm vụ quan trọng của nghệ thuật chiến dịch là: nghiên cứu tính chất và nội dung của những hoạt động tác chiến. Đề xuất các phương pháp huấn luyện tác chiến và tác chiến trên bộ, trên không và trên không gian vũ trụ, xác định các giải pháp tác chiến chiến dịch với khả năng sử dụng các phương tiện chiến đấu và các lực lượng chiến đấu, đồng thời sử dụng các binh chủng sao cho có thể đạt được hiệu quả cao nhất trong chiến dịch.

Nghiên cứu và đề xuất những giải pháp, những phương pháp điểu hành các lực lượng tham gia tác chiến, khả năng đảm bảo hậu cần kỹ thuật, yểm trợ hỏa lực, thực tể điều khiển các hoạt động tác chiến của các lực lượng, các quân binh chủng trong các hoạt động tác chiến cấp chiến dịch.



Sơ đồ tác chiến khối quân sự NATO trên mặt trận Châu Âu.


Nghệ thuật chiến dịch nghiên cứu tất cả các hoạt động tác chiến cấp chiến dịch như tấn công, phòng ngự, tổ chức và thực hiện những hoạt động bố trí, di chuyển, tập trung binh lực trong các chiến dịch và mối tương quan trong quan hệ thay đổi bố trí binh lực trên chiến trường.

Nghệ thuật chiến dịch giữ vị trí kết nối giữa nghệ thuật chiến lược quân sự và nghệ thuật tác chiến (chiến thuật). Theo mối quan hệ với chiến thuật, nghệ thuật chiến dịch giữ vai trò vô cùng quan trọng, nó xác định cho chiến thuật nhiệm vụ và hướng phát triển tiếp theo.

Giữa nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật có sự ràng buộc liên kết nhân quả và sự ràng buộc phụ thuộc phả hệ (cha-con).

Ví dụ, khi xác định mục tiêu chiến lược của chiến tranh và những phương pháp tiến hành chiến tranh ở các khu vực chiến trường (địa bàn tác chiến) cần phải tính đến khả năng thực tế của các lực lượng vũ trang, các đơn vị quân chủng và các đơn vị thành viên binh chủng của quân chủng trong điều kiện cụ thể của chiến trường.

Tương tự như vậy, khi lên kế hoạch triển khai các chiến dịch, cần tính đến khả năng tác chiến của các đơn vị binh chủng hợp thành, mức độ phát triển của lý luận và thực tiến của nghệ thuật tác chiến chiến dịch.

Như vậy trong điều kiện thực tế của chiến trường, kết quả thành công của các hoạt động tác chiến quyết định những thành quả của các hoạt động của chiến dịch, và chiến thắng của các hoạt động chiến dịch ảnh hưởng trực tiếp đến những thành quả đạt được của các mục tiêu trong từng giai đoạn phát triển chiến tranh và mục tiêu cuối cùng của chiến lược tiến hành chiến tranh.

Sự phát triển mạnh mẽ của vũ khí trang bị và phương tiện kỹ thuật, khoa học công nghệ đã hoàn thiện cơ cấu tổ chức của các lực lượng vũ trang, thay đổi các phương thức điều hành tác chiến, sự liên kết ràng buộc và và mối quan hệ liên kết phụ thuộc giữa nghệ thuật chiến lược quân sư, nghệ thuật chiến dịch và nghệ thuật tác chiến trở nên đa dạng hóa, đa chiều, và năng động hơn.

Do nghệ thuật chiến dịch giải quyết những vẫn đề của lý luận và thực tiến huấn luyện tác chiến và tiến hành triển khai các hoạt động tác chiến các chiến dịch hiệp đồng quân binh chủng hoặc các chiến dịch phát triển độc lập của không quân, hải quân và lục quân.

Do đó, trong nghệ thuật quân sự nói chung, có thể chia ra được 3 lĩnh vực có liên quan mật thiết là nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật của từng quân chủng.



Hệ thống phòng thủ trên tàu chiến hiện đại.


Nghệ thuật quân sự của mỗi lực lượng quân chủng xuất phát từ những cơ sở căn bản của mô hình tác chiến lực lượng, yêu cầu của lý luận và thực tiễn chiến đấu, tính đặc thù của cơ cấu tổ chức quân chủng, của môi trường tác chiến, vũ khí trang bị, phương tiện chiến đấu, khả năng và năng lực chiến đấu của các đơn vị binh chủng hợp thành của quân chủng.

Những quan điểm về nghệ thuật chiến dịch được rút ra từ những nguyên tắc cơ bản của nghệ thuật quân sự nói chung.

Những điểm mấu chốt là đảm bảo khả năng sẵn sàng chiến đấu cao của lực lượng và vũ khí trang bị; mạnh dạn, kiên quyết triển khai các hoạt động tác chiến với mục tiêu chiếm và nắm giữ quyền chủ động, sẵn sàng triển khai các hoạt động tác chiến khi địch sử dụng các loại vũ khí thông thường, vũ khí hiện đại và vũ khí có sức hủy diệt lớn; hoàn thành nhiệm vụ và mục tiêu đặt ra bằng sức mạnh tổng hợp của của các đơn vị binh chủng hợp thành, các đơn vị liên kết phối hợp của các quân chủng, trên cơ sở mối quan hệ tác chiến chặt chẽ của hiệp đồng quân binh chủng; tập trung được lực lượng đột phá chủ lực trên hướng tiến cống chính trong thời điểm quyết định.

Áp dụng những nguyên tắc chung trong nghệ thuật chiến dịch phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của chiến trương, nơi diễn ra các hoạt động tác chiến của các đơn vị.

Lý luận quân sự của các nước phương Tây không sử dụng thuật ngữ Nghệ thuật chiến dich, các nhà quân sự phương Tây sử dụng khái niệm Nghê thuật tác chiến lớn, hoặc khái niệm nghệ thuật chiến lược nhỏ.

Sự phát triển của khoa học công nghệ quân sự đã đưa nghệ thuật chiến dịch phát triển lên một nấc thang mới, không gian của chiến trường mở rộng hơn, tham gia vào các hoạt động tác chiến cấp chiến dịch trên khu vực biển, đại dương và các vùng nước ven bờ, khu vực bờ biển không chỉ là lực lượng hải quân, mà cả lực lượng không quân, lực lượng lục quân, lực lượng tên lửa chiến lược và lực lượng bộ đội không gian, các chiến dịch có sử dụng hải quân diễn ra liên tục thời bình như bảo vệ thềm lục địa, lãnh hải, vùng lợi ích, các tuyến vận tải chiến lược đường biển, các hoạt động chống xâm nhập, chống cướp biển đến thời chiến, khi các hoạt động tác chiến diễn ra trên không trên biển, trên đại dương và dưới đại dương, các đòn tấn công từ biển có thể đánh sâu vào đất liền khí sử dụng các tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình, không quân hải quân, đồng thời từ đất liền, các lực lượng như phòng thủ bờ biển, tên lửa chiến lược và chiến dịch, tên lửa phòng không S-500 hoàn toàn có khả năng tấn công các mục tiêu trên biển và trên các đại dương.

Hỏa lực của một tầu chiến lớp khu trục có khả năng gây tổn thất nặng nề cho các đơn vị phòng thủ biển đảo mà không cần đòn tấn công của một liên đội tầu, hỏa lực của một tầu ngầm nguyên tử có khả năng tấn công hầu hết các mục tiêu chiến lược trên đất liền của cả một đất nước.

Do đó, các nguyên tắc hải chiển sẽ có những thay đổi rất nhiều, vấn đề đảm bảo khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng hài quân được đặt lên một tầm cao mới, đó là khả năng huấn luyện, diễn tập thực binh và thực hiện những hoạt động đa nhiệm như tuần biển, trinh sát địa hình đáy biển, dòng chảy, thực hành những hoạt động cứu hộ biển và kiểm soát chặt chẽ các hoạt động của các loại tầu trên biển và đại dương, dưới biển (huấn luyện chống ngầm và chống ngầm).

Để đảm bảo khả năng sẵn sàng chiến đấu, các đơn vị hải quân thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, tuần tiễu hoặc cùng với lực lượng cảnh sát biển, biên phòng duyên hải được tổ chức triển khai tương đương như những hoạt động tác chiến cấp chiến dịch, với biên chế đầy đủ vũ khí trang bị và mức độ sẵn sàng chiến đấu cao nhất.

[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang