Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: 05 tháng 6 2011

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Bảy, 11 tháng 6, 2011

>> Việt Nam sẽ bắn đạn thật trên biển



Căng thẳng tiếp tục gia tăng quanh tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông khi Việt Nam loan báo Hải quân nước này sẽ bắn đạn thật ngoài khơi Quảng Nam.


Một Bấm thông báo đăng trên trang mạng của Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải Miền Bắc cho biết ngày bắn chính thức là 13/6/2011 từ 08 đến 12 giờ và từ 19 đến 24 giờ.

Sau đó, sang ngày thứ Ba, 14/6 sẽ là đợt bắn dự bị, cũng kéo dài đến nửa đêm.

Công ty này đưa ra thông báo hôm 9/6 căn cứ vào văn bản số 1314/TB-V3-TC mới ra ngày 07/6/2011 của Quân chủng Hải quân vùng 3.


Cuộc tập trận sẽ do Hải quân vùng 3 thực hiện


Được biết các đơn vị hải quân sẽ bắn đạn thật trên biển tại khu vực Hòn Ông, tỉnh Quảng Nam, và thông báo tọa độ trong phạm vi diễn ra cuộc tập trận.

Thông báo của Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải Miền Bắc khuyến cáo ''các phương tiện thủy không hoạt động trong khu vực nói trên trong thời gian bắn đạn thật''.

Dù đây chỉ là thông báo của một cơ quan dân sự nhưng lại nói về Hải quân Việt Nam nên được báo chí Phương Tây và khu vực đặc biệt quan tâm.

Một chuyên gia theo dõi tình hình khu vực cho BBC hay, cuộc diễn tập của Việt Nam "diễn ra gần bờ", cách xa quần đảo Hoàng Sa.

Ông nhận xét rằng đây là cách để Việt Nam "hành động rất dè dặt nhằm phô trương sức mạnh quân sự như múa võ trước cửa nhà", sau các diễn biến mới đây của Trung Quốc.

"Các phương tiện thủy không hoạt động trong khu vực nói trên trong thời gian bắn đạn thật"
Hướng dẫn hàng hải của Việt Nam


'Đe dọa tính mạng'

Tình trạng căng thẳng liên quan đến tranh chấp chủ quyền quanh Trường Sa đã gia tăng trong khoảng hai tuần qua sau vụ Việt Nam cáo buộc là Trung Quốc vi phạm chủ quyền biển của Việt Nam sau khi tàu của nước láng giềng cắt cáp của tàu thăm dò địa chấn Bình Minh 02 hôm 4/6.

Hôm thứ Năm Bộ Ngoại giao Việt Nam nói một tàu thăm dò dầu khí khác của Việt Nam thuê lại vừa bị tàu Trung Quốc phá hoại thiết bị.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Nguyễn Phương Nga, xác nhận trong buổi họp báo tại Hà Nội rằng sự kiện mới nhất xảy ra vào thứ Năm 09/06 lúc khoảng 6 giờ sáng giờ Việt Nam ở ngoài khơi Vũng Tàu.

Phản hồi trước cáo buộc của Việt Nam, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói tàu nước này không cắt cáp của tàu Viking 2 mà ngược lại đã bị tàu có vũ trang của Việt Nam xua đuổi.

Tân Hoa Xã dẫn lời người phát ngôn Trung Quốc, ông Hồng Lỗi cho biết: "Trong khi đuổi bắt lộn xộn, lưới của một trong các tàu cá Trung Quốc bị vướng vào dây cáp của một tàu thăm dò dầu khí Việt Nam, vốn đang hoạt động bất hợp pháp trong vùng biển này."

Ông Hồng cũng cho hay tàu thăm dò của Việt Nam "kéo lê" tàu cá của Trung Quốc trong hơn một tiếng đồng hồ và "đe dọa nghiêm trọng tính mạng của ngư dân Trung Quốc".

Người phát ngôn Trung Quốc yêu cầu Việt Nam "chấm dứt các hoạt động vi phạm chủ quyền của Trung Quốc".

Trước đó Bắc Kinh tuyên bố sẽ tiến hành các cuộc tập trận hải quân tại vùng Biển Đông vào cuối tháng này, trong bối cảnh các nước láng giềng của Trung Quốc đang lo ngại về tham vọng quân sự của họ.

Theo thông cáo báo chí của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, một hạm đội hải quân của Quân giải phóng nhân dân (PLA) sẽ diễn tập ở vùng Tây Thái Bình Dương vào nửa cuối tháng 6.

"Đây là cuộc tập trận theo lịch trình của kế hoạch thường niên", Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết.

Cùng thời gian, Hoa Kỳ đang cho chiếc USS Chung-Hoon, chiến hạm từng hỗ trợ tàu thăm dò Impeccable bị Trung Quốc 'gây hấn' năm 2009 ở Biển Đông, vào phía Tây Thái Bình Dương.

Tin từ Tokyo hôm thứ Sáu tuần qua, 3/6 của Hải quân Hoa Kỳ cho hay chiếc khu trục hạm rời căn cứ ở Trân Châu Cảng hôm thứ Tư trong tuần trong sứ mệnh xác định “quyền tự do hải hành" trong vùng.


[BBCVietnamese news]


>> Putin, Medvedev và một nước Nga thực sự hùng mạnh!





Tổng thống Nga Medvedev và Thủ tướng Putin

Người ta đồn đoán và lo sợ về cuộc đấu tranh chính trị đang diễn ra hiện nay ở nước Nga khi xuất hiện những tuyên bố bất đồng của "Bội đôi quyền lực nhất Putin - Medvedev". Điều này chưa hẳn đã xấu. Có đấu tranh sẽ có phát triển. Vấn đề ở chỗ, bất đồng giữa 2 người quyền lực nhất nước Nga sẽ là tốt nếu xuất phát đầu tiên từ lợi ích sống còn của quốc gia Nga, nhân dân Nga; nhưng sẽ là khôn lường nếu một trong 2 người đặt mục tiêu cá nhân lên sau lợi ích đất nước!

Putin và Medvedev - Sự khác biệt là tất yếu!

Người ta luôn thấy hình ảnh Tổng thống và Thủ tướng Nga phối hợp ăn ý trong các hoạt động chính trị và vui vẻ, thân thiết trong các hoạt động cuộc sống bình thường. Nhưng sự khác biệt về quan điểm giữa cựu luật sư Medvedev, 43 tuổi và cựu điệp viên KGB Putin, 56 tuổi, là rất tất yếu và rõ ràng. Trong thời gian làm Tổng thống từ năm 2000 tới 2008, ông Putin đã biến Kremlin thành trung tâm của đời sống Nga, với việc Nga tái khẳng định vị thế trên trường quốc tế nhờ sự phát triển kinh tế mạnh mẽ. Không một vấn đề lớn nào có thể được quyết định mà không có ý kiến của Tổng thống.


Medvedev bắt đầu với một quan điểm khác biệt. “Một hệ thống nơi mọi thứ được quyết định tại Kremlin không phải là lý tưởng” - ông từng nói vậy với các thống đốc tỉnh, rõ ràng là tương phản với phong cách tập trung quyền lực của Putin. Ngôn từ dân túy của Putin đã giúp ông giành được sự yêu mến của những công dân Nga bình thường, còn phong cách luật sư của Medvedev lại mang đến những ngôn từ đầy chất quy phạm pháp luật.

Trái ngược với Putin, người thường bị xúc cảm chi phối khi chống lại các phần tử ly khai Chechnya hoặc những quan chức có tham vọng về chính trị, ông Medvedev có vẻ thực dụng hơn trong các quyết định.

"Họ là những đối tác tốt, chia sẻ các quan điểm về tương lai của Nga song có một sự khác biệt lớn về kinh nghiệm, phong cách và quan điểm liên quan tới cách quản lý", một quan chức Nga nhận định sau khi được hỏi về những tin đồn gần đây về sự rạn nứt giữa ông Medvedev và Putin.

Khi Vladimir Putin nói về việc khôi phục sự vĩ đại của nước Nga, ông đã nêu ra một tầm nhìn sâu sắc trong thế kỷ 20 về việc sử dụng sức mạnh nhà nước, khả năng quân sự và sự dồi dào dầu lửa để khiến thế giới phải tôn trọng.

Còn học trò của ông, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev, lại nói về việc xây dựng "một thành phố đổi mới" ở ngoại ô Skolkovo của Moscow, nơi nhà nước sẽ để những khối óc giỏi nhất của quốc gia tự do theo đuổi những bước đột phá về khoa học và công nghệ, nền tảng của "nền kinh tế tri thức" trong thế kỷ 21.

Tầm nhìn của Medvedev được thiết kế để giải phóng nước Nga khỏi thứ mà ông gọi là sự phụ thuộc "nhục nhã" vào xuất khẩu dầu khí, và để khôi phục sự vĩ đại của một dân tộc đã từng nổi tiếng về thành tựu khoa học và công nghệ.

Cả Putin lẫn Medvedev đều tin rằng nhà nước có thể giải quyết các vấn đề của Nga - nhưng trong khi Putin xem bộ máy hành chính của Nga hiện nay như nguồn sức mạnh của ông, thì Medvedev xem nó như trở ngại (nạn tham nhũng) cho việc tạo ra một nền kinh tế hậu dầu lửa.

Kể từ khi nhậm chức đến nay (7/5/2008), Tổng thống Nga luôn coi chống quan liêu và tham nhũng là ưu tiên hàng đầu. Việc thành lập Hội đồng chống tham nhũng trực thuộc Phủ Tổng thống là minh chứng rõ nhất cho nhận xét kể trên.

Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã ký sắc lệnh hoàn thiện mọi hoạt động trong Bộ Nội vụ (24/12/2009). Dư luận coi đây là quyết định quan trọng trong cuộc chiến chống lại căn bệnh quan liêu và tham nhũng đang diễn ra khá phổ biến ở Nga hiện nay.

Theo sắc lệnh ký ngày 24/12/2009, khoảng 20% nhân viên cảnh sát và 2 bộ phận trong Bộ Nội vụ phải "bị xóa sổ" - hàng ngàn cảnh sát sẽ nghỉ hưu bởi lực lượng này đã và đang bị chỉ trích vì tham nhũng, lạm quyền và liên quan tới tội phạm. Việc cắt giảm khoảng 50% nhân viên đang làm việc tại Bộ Nội vụ - từ 19.970 người xuống còn 10.000 người, Tổng thống Dmitry Medvedev hy vọng sẽ cải thiện và nâng cao đời sống của những nhân viên còn lại.

Từ đó, cuộc thanh lọc lực lượng cảnh sát diễn ra rất mạnh mẽ, quyết định cách chức nhân viên Bộ Nội vụ được ký “đều đặn”. Cuộc thay đổi nhân sự lớn nhất trong lịch sử Bộ Nội vụ kể từ đầu năm 1990 đã diễn ra khi ngày 18/2/2010, Tổng thống Nga đã ký quyết định cách chức 17 tướng, trong đó có 2 thứ trưởng Nội vụ; sau đó, ngày 25/2, Tổng thống đã ký sắc lệnh cách chức 7 viên tướng của Bộ Nội vụ; ngày 21/3, một sắc lệnh cách chức 6 viên tướng mang hàm Thiếu tướng của Bộ Nội vụ cũng được TT Nga ký trong khuôn khổ cuộc sát hạch để thực hiện chương trình cải tổ lực lượng Công an thành Cảnh sát Nga; sau đó ngày 01/4, có thêm 3 trung tướng, 8 thiếu tướng và 2 đại tá của Bộ Nội vụ bị cách chức; ngày 11/4, 4 thiếu tướng cảnh sát bị sa thải.

Mâu thuẫn mang tên Quyền lực

Việc xuất hiện những dấu hiệu rạn nứt giữa ông Medvedev và ông Putin là điều rất không bình thường bởi suốt thời gian qua, quan hệ giữa hai nhà lãnh đạo hàng đầu nước Nga được đánh giá là rất gắn bó, thân thiết. Người ta luôn thấy hình ảnh Tổng thống và Thủ tướng Nga phối hợp ăn ý trong các hoạt động chính trị và vui vẻ, thân thiết trong các hoạt động cuộc sống bình thường. Mối quan hệ gắn bó này được xây dựng và củng cố từ khi ông Putin còn là Tổng thống Nga và ông Medvedev còn là một chính khách đuợc ít người biết đến.

Vào ngày 18/4, Thủ tướng Nga Vladimir Putin lên án Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đưa ra những nghị quyết về Libya là "sai lầm" và nói rằng " nó giống như một cuộc thánh chiến thời trung cổ." Một vài giờ sau đó, Tổng thống Dmitry Medvedev chỉ trích về những sự biểu hiện của một "cuộc thánh chiến" tại Libya, và gọi chúng là "không thể chấp nhận được". Từ đây, những đồn đoán về sự chia rẽ trong quan hệ “bộ đôi quyền lực” của sứ xử Bạch Dương đã xuất hiện.

Điều này càng thể hiện rõ hơn khi Thủ tướng Putin đã kêu gọi thành lập Mặt trận Dân tộc toàn nước Nga để mở rộng thành phần cử tri ủng hộ cho đảng hồi giữa tháng 5/2011. Trong khi Putin tuyên bố Tổng thống Medvedev đã ủng hộ ý tưởng trên. Nhưng sau đó ông Medvedev không đưa ra sự ủng hộ, mà chỉ khẳng định rằng ông “đã hiểu các động cơ” sau động thái trên. Ông chỉ tuyên bố: “Tôi hiểu những động cơ của một đảng muốn duy trì sự ảnh hưởng trên khắp quốc gia. Một khối liên minh như vậy là hợp với luật pháp và hợp lý theo luật bầu cử”. Theo các chuyên gia, sáng kiến thành lập Mặt trận Dân tộc toàn nước Nga của ông Putin đang phá vỡ thế cân bằng trong "Bộ đôi Putin-Medvedev" và giảm bớt không gian chính trị của đương kim Tổng thống Dmitry Medvedev.

Diễn biến mới trên đang làm dấy lên những đồn đoán cho rằng, sắp có một cuộc đua gay cấn, kịch tính và nóng bỏng giữa ông Medvedev và ông Putin. Nhiều người tỏ ra rất thích thú với viễn cảnh này, bởi nó hứa hẹn sẽ là một trong những cuộc bầu cử hấp dẫn nhất thế giới.

Medvedev thực dụng vì một nước Nga hùng mạnh?

Không dễ gì để Medvedev có thể làm được những gì mình muốn trong suốt 3 năm qua. Nước Nga đang trải qua một thời kỳ khó khăn nghiêm trọng về kinh tế: tỷ lệ thất nghiệp lên đến 10%, tỷ lệ lạm phát là 15%, thị trường chứng khoán Nga gần như sụp đổ, đồng ruple mất giá thảm hại và giá dầu lửa, nguồn thu chính của Nga, thì giảm tới 300%... Tất cả những khó khăn này đã khiến ông Medvedev không thể thực thi được kế hoạch cải tổ nước Nga mà nhờ nó ông đã thắng cử. Song xét trên nhiều khía cạnh, ông đã thay đổi được khá nhiều hình ảnh của nước Nga trong thế kỷ mới. Đó chính là một nước Nga cởi mở hơn và tự do hơn.

Trên sân khấu chính trị quốc tế, nhiều kế hoạch ông đưa ra như kế hoạch an ninh mới cho châu Âu và kế hoạch cải tổ hệ thống tài chính quốc tế đã bị coi là "mơ mộng" nhưng cái mà ông đã làm được lớn nhất sau chiến thắng ở cuộc chiến tại Nam Ossetia chính là xác lập lại một vị trí mới cho nước Nga trong thời kỳ mới. Sau khi Liên Xô sụp đổ, trong suốt một thời kỳ dài chìm ngập trong khó khăn kinh tế, nước Nga đã phải lặng lẽ chứng kiến phương Tây tìm cách lấn lướt ở Đông Âu, can thiệp vào sự bất ổn ở khu vực láng giềng thân cận của Nga và làm hao mòn vị trí đối trọng mà Liên Xô từng có trong một thế giới có xu hướng đơn cực hóa.

"Medvedev rất cần cơ sở quyền lực của chính ông và giờ ông phải giành được những người ủng hộ ở mọi ngóc ngách", Alexei Mukhin thuộc Trung tâm thông tin chính trị nhận định.

Các cuộc thăm dò dư luận mới nhất cho thấy, tuy tỷ lệ ủng hộ ông Putin đã giảm đi ít nhiều, xuống còn 53% trong tháng 3/2011 nhưng ông vẫn là chính khách được người dân Nga yêu mến nhất. Đây là vị trí mà Thủ tướng Putin đã chiếm giữ liên tục trong nhiều năm nay. Vì vậy, nói về sự ủng hộ, có vẻ Thủ tướng Putin đang vượt qua Tổng thống Medvedev.

Các chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh tình hình trong nước không thuận lợi cho Medvedev, ông đang suy nghĩ và tìm kiếm sự ủng hộ từ bên ngoài nhất là trong quan hệ với Mỹ, Phương Tây. Sau một thời gian dài chỉ trích hành động can thiệp quân sự của Phương Tây vào Libya, cuối cùng tại Hội nghị G8 diễn ra tại Pháp tuần trước, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã bất ngờ tuyên bố “chính quyền của Tổng thống Gaddafi đã mất tính hợp pháp” và Nga có kế hoạch giúp ông này ra đi. Theo giới chuyên gia, lý do mà Tổng thống Nga thay đổi quan điểm là vì những lợi ích riêng của mình tại quốc gia Bắc Phi này, cũng như Nga không muốn tương lai của Libya chỉ do một mình Phương Tây quyết định. Và để tránh nguy cơ này, Nga đành phải nhảy vào. Bằng động thái này, Medvedev đã “ghi điểm” trong mắt Phương Tây. Mỹ coi việc Nga thay đổi quan điểm về Libya là một thắng lợi về ngoại giao. Việc Nga cuối cùng vẫn đứng về phía phương Tây trong vấn đề ở Libya chứng tỏ chính sách cài đặt lại quan hệ Nga-Mỹ dù tiến triển chậm nhưng rất vững chắc và "sự tốt đẹp trong quan hệ với Mỹ" có vai trò quan trọng đối với việc hiện đại hóa nền kinh tế Nga – chiến lược mà Tổng thống Medvedev đang theo đuổi.

Có một thực tế ai cũng nhận ra rằng, nước Nga hiện nay không thể hiện đại hóa - thậm chí là tồn tại - nếu thiếu đầu tư nước ngoài, thiếu kiều hối, thiếu công nghệ hiện đại mà những thứ này có được từ đâu - chỉ có thể là từ Phương Tây. Như vậy, việc Medvedev thân Phương Tây hơn Putin xem ra là điều cần cho nước Nga hiện nay. Nhưng thân ra sao, ở mức độ nào để nước Nga vừa phát triển đúng hướng vừa không quá phụ thuộc là điều cần phải bàn. Cách mà Medvedev đang làm có mang liệu hiệu quả đúng như mong muốn hay không? Liệu có "rủi ro" nào đang rình rập nước Nga ở phía trước hay không vẫn là một câu hỏi chưa có lời giải xác đáng.

Trên thực tế, mọi mối quan hệ dù gắn bó, thân thiết đến mấy cũng không tránh khỏi những mâu thuẫn, bất đồng đâu đó. Và mối quan hệ của ông Putin và Medvedev cũng không phải là ngoại lệ, nhất là khi hai ông này có sự khác biệt về thế hệ, tính cách, quan điểm. Những người yêu mến ông Putin và ông Medvedev hầu hết tin rằng, quan hệ giữa hai nhà lãnh đạo này vẫn tốt đẹp và họ sẽ quyết định vấn đề tranh cử vì lợi ích sống còn của nước Nga như họ vẫn thường tuyên bố chứ không vì lợi ích cá nhân khi nắm trong tay quyền lực cao nhất của một nước.

>> “Lưỡi bò” đã phi lý còn dọa "tát vỡ mặt" láng giềng



Không phải cho đến vụ tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp thăm dò dầu khí tàu Bình Minh 02 của Việt Nam báo chí Trung Quốc mới truyền thông hăm doạ mà trước đó nhiều tờ báo của Trung Quốc đã công khai kích động chiến tranh với Việt Nam và các nước trong khu vực xung quanh vấn đề Biển Đông.


Nay nhân sự kiện tàu hải giám Trung Quốc ngang nhiên táo tợn uy hiếp và cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02, các cơ quan truyền thông của Trung Quốc như một dàn hợp xướng đã đồng thanh lên tiếng doạ nạt Việt Nam cùng các nước trong khu vực.


Đường yêu sách "Lưỡi bò" của TQ trên biển Đông (ảnh BBC)


Phải thừa nhận là báo chí Trung Quốc đã làm rất tốt công tác truyền thông trong nước về vấn đề Biển Đông, về “chủ quyền không thể tranh cãi trong “đường lưỡi bò” do chính Trung Quốc tự vẽ và tự công bố “chủ quyền”. Theo các học giả Trung Quốc, “đường lưỡi bò” liếm gần trọn Biển Đông ấy (80% diện tích) chính thức xuất hiện lần đầu tiên trên một bản đồ do chính Trung Quốc xuất bản vào tháng 2-1948, được thể hiện là 1 đường gấp khúc 11 đoạn, đến năm 1953 bỏ đi 2 đoạn còn lại 9 đoạn như công bố hiện nay.

Sự phi lý của “đường lưỡi bò” bất chấp lịch sử, bất chấp luật pháp quốc tế và không được quốc gia nào thừa nhận ấy đã được báo chí Trung Quốc truyền thông “thành công” cho đông đảo người dân của 1 nước có bề dày “bành trướng”: đó là “chủ quyền không thể tranh cãi” của Trung Quốc, để từ đó làm cơ sở cho cả chuỗi lời nói và hành động phi lý tiếp theo, tự ý cho mình cái quyền làm mọi thứ, từ cấm đánh bắt cá, khủng bố ngư dân các nước trong khu vực, tập trận, đến ngang nhiên cho tàu bán quân sự (hải giám) vào tận sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam uy hiếp tàu Bình Minh 02 và ra tay phá hoại.

Và vẫn trong khuôn khổ “đường lưỡi bò” 9 đoạn nên Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã ngang nhiên nhiều lần tuyên bố “đây là hoạt động bình thường trong vùng biển chủ quyền của Trung Quốc và tàu hải giám của Trung Quốc chỉ làm việc thực thi pháp luật trước sự hoạt động bất hợp pháp của tàu Việt Nam. Đây là hành động hoàn toàn chính đáng”.

Cũng ngày 7-6, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại thản nhiên tuyên bố với bàn dân thiên hạ rằng Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Nam Sa và các vùng lãnh hải lân cận và “Trung Quốc và Việt Nam đã nhiều lần đạt được nhận thức chung quan trọng về phong cách xử lý về các vấn đề trên biển và duy trì sự ổn định ở Nam Hải”? Phải chăng cũng với sự tự khẳng định mặc nhiên với “lưỡi bò”, đưa chủ quyền và quyền chủ quyền trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vào vùng “tranh chấp” như vậy mà tại đối thoại Shangri-La vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc cũng đã không ngần ngại tuyên bố quan điểm của Trung Quốc về vấn đề tranh chấp ở Biển Đông là giải quyết thông qua đàm phán ngoại giao (?)

Sự nhất quán về “chủ quyền không thể tranh cãi” trong khuôn khổ “đường lưỡi bò 9 đoạn” đã được truyền thông Trung Quốc lấy làm cơ sở để kích động và công khai đe doạ dùng vũ lực với Việt Nam và các nước trong khu vực. Đại Đoàn Kết ngày 3-6-2011 cũng đã trích đăng một số bài báo của Trung Quốc về vấn đề này.

Xong không phải dừng tại đấy mà ngày càng nhiều các cơ quan truyền thông đủ loại của Trung Quốc ra sức vu cáo đổi trắng thay đen và kích động chiến tranh, hăm doạ Việt Nam.

Tiếp sau các báo mạng mà một trong những tờ tiên phong chính thống là Hoàn cầu thời báo cùng đồng loạt nhiều báo in, thì mới đây ngày 3-6-2011 ông Sheh QiPing - bình luận gia tin tức đã nói trên truyền hình Trung Quốc rằng: “Khi tình thế bắt buộc sẽ phải tát cho anh chàng Việt Nam vỡ mặt” và họ đã công khai bàn đến việc đánh ai, đánh như thế nào và dự báo ra sao? Chương trình truyền hình nêu trên của Trung Quốc đã làm ngỡ ngàng tất cả những người yêu chuộng hòa bình và công lý trên thế giới cũng như mọi người Việt Nam. Thật là công khai ngạo mạn của hình ảnh một “Đại bá”, đi ngược lại mong muốn hòa hiếu của một dân tộc đã chịu nhiều đau thương mất mát cho sự nghiệp bảo vệ độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.

Hãy bình tĩnh và trung thực, lấy chứng cứ lịch sử và chuẩn mực pháp lý quốc tế làm chuẩn để xem xét vấn đề. Đừng nên hăm doạ và kích động chiến tranh, vì chắc chắn đó sẽ là phi nghĩa.


[Vitinfo news]


>> Trung Quốc lại úp mở khoe vũ khí



Các trang mạng quốc phòng Trung Quốc đang xôn xao về một bức ảnh mới được công bố được cho là một loại tiêm kích bí ẩn nữa của Trung Quốc.


Bức ảnh được đăng trên diễn đàn China Defence, ngay lập tức nó thu hút sự chú ý đặc biệt của cư dân mạng. Rất nhiều bình luận, đồn đoán về thực hư của loại tiêm kích trong bức ảnh này.

http://nghiadx.blogspot.com
Bức ảnh chụp cận cảnh một phần buồng lái và cửa hút không khí của động cơ, theo quan sát đây là loại máy bay hai chỗ ngồi.


Một số ý kiến cho rằng, đây là một biến thể cải tiến của tiêm kích bom JH-7B, trong chương trình phát triển tiêm kích bom JH-X.

Tuy nhiên nếu so sánh kỹ với kiểu bố trí cửa hút không khí của động cơ thì đây là một máy bay hoàn toàn khác. Nắp buồng lái được cho là liền một mảnh chứ không tách rời như của JH-7.

Theo quan sát cửa hút không khí của động cơ có kiểu bố trí rất giống với F-35 của Mỹ, điều này làm người ta liên tưởng đây chính là bức ảnh về loại tiêm kích cất hạ cánh thẳng đứng J-18 mà trước đó đã có những đồn đoán cho rằng J-18 đã có chuyến bay thử nghiệm đầu tiên.

Một số ý kiến lại cho rằng, có thể đây là một mẫu thử nghiệm khác của loại tiêm kích J-20, bởi J-20 cũng có kiểu bố trí cửa hút không khí cho động cơ tương tự như vậy.


http://nghiadx.blogspot.com
So sánh cửa hút không khí của JH-7 và loại tiêm kích bí ấn trên.


Một số khác lại cho rằng đây có thể là loại tiêm kích- ném bom J-17 được sao chép và sửa đổi từ Su-34 của Nga. Một số nữa thì lại cho đây có thể là mẫu tiêm kích hạng nặng J-19 được phát triển từ J-11B.

Với kiểu bố trí cưa hút không khí này chắc chắn máy bay được thiết kế nhắm tới khả năng tàng hình. Vỏ máy bay được tán đinh rivet vào thân, việc tán revit lại không theo một hình dáng cụ thể nào với những mảnh ghép khá nhỏ.

http://nghiadx.blogspot.com
Một quan chức của nhà máy sản xuất máy bay Tây An đang giới thiệu mô hình tiêm kích bom JH-X với một quan chức quân đội Trung Quốc.


Một điều đáng quan tâm là bức ảnh đã được xử lý đồ họa để che bớt phần phía sau của máy bay. Điều đó thông điệp trong bức ảnh có sự úp mở. Dẫn đến những đồn đoán và thổi phòng sự phát triển của công nghiệp hàng không Trung Quốc.

Đây có thể coi là một cách khuếch trường lòng tự hào dân tộc trong khi tiềm lực thực chưa tiến được là bao. Về mặt đối ngoại, "chiêu bài" này tạo tâm lý hoài nghi, lo lắng cho các nước trong khu vực bằng các vũ khí “chưa thực sự tồn tại”.

Trong khi đó, giới chức quân sự Trung Quốc cũng không xác nhận hoặc chối bỏ sự tồn tại của những dự án “ma” này, càng làm cho các nước khác phải đặc biệt lưu tâm. Im lặng cũng là một cách gián tiếp để thừa nhận. Điều đó càng cho thấy tính không minh bạch trong các dự án quốc phòng của Trung Quốc.

Vật thể trong bức ảnh trên có thực sự là một mẫu tiêm kích mới hay không, nhưng rõ ràng, sự úp mở của Trung Quốc là thực.


[BDV news]


>> Hải quân Philippines: Rục rịch tái cơ cấu



Để duy trì môi trường an ninh biển hòa bình và ổn định, cùng hợp tác và phát triển, các nước ASEAN đang từng bước củng cố lực lượng hải quân của mình.


Philippines đang có những bước đi cụ thể nhằm tái cơ cấu lực lượng hải quân. Lực lượng thiện chiến nhất của hải quân nước này là các đơn vị tác chiến thủy – bộ, có kinh nghiệm phối hợp với không quân, cảnh sát biển đối phó các nhóm khủng bố ở miền Nam, quanh đảo Mindanao.

“Chạy đà” hàng thập kỷ

Là quốc đảo, Philippines đã rất chú trọng phát triển hải quân, bao gồm lực lượng tàu mặt nước, không quân hải quân, hải quân đánh bộ… từ khá sớm. Ngày 9/5/1955, lực lượng tàu tấn công mặt nước ra đời. Đến năm 1988, bộ phận này trở thành lực lượng tác chiến biển gần. Lực lượng sẵn sàng tác chiến của hải quân xuất hiện muộn hơn (16/11/1964), ra đời để kiểm soát hoạt động trên biển, phối hợp với các đơn vị khác.

Từ năm 1947, Không quân hải quân Philippines được trang bị 2 máy bay vận tải nhưng phải đến ngày 16/9/1975, binh chủng này mới chính thức được thành lập. Về lực lượng Hải quân đánh bộ, ban đầu Philippines chỉ có 1 đại đội, nay đã phát triển thành một binh chủng mạnh.

Được xây dựng, trang bị khá hoàn chỉnh nhưng phải sau năm 1975, Philippines mới nhận thức vai trò của mình một cách độc lập hơn để đưa đất nước, trong đó có quân đội và hải quân vào chặng đường mới.

Hiện đại hóa với nhiều tỷ USD

Một trong những động thái cụ thể là việc Philippines thành lập và phát triển 4 công ty quốc phòng then chốt: Công ty các hệ thống chính xác Creser, chuyên về công nghệ và đạn dược; Công ty phát triển hàng không vũ trụ PAD giúp hải quân lắp ráp máy bay lên thẳng, bảo dưỡng và sữa chữa động cơ; Công ty GKN Defence sửa chữa các xe bọc thép tác chiến thủy-bộ; Công ty Hàng không (thành lập năm 1989) giúp hải quân nước này các loại pháo, cấu kiện composit của máy bay…

Thế nhưng, sự đầu tư rõ ràng nhất là ở các chương trình mua sắm vũ khí. Trong giai đoạn 1991-2000. Năm 1994, nước này ký hợp đồng mua các tàu tên lửa tốc độ cao của Pháp, mua các tàu pháo cao tốc của Mỹ, hợp tác với Đức đóng và sửa chữa tàu. Nhân đà này Không quân Hải quân Philippines mua máy bay trinh sát OV-10, trực thăng vũ trang MD-500, UH-1H, MG-520…


http://nghiadx.blogspot.com
Chiến hạm Hamilton sắp được Philippines mua.

Gần đây, ngày 7/3/2011, Hải quân Philippines cho biết đã mua một chiếc tàu tuần tra lớp Hamilton lớn của Mỹ, nhằm tăng cường khả năng tuần tra biển của Hải quân Philippines.. Được trang bị một nhà chứa máy bay có thể thu lại, một sàn bay cho trực thăng và trang bị 2 động cơ hoặc các tua bin khí, Hamilton được đánh giá là một chiếc tàu có khả năng hoạt động cao với các hệ thống vũ khí phòng thủ tầm gần.Nhân dịp này, ông Trung tướng Eduardo Oban phát biểu, “Chúng ta phải duy trì những nỗ lực để tiến hành hiện đại hóa lực lượng vũ trang của chúng ta”.

Trước đó, ngày 3/1/2011, Philippines thông báo dự định mua 7 tàu chiến vào năm 2011 để cải thiện và nâng cao khả năng tác chiến của hải quân. “Chúng tôi muốn nâng cao khả năng tác chiến của lực lượng hải quân. Việc mua sắm 7 tàu hải quân mới sẽ giúp chúng tôi thực hiện nhiệm vụ này”, Đại úy Giovanni Bacordo, phát ngôn viên Hải quân Philippines tiết lộ với hãng thông tấn Philstar: các tàu tấn công đa năng sẽ được sử dụng để triển khai quân trong quá trình chiến đấu, có giá 7,2 triệu USD mỗi chiếc. Còn tàu đổ bộ có giá 14,3 triệu USD/chiếc được sử dụng để vận chuyển binh sĩ và đảm bảo hậu cần. Trong khi đó, các tàu tuần tra sẽ được sử dụng để tiến hành tuần tra tại mỏ khí.

Theo kế hoạch, đến năm 2015, Hải quân Philippines sẽ có nhiều tỷ USD trong chương trình hiện đại hóa quân đội để mua tàu tuần tiễu cao tốc, máy bay hải quân, thiết bị thông tin liên lạc hiện đại, phương tiện cứu hộ, nâng cấp căn cứ, xây dựng cơ sở huấn luyện.. Song song với quá trình đó, Philippines tiến hành loại bỏ các tàu chiến, phương tiện cũ.

Hiện trong biên chế của Hải quân Philippines có lẽ, sự phục vụ của chiến hạm BRP Rajah Humabon “3 nhất” hình ảnh sinh động cho những chặng đường phát triển của lực lượng này. BRP Rajah Humabon là khu trục hạm mạnh nhất, lớn nhất của Hải quân Philippines, đồng thời cũng là một trong những chiến hạm “cổ” nhất ở Đông Nam Á, có thời gian phục vụ lên tới 67 năm.

Được đưa vào hoạt động từ năm 1943, BRP Rajah Humabon được chính thức biên chế trong Hải quân Philippines vào năm 1978. Hoạt động được 1 năm, chiến hạm này được nâng cấp và phục vụ tới năm 1993. Tưởng đã được “nghỉ hưu”, vậy mà đến năm 1995, Humabon “tái xuất” trong vai trò tàu hộ tống, tuần tra đến ngày nay.


http://nghiadx.blogspot.com
BRP Rajah Humabon, chiến hạm tiêu biểu của Philippines.

Từng có khả năng săn tàu ngầm nhưng vì lạc hậu, hệ thống định vị thủy âm đặt trên thân tàu EDO SQS-17B, bom phá tàu ngầm, hệ thống súng cối chống ngầm Hedgehog Mk 10, ngư lôi chống ngầm Mk 38..., lần lượt bị gỡ bỏ. Đến nay, vũ khí chống hạm mạnh nhất của tàu gồm 3 pháo 76,2mm Mk 22 có tầm bắn 13,4km, dùng để tấn công mục tiêu ven biển, tàu chiến hoặc chống máy bay. Ngoài ra, hỏa lực phòng không gồm 3 pháo cỡ 40mm Bofor, 6 pháo Mk 4 20mm Oerlikon, 4 súng máy 12,7mm. Nhìn chung, hệ vũ khí trên Humabon đều quá cũ, thao tác thủ công, tốc độ bắn chậm, chỉ thích hợp với nhiệm vụ tuần tra.

Chưa đến đích trên con đường cơ cấu lực lượng, Hải quân Philippines dựa nhiều vào yếu tố con người để thực hiện các nhiệm vụ. Trong số các binh chủng của Hải quân Philippines, lực lượng tác chiến đặc biệt là đơn vị tinh nhuệ nhất, hoạt động trên biển, trên bộ và trên không, thực hiện các nhiệm vụ trinh sát, cận chiến, hoạt động tác chiến dưới mặt nước. Đơn vị này đã lập được một số thành tích trong các chiến dịch truy quét phiến quân ở miền nam nước này.

Hải quân Philippines có số quân nhân lên tới 24.000 người, bảo vệ bờ biển 3.500 người. Dưới Bộ tư lệnh Hải quân có 1 Bộ tư lệnh Hạm đội, 6 vùng hải quân, Bộ Tư lệnh Hải quân đánh bộ (3 lữ hải quân đánh bộ, 1 lữ dự bị, 1 lữ phục vụ và yểm trợ chiến đấu…)

Hải quân Philippines trang bị: 63 tàu chiến đấu, 1 tàu hộ tống Rajah Humabon, 13 tàu tuần tiễu, 49 tàu tuần tiễu ven bờ; 7 tàu đổ bộ (có thể chở 16-32 xe tăng, 150-200 người, 39 phương tiện đổ bộ…; 11 tàu phục vụ (tàu dầu, tàu nước, tàu sửa chữa, tàu nghiên cứu biển)… Trong đó, Không quân hải quân có 13 chiếc BN-2A, BO-105 và Cessna-117; Hải quân đánh bộ với 8.000 người, có 110 xe thiết giáp gồm 25 chiếc LAV-300 và 85 chiếc LVTP-5, LVTP-7, 150 khẩu pháo 105mm; Lực lượng ven bờ (cảnh sát biển) được trang bị 60 tàu, xuồng tốc độ cao cùng một số máy bay trực thăng tuần thám;


[BDV news]


>> Tàu Aegis đầu tiên của Trung Quốc



Trung Quốc đang âm thầm phát triển một tàu khu trục trang bị hệ thống chiến đấu tương tự tàu khu trục Aegis của Mỹ.


AEGIS - Airbonne Early-waring Ground Intergration Segment: Bộ phận hợp nhất thông tin cảnh báo sớm đường không trên mặt đất.

Công việc phát triển tàu khu trục Aegis này được diễn ra bên trong một nhà xưởng khổng lồ có mái che nhằm che mắt các phương tiện trinh sát bằng vệ tinh của Mỹ.

Các bức ảnh về sự phát triển của loại tàu khu trục này được công bố trên trang web Milchina. Quan sát các bức ảnh cho thấy tàu khu trục này có kiểu bố trí cấu trúc thượng tầng tương tự như tàu khu trục Arleigh Burke của Hải quân Mỹ.

Như vậy, sự đồn đoán về sự phát triển của một loại tàu khu trục mới được gọi là Type-052D có lẽ đã sáng tỏ phần nào.



Mô hình tàu khu trục Type-052D xuất hiện cách đây không lâu
Ảnh: Chinadefence

Theo quan sát các bức ảnh cho thấy, con tàu đã được hoàn thành cơ bản, các hệ thống radar và vũ khí đã được lặp đặt.

Tàu khu trục Type-052D có kiểu bố trí các radar mảng pha đa chức năng tương tự như kiểu bố trí của radar A/N SPY-1 trên tàu khu trục Aegis của Mỹ. Theo một số thông tin, loại radar mãng pha đa chức năng này được sao chép từ radar mảng pha đa chức năng Sampson của loại tàu khu trục Type-45 của Anh.

Hiện tại, thông số kỹ thuật của loại tàu này đang được bảo mật rất chặt chẽ, tuy nhiên theo một số thông tin rò rỉ trên các diễn đàn quốc phòng của Trung Quốc, tàu khu trục Type-052D được trang bị đến 96 tên lửa phòng không HHQ-9 phiên bản hải quân của loại HQ-9 sao chép từ S-300 của Nga.

Hệ thống tên lửa đối không này được bố trí trong 2 cụm phóng thẳng đứng một ở phía trước ngay sau pháo chính và một ở phía sau phía trước nhà sàn đáp cho trực thăng. Type-052D cũng được cho là sẽ được trang bị hai cụm phóng với 8 tên lửa chống hạm mới, biến thể của tên lửa chống hạm YJ-62 có tầm bắn lên đến 500km.

Dự kiến tàu khu trục mới này có lượng giãn nước từ 8.000-10.000 tấn, và đây được cho là tàu khu trục Aegis đúng nghĩa nhất của Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn chưa xây dựng được hệ thống vệ tinh hỗ trợ cho hoạt động định vị và dẫn đường cho tên lửa đánh chặn. Tương tự như hệ thống chiến đấu Aegis thực thụ của Hải quân Mỹ.

Tuy vậy, đây là một bước tiến với Hải quân Trung Quốc trong việc tăng cường năng lực phòng không trên hạm. Điều đó cũng đặt ra những thách thức không nhỏ cho các nước trong khu vực.

Một khi năng lực phòng không hạm đội được tăng cường, khả năng tác chiến biển xa của Hải quân Trung Quốc sẽ được tăng lên đáng kể. Tạo thêm áp lực chạy đua vũ trang tại khu vực châu Á.

Dưới đây là một số hình ảnh về tàu khu trục này:



Tàu khu trục Type-052D đã hoàn thành về cơ bản, phần được che bạt là nơi bố trí các radar mảng pha đa chức năng.



Tàu được âm thầm đóng mới bên trong một nhà xưởng có mái che.




Trung Quốc đang dự định đóng mới 4 tàu khu trục Type-052D.



[BDV news]



Thứ Sáu, 10 tháng 6, 2011

>> Lật 'con bài' của Mỹ tại Shangri-la 10



Mỹ đã có những động thái điều chỉnh tại châu Á, cụ thể là ở Đông Nam Á, vậy điều gì đã xảy ra sau cuộc đại mặc cả Mỹ-Trung?

Đầu năm 2011, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert M Gates đã có chuyến thăm quan trọng đến Trung Quốc, làm ấm lại mối quan hệ quân sự bị đóng băng suốt năm 2010 giữa đôi bên.

Rõ ràng, sự căng thẳng trong quan hệ quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc đều bất lợi cho cả hai. Cả hai nước hiểu rõ điều này nên cùng tích cực hành động để làm ấm mối quan hệ này.

Rất nhiều vấn đề quan trọng đã được đặt lên bàn thương lượng giữa đôi bên, mong muốn của Trung Quốc là quá rõ, chiếm lại Đài Loan và độc chiếm biển Đông. Còn với Mỹ họ không dễ gì từ bỏ những lợi ích của mình tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Diễn biến quan điểm Trung - Mỹ

Tháng 7/2010, tại Diễn đàn ARF ở Hà Nội, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã nêu bật mối quan tâm chiến lược của Mỹ ở Biển Đông và ngỏ ý Mỹ sẽ đứng ra làm trung gian cho các cuộc đàm phán hòa bình giữa các bên liên quan. Lúc đó, Ngoại trưởng Mỹ còn bày tỏ mối quan tâm của Mỹ đến Biển Đông khi nêu “lợi ích quốc gia” để đối chọi “lợi ích cốt lõi” mà Trung Quốc nêu lên trước đó.

Tuy nhiên, từ đầu năm 2011, cả hai bên đều thể hiện cách tiếp cận mới trong quan hệ song phương. Bắt đầu từ cuộc gặp gỡ thượng đỉnh Trung-Mỹ ở Washington tháng 1/2011, chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đến Bắc Kinh.


Nhiều ẩn số sau cái bắt tay thân mật giữa lãnh đạo quốc phòng Mỹ-Trung.


Tại Đối thoại Shangri-la 2011, trong bài phát biểu của mình, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt nêu 4 nguyên tắc hợp tác an ninh quốc tế mà Bắc Kinh đang theo đuổi. Trong đó có nguyên tắc "chú ý lợi ích cốt lõi và những mối quan tâm quan trọng của nhau" và "hợp tác cùng có lợi, không kết liên minh mang tính đối kháng nhằm vào bên thứ ba".

Cũng ở Shangri-la 10, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đã có bài phát biểu trình bày quan điểm của chính quyền Obama về lập trường an ninh quân sự của Mỹ đối với châu Á-Thái Bình Dương.

Tuy Mỹ phải cắt giảm ngân sách quốc phòng, nhưng vẫn ưu tiên duy trì sự hiện diện quân sự tại các khu vực liên quan ở Đông Á và Ấn Độ Dương.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tái khẳng định “lợi ích quốc gia” đối với tự do hàng hải, bày tỏ mong muốn các bên giải quyết các tranh chấp phù hợp với Công ước luật biển Liên Hợp Quốc và không sử dụng vũ lực.

Trước đó, trong năm 2010, Bắc Kinh luôn phản đối sự hiển diện quân sự của Mỹ tại Đông Nam Á. Nhưng hiện tại, Trung Quốc không tìm cách cản trở sự hiện diện của Mỹ tại đây. Bà Susan Shirk, một chuyên gia nghiên cứu về Trung Quốc thuộc ĐH Tổng hợp California cho rằng, Bắc Kinh đang điều chính các chính sách của mình đối với Washington nhằm tìm cách quay lại thời kỳ quan hệ “trăng mật” giữa đôi bên vào những năm 1990.

Ván bài của Mỹ tại Đông Nam Á?

Nhiều quốc gia coi sự hiện diện của Mỹ tại châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á như là một cán cân đối với sự lớn mạnh của quân đội Trung Quốc. Tuy nhiên, Mỹ sẽ thể hiện vai trò gì tại khu vực đang tồn tại nhiều tranh chấp chủ quyền biển đảo này lại là chuyện khác. Sự có mặt của Mỹ tại Đông Nam Á có thực sự là để tạo cán cân và làm trung gian cho các tranh chấp, hay đơn giản là để bảo vệ lợi ích của chính họ.

Phát biểu với báo chí ngày 1/6 tại Kuala Lumpur, Đô đốc Robert Willard, Tư lệnh lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương, đã bày tỏ mối quan ngại về những căng thẳng gần đây giữa Trung Quốc với các nước láng giềng, nhưng ông nhắc lại Mỹ không đứng về phe nào và rất muốn thấy các bên tranh chấp giải quyết một cách hoà bình thông qua đối thoại, không để xảy ra xung đột trên không hoặc trên biển.

ASEAN muốn quốc tế hóa vấn đề tranh chấp trên biển Đông và muốn Mỹ đứng ra làm trung gian cho vấn đề này. Bắc Kinh lại có suy nghĩ khác, họ luôn tìm cách để phản đối sự đa phương hóa vấn đề tranh chấp biển Đông.

Trung Quốc coi ASEAN là một “bó đũa” tách rời và “bẽ gảy” từng chiếc một là mục tiêu hàng đầu của Bắc Kinh, và họ sẳn sàng thỏa hiệp với Washington để làm điều này.

Với những tuyên bố của đôi bên cho thấy, Mỹ đang chơi trò “hai mặt” tại Đông Nam Á. Một mặt vẫn tăng cường quan hệ quân sự với Trung Quốc, mặt khác cũng mở rộng quan hệ với các nước trong khu vực. Nhưng Mỹ sẽ đứng ngoài các tranh chấp giữa các quốc gia, bởi “lợi ích quốc gia” vẫn là ưu tiên hàng đầu của Mỹ. Sẽ là sai lầm nếu kỳ vọng quá nhiều vào sự có mặt của Mỹ tại Đông Nam Á.

Mở rộng sự hiện diện quân sự nhưng đứng ngoài các tranh chấp, Mỹ đẩy các quốc gia Đông Nam Á vào thế khó. Nhất là những nước xung đột quyền lợi với Bắc Kinh. Tiến gần tới Washington đồng nghĩa với việc chọc giận Bắc Kinh mà lại không có sự đảm bảo từ phía Mỹ.

Một số nhà phân tích chính trị nhận định, mối quan hệ quân sự Trung-Mỹ đang trải qua một kỳ “giải lao” sau một năm căng thẳng. Tất nhiên đây chính là cơ hội để Bắc Kinh thể hiện yêu sách của mình. Không ai có thể đoán trước được Bắc Kinh sẽ hành động như thế nào trên biển Đông. Một khi “ván đã đóng thuyền” rất khó để lật ngược tình thế dù Washington có can thiệp hay không.

Hiện tại, ASEAN chỉ có thể dựa vào sự đoàn kết vì lợi ích chung mới có thể đối trọng lại với những yêu sách của Trung Quốc trên biển Đông. Bất kỳ hành động đơn phương thiếu trách nhiệm nào đều có thể làm sụp đổ mọi nỗ lực của các quốc gia.



[BDV news]



>> Rafale tìm kiếm cơ hội tại Đông Nam Á



Dassault Aviation sẽ giới thiệu tiêm kích Rafale cho không quân Malaysia nhằm tìm kiếm cơ hội cho tiêm kích này tại thị trường ASEAN.

Hãng chế tạo máy bay Dassault Aviation của Pháp sẽ mở một văn phòng đại diện tại Kuala Lumpur, Malaysia để tham dự chương trình đấu thầu cung cấp máy bay chiến đấu cho không quân nước này.

Trước đó vào năm 1993, Dassault đã mở một văn phòng và giới thiệu tiêm kích Mirage-2000 5 cho không quân Malaysia. Tuy nhiên, sau khi thất bại trong cuộc đấu thầu, Dassault đã quyết định đóng cửa văn phòng.

Từ đó đến nay, hãng chế tạo máy bay lớn nhất của Pháp gần như im hơi lặng tiếng tại đây.



Dù được đánh giá khá cao, Rafale vẫn chưa tìm được hợp đồng xuất khẩu nào, trong ảnh Rafale đang làm nhiệm vụ tuần tra tại chiến trường Libya.


Theo thông báo mới nhất được đăng tải bởi Malay Mail, Dassault quyết định sẽ mở lại văn phòng tại Kuala Lumpur trong 1-2 tháng tới, nhằm giới thiệu tiêm kích thế hệ mới Rafale đến không quân Malaysia cũng như các nước khác trong khu vực.

Bộ Quốc phòng Malaysia đang có kế hoạch đặt hàng máy bay chiến đấu mới nhằm thay thế phi đội Mig-29 vào năm 2015.

Trước đó, Bộ Quốc phòng Malaysia đã gửi đề xuất tham gia đấu thầu cho 4 công ty, Boeing với F/A-18 E/F Super Hornet, Lockheed Martin với F-16 hai nhà thầu của Mỹ, SAAB của Thụy Điển với Jas-39 Gripen, và Rosoboronexport của Nga với Su-30MKM.

Dasault không có tên trong danh sách gửi đề nghị, tuy nhiên Dassault vẫn quyết định mở văn phòng tại Malaysia với sẽ được bổ sung vào danh sách các nhà thầu.

Tư lệnh Không quân Malaysia tướng Rodzali Dowd cho biết, không quân nước này đang xem xét mua từ 12-18 máy bay chiến đấu hiện đại, nhằm đảm bảo tính thống nhất trong các hệ thống hỗ trợ và vũ khí, đào tạo liên quan, không quân sẽ sử dụng không quá 2 loại máy bay chiến đấu.

Hiện tại, Không quân Malaysia đang có trong biên chế 8 chiếc F/A-18D, được đưa vào sử dụng từ đầu năm 1990. Cùng với 18 chiếc Su-30MKM được ký kết vào năm 2003.

Theo các nhà phân tích, thời gian hoạt động của Su-30MKM sẽ lâu hơn so với F/A-18D do đó cơ hội chiến thắng của Su-30MKM cũng vì thế mà cao hơn.

Bất chấp thực tế, Su-30MKM và F/A-18 E/F Super Hornet là hai ứng cử viên nặng ký nhất. Dassault vẫn quyết định vào cuộc để tìm kiếm cơ hội cho dù là khá mong manh.

Theo dự kiến hồ sơ dự thầu sẽ được công bố ở Triển lãm Lima-2011 được tổ chức vào tháng 10/2011. Trong triển lãm lẫn này dự kiến sẽ có sự tham gia của tất cả các nhà thầu tiềm năng.

Dù Rafale được đánh giá rất cao trong các cuộc thử nghiệm nhưng loại tiêm kích hiện đại nhất của Không quân Pháp vẫn "vô duyên" trên thị trường xuất khẩu.

Sau màn trình diễn khá ấn tượng tại chiến trường Libya, Dassault đang hy vọng Rafale sẽ tìm kiếm được các hợp đồng xuất khẩu.
[BDV news]





>> Mỹ, Trung: ai sụp đổ trước?



Hiện nay, một ý kiến rất phổ biến cho rằng, Mỹ sẽ sụp đổ, nếu như không phải là trong 2-3 tới thì cũng chắc chắn sau 5-10 năm.

Quả thực, Mỹ có những vấn đề to lớn: nợ nhà nước khổng lồ, kinh tế trì trệ, nạn thất nghiệp, các đối thủ cạnh tranh thế giới mạnh lên, mất vị thế bá chủ toàn cầu, khả năng đồng đô la mất vị thế đồng tiền thế giới… Nhưng trong thập niên 1930, Mỹ cũng đã có những vấn đề lớn: cuộc đại suy thoái (1929-1939), trong nước thậm chí đã xảy ra một thứ “nạn đói” mà nay người ta không thích nhớ lại. Thế chiến II đã thay đổi tất cả, Mỹ từ vị thế một trong các đại cường đã trở thành một siêu cường. Kịch bản này cũng có thể lặp lại, đúng hơn là người ta đã đang cố lặp lại.

Trung Quốc trong hai thập niên qua đã trỗi dậy nhanh, nhưng trong sự phát triển nhanh chóng này ẩn tàng mối đe dọa khủng khiếp về sự sụp đổ và suy vong cũng nhanh chóng như thế. Bắc Kinh hiện nay đang cuống cuồng tìm kiếm những con đường giải quyết những vấn đề lớn như:

- Dân cư quá đông ở các tỉnh có khí hậu thuận hòa và hạ tầng phát triển. Đó là khu vực thủ đô và các tỉnh duyên hải, trong khi đó tồn tại những sa mạc và vùng đất bỏ hoang mênh mông rộng lớn. Để làm việc đó, chính phủ Trung Quốc với tốc độ đẩy nhanh đang khai phát khu tự trị Tây Tạng, khu tự trị Tân Cương-Duy Ngô Nhĩ, và Mãn Châu Lý (các tỉnh Hắc Long Giang, Cát Lâm và Liêu Ninh). Bằng cách đó, họ đang cố gắng giải quyết vấn đề không gian sống.



Mật độ dân số Trung Quốc năm 2005


- Vấn đề dân tộc. Trong hình dung của nhiều người, Trung Quốc có sự đơn nhất về chủng tộc, nhưng thực ra sinh sống ở đó là gần 55 dân tộc khác nhau, mỗi dân tộc có các phong tục, tập quán riêng, ngôn ngữ riêng. Bởi vậy, trong khi tiến hành thực dân hóa mạnh mẽ các khu vực Tây Tạng, Tân Cương-Duy Ngô Nhĩ, Mãn Châu Lý, Bắc Kinh đồng thời muốn ngăn chặn khả năng chia rẽ đất nước theo dấu hiệu dân tộc. Các cơ quan đặc vụ Anglo-Saxon và các tổ chức tư nhân đang biết khôn khéo chơi “lá bài dân tộc”. Các phần tử cực đoan Hồi giáo, các phần tử ly khai Tây Tạng và Duy Ngô Nhĩ có thể trở thành công cụ đắc lực để chia rẽ Trung Quốc khi xảy ra tình trạng bất ổn kinh tế-xã hội Trung Quốc.

- Phe Anglo-Saxon có thể chơi “con bài dân chủ hóa” Trung Quốc, bởi lẽ các thế hệ trẻ dân thành thị Trung Quốc đã say mê với “những thú vui cuộc sống”. Về nguyên tắc, ở Trung Quốc đã và đang diễn ra các quá trình làm quen với “giá trị dân chủ” - năm 1997, tình dục đồng giới đã không còn bị coi là tội phạm hình sự, năm 2001, nó không còn là sự lệch lạc tâm lý, năm 2009 ở Thượng hải đã diễn ra festival đầu tiên của các thiểu số tình dục đồng giới.

Ở Trung Quốc đã hồi phục hủ tục gọi là “chim hoàng yến vàng” đã có hơn 2.000 năm tuổi. Tập quán này có cái tên đó là vì “các ông chủ” nâng niu, chăm chút những bồ nhí, nuôi dưỡng họ trong các ổ tò vò rồi đưa đi chơi bời. Nó liên quan tới sự tăng trưởng kinh tế và nạn tham nhũng trong giới quan chức, “chim hoàng yến vàng” đã trở thành dấu hiệu đặc trưng phải có đối với các nhà hoạt động đảng, quan chức và doanh nhân, tượng trưng cho địa vị của họ. Và điều đó xảy ra khi hàng triệu đàn ông trẻ không kiếm đâu ra vợ. Nếu như cuộc cách mạng tình dục bao trùm nước Nga vào đầu thập niên 1990, thì Trung Quốc bị nó tràn ngập vào những năm 2000. Và có vô số dấu hiệu như vậy.

Kịch bản thì đã được kiểm nghiệm rất tốt ở Liên Xô: “cải tổ”, “công khai” và “trình diễn chủ quyền”.

- Vấn đề “kẻ thù tứ phía”, Mỹ trong mưu toan gây mất ổn định và làm tan vỡ Trung Quốc đang sẵn lòng ủng hộ đa số các nước láng giềng của Trung Quốc. Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Ấn Độ cũng vui lòng hậu thuẫn cho các quá trình này. Họ cần một nước Trung Quốc yếu ớt, bị xâu xé bởi những mâu thuẫn. Tốt hơn nữa là xảy ra cuộc nội chiến ở Trung Quốc để có thể trông cậy vào ông tướng hay tỉnh trưởng “của mình”.

Như vậy, Mỹ có thể giải quyết các khó khăn của mình bằng cách gây rắc rối ở Trung Quốc. Thế giới sẽ bị rung chuyển bởi thảm họa ở Trung Quốc và tất cả sẽ kiếm được lợi cho mình, sẽ giải quyết được các vấn đề của mình là các phần tử Hồi giáo, ly khai, dân tộc chủ nghieax, Tokyo, Đài Loan, Việt Nam (có thể giành lại quần đảo Hoàng Sa), Ấn Độ, Mỹ. Đài Loan nói chung có thể sử dụng làm “con ngựa thành T’roa" sau khi khôi phục được Quốc dân đảng toàn Trung Hoa.

Kịch bản phát động các quá trình hủy diệt ở Trung Quốc có thể là “sự sụp đổ của đồng đô la”, đồng tiền này sẽ vẫn bị kiểm soát hoàn toàn, nhưng Mỹ sẽ chuyển sang đồng amero, còn Trung Quốc sẽ bị tẽn tò với lượng dự trữ đô la khổng lồ nhất thế giới (khoảng 3.000 tỷ USD). Bắc Kinh hiểu rõ điều này nên trong những năm gần đây đang cố gắng thoát khỏi đồng đô la bằng cách đầu tư đô la vào các dự án hạ tầng trong nước, ở châu Phi, Mỹ Latinh, các nước Arab và thậm chỉ cả châu Âu.

Đây chỉ là một kịch bản. Washington đã khởi động “làn sóng” ở châu Phi, các nước thế giới Arab, Pakistan cũng lĩnh đòn. Thêm một cuộc chiến tranh thế giới đang cận kề. Kết quả của nó phe Anglo-Saxon có thể trở thành dự án thống trị trên toàn cầu.
[Vietnamdefence news]



>> 5 siêu vũ khí gây ít tổn thất phụ



Chiến thuật của quân nổi dậy ở Iraq và Afghanistan đã tạo ra sự bùng nổ công nghiệp của các loại vũ khí tấn công mục tiêu mà không gây tổn thất phụ.


Những ngày đầu không kích Libya, việc tìm kiếm và tiêu diệt các loại xe trên mặt đất khá dễ vì chúng chạy trên sa mạc trống trải. Khi chiến dịch tiếp diễn, lực lượng của Đại tá Muammar Gaddafi rúc vào gần các thành phố và các nhà dân hơn để tránh bị tấn công. Chiến thuật này ở Iraq và Afghanistan đã tạo ra sự bùng nổ công nghiệp của các loại vũ khí tấn công mục tiêu mà không gây tổn thất phụ. Dưới dây là 5 công nghệ vũ khí hiện đại nhất thuộc loại này.

Vũ khí tấn công thụ động CBU-107 PAW



Trọng lượng: 1.000 bảng (900 kg). Hiện trạng: Đang có trong trang bị


Cách tốt nhất để giảm cả tổn thất phụ và hỏa lực quân nhà bắn nhầm là dùng các hệ thống vũ khí tiên tiến, có khả năng kiềm chế uy lực của chúng trong một bán kính hẹp.

PAW (Passive Attack Weapon) - vũ khí tấn công thụ động - là loại vũ khí không chứa thuốc nổ, được thiết kế để chống các loại mục tiêu nơi mà một vụ nổ hoặc sức nóng có thể là nguy hiểm, như các kho nhiên liệu giữa những khu đông dân cư. Sau khi được thả từ máy bay, PAW phóng rải một đám mây gồm 3.700 thanh xuyên, mũi tên thép và volfram nặng từ 1 ounce đến 1 bảng, tức 28,35-450 g.

Cơn mưa thép xối xả ào xuống với tốc độ trên 600 dặm/h băm nát toàn bộ một khu vực nhỏ hơn 200 ft vuông (60 m2); đám mây vẫn tập trung vì các thanh xuyên chỉ đơn giản được thả từ một vật chứ và không nổ tung ra ngoài.

Ở Iraq, Không quân Mỹ đã sử dụng PAW để phá hủy các anten trên nóc các nhà cao tầng mà không phá hủy bản thân các tòa nhà đó.

Ở Libya, nó có thể dùng để phá hủy các chảo anten radar và khí tài liên lạc quân sự. Nhà phân tích quốc phòng John Pike, Giám đốc của GlobalSecurity.org, cho biết, PAW còn có thể dùng như vũ khí sát thương sinh lực.

Bom sát thương tập trung GBU-39B FLM



Trọng lượng: 250 bảng (112,5 kg). Hiện trạng: Có trong trang bị


Thay vì một vỏ thép phóng ra những cái mảnh chết người về tứ phía hàng trăm mét, GBU-39B FLM (Focused Lethality Munition) - bom sát thương tập trung - có vỏ bằng sợi carbon có khả năng phân hủy thành các hạt vô hại.

Ngoài ra, thuốc nổ nhồi được trộn với những hạt volfram nhỏ giảm tốc nhanh khi va chạm với không khí. Nó tạo ra một vùng phá hủy tập trung rộng chỉ vài mét vuông, với tổn hại rất nhỏ bên ngoài bán kính đó.

FLM là một biến thể của bom SDB (small diameter bomb), tức bom đường kính nhỏ, vốn được sử dụng lần đầu ở Iraq năm 2006. “Một hoặc nhiều quả bom SDB có thể phá tung một phần quan trọng của một tòa nhà, chứ không nhất thiết là cả cấu trúc”, Gary Rodenberg, Giám đốc chương trình SDB của hãng Boeing, nói. “Chẳng hạn, chỉ căn phòng điện đài hoặc một chảo anten vệ tinh tại một cơ sở thông tin liên lạc, hoặc có thể là một máy bay phản lực quân sự trong nhà chứa máy bay kiên có được cố ý bố trí lẫn trong một sân bay dân sự”.

Kích thước nhỏ cũng là một ưu thế của vũ khí này. “SDB mang lại cho các máy bay tiêm kích sự linh hoạt khủng khiếp trên chiến trường liên tục thay đổi ngày nay”, ông nói. “Mỗi một giá bom SDB trên một máy bay cho phép phi công tăng 4 lần số lượng cuộc tấn công phẫu thuật ngoại khoa mà họ có thể thực hiện trong mỗi phi vụ”.



Trọng lượng quả đạn: 33 bảng (14,85 kg). Hiện trạng: Có trong trang bị. (futureatlas.com/Flickr)


Pháo M-102

Được trang bị cho khu trục cơ cao tuổi AC-130U Spectre, pháo 105 mm M-102 điều khiển bằng radar này là vũ khí lớn nhất lắp trên máy bay.

“Các khẩu pháo là hỏa lực trực tiếp, chính xác và mang ít thuốc nổ hơnnhieeuf so với các loại bom đạn khác”, ông Pike nói.

“Chúng thích hợp để chống các lực lượng chiến trường của Libya đang bám chặt lấy các tòa nhà dân sự”.

Ban đầu được thiết kế để phá hủy các đoàn xe vận tải của Việt Nam, hệ thống đã trở thành một trong những hệ thống vũ khí chi viện hỏa lực chính xác nhất.

Hiện nay, các hệ thống phục vụ ngắm bắn đã trở nên tinh vi hơn nhiều, trong đó có hệ thống điều khiển hỏa lực số và tổ hợp các sensor tiên tiến dùng để bám các mục tiêu trên mặt đất cũng như bản thân các quả đạn - nếu các pháo thủ bắn trượt, nó sẽ cho họ biết chính xác nơi quả đạn rơi xuống và giúp họ điều chỉnh đường ngắm.


Bom gây ít tổn thất phụ nhỏ BLU-126/B LCDB



Trọng lượng: 500 bảng (227 kg). Hiện trạng: Có trong trang bị (warwillchangeawoman)


Bom gây tổn thất phụ nhỏ LCDB (Low Collateral Damage Bomb) được phát triển cho Hải quân Mỹ là bom MK-82 tiêu chuẩn cỡ 500 bảng (227 kg), song với ít thuốc nổ hơn. Thay vì gần 200 (90 kg) bảng thuốc nổ, LCDB chỉ chứa 27 bảng (12,15 kg), phần còn lại được thay thế bằng vật dằn.

Theo Hải quân Mỹ, LCDB có thể dùng để chống các máy bay đang đỗ, radar, sinh lực và xe vỏ mềm. Nó cũng có thể sử dụng với hệ dẫn chính xác bằng laser hoặc GPS.

LCDB lần đầu tiên được sử dụng ở Iraq vào năm 2007. Một lần, nó đã được sử dụng chống quân nổi dậy khi họ đang chuyển vũ khí giữa một xe sedan và một xe tải - máy bay Mỹ đã đánh trúng chiếc sedan bằng một quả LCDB và bắn trúng chiếc xe tải bằng một quả tên lửa Maverick. Trong cả 2 trường hợp, thiệt hại đều hạn chế ở phạm vi mục tiêu.

Sát thủ tý hon Switchblade



Trọng lượng: 5 bảng (2,25 kg). Hiện trạng: Mẫu chế thử


Dù là được phóng từ mặt đất hay trên không, Switchblade là một bước mới trong khả năng sát thương chính xác. Được phát triển bởi nhà cung cấp máy bay không người lái (UAV) hàng đầu AeroVironment, nó chính là một UAV chạy bằng cánh quạt với một đầu đạn và một camera truyền hình ở mũi, cho phép nhắm bắn những người ngồi trên một chiếc ô tô hay thậm chí trong một căn phòng.

Nó đem lại cái mà các nhà thiết kế gọi là “khả năng chạy vòng quanh”: Cho đến giây phút cuối, người điều khiển có thể hhủy bỏ cuộc tấn công và Switchblade có thể tiếp tục tìm tới mục tiêu khác.

Ông Pike nói rằng, một số mục tiêu không kích được lựa chọn ngay trong khi thực hiện phi vụ chứ không phải được trù hoạch từ trước.

Các loại đạn như Switchblade sẽ đưa điều đó lên một trình độ mới khi truy tìm ra các mục tiêu và kiểm tra chúng ở cự ly rất gần trước khi tấn công với độ chính xác cực cao và theo lý thuyết là với tổn thất phụ tối thiểu.
[Vietnamdefence news]



>> Tàu sân bay Trung Quốc sẽ không đi vào hải phận nước khác?



Tàu sân bay được mua từ Ukraine đang được đóng hoàn thiện và hiện đại hóa, nhưng công việc chưa hoàn tất, tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Trần Bỉnh Đức cho hay. Như vậy, Trung Quốc đã chính thức xác nhận đóng tàu sân bay.


Tàu sân bay Thi Lang (machtres.com)


Tàu được cho là có tên Thi Lang hiện đang nằm tại cảng Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh. Các nguồn tin giấu tên cho hay, tàu sân bay này sẽ được hạ thủy muộn nhất là vào cuối tháng 6.2011.

Theo lời trợ lý tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Tôn Kiến Quốc (Qi Jianguo), tàu sân bay này, theo chiến lược quốc gia, sẽ không đi vào hải phận các quốc gia khác.

Trước đó có tin Trung Quốc dự định sử dụng tàu sân bay hoàn toàn để huấn luyện phi công trên hạm và làm cơ sở để đóng các tàu sân bay nội địa trong tương lai.

Varyag được khởi đóng ở Nikolayev đầu thập niên 1980. Năm 1998, thông qua một công ty Macao, Trung Quốc mua lại con tàu hoàn thành 76% với giá sắt vụn 20 triệu USD với lý do giả là “làm sòng bạc nổi”. Các chuyên gia cho rằng, khi mua tàu, Trung Quốc đã ẵm được toàn bộ tài liệu thiết kế kỹ thuật con tàu. Từ năm 2002, tàu được đưa về xưởng đóng tàu ở Đại Liên.

Đầu tháng 6.2011, có tin, bên trong con tàu đã được khôi phục hoàn toàn, vỏ tàu và mặt boong cũng đã được sửa chữa, hãng đóng tàu Changxingdao Shipyard phụ trách hoàn thiện con tàu, đã lắp đặt khí tài radar, vũ khí và một số hệ thống máy tính.

Phỏng đoán, cuối năm 2011, tàu Thi Lang sẽ bắt đầu chạy thử và vào năm 2012 sẽ được nhận vào biên chế hải quân Trung Quốc.

Trong khuôn khổ chương trình tàu sân bay, yếu tố then chốt của tương lai phát triển hải quân Trung Quốc, tàu sân bay nội địa đầu tiên sẽ được hãng Changxingdao đóng.

Ở giai đoạn 1, dự kiến hoàn thành 2 tàu sân bay động lực thông thường vào năm 2015-2016, thành lập 2 cụm tàu sân bay đầu tiên vào năm 2020. Đồng thời, tiến hành phát triển tiêm kích trên hạm.
Ở giai đoạn 2, sẽ đóng 2 tàu sân bay có lượng giãn nước trung bình 65.000 tấn, sử dụng động lực hạt nhân.

Trong tương lai, hải quân Trung Quốc dự định thành lập 4 cụm tàu sân bay để triển khai ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Nhiệm vụ chính của chúng là giành ưu thế quân sự trên các vùng biển và đại dương gần, cũng như bảo vệ trên không cho các binh đoàn tàu, chi viện cho các chiến dịch đổ bộ.

Tuy vậy, Trung Quốc hiện vẫn chưa có máy bay trên hạm. Họ đang phát triển tiêm kích trên hạm J-15. Tháng 12.2009, Trung Quốc đã thử nghiệm J-15. Đây được cho là mẫu sao chép máy bay Su-33 của Nga dựa trên mẫu chế thử Т-10К mà Trung Quốc mua lại từ Ukraine năm 2005. Còn phía Trung Quốc khẳng định, J-15 là thiết kế cải tiến của J-11B (sao chép Su-27). J-15 đang tiến hành bay thử nghiệm và dự đoán có thể được nhận vào trang bị từ năm 2015.

Trung Quốc cũng đang xây dựng 2 trung tâm mặt đất huấn luyện phi công tàu sân bay ở các tỉnh Liêu Ninh và Thiểm Tây.
[Vietnamdefence news]



>> Tổ hợp tên lửa phòng không Chu-SAM của Nhật Bản



Tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung Chu-SAM (Type-03) dùng để tiêu diệt các mục tiêu trên không như tên lửa có cánh tầm thấp, tên lửa đạn đạo chiến thuật - chiến dịch và chiến thuật trong mọi điều kiện thời tiết, tình hình nhiễu phức tạp ở cự ly đến 50km.

Tổ hợp tên lửa phòng không Chu-SAM dùng để thay thế các tổ hợp Hawk trong hệ thống phòng thủ của Nhật Bản, được bắt đầu chế tạo vào năm 1990 tại Viện nghiên cứu khoa học TRDI (Technical Research and Development Institute). Đây là sản phẩm hợp tác của Cục phòng vệ Nhật Bản và "Mitsubishi Electronics Corporation", với khoản ngân sách chi cho dự án chế tạo lên đến gần 10,7 tỷ USD.

Chu-SAM được đưa vào thử nghiệm năm 2001 tại bãi thử White Sands ở bang New Mexico, Mỹ và triển khai năm 2002. Đến năm 2005, tổ hợp tên lửa phòng không Chu-SAM được đưa vào trang bị cho Cục Phòng vệ Nhật Bản. Thành phần của tổ hợp gồm bệ phóng, xe vận chuyển - nạp, trạm điều khiển hoả lực, trạm radar đa năng.


Tổ hợp tên lửa phòng không Chu-SAM của Nhật Bản


Tất cả các phương tiện chiến đấu của tổ hợp tên lửa phòng không Chu-SAM được bố trí trên khung gầm xe ô tô có khả năng vượt địa hình cao (8x8). Trạm radar đa năng trang bị anten mạng pha chủ động, bảo đảm sục sạo và theo dõi đồng thời đến 100 mục tiêu trên không và cho phép đánh giá mức độ nguy hiểm.

Thông tin về tình hình trên không, thực trạng kỹ thuật của các thành phần tổ hợp và khả năng sẵn sàng phóng tên lửa được hiển thị trên màn hình bố trí tại trạm điều khiển hoả lực. Phần mềm hiện đại của tổ hợp bảo đảm cho tổ hợp tăng cường khả năng bắn, cho phép dự đoán vị trí của mục tiêu, bao gồm cả những thông tin đo vẽ địa hình sơ bộ về địa hình chiến trường và dẫn tên lửa đến điểm chạm dự tính. Tổ hợp được trang bị thiết bị kết nối liên lạc với các máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm, cũng như các tàu có trang bị hệ thống vũ khí đa năng Aegis.

Trên bệ phóng có thể bố trí 6 container vận chuyển – phóng tên lửa theo giao diện góc vuông. Trước khi phóng, bệ phóng được hiệu chỉnh đặt nằm ngang với sự hỗ trợ của 4 bộ kích thuỷ lực, các container vận chuyển - phóng được đặt thẳng đứng.

Tên lửa của tổ hợp là loại tên lửa nhiên liệu rắn một tầng có điều khiển, được trang bị đầu tự dẫn vô tuyến chủ động (đầu tự dẫn của tên lửa Type 99 lớp không đối không). Trọng lượng tên lửa – 580kg, dài – 4900mm, đường kính thân – 300mm, vận tốc tối đa – 2,5M.

[Vitinfo news]



>> Mỹ 'kích' Trung Quốc gây chiến với Ấn Độ?



Để “hạ gục con rồng” Trung Quốc, Mỹ phải làm gì? Câu trả lời có thể là “mượn dao giết người”, đẩy "rồng" Bắc Kinh vào cuộc chiến hạt nhân với "hổ" New Delhi, cựu trợ lý Bộ trưởng tài chính Mỹ Paul Craig Roberts nhận định.

Theo ông Roberts, kế hoạch của Mỹ rất “thâm sâu” và được thực hiện bài bản, bí mật, lâu dài. Trước hết, Mỹ cho biệt kích tiêu diệt bin Laden. Về hình thức, rõ ràng chiến dịch này là nhằm tiêu diệt kẻ thù "không đội trời chung", giành thêm cử tri cho Tổng thống Mỹ Barack Obama trước thềm bầu cử vào năm sau...

Tuy nhiên, đặt chiến dịch trong bối cảnh giới “diều hâu” ở Mỹ liên tục kêu gọi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) mở rộng chiến trường sang Pakistan, nơi bị Mỹ coi là “trại tị nạn” của Taliban; thì thấy mục tiêu ẩn sâu của chiến dịch diệt bin Laden không chỉ có vậy

Theo đó, tiêu diệt bin Laden thực chất là chiến dịch nhằm vào Pakistan; là tín hiệu phát đi từ Mỹ rằng, Washington có thể tấn công Islamabad vì nước này “dám bao che” cho bin Laden trong suốt thời gian trước đó.



Mỹ mượn vụ bin Laden để đe dọa Pakistan.

Về phía Pakistan, họ đương nhiên phải "run sợ” nên ngay sau khi bin Laden bị tiêu diệt, nước này vội vàng cử Thủ tướng Yousaf Raza Gilani sang “cầu cứu” người bạn lớn là Trung Quốc. Và trong chuyến thăm Bắc Kinh, ông Gilani khẳng định hùng hồn rằng Trung Quốc là “người bạn tốt nhất, đáng tin nhất” của mình.

Đáp lại lời "cầu khẩn" của láng giềng, Trung Quốc cũng tranh thủ cơ hội để tăng cường quan hệ với Pakistan bởi họ không muốn NATO “nhảy vào” Pakistan, biến nước này thành chiến trường chống khủng bố và quan trọng hơn, binh lính Mỹ xuất hiện gần biên giới của mình.

Sau đó, Bắc Kinh tự tố giác ý định đó của mình khi công khai bày tỏ sự bất bình với việc Mỹ “đe dọa” Pakistan, kêu gọi Washington tôn trọng chủ quyền của Islamabad; thậm chí còn đe dọa rằng tấn công Pakistan là tấn công Trung Quốc.



Trung Quốc khẳng định liên minh chặt chẽ với Pakistan.

Tới đây, theo ông Roberts, có thể thấy rằng Mỹ thành công khi gián tiếp “kích” Trung Quốc can dự sâu hơn vào Pakistan. Xét từ góc độ quan hệ Pakistan-Trung Quốc, đây là điều tốt. Tuy nhiên, từ góc khác, việc Trung Quốc tăng cường liên minh với Pakistan lại làm Ấn Độ tức giận, lo sợ bởi trục Bắc Kinh-Islamabad mạnh lên đồng nghĩa với việc New Delhi bị uy hiếp.

Nhìn một cách tổng quan hơn, Mỹ biến vụ tiêu diệt bin Laden, đe dọa tấn công Pakistan thành cái cớ để đẩy Ấn Độ và Trung Quốc tiến vào vòng xoáy chạy đua vũ trang mà hậu quả cuối cùng là xung đột quân sự.

Ấn Độ và Pakistan “đổ tiền đổ của” vào lĩnh vực quốc phòng bởi họ luôn lo ngại rằng bên kia sẽ tấn công mình bất kỳ lúc nào, kể cả bằng đòn hạt nhân.

Tuy nhiên, hiện Ấn Độ vẫn yếu hơn Trung Quốc (nhất là về kinh tế và quân sự) nên trong trường hợp xảy ra xung đột, Bắc Kinh-Islamabad có thể “nuốt trôi” New Delhi; nên Washington buộc lòng phải tăng cường sức mạnh cho Ấn Độ.
Ngoài việc hy sinh lợi ích trong nhiều lĩnh vực kinh tế, cắt bớt việc làm tại Mỹ để giúp kinh tế Ấn Độ đi lên..., Mỹ còn bán cho nước này hàng loạt vũ khí hiện đại với hy vọng New Delhi mạnh hơn, tự tin hơn để cuối cùng, cảm thấy đủ sức đối đầu với Trung Quốc như ý định của Mỹ.

Cụ thể thì Nhà Trắng cho rằng, kinh tế, quân sự Trung Quốc mạnh lên khiến Bắc Kinh ngày càng cứng rắn, tự tin, hung hăng, với tay ra bên ngoài. Vậy thì tại sao New Delhi không có những chính sách, hành động tương tự khi họ mạnh lên.

Mỹ không chỉ đưa Ấn Độ ra khỏi danh sách các nước bị cấm vận về vũ khí mà còn giúp nước này phát triển vũ khí công nghệ cao và hàng không vũ trụ. Mục tiêu cuối cùng là đưa Ấn Độ vào nhóm bốn nước phát triển vũ khí mạnh nhất thế giới.

Với tính toán đó, Mỹ hy vọng hai cường quốc châu Á sẽ lao vào nhau mà hậu quả là cả hai có thể bị kiệt quệ sau xung đột bởi cả Bắc Kinh lẫn New Delhi đều có vũ khí hạt nhân, lại ở liền kề nhau.



Mỹ hy vọng Trung Quốc và Ấn Độ sẽ đánh nhau.


Trong viễn cảnh đó của Mỹ, khi Ấn Độ và Trung Quốc kiệt sức, chỉ còn Nga là đối thủ đáng quan tâm ở châu Á.

Và để "nhổ nốt cái gai" này, Mỹ không đợi tới khi Trung Quốc, Ấn Độ “dắt tay nhau đi xuống” mà từ lâu triển khai nhiều biện pháp tấn công Nga: liên tiếp củng cố, mở rộng chuỗi căn cứ quân sự bao vây Nga; thúc đẩy Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) kết nạp thêm các thành viên từng thuộc Liên Xô, dồn ép Nga về phía Đông...

Chưa dừng lại ở việc “ngoại kích”, Mỹ còn “nội công” Nga mà điển hình là tuyên truyền văn hóa Mỹ vào quốc gia rộng nhất thế giới.

Tới nay, kế hoạch này gặt hái khá nhiều thành quả khi tạo ra được một bộ phận không nhỏ thanh niên Nga ngưỡng mộ cái được Mỹ gọi là tự do, thù gét điều mà Mỹ cáo buộc là chính quyền độc tài...

Kết quả cuối cùng sẽ là các thanh niên Nga “được Mỹ hóa” trở thành đồng minh của Washington hoặc chí ít cũng không còn ủng hộ chính quyền ở Moscow như trước.

Khi “đả bại” được Nga, Trung Quốc, Mỹ sẽ tập trung “quét dọn” Nam Mỹ. Khi đó, Tổng thống Venezuela Hugo Chavez dường như chắc chắn sẽ trở thành mục tiêu đầu tiên của Mỹ, trước khi Washington tràn vào hàng loạt quốc gia khác.



Mỹ tiếp tục triển khai lá chắn tên lửa gần Nga.

Theo ông Roberts, để tránh được “thảm họa” trên, Nga và Trung Quốc cần liên minh với nhau chặt chẽ, trấn an Ấn Độ, không để New Delhi mắc mưu của Washington; đồng thời phải kéo Đức ra khỏi NATO, làm suy yếu tổ chức này; cũng như tiếp tục bảo vệ quốc gia bị Mỹ gọi là “ma quỷ”: Iran tại Trung Đông.

Nếu không làm được vậy, Mỹ sẽ dần kiểm soát được toàn thế giới, đồng USD trở thành đơn vị tiền tệ duy nhất của hành tinh xanh và đi tới đâu cũng thấy biển hiệu gà rán KFC...
[BDV news]



Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang