Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: 08 tháng 4 2012

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Bảy, 14 tháng 4, 2012

>> Lý do Trung Quốc xây dựng hạm đội tàu đổ bộ ?


Mỹ vì lý do tài chính buộc phải cắt giảm kinh phí đóng tàu cho hải quân, còn Trung Quốc khởi động những chương trình mới để tăng cường số và chất lượng hải quân của họ.



Mục đích chủ yếu của Bắc Kinh, theo các nhà phân tích phương Tây, là rõ ràng: Trung Quốc trong tương lai sẽ cố giành vị trí cường quốc hải quân hàng đầu của Mỹ, đúng hơn là họ sẽ cố hất cẳng Mỹ khỏi đại dương thế giới.

Các nhà phân tích của Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế IISS ở London, có thể coi việc công ty Hudong-Zhonghua Shipbuilding bắt đầu đóng ở Thượng Hải tàu đốc đổ bộ lớp 071 thứ tư có lượng giãn nước 20.000 tấn là bằng chứng khẳng định điều dod. Các tàu lớp này là tàu có trọng tải lớn nhất trong số các loại tàu được thiết kế và đóng tại Trung Quốc. Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc hiện đang tiếp tục chạy thử không được tính vì nó là tàu cũ do Liên Xô thiết kế, được mua lại từ Ukraine và chỉ được đóng hoàn thiện và nâng cấp tại Trung Quốc.

“Việc Trung Quốc xây dựng một hạm đội tàu đổ bộ lớn gồm các tàu trọng tải lớn cho thấy rõ ý đồ tăng cường sức mạnh hải quân. Nếu cần tiến hành các chiến dịch quân sự “phẫu thuật” thì không thể không dùng các tàu đổ bộ”, chuyên gia hàng đầu của IISS Christian Le Mière nhận định.

Theo các đồng nghiệp của Le Mière, Trung Quốc ‘đang chuẩn bị làm gia tăng căng thẳng” ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương mà theo dự báo khu vực này sẽ trở thành một trong những trung tâm xung đột quốc tế chủ yếu trong những thập niên tới.


http://nghiadx.blogspot.com


Những người ủng hộ quan điểm này tìm thấy bằng chứng xác nhận ở việc thay đổi học thuyết quân sự của Trung Quốc vốn trước đây chủ yếu tập trung vào các hành động trong điều kiện phát sinh căng thẳng ở khu vực eo biển Đài Loan.

Hiện nay, sự can thiệp của hải quân có thể cần đến trong các tình huống tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc với Nhật Bản ở biển Hoa Đông, cũng như trong tình huống tranh chấp do những yêu sách của Trung Quốc đối với các quần đảo nguồn giàu tài nguyên năng lượng ở Biển Đông mà Việt Nam, Philippines và các nước khác trong khu vực cũng tuyên bố chủ quyền.

Nhận thấy khả năng các tranh chấp lãnh thổ ở đây trong tương lai có thể bị giải quyết bằng quân sự, Mỹ đang vội vã triển khai tại “ngã tư hàng hải” này các binh đoàn tàu đổ bộ của mình đóng tại Singapore và không loại trừ là cả ở Philippines.

Câu trả lời có thể của Trung Quốc, theo các chuyên gia ở London, sẽ là tung các tàu đốc đổ bộ 071 đến khu vực này.

Chương trình đóng tàu đổ bộ Trung Quốc trù tính đóng 8 tàu này. Tàu đầu tiên Côn Luân Sơn (Kunlunshan) lớp 071 hiện đã được đưa vào biên chế hải quân Trung Quốc và đóng ở Ấn Độ Dương.

Với sự gia tăng tiến độ đóng tàu, có thể dự đoán rằng, tàu thứ ba và tàu thứ tư lớp 071 có thể được nhận vào trang bị ít nhất trong 5 tháng tới.

Mỗi tàu lớp này có khả năng chở đến 800 quân, có thể sử dụng các xuồng đệm khí bố trí trong khoang ụ tàu để đổ quân lên bờ biển, cũng như một trực thăng trên hạm.

http://nghiadx.blogspot.com
Hải quân Trung Quốc từ lâu đã không còn là quân chủng kém phát triển, chỉ dùng để phòng thủ bờ biển.


Theo thông tin của Mỹ, trong biên chế của hải quân Trung Quốc hiện có 75 tàu chiến các lớp chính, được trang bị tên lửa hiện đại các loại, hơn 60 tàu ngầm, 55 tàu đổ bộ vừa và lớn và gần 85 tàu tên lửa nhỏ.

Học thuyết quân sự Trung Quốc xác định tiếp tục phát triển hải quân, để nếu cần còn bảo đảm an ninh cho 800.000 công nhân Trung Quốc ở nước ngoài, cũng như bảo vệ hạm đội thương thuyến dân sự với số lượng đang liên tục tăng của họ. Hiện nay, công nghiệp đóng tàu Trung Quốc được coi là đứng thứ ba thế giới, đẩy Hàn Quốc khỏi vị trí này.

Các chuyên gia IISS cho rằng, việc tăng tốc độ đóng và đưa vào sử dụng các tàu đổ bộ lớp 071 còn có lý do là các tàu này sẽ thể hiện sự hiện diện của hải quân Trung Quốc ở châu Á-Thái Bình Dương tốt hơn các chiến hạm.

Chẳng hạn, có thể sử dụng chúng hiệu quả khi tiến hành các chiến dịch cứu hộ trong các tình huống khẩn cấp, điều các tàu Hạm đội 7 Mỹ đã thể hiện vào năm 2004 tại Ấn Độ Dương.

Việc các tàu này tham gia cứu trợ dân chúng các nước ven biển chịu thảm họa sóng thần đã cho phép Mỹ giành thiện cảm của các nước này, cũng như cải thiện vị thế của họ tại khu vực quan trọng chiến lược này.
Nguồn: Arms-Tass, 16.2.12.

>> Âm mưu khai chiến hạt nhân của Mỹ đã bị phá vỡ như thế nào ?


Thời chiến tranh lạnh, hai vợ chồng đại tá tình báo Liên Xô lỗi lạc là Vladimir V. Fedorov và Galina Fedorova đã góp phần ngăn chặn âm mưu của Mỹ phát động cuộc chiến hạt nhân.



Kế hoạch chiến tranh hạt nhân chớp nhoáng

Tháng 12/1950, Tổng thống Mỹ Harry S. Truman ký sắc lệnh đệ trình kế hoạch tấn công hạt nhân Liên Xô. Đây không phải là văn kiện đầu tiên dạng này. Mùa thu năm 1945, Mỹ đã bắt đầu soạn thảo các kế hoạch chiến tranh nguyên tử chống Liên Xô.

Xuất phát điểm cho việc xây dựng kế hoạch chiến tranh là học thuyết “đòn đánh đầu tiên” - tấn công nguyên tử Liên Xô. Các kế hoạch đầu tiên được soạn thảo năm 1945 trù tính ném bom nguyên tử xuống 20 thành phố của Liên Xô.

Còn theo các kế hoạch có mật danh Charioteer và Fleetwood soạn thảo năm 1948, Mỹ dự định trong tháng đầu tiên của chiến tranh ném 133 quả bom nguyên tử xuống 70 thành phố Liên Xô, giết chết không dưới 6,7 triệu người trong số 28 triệu dân các thành phố đó, điều này, theo suy tính của bộ chỉ huy Mỹ, sẽ buộc Liên Xô đầu hàng.

Dĩ nhiên điếu đó mới chỉ là phần lý thuyết của việc lập kế hoạch. Nhưng cũng có những bước đi thực tế được thực hiện: ở Mỹ đã triển khai không quân chiến lược, xung quanh Liên Xô đã dựng lên các căn cứ quân sự Mỹ, các khối quân sự được thành lập.

Tháng 9/1949, Liên Xô chế tạo được vũ khí nguyên tử. Sự độc quyền tạm thời của Mỹ đối với vũ khí này bị kết liễu, điều đó đã gây ra sự hoảng loạn, đồng thời cơn hiếu chiến đột phát trong giới quân sự Mỹ. Phản ứng trước tiên của Lầu Năm góc là lập tức tấn công nguyên tử Liên Xô. Họ đã vội vã thông qua kế hoạch Trojan - ném khoảng 300 quả bom nguyên tử và hàng chục ngàn tấn bom thông thường xuống 100 thành phố Liên Xô. Để lập kế hoạch, người ta đã xác định ngày mở màn cuộc chiến chống Liên Xô là ngày 1/1/1950.

Kế hoạch Trojan đã được kiểm tra trong các cuộc tập trận tham mưu với kết quả nặng nề. Họ phát hiện ra là kế hoạch chỉ có thể thực hiện được 70%, nhưng họ cũng tổn thất không dưới 55% số máy bay ném bom. Thế là lại ra đời kế hoạch chiến tranh liên quân chống Liên Xô (Operation Dropshot). Kế hoạch này trù tính các nước NATO và nhiều nước châu Âu và châu Á khác sẽ huy động chống Liên Xô tổng cộng 20 triệu quân và toàn bộ sức mạnh hạt nhân của Mỹ. Âm mưu khủng khiếp này đã bị các tình báo viên Liên Xô khám phá.

Nguồn tin Brig

Nhờ lực lượng điệp viên Liên Xô, Moskva đã kịp thời nhận được các tín hiệu cảnh báo nên ban lãnh đạo chính trị-quân sự Liên Xô đã nắm được các kế hoạch tác chiến của giới tướng lĩnh NATO.

Đại tá tình báo Liên Xô Vladimir Fedorov đã lấy được thông tin này nhờ có sự giúp đỡ của một nguồn tin rất quan trọng trong tổng hành dinh NATO (điệp viên này có mật danh là Brig). Tình báo Liên Xô tuyển mộ Brig dựa trên động cơ lý tưởng và điệp viên này không bao giờ nhận tiền hỗ trợ của Liên Xô.

Brig thường xuyên cung cấp thông tin giá trị về việc tái vũ trang và hiện đại hóa quân đội CHLB Đức, các tài liệu của ủy ban kế hoạch thuộc bộ tham mưu NATO về các nhiệm vụ của các đơn vị quân đội riêng biệt, tình trạng trang bị chiến đấu của chúng, về hệ thống chỉ huy quân đội, chiến lược và chiến thuật.

Giới lãnh đạo chóp bu NATO hồi đó (Adolf Heusinger - Chủ tịch Ủy ban Quân sự NATO, Hans Speidel - Tư lệnh lục quân NATO ở Trung Âu, tướng Heinrich “Heinz” Trettner - Cục trưởng Cục Hậu cần, Bộ chỉ huy Tối cao các cường quốc đồng minh ở châu Âu (SHAPE), bộ chỉ huy quân sự trung ương của các lực lượng quân sự NATO) đã soạn thảo các kế hoạch mật, trong đó trù tính tiến hành cả hành động quân sự bằng vũ khí hạt nhân chống CHDC Đức, Tiệp Khắc trong những tình huống nhất định.

Bằng chứng khẳng định cho thông tin nhận được từ trước là hàng loạt các cuộc tập trận của quân đội NATO. Trong các cuộc tập trận đó, NATO đã tập dượt các kịch bản tấn công khác nhau ở hướng đông. Chiếm vị trí không nhỏ trong luồng thông tin là những tin tức về các nhân vật trong các cấp lãnh đạo các cơ quan, tổ chức của NATO. Ví dụ Trung ương tình báo Liên Xô biết rõ về Heinz Trettner gần như tất cả với tư cách một con người, cũng như một nhà hoạt động chính trị-quân sự, cho đến tận những chi tiết nhỏ nhất như ông ta làm gì lúc rỗi việc, quan hệ với họ hàng, người thân, bạn bè ra sao, những mặt mạnh, yếu của cá nhân con người ông ta.

Brig cũng cung cấp thông tin về lập trường của một số nước Tây Âu riêng lẻ hay thậm chí của các nhóm nước về các vấn đề chính trị lớn. Ví dụ, về kết quả các cuộc đàm phán liên quốc gia, về thái độ của tây Âu đối với quá trình thành lập các quốc gia độc lập ở châu Phi. Ngay trước các kỳ họp thường niên của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, Brig lại chuyển thông tin mật về lập trường sắp tới của các quốc gia châu Âu hàng đầu về các vấn đề chủ chốt trong chương trình nghị sự. Những tin tức đó rất có giá trị đối với phái đoàn Liên Xô đi dự kỳ họp.

Phát hiện các đầu đạn hạt nhân ở châu Âu

Một lần Sep nhận được từ Brig tín hiệu gọi gặp khẩn cấp. Họ gặp nhau ở địa điểm quy ước.

“Brig lập tức vào việc. Té ra máy ảnh của anh ấy hỏng, trong khi cần phải chụp lại các tài liệu đặc biệt quan trọng. Các tài liệu này đã được chuyển cho một số chuyên gia, trong đó có Brig để soạn thảo kết luật cho kỳ họp sắp tới của NATO. Các tài liệu này nói về trang bị vũ khí hạt nhân của một số đơn vị NATO ở châu Âu. Brig đã cảnh báo rằng, anh ấy có thể giữ lại tài liệu trong không quá một giờ. Nhận được gói tài liệu, tôi đi xe ra ngoài thành phố, đến một khu có nhiều rừng, tìm lấy một chỗ thuận tiện, yên tĩnh ở bìa rừng, nơi điều kiện ánh sáng ban ngày hoàn toàn đủ để chụp ảnh tài liệu lên phim có độ nhạy cao, việc này trước đây tôi đã từng phải làm trong ô tô ở một nơi hẻo lánh nào đó. Thông thường, khi gặp gỡ các điệp viên của mình, tôi thường cầm theo một máy ảnh nhỏ Minox. Chụp xong, tôi đã kịp thời trả lại gói tài liệu, lên xe và đi nhanh. Tôi phải vội vì trên đường tôi bắt buộc phải rẽ vào chỗ nhà cung cấp hàng hóa cho hãng của tôi để đặt lô vải láng lụa mới. Tôi dùng giao dịch làm ăn này để giải thích cho sự vắng mặt của mình ở hãng. Do tin tức quả thực là khẩn cấp nên tôi lập tức gửi về Trung ương tình báo cuộn phim ở dạng chưa hiện theo kênh liên lạc có sẵn, còn trong phiên liên lạc điện đài ban đêm, tôi đánh đi bức điện: “Gửi Trung ương. Hôm nay, trong cuộc gặp, Brig đã chuyển các tài liệu đặc biệt khẩn cấp liên quan đến trang bị chiến đấu của các đơn vị chiến đấu riêng lẻ của NATO. Hộp chứa cuộn phim chưa hiện được gửi về cho các anh theo kênh Mark. Sep”, Đại tá Mikhail Vladimirovich Fedorv kể lại.


http://nghiadx.blogspot.com


Ngăn chặn ngày tận thế

Có giá trị nhất là các tài liệu có độ mật cao nhất Cosmic, các bản sao các tài liệu mật về hoạt động chuẩn bị chiến tranh của NATO chống Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân. Đó trước hết là kế hoạch tác chiến SIOP (Single Integrated Operational Plan) tấn công hạt nhân Liên Xô. Nó được Lầu Năm góc soạn thảo vào tháng 12/1950 và được NATO chấp nhận sử dụng. Nhờ có vợ chồng Fedorov và điệp viên Brig, Moskva đã nhanh chóng nhận được phần giá trị nhất này trong kế hoạch răn đe hạt nhân của phương Tây. Sau này, kế hoạch đã được chỉnh lý, bổ sung và mở rộng về chủng loại phương tiện và quy mô hủy diệt, trong khi bản chất của nó vẫn không thay đổi, vẫn là kế hoạch tấn công, xâm lược, tàn bạo, rất tàn bạo.

Theo kịch bản của các chiến lược gia NATO, nếu như một cuộc xung đột nổ ra ở châu Âu thì nhiều khả năng nhất là bắt đầu ở lãnh thổ CHLB Đức, nơi tập trung các lực lượng chủ lực trên chiến trường châu Âu của NATO, các đơn vị tuyến đầu, các kho chứa đầu đạn hạt nhân và hóa học. Trong kế hoạch, các lực lượng “kiềm chế” được giao nhiệm vụ “lâm chiến với đối phương trên biên giới chính trị của CHLB Đức và tác chiến nhằm chặn đứng đối phương càng xa ở phía đông càng tốt, làm suy giảm sức chiến đấu của đối phương đến mức không thể nối lại cuộc tấn công”.

NATO trù tính những phương pháp nào để “kiềm chế” đối phương tiềm tàng? Các cuộc oanh kích hạt nhân còn gọi là “các đòn tấn công có lựa chọn trên chiến trường”, tức là vào lãnh thổ CHLB Đức.

Người ta khuyến nghị 4 phương án tấn công: “tổng lực”, “có lựa chọn”, “hạn chế” và “khu vực”. Một đòn tấn công “nhẹ” sẽ biến các công trình thành mảnh vụn, đòn đánh “trung bình” khiến chúng chỉ còn là những hạt cát, còn đòn tấn công “nặng” thì các thành phố sẽ bị quét sạch như bụi.

Tuy nhiên, Tây Đức đâu phải là hoang mạc Tây Sahara. Mật độ dân cư ở CHLB Đức rất cao nên việc sử dụng vũ khí hạt nhân tất yếu sẽ làm hàng trăm ngàn phụ nữ, người già, trẻ em mất mạng, hủy diệt các di sản văn hóa, bảo tàng và nhà thờ. Liệu các tướng lĩnh NATO và Đức có nhận thức được điều đó không? Hóa ra, họ nhận thức được và chấp nhận số phận tất yếu khi nghĩ ra một thuật ngữ để bào chữa cho lập trường của họ là thuật ngữ “các khu vực dễ bị tổn thương”. Tức là các khu vực mà đối phương tiềm tàng có thể đánh chiếm. Tất cả đã được tính toán và nêu cực kỳ tỉ mỉ trong kế hoạch thành các mục tiêu phải tiêu diệt bằng các lực lượng hạt nhân NATO trên lãnh thổ CHLB Đức.

Trong tài liệu Northzig C 75/145/68, các thành phố lớn như Hamburg, Bremen, Hannover, Göttingen và hàng chục thành phố nhỏ hơn khác được nêu trong các kế hoạch của NATO như các mục tiêu để chính NATO oanh tạc hạt nhân khi nổ ra xung đột quân sự ở Tây Âu. Dân chúng các thành phố này thật vô phúc khi lọt vào “khu vực dễ bị tổn thương” và sẽ bị hủy diệt mà không hề biết vũ khí “răn đe” của NATO đang rơi xuống đầu họ.

Tài liệu viết: “Rõ ràng là không thể chống chọi với cuộc tấn công chủ yếu của đối phương trong một thời gian quá dài mà không dùng đến vũ khí hạt nhân, và hoàn toàn có thể phỏng đoán tư lệnh tối cao liên quân NATO ở châu Âu sẽ hạ lệnh sử dụng vũ khí hạt nhân”. Trong văn bản không hề nói gì đến việc trước khi bấm nút hạt nhân, các đồng minh phương Tây định tổ chức các cuộc tư vấn chính trị nào đó hay nhận được sự phê chuẩn của các quốc hội, nghị viện cho các hành động của họ. Vì không có thời gian để làm việc đó nên chỉ một viên tướng Mỹ sẽ đưa ra quyết định cá nhân!

Nhờ các tài liệu này bị vạch trần trong nhữn năm đó nên các kế hoạch của NATO đã mất đi yếu tố bất ngờ. Và chúng đã được thay thế bằng các kế hoạch khác mà có lẽ các tình báo viên và điệp viên Nga hiện nay đang làm việc để “giải mật".


http://nghiadx.blogspot.com
Mikhail Vladimirovich Fedorov (1916-2004). Ảnh: svr.gov.ru

http://nghiadx.blogspot.com
Galina Ivanovna Fedorova (1920-2010)Ảnh: svr.gov.ru


Các tình báo viên bất hợp pháp lỗi lạc đó mà tên tuổi cũng đã được giải mật chính là Mikhail Fedorov và Galina Fedorova. Sau 15 năm hoạt động ở nước ngoài trong điều kiện đặc biệt, họ đã quay trở về Nga trót lọt.

Đại tá tình báo Galina Ivanovna Fedorova (mật danh là Jeanne) tâm sự: “Tôi vào làm cho tình báo một cách có ý thức, hiểu rõ tầm quan trọng của cơ quan này đối với quốc gia và trách nhiệm mà tôi nhận về mình. Nét khác biệt của một tình báo viên bất hợp pháp là sự tự kiểm soát ngặt nghèo: từng giờ, từng ngày, dù thức hay ngủ. Một sai lầm dù nhỏ nhất hay một việc làm sơ hở có thể dẫn đến những hậu quả không thể khắc phục. Nhưng hồi đó, cũng như sau này, tôi không hề có sự dao động dù là nhỏ nhất hay những ngờ vực muộn màng vào tính đúng đắn của con đường tôi chọn khi còn trẻ. Tôi hạnh phúc vì tình báo đã trở thành sự nghiệp của đời tôi”.

Trong những năm dài hoạt động tình báo bất hợp pháp, Galina và chồng bà Mikhail (từng có bí danh Sep, ông dùng bí danh này để ký các bức điện gửi về Trung ương), đã làm được rất nhiều. Họ đã bảo đảm liên lạc thông suốt với Moskva, lựa chọn các địa điểm hộp thư mật và tiến hành các phiên liên lạc bỏ thư và lấy thư. Họ nghiên cứu các đối tượng, tuyển mộ họ, khôi phục liên lạc với điệp viên ở các nước Tây Âu. Và dĩ nhiên là họ đã thu thập thông tin về rất nhiều vấn đề, cũng như tiến hành các phiên liên lạc với điệp viên và gửi tin tức của điệp viên về Trung ương tình báo. Họ đã thực hiện hơn 300 phiên liên lạc mật, hơn 200 phiên liên lạc điện đài với Moskva. Những con số đó nói lên cường độ làm việc căng thẳng của họ.

Họ đã chuyển qua các kênh mật về Trung ương tình báo hơn 400 tài liệu quan trọng. Những thông tin đi qua tay họ chủ yếu liên quan đến khía cạnh hoạt động của NATO, trong đó có cơ quan quân sự của khối này. Ví dụ như về các kế hoạch sử dụng vũ khí hạt nhân đánh phủ đầu Liên Xô, các phương pháp mang phóng vũ khí hạt nhân đến các mục tiêu cụ thể trên lãnh thổ Liên Xô, các cuộc tập trận tham mưu của NATO sát tối đa với tình huống chiến đấu thực tế. Tất cả đều được Sep và Jeanne báo cáo chính xác và kịp thời về Moskva.

>> S-300V có thể được xuất khẩu sang Ấn Độ


Trước thông tin bê bối về quân đội nói chung và lực lượng phòng không Ấn Độ nói riêng, Nga tự tin sẽ mở được cánh cửa xuất khẩu tên lửa S-300 bị đóng lâu nay.



Lá thư gần đây của Tướng VK Singh gửi Thủ tướng Ấn Độ đã bị rò rỉ và được tờ Daily News dẫn lại. Nội dung thư chỉ trích lực lượng vũ trang Ấn Độ thiếu khả năng chiến đấu và gán tội tham nhũng cho hệ thống đấu thầu quân sự của đất nước.

Theo Tướng Singh, hầu hết Quân đội Ấn Độ không được trang bị các loại vũ khí và đạn dược tiên tiến. Lực lượng Phòng không, với 97% vũ khí bị lỗi thời, cho thấy lỗ hổng lớn nhất.

Trong khi đó, các nhà sản xuất hệ thống phòng không của Nga đã không thể có được bất kỳ hợp đồng lớn nào với Ấn Độ trong nhiều năm nay. Nói cách khác, thị trường phòng không tầm xa và tầm trung của Ấn Độ đã bị “đóng cửa”.

Ông Aminov, Tổng Biên tập trang tin tức quân sự VestnikPVO nói trên Đài Tiếng nói Nga cho biết: "Nga đã chào hàng cho Ấn Độ một số hệ thống phòng không hiện đại và đã chủ động đề nghị cung cấp cho Ấn Độ hệ thống phòng không tiên tiến S-300 và Buk. Nhưng Ấn Độ cho thấy họ không quan tâm tới những hệ thống này". Kết quả, Lực lượng phòng không Ấn Độ vẫn sử dụng các hệ thống phòng không như 2K22 Tunguska lỗi thời.

Theo ông Aminov, lý do khiến Ấn Độ lảng tránh vũ khí phòng không hiện đại của Nga là vì họ chịu sự ảnh hưởng lớn của Israel trong lĩnh vực này và bởi sự tự tin "thái quá" ở năng lực quốc phòng của mình.

"Israel đã cung cấp cho họ (Ấn Độ) các hệ thống tên lửa phòng không Spyder và Barak. Phía Israel cũng đã đàm phán với quân đội Ấn Độ để cùng phát triển chung một hệ thống tên lửa phòng không Barak-8, có tầm bắn lên đến 85 km", ông Aminov nói.

"Hơn nữa, Ấn Độ cũng đang tự phát triển một hệ thống lửa phòng không tầm trung Akash cho riêng mình, dựa trên loại tên lửa Kvadrat do Liên Xô chế tạo từ những năm 1960. Nhưng hệ thống này đã được phát triển trong thời gian quá dài và dần trở nên lỗi thời", Tổng Biên tập tờ VestnikPVO nói thêm.

Chỉ S-300V mới 'cứu được' Ấn Độ

Các chuyên gia cho rằng, thời điểm hiện tại Ấn Độ không thể có đủ khả năng phòng thủ trên không để tự bảo vệ đất nước trước các loại tên lửa đạn đạo tầm trung (MRBM) từ Pakistan hay Trung Quốc. Kể cả hệ thống Arrow của Israel cũng không có khả năng bảo vệ bầu trời Ấn Độ.

Vì vậy, Ấn Độ đang nỗ lực phát triển hệ thống đánh chặn tên lửa được xây dựng dựa trên các nghiên cứu riêng và sẽ đưa vào sử dụng trong thời gian tới,

Trước đây Ấn Độ đã nhận được sự giúp đỡ đáng kể từ Mỹ, nhưng do lo ngại những bí mật quân sự có thể bị Ấn Độ tiết lộ với Nga nên năm 2002, Mỹ đã chặn một thỏa thuận tương tự, khiến Ấn Độ không có gì ngoài một tổ hợp radar Green Pine thay vì toàn bộ hệ thống Arrow.


http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống tên lửa phòng không S-300V.

Do đó, ông Aminov tự tin khẳng định: Ấn Độ không có lựa chọn nào khác hơn ngoài hệ thống tên lửa đánh chặn Antei-2500 hay S-300VMD, biến thể xuất khẩu của hệ thống phòng không S-300V.

Phía Nga còn nhận định, bằng cách tiếp cận đúng hướng, các nhà sản xuất vũ khí của Nga có thể có được một chỗ đứng vững chắc hơn trong thị trường Ấn Độ. Câu hỏi duy nhất là liệu họ đã sẵn sàng cho một cuộc đàm phán dài và khó khăn để đạt được một kết quả có lợi cho cả hai bên, ông Aminov kết luận.

Theo thông tin mới nhất, tại triển lãm quốc phòng - an ninh DSA - 2012 sẽ diễn ra tại Malaysia từ ngày 16 - 19/4 tới đây, Nga sẽ tiếp tục sang mang mô hình của hệ thống S-300V với mục đích giới thiệu và mong muốn đàm phán để ký được hợp đồng cung cấp mới cho các khách hàng tiềm năng ở Đông Nam Á.

Hệ thống tên lửa phòng không tầm xa 9K18 S-300V (NATO gọi là SA-12 Giant/Gladiator) có thể đánh chặn các mục tiêu trên không từ cự li xa tới 200 km, vì vậy được sử dụng để phòng thủ các cụm quân đoàn và các công trình quan trọng nhất trên chiến trường và hậu phương trước các đòn tập kích đường không cường độ mạnh của các tên lửa đạn đạo cấp chiến dịch - chiến thuật, các máy bay chiến lược và không quân chiến thuật, các máy bay gây nhiễu chủ động, trực thăng chiến đấu, UAV và tên lửa hành trình... trong điều kiện thời tiết phức tạp và bị gây nhiễu mạnh, để che chắn đường không cho các binh đoàn tác chiến cơ động.

Hệ thống phòng không S-300V là hệ thống phòng thủ đường không cơ đa năng cơ động đầu tiên, được phát triển từ nguyên bản hệ thống tên lửa phòng không S-300, và còn được mạnh danh là hệ thống tên lửa đánh chặn số một thế giới.

Dù tuyên bố chấm dứt dây chuyền sản xuất S-300 để thay thế bằng hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumf mới. Tuy nhiên, hồi tháng 3/2012, Bộ Quốc phòng Nga lại quyết định đặt hàng thêm các hệ thống S-300V4, biến thể hiện đại hóa sâu của hệ thống S-300VM để tăng cường khả năng phòng thủ của đất nước

>> Trung Quốc-Ấn Độ và cuộc chạy đua tàu sân bay ở vành đai Thái Bình Dương


Báo Mỹ cho rằng, Trung-Ấn có thể gây ra chạy đua tàu sân bay ở Thái Bình Dương, xu thế xây dựng lực lượng hàng không trên biển gia tăng.



http://nghiadx.blogspot.com
Tàu sân bay Trung Quốc.

Ngày 4/4, tờ “Tuần san Hàng không” Mỹ có bài viết cho rằng, cách đây không lâu, số lượng những nước sở hữu lực lượng hàng không trên biển còn liên tục giảm xuống. Nhưng, xu thế này hiện lại đảo ngược.

Trung Quốc là một thành viên mới của câu lạc bộ này. Brazil thì đang duy trì vị thế của mình; 10 năm trước, họ đã cho nghỉ hưu một chiếc tàu sân bay do Anh chế tạo từ năm 1945.

Ấn Độ thì đang tăng số lượng tàu sân bay của mình, những nước hiện sử dụng hoặc mua máy bay chiến đấu cất/hạ cánh cự ly ngắn kiểu “Harrier”có thể sẽ mua máy bay tấn công liên hợp F-35B do Công ty Lockheed Martin chế tạo, để tăng khả năng hàng không trên biển của mình.

Tuy nhiên, đại đa số các quốc gia này chỉ mới bắt đầu hoặc còn chưa bắt đầu xây dựng lực lượng hàng không trên biển của mình. Phát triển lực lượng hàng không trên biển đòi hỏi đầu tư tương đối lớn; mua máy bay trang bị cho tàu chiến vốn đã phải đầu tư rất nhiều kinh phí, trừ việc mua máy bay ra, các nước còn phải tiến hành đầu tư rất lớn trên các phương diện khác.

Sự quan tâm của dư luận thường tập trung vào chi phí chế tạo tàu sân bay, nhưng việc đầu tư cho máy bay chiến đấu phiên bản hải quân lại cần nhiều hơn đầu tư chế tạo tàu sân bay.

http://nghiadx.blogspot.com
Biên đội tàu sân bay Ấn Độ.

Hải quân Mỹ có kế hoạch đến năm 2013 chi 967 triệu USD cho chương trình tàu sân bay, chi 6 tỷ USD cho mua máy bay phiên bản hải quân (không bao gồm máy bay chiến đấu F-35B của lực lượng lính thủy đánh bộ).

Còn chi phí dùng để duy trì hoạt động bình thường có thể còn nhiều hơn, những chi phí này bao gồm chi phí huấn luyện, chi phí cho nhân viên và các chi phí cần thiết khác như nhiên liệu, linh kiện và cải tiến máy bay chiến đấu.

Các nước này tin rằng những đầu tư này là đương nhiên, bởi vì tầm quan trọng của thương mại trên biển và tài nguyên ven biển ngày càng tăng. Vấn đề ở chỗ, các thành viên câu lạc bộ tàu sân bay có ý thức được việc chế tạo tàu sân bay chỉ là sự khởi đầu cho một cuộc đầu tư lớn.

Sau khi xây dựng được lực lượng hàng không trên biển, mỗi năm đều phải tiến hành đầu tư tương đối lớn. Rất nhiều nước đều đang chế tạo tàu chiến đổ bộ có thể mang theo máy bay chiến đấu F-35B.

Tàu chiến đổ bộ Canberra và Adelaide của Australia sẽ lần lượt đi vào hoạt động vào năm 2014 và 2015, chúng đã tham khảo thiết kế của tàu Juan Carlos I.

Chúng thậm chí có đường băng kiểu nhảy cầu, điều này rất quan trọng đối với tiến hành hoạt động cất/hạ cánh thẳng đứng/cự ly ngắn, nhưng lúc khác có thể xuất hiện một số vấn đề. Bởi vì, đường băng kiểu sườn dốc không thể dùng để đặt các trang bị khác.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu tàng hình F-35B phiên bản hải quân.

Trung Quốc và Ấn Độ có thể sẽ gây ra một cuộc “chạy đua tàu sân bay” ở khu vực vành đai Thái Bình Dương, có được tàu chiến tác dụng kép (như tàu chiến đổ bộ cỡ lớn có thể mang theo máy bay chiến đấu) cần kinh phí tương đối ít, cũng có tính nhạy cảm chính trị và chiến lược tương đối ít; nhưng, nếu trang bị máy bay chiến đấu tàng hình, sẽ có sức chiến đấu rất mạnh.

Vấn đề ở chỗ, rốt cuộc có bao nhiêu nước sẽ mua máy bay chiến đấu F-35B để trang bị cho tàu chiến đổ bộ của mình? Tàu chiến đổ bộ chủ yếu là để thực hiện nhiều nhiệm vụ, vì vậy nó còn phải mang theo tàu đổ bộ, máy bay trực thăng, binh sĩ, xe bọc thép, trung tâm chỉ huy và các nhân viên. Cho dù là tàu chiến có lượng choán nước tới 30.000 tấn, không gian của nó cũng rất có hạn.

So với tàu sân bay thực sự, đường băng của tàu chiến đổ bộ tương đối hẹp, điều này đã hạn chế không gian có thể dùng cho hoạt động bay; một nhân tố quan trọng khác là chi phí mua và sử dụng F-35B còn chưa xác định.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu vận tải đổ bộ Côn Lôn Sơn của Hạm đội Nam Hải-Hải quân Trung Quốc.

Thứ Sáu, 13 tháng 4, 2012

>> Nam - Bắc Triều thống nhất, chiêu hiểm của Trung Quốc?


Để đối phó Mỹ quay trở lại châu Á, Trung Quốc có thể lôi kéo Hàn Quốc, lấy lòng Ấn Độ, chế tạo nhiều tên lửa và máy bay không người lái…






http://nghiadx.blogspot.com

Tốp lính thủy đánh bộ Mỹ khoảng 200 quân đã đến miền bắc Australia (trại lính Robertson khu vực xung quanh Darwin) ngày 4/4/2012, đánh dấu sự khởi đầu mở rộng triển khai ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Quân đội Mỹ.

Mãng tin tức đài truyền hình hữu tuyến Mỹ ngày 5/4 có bài viết nhan đề: Trung Quốc sẽ ứng phó thế nào với sự “chuyển hướng” châu Á của Obama? Mỹ có thể “chuyển hướng” châu Á thu hút rất nhiều tranh cãi của dư luận.

Nhưng, phương Tây rất ít bàn đến vấn đề cách thức ứng phó sự bao vây đối với Trung Quốc. Dưới đây là 5 kịch bản có thể:

Lôi kéo Hàn Quốc

Vấn đề khu vực của Trung Quốc là thiếu sự tin tưởng của các nước khác. Các đồng minh Bắc Triều Tiên và Myanmar của họ quá yếu. Cách tốt nhất là tranh thủ Hàn Quốc để phá vỡ vòng vây.

Hàn Quốc và Trung Quốc gần gũi về văn hóa. Mặc dù có nhiều học giả Nhật, Mỹ xúi giục, nhưng người Hàn Quốc vẫn không nói Trung Quốc là kẻ thù chủ yếu của họ.

Ngược lại, Nhật Bản, thậm chí Mỹ bị người Hàn coi là mối đe dọa lớn hơn. Hàn Quốc còn có truyền thống chống Mỹ.

Rất nhiều người Hàn cảm thấy, Mỹ là thủ phạm gây chia cắt đất nước họ, Mỹ lừa gạt các nhà lãnh đạo Hàn Quốc, không cần thiết gây hấn với CHDCND Triều Tiên, ép buộc Hàn Quốc ký kết hiệp định mậu dịch không công bằng…

Những quan điểm này cho dù đúng hay sai thì nó cũng đã tạo cơ hội cho Trung Quốc. CHDCND Triều Tiên hiện nay rất phụ thuộc vào Trung Quốc.

Sự thống nhất được Trung Quốc ủng hộ sẽ gây chấn động toàn bộ khu vực, loại bỏ một khâu quan trọng của vòng vây, đồng thời tạo hiệu quả cô lập Nhật Bản và gây phiền phức cho Mỹ.



http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa chống hạm 704 của Trung Quốc, phóng từ máy bay.

Lấy lòng Ấn Độ

Đường biên giới dài, lịch sử xung đột khiến cho mối quan hệ Trung-Ấn khó khăn. Nhưng, chỉ cần Ấn Độ không hoàn toàn trở thành đồng minh của Mỹ (hoàn toàn là phe cánh của Mỹ), Trung Quốc sẽ được lợi.

Tác giả từng dự đoán trong 10 năm Ấn Độ sẽ có căn cứ của Mỹ. Nhưng New Delhi hoàn toàn không làm như vậy. Ấn Độ cũng có đề phòng đối với Mỹ, theo cách nhìn của Ấn Độ thì “trách nhiệm bảo hộ” của phương Tây, sự thay đổi chính quyền ở Libya, giống như chủ nghĩa thực dân mới.

Xét thấy Ấn Độ vẫn dễ nghiêng về Mỹ, đối với Trung Quốc, bỏ đi tư thế tấn công ma lực sẽ là khôn ngoan.

Đẩy mạnh chế tạo tên lửa và máy bay không người lái

Cố gắng sánh ngang với người Mỹ về tàu chiến ở Tây Thái Bình Dương sẽ là một hành động ngu xuẩn, chắc chắn sẽ phải trả giá đắt. Cách làm khôn ngoan hơn là chiến thuật “ngăn cản khu vực”.

Trước hết, Trung Quốc cần tìm cách đóng vai trò chủ đạo ở Đông Á, sau đó đấu đá với Mỹ ở Thái Bình Dương.


http://nghiadx.blogspot.com
Dòng tên lửa DF-21 của Trung Quốc.

Sử dụng rất nhiều tên lửa và máy bay không người lái giá rẻ để đối phó với tàu sân bay Mỹ đắt giá và hành động chậm chạp, sẽ tiết kiệm lớn được chi phí. Ở những khu vực mà Mỹ kiểm soát yếu, tiến hành tác chiến phi đối xứng xem ra có tính răn đe tương đối ít.

Mua trái phiếu châu Âu

Mua trái phiếu châu Âu có thể tăng con bài mặc cả với phương Tây. Nó có thể nhắc nhở Mỹ rằng, Trung Quốc có thể cầm tiền sang nơi khác, Mỹ nếu đoạn tuyệt với Trung Quốc, ngân sách sẽ gặp phải vấn đề nghiêm trọng, từ đó tạo sức ép cho Mỹ.

Mua trái phiếu châu Âu sẽ còn đẩy lên cao lãi suất ở Mỹ, làm cho Mỹ đau đớn nhận thức được phải đối xử tử tế với chủ nợ của mình. Dựa vào vốn của Trung Quốc cũng sẽ ngăn chặn NATO “khoa tay múa chân” đối với châu Á.

Giúp đỡ những “kẻ gây rối” trên thế giới

Những người khiến các nhà hoạch định chính sách Mỹ phân tâm nhất là những nước không kiêng dè gì Mỹ. Những nước như Iran, Venezuela, Cuba có khả năng nhất khiến cho Mỹ phải bỏ ra nguồn lực rất lớn, dùng cho mua sắm quốc phòng và xung đột với giá đắt.

http://nghiadx.blogspot.com
Ý tưởng máy bay chiến đấu không người lái phóng tên lửa không đối đất - Trung Quốc.

Cho nên, đối với Trung Quốc, hỗ trợ những “kẻ xấu” là biện pháp không tồi. Đương nhiên, điều này sẽ làm cho Trung Quốc xem ra dường như nước nào cũng phải hỗ trợ, song hành động này lợi nhiều hơn hại, chẳng hạn nó sẽ làm tiêu hao chi phí quân sự của Mỹ, khiến cho họ bị phiền phức, mệt mỏi, cuối cùng làm cho toàn cầu sợ hãi quyền lực của Mỹ.


>> Khám phá ngành công nghiệp QP Thổ Nhĩ Kỳ


Vào cuối tháng 3 năm 2012, Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ đã thông qua kế hoạch 5 năm để đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp quốc phòng (2012-2016).





http://nghiadx.blogspot.com

Theo kế hoạch này, trong năm nay, Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ có kế hoạch bắt đầu sản xuất hàng loạt súng trường Mehmetcik-1, dựa trên loại súng trường Heckler & Koch HK416 của Đức.

Cùng với đó, cho đến năm 2013, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ hoàn thành dự án máy bay trực thăng tấn công Atak và năm 2014 là máy bay không người lái ANKA.

Đến cuối năm 2015, Thổ Nhĩ Kỳ có kế hoạch sản xuất hàng loạt xe tăng chiến đấu chủ lực Altay của riêng mình. Vào năm 2016 sẽ hoàn thành tàu khu trục đầu tiên.

Như vậy, trong năm 2011, Bộ quốc phòng đã đưa ra trên dưới 280 dự án với tổng chi phí lên tới 27 tỉ đôla để phát triển nghành công nghiệp quốc phòng nước này.

Đây quả là một con số đáng kinh ngạc thể hiện được tham vọng trở thành nước có ngành công nghiệp quốc phòng lớn thứ 10 thế giới trong 5 năm tới của quốc gia nằm trên hai đại lục Âu – Á này.

Theo các chuyên gia, khối lượng xuất khẩu cho quân đội Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2016 sẽ đạt khoảng 8 tỷ đôla, trong đó 2 tỉ sẽ được thu từ ngành công nghiệp hàng không vũ trụ.

Ngoài ra, chính phủ cũng có kế hoạch hỗ trợ các trung tâm thử nghiệm và cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế.

Một trong những nhiệm vụ chính của Thổ Nhĩ Kỳ, theo kế hoạch phát triển đó là việc xây dựng các trung tâm thử nghiệm như sân bay, đường hầm, trung tâm thử nghiệm hệ thống tên lửa cũng như các trung tâm tích hợp và lắp ráp vệ tinh.

Cuối năm ngoái, các phương tiện truyền thông báo cáo rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu tự sản xuất súng trường cho các lực lượng mặt đất, trên cơ sở của bản hợp đồng được ký kết giữa công ly Kale Kalyb với Tập đoàn công nghiệp chế tạo máy và hóa học Thổ Nhĩ Kỳ.

Tổng chi phí của dự án khoảng 25 triệu Lira (77 nghìn đôla).


http://nghiadx.blogspot.com
Súng trường Mehmetcik-1

Dự án đã được bắt đầu thực hiện vào tháng Giêng năm nay. Theo kế hoạch, dự án sẽ hoàn tất trước năm 2015. Theo Tổng giám đốc Tập đoàn công nghiệp chế tạo máy và hóa học Thổ Nhĩ Kỳ - ông Unal Onsipahioglu, súng trường mới sẽ hội tụ tất cả những tính năng ưu việt của những loại súng hiện đại bậc nhất thế giới.

Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã tiến hành quảng bá loại súng trường mới này đến các nước Ả-rập thông qua các cuộc đàm phán, thảo luận. Đây là việc làm cần thiết để đưa súng trường mang thương hiệu Thổ đến với thị trường thế giới, đặc biệt là những nước trong khu vực cũng đang có tham vọng hiện đại hóa quân đội của mình.

Theo các chuyên gia chế tạo, súng trường tấn công “made in Turkey” có cỡ nòng 7,62 mm, bắn liên thanh 750 phát/phút và có tầm bắn tối đa 1 km. Súng sẽ có thời hạn sử dụng lâu hơn bất cứ loại súng nào hiện đang được trang bị trong Quân đội nước này.

Có thông tin rằng Thổ Nhĩ Kỳ và Azerbaijan đang đàm phán về khả năng thành lập liên doanh sản xuất dòng xe tăng chiến đấu chủ lực Altay. Tuy nhiên, nội dung các điều khoản hai bên đang đàm phán vẫn chưa được công bố.

Cũng cần lưu ý rằng, cùng với việc xem xét hợp tác sản xuất xe tăng chiến đấu chủ lực với Thổ Nhĩ Kỳ, Azerbaijan hiện cũng đang cân nhắn việc thành lập công ty liên doanh với phía Ukraine để nâng cấp các phương tiện quân sự đã lạc hậu của quốc gia Trung Á này, trong đó có xe tăng T-64 Bulat, BMPT-64 và BTR-4.


http://nghiadx.blogspot.com
Xe tăng chiến đấu chủ lực Altay

Được biết tới là sản phẩm hợp tác giữa công ty Thổ Nhĩ Kỳ Otokar và Hyundai Rotem (Hàn Quốc), xe tăng chiến đấu chủ lực Altay được phát triển dựa trên cơ sở xe tăng K-2 Black Panther.

Khi được chấp nhận vào trang bị quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, Altay sẽ thay thế hoàn toàn cho các đơn vị xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard, M48 và M60. Dự kiến, lô Altay đầu tiên sẽ được chuyển giao cho quân đội Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2016.

Với tổng trọng lượng đạt 60 tấn, xe tăng chiến đấu chủ lực Altay được trang bị pháo chính nòng trơn 120 mm, súng máy 12,7 mm có thiết bị ổn định tầm và hướng. Kết cấu giáp đạn đạo của dòng xe tăng hợp tác này không được tiết lộ, nhưng Altay có thể cơ động tới tốc độ 70 km/h. Giá thành của mỗi xe tăng Altay dự kiến là 5,5 triệu đôla/xe.

Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ còn có kệ hoạch tăng cường sức mạnh cho lực lượng hải quân của bằng việc mua sắm tàu sân bay mới. Theo chỉ huy hạm đội Thổ Nhĩ Kỳ Murat Bilgelya, dự án này mới chỉ được đề xuất và sẽ tiếp tục thảo luận trong Bộ quốc phòng.

Dự kiến chi phí cho chương trình này khoảng 1,5 tỷ đôla. Tàu này có thể được xây dựng trong khoảng 5 năm. Nhưng nếu đưa nó vào phục vụ trong Hải quân, Bộ quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải đối mặt với vấn đề khó khăn đó là phải mua thêm các máy bay mới, bởi vì quân đội Thổ Nhĩ Kỳ không có các máy bay có thể cất hạ cánh trên boong tàu.

Chỉ huy Hạm đội cũng cho biết rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã có kế hoạch mua các tàu khu trục nhỏ đa năng, tàu hỗ trợ, tàu ngầm và máy bay trực thăng không người lái. Ngoài ra, Bộ sẽ xem xét khả năng mua máy bay cất cánh và hạ cánh thẳng đứng, cũng như các tàu ngầm quân sự không người lái.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay không người lái ANKA

Cần lưu ý rằng, đây không phải là nỗ lực đầu tiên của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ để tăng cường sức mạnh quân sự. Nhớ lại năm 2010, Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu sản xuất máy bay không người lái, với việc chế tạo thành công máy bay tự hành lớp MALE đầu tiên (Medium-Altitude Long-Endurance) mang tên ANKA. ANKA – tên gọi của máy bay tự hành tầm xa có trọng lượng 600 kg đã bay trên bầu trời trong 14 phút.

Hơn 180 kỹ sự đã miệt mài theo đuổi dự án chế tạo ANKA từ năm 2005, và ANKA chính thức được công bố vào hè năm 2010.

Trong tháng 4 năm 2011, Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ đã thông qua hợp đồng mua 109 máy bay trực thăng T-70 Blackhawk của công ty Hoa Kỳ Sikorsky với tổng trị giá khoảng 3,5 tỷ đô la. Ngoài ra, Bộ trưởng Quốc phòng cũng đã lên kế hoạch mua 600 máy bay trực thăng hiên đại trong thập kỷ tới.

Căn cứ vào điều khoản của hợp đồng, đại diện của phía Thổ Nhĩ Kỳ là công ty TUCAS sẽ tham gia sản xuất một số bộ phận lắp đặt trên trực thăng Blackhawk. Theo thông tin trước đó, nhiều khả năng một số máy bay trực thăng T-70 Blackhawk sẽ được sản xuất tại Thổ Nhĩ Kỳ theo sự cho phép của Sikorsky.

Trong trường hợp nói trên, chịu trách nhiệm sản xuất trực thăng Blackhawk sẽ là hãng chế tạo hàng không nội địa Turkish Aerospace Industries.

Ngoài ra, cùng tham gia vào quá trình lắp ráp trực thăng T-70 tại Thổ Nhĩ Kỳ có thể là AgustaWestland, hãng chế tạo hàng không đến từ Italia đang giới thiệu sản phẩm trực thăng quân sự TUHP149 trên cơ sở AW149 cho nước này.

http://nghiadx.blogspot.com
Trực thăng T-70

T-70 được biết tới như một biến thể của dòng trực thăng đa nhiệm S-70 đang được biên chế cho các lực lượng đặc biệt của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ.

Với tốc độ tối đa khoảng 295 km/giờ, tầm hoạt động của T-70 đạt 2.200 km. T-70 có khả năng vận chuyển theo 11 binh sĩ hoặc hàng hóa nặng 4 tấn. Dòng trực thăng này khi cần cũng có thể trang bị thêm một số loại vũ khí như: tên lửa, rocket, súng máy tùy theo nhiệm vụ chiến đấu.
Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ cũng chú trọng đến việc phát tiển tên lửa. Trong tháng 5 năm 2011, tại triển lãm IDEF'11 Thổ Nhĩ Kỳ đa trình làng tên lửa Djirit được dẫn hướng bằng laser do chính nước này sản xuất.

Cùng với xu thế hiện đại hóa Quân đội của các nước trong khu vực và trên toàn thế giới, đất nước có đội quân đông thứ hai trong NATO (sau Hoa Kỳ) này đang có những tham vọng to lớn nhằm đưa vị thế đất nước lên một tầm cao mới, đặc biệt là vị thế của ngành công nghiệp quốc phòng.

Theo Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Abdullah Gul, không loại trừ khả năng quốc gia có vị trí địa lí chiến lược, nằm trên cả hai đại lục Á-Âu này sẽ bị “cuốn” vào các cuộc xung đột trong khu vực, khi mà căng thẳng giữa Iran và phương Tây về chương trình của nước Cộng hòa hồi giáo đang trở nên trầm trọng.

Chính vì vậy, việc Thổ Nhĩ Kỳ đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp quốc phòng, tăng cường tiềm lực quân sự là vô cùng cần thiết, và cũng là điều kiện tất yếu để tồn tại trong tình hình thế giới đang có nhiều diễn biến phức tạp như hiện nay.

>> Quân đội Ấn Độ "yếu" là do tham nhũng ?


Mặc dù Ấn Độ chi tiêu quốc phòng rất lớn khiến tất cả các nước phải ghen tị, nhưng tham nhũng lớn dẫn đến bị “rút ruột” và trở thành “trò hề”.



http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hạt nhân Chakra Ấn Độ thuê của Nga.


Trong những ngày qua, có rất nhiều thông tin khác nhau về sức mạnh quân sự của Ấn Độ, nhưng bộ mặt thật của lực lượng này thế nào?

Trong cuốn sách “Phát kiến của Ấn Độ”, Thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ Jawaharlal Nehru viết: “Chúng ta hoặc là trở thành một quốc gia ấn tượng lớn, hoặc là biến mất”. Đến nay, Ấn Độ, một nước mải mê với “mộng nước lớn có ấn tượng” đã tập trung nhiều nguồn lực cho xây dựng quân đội.

Ngày 26/3, con số mới nhất được Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) Thụy Điển đã gây chấn động: Tổng chi tiêu quân sự của châu Á đã vượt châu Âu, đây là bước nhảy mang tính lịch sử, hơn nữa năm 2011, Ấn Độ đã trở thành nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, chiếm 10% kim ngạch nhập khẩu vũ khí toàn cầu.


http://nghiadx.blogspot.com
Hải quân Ấn Độ (ảnh minh hoạ)

Tuy nhiên, cách đây không lâu, Tham mưu trưởng Lục quân Ấn Độ Vijay Kumar Singh đã viết thư cho Thủ tướng Manmohan Singh nói rằng: Lực lượng xe tăng của Lục quân “rất thiếu đạn dược”, hệ thống phòng không “97% đã lỗi thời, không thể bảo vệ bầu trời hiệu quả”, “các binh chủng chủ yếu (chiến đấu), như lực lượng cơ giới hóa, pháo binh, không quân, bộ binh, lực lượng đặc nhiệm, công binh và lực lượng thông tin rất đáng lo ngại”.

Nội dung bức thư của Tham mưu trưởng Lục quân gửi Thủ tướng ngày 12/3 bị tiết lộ đã lập tức gây chấn động dư luận Ấn Độ. Trong một thời gian, những thông tin hai chiều về sức mạnh quân sự của Ấn Độ đã làm cho dư luận bên ngoài nghi ngờ.

Mọi người sẽ hỏi, là một khách hàng vũ khí lớn trên thế giới, mà trang bị lạc hậu như vậy thì rốt cuộc bộ mặt thật của “đoàn quân voi” Ấn Độ như thế nào?

http://nghiadx.blogspot.com
Chiến xa BMP-2 của Ấn Độ ngụy trang diễn tập. (ảnh minh hoạ, nguồn: internet)

Vừa mua nhiều vũ khí vừa tham nhũng lớn

Báo cáo này của SIPRI Thụy Điển cho biết, nhiều nhân tố như cạnh tranh địa-chính trị quốc tế, phong trào du kích cánh tả trong nước, tấn công khủng bố và việc theo đuổi bá quyền Ấn Độ Dương đang thúc đẩy Ấn Độ phát triển sức mạnh quân sự.

Trong khi đó, 10 ngày trước khi SIPRI công bố báo cáo, Chính phủ Ấn Độ đã mạnh mẽ tuyên bố, ngân sách quốc phòng năm 2012-2013 là 39 tỷ USD, tăng 17,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó 15,9 tỷ USD dùng cho mua vũ khí, điều này có nghĩa là tình hình chi tiêu 3 mặt “duy trì nhân viên”,

http://nghiadx.blogspot.com
Hải quân Ấn Độ (ảnh minh hoạ)

“hoạt động huấn luyện” và “mua sắm vũ khí” theo truyền thống của Quân đội Ấn Độ đã bị phá vỡ triệt để, Ấn Độ đang thích thú hơn với vũ khí trang bị nhập khẩu từ nhà sản xuất vũ khí các nước.

Tuần san “Tin tức Quốc phòng” Mỹ cho rằng, trong đợt mở rộng quân sự mới của Ấn Độ, Hải quân là "người" được lợi lớn nhất, chi tiêu năm tài chính 2012-2013 tăng vọt tới 74%, chủ yếu dùng để mua sắm tàu chiến cỡ lớn viễn dương và tàu ngầm, đồng thời tiếp tục dành chi phí hậu mãi cho việc nhập khẩu tàu sân bay từ Nga.


http://nghiadx.blogspot.com
Hải quân Ấn Độ (ảnh minh hoạ)

Một quan chức Ấn Độ cho biết, chi phí cải tạo tàu sân bay cũ “Đô đốc Gorshkov” được Ấn-Nga ký ban đầu đã từ 1 tỷ USD tăng lên 2,6 tỷ USD, còn tàu sân bay Vikrant do Ấn Độ tự chế tạo cũng có giá thành tăng vọt do phải nhập vật liệu thép đặc chủng có giá cao của Nga.

Mặc dù vậy, Ấn Độ vẫn không chút do dự tiếp tục bỏ tiền ra mua. Thậm chí, Không quân Ấn Độ còn nổi hơn, cuối năm 2011, Ấn Độ xác định mua 126 máy bay chiến đấu Rafale của Pháp, kim ngạch hợp đồng hơn 10 tỷ USD, được cho là “đơn đặt hàng vũ khí đắt nhất thế giới”.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu sân bay Gorshkov Nga đang cải tạo cho Ấn Độ.

Nhưng, đúng vào lúc Ấn Độ đẩy mạnh mua nhiều vũ khí, việc xây dựng sức chiến đấu cho Quân đội Ấn Độ lại xuất hiện một loạt “nốt nhạc không hài hòa”.

Theo “The Hindu”, Tham mưu trưởng Lục quân Ấn Độ Vijay Kumar Singh đã viết trong bức thư rằng, có người đút lót ông 140 triệu rupee (khoảng 2,8 triệu USD), xin ông thúc đẩy một vụ làm ăn mua xe tải chất lượng không đạt tiêu chuẩn, trong khi đó Cục Điều tra Trung ương Ấn Độ (CBI) phụ trách chống tham nhũng hiện cũng đã công bố một nhóm danh sách đen, tiến hành trừng phạt đối với các công ty nước ngoài tham gia đút lót hoặc trả tiền thuê cho người trung gian, cấm họ tham gia đấu thầu vũ khí của Ấn Độ, trong đó có Công ty Công nghiệp Quân sự Israel (IMI) phụ trách cung cấp súng ngắm cho lực lượng đặc nhiệm Ấn Độ.

Được biết, Bộ Quốc phòng Ấn Độ từng muốn “ban ơn ngoài luật pháp”, tránh để vì “trừng phạt quá mức” mà ảnh hưởng đến xây dựng trang bị quân đội, nhưng CBI hầu như không hề nương tay, đến nay các vụ đút lót liên quan đến các nhà sản xuất vũ khí nước ngoài vẫn làm xôn xao ở Ấn Độ.

Cựu Cục trưởng CBI Ashwani Kumar từng nhắc đến, vấn đề tham nhũng trong quân đội và các vụ gian lận đấu thầu nhiều vô kể, thực sự ảnh hưởng đến tiến trình hiện đại hóa của Quân đội Ấn Độ, “nguồn chi cho lĩnh vực quốc phòng của chúng tôi làm cho tất cả các nước phải ghen tị, nhưng thành quả đạt được lại nhiều khi trở thành trò hề của người khác”.

http://nghiadx.blogspot.com
Xe tăng T-90S của Lục quân Ấn Độ diễn tập.

Theo tiết lộ của tờ “Deccan Herald”, Ấn Độ chi khoản tiền rất lớn nhập hơn 1.000 xe tăng chủ lực T-90S từ Nga, nhưng không đủ cơ số đạn dược để có thể lập tức tiến hành các hành động quân sự cường độ trung bình, hơn nữa hệ thống phòng thủ chủ động của xe tăng dùng để đánh chặn bom đạn của đối phương lại không được lắp đặt với lý do “không có nhu cầu tác chiến đầy đủ”.

Ngoài ra, mấy năm trước, Bộ Quốc phòng Ấn Độ từng khiếu nại Công ty Xuất khẩu Vũ khí Quốc gia Nga, cho rằng một số súng trường tấn công AK-47 trang bị cho quân đội nước này có vấn đề về chất lượng, có thể đợi các chuyên gia Nga kiểm tra, lại phát hiện đây đều là một lô hàng nhái do Romania sản xuất, lừa gạt Quân đội Ấn Độ.

http://nghiadx.blogspot.com
Hải quân Ấn Độ (ảnh minh hoạ)

Đẩy nhanh triển khai lực lượng quân sự ở biên giới

Cùng với sự phát triển của Quân đội, Ấn Độ tập trung hơn vào đẩy nhanh triển khai lực lượng quân sự ở biên giới.

Hiện nay, Lục quân Ấn Độ có 3 quân đoàn tấn công tinh nhuệ, Quân đoàn 1 nằm ở thành phố Mathura, bang Uttar, Quân đoàn 2 nằm ở Amubala, Quân đoàn 21 nằm ở Bhopal, thủ phủ bang Madhya, mỗi quân đoàn tổ chức ra 3-4 “cụm chiến đấu” cơ động cao độc lập, trang bị các xe tăng chủ lực T-90S, T-72M1, sau khi nhận lệnh có thể hoàn thành tập kết tấn công ở biên giới trong vòng 1 tuần.


http://nghiadx.blogspot.com
Binh sĩ bộ binh miền núi Ấn Độ.

Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ Pranab Mukherjee cam kết với Thủ tướng Manmohan Singh rằng: “Nguồn vốn thành lập lực lượng tấn công miền núi ở Panagar và xây dựng công sự ở dọc tuyến kiểm soát thực tế hơn 4.000 km tiếp giáp Trung Quốc đang được gom góp, không lâu nữa sẽ được phân bổ.

Ngoài việc Lục quân tiếp tục tăng cường đề phòng quân sự đối với Trung Quốc ở khu vực biên giới, Ấn Độ càng tìm cách “quyết đấu cao thấp” với Trung Quốc ở đại dương và trên bầu trời rộng lớn.

Theo “India Defence Online”, những năm gần đây, Hạm đội Miền Đông Ấn Độ (có khu vực phòng thủ tiến sát eo biển Malacca) có tốc độ mở rộng rất nhanh, năm 2005 chỉ có 30 tàu chiến, hiện đã tăng tới 50 tàu chiến (bao gồm tàu vận tải đổ bộ Trenton mua của Mỹ và tàu hộ tống tàng hình tự sản xuất INS Shivalik), chiếm khoảng 1/3 lực lượng Hải quân Ấn Độ.

Tờ “Tin vắn Trung Quốc” của Quỹ Jamestown Mỹ từng đăng bài viết của học giả Ấn Độ Kumar Singh cho rằng, việc hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc với các thành tựu to lớn đang trở thành “động lực to lớn” cho hành động có liên quan của Ấn Độ,

mặc dù New Delhi mua sắm vũ khí và các động thái của một quân đội mạnh thu hút sự chú ý của dư luận, nhưng Ấn Độ hiểu rất rõ hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc có ảnh hưởng gì tới quốc phòng-an ninh Ấn Độ, “trang bị quốc phòng của họ lại rất cũ kỹ, không thể đối đầu với các xung lực từ Trung Quốc đối với “biên giới Ấn Độ””.


http://nghiadx.blogspot.com
Hải quân Ấn Độ đã trang bị tàu vận tải đổ bộ Trenton, do Mỹ chế tạo.


Tham mưu trưởng Lục quân Ấn Độ Vijay Kumar Singh cho biết, mặc dù hiện nay chính sách ngoại giao quân sự của Trung Quốc và Ấn Độ đã giúp cho hai nước thực hiện được hòa bình tương đối, nhưng vẫn không thể giải quyết được tình hình khó khăn về an ninh của Ấn Độ.

Do sức mạnh quân sự của Trung Quốc không ngừng được tăng cường, cộng với việc xây dựng quân đội mạnh của bản thân vấp phải quá nhiều khó khăn, vì vậy ông kiến nghị New Delhi phải tránh xảy ra xung đột trực tiếp với Trung Quốc, tập trung vào “biện pháp xây dựng lòng tin (CBM), xây dựng nhiều kênh tương tác và trao đổi hơn giữa hai nước Trung-Ấn.

Thứ Năm, 12 tháng 4, 2012

>> Su-35S có thực sự mạnh ?


Trong tuyên bố mới, Sukhoi khẳng định Su-35S mạnh hơn các loại máy bay tương tự của nước ngoài về nhiều tính năng và "có thể đối đầu với F-22A".



Thông cáo báo chí của Sukhoi đưa ra nhân dịp chuyến bay thứ 500 của Su-35S. Trong đó có đoạn: “Các tính năng tiềm tàng được đưa vào máy bay cho phép nó vượt qua mọi máy bay tiêm kích chiến thuật thế hệ 4 và 4+ như Dassault Rafale và Eurofighter, các biến thể cải tiến của F-15, F-16, F-18, F-35 và có thể đối đầu với máy bay tàng hình F-22A”. Đồng thời, Su-35S tốt hơn nhiều so với khả năng của các máy bay chiến đấu đang có trong trang bị của Không quân Nga.

Theo đó, tốc độ tối đa của Su-35S ở trần bay thấp là 1.400 Km/h, tốc độ ở trần bay cao (18.000m) là 2.400 Km/h. Radar của máy bay trong chế độ không đối không có thể phát hiện mục tiêu ở cự li 400 Km, còn thiết bị định vị quang học đạt tới cự ly 80Km.

>> Tiêm kích Su-35S vô đối ???

Trong quá trình thử nghiệm, Sukhoi khẳng định các tính năng sự vượt trội của Su-35S ở khả năng cơ động linh hoạt siêu hạng, độ ổn định, tính điều khiển, hoạt động của hệ thống dẫn đường, thiết bị lắp trên máy bay và động cơ...

Lời khẳng định không rõ ràng?

Một mặt, có thể vui mừng vì công nghiệp hàng không Nga có thể sản xuất ra những máy bay “hạng nhất”. Mặt khác thì tuyên bố của Sukhoi đặt ra nhiều câu hỏi.

Thứ nhất, không rõ vì sao máy bay triển vọng của Mỹ F-35 Lightning II mà quá trình nghiên cứu chế tạo sẽ hoàn tất vào 2016-2018 lại được quy về máy bay được cải tiến?

Vì chiếc máy bay này được chế tạo không phải trên cơ sở máy bay tiêm kích sẵn có, mà thực tế là từ con số không, tuy có sử dụng kinh nghiệm có được khi nghiên cứu chế tạo F-22 Raptor.


http://nghiadx.blogspot.com
Sukhoi phải chăng đã "lỡ mồm" PR mạnh cho Su-35.

Thứ hai, Sukhoi đã không chỉ rõ, những dữ liệu nào về máy bay của nước ngoài đã được sử dụng để so sánh tính năng.

Nếu như về F-15 Eagle, F-16 Fighting Falcon, F/A-18 Hornet và Super Hornet các tính năng cơ bản từ lâu đã được công khai và được biết đến, thì F-35 và F-22 hiện không rõ ràng. Đặc biệt về F-22, chiếc máy bay thậm chí bị cấm xuất khẩu vì lo ngại rò rỉ các công nghệ bí mật.

Thứ ba, trong thông cáo báo chí của Sukhoi không chỉ rõ, cụm từ “các tính năng tiềm tàng được đưa vào máy bay“ có nghĩa là gì. Nghĩa là hiện nay Su-35 chưa vượt qua các máy bay tương tự của nước ngoài và sẽ có thể vượt qua chúng chỉ sau khi được hiện đại hoá? Hoặc điều đó có nghĩa, việc thử nghiệm máy bay vẫn chưa kết thúc và các nhà nghiên cứu chế tạo vẫn còn chưa hình dung được đầy đủ chiếc máy bay này có thể làm được những gì?

Và cuối cùng, không rõ làm thế nào để có thể so sánh các máy bay chiến đấu các loại khác nhau: Su-35S hạng nặng và F-16 và F/A-18 hạng nhẹ.

Ai cũng đánh bại được F-22?

Theo phân loại máy bay chiến đấu các máy bay tiêm kích hạng nhẹ gồm những chiếc có khối lượng cất cánh từ 10 - 17 tấn, hạng trung từ 17-25 tấn và hạng nặng hơn 25 tấn.

>> Khám phá chiến đấu cơ Su-35S

Gần đây nhiều chuyên gia đã gộp hai loại máy bay tiêm kích hạng trung và hạng nặng làm một, chúng thực chất không khác nhau cả về thông số kỹ thuật, cả về các loại nhiệm vụ có thể thực hiện.

Năm 2009, trang Ausairpower đã công bố công khai bảng "Sự phù hợp của các máy bay tiêm kích hiện đại" đối với các tiêu chí của máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm.

Theo bảng này, máy bay tiêm kích Sukhoi T-50 đạt điểm cao nhất (+5), hơn máy bay Mỹ F-22 ba điểm. Su-35S được +2 điểm; bằng F-22. Máy bay tiêm kích triển vọng F-35 nhận điểm thấp nhất (-8).

Việc so sánh đã được thực hiện căn cứ vào sự phù hợp với 14 yêu cầu đối với máy bay tiêm kích thế hệ thứ năm, gồm tốc độ vượt âm trung bình (tuần tiễu), độ bộc lộ thấp, độ cơ động linh hoạt siêu hạng và khả năng sử dụng vũ khí khi có tốc độ vượt âm.

http://nghiadx.blogspot.com
Không hẳn Sukhoi mới PR mạnh, bản thân các máy bay Châu Âu như Rafale - EF2000 cũng tự đánh giá rằng có đủ khả năng đối chọi F-22.


Nếu không đáp ứng được yêu cầu thì máy bay bị – 1 điểm, nếu đáp ứng tốt thì được 0 điểm, còn nếu vượt yêu cầu thì được + 1 điểm. Nếu Sukhoi cũng lập một bảng như vậy thì có thể thấy rõ và dễ hiểu hơn đối với “người trần mắt thịt”.

Năm 2010 tập đoàn Eurofighter đã lập một bảng như vậy khi cố gắng chứng minh ưu thế của Typhoon so với máy bay tiêm kích F-35. Hãng này đã lấy các yêu cầu cơ bản đối với máy bay tiêm kích thế hệ thứ năm, được Lockheed Martin Mỹ (hãng sản xuất F-22 và nghiên cứu chế tạo F-35) đưa ra đầu những năm 2000 làm cơ sở để lập và so sánh tính năng.

Các tiêu chí là độ bộc lộ thấp, tốc độ vượt âm trung bình (tuần tiễu), độ cơ động linh hoạt siêu hạng, độ tập trung mạng và 5 tính năng nữa. F-22, theo số liệu của Eurofighter, đáp ứng 8/9 yêu cầu, F-35 chỉ được 3, còn Typhoon là 8. Vậy, nói theo cách của Sukhoi, Typhoon ưu việt hơn nhiều máy bay tương tự của nước ngoài và có thể “đối đầu máy bay F-22A”.

Các hãng Dassault của Pháp và Boeing của Mỹ trước đây đã công bố những báo cáo tương tự. Không có gì đáng ngạc nhiên khi các báo cáo này đều nói về ưu thế của Rafale và F/A-18 so với đối thủ và so với các “máy bay tương tự của nước ngoài”.

Phải coi tất cả những tuyên bố tương tự chỉ như những bước đi khôn khéo và không thương mại cho lắm, những bước mà trong tương lai phải cho phép bán trang bị kỹ thuật không quân thành công hơn.

Ý đồ của Sukhoi

Ngày 28/3/2012 Phó Giám đốc về hợp tác kỹ thuật quân sự Alexander Fomin tuyên bố: "Su-35S có thể quay trở lại tham gia đấu thầu FX-2 ở Brazil để bán 36 máy bay chiến đấu và chuyển giao giấy phép để lắp ráp 84 máy bay nữa".

Brazil đã công bố gói thầu FX-2 để mua các máy bay tiêm kích mới năm 2008. Máy bay Su-35S của Nga đã bị loại ngay từ giai đoạn đầu, và đến nay F/A-18 của Mỹ, Saab Gripen NG của Thuỵ Điển và Rafale của Pháp còn tham gia đấu thầu.

Vậy tuyên bố của Sukhoi về tính ưu việt của Su-35S thể hiện rõ ý đồ chuẩn bị cơ sở để bắt đầu bán máy bay mới này ra thế giới, chiếc máy bay được cho là sẽ thay thế Su-27.

Cuối cùng, không nên quên rằng bất kỳ trang bị kỹ thuật quân sự nào cũng được nghiên cứu chế tạo để đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của khách hàng chủ yếu – giới quân nhân.

Họ, về phần mình, đưa ra các yêu cầu đối với trang bị kỹ thuật sao cho phù hợp với những nhiệm vụ mà trang bị đó phải thực hiện và với chiến lược quân sự.

Ví dụ, F-22, về bản chất từng là tiếng vọng của chiến tranh lạnh, là máy bay tốt nhất trong loại của nó khó bị phát hiện, nhanh, cơ động linh hoạt siêu hạng, được trang bị tổ hợp vũ khí và thiết bị tiên tiến.

http://nghiadx.blogspot.com
Mục đích của Sukhoi thực sự muốn đưa Su-35S ra thị trường thế giới, trước nhất là trở lại gói thầu của Brazil.

Năm tháng qua đi, học thuyết quân sự của Mỹ đã có thay đổi và hoá ra, Raptor không phải là tốt nhất: nó không thể liên lạc với các máy bay khác, việc sử dụng nó để đánh mục tiêu trên mặt đất rất hạn chế, mà danh mục vũ khí thì quá hẹp đến mức tệ hại. Bây giờ, Lầu Năm Góc chi hàng tỷ USD để hiện đại hoá chiếc máy bay chưa bao giờ tham chiến này.

Tính đến học thuyết hiện nay của Bộ Quốc phòng Nga, Su-35S thật sự là một trong những máy bay tốt nhất cho Không quân. Là một trong số vì không nên xem xét nó đơn lẻ – nó đứng trong đội ngũ cùng với các máy bay chiến đấu khác:

Su-27 đã được cải tiến nâng cấp, Su-30 mới và T-50. Và Su-35 sẽ giải quyết các nhiệm vụ được đặt ra trong sự phối hợp với các máy bay tiêm kích khác của Không quân Nga.

Đồng minh Mỹ đánh giá cao

Tuy vậy, tiềm năng của máy bay tiêm kích Nga đã được đánh giá cao ở nước ngoài.

Cụ thể, đầu tháng 2/2012 ở Australia đã có cuộc họp của Uỷ ban hợp nhất về ngoại giao, vũ trang và thương mại (JSCFADT) mà mục đích là đánh giá sự cần thiết phải mua F-35 cho Không quân Australia.

Các đại diện của cơ quan phân tích trang Ausairpower và hãng RepSim chuyên đưa ra những việc mô phỏng đã phát biểu tại cuộc họp này. Cả hai tổ chức này đều tuyên bố F-35 là “máy bay sai lầm”, không nên mua máy bay này.

Những người tham dự cuộc họp đã khẳng định phát biểu của mình bằng kết quả trận không chiến mô phỏng do RepSim chuẩn bị. Trong trận không chiến “diễn ra gần bờ biển Đài Loan vào năm 2018”, có 240 máy bay tiêm kích F-35 và một số lượng như vậy Su-35S.

Theo số liệu của RepSim, các máy bay Nga đã bị tiêu diệt hoàn toàn, nhưng trong số 240 F-35 chỉ có 30 chiếc “sống sót”.

Họ cũng mô phỏng không chiến giữa 240 F-22 và Su-35S và giữa F/A-18 E/F và Su-35. Trong trận mô phỏng thứ nhất có 139 F-22 và 33 Su-35S còn nguyên vẹn, trong trận mô phỏng thứ hai toàn bộ Super Hornet bị bắn hạ.

>> So sánh tiềm lực hạt nhân Trung - Ấn


So sánh khả năng hạt nhân của Ấn Độ và Trung Quốc không thể tiến hành một cách riêng biệt.



Bối cảnh chiến lược

Sự so sánh này cần phải gắn với bối cảnh quan điểm chiến lược, tham vọng toàn cầu và các đặc tính chính trị và xã hội của mỗi nước vốn là điều kiện cấu thành nhận thức của mỗi nước.

>> Ấn Độ sẽ dùng chiến tranh du kích nếu chiến tranh Trung - Ấn xảy ra

Tầm nhìn chiến lược của mỗi nước quyết định sự phát triển khả năng hạt nhân của họ (bao gồm chính sách hạt nhân, khái niệm, vũ khí và các hệ thống phóng) phù hợp với môi trường địa chiến lược.

Trung Quốc dè chừng sự hiện diện của Mỹ

Kể từ năm 2008, khi kinh tế thế giới đi vào khủng hoảng, thành tựu kinh tế của Trung Quốc không ngừng gia tăng. Chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống Obama đặc biệt quan tâm đến việc lôi kéo Trung Quốc nhằm giúp vào việc ngăn chặn sự suy giảm của nền kinh tế Mỹ.

Tình hình này rõ ràng là điều kiện để cho các tham vọng toàn cầu của Trung Quốc gia tăng. Vì vậy, không mấy ngạc nhiên khi Trung Quốc đã không hồ hởi với các "trò chơi" của chính quyền Obama trong những vấn đề quốc tế.

Tuy nhiên, một trong những lý do quan trọng giải thích cho sự lưỡng lự của Trung Quốc là mối hoài nghi đối với các ý đồ của Mỹ ở châu Á nơi mà Mỹ đang phát triển quan hệ phù hợp với chiến lược của Ấn Độ.

Sách trắng quốc phòng của Trung Quốc năm 2008 đã nói rõ điều này khi nhấn mạnh: “Mỹ đang tăng cường sự hiện diện quân sự ở châu Á-Thái Bình Dương.” Trung Quốc lo ngại về khả năng hình thành một trục chống Trung Quốc do Mỹ khởi xướng, kéo dài từ Nhật Bản đến Ấn Độ.

Điều này không được tướng Mã Hiểu Thiên - Phó tổng tư lệnh Quân đội Trung Quốc nói ra trong cuộc đối thoại Shangri La 2010 tại Singapore. Ông Mã chỉ nói rằng: "Chúng tôi tin rằng duy trì an ninh trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương phục vụ cho lợi ích của Trung Quốc, và đó cũng là trách nhiệm của Trung Quốc.”

Rõ ràng là vị thế ngày càng được khẳng định của Hải quân Trung Quốc tại Biển Đông chỉ là một cách khẳng định của chính sách này.


http://nghiadx.blogspot.com
Vòng xoay Mỹ - Trung, Mỹ - Ấn.


Sự khẳng định quyền lực này có ý nghĩa chiến lược mạnh mẽ đối với các nước ASEAN, đặc biệt khi Trung Quốc rất có thể sẽ chen vào cấu trúc an ninh của ASEAN trong những năm tới.

Quan hệ Mỹ - Ấn nồng ấm

Quan hệ Ấn - Mỹ gần đây đã có những bước cải thiện, nhất là từ khi Obama khẳng định sẽ quay trở lại châu Á.

Sau khi Hiệp định hạt nhân Ấn - Mỹ được ký kết, quan hệ kinh tế 2 nước dự kiến đi vào thời kỳ phát triển mạnh. Tuy nhiên điều này đã không diễn ra do nội bộ chính quyền Obama có vấn đề với Ấn Độ.

Thực tế là việc cải thiện quan hệ này xảy ra khi quan hệ Mỹ - Trung có những bước trục trặc. Một phần vì kinh tế Ấn Độ duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, gần 8%, và khác với tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc là phụ thuộc vào xuất khẩu.

Hơn nữa, khi lực lượng quân đội Mỹ tại Afghanistan rút hết, Mỹ sẽ mong muốn duy trì Pakistan làn một đồng minh ở khu vực. Giới quân sự ở Pakistan dường như sẽ tiếp tục quyết định thế chiến lược của nước này trong những năm tới.

Có lẽ đây là lý do sâu xa của việc Mỹ tiếp tục duy trì viện trợ 10 tỷ USD cho quân đội Pakistan. Không được quên rằng Pakistan, một đồng minh thân cận của Trung Quốc, cũng đã đạt được khả năng hạt nhân của mình nhờ có sự giúp đỡ và tiếp tay của Trung Quốc.

Những tính toán này có lẽ đã ảnh hưởng đến việc Mỹ khuyến khích Ấn Độ đóng một vai trò chiến lược lớn hơn ở Afghanistan và xa hơn nữa ở phía Tây Á.

Với những tính toán như vậy, trong viễn cảnh quan hệ đối ngoại của Mỹ, Trung Quốc sẽ vẫn tiếp tục chiếm một khoảng không gian lớn hơn Ấn Độ trong những năm tới, bất chấp những thăng trầm trong quan hệ Mỹ Trung.

Về kinh tế và sức mạnh, Ấn Độ vượt trội ở khu vực Nam Á. Sức mạnh mềm của văn hóa Ấn Độ cũng phổ biến khắp khu vực.

Trong thời kỳ chiến tranh Lạnh, Ấn Độ có quan hệ tốt với Liên Xô đặc biệt là nguồn cung cấp vũ khí và trang thiết bị chủ yếu cho Ấn Độ. Vị trí đia lý của Ấn Độ cho phép nước này bao trùn khu vực Ấn Độ Dương.

Chính vì vậy mà không ngạc nhiên khi Trung Quốc đang tranh thủ các nước nhỏ hơn trong khu vực, nhằm tách họ ra khỏi ảnh hưởng của Ấn Độ.

Quan hệ thân thiện gần gũi giữa Trung Quốc với Pakistan là rất rõ. Nepal và Sri Lanka đang ngày càng rơi vào khu vực ảnh hưởng của Trung Quốc. Trừ Pakistan, quan hệ của Trung Quốc đối với các nước láng giềng khác gần Ấn Độ tỏ ra nhấn mạnh về chính trị và kinh tế nhiều hơn là quan hệ quân sự.

Thực tế hạt nhân

Với sức mạnh kinh tế và quân sự tương đối yếu hơn Trung Quốc, Ấn Độ dường như chỉ nuôi dưỡng những tham vọng khu vực. Khác với Trung Quốc, nước đã ký Hiệp định chống phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) và được công nhận là cường quốc hạt nhân,

Ấn Độ chưa ký NPT, khả năng hạt nhân của Ấn Độ chỉ được công nhận sau vụ thử hạt nhân năm 1998. Vì vậy, Ấn Độ có những hạn chế cơ bản trong cố gắng mở rộng khả năng kho vũ khí hạt nhân của mình. Dù theo tin tức, Ấn Độ đã làm giàu được một khối lượng uranium đủ để chế tạo thêm 30 đầu đạn hạt nhân nữa.

Theo dự đoán, kho vũ khí hạt nhân của Ấn Độ có từ 40-80 đầu đạn. Số lượng này ít hơn cả số đầu đạn của Pakistan và bằng khoảng 1/5 số đầu đạn mà Trung Quốc đang sở hữu.

Với những vụ thử vũ khí hạt nhân hạn chế, vấn đề hoạt động thực tế của các vũ khí hạt nhân của Ấn Độ đang được đặt ra. Nhưng sự hạn chế chính của Ấn Độ là ở khả năng yếu kém trong hệ thống phóng. Hiện nay, Ấn Độ chỉ có những loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung. Sự phát triển tên lửa của hải quân chỉ nhằm vào hoàn thiện khả năng phóng ở tầm trung.

Tàu ngầm hạt nhân đầu tiên của Ấn Độ, INS Arihant, đang được chạy thử ở biển, nếu theo đúng lịch trình thì có thể bắt đầu chính thức hoạt động vào năm 2012.

Vì vậy, hiện nay Ấn Độ vẫn chưa có tàu ngầm trang bị tên lửa đạn đạo. Hạm đội tàu ngầm của Ấn Độ đã cũ và phải dựa vào chương trình mua sắm chung của hải quân. Theo tin tức, rất có thể ngân sách hải quân sẽ bị cắt giảm đến 50%. Vì vậy khả năng phóng hạt nhân của Ấn Độ hiện nay chủ yếu dựa vào máy bay và hạm đội tàu nổi có khả năng mang vũ khí hạt nhân là chính. Trước mắt, vấn đề này hạn chế tầm với khả năng hạt nhân của Ấn Độ trong phạm vi khu vực Nam Á và vùng Tây Tạng.

http://nghiadx.blogspot.com
Hầu hết các tên lửa đạn đạo của Ấn Độ chỉ dừng ở tầm ngắn và tầm trung.

Sau vụ thử hạt nhân năm 1998, Ấn Độ áp dụng chính sách “không sử dụng trước” (NFU). Tuy nhiên, theo chính sách hạt nhân của mình, dù Ấn Độ không là nước sử dụng vũ khí hạt nhân trước, vẫn sẽ có “trả đũa hạt nhân ồ ạt đối với việc sử dụng vũ khí hạt nhân đầu tiên và nhằm gây ra những tổn thất không thể chấp nhận được” cho kẻ thù. Tuy nhiên, những từ ngữ này có sức nặng đến đâu thì còn phải chờ xem.

Với khả năng hạn chế về hạt nhân của mình, khả năng đánh đòn hạt nhân thứ 2 của Ấn Độ sẽ phải dựa vào lực lượng không quân và các hạm đội tàu nổi. Như vậy Ấn Độ sẽ tiếp tục ở thế yếu đối với các đòn tấn công hạt nhân xa hơn tầm trung.

Cho đến năm 2003, Ấn Độ mới thành lập Bộ chỉ huy hạt nhân chiến lược. Tổ chức liên nghành này có trách nhiệm bao quát toàn bộ lực lượng hạt nhân, tên lửa và các khí tài khác. Đồng thời cũng có một trách nhiêm đặc biệt trong việc thực hiện chính sách hạt nhân của Ấn Độ.

Điểm yếu cơ bản của Ấn Độ không chỉ ở quá trình quyết định chính sách chiến lược mà còn ở việc chậm trễ trong thực hiện các quyết định đó. Ấn Độ đã không tận dung được thời gian như là nguồn lực không thể thay thế. Do đó công tác nghiên cứu và phát triển quốc phòng do nhà nước chỉ đạo thường không đạt tiến độ đề ra.

Việc mua sắm quốc phòng trở thành mảnh đất mầu mỡ cho tham nhũng và các thủ tục hành chính tỏ ra tập trung vào chống tham nhũng hơn là vào việc mua sắm các hệ thống vũ khí đúng hạn định. Tình hình này vẫn chưa được cải thiện bất chấp các tư lệnh quân chủng đã đưa ra lời phàn nàn. Tình trạng này đã làm suy yếu chương trình hiện đại hóa quân đội của Ấn Độ.

Tuy nhiên, Ủy ban nội các về an ninh (CCS) do Thủ tướng trực tiếp chỉ đạo là cơ quan sẽ ra lệnh đánh trả bất kỳ cuộc tấn công hạt nhân nào. Quyết định nhanh đưa ra dưới sức ép chưa bao giờ là điểm mạnh của Ủy ban này. Liệu ủy ban này trên thực tế có ra lệnh cho một cuộc trả đũa hạt nhân hay không lại là một vấn đề còn tranh luận.

Trái lại, Trung Quốc đã phát triển một tầm nhìn chiến lược dài hạn rõ ràng để mở rộng khả năng chiến lược hạt nhân của họ, phù hợp với những tham vọng toàn cầu đề ra.

Trung Quốc đã thiết lập khả năng sản xuất, phát triển và nghiên cứu vũ khí hạt nhân quy mô lớn. Trung Quốc đã trở thành một nước xuất khẩu vũ khí lớn và điều này đã cho phép họ một tư thế mạnh và thuận lợi để mở rộng ảnh hưởng của mình trên trường quốc tế.

Trung Quốc cũng áp dung chính sách không là nước đầu tiên sử dụng vũ khí hạt nhân, trước Ấn Độ rất nhiều (năm 1964) và với sự khẳng định không là nước sử dụng vũ khí hạt nhân “bất kỳ lúc nào hay trong bất kỳ hoàn cảnh nào.”

Dù Trung Quốc tái khẳng định chính sách NFU vào năm 2009, độ tin tưởng để thi hành chính sách này được đánh giá là thấp. Thí dụ, có nhiều tin tức cho rằng Trung Quốc đã từng tính đến các phương án tấn công hạt nhân chống lại Liên Xô trong trường hợp Liến Xô mở cuộc tiến công thông thường. Lúc đó, Trung Quốc đã có khả năng phóng vũ khí hạt nhân từ máy bay, tàu nổi và tàu ngầm cũng như bằng tên lửa.

Chương trình hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc đang được tiến hành tốt với việc phát triển tập trung vào việc cải tiến khả năng hệ thống tên lửa và hải quân 
trong khi nhằm biến Lực lượng giải phóng quân Nhân dân (PLA) thành một quân đội hiện đại với khả năng cơ động cao và hỏa lực ngày càng hoàn thiện hơn. 

http://nghiadx.blogspot.com
Với Trung Quốc thì sức mạnh tên lửa đạn đạo đã "bảo" cả trên biển với hạm đội tàu ngầm hùng hậu có khả năng phóng tên lửa liên lục địa.

Theo một số nguồn tin, Trung Quốc là nước có số đầu đạn hạt nhân thấp nhất trong 5 cường quốc hạt nhân. Dù không biết con số chính xác số đầu đạn hạt nhân mà Trung Quốc đang sở hữu là bao nhiêu, số lượng đưa ra là khoảng 130 đầu đạn đang được triển khai trên các tên lửa và máy bay. Bản tin Nhà khoa học nguyên tử cho rằng con số này có thể là chính xác. Có khả năng còn 70 đầu đạn nữa đang nằm trong kho.

Trung Quốc hiện có một số tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tự chế tạo bao gồm DF-5 với tầm bắn khoảng 15.00Km đã đưa vào trực chiến từ năm 1980. Khoảng 80 đầu đạn hạt nhân đang được triển khai trên các tên lửa DF-3, DF-4, DF-5 và DF-21. Trong số này, Trung Quốc có khoảng 25 tên lửa DF-5.

Trong chương trình hiện đại hóa quốc phòng, Trung Quốc đang cải tiến sự cơ động của tên lửa và khả năng hoạt động của chúng. Trung Quốc có tiềm năng phát triển loại tên lửa có khả năng mang nhiều đầu đạn từ một số loại tên lửa này.

Dù lực lượng hải quân của Trung Quốc lớn thứ 3 trên thế giới, nhưng Trung Quốc chỉ có khả năng tự vệ giới hạn cho khu vực bờ biển và chỉ với khả năng "nước nâu". Tuy nhiên, với kết quả của các nỗ lực hiện đại hóa, hải quân PLA hiện đã có khả năng "nước xanh". Điều đó có nghĩa là họ đã có khả năng tiến công trong giới hạn cách bờ biển khoảng 1.000 hải lý.

Thêm vào đó, Hải quân Trung Quốc tiếp tục ở thế yếu trong hệ thống chỉ huy C4. Để đáp ứng với những ưu tiên chiến lược ngày càng cao, hải quân Trung Quốc đang trong một quá trình chuyển hóa thành lực lượng hải quân nước xanh, tuy còn phải mất nhiều thời gian nữa.

Họ đã phát triển được loại tàu ngầm hạt nhân Type 094 được trang bị tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm JL 2 với tầm bắn 8.000Km; đưa bán cầu phía Tây vào tầm bắn của mình. Trung Quốc cũng đã phát triển một căn cứ tàu ngầm lớn ở đảo Hải Nam, gây lo ngại cho cả Mỹ lẫn Ấn Độ.

Từ thập kỷ trước, sự hiện diện của Hải quân Trung Quốc trên hải phận quốc tế đã không ngừng gia tăng. Trung Quốc đã tiến hành tập trận chung với hàng chục nước, bao gồm cả Ấn Độ và Pakistan.

Trong cố gắng đầu tiên vươn ra quốc tế, Trung Quốc đã cử một đội tàu chiến tham gia vào các nhiệm vụ chống hải tặc tại Vịnh Aden. Rất có thể trong thập kỷ tới chúng ta sẽ chứng kiến sự khẳng định sức mạnh với quy mô lớn của hải quân Trung Quốc tại Ấn Độ Dương.

Trung Quốc có công trong việc giúp Pakistan phát triển khả năng hạt nhân và tên lửa, bất chấp các hiệp định quốc tế. Hai nước này có quan hệ chiến lược chặt chẽ và quan hệ đó có thể giúp Pakistan gia tăng khả năng hạt nhân trong tương lai.

Tuyên bố mới đây của Trung Quốc xây thêm hai nhà máy hạt nhân cho Pakistan mà họ nói là theo hợp đồng ký năm 1991 là một điều cần xem xét.

Dù chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống Bush trước đây đã phản đối, nhưng giờ đây chính phủ Mỹ tìm cách làm ngơ do mục tiêu chính trị trong chiến lược Afghanistan - Pakistan. Vì thế mà Trung Quốc đang giành được lợi thế to lớn trong sự hiển diện của mình tại Pakistan.

"Thua vì tham vọng nhỏ hơn"

Cho đến nay Trung Quốc có lợi thế hơn Ấn Độ về ba phương diện cơ bản trong việc phát triển khả năng hạt nhân: Quá trình hoạch định chính sách, phát triển các thống vũ khí và các lựa chọn hệ thống phóng.

Tuy nhiên, khả năng hạt nhân của Trung Quốc hầu như hoàn toàn dựa vào các hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa triển khai trên biển và đất liền. Khả năng nước xanh của họ đang được mở rộng với việc phát triển 94 tàu ngầm hạt nhân được trang bị các tên lửa SLBM.

Với trang bị này họ có thể vượt qua được các giới hạn hoạt động ở vùng biển nước xanh. Vì vậy khả năng hạt nhân của Trung Quốc phù hợp với những tham vọng toàn cầu của họ.

So sánh với Trung Quốc, khả năng hạt nhân của Ấn Độ bị giới hạn bởi những tham vọng hạn hẹp trong khu vực của mình. Tình hình này khó có thể thay đổi trừ khi Ấn Độ cải thiện được khả năng giải quyết được những thách thức về an ninh chiến lược của mình. Để làm được điều này thì sở hữu những vũ khí hạt nhân và các khả năng về tên lửa hiện đại hơn sẽ là thiết yếu đối với Ấn Độ.

Hiện tại, vị thế của Ấn Độ ít có khả năng thay đổi trừ khi Ấn Độ cải thiện được khả năng giải quyết những thách thức chiến lược của mình. Để làm được điều này, cải thiện khả năng hạt nhân và tên lửa là thiết yếu.

Đặc biệt, Ấn Độ phải phát triển được một khả năng phòng thủ chống tên lửa mạnh. Để làm được như vậy Ấn Độ còn phải mất nhiều thời gian. Sức mạnh của Ấn Độ phụ thuộc vào việc xây dựng được một quan hệ hai bên cùng thắng với Trung Quốc, trong khi đồng thời phát triển được mối quan hệ chiến lược gần gũi hơn với Mỹ mà không phải hy sinh các lợi ích của mình ở khu vực.

Quan hệ Ấn - Nga, hiện hơi trì trệ, cũng cần phải được nuôi dưỡng. Trên hết, Ấn Độ phải tăng tốc hiện đại hóa quân đội. Trong những năm sắp tới, khu vực Ấn Độ Dương rất có thể trở thành địa bàn khẳng định sức mạnh.

Tình hình này đòi hỏi phải làm cho hải quân Ấn Độ trở thành một lực lượng mạnh. Vì có như vậy Ấn Độ mới không đánh mất lợi thế chiến lược của nình ở khu vực.

>> Tàu sân bay trực thăng 22DDH của Nhật Bản sẽ không được trang bị ngư lôi


Nhật Bản quyết định sẽ không trang bị ngư lôi cho tàu sân bay trực thăng lớp 22DDH mà nước này đang tiến hành xây dựng.



Một quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng Nhật Bản mới đây cho hay, Nhật Bản quyết định sẽ không trang bị ngư lôi cho tàu sân bay trực thăng lớp 22DDH mà nước này đang tiến hành xây dựng.

Phó Chánh văn phòng kế hoạch và dự án của Cục chiến lực quốc phòng Nhật Bản ông Yoshino cho biết, tàu sân bay trực thăng lớp 22DDH chỉ có trọng tải 24.000 tấn nên chỉ được trang bị hệ thống chống ngầm ASW với số lượng rất hạn chế.



http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Mô hình tàu sân bay trực thăng lớp 22DDH của Nhật Bản


Nhiệm vụ chống ngầm chủ yếu sẽ được giao cho 7 trực thăng chống ngầm Mitsubishi SH-60K "Sea Hawk"-phiên bản mới của trực thăng Sikorsky.

Ngày 27/1 năm nay, Nhà máy đóng tàu Yokohama (IHIMU) đã tiến hành xây dựng tàu sân bay trực thăng lớp 22DDH theo đơn đặt hàng của Bộ Quốc phòng Nhật Bản, đây sẽ trở thành con tàu lớn nhất trong hạm đội của Lực lượng Phòng vệ bờ biển Nhật Bản (JMSDF).

Dự kiến con tàu này sẽ được bàn giao cho Lực lượng Phòng vệ bờ biển Nhật Bản cùng với con tàu 24DDH trước đây vào năm 2014.

Hiện nay, Lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản đang được biên chế 2 tàu sân bay trực thăng có trọng tải 18.290 tấn đều được lắp đặt một hệ thống với ba ống phóng ngư lối cỡ nòng 324 mm, sử dụng loại ngư lôi 97 do Công ty Mitsubishi Heavy Industries sản xuất.


http://nghiadx.blogspot.com
SH-60K "Sea Hawk"

Ngư lôi loại 97 của Lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản được bố trí phóng đi từ trên không và dưới mặt nước, được phát triển dựa trên nguyên mẫu của loại ngư lôi MK 46.

Ông Yoshino cho biết, chi phí là yếu tố chính đưa ra quyết định việc không trang bị ngư lôi cho tàu sân bay trực thăng lớp 22DDH.

Hơn nữa, một hợp đồng lớn mua máy bay trực thăng SH-60S của Bộ Quốc phòng Nhật Bản sẽ bổ sung thêm lực lượng đảm bảo an toàn cho tàu sân bay này.

Ông Yoshino cho biết thêm, ngoài sức chứa nhiều hơn lượng máy bay trực thăng, 22DDH có khả năng mang theo nhiều xe thiết giáp hơn so với 2 tàu sân bay trước đó.

>> Vũ khí Nga áp đảo đối phương ?


Trong cuộc chiến mô phỏng, các loại tên lửa, bom, ngư lôi do Nga chế tạo đã giành chiến thắng áp đảo, đánh tơi bời lực lượng không quân - hải quân đối phương.


Các loại tên lửa, bom, ngư lôi do Nga sản xuất hoàn toàn đánh bại đối phương trên mọi mặt trận.

Kịch bản cuộc chiến mở đầu từ không gian thành phố ven biển với hoạt động thường ngày diễn ra bình thường như những ngày khác, ở các khu bến cảng hoạt động bốc dỡ hàng hóa nhộn nhịp.

Nhưng tất cả đâu biết rằng, ở hòn đảo đối diện, một kế hoạch tiến công tổng lực đang âm thầm diễn ra nhắm vào nước Nga. Tại một sân bay, hàng chục chiếc tiêm kích F-5 đang cất cánh và trên cảng biến, các tàu chiến lớn nhỏ “vũ trang tận răng” chuẩn bị ra khơi. Những tàu chiến này được làm giống với các chiến hạm của Mỹ.

Lệnh tấn công phát ra, các chiến hạm địch lần lượt nối đuôi nhau rời căn cứ chia hai hướng tiến công thành phố ven biển kia. Bí mật, bất ngờ, tiếp cận, áp sát, hạm đội tàu chiến đối phương đã tiến vào gần sát bờ biển.

Nhưng không may cho kẻ địch, một máy bay tuần thám biển Il-38 đang thực hiện chuyến bay tuần tra thường kì. “Mắt thần” giám sát biển của Il-38 nhanh chóng phát hiện ra hạm đội tàu địch đang xâm phạm lãnh hải.

Phi hành đoàn Il-38 lập tức báo động tới các đơn vị hải quân, không quân, lữ đoàn tên lửa bảo vệ bờ biển nhanh chóng triển khai công tác sẵn sàng chiến đấu.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay tuần tra, trinh sát, chống ngầm Il-38 của Không quân Hải quân Nga.


Trên biển, tàu sân bay Kuznetsov nhận được cảnh báo hành động xâm phạm nguy hiểm từ đối phương. Phi đội tiêm kích hạm MIG-29K trang bị tên lửa không đối hạm Kh-31P, Kh-35E… và tên lửa không đối không R-73, RVV-AE cất cánh đánh chặn địch (>> chi tiết).

Ở cảng quân sự, hạm đội tàu tên lửa 1241.8 nối đuôi nhau rời cảng và trên đất liền, tổ hợp tên lửa bờ Bal sẵn sàng triển khai “hỏa đồ trận” nghênh tiếp địch.

Băm nát đối phương trên biển

Phát hiện kẻ địch trước, radar điều khiển hỏa lực trên Il-38 khóa mục tiêu, sĩ quan điều khiển vũ khí ấn nút phóng tên lửa Kh-35E, quả tên lửa bay nhanh với trần bay rất thấp đánh trúng giữa thân tàu địch.

“Phát Kh-35E” như phát súng lệnh phát động cuộc tấn công, trên trời phi đội tiêm kích MiG-29K đặt hạm đội tàu địch vào vòng ngắm. Các phi công lần lượt ấn nút, những quả tên lửa Kh-31A “Mini Moskit”, Kh-35E, Kh-59MK lao vun vút vào những chiến hạm khổng lồ đối phương.

Không chịu thua kém những “cánh chim”, trên biển hạm đội tàu tên lửa 1241.8 đã bắt được mục tiêu, sĩ quan điều khiển ấn nút, những quả tên lửa 3M24E lao vút trên cao rồi hạ thấp trần bay áp sát đánh vào tàu địch. Bên cạnh đó, đơn vị tàu tên lửa 1241.1M trang bị tên lửa P-270 Moskit cũng diệt gọn những chiếc còn lại.

Bị những đòn tấn công chớp nhoáng, hướng tiến công thứ nhất của địch hoàn toàn bị bẻ gãy. Ở hướng còn lại, chiến hạm địch có lẽ đã biết “đồng đội” của mình bị đánh tan nát. Vì vậy, chúng quyết định tấn công trước, hàng loạt tên lửa cùng lúc phóng về hạm đội tàu chiến Nga.

Phát hiện mối nguy hiểm, hệ thống phòng vệ của tàu 1241.8 kích hoạt đã kịp thời đánh chặn được đạn tên lửa địch. Tàu hộ vệ tên lửa lớp Gorshkov đáp trả kẻ thù bằng một quả ngư lôi nhanh nhất thế giới VA-111 Shkval E.

Bấy giờ, lữ đoàn tên lửa bờ Bal-E mới tham chiến, xe đài điều khiển triển khai radar sục sạo bắt mục tiêu. Sau đó, xe mang bệ giá phóng bắt đầu bắn tên lửa đối hạm 3M24E và đương nhiên tất cả đều trúng đích.

Hạm đội địch hoàn toàn bị vô hiệu hóa, nhưng chúng vẫn chưa chịu rút lui. Dưới lòng biển, tàu ngầm địch phóng ngư lôi vào chiến hạm Nga nhưng đã bị hệ thống chống ngư lôi đánh chặn.

Trực thăng săn ngầm Kamov Ka-27 cất cánh tham gia trận chiến, sau khi phát hiện mục tiêu. Chiếc trực thăng mở cửa khoang vũ khí, phóng ngư lôi hạng nhẹ APR-3E nhấn chìm tàu ngầm đối phương.

Vậy là toàn bộ các hướng tiến công trên biển của hạm đội địch đều đã bị xóa sổ, nhưng trận chiến đường không giờ mới bắt đầu (phút 7,54).

Su – MiG hạ đo ván F

Trên không, phi đội tiêm kích F-5 địch đang tiến vào áp sát không phân đảo Nga. Phi đội MiG-29K đã phát hiện ra mục tiêu, tuy vậy phải đối phó với lực lượng đông đảo. Phi đội trưởng MiG-29K đã liên lạc với sở chỉ huy điều động thêm máy bay.

Các máy bay tiêm kích đa năng Su-30 lập tức được lệnh cất cánh hỗ trợ đơn vị bạn đánh chặn tiêu diệt máy bay địch. Những chiếc Su-30 vũ trang tên lửa không đối không RVV-AE, R-73 và tên lửa không đối hạm/đối đất Kh-59ME, Kh-29TE.

Phi đội địch phát hiện ra máy bay đánh chặn liền phóng tên lửa định tiêu diệt, các phi công tiêm kích Nga lập tức sử dụng biên pháp đối phó gây nhiễu. Thoát được những con “rắn đuôi chuông” AIM-9, MiG-29K “trả lại” bằng một quả R-27EA1 và chiếc F-5 không thể nào thoát kịp.

Sau đó, tới lượt màn trình diễn xuất sắc của tên lửa đối không tầm trung RVV-AE, R-73 từ những chiếc Su-30. Đối phó với một đối thủ mạnh hơn về mọi mặt, toàn bộ F-5 bị tiêu diệt sạch.

Một chiếc F-5E đã lọt được “lưới” MiG-29 và Su-30 vào không kích cơ sở quân sự của Nga. Nhưng, đài radar cảnh giới trên đảo đã kịp phát hiện, tiêm kích đánh chặn MiG-31 cất cánh. Một quả tên lửa đối không tầm xa R-33E từ chiếc MiG-31 đã không cho “chiến sĩ đấu tranh cho tự do” F-5E bất kỳ một cơ hội nào vào đất liền.

Hành động đáp trả

Trả đũa cho hành vi xâm phạm lãnh thổ trắng trợn đó, phi đội Su-30 được lệnh tiến công sào huyệt quân địch với ba mục tiêu chính: cảng quân sự, cầu và sân bay.

Để vào đánh các mục tiêu, phi đội Su-30 cần phải tổ chức tấn công tiêu diệt radar cảnh giới và tổ hợp tên lửa phòng không bảo vệ đảo.

Bằng quả tên lửa “săn mắt thần” Kh-31A, Su-30 đã hoàn thành nhiệm vụ đầu tiêu diệt hệ thống radar cảnh giới bố trí ở cảng biển. Tiếp đó, một chiếc Su-30 khác phóng tên lửa chống radar Kh-58E tiêu diệt radar điều khiển của tổ hợp tên lửa phòng không đối phương.

http://nghiadx.blogspot.com
Su-30 phóng tên lửa không đối đất Kh-29.

Toàn bộ hệ thống phòng vệ đối phương đã bị dọn sạch, mở toang cánh cửa cho Su-30 thoải mái tiến vào diệt tàu địch ngay tại cảng. Phi đội Su-30 đồng loạt phóng tên lửa Kh-59ME đánh chìm toàn bộ chiến hạm địch, phá tan hoang căn cứ đối phương.

Hoàn thành mục tiêu thứ nhất, phi đội Sukhoi tiến tới mục tiêu thứ hai, một chiếc Su-30 bắn tên lửa không đối đất Kh-29TE đánh sập chiếc cầu.

Cuối cùng, chốt hạ cho cuộc chiến, phi đội Su-30 thả những quả bom có điều khiển KAB-500KR và KAB-1500KR san phẳng căn cứ địch, hoàn tất chiến dịch đáp trả.

Những chiếc Su-30 cùng đơn vị tàu chiến đấu làm lễ duyệt binh chiến thắng vang dội, toàn bộ quân địch bị tiêu diệt hoàn toàn.

Vẫn còn “sạn”

Thực tế, đây là kịch bản cuộc chiến giả tưởng của Tập đoàn vũ khí chiến thuật (KTRV) nhằm quảng bá cho các thiết kế của mình. Vì vậy, không lạ khi trong đoạn clip PR mạnh cho vũ khí Nga, thậm chí những người làm clip còn không cho đối phương đánh chìm hay bắn hạ bất kỳ một tàu chiến – máy bay nào của Nga.

Dù là quảng cáo, nhưng đoạn clip vẫn còn “sạn” kỹ thuật, ví dụ như việc không quân địch ít kiểu loại, chỉ gồm tiêm kích F-5E cổ lổ sĩ mà không phải là máy bay hiện đại hơn (F-15, F-16, F-18 hay Dassault Rafale, EF 2000).

Và sự xuất hiện “kỳ lạ” của ngư lôi VA-111 trên tàu hộ vệ tên lửa Gorshkov. Loại tàu này trang bị máy phóng cỡ 324mm trong khi VA-111 lại có cỡ 533mm. Hoặc tàu ngầm địch trong đoạn clip tương tự kiểu dáng tàu ngầm Kilo của Nga.

Tuy nhiên, dẫu sao đây là đoạn quảng cáo nhắm tới sản phẩm tên lửa đối không, đối hạm, đối đất của KTRV nên những “sạn” này có thể tạm bỏ qua.

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang