Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: 31 tháng 7 2011

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Bảy, 6 tháng 8, 2011

>> Việt Nam nhận chiến hạm Gepard thứ 2



Theo trang báo mạng Nga, hôm 25/7, khinh hạm Gepard 3.9 (chiến hạm Đinh Tiên Hoàng) thứ hai do nhà máy Zelenodolsk Gorky đóng đã về tới Quân cảng Cam Ranh, Việt Nam.

Chiến hạm Gepard 3.9 thứ hai này sau quá trình chạy thử nghiệm trên biển, thử nghiệm các hệ thống vũ khí và khả năng sống sót thì ngày 25/5/2011 nó được chuyển lên tàu chở hàng EIDE TRANSPORTER. Ngày 26/5, tàu vận tải đã lên đường đưa Gepard về Việt Nam.

Sau khi về tới Việt Nam, phía Nga đã tiến hành sửa đổi một vài chi tiết nội thất của con tàu theo yêu cầu của phía Việt Nam.

Theo các chuyên gia thì chiếc khinh hạm Gepard 3.9 thứ hai này rất tiện lợi và dễ dàng hơn trong việc duy trì và vận hành.

Tất cả các cơ cấu máy móc, hệ thống điện tử và vũ khí đều tương ứng theo hợp đồng đã được ký kết và phê duyệt.

Khinh hạm Gepard 3.9 được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ tìm kiếm, theo dõi và tiêu diệt các mục tiêu tàu chiến nổi, phòng không, chống ngầm (hạn chế), hộ tống, tuần tra bảo vệ lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế. Gepard 3.9 có thể tác chiến độc lập hoặc theo biên đội.

Gepard 3.9 có lượng giãn nước khoảng 2.100 tấn, chiều dài của tàu khoảng 102m. Theo thiết kế của nhà sản xuất thì Gepard 3.9 cho Hải quân Việt Nam được trang bị: một pháo hạm Ak-176 cỡ nòng 76,2mm, hai pháo phòng không bắn nhanh tầm ngắn AK-630M, tổ hợp tên lửa hành trình đối hạm Kh-35 Uran (8 quả), tổ hợp pháo/tên lửa phòng không Palma-S.

Về tính năng chống ngầm, nhiều khả năng Gepard 3.9 sẽ phải dựa hoàn toàn vào trực thăng săn ngầm Ka-28 (có sàn đáp ở đuôi tàu, nhưng không có nhà chứa).


http://nghiadx.blogspot.com

Khinh hạm Gepard 3.9 nằm trên tàu EIDE TRANSPORTER.


http://nghiadx.blogspot.com

Khinh hạm Gepard 3.9 neo tại cảng Cam Ranh, Việt Nam.


http://nghiadx.blogspot.com

Hai chiến hạm Gepard 3.9 tại cảng Cam Ranh, Việt Nam. Chiếc Gepard 3.9 đầu tiên của Việt Nam đánh số hiệu HQ-011 mang tên Đinh Tiên Hoàng.


Dự đoán, chiến hạm Gepard mới được đăt tên là HQ-012 Ngô Quyền.

>> Số phận Maddox sau 'sự kiện Vịnh Bắc Bộ'



Sau sự kiện Vịnh Bắc Bộ 1964, khu trục Maddox - cái tên "khó quên" trong cuộc chiến tranh Việt Nam chủ yếu làm công việc tuần tra và huấn luyện hải quân.


Tàu Maddox thuộc lớp Allen M.Summer được chính thức hạ thủy ngày 19/3/1944 và đưa vào trang bị trong Hải quân Mỹ tháng 6/1944.

Maddox có lượng giãn nước 3.300 tấn, kích thước tổng thể 114,8x12,2x4,8m. Tàu lắp động cơ tuốc bin cho phép đạt tốc độ 34 hải lý/h (63km/h), tầm hoạt động 12.000km (yêu cầu tốc độ 15 hải lý/h). Số lượng thủy thủ và sĩ quan lên tới 336 người. ỏa lực của Maddox gồm: 6 pháo 127mm, 12 pháo 40mm, 11 pháo 20mm, 10 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm.

Tham gia cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2 vào những ngày cuối cùng, tàu Maddox hoạt động ở vùng biển Tây Thái Bình Dương chống lại Hải quân Nhật.

Trong quá trình tham chiến tại đây, cuối tháng 1/1945 nó bị một chiếc chiến đấu cơ của Nhật tấn công gây hư hỏng và buộc phải tới Ulithi để sửa chữa rồi tiếp tục tham gia chiến dịch pháo kích hỗ trợ quân đổ bộ lên Nhật Bản.


http://nghiadx.blogspot.com

Khu trục hạm Maddox trong những năm 1950.


Sau thế chiến thứ 2, khu trục Maddox trong thành phần Hạm đội 7 tiếp tục tham gia cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953).

Sau 1953, hoạt động chủ yếu của Maddox là tuần tra trên biển, thực hiện các hoạt động diễn tập huấn luyện với các quốc gia thuộc khối quân sự Đông Nam Á (SEATO) và quân phòng vệ Nhật Bản, Hải quân Hàn Quốc, Hải quân Đài Loan.

Trận hải chiến ngày 2/8 (*)

Tháng 5/1964, tàu Maddox trong thành phần Hạm đội 7 lần đầu xuất hiện tại lãnh hải Việt nam (miền Nam Việt Nam).

Ngày 31/7/1964, Maddox ngang nhiên xâm phạm vùng biển miền bắc Việt Nam thực hiện các hành động do thám hệ thống bố phòng, phòng thủ bờ biển của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Thực tế, trong thời gian này Hải quân Mỹ triển khai chiến dịch DESOTO, trang bị cho các tàu khu trục thiết bị trinh sát điện tử tiến hành thám thành bờ biển Liên Xô, Trung Quốc, Triều Tiên và sau đó mở rộng tới Việt Nam.

Trước hành động xâm phạm lãnh hải đó, Hải quân Nhân dân Việt Nam điều phân đội tàu phóng lôi 135 (ba tàu 333/336/339) lên đường chặn đánh địch.

Chiều ngày 2/8, các tàu phóng lôi của phân đội 135 chạm trán Maddox. Trận hải chiến diễn ra ác liệt, mặc dù thua kém quân Mỹ về mọi mặt, nhưng với ý chí kiên cường dũng cảm Hải quân Nhân dân Việt Nam đánh đuổi tàu Maddox, đồng thời bắn hạ một chiếc F-8.

Sau trận này, Maddox bị hư hỏng nhẹ sau khi dính một số phát đạn 14,5mm từ các tàu phóng lôi của Hải quân Nhân dân Việt Nam.


http://nghiadx.blogspot.com

Ba tàu phóng lôi của Hải quân Nhân dân Việt Nam truy kích Maddox.


Tiếp đó, đêm ngày 4/8 Mỹ dựng lên cái gọi là "sự kiện Vịnh Bắc Bộ" vu cáo Hải quân Nhân dân Việt Nam tiến công tàu Mỹ (USS Maddox và USS Turner Joy) ở hải phận quốc tế và lấy cớ đó dùng không quân tập kích.

Ngày 5/8, Mỹ mở chiến dịch "Mũi tên xuyên" huy động các máy bay từ hai tàu sân bay Ticonderoga và Constellation oanh tạc các căn cứ Hải quân Việt Nam và kho xăng dầu ở Vinh.

Tuần tra và sửa chữa

Sau “sự kiện vịnh bắc bộ”, Maddox tiếp tục thực hiện nhiệm vụ tuần tra tới hết tháng 8/1964 rồi trở về Long Beach (bang California, Mỹ) nghỉ ngơi.

Tại đây, từ tháng 9/1964 tới tháng 1/1965, khu trục Maddox trải qua đợt bảo dưỡng sửa chữa. Tiếp đó, nó tham gia các hoạt động huấn luyện và chuẩn bị cho hành trình tới vùng biển Tây Thái Bình Dương.

Ngày 10/7/1965, Maddox rời Long Beach hành quân tới Vịnh Bắc Bộ. Trong 4 tháng, Maddox tham gia hoạt động hỗ trợ hỏa lực ở vùng biển miền Nam Việt Nam.

Sau nhiệm vụ này, Maddox không bao giờ trở lại vùng biển Việt Nam. Ngày 16/12, khu trục Maddox quay trở lại Long Beach bảo dưỡng tới tận mùa hè 1966.


http://nghiadx.blogspot.com

Khu trục Maddox tại Trân Châu Cảng, Hawaii (năm 1966).


Tháng 11/1966, Maddox lại lên đường thực hiện công việc tuần tra trong Hạm đội 7. Trong 2 năm 1967-1968, khu trục Maddox chủ yếu tham gia hoạt động tuần tra trên biển, viếng thăm một số quốc gia đồng minh Mỹ. Maddox trải qua hai lần đại tu sửa chữa lớn vào tháng 2 và tháng 9/1968.

Năm 1969, khu trục hạm Maddox ngừng hoạt động trong Hải quân Mỹ và chuyển sang cho Hải quân Trừ bị Mỹ. Tháng 7/1972, Maddox được chuyển giao cho Hải quân Đài Loan sử dụng. Kể từ thời điểm này, cái tên Maddox không còn tồn tại.

Kết thúc sứ mệnh ở Đài Loan

Tàu Maddox biên chế trong Hải quân Đài Loan với tên gọi là Po Yang. Số hiệu trên thân ban đầu là DD-10, sau đó đổi thành DD-918 và cuối cùng là DD-910 (năm 1979).

Khu trục Po Yang (DD-910) thực hiện các nhiệm vụ tuần tra bảo vệ eo biển Đài Loan, vùng biển xung quanh, hộ tống bảo vệ đoàn tàu vận tải, huấn luyện học viên hải quân. Po Yang đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển Hải quân Đài Loan.

Tháng 6/1984, Po Yang bị loại bỏ khỏi thành phần trang bị Hải quân Đài Loan sau khi bộ phận động lực tàu hỏng hoàn toàn cùng với đó là cấu trúc thân tàu bị lão hóa.

(*) Chi tiết trận đánh ngày 2/8 của HQNDVN

Ngày 31/7/1964, khu trục Maddox mang số hiệu 731 thuộc biên đội xung kích 77 – Hạm đội 7 xâm phạm vùng biển Việt Nam, tiến sâu Quảng Bình. Tàu Maddox ngày càng tiến gần bờ hơn, khi đi qua khu vực Đèo Ngang, Hòn Mát, Hòn Mê thì các máy móc điện tử trinh thám trên tàu mở hết công suất tiến hành do thám xác định hệ thống bố phòng bảo vệ bờ biển của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Quân đội ta với quyết tâm trừng trị hành động xâm phạm trắng trợn chủ quyền lãnh hải, các chiến sĩ thuộc đoàn 135 tàu phóng lôi và các lực lượng khác sẵn sàng chiến đấu cao. Ngày 1/8, Bộ tư lệnh Hải quân nhận lệnh của Bộ Tổng tham mưu dùng lực lượng đánh tàu địch nếu chúng tiếp tục xâm phạm vùng biển của ta.

Thực hiện nhiệm vụ Bộ tư lệnh Hải quân giao phó, cán bộ đoàn 135 tàu phóng lôi lệnh cho phân đội 3 tàu (333/336/339) lên đường đánh địch. Các tàu phóng lôi được trang bị một súng máy 14,5mm và 2 ngư lôi.

Lúc 13h10 phút 2/8, tàu Maddox cách Đông Nam Hòn Nẹ 10 hải lý, xâm phạm Hòn Mê, Lạch Trường. Phân đội trưởng Nguyễn Xuân Bột ra lệnh đội tàu phóng lôi đồng loạt xuất kích, ba tàu 333/336/339 mở radar sục sạo mục tiêu. Sau khi phát hiện Maddox, tàu ta tăng tốc tiếp cận địch để phóng lôi.

Pháo 127mm của Maddox bắt đầu nổ súng về phía đội tàu của ta, vào gần hơn thì hỏa lực 40mm và 20mm của địch bắn dữ dội, quyết liệt hơn. Quân Mỹ điều động thêm 4 máy bay F-8 từ tàu sân bay USS Ticonderoga tới hỗ trợ Maddox.

Mặc dù thua kém địch về mọi mặt, các chiến sĩ trên 3 tàu phóng lôi của ta vẫn đánh trả quyết liệt và bắn hạ một chiếc F-8. Tuy ngư lôi từ các tàu phóng lôi của ta không đánh trúng Maddox nhưng cũng đủ làm cho quân địch phải hoảng sợ trước ý chí chiến đấu kiên cường, anh dũng của các chiến sĩ Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Kết thúc trận đánh, về phía ta hai tàu 336 và 339 hư hỏng, về phía địch mất một chiếc F-8 riêng Maddox bị trúng một số phát đạn 14,5mm làm hỏng vài thiết bị trên tàu.

>> Phía sau vụ Pháp rút tàu Charles de Gaulle



Dù cứng rắn đe dọa "Gaddafi sẽ không có ngày nghỉ" những việc tàu sân bay Charles de Gaulle về Pháp không che dấu nổi sự bế tắc của liên quân NATO chống chế độ Gaddafi.



http://nghiadx.blogspot.com

Tàu sân bay Charles de Gaulle ngoài khơi bờ biển Libya hồi tháng 6/2011 Ảnh: AP


Vắng mặt vài tháng

Theo thông báo từ phía Bộ Quốc phòng Pháp, tàu sân bay Charles de Gaulle đã chính thức tạm ngưng thực hiện các phi vụ tấn công tại chiến trường Libya để lên đường trở về cảng Toulon từ ngày hôm qua 4/8. Tàu sân bay lớn nhất châu Âu sẽ trở về cảng Tuolon vào ngày 10/8.

Công việc bảo trì tàu sân bay này sẽ mất khoảng vài tuần. Một số trang mạng của Hải quân Pháp cho biết, công tác bảo trì tàu sân bay có thể sẽ mất đến vài tháng để hoàn thành công việc.

Tuy nhiên, Pháp khẳng định "ông Gaddafi sẽ không có được những ngày nghỉ ngơi". Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Gerard Longuet nhấn mạnh, Pháp sẽ duy trì cam kết của mình cho sứ mạng tại Libya, ông nói

“Ông Gaddafi không nên trông đợi vào thời gian nghỉ ngơi sau khi tàu sân bay rút khỏi Libya, máy bay chiến đấu của Pháp sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc không kích cùng các chuyến bay trinh sát từ các căn cứ mặt đất”.

Khí thế nản dần sau 4 tháng

Khi bắt đầu tham gia các chiến dịch không kích Libya theo nghị quyết số 1973 của Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc. Các đồng minh trong khối NATO từng hy vọng sẽ kết thúc chiến dịch quân sự tại đây chỉ trong vài tuần.

Tuy nhiên chiến dịch quân sự tại đây đã kéo dài hơn 4 tháng mà vẫn chưa giải quyết được vấn đề gì. Các đồng minh trong chiến dịch không kích do Pháp và Anh dẫn đầu đã bắt đầu chùn bước.

Na Uy đã thông báo rút toàn bộ chiến đấu cơ của mình đang làm nhiệm vụ tại Libya về nước. Italy, quốc gia gần Libya nhất cũng đã thu hẹp sự tham gia của mình trong các chiến dịch không kích bằng cách rút tàu sân bay Garibaldi.

Sau khi Na Uy thông báo rút quân, Anh đã thông báo tăng cường thêm 4 máy bay cường kích Tornado nhằm bổ sung cho số máy bay của Na Uy rút khỏi đây. Từ khi bắt đầu chiến dịch không kích Libya từ ngày 19/3/2011 đến nay. Tổng cộng có 17.566 phi vụ, trong đó có 6.648 phi vụ ném bom đã được thực hiện.

Sau hơn 4 tháng không kích, tình hình trên chiến trường Libya vẫn không hề thay đổi, lực lượng nỗi dậy với sự hậu thuẫn của NATO vẫn không thể làm được gì thêm ngoài những khu vực đã chiếm đóng trước khi nổ ra các cuộc không kích.

Lực lượng nỗi dậy chẳng những không thay đổi được tình hình mà trọng nội bộ của chính họ cũng trở nên rối ren hơn. Cùng với sự nản lòng của các đồng minh trong khối NATO điều đó càng cho thấy, chiến dịch quân sự tại Libya đang lâm vào ngõ cụt.

Một lần nữa cho thấy, tình hình tại các chiến trường như Iraq, Afghanistan đang tái diễn tại chiến trường Libya, Anh, Pháp 2 quốc gia dẫn đầu chiến dịch quân sự tại đây đang trên đường rơi vào vết xe đổ mà Mỹ đã gặp phải tại Iraq và Afghanistan.

>> Nga, Mỹ có thêm nhiều hợp đồng sau thương vụ Mi-17V5



Theo phát biểu của phó giám đốc ủy ban hợp tác quân đội liên bang Nga vào ngày 4/8, Nga và Mỹ chuẩn bị ký kết thêm các hợp đồng và cam kết hợp tác quân sự.

Vào tháng 5/2011, Mỹ đã ký hợp đồng mua 21 trực thăng Mi-17V5 của Nga để cung cấp cho quân đội Afghanistan. Mi-17V5 là trực thăng vận tải quân sự.

“Chúng tôi sẽ ký kết thêm các hợp tác quân sự trong tương lai gần, kế hoạch hợp tác này sẽ mở rộng lớn hơn nhiều so với hợp đồng mua trực thăng vào tháng 5”, ông Vyacheslav Dzirkaln cho biết. Nga và Mỹ đang tận dụng mọi khả năng hợp tác quân sự để đem lại lợi ích chung cho cả 2 quốc gia.

Ông Dzirkaln phủ nhận thông tin báo chí cho rằng Nga đang găp vấn đề trong việc thực hiện hợp đồng bán máy bay trực thăng và cho biết những chiếc Mi-17V5 đầu tiên sẽ được bàn giao cho quân đội Afghanistan vào cuối năm 2011. Theo thông tin đã công bố, hợp đồng này có trị giá lên tới 367,5 triệu USD.

http://nghiadx.blogspot.com
Mi-17V5 là trực thăng vận tải quân sự hạng nặng. Hợp tác quân sự giữa Nga và Mỹ đang rất nồng ấm.


Mi-17 là phiên bản xuất khẩu của máy bay trực thăng Mi-8 Hip. Hiện tại, 2 nhà máy ở vùng Volga, Kazan và thành phố Ulan-Ude, vùng viễn đông của Nga đang chạy hết công suất để có thể cung cấp các máy bay trực thăng vào cuối năm nay.

Phiên bản Mi-17V5 mà Nga bán cho Mỹ được trang bị hệ thống nâng hạ hàng hóa đặc biệt cùng với “mũi cá heo” và các cánh cửa phụ.

>> Trung Quốc 'biếu không' 1 phi đội J-10B cho Pakistan



Hãng Greater Kashmir của Pakistan cho hay, Trung Quốc đã thông qua quyết định “biếu không” một phi đội máy bay tiêm kích J-10B gồm 12-16 chiếc cho Pakistan.


Đề xuất này đã được giới lãnh đạo quân sự Trung Quốc thông qua trong thời gian Tổng Tham mưu trưởng Pakistan, Trung tướng Waheed Arshad đến thăm Trung Quốc.

Theo giới lãnh đạo Trung Quốc, Pakistan là nước đầu tiên được Trung Quốc chuyển giao máy bay tiêm kích chiến đấu J-10B, tiêm kích "con cưng" và là "xương sống" của Không quân Trung Quốc.

Đây là một động thái cho thấy Trung Quốc ngày càng tỏ rõ thái độ muốn tăng cường hợp tác kỹ thuật quân sự với Pakistan. Trong thời gian thăm Trung Quốc, Trung tướng Arshad khẳng định, hợp tác quốc phòng giữa 2 nước sẽ nâng lên một tầm cao mới và Trung Quốc không ngừng nỗ lực bảo đảm an toàn và an ninh cho Pakistan.

Nhà phân tích quân sự Pakistan, ông Usman Shabir cho biết, nhiều khả năng Trung Quốc sẽ cung cấp cho Pakistan 2 phi đội J-10B (32 máy bay) trong kế hoạch cho vay dài hạn, trong đó phần lớn Trung Quốc sẽ viện trợ.

Cần phải thấy rằng, đề xuất cung cấp máy bay tiêm kích J-10B cho Pakistan của Chính phủ Trung Quốc được đưa ra trong bối cảnh quan hệ hợp tác giữa Pakistan và Mỹ ngày càng trở nên xấu đi.

Trước đó, Pakistan đã mua của Trung Quốc 36 máy bay tiêm kích với tổng giá trị 1,4 tỷ USD. Hợp đồng này được ký vào tháng 11/2009. Sau đó, có thông tin cho rằng, Không quân Pakistan dự định tăng số lượng máy bay tiêm kích J-10 đưa vào biên chế lên đến 150 chiếc.

Ngoài máy bay J-10, Pakistan cũng muốn mua máy bay tiêm kích JF-17 Thunder (JF-17 (Joint Fighter - 17) là sản phẩm nghiên cứu và phát triển chung giữa Tập đoàn xuất-nhập khẩu hàng không của Trung Quốc (CATIC) và Khu liên hợp hàng không Pakistan (PAC).

Cuối tháng 5/2011, Không quân Pakistan đã mua 50 máy bay tiêm kích JF-17, trong đó 36 chiếc đã được đưa vào biên chế. Trong tương lai, số lượng máy bay này trong biên chế của không quân Pakistan sẽ tăng trong khoảng 200-250 chiếc.



Máy bay Cheng Du J-10 trong một căn cứ không quân Trung Quốc


Vài nét về "tiêm kích con cưng"

Tháng 2/2009, Trung Quốc đã cho ra mắt biến thể J-10B được sản xuất trên cơ sở J-10.
J-10 là máy bay tiêm kích đa năng hạng nhẹ một động cơ, có thể tấn công các mục tiêu trên không, mặt đất trong mọi điều kiện thời tiết. J-10 được Viện thiết kế máy bay Thành Đô hợp tác với Công ty sản xuất máy bay Thành Đô chế tạo. J-10 chính thức được đưa vào biên chế cho Không quân Trung Quốc từ năm 2004.

J-10 được trang bị pháo Type-23 hai nòng 23 mm có tốc độ bắn lên 3.000 - 3.400 phát/phút, có khả năng sử dụng các loại đạn cháy, xuyên giáp và vạch đường.

Ngoài ra, máy bay này còn có 11 điểm treo vũ khí (6 trên cánh và 5 ở dưới thân), có khả năng mang nhiều loại vũ khí khác nhau với tổng trọng lượng tải tác chiến lên đến 4.500 kg.

Khi thực hiện nhiệm vụ không chiến tầm gần, J-10 được trang bị 4 tên lửa tầm trung “không đối không” PL-11 hoặc PL-12, 2 tên lửa tầm ngắn “không đối không” PL-8 và một thùng nhiên liệu bổ sung 800l.

Khi thực hiện nhiệm vụ không chiến tầm xa, J-10 được trang bị 2 tên lửa không tầm trung PL-11/PL-12, 2 tên lửa đối không tầm ngắn PL-8, hai thùng nhiên liệu bổ sung 1.600l và một thùng nhiên liệu 800l.

Khi thực hiện nhiệm vụ tấn công các mục tiêu mặt đất, J-10 được trang bị 2 tên lửa đối không tầm ngắn PL-8, 6 quả bom dẫn đường laser loại 250 kg hoặc 2 quả loại 500 kg, thiết bị chỉ thị mục tiêu bằng laser…
Vụ việc đang gây một làn sóng giận dữ trong dư luận Hàn Quốc về sự vô trách nhiệm của các sĩ quan này trong việc bảo vệ an ninh quốc gia. Hiện cả 3 người đều bác bỏ các cáo buộc, trong khi công ty Lockheed Martin từ chối bình luận về vụ việc.

>> Trung Quốc tổ chức chiến dịch Shady RAT?



Trung Quốc đang bị cả thế giới nghi ngờ chủ mưu cuộc tấn công tin học vào 72 tổ chức, trong đó nạn nhân là các chính phủ, tập đoàn và Liên Hợp Quốc suốt 5 năm.

Ngạc nhiên trước danh sách các nạn nhân

Mc Afee gọi đây là “chiến dịch Shady RAT”, trong đó RAT có nghĩa là các công cụ xâm nhập từ xa. Chiến dịch này bắt đầu từ giữa năm 2006.

http://nghiadx.blogspot.com
Trung Quốc tổ chức chiến dịch Shady RAT


Công ty an ninh mạng McAfee tin rằng họ đã xác định được một “quốc gia chủ mưu” đứng đằng sau các cuộc tấn công này, nhưng từ chối cung cấp danh tính cụ thể. Theo nhiều chuyên gia an ninh mạng thì mọi bằng chứng đều hướng tới Trung Quốc.

Danh sách nạn nhân dài dằng dặc bao gồm các cơ quan chính phủ Mỹ, Đài Loan, Ấn Độ, Hàn Quốc, Việt Nam, Canada, tổ chức ASEAN, ủy ban Olympic quốc tế IOC, cơ quan chống Doping thế giới và hàng loạt các công ty chế tạo vũ khí, công ty công nghệ cao...

Trong trường hợp của Liên Hợp Quốc, máy tính của giám đốc trụ sở tại Geneva đã bị đột nhập vào năm 2008 và theo dõi trong suốt 2 năm. Chúng tôi cũng ngạc nhiên trước danh sách dài các tổ chức đã bị đột nhập trong thời gian qua”, phó giám đốc Mc Affe – ông Dmitri Alperovitch cho biết.

“Điều gì đã xảy ra với lượng thông tin khổng lồ này…vẫn là một bí ẩn. Tuy nhiên, những mảnh nhỏ thông tin đó có thể ghép thành một bức tranh lớn, giúp kẻ nắm giữ có thể giành chiến thắng trong các cuộc đàm phán. Những thông tin này rất có giá trị về mặt kinh tế”, ông Alperovitch nói thêm.

Theo ông Alperovitch, McAfee đã đề nghị cơ quan luật pháp điều tra các vụ xâm nhập đối với 72 tổ chức và quốc gia này.

Trung Quốc – điểm đến của mọi sự nghi ngờ

Chuyên gia an ning mạng Jim Lewis của Trung tâm chiến lược và nghiên cứu quốc tế tin rằng nhiều khả năng Trung Quốc đứng sau chiến dịch này vì tất cả các thông tin bị khai thác đều mang lại lợi ích đặc biệt cho quốc gia này.

Ví dụ trong trường hợp hệ thống mạng của hiệp hội Olympic thế giới và hiệp hội Olympic của các quốc gia thành viên bị đột nhập vào trước kỳ đại hội Olympic Bắc Kinh vào năm 2008. Hay các cơ quan của Đài Loan bị đột nhập khi Trung Quốc vẫn là mối đe dọa lớn nhất và luôn coi Đài Loan là một tỉnh lẻ của mình. “Mọi dấu hiệu đều hướng tới Trung Quốc. Nhưng cũng có thể là người Nga, tuy nhiên thì vẫn không đáng nghi bằng Trung Quốc”, ông Lewis nói.

“Lại nói về Trung Quốc, chúng tôi đã báo cáo với quốc hội vào năm 2010 là Trung Quốc đang theo đuổi khả năng mạng với mục tiêu tập trung vào khai thác thông tin. Một trong các mục tiêu của họ là các cơ sở quân đội chiến lược”, Trung tá Không quân April Cunningham cho biết.

Theo những nguồn tin không chính thức, tổng thống Mỹ coi an ninh mạng là một vấn đề chủ chốt và đang huy động mọi nguồn lực để tăng cường độ bảo mật cho chính phủ và các công ty Mỹ.

Những vùng đang nằm trong “thời kỳ đồ đá”

Chuyên gia mạng Vijay Mukhi của Ấn Độ cho rằng chính phủ các quốc gia Đông Nam Á rất dễ bị hacker Trung Quốc tấn công. “Tôi không ngạc nhiên trước những gì Trung Quốc đang làm. Họ đang dần dần chiếm thế thượng phong trong thế giới ảo. Tôi có thể nói rằng các hacker truy cập vào thông tin của chính phủ Ấn Độ “dễ như trở bàn tay”. Thực sự thì chúng ta đang ở trong thời kỳ đồ đá”, ông nói.

Theo quan chức bộ phận bảo mật của bộ thương mại Nhật Bản, việc xác nhận chính xác một quốc gia đứng đằng sau các cuộc tấn công là rất khó khăn. Tuy nhiên, các công ty an ninh mạng có thể tìm ra nguồn gốc máy tính mà hacker sử dụng để thực hiện hành vi phạm pháp.

>> BAE Systems trình 7 mẫu UGV lên BQP Anh



Chương trình xe thiết giáp không người lái tương lai (FPV - Future Protected Vehicle) của Anh được đảm nhận bởi công ty BAE Systems mới đây đã có những thành công bước đầu.



http://nghiadx.blogspot.com
Trong tương lai, các UGV chiến đấu sẽ đóng một phần rất quan trọng trong cơ cấu quân đội.


Chương trình FPV giới thiệu các UGV (Phương tiện không người lái mặt đất) được thiết kế với những công nghệ hiện đại nhất như hệ thống ngụy trang có thể thay đổi bằng mực điện tử, vũ khí viba, giáp nóc nổi bằng lực điện từ và lớp giáp bọc đặc biệt làm giảm tín hiệu hồng ngoại phát ra.

Có tất cả 7 mẫu thử UGV đã được BAE Systems trình lên Bộ Quốc phòng Anh. Dưới đây là thông tin về từng loại UGV đó:

UGV chiến đấu Pointer:

Có kích thước tương đương một chiến binh, UGV Pointer là một robot hình nhện được trang bị bốn chiếc “chân” với bánh xích khiến nó có khả năng di chuyển trên rất nhiều loại địa hình phức tạp.

Với hệ thống camera quan sát hiện đại và súng máy cỡ nòng nhỏ, UGV Pointer có thể đảm nhận các nhiệm vụ trinh sát, làm hỏa lực hỗ trợ cho các binh sĩ cũng như tác chiến độc lập.


http://nghiadx.blogspot.com
UGV Pointer với bốn chân với bánh xích hỗ trợ có khả năng vượt địa hình không kém những người lính thực thụ.

UGV hỗ trợ Wraith

Với hình dáng bên ngoài giống một chiếc xe tăng với các thiết kế làm tăng khả năng tàng hình, Wraith được thiết kế cho các nhiệm vụ đột nhập sâu trong hậu phương quân địch.

Vũ khí chính của Wraith là một máy phát sóng viba công suất cao, có khả năng làm tê liệt các hệ thống điện tử của đối phương ở khoảng cách xa.

Vũ khí sóng viba này cũng có tác dụng gây cảm giác bỏng rát lên da người nên Wraith cũng có khả năng vô hiệu hóa binh lính đối phương hay giải tán đám đông rất hữu hiệu.

http://nghiadx.blogspot.com
Với công nghệ tàng hình sử dụng mực điện tử và pháo vi ba, Wraith sẽ không thua kém một bóng ma thực thụ trên chiến trường.


Wraith cũng sẽ được trang bị những thiết bị điện tử hiện đại giúp nó có thể tự động tuần tiễu và ứng phó với các mối nguy hiểm trong khu vực cần bảo vệ.

Không những thế, Wraith sẽ có khả năng phân biệt địch - ta hay phản ứng dựa theo những hành động của các đối tượng nó bắt gặp (ví dụ như tấn công khi đối phương mang vũ khí, bỏ qua nếu đối phương là dân thường).

UGV hậu cần Bearer

Bearer được thiết kế đơn thuần đảm nhận nhiệm vụ vận chuyển và đảm bảo hậu cần. Trong tình huống chiến đấu, Bearer cũng có thể được dùng với chức năng tải thương hay đảm nhận vai trò trạm chỉ huy di động.

http://nghiadx.blogspot.com
UGV hậu cần Bearer.


UGV tấn công Charger

Được thiết kế với vai trò là mũi nhọn tấn công, Charger có hình dạng bên ngoài như một chiếc xe tăng có gắn thêm lưỡi gạt. Ngoài khả năng có thể húc đổ mọi vật cản trên đường đi, UGV có khối lượng 30 tấn này còn được trang bị các tên lửa chống tăng đặt trong bệ phóng thẳng đứng phía sau, pháo bắn thẳng hay pháo cối phía trước tuy ftheo nhiệm vụ.

Lớp giáp của Charger được ứng dụng công nghệ lực nâng từ trường, có thể di chuyển, “nổi” lên phía trên xe để che đạn trong trường hợp UGV bị tấn công bởi các loại tên lửa tấn công từ nóc như loại FGM-148 Javelin của Hoa Kỳ.



Với lớp giáp tiên tiến và vũ khí cực mạnh, Charger là UGV đảm nhận tốt vai trò mũi nhọn tiến công.


UGV trinh sát Raider

Raider là loại UGV đảm nhận các nhiệm vụ trinh sát, quấy rối vùng hậu phương địch hay tuần tra canh gác. Loại UGV này có khối lượng nặng hai tấn và trang bị các loại camera, cảm biến chuyên biệt cho nhiệm vụ.
Về vũ khí, Raider được trang bị một súng máy hạng nặng 12,7 mm và các ống phóng lựu đạn khói hai bên thân.

http://nghiadx.blogspot.com
UGV trinh sát Raider.

UGV chở quân đa năng Safeguard

UGV Safeguard được thiết kế với vai trò là xương sống trong các đơn vị bộ binh cơ giới. Toàn bộ UGV sẽ được bọc giáp chống lại các loại đạn súng và mảnh bom, pháo cùng hệ thống chỉ huy, liên lạc tiên tiến.

Bên trong thân Safeguard được thiết kế 8 chỗ ngồi có thể chở theo 8 binh lính đầy đủ vũ khí hay các UGV chiến đấu như Pointer.

http://nghiadx.blogspot.com
Không chỉ chở người, Safeguard còn có khả năng mang theo các UGV chiến đấu khác vào chiến trường.

UGV vận tải Atlas

Atlas là loại UGV vận tải được thiết kế nhằm mục đích có thể chuyên chở hàng hóa mà không cần có sự tham gia của con người qua các vùng chiến sự nguy hiểm. Về vũ khí, Atlas trang bị một bệ phóng tên lửa thẳng đứng với khả năng bao quát mục tiêu 360 độ xung quanh xe.

Điểm đặc biệt nhất của Atlas là UGV này trang bị một thiết bị phun hơi nước làm giảm tín hiệu hồng ngoại. Nước được lấy từ không khí với công suất 7 lít/phút, sau đó lượng nước này sẽ được phun ra ngoài qua những lỗ siêu nhỏ nằm trên giáp tạo ra một màn bụi nước làm giảm tín hiệu nhiệt xung quanh xe.


http://nghiadx.blogspot.com
Trong tương lai, rất có thể sẽ có những cuộc hành quân chiến đấu mà không có sự tham gia của bất kỳ một binh lính nào.


Dù 7 UGV này vẫn chỉ là những bản thiết kế trên giấy, nhưng có tới 47 công nghệ hiện đại sẽ được áp dụng cho việc chế tạo chúng. BAE Systems đã khẳng định những mẫu thử của chúng sẽ được chế tạo phục vụ thử nghiệm trong tương lai gần

Vụ việc đang gây một làn sóng giận dữ trong dư luận Hàn Quốc về sự vô trách nhiệm của các sĩ quan này trong việc bảo vệ an ninh quốc gia. Hiện cả 3 người đều bác bỏ các cáo buộc, trong khi công ty Lockheed Martin từ chối bình luận về vụ việc.

Thứ Sáu, 5 tháng 8, 2011

>> Học giả Trung Quốc nêu bốn 'lựa chọn' cho vấn đề biển Đông



Tranh chấp biển Đông là vấn đề phức tạp liên quan đến nhiều bên, không thể giải quyết triệt để trong thời gian ngắn. Tiến sĩ Trương Tiếu Thiên thuộc ĐH Quốc phòng Trung Quốc có bài viết đăng trên báo Quốc phòng Trung Quốc đề cập đến bốn cách tư duy giải quyết vấn đề biển Đông.

Cách thứ nhất: Giải quyết bằng vũ lực – cuộc đấu kép giữa quân sự và chính trị

Quan sát trên mạng hiện nay sẽ thấy rất nhiều người ủng hộ biện pháp dùng vũ lực giải quyết vấn đề biển Đông. Xét tổng thể về so sánh lực lượng thì thực lực quân sự của Trung Quốc chắc chắn mạnh hơn Philippines, khả năng giành thắng lợi cũng nhiều hơn.

Hơn nữa, Mỹ không có lợi ích chiến lược mang tính thực chất ở biển Đông, nếu Trung Quốc dùng vũ lực giọng điệu của Mỹ sẽ không nhẹ nhàng nhưng cũng khó có thể ra tay mạnh mẽ với Trung Quốc vì vấn đề biển Đông.

Từ đó có thể suy luận, nếu xảy ra chiến tranh ở biển Đông, Trung Quốc rất có thể giành thắng lợi về mặt quân sự, song đồng thời ảnh hưởng bất lợi của việc giải quyết bằng vũ lực cũng sẽ hết sức rõ rệt:

Thứ nhất, sẽ khiến cho thù hận giữa Trung Quốc với Philippines, thậm chí với cả một số nước khác tích tụ lâu dài, ảnh hưởng đến tình hình khu vực xung quanh Trung Quốc.

Thứ 2, khiến cho rạn nứt giữa Trung Quốc và khối chính trị châu Á, chủ yếu là ASEAN sẽ lớn thêm, thế lực thứ ba bên ngoài sẽ được lợi, rơi trúng kế kiềm tỏa của Mỹ.

Thứ 3, ý tưởng chính trị của Trung Quốc sẽ bị nghi ngờ, cộng thêm sự kích động, xúi giục của nước lớn bên ngoài sẽ ảnh hưởng đến môi trường chiến lược của Trung Quốc, cản trở cơ hội phát triển chiến lược của Trung Quốc.


http://nghiadx.blogspot.com

Học giả Trung Quốc cho rằng, nếu xảy ra chiến tranh ở biển Đông, Trung Quốc rất có thể giành thắng lợi về mặt quân sự. Ảnh minh họa.


Nếu xem xét một cách biện chứng thì ảnh hưởng sử dụng vũ lực không phải là thắng lợi tuyệt đối mà phải căn cứ theo thời cơ, xu thế và tình hình của nước bá quyền để nắm bắt một cách linh hoạt.

Cách thứ 2: Thỏa hiệp nhượng bộ - nhân nhượng lợi ích đơn phương hoặc đa phương

Trong xử lý các vấn đề quốc tế, nhất là trong cuộc chơi chiến lược giữa các nước lớn, khả năng các bên lợi ích liên quan tuyệt đối không thỏa hiệp, không nhân nhượng là rất ít, nghĩa là dù nhiều dù ít đều có phần nhượng bộ nào đó. Vấn đề thỏa hiệp hoặc nhượng bộ đề cập ở đây liên quan đến hai khả năng:

Thứ nhất, Trung Quốc đơn phương chịu hy sinh để thỏa hiệp, nhượng bộ. Thứ 2 là các bên lợi ích liên quan đều có sự thỏa hiệp nhân nhượng trên cơ sở tôn trọng, thông cảm và hiểu biết lẫn nhau.

Điều rõ ràng là đơn phương thỏa hiệp sẽ là tổn hại tuyệt đối về lợi ích quốc gia, hơn nữa không nhất thiết có thể đổi lại được hòa bình lâu dài, cũng không có lợi cho việc giải quyết triệt để vấn đề, như vậy là một hạ sách. Về mặt lý thuyết, việc các bên đều có thỏa hiệp và nhượng bộ nào đó là tương đối hiện thực, dễ dàng cho việc giải quyết vấn đề biển Đông.

Tuy nhiên, trong thao tác thực tế, cách nghĩ về các bên đều có thỏa hiệp, nhượng bộ nhất định cũng đứng trước rất nhiều thách thức mang tính hiện thực. Thứ nhất, có nước không muốn có bất cứ nhượng bộ nào. Thứ 2, có nước được một muốn mười, không ngừng gặm nhấm như tằm ăn lá dâu đối với lợi ích biển của Trung Quốc. Thứ 3, có nước lôi kéo thế lực nước lớn ngoài khu vực, hòng làm cho vấn đề biển Đông trở nên phức tạp hóa.

Trong bối cảnh như vậy, cách tư duy chiến lược cho rằng một bên nào đó đơn thuần thỏa hiệp sẽ khiến cho lợi ích quốc gia của mình bị tổn hại. Nếu muốn thay đổi tình hình, khiến cho nước đương sự hữu quan đều ngồi vào bàn hiệp thương thẳng thắn và thành thật thì phải có biện pháp mạnh mẽ trong các phương diện chính trị, kinh tế, quân sự, quốc tế.., tạo điều kiện cho hiệp thương công bằng.

Cách thứ 3: Gác lại lâu dài – đau khổ vướng víu cả trước mắt và lâu dài

Gác lại lâu dài là biện pháp gác lại tranh chấp, đợi điều kiện chín muồi sẽ tiếp tục giải quyết. Vào thập niên 80 thế kỷ trước, Đặng Tiểu Bình đề xuất tư tưởng chỉ đạo "chủ quyền thuộc về ta, gác lại tranh chấp, cùng khai thác", tạm thời được gác lại vấn đề biển Đông, đợi điều kiện chín muồi sẽ tiếp tục tìm biện pháp giải quyết theo nguyên tắc chủ quyền thuộc về ta.

Đến nay vấn đề Biển Đông đã được gác lại hơn 20 năm, ảnh hưởng tích cực là có được thời gian cho phát triển quốc gia, thực lực của quốc gia được nâng lên mạnh mẽ nhưng ảnh hưởng tiêu cực là trong hơn 20 năm đó tranh chấp không ngừng xảy ra.

Nghiêm trọng hơn nữa là biển phân chia, các đảo bị xâm chiếm, tài nguyên bị cướp đoạt, tình hình như vậy không ngừng xấu đi mấp mé ranh giới không thể tiếp tục gác lại. Trong thời gian tới nếu muốn tiếp tục gác lại sẽ phải đứng trước rất nhiều thách thức:

Thứ nhất, tiếp tục gác lại có nghĩa là vấn đề cứ tiếp tục tồn tại, ảnh hưởng lâu dài đến ổn định ở môi trường xung quanh.

Thứ 2, tiếp tục gác lại sẽ khiến cho vấn đề tập trung áp lực, cộng thêm bị nước bá quyền kiềm chế, cùng với ảnh hưởng của một số vấn đề an ninh khác sẽ tồn tại rủi ro bị kích hoạt tập trung trong một thời kỳ nào đó;

Thứ 3, tiếp tục gác lại cho thấy rạn nứt ở Đông Nam Á, thậm chí ở cả khu vực châu Á sẽ tồn tại lâu dài, không có lợi cho việc chấn chỉnh xu thế chiến lược tổng thể.

Cách thứ 4: "Cùng có" – sức cuốn hút của thời đại hòa bình và phát triển

Tư duy chiến lược "cùng có" có nội hàm đặc biệt. Về mặt lý luận, không phải là các nước hữu quan cùng có chung biển Đông mà bao hàm ba lớp ý nghĩa sau đây:

Thứ nhất, đối với khu vực lãnh hải mà bên liên quan đã công nhận rõ cho nước nào đó có chủ quyền thì không cho phép tranh chấp trở lại và gây nên tranh chấp.

Thứ 2, đối với vùng biển mà các bên liên quan đang tranh chấp, nếu theo truyền thống lịch sử và luật pháp quốc tế đều có chứng cứ rõ ràng cho thấy phải thuộc về nước nào đó thì cần hiệp thương tập thể để công nhận là thuộc về nước đó.

Thứ 3, đối với vùng biển mà các bên đang tranh chấp, nếu không có chứng cứ được toàn thể các bên nhất trí công nhận, không thể chứng minh phải thuộc về nước nào thì có thể xác định các nước đương sự cùng có chung theo hình thức nào đó. "Hình thức nào đó" cụ thể là gì, cần phải tiếp tục đi sâu khai thác, tìm kiếm.

Theo suy nghĩ sơ bộ, ít nhất có thể có hai cách xác định: Một là quy thuộc chủ quyền về chính trị và quyền lợi kinh tế đối với vùng biển đó sẽ được hai hoặc hai nước trở lên cùng sở hữu, không có phân định rõ rệt theo giới hạn địa lý, các nước đương sự cùng khai thác, sử dụng và bảo vệ bằng hình thức cổ phần; Hai là quyền lợi chính trị đối với vùng biển quy về cho một nước nào đó sở hữu, đồng thời lợi ích kinh tế sẽ quy về cho các nước đương sự cùng sở hữu, các nước đương sự căn cứ theo theo tỷ lệ giá trị kinh tế để cùng khai thác, sử dụng và bảo vệ an ninh vùng biển.

Tư duy chiến lược "cùng có" có những ưu điểm rõ rệt. Thứ nhất, có thể loại bỏ mâu thuẫn và tranh chấp giữa các nước với nhau, dễ được Chính phủ và nhân dân các nước chấp nhận. Thứ 2, các nước đương sự có thể cùng hưởng lợi ích kinh tế, thúc đẩy các nước cùng khai thác, sử dụng và bảo vệ. Thứ 3, có thể liên hệ chặt chẽ các nước đương sự lại với nhau, cùng có lợi ích chung ở khu vực biển Đông, xây dựng quan hệ chiến lược hữu nghị và môi trường chiến lược hữu nghị.

Một ưu điểm rõ nét hơn nữa là hiện nay ngày càng có nhiều người nhận thức được rằng "trong thập niên thứ hai của thế kỷ 21 con đường phát triển trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc đòi hỏi phải cụ thể hóa thêm một bước", "một xu hướng quan trọng là mở rộng và làm sâu sắc thêm điểm gặp gỡ lợi ích giữa các bên, từ các nước và các khu vực khác nhau sẽ xây dựng một cách toàn diện thành cộng đồng lợi ích trong các lĩnh vực khác nhau và ở các cấp độ khác nhau".

Theo tư tưởng này thì việc coi tư duy chiến lược "cùng có" là cách thử nghiệm hữu ích để giải quyết vấn đề biển Đông không chỉ có lợi cho việc giải quyết bản thân vấn đề biển Đông, mà sẽ còn đặt cơ sở để xây dựng cộng đồng lợi ích giữa các bên, tạo điều kiện thuận lợi để Trung Quốc phát triển lâu dài, thậm chí dẫn dắt thế giới đến tiến bộ.

Tuy nhiên, tư duy "cùng có" đòi hỏi phải có một số điều kiện, một điểm quan trọng trong đó là khả năng lý giải và tiếp nhận của các nước đương sự đối với ý tưởng "cùng có". Hiện nay và một thời kỳ tới đây, trong tiếng gọi hấp dẫn của trào lưu chủ quyền quốc gia có thể nhân nhượng một phần để cùng phát triển, có tồn tại khả năng này.

Trong bốn kiểu tư duy chiến lược nói trên, kiểu nào cũng đều có cả thế mạnh, thế yếu và phải có những điều kiện cơ bản, cần xuất phát từ toàn cục chiến lược an ninh và phát triển quốc gia để có được quy hoạch tổng thể đối với vấn đề biển Đông.

Dù lựa chọn theo cách tư duy nào cũng đều phải kết hợp tình hình thực tế để nắm bắt vấn đề, cần vận dụng một cách tổng hợp tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế và sức mạnh quân sự của quốc gia. Trong thao tác thực tế có thể lấy một kiểu nào đó làm chủ thể, các kiểu khác còn lại là phụ trợ, nhưng cũng có thể phối hợp tất cả.

Ngoài ra, cần phải chỉ rõ rằng cần đối phó thỏa đáng với nước lớn ngoài khu vực gây trở ngại, lợi dụng và can thiệp, vừa phải đề phòng tổn thất lợi ích quốc gia lại vừa phải đề phòng tổn hại lợi ích khu vực. Đó là nhân tố bên ngoài lớn nhất ảnh hưởng đến khả năng giải quyết vấn đề biển Đông, cũng là nhân tố then chốt khiến cho chiến lược khu vực biển Đông có thành công được hay không.

[BDV news]


>> Trung Quốc có thể tấn công Đài Loan vào năm 2020?



Khác hẳn với những phản ứng mạnh mẽ trong những vụ việc tương tự trước đây, lần này phía Đài Loan hầu như hoàn toàn im lặng trước vụ Su-27 Trung Quốc xua đuổi U-2. Vì sao ?


Chính sách quân sự mơ hồ, những khó khăn trong việc mua những vũ khí mới từ Mỹ và phản ứng yếu ớt gần đây cho thấy chính quyền Đài Loan dường như đã đầu hàng trong việc tìm ra đối sách trước sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc - nhà báo Jens Kastner bình luận trên tờ Asia Times.

Trung Quốc ngày càng khẳng định sức mạnh

Chính sách trắng quân sự vừa được Đài Loan tung ra ngày 19/7 nhận định: Sự áp đảo về sức mạnh quân sự của Trung Quốc so với Đài Loan đang ngày càng trở nên dữ dội hơn, và trong vòng một thập niên tới Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) có thể dễ dàng khuất phục Đài Loan bằng các biện pháp quân sự nếu cần thiết.

Sách trắng đi sâu vào phân tích những tiến bộ rõ rệt của PLA trong khả năng tác chiến mặt đất – mặt nước – trên không, khả năng tấn công bằng tên lửa, khả năng trinh sát và tình báo, khả năng tác chiến điện tử cũng như những thay đổi trong học thuyết chiến lược của Trung Quốc.


http://nghiadx.blogspot.com

Tên lửa Hùng Phong 3 của Đài Loan


Sách trắng quốc phòng Đài Loan cũng chỉ ra sự chênh lệch rõ rệt về quân sự giữa hai bên, cụ thể:

- Quân đội Đài Loan đánh giá ngân sách quốc phòng của Trung Quốc hiện đã gấp 21 lần Đài Loan.
- PLA có 2,3 triệu binh sĩ so với 270.000 của Đài Loan
- Lực lượng Nhị pháo (tên lửa hạt nhân và phi hạt nhân) của Trung Quốc đang không ngừng tăng cường khả năng phản công và răn đe bằng vũ khí hạt nhân bằng cách phát triển các loại tên lửa đường đạn.
- Quân đội Mỹ khi ứng cứu Đài Loan sẽ không dám tấn công các mục tiêu nào khác ngoài các mục tiêu đang trực tiếp tham chiến.
- PLA đã phát triển một số tên lửa diệt hàng không mẫu hạm DF-21D, được xem như vũ khí chính PLA sẽ sử dụng để ngăn Hải quân Mỹ giúp đỡ Đài Loan nếu có chiến tranh.
- Trung Quốc tăng cường mạnh mẽ các căn cứ phòng không và chống hạm dọc bờ biển, do đó Đài Loan khó có khả năng đánh trả để buộc Trung Quốc ngưng chiến.
- Chỉ riêng tại 2 tỉnh Phúc Kiến và Quảng Đông gần Đài Loan nhất, ước tính PLA đã triển khai hơn 1.000 tên lửa hướng về đảo Đài Loan, cùng vô số máy bay chiến đấu và tàu tên lửa hiện đại.
- Để tấn công vào bộ máy chỉ huy của Đài Loan, Trung Quốc đang phát triển máy bay không người lái đồng thời trang bị khả năng tác chiến điện tử cho Hải quân và Không quân, với mục đích làm tê liệt khả năng điều khiển vũ khí của đối phương.

Đến năm 2020:

- Trung Quốc sẽ hạ thủy chiếc tàu sân bay nội địa đầu tiên được trang bị máy bay tàng hình.
- Hệ thống vệ tinh dẫn đường Bắc Đẩu của Trung Quốc sẽ cho phép lực lượng tên lửa của nước này khả năng tấn công chính xác bất kỳ mục tiêu nào di động trên mặt nước, như các tàu sân bay của Mỹ.

Như để kết luận về ảnh hưởng của những bước tiến quân sự của Trung Quốc đối với kịch bản chiến tranh tương lai, các chuyên gia quân sự Đài Loan nhận định đến năm 2020 Trung Quốc có thể phong tỏa hoàn toàn đảo Đài Loan, chiếm các đảo lân cận và tấn công trực diện vào đảo Đài Loan, cũng như ngăn chặn bất cứ thế lực nước ngoài nào muốn giúp đỡ đảo quốc này.

Đài Loan đã làm gì?

Chính sách trắng quốc phòng Đài Loan thừa nhận mặc dù quan hệ giữa hai bờ biển đã ấm dần lên kể từ 2008 nhưng tình trạng sẵn sàng thời bình (của PLA) có thể nhanh chóng biến thành sức mạnh quân sự nhắm vào Đài Loan”.

Bên cạnh những khẩu hiệu như kêu gọi xây dựng một lực lượng quân đội “không biết sợ, không biết đến thất bại”, hay một thông báo mù mờ về việc nghiên cứu khả năng tác chiến phi đối xứng trong thời gian tới, sách trắng đã không đưa ra được tuyên bố nào ấn tượng. Có chăng là những đề cập chung chung rằng Viện Khoa học và Công nghệ Trung Sơn (Chung-shan) đang nghiên cứu một số loại khí tài như vũ khí xung điện từ (EMP).

Cũng không có đề cập gì cụ thể về những tiến triển trong việc nghiên cứu các loại tên lửa dòng Hùng Phong như HF-3 và HF-2E, cũng như công nghệ tàng hình mà quân đội Đài Loan từng dự kiến áp dụng trên các tàu tên lửa. Đáng lo ngại nhất là hoàn toàn không có phân tích nào về những chuyển biến chiến lược cần phải thực hiện để đối phó với sức mạnh quân sự của Trung Quốc.


http://nghiadx.blogspot.com

Khả năng tấn công Đài Loan của các tên lửa Trung Quốc.


Ngay bản thân các chính trị gia Đài Loan cũng đang mâu thuẫn với nhau. Ngay sau khi công bố sách trắng quốc phòng, Đảng Dân chủ Tiến bộ (DPP) - đảng đối lập chính ở Đài Loan – đã tố cáo chính quyền Quốc dân Đảng của Tổng thống Mã Anh Cửu chịu trách nhiệm về sự mất cân bằng quân sự với Trung Quốc.

DPP chỉ trích ông Mã không giữ lời hứa duy trì 3% GDP cho quốc phòng (ngân sách quốc phòng năm 2011 của Đài Loan chỉ chiếm 2,2% GDP) và gián tiếp vẫy cờ trắng cho phía Trung Quốc bằng cách im lặng trước những sự cố như vụ ngày 29/6.

Tuy nhiên ông Mã khó có thể làm gì hơn trước những khó khăn mà quân đội Đài Loan đang phải đối mặt trong việc hiện đại hóa quân đội, giữa lúc quan hệ Trung – Mỹ đang có dấu hiệu ấm dần lên.

Chẳng hạn việc Đài Loan hối thúc Mỹ chuyển giao máy bay F-16 C/D đã mang lại rất ít kết quả. Tổng thống Mỹ Obama đã hứa hẹn sẽ trả lời vào ngày 1/10, nhưng theo nhiều nhà phân tích, có lẽ ông Obama đã gián tiếp nói “không”. Bởi thật khó tin là Washington sẽ bán loại máy bay này cho Đài Loan vào thời điểm diễn ra các chuyến thăm của Phó Tổng thống Joe Biden đến Trung Quốc và Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đến Hawaii.

Giải pháp tình thế cho ông Mã, theo chuyên gia Oliver Braeuner của Viên nghiên cứu hòa bình Stockholm, đó là tìm kiếm thế cân bằng trong mối quan hệ với Bắc Kinh. “Ông Mã cần phải làm rõ rằng quan hệ giữa 2 bên chỉ có thể được cải thiện nếu Bắc Kinh từ bỏ mối đe dọa sử dụng vũ lực”, ông Broener nhận định.

[news]

>> Tàu ngầm Mỹ tự do trong vùng biển Trung Quốc



Dù phần lớn hạm đội tàu ngầm của Trung Quốc đóng vai trò bảo vệ bờ biển nhưng vẫn không thể ngăn chặn sự xâm nhận của tàu ngầm Mỹ.


Theo phân tích mới nhất của tiến sĩ Owen Cote đến từ Chương trình nghiên cứu An ninh, ĐH Công nghệ Massachusetts, chỉ có thay đổi trong học thuyết và công nghệ mới giúp Trung Quốc cải thiện được tình trạng này.

http://nghiadx.blogspot.com
Tiến sĩ Own Cote


Bản đánh giá mới nhất của tiến sĩ Cote là lời cảnh báo những trở ngại mà Trung Quốc phải đối mặt khi nước này muốn bảo vệ an ninh vùng biển của họ chứ chưa nói đến việc mở rộng ảnh hưởng trên Thái Bình Dương.

Bản báo cáo cũng cho thấy, mặc dù được trang bị tàu sân bay, máy bay chiến đấu hay tên lửa đạn đạo thì tàu ngầm vẫn là vũ khí quyết định của Bắc Kinh trong cuộc cạnh tranh với Washington.

Với khả năng di chuyển khó theo dõi và hỏa lực mạnh, tàu ngầm là mối đe dọa nghiêm trọng cho các hạm đội tàu trên mặt nước. Với lý do vừa nêu, tàu ngầm là lựa chọn lý tưởng để tạo ra những vùng biển chống xâm nhập.

Đó cũng là ý định của Bắc Kinh khi xây dựng đội tàu ngầm bao gồm khoảng 50 tàu ngầm chạy điện - diesel cỡ nhỏ và 10 tàu cỡ lớn chạy năng lượng hạt nhân. Theo tiến sĩ Cote, "Trung Quốc lên kế hoạch sử dụng đội tàu ngầm diesel để bảo vệ bờ biển".

Tương tự, những chiếc tàu ngầm hạt nhân cỡ lớn sẽ được sử dụng để bảo vệ vùng biển mà theo cách gọi của quan chức Trung Quốc là chuỗi đảo thứ nhất và chuỗi đảo thứ 2 hay còn được gọi là vùng biển Philippines.

Tuy nhiên, lực lượng Hải quân Mỹ với tàu ngầm đi kèm với máy bay tuần tra, trực thăng, tàu nổi và các bộ phận thăm dò đáy biển bằng âm thanh khi tập trung vào những vị trí nhất định vẫn có thể phát hiện được hầu hết những tàu ngầm Trung Quốc cố bám theo hạm đội Mỹ khi hạm đội này vượt qua chuỗi đảo đầu tiên, tiến sĩ Cote khẳng định.

Tiến sĩ Cote cho biết thêm:"Điểm yếu của Trung Quốc là khả năng chống ngầm hạn chế và không được đầu tư một cách đúng mức tương xứng vời tầm quan trọng của nó". (>> xem thêm)

Điều này dẫn đến việc lực lượng tàu ngầm của Trung Quốc không thể kiểm soát và chống lại sự xâm nhập của các hạm đội Mỹ và đồng minh vào vùng biển Đông và chưa nói đến việc kiểm soát cả vùng biển Philippines. Thậm chí, "Lực lượng tàu ngầm Mỹ có thể hoạt động tự do ở cả những vùng ven bờ của Trung Quốc", theo tiến sĩ Cote.

Sự không cân bằng này là kết quả của những khoản đầu tư khổng lồ vào công nghệ tàu ngầm trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh của Mỹ. Người Mỹ đã chứng minh được khả năng thiết lập và duy trì những ưu điểm về giảm độ ồn cho những tàu ngầm nguyên tử của họ trước những đối thủ cạnh tranh.

Sự vượt trội của tàu ngầm Mỹ sẽ hạn chế tối đa khả năng tác chiến của đội tàu ngầm Trung Quốc trong cuộc xung đột kéo dài, thậm chí làm giảm khả năng phòng thủ ven biển của đội tàu ngầm Trung Quốc bằng cách chiếm giữ những vị trí bên ngoài cảng biển của Trung Quốc, theo dõi và phá hủy những tàu ngầm Trung Quốc ra vào cảng.

Hiện tại, Hải quân Mỹ chỉ duy trì khoảng 10 tàu ngầm được triển khai thường xuyên trên toàn thế giới. Số lượng này sẽ được tăng nhiều hơn trong các trường hợp cần thiết nhưng lực lượng này chỉ mất khoảng vài ngày cho đến vài tuần để xâm nhập được vào vùng biển của Trung Quốc. Vì lý do đó, Mỹ có thể hạn chế được những ưu thế về số lượng của hạm đội tàu ngầm Trung Quốc. Ngoài ra, những ưu thế của tàu ngầm Mỹ cũng sẽ tăng theo thời gian đi cùng số lượng tàu ngầm của nước này.

Hiện tại, tàu ngầm Mỹ nhận được nhiều sự hỗ trợ nhờ bộ cảm biến tinh vi cũng như hệ thống chiến đấu dựa vào chỉ dẫn hỗ trợ định vị mục tiêu từ những căn cứ radar trên đất liền, vệ tinh hoặc máy bay trinh thám không người lái.

Ngược lại, Trung Quốc sở hữu một hệ thống chỉ dẫn nghèo nàn với hệ thống radar quét sóng xa OTH và một số hệ thống vệ tinh do thám nhỏ. Ví dụ, Bắc Kinh đang phát triển mẫu máy bay do thám không người lái.

Tuy nhiên, Washington hoàn toàn có thể đối phó dễ dàng bằng việc được trang bị tên lửa tấn công mặt đất nhằm phá hủy hệ thống thông tin để nắm chắc chiến thắng trước hạm đội tàu ngầm của Trung Quốc. Không những thế, Hải quân Mỹ cũng đang nghiên cứu khả năng phóng máy bay không người lái loại nhỏ từ tàu Mỹ để chống lại hệ thống OTH của Trung Quốc.

Với những trang bị trên, hạm đội tàu ngầm của Mỹ có đủ khả năng để tiêu diệt phạm vị lớn các mục tiêu trên mặt đất bao gồm hàng trăm bệ phóng tên lửa di động của Trung Quốc.

Tiến sĩ Cote kết luận:"Cả lực lượng tàu ngầm của Mỹ và Trung Quốc đều có những nhiệm vụ mới trong nỗ lực chạy đua với nhau, nhưng hoàn cảnh của Trung Quốc sẽ khác của Mỹ vì họ không có được những lợi thế hiện tại như Mỹ".

[BDV news]


>> Trung Quốc phong tỏa cảng Đại Liên



Cục an toàn hàng hải tỉnh Liêu Ninh Trung Quốc đã ra thông báo phong tỏa toàn bộ khu vực xung quanh cảng Đại Liên.


Theo đó toàn bộ tàu thuyền sẽ bị cấm đi vào khu vực này từ ngày 4-16 tháng 8/2011.

Trong thông báo phong tỏa khu vực cảng Đại Liên mà cơ quan an toàn hàng hải Liêu Ninh đưa ra, sở dĩ họ phong tỏa khu vực cảng này là để phục vụ cho mục đích quân sự.
http://nghiadx.blogspot.com
Vùng màu đỏ là khu vực bị phong tỏa kể từ ngày hôm nay. Ảnh:Clubchina



Khu vực phong tỏa bắt đầu từ vị trí neo đậu hiện tại của tàu sân bay Thi Lang (Varyag) cho đến gần hết khu vực eo biển Bột Hải. Sự kiện phong tỏa này được thông báo là để cho các thử nghiệm sơ bộ ban đầu của tàu sân bay Thi Lang.

http://nghiadx.blogspot.com
Khu vực neo đậu của tàu sân bay Varyag. Ảnh: Clubchina



Trên các tuyến đường dẫn đến cảng Đại Liên và các tuyến đường xung quanh, tất cả các phương tiện không có phận sự đều không được phép vào khu vực này. Chính quyền địa phương cho biết, tất cả người dân cũng như phóng viên không được phép quay phim, chụp hình trong khu vực thử nghiệm của Thi Lang.

Các đơn vị kiểm soát quân sự bắt đầu tăng cường làm nhiệm vụ kể từ hôm nay 4/8/2011. Cảnh sát địa phương cũng đã ra thông báo cho tất cả người dân trong khu vực không được leo núi cũng như sử dụng các tòa nhà cao tầng cho mục đích chụp ảnh. Bất cứ trường hợp bất thường nào đều bị bắt giữ và thẩm tra tại cơ quan cảnh sát địa phương.

Sự kiện ra thông báo phong tỏa khu vực cảng Đại Liên một cách bất thường này khiến dư luận không khỏi thắc mắc. Mặc dù, mục đích của cuộc phong tỏa này được cho là để thử nghiệm tàu sân bay, tuy nhiên có thể đây chỉ là một hành động che mắt dư luận trước sự cố của tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc.

Trước đó, theo một thông tin từ cơ quan tình báo Nhật Bản, một tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc đã gặp sự cố gần cảng Đại Liên và gây rò rỉ phóng xạ ra khu vực xung quanh. Thông báo phong tỏa khu vực cảng Đại Liên một cách gắt gao của chính quyền địa phương và quân đội Trung Quốc càng làm cho thông tin này có cơ sở hơn. Tag: Hải quân Trung Quốc, Tàu sân bay Thi Lang, Tàu sân bay Trung Quốc, Hải quân các nước trên thế giới

[news]


>> NATO hụt hơi trong cuộc đua chống hạm?



Hải quân các nước NATO không mấy chú trọng đến việc phát triển tên lửa chống hạm tầm xa, thế hệ mới.


Sau khi Liên Xô sụp đổ, chiến tranh lạnh kết thúc, nhận thấy đối thủ hải quân lớn nhất đã không còn sức mạnh, NATO cho rằng Nga sẽ tập trung khôi phục kinh tế nên khả năng phát triển quân sự không còn như xưa nữa. Do đó, các tuần dương hạm nổi tiếng của Liên Xô không còn là thách thức quá lớn đối với hải quân NATO. Vì vậy, các nước trong khối quân sự lớn nhất thế giới này không quan tâm đến tên lửa chống hạm mà quay sang phát triển các năng lực tác chiến mới trên không, xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa, phát triển các máy bay chiến đấu mới...

Tuy nhiên, tình hình đã thay đổi một cách nhanh chóng, đặc biệt là tại châu Á - Thái Bình Dương. Trung Quốc đã xây dựng và phát triển một đội tàu chiến mặt nước hùng hậu, bên cạnh đó là sự trỗi dậy của hải quân các nước như Ấn Độ, và sự trở lại của người Nga. Các quốc gia này, đặc biệt là Nga và Trung Quốc đã liên tục cho ra đời các mẫu tên lửa chống hạm mới, tinh vi hơn, tầm bắn xa hơn.

Tên lửa chống hạm NATO

Danh sách các loại tên lửa chống hạm của NATO có hai loại chủ yếu là Harpoon và Exocet. Bên cạnh đó có một số hệ thống tên lửa chống hạm khác như Otomat, RBS-15 MK3. Biến thể có tầm bắn xa nhất là Harpoon Block 1D (278km) đã không được sản xuất với số lượng lớn sau khi Liên Xô sụp đổ.


http://nghiadx.blogspot.com

Tên lửa chống hạm chủ lực Harpoon của hải quân NATO.


Biến thể hiện đại và có tầm bắn xa nhất của Harpoon là 315km và được phóng từ trên máy bay chiến đấu. Các biến thể trang bị cho các tàu chiến mặt nước và tàu ngầm có tầm bắn xa nhất khoảng 140km. Tên lửa Harpoon có tốc độ khoảng 850km/h, đầu đạn nặng khoảng 220kg, nó được dẫn đường kết hợp quán tính và radar chủ động.

Với Exocet của MBDA châu Âu, tầm xa nhất thuộc Block III, tầm bắn 180km. Exocet có tốc độ Mach-0,9 khoảng 1.100km/h,đầu đạn nặng 165kg. Tên lửa cũng được dẫn đường kết hợp quán tính và radar chủ động.

Cả hai loại tên lửa chống hạm chủ lực của NATO đều có tốc độ cận âm, dù được thiết kế để tránh radar, tuy nhiên với tốc độ cận âm khả năng bị bắn hạ bới các hệ thống phòng thủ trên chiến hạm là rất lớn.

Nga là quốc gia sở hữu nhiều thế hệ tên lửa chống hạm nhất thế giới hiện nay, họ cũng là quốc gia đang sở hữu những hệ thống tên lửa chống hạm đáng sợ nhất thế giới.


http://nghiadx.blogspot.com

P-270 Moskit được đánh giá là tên lửa chống hạm đáng sợ nhất hiện nay.


Điển hình là tên lửa chống hạm P-270 Moskit hay SS-N-22 Suburn, tên lửa chống hạm này có tốc độ lên đến Mach-2,5 khoảng 2.800km/h. Với tầm bắn tối đa là 120km, đầu đạn nặng 300kg, tên lửa này là một thách thức lớn đối với hệ thống phòng thủ trên chiến hạm của NATO. Hiện tại, Mỹ đang đau đầu trong việc sản xuất bia bay cho hải quân tập đánh chặn.

Họ tên lửa chống hạm đang được xuất khẩu rộng rãi ra nhiều nước trên thế giới X-35 Uran hay Kh-35 Uran E phiên bản xuất khẩu, NATO định danh là SS-N-25 Switchblade. Tên lửa có tốc độ là Mach-0,8 , tầm bắn 130km, đầu đạn nặng 145kg. Kh-35 có thể phóng từ nhiều bệ phóng khác nhau từ tàu chiến, đến máy bay chiến đấu, từ bệ phóng di động trên mặt đất. Phiên bản nâng cấp gần đây nhất có tầm bắn lên đến 250km.

Chưa hết, họ tên lửa chống hạm Club đang khiến cho NATO cực kỳ nguy hiểm có thể phóng đi từ tàu ngầm và Club-N phóng từ tàu nổi có tầm bắn lên đến 300km, với tốc độ lên đến Mach-2,9 ở pha cuối. Tên lửa được thiết kế với đường bay kiểu “zic- zắc” nên rất khó đánh chặn.

Đặc biệt, hệ thống tên lửa Club có thể triển khai hoạt động trong các container đựng hàng, triển khai lên các tàu chở hàng. Đó là một mối đe dọa rất lớn với các tàu chiến của NATO, vì rất khó khăn để phát hiện tàu chở hàng nào chứa Club. Hệ thống này đang được xem là tiêu biểu cho chiến lược chiến tranh phi đối xứng.


http://nghiadx.blogspot.com

Họ tên lửa Club đang là đại diện tiêu biểu cho chiến lược chiến tranh phi đối xứng mà Nga đang xây dựng.


Ghê gớm hơn là hệ thống tên lửa chống hạm P-800 Yakhont, có tầm bắn đến 300km, tốc độ lên đến Mach-2,5. Hệ thống này tiếp tục là một thách thức đối với khả năng phòng thủ trên các chiến hạm của NATO. Hệ thống có thể triển khai hoạt động rất đa dạng, từ tàu chiến mặt nước, máy bay, bệ phóng di động trên bờ. Đặc biệt, biến thể Brahmos II trong tương lai, phát triển từ nguyên mẫu P-800 do Ấn Độ và Nga cùng nghiên cứu có thể đạt tốc độ Mach 5.

Bên cạnh đó không thể không kể đến các loại tên lửa chống hạm cũ hơn nhưng không kém phần nguy hiểm. P-700 Granit, NATO định danh là SS-N-19 Shipwreck. Tên lửa chống hạm này có tầm bắn lên đến 625km, đầu đạn nặng 750kg, đây là loại tên lửa chống hạm có tầm bắn xa nhất thế giới hiện nay đang hoạt động.

Tên lửa có tốc độ tối đa từ Mach-1,6 đến Mach-2,5. Tên lửa này được phóng đi theo kiểu 4-8 tên lửa được phóng đi để tấn công một nhóm tàu, radar trên các tên lửa sẽ hỗ trợ dẫn đường cho nhau để tấn công mục tiêu, xác suất tiêu diệt với kiểu bắn này rất cao. P-700 hiện đang là tên lửa chống hạm chủ lực trên tuần dương hạm lớp Kirov.

P-500 Bazalt SS-N-12 Sandbox, đây là loại tên lửa chống hạm có tầm bắn lên đến 550km, tốc độ Mach-2.5, đầu đạn nặng tới 1.000kg. Phiên bản cải tiến của P-500 đang là tên lửa chống hạm chủ lực của tuần dượng hạm lớp Slava.

Điểm qua một loạt các tên lửa chống hạm của NATO và Nga, rõ ràng các tên lửa chống hạm của Nato đều thua xa cả về tầm bắn lẫn tốc độ. Các chiến hạm của NATO có thế mạnh về hệ thống phòng thủ, tuy nhiên khi phải đối đầu với hàng loạt tên lửa chống hạm có tốc độ siêu thanh, thì khả năng này vẫn còn là một ẩn số quá lớn.


http://nghiadx.blogspot.com

Tên lửa chống hạm YJ-8 được phóng đi từ tàu chiến Trung Quốc.


So sánh tên lửa chống hạm NATO - Trung Quốc

Trong những năm qua, quân đội Trung Quốc đã có những bước phát triển mạnh mẽ thần tốc, đặc biệt là hải quân. Họ đã xây dựng cho mình một đội tàu chiến mặt nước và tàu ngầm hùng hậu, chuẩn bị đưa vào sử dụng tàu sân bay đầu tiên.

Bằng cách sao chép các công nghệ từ nước ngoài, chủ yếu là từ Nga, họ đã cho ra đời hàng loạt hệ thống vũ khí mới, trong đó có một danh sách dài các loại tên lửa chống hạm. Trong đó có thể kể đến những loại tên lửa đáng chú ý sau:

YJ-8 hay C-802, Nato định danh là CSS-N-8 Saccade, đây là loại tên lửa được thiết kế theo công nghệ hiện đại, nếu tính theo thông số công bố có thể sánh được với các tên lửa chống hạm hiện đại của NATO và Nga. Tầm bắn của loại tên lửa này tùy thuộc vào phiên bản, 120km với phiên bản C-802, 180km với C-802A, 350km với C-803.

Dù tên lửa này không có được tốc độ siêu âm như các tên lửa chống hạm của Nga, nhưng với tầm bắn xa, vượt xa cả phiên bản hiện đại nhất của tên lửa chống hạm Harpoon của NATO.


http://nghiadx.blogspot.com

Phiên bản được cho là tên lửa đạn đạo chống tàu DF-21D.


Gần đây, có tin biến thể C-805 phát triển dựa vào nguyên mẫu C-802 đang được coi là tên lửa chống hạm hiện đại nhất Trung Quốc với tầm bắn lên đến tối đa 500km (tầm bắn hiệu quả 380km) với tốc độ kinh hoàng Mach 3.5.

Trước đó, năm 2005, Trung Quốc giới thiệu C-602 Tầm bắn của tên lửa này được giới thiệu là tới 400km, phiên bản xuất khẩu có tầm bắn là 280km. Tên lửa sử dụng nhiên liệu lỏng, tốc độ tối đa khoảng Mach-0,9, tên lửa này được cho là có hệ thống dẫn đường tương tự tên lửa Harpoon của Mỹ.

Đặc biệt là đầu năm 2011, giới quân sự Trung Quốc đã giới thiệu một phiên bản tên lửa chuyên dùng để tiêu diệt tàu sân bay mang tên DF-21D. Theo như giới thiệu của giới quân sự Trung Quốc, DF-21D có thể tiêu diệt tàu sân bay đang di chuyển ở cự ly lên đến gần 3000km.

Đây là loại tên lửa đạn đạo chống tàu ASBM đầu tiên của thế giới, mặc dù thực hư của vấn đề này là chưa rõ ràng. Song sự xuất hiện của loại ASBM DF-21D khiến giới quân sự NATO ít nhiều phải lo lắng.

Xét về tầm bắn các tên lửa chống hạm của Trung Quốc đều vượt trội so với các tên lửa chống hạm chủ lực của hải quân NATO.



http://nghiadx.blogspot.com

Bảng so sánh thông số một số loại tên lửa chống hạm Nga, NATO, Trung Quốc (dựa vào thông số công bố lớn nhất).


Nước đến chân mới nhảy

Dù ngoài mặt các chuyên gia quân sự của Mỹ và Nato đánh giá khá thấp khả năng tiêu diệt tàu sân bay đang di chuyển của DF-21D. Tuy nhiên, khối quân sự lớn nhất thế giới này đang rục rịch chuẩn bị biện pháp đối phó.

Tự tin với sức mạnh quân sự khổng lồ, ỷ lại vào các hệ thống vũ khí hiện đại, tuy nhiên khi nhìn lại, NATO không khỏi lo lắng trước khả năng hụt hơi trong cuộc đua chống hạm.

Không lâu sau khi Trung Quốc giới thiệu DF-21D, Hải quân Mỹ lập tức khởi động chương trình phát triển tên lửa chống hạm tầm xa mới LRASM. Tiếp tục rót vốn cho chương trình phát triển biến thể SM-6, song song với đó là hoàn thiện phiên bản SM-3 Block III. Một dự án khác cũng được thúc đẩy là phát triển vũ khí chùm laser điện tử để tăng khả năng bảo vệ các chiến hạm trước tên lửa chống hạm của đối phương.

Tuy rằng, các chương trình phát triển tên lửa chống hạm mới đã được khởi động, song cần một khoảng thời gian nữa NATO mới có thể lấp đầy khoảng trống về tầm bắn và tốc độ so với các tên lửa chống hạm của Nga và Trung Quốc.

[BDV news]


>> 'Gót chân Asin' của Hải quân Trung Quốc



Dù Trung Quốc có thể tự hào về tàu sân bay đầu tiên của mình và tiếp tục nâng cấp một loạt tên lửa hành trình chống tàu (ASCM), nhưng hải quân nước này vẫn dễ dàng bị tổn thương trước các cuộc tấn công của tàu ngầm đối phương.


Minh chứng cho sự yếu kém chủ yếu của Trung Quốc trong tác chiến chống tàu ngầm là Hải quân Trung Quốc chỉ có không quá một tá máy bay tuần tra biển (MPA) - một lực lượng tác chiến chống tàu ngầm chủ yếu của hầu hết các lực lượng hải quân tiên tiến trên thế giới.

Do vậy, các nhà phân tích quốc phòng Trung Quốc đang rất quan tâm đến những thách thức mà các tàu ngầm nước ngoài có thể tạo ra đối với các lợi ích và tham vọng hàng hải của Trung Quốc.

Để lấp khoảng trống trong tác chiến chống tàu ngầm, hiện nay Hải quân Trung Quốc đang xây dựng nền tảng cho khả năng chống tàu ngầm tiên tiến hơn trong một hoặc hai thập kỷ tới.

Tác chiến chống tàu ngầm phi quy ước

Hiện nay, các phương tiện tác chiến chống ngầm hiệu quả nhất của Hải quân Trung Quốc là các phương tiện "phi quy ước", bao gồm:

- Thủy lôi: Tác chiến thủy lôi từng được coi là một sức mạnh của Hải quân Trung Quốc và là một lựa chọn chủ yếu trong các trong hoạt động phòng thủ chống tàu ngầm tại các khu vực trong vùng biển Hoàng Hải hoặc eo biển Đài Loan.

Các nhà phân tích Hải quân Trung Quốc thường xuyên thảo luận sử dụng thủy lôi tấn công tàu ngầm đối phương, thậm chí bí mật sử dụng các tàu thương mại đã chuyển đổi rải thủy lôi vào các vùng biển nơi các tàu ngầm đối phương có thể hoạt động.

Một sĩ quan hải quân cao cấp của Trung Quốc thuộc Trung tâm Nghiên cứu Hải quân Bắc Kinh gần đây đã đề xuất trong tương lai các phương tiện không người lái dưới nước có thể được sử dụng để triển khai thủy lôi nhằm tăng cường các khả năng tác chiến thủy lôi của Trung Quốc trong tác chiến chống tàu ngầm.

- Tàu đánh cá và tàu ngư chính: Một số nguồn tin cho hay Hải quân Trung Quốc dự định sử dụng các tàu đánh các và tàu ngư chính vào các cuộc chiến chống tàu ngầm tương lai.

Trên thực tế, một một tàu ngư chính đã được tái trang bị cho nhiệm vụ này. Tàu được trang bị một trực thăng chống tàu ngầm, ngư lôi chống tàu ngầm và thiết bị sonar kéo.

Trong tương lai, các tàu bảo vệ bờ biển Trung Quốc sẽ được cải tiến theo xu hướng này để nâng cao khả năng tác chiến chống tàu ngầm của Hải quân Trung Quôc.

Tác chiến chống ngầm quy ước

- Phát triển công nghệ sonar kéo: Từ lâu Hải quân Trung Quốc đã triển khai một hạm đội lớn tàu săn ngầm có trọng lượng giãn nước nhỏ (Type 037), nhưng vẫn thiếu một lực lượng tàu chiến mặt nước hiện đại thực hiện tác chiến chống tàu ngầm, ngay cả khi đã được trang bị hai loại tàu khu trục phòng không (Type 054) và tàu khu trục (Type 052) hiện đại.

Hải quân Trung quốc chưa ưu tiên phát triển các công nghệ sonar, mặc dù công nghệ sonar kéo đã được Pháp xuất khẩu sang Trung Quốc vào đầu những năm 1980. Các sonar gắn trên thân tàu chiến đấu mặt nước mới nhất của Trung Quốc chưa có khả năng phát hiện mục tiêu ở cự ly xa.

Gần đây có tin lực lượng tàu chiến mặt nước mới nhất của Trung Quốc được lắp đặt giàn sonar nội địa H/SJG-206 có thể phát hiện mục tiêu ở cự ly khoảng 100km.

- Lực lượng tàu hộ tống: Trung Quốc sẽ triển khai một loại tàu hộ tống chống tàu ngầm hiện đại trong những năm tới. Theo các phương tiện truyền thông Trung Quốc là tàu hộ tống Type-056, với chiều dài khoảng 90 m và lượng choán nước 1.500 tấn.


http://nghiadx.blogspot.com

Hộ vệ chống ngầm tương lai của Hải quân Trung Quốc Type 056.


Trên tàu có 1 radar thủy âm ở mũi và một sân đỗ có khả năng tiếp nhận 1 trực thăng Z-9 Haitun. Vũ khí trên tàu gồm 1 pháo 76 mm ở mũi (có thể là bản sao chép pháo AK-176 của Nga), 4 tên lửa chống hạm YJ-2, YJ-3 hay YJ-83 (C-802/C-803) ở giữa tàu và một hệ thống tên lửa phòng không tầm gần FL-3000N trên phần thượng tầng ở đuôi tàu. Có thể trên cột tàu phía mũi có bố trí rađa sục sạo Type 348 (LR-66). Dự kiến Type-056 dùng để thay thế hoặc bổ trợ cho tàu Type-037.

- Trực thăng hải quân: Để tăng cường khả năng chống tàu ngầm từ trên không, Hải quân Trung Quốc đã tăng cường phát triển một số loại trực thăng tác chiến chống tàu ngầm như Z-9C và Z-8.

Tuy nhiên, các nhà phân tích hải quân Trung Quốc cho rằng, loại trực thăng Z-9C vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu tác chiến chống tàu ngầm do Z-9C thiếu khả năng mang tải nặng để mang các bộ xử lý trên máy bay, phao thủy âm và vũ khí chống tàu ngầm, cho dù Z-9C được lắp một cặp giá treo ngoài để mang 1-2 quả ngư lôi chống ngầm sản xuất trong nước ET52 có tầm hoạt động tới 9,5km,

Ngoài ra, Z-9C còn được trang bị một sonar Type 605 (bản sao của AN/AQS-13 của Mỹ), một thùng chứa 12 phao thủy âm thụ động, 4 phao thủy âm chủ động, một phao thủy âm đo nhiệt độ và một phao thủy âm xác định môi trường đại dương.


http://nghiadx.blogspot.com
Trực thăng chống ngầm Z-9C.



Z-9C lắp một thiết bị thu vô tuyến để thu các tín hiệu của phao thủy âm ở cự ly 10 km khi bay với vận tốc 120km/h.

Trong khi đó Z-8 có kích thước quá lớn, không phù hợp với phần lớn tàu chiến mặt nước của Hải quân Trung Quốc. Do vậy, Hải quân Trung Quốc phải nhập khẩu trực thăng Ka-28 Helix của Nga với số lượng lớn để tăng cường khả năng chống tàu ngầm.

- Máy bay chống ngầm cánh cố định: Máy bay tuần tra biển hiện nay trở thành một phương tiện tác chiến chống tàu ngầm rất khả thi với các ưu điểm: khả năng cơ động cao, thời gian bay lượn lâu, tải trọng lớn và ít bị tổn thương trước các vũ khí triển khai trên tàu ngầm cũng như phạm vi sục sạo rộng.

Hải quân Trung Quốc đang xem xét chế tạo loại máy bay cánh cố định Y-8 có khả năng phóng tên lửa đối hạm nhưng với chỉ số lượng ít do thiếu căn cứ ở nước ngoài để làm nhiệm vụ bay tuần tra biển ở các vùng nước xanh xa.

Theo các nhà phân tích, điều này sẽ được khắc phục một phần trong thập kỷ. Hướng đi khác trong phát triển phương tiện chống ngầm từ trên không của Hải quân Trung quốc là đầu tư nhiều hơn vào các hệ thống chống tàu ngầm không người lái trên không.

- Tàu ngầm: Nhiệm vụ tác chiến chống tàu ngầm được đặt ra cho lực lượng tàu ngầm diesel của Trung Quốc từ tương đối sớm do các tàu ngầm diesel có thể có một số lợi thế khi hoạt động trong vùng nước nông ven biển và động cơ AIP đang được hoàn thiện. Các giàn sonar kéo cũng đã được trang bị trên các tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm lớp Tống (Song - Type-039G).


Tàu ngầm lớp Tống đã được trang bị ngư lôi chống tàu ngầm hạng nặng đầu tiên cũng như vũ khí chống tàu ngầm phóng bằng rocket (ASROC trong lực lượng hải quân phương Tây). Lực lượng tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc cũng được trang bị các công nghệ chống tàu ngầm nhưng tốc độ tìm kiếm phát hiện tàu ngầm đối phương hiện còn tương đối chậm.

Bên cạnh đó, trình độ của các thủy thủ tàu ngầm trong tác chiến tàu ngầm chưa cao và kinh nghiệm chiến đấu hầu như không có cũng làm giảm đáng kể khả năng tác chiến chống tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc, nhưng họ lại có lợi thế nhất định như quen với điều kiện độ sâu và hải dương học ở các vùng biển gần Trung Quốc

[news]


>> Hàn Quốc truy tố 3 sĩ quan bán bí mật quân sự



Ngày 3/8, các công tố viên Hàn Quốc đã truy tố 3 sĩ quan không quân cấp cao về hưu, trong đó có 1 cựu tướng bốn sao, với cáo buộc đã đưa các bí mật quân sự cho công ty vũ khí Mỹ.


Tờ Korea Herald dẫn lời một quan chức Hàn Quốc cho biết trong số các sĩ quan bị truy tố có một nhân vật mang họ Kim, từng là thành viên của Bộ Tham mưu Không quân và giữ một vị trí cao cấp trong Không quân từ 1982-1984. Ông Kim đã nghỉ hưu và mở một công ty bán vũ khí vào năm 1995. Hai sĩ quan còn lại cũng làm việc cho công ty của ông Kim, một người cấp bậc đại tá và một cấp bậc thượng sĩ.

Theo các công tố viên, 3 sĩ quan này đã nhận tổng cộng 2,5 tỉ won (2,35 triệu USD) từ công ty Lockheed Martin trong khoảng thời gian từ 2009-2010. Công tố viên cũng nghi ngờ, kể từ 2004 đã có ít nhất 12 lần ông Kim cung cấp cho Lockheed Martin những thông tin bí mật như các kế hoạch quân sự trung hạn và nhiều kế hoạch tăng cường sức chiến đấu của Không quân Hàn Quốc.

Có vẻ như ông Kim đã lấy được các bí mật này thông qua quan hệ với các quan chức cấp cao trong quân đội và các cơ quan mua vũ khí của Hàn Quốc, theo các công tố viên.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay F-16 của Hàn Quốc do Lockheed Martin sản xuất


“Những bí mật quân sự bị tiết lộ khiến những mục tiêu tăng cường sức mạnh không quân bị lộ theo. Có những lo ngại rằng điều này có nghĩa là những vũ khí chúng ta mua sắm sẽ không còn tác dụng như mong muốn”, Korea Herald dẫn lời một công tố viên.

“Với tư cách là những cựu sĩ quan cấp cao, đáng lẽ những người này phải có một tinh thần trách nhiệm cao trong việc bảo vệ an ninh quốc gia. Vụ việc cho thấy sự thiếu trách nhiệm và suy đồi đạo đức của họ”.

Cơ quan điều tra cho rằng ông Kim đã bán thông tin về ngân sách và số lượng tên lửa mà Liên quân Hàn Quốc dự định mua để có thể tấn công chính xác các mục tiêu chiến lược của CHDCND Triều Tiên khi cần.

Thậm chí ông Kim còn trao tận tay công ty Mỹ tường thuật chi tiết diễn biến các buổi họp quân sự, bao gồm những thảo luận về loại vũ khí cần mua và thời gian mua sắm dự định. Những thông tin này được ông Kim tuồn cho Lockheed Martin trong những cuộc hội thảo về marketing ở Hàn Quốc hoặc nước ngoài.

Các công tố viên Hàn Quốc cho rằng Lockheed Martin đã sử dụng những thông tin trên để điều chỉnh cách quảng cáo cho phù hợp với yêu cầu của phía Hàn Quốc.

Năm 2010, công ty này đã được Cục Mua sắm Thiết bị Quốc phòng Hàn Quốc chọn là “nhà thầu được ưu tiên” trong kế hoạch mua sắm thiết bị dò tìm.

Vụ việc đang gây một làn sóng giận dữ trong dư luận Hàn Quốc về sự vô trách nhiệm của các sĩ quan này trong việc bảo vệ an ninh quốc gia. Hiện cả 3 người đều bác bỏ các cáo buộc, trong khi công ty Lockheed Martin từ chối bình luận về vụ việc.

Thứ Năm, 4 tháng 8, 2011

>> Sáu cuộc chiến tranh trong 50 năm tới của Trung Quốc?



Bài trên trang China News về 6 cuộc chiến tranh mà Trung Quốc sẽ phát động trong 50 năm tới. Sau khi dùng vũ lực thống nhất với Đài Loan thì mục tiêu tiếp theo là phát động chiến tranh để thu hồi các đảo ở Biển Đông.

(Theo quan điểm cá nhân của riêng mình thì người viết nội dung của bài này có trí tưởng tượng thật phong phú, Trung Quốc đang trỗi dậy, điều này đúng, nhưng liệu Trung Quốc đã thực sự đủ khả năng để có thế gây mưa gây gió ở khắp nơi, muốn gì được nấy, thật điên rồ & nực cười :)) Bài viết lấy từ nguồn Nghiên cứu biển Đông, chỉ mang tính chất tham khảo)

http://nghiadx.blogspot.com


Trung Quốc là một nước lớn chưa thống nhất, đây là nỗi nhục của dân tộc Hoa Hạ, là nỗi hổ thẹn của con cháu Viêm Hoàng để thống nhất đất nước và sự tôn nghiêm của dân tộc, trong vòng 50 năm tới, Trung Quốc cần phải tiến hành 6 cuộc chiến tranh.
Cuộc chiến tranh thứ nhất : Thống nhất Đài Loan (giai đoạn 2020 - 2025)

Mặc dù, quan hệ hai bờ hiện nay đang có xu hướng đi vào hòa hoãn, nhưng đừng hy vọng nhà đương cục Đài Loan (cho dù là Quốc dân đảng hay Dân tiến đảng) muốn thống nhất hòa bình với Trung Quốc đại lục, vì điều này không phù hợp với lợi ích tranh cử của đảng cầm quyền tại Đài Loan, cho nên trong thời gian dài sẽ tiếp tục nêu chủ trương giữ nguyên hiện trạng với Trung Quốc đại lục (như vậy đều có lợi cho hai đảng, Dân tiến đảng hung hăng một chút, Quốc dân đảng hòa hoãn một chút, cả hai đều giành được lợi ích chính trị trên chính trường Đài Loan), “độc lập” nhưng không dám “độc lập” thật sự, chỉ có thể kích động dư luận để kiếm lợi, trong khi đó “thống nhất” cũng sẽ là không “thống nhất” thật sự, chỉ có thể là đề cập chung chung. Đài Loan không thống nhất, đây là một tổn thương lớn nhất của Trung Quốc.

Cho nên trong 10 năm tới, tức trước năm 2020, Trung Quốc cần phải nắm cho được phương châm chiến lược thống nhất, tuyên bố trước Đài Loan về thời hạn cuối cùng để thống nhất đất nước là năm 2025, hoặc là Đài Loan chấp nhận thống nhất hòa bình (đây là kết quả mà toàn thể người Hoa trên khắp thế giới mong đợi), hoặc là phải sử dụng vũ lực để thống nhất (đây là sự lựa chọn duy nhất mà Trung Quốc đại lục buộc phải làm). Để thống nhất, Trung Quốc phải làm tốt công tác chuẩn bị từ 3 đến 5 năm (thời điểm này, Trung Quốc hoàn toàn có đủ thực lực quân sự để thống nhất Đài Loan, như hàng không mẫu hạm của Trung Quốc chính thức được đưa vào biên chế, máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 4 được hoàn thiện…), khi thời điểm đến, cho dù là sử dụng phương thức thống nhất như thế nào, Trung Quốc vẫn nhất định phải thống nhất, đây là một sứ mệnh lịch sử của dân tộc Hoa Hạ.

Theo phân tích tình hình hiện nay, Đài Loan tất sẽ cự tuyệt thống nhất, Trung Quốc đại lục duy nhất chỉ có con đường sử dụng vũ lực để thống nhất. Cuộc chiến tranh thống nhất này là một cuộc chiến tranh đích thực mang ý nghĩa hiện đại hoá kể từ sau khi nước CHND Trung Hoa được thành lập, là một cuộc chiến tranh kiểm nghiệm toàn diện sức chiến đấu hiện đại hoá của quân đội Trung Quốc. Trong cuộc chiến này, Trung Quốc có thể dễ dàng giành chiến thắng, nhưng cũng có thể sẽ gian nan giành chiến thắng. Tình hình này phụ thuộc vào quyết định tham chiến của Mỹ, Nhật Bản đối với Đài Loan. Mỹ, Nhật Bản viện trợ cho Đài Loan, thậm chí xuất quân phản công Đại lục, Trung Quốc buộc phải sử dụng tổng lực để đối kháng Mỹ, Nhật Bản, như vậy sẽ trở thành cuộc đại chiến gian khổ và kéo dài. Nếu Mỹ, Nhật Bản không dám đối kháng với Trung Quốc, để Trung Quốc đại lục thu hồi Đài Loan, quân đội Đài Loan đương nhiên không thể chống đỡ, nhiều nhất là 3 tháng là có thể kiểm soát hoàn toàn Đài Loan.

Mặc dù hiện nay ai cũng cho là Trung Quốc có đủ khả năng chống lại các thế lực can thiệp, nhưng trước khi thu hồi Đài Loan, tốt nhất là tiến hành bố trí thế cục, để Mỹ, Nhật Bản không kịp hoặc không dám tham chiến, như vậy Trung Quốc mới có thể thần tốc đánh chiếm Đài Loan. Vậy phải bố trí thế cục như thế nào để Mỹ, Nhật Bản không kịp hoặc không dám tham chiến? Tốt nhất là gây ra một, hoặc hai cuộc chiến tranh trước đó, ví dụ như chiến tranh Ixraen-Iran, chiến tranh Nga-Nhật, chiến tranh Ấn Độ-Pakixtan, hay đối đầu giữa hai miền Triều Tiên, như vậy Mỹ, Nhật Bản khó có thể kịp thời hoặc không dám tham chiến.

Đương nhiên, cho dù Mỹ, Nhật Bản có tham chiến hay không, cuối cùng Trung Quốc đều giành chiến thắng, đây là điều không phải nghi ngờ. Nhưng khác biệt ở chỗ, nếu Mỹ, Nhật Bản tham chiến, nguyên khí kinh tế của Trung Quốc sẽ bị tổn thương nặng nề; nếu Mỹ, Nhật Bản không kịp hoặc không tham chiến, kinh tế của Trung Quốc sẽ không bị tổn thất. Tuy nhiên, cho dù Mỹ, Nhật Bản có tham chiến hay không, về mặt quân sự, Trung Quốc sẽ có bước phát triển mang tính nhảy vọt. Vì sau khi thống nhất Đài Loan, hợp nhất kỹ thuật quân sự của Đài Loan, trong vòng từ 5 đến 10 năm, kỹ thuật quân sự của Trung Quốc sẽ có bước phát triển vượt bậc.

Trong cuộc chiến này, Mỹ không tham chiến còn có thể giữ được địa vị độc bá của mình, một khi tham chiến, địa vị độc bá tất bị lung lay. Sau khi bị tổn thất nặng nề trong cuộc chiến này, địa vị bá chủ thế giới của Mỹ sẽ bị các nước nghi ngờ, đặc biệt là các nước nhỏ Đông Nam Á, đối diện với một Trung Quốc láng giềng hùng mạnh, buộc các nước này không thể không tính toán lại xem đi theo hướng nào, đi theo ai. Mỹ không tham chiến còn có thể duy trì địa vị bá chủ thế giới khoảng 40 năm nữa, trong 40 năm này, Trung Quốc sẽ không có cớ thách thức bá quyền của Mỹ, Trung Quốc chỉ có thể tiếp tục chuyên tâm vào sự nghiệp thống nhất đất nước.

Điểm có lợi nhất của cuộc chiến thống nhất Đài Loan là Trung Quốc đã phá vỡ chuỗi đảo bao vây thứ nhất của Mỹ, để hướng ra Thái Bình Dương, như vậy Trung Quốc từ đó có thể tiến quân ra đại dương, mở rộng lợi ích thiết thân của Trung Quốc.

Cuộc chiến tranh thứ hai : Thu hồi các đảo tại Biển Đông (giai đoạn 2025-2030)

Sau khi Trung Quốc thống nhất Đài Loan, nghỉ ngơi chỉnh đốn nhiều nhất là 2 năm, trong khoảng thời gian này Trung Quốc tuyên bố với các nước có tranh chấp tại Biển Đông về thời hạn cuối cùng Trung Quốc sẽ sử dụng vũ lực để thu hồi các đảo là năm 2028, tất cả các nước có thể đàm phán với Trung Quốc trong khoảng thời gian này. Trung Quốc sẽ xuất phát từ quan điểm láng giềng hữu nghị và phong cách nước lớn, Trung Quốc còn có thể bảo đảm một phần lợi ích kinh tế của các nước xung quanh đã đầu tư vào các đảo ở Biển Đông, nếu không Trung Quốc sẽ sử dụng vũ lực để thu hồi các đảo, đồng thời tịch thu toàn bộ lợi ích kinh tế, cũng như các khoản đầu tư trên các đảo này.

Cuộc chiến tranh thứ ba: Thu hồi Nam Tây Tạng (giai đoạn 2035-2040)

Hai mươi năm sau, mặc dù thực lực quân sự của Ấn Độ không bằng Trung Quốc, nhưng khi đó cũng sẽ là một trong số không nhiều nước lớn trên thế giới, vì vậy “đá chọi với đá” chắc chắn sẽ chịu nhiều tổn thất, cho nên tác giả cho rằng tốt nhất là ngay từ bây giờ Trung Quốc phải tìm mọi cách khiến Ấn Độ bị chia cắt thành mấy nước nhỏ, để Ấn Độ không còn sức đối kháng với Trung Quốc, tuy nhiên sách lược chia cắt Ấn Độ không chắc chắn thực hiện được, nhưng ở mức độ thấp nhất cũng phải làm cho bang Assam tiếp giáp với Nam Tây Tạng (Ấn Độ gọi là bang Arunachal Pradesh) và Sikkim bị Ấn Độ xâm chiếm được độc lập, làm suy yếu thực lực của Ấn Độ trong đối kháng với Trung Quốc, như vậy mới là thượng sách.

Trung sách là chuyển một lượng lớn vũ khí quân sự tiên tiến sang Pakixtan, trong khoảng thời gian năm 2035, ngầm giúp Pakixtan tấn công khu vực phía Nam Casơmia của Ấn Độ, giúp đỡ Pakixtan hoàn thành đại nghiệp thống nhất lãnh thổ. Tất nhiên, trong khi Ấn Độ và Pakixtan chưa thể kết thúc chiến tranh, Trung Quốc thần tốc tấn công Ấn Độ thu hồi khu vực Nam Tây Tạng bị chiếm đóng. Ấn Độ sẽ không thể cùng lúc tác chiến với hai cuộc chiến tranh, kết cục đều gặp thất bại, như vậy Trung Quốc có thể dễ dàng lấy lại khu vực Nam Tây Tạng, Pakixtan cũng có thể hoàn thành việc kiểm soát hoàn toàn Casơmia. Đây là trung sách, là một biện pháp hay có thể thực hiện. Nếu tất cả các sách lược trên đều không thể thực hiện, Trung Quốc có thể tấn công trực diện Ấn Độ để thu hồi Nam Tây Tạng.

Sau khi kết thúc cuộc chiến tranh thứ nhất và thứ hai, Trung Quốc đã có thời gian khôi phục và tiếp tục phát triển trong vòng 10 năm, khi đó Trung Quốc đã là cường quốc mang tầm thế giới cả về kinh tế lẫn quân sự, duy chỉ có Mỹ và châu Âu là có thể xếp trên Trung Quốc (thời điểm đó nhiều khả năng châu Âu sẽ hoàn thành nhất thể hoá). Vì vậy, sau khi thống nhất Đài Loan và thu hồi các đảo tại Biển Đông, kỹ thuật quân sự của Trung Quốc đã có bước phát triển nhạy vọt, các trang thiết bị vũ khí hải, lục, không quân và vũ trụ đều có bước tiến dài, nhiều kỹ thuật quân sự ở vào trình độ dẫn đầu thế giới, khi đó sức mạnh quân sự của Trung Quốc chỉ có thể xếp sau Mỹ. Với thực lực như vậy, trong cuộc chiến thu hồi Nam Tây Tạng, Ấn Độ chắc chắn chịu một cuộc đại bại. Thứ nhất, sức mạnh tổng hợp của Ấn Độ yếu hơn nhiều so với Trung Quốc. Ấn Độ không có khả năng nghiên cứu, phát triển cũng như độc lập sản xuất các loại vũ khí mũi nhọn kỹ thuật cao. Năng lực động viên kinh tế cho thời chiến của Ấn Độ không bằng 1/10 của Trung Quốc, cho nên trong cuộc chiến với Trung Quốc, Ấn Độ không thể duy trì chiến tranh lâu dài, trong khi đó khả năng chiến tranh thần tốc của Ấn Độ lại kém xa so với Trung Quốc, vì vậy trong cuộc chiến này, Ấn Độ thất bại là điều không phải nghi ngờ. Thứ hai, trong cuộc chiến này, tuyệt đối không có quốc gia nào dám công khai giúp đỡ Ấn Độ. Khi đó, Trung Quốc đã là cường quốc thế giới, không có nước nào (kể cả Mỹ) dám công khai coi Trung Quốc là kẻ thù, nhiều khả năng nhất chỉ có 3 nước là Mỹ, Nga, Nhật Bản sẽ ngấm ngầm cung cấp vũ khí cho Ấn Độ, nhưng động thái này sẽ không gây ra những vấn đề lớn; ngược lại Pakixtan có thể nhân cơ hội này tấn công Ấn Độ. Thứ ba, Ấn Độ không dám và không thể sử dụng vũ khí hạt nhân. Mặc dù nói Ấn Độ đã có vũ khí hạt nhân, nhưng trong cuộc chiến này, Ấn Độ không dám sử dụng vũ khí hạt nhân, vì vũ khí hạt nhân của Ấn Độ không đủ để huỷ diệt Trung Quốc; đã không thể huỷ diệt, một khi sử dụng, khả năng phản kích của Trung Quốc có thể huỷ diệt vĩnh viễn Ấn Độ. Sau khi thu hồi Nam Tây Tạng, Trung Quốc sẽ đóng trọng binh tại đây, Ấn Độ sẽ không dám phản công, cuối cùng phải thừa nhận là lãnh thổ của Trung Quốc, đồng thời tích cực triển khai hợp tác với Trung Quốc, như vậy vẫn có thể bảo toàn thực lực nước lớn tại khu vực.

Cuộc chiến tranh thứ tư : Thu hồi đảo Điếu Ngư và Lưu Cầu (giai đoạn 2040 - 2045)

Thời điểm đến giữa thế kỷ 21, Trung Quốc đã là cường quốc thế giới thật sự, khi đó Nhật Bản, Nga suy yếu; Mỹ, Ấn Độ không phát triển, Trung Quốc và châu Âu đồng thời nổi lên, là thời cơ tốt nhất để Trung Quốc thu hồi đảo Điếu Ngư và Lưu Cầu (Nhật Bản gọi là Okinawa) bị Nhật Bản chiếm đóng.

Nói tới đảo Điếu Ngư và Lưu Cầu, có lẽ nhiều người chỉ biết rằng đảo Điếu Ngư là lãnh thổ vốn có của Trung Quốc, nhưng lại không biết Nhật Bản đã xâm chiếm Lưu Cầu. Hiện nay, bất luận là trong diễn đàn nhân dân hay cấp trung ương, khi đề cập đến vấn đề Đông Hải giữa Trung Quốc và Nhật Bản, đề cập đến cái gọi là “đường trung tuyến” do Nhật Bản hoạch định, hay vấn đề Lưu Cầu, đều bị Nhật Bản dẫn giải sai lầm về lịch sử và chính trị - tức cho rằng Lưu Cầu là lãnh thổ của Nhật Bản.

Nhật Bản đã xâm chiếm đảo Điếu Ngư và Lưu Cầu của Trung Quốc nhiều năm qua, đánh cắp phi pháp nhiều tài nguyên tại Đông Hải của Trung Quốc, vì vậy đây sẽ là thời điểm thích hợp để lấy lại từ tay Nhật Bản. Vì thời điểm đó Mỹ muốn can dự cũng khó, châu Âu càng không quan tâm đến vấn đề này, trong khi đó Nga cũng chỉ có thể ngồi nhìn. Nhiều nhất là trong vòng nửa năm, cuộc chiến có thể kết thúc, Trung Quốc đại thắng, Nhật Bản đành phải thừa nhận kết cục thất bại - đảo Điếu Ngư và Lưu Cầu trở về vô điều kiện với Trung Quốc. Đông Hải trở thành nội hải của Trung Quốc.

Cuộc chiến tranh thứ năm : Thống nhất Ngoại Mông (giai đoạn 2045 - 2050)

Mặc dù, hiện nay có người cổ vũ Ngoại Mông (Mông Cổ) trở về Trung Quốc, nhưng điều này có hiện thực không?

Trung Quốc chỉ có thể sau khi thống nhất Đài Loan, lấy hiến pháp và bản đồ Trung Hoa Dân Quốc làm căn cứ. Như vậy sẽ có người hỏi, vì sao phải lấy hiến pháp và bản đồ Trung Hoa Dân Quốc làm căn cứ? Làm như vậy khác nào nói Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa bị Trung Hoa Dân Quốc thống nhất? Nói như vậy không có gì vô nghĩa cả, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là Trung Quốc, Trung Hoa Dân Quốc cũng là Trung Quốc, không cần quan tâm ai thống nhất ai, làm người Trung Quốc, chỉ cần tổ quốc thống nhất, không bị làm nhục là tốt nhất. Cũng phải biết rằng hiện nay Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thừa nhận nền độc lập của Ngoại Mông, nếu lấy hiến pháp và bản đồ của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa làm căn cứ để thống nhất Ngoại Mông, thì rõ ràng đây là hành động đi xâm lược, cho nên chỉ có thể lấy hiến pháp và bản đồ của Trung Hoa Dân Quốc làm căn cứ để tiến hành thống nhất Ngoại Mông, như vậy xuất quân mới danh chính ngôn thuận. Trung Quốc cần đề xuất đại cương thống nhất với Ngoại Mông, tạo dựng bầu không khí dư luận xã hội Ngoại Mông trở về Trung Quốc, đồng thời tìm kiếm những tộc người tại Ngoại Mông có mong muốn sáp nhập vào Trung Quốc để ra sức giúp đỡ, cố gắng để họ có thể tiếp cận tới tầng lớp có quyền quyết sách, nhằm chuẩn bị tốt cho sự nghiệp thống nhất Ngoại Mông. Bên cạnh đó, sau khi thu hồi Nam Tây Tạng (dự kiến vào năm 2040) Trung Quốc cũng phải tuyên bố với các nước trên thế giới rằng Ngoại Mông là lợi ích cốt lõi của Trung Quốc.

Đương nhiên, Ngoại Mông có thể ra điều kiện để trở về, như vậy là điều tốt nhất so với việc phải sử dụng vũ lực để thống nhất. Nếu thế lực bên ngoài can dự hoặc Ngoại Mông cự tuyệt thống nhất, Trung Quốc cần phải làm tốt mọi sự chuẩn bị về trang bị vũ khí nhằm thống nhất Ngoại Mông. Tài liệu cho rằng Trung Quốc vẫn có thể áp dụng mô hình như đã thống nhất Đài Loan, đưa ra thời hạn cuối cùng để thống nhất là vào năm 2045, để Ngoại Mông có thời gian mấy năm suy nghĩ, khi đến thời điểm nếu không chủ động chấp nhận trở về, cuối cùng mới sử dụng vũ lực thống nhất.

Tới thời điểm đó, 4 cuộc chiến tranh đã kết thúc, Trung Quốc đã có đầy đủ thực lực về chính trị, quân sự và ngoại giao để thống nhất Ngoại Mông. Mỹ, Nga suy yếu sẽ không dám tham chiến, chỉ có thể tiến hành phản đối bằng ngoại giao, trong khi đó châu Âu sẽ giữ thái độ nước đôi, Ấn Độ không lên tiếng. Không đến 3 năm, Trung Quốc có thể hoàn thành thống nhất mang tính tuyệt đối đối với Ngoại Mông. Sau khi thống nhất Ngoại Mông, tuyến đầu sẽ bố trí trọng binh nhằm ngăn chặn Nga, đồng thời trong vòng 10 năm, ra sức tiến hành xây dựng mang tính nền tảng và thiết bị quân sự, để chuẩn bị cho sau này tiến hành thu hồi lãnh thổ do Nga xâm chiếm.

Cuộc chiến tranh thứ sáu : Thu hồi lãnh thổ bị Nga xâm chiếm (giai đoạn 2055 - 2060)

Hiện nay, Trung-Nga được coi là láng giềng hữu nghị, song chẳng qua là vì có cùng mục tiêu chống Mỹ, thực chất vẫn tồn tại sóng ngầm và cảnh giác lẫn nhau.

Sau khi giành thắng lợi trong 5 cuộc chiến tranh trước đó (khoảng năm 2050), Trung Quốc phải lên tiếng đòi Nga phải trả lại lãnh thổ đã xâm chiếm của Trung Quốc từ đời nhà Thanh, tạo dư luận trên toàn thế giới có lợi cho Trung Quốc, nhưng tốt nhất là khiến Nga một lần nữa bị giải thể, tách thành nhiều nước nhỏ.

Trước đây, Nga đã xâm chiếm tổng cộng khoảng 1,6 triệu km2 lãnh thổ của Trung Quốc, tương đương 1/6 tổng diện tích lãnh thổ lục địa của Trung Quốc hiện nay, Nga vẫn là kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Trung Hoa, cho nên sau khi kết thúc 5 cuộc chiến tranh trước, sẽ là thời điểm thích hợp để lấy lại lãnh thổ bị Nga xâm chiếm từ đời Thanh.

Mặc dù thời điểm này các phương diện về hải, lục, không quân và vũ trụ của Trung Quốc đã vượt Nga, nhưng rõ ràng đây là một cuộc chiến tranh nhằm vào một cường quốc hạt nhân, cho nên lúc đó Trung Quốc phải huy động mọi khả năng hạt nhân, như các loại vũ khí có khả năng đánh chặn hạt nhân tầm xa, tầm trung và tầm ngắn. Khả năng Nga đánh trả khi tiếp cận Trung Quốc là không thể, vì vào thời điểm này Nga đã không còn là đối thủ của Trung Quốc, chỉ có thể chấp nhận trả lại phần lãnh thổ đã xâm chiếm của Trung Quốc, nếu không cái giá phải trả là quá đắt.

Sau khi kết thúc 6 cuộc chiến tranh, Trung Quốc trở thành cường quốc kinh tế và quân sự duy nhất trên thế giới, Trung Quốc cùng với châu Âu, Mỹ, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, châu Phi và Braxin thiết lập trật tự thế giới mới do Trung Quốc chủ đạo./

[Nghiên cứu biển Đông news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang