Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: 24 tháng 7 2011

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2011

>> Xe tải bay không người lái của Israel



Khi các nguy cơ từ chiến trường đô thị như tên lửa vác vai, pháo phòng không hạng nhẹ càng phổ biến, trực thăng sẽ phải nhường chỗ cho các UAV vận tải.

Trong quân đội của các nước phát triển, các nhiệm vụ đặc biệt sâu trong lãnh thổ thù địch thường được giao cho các đội đặc nhiệm và phương tiện di chuyển chủ yếu bằng trực thăng.

Tương tự, trực thăng cũng là phương tiện chủ yếu để thực hiện các nhiệm vụ tải thương và tiếp tế trên chiến trường.




Trong thời điểm hiện nay, trực thăng là phương tiện ưa thích để vận chuyển quân và hàng hóa trong cự ly ngắn của quân đội các nước phát triển.


Trực thăng có nhiều ưu điểm như có thể dễ dàng hạ cánh ở bất cứ địa hình nào, tốc độ cao, cực kỳ cơ động trên chiến trường. Tuy nhiên, trực thăng cũng bộc lộ khá nhiều nhược điểm như: kích cỡ lớn, chi phí vận hành cao, luôn phải mang theo ít nhất từ một đến hai phi công khiến tải trọng hữu ích bị giảm xuống; đồng thời nếu trực thăng không may bị bắn rơi thì đó là tổn thất rất lớn cho quân đội cả về người và của.

Trong điều kiện tác chiến đô thị hiện đại, khi các phương tiện phòng không như tên lửa vác vai (MANPADS), súng máy phòng không rất phổ biến và có khả năng sát thương cao, việc sử dụng máy bay trực thăng là hết sức nguy hiểm.

Trước yêu cầu của chiến trường hiện đại, vừa cần một phương tiện có các ưu điểm của trực thăng như cất cánh thẳng đứng, tốc độ cao, lại có thể khắc phục nhược điểm trên.

Công ty thiết bị hàng không đô thị của Israel (Israel Urban Aeronautic) đã nghiên cứu thiết kế phương tiện bay không người lái Air MULE nhằm đáp ứng các yêu cầu này.



Air MULE trong một thử nghiệm bay mới đây.


AirMULE được thiết kế hình dáng khí động học tương tự UAV Panda cũng của công ty IUA sản xuất. Cấu tạo của thiết bị bao gồm bộ phận động cơ nâng được ấn dưới thân và hai rotor với cánh quạt ẩn phía sau có thể quay theo nhiều hướng để hỗ trợ nâng, đẩy thiết bị bay về phía trước hay rẽ và thực hiện các động tác thao diễn.

Cấu trúc này giúp thiết bị Air MULE có khả năng cất hạ cánh thẳng đứng như trực thăng nhưng lại không hề cần diện tích lớn cho cánh quạt nâng khổng lồ, tiếng động ồn ào và nguy cơ tổn thương các cánh quạt do va chạm.

Khối lượng cất cánh tối đa của Air Mule có thể đạt 1.406 kg và mang theo lượng hàng hóa hay hành khách với tổng khối lượng 227 kg ( tương đương với 2 binh lính trang bị đầy đủ vũ khí hay các phương tiện cứu thương). Tầm hoạt động của thiết bị đạt 480 km với vận tốc trung bình 180 km/h.

Theo kịch bản, MULE sẽ được tải đầy hàng hóa và tự bay ra khu vực chiến trường đã định bằng dữ liệu GPS đã được nạp sẵn. Tại vị trí cần tới, thiết bị sẽ hạ cánh chính xác nhờ vào các bộ phát tín hiệu dẫn hướng đặt dưới mặt đất. Hàng hóa được dỡ ra khỏi MULE sẽ nhanh và an toàn hơn rất nhiều so với vận chuyển bằng các phương tiện bay thông thường.

Thậm chí, trong chuyến bay trở về, MULE có thể vận chuyển 2 thương binh về hậu phương để cứu chữa. Trong điều kiện chiến trường, Air MULE có khả năng vận chuyển tới 500 kg hàng hóa một lần trong cự ly 50 km. Khi đó, một chiếc Air MULE sẽ có khả năng vận chuyển tới 6.000 kg hàng hóa trong 24 giờ và một phi đội 10 - 12 chiếc Air MULE sẽ có khả năng đảm nhận tiếp tế hậu cần và tải thương cho 3.000 lính chiến đấu.




Air MULE sẽ đống một vai trò lớn trong tác chiến đô thị tương lai.


Theo nhà sản xuất cho biết, những chiếc Air MULE được sản xuất bằng các vật liệu composite siêu nhẹ và bền với động cơ nâng cực khỏe. Đồng thời, thiết bị được trang bị hệ thống vi xử lý tiên tiến, 4 hệ thống kiểm soát bay riêng biệt cho từng động cơ.

Thiết kế của Air MULE giúp nó có khả năng hoạt động trong điều kiện thời tiết xấu với vận tốc gió lên tới 92 km//h. Đồng thời, nhờ khả năng giảm thiểu tiếng ồn và vật liệu chế tạo hấp thụ sóng radar, thiết bị này có tính tàng hình cao trên chiến trường.




UAV Panda.




Thiết bị bay vận chuyển hành khách có người lái X-Hawk.


Hiện nay, ngoài Air MULE, IUA cũng đang phát triển nhiều mẫu vũ khí có cơ chế hoạt động tương tự như UAV Panda nặng 15 kg; phiên bản thiết bị bay vận chuyển hành khách, hàng hóa có người lái X-Hawk với khả năng mang theo đến 10 hành khách và có tốc độ tới 463 km/h.

Công ty cho biết giá cả các phương tiện này được tính toán ở mức hợp lý và chúng có thể được bán cho các khách hàng có nhu cầu. Trước mắt, năm 2008, Urban Aeronautic đã ký thỏa thuận hợp tác với công ty Tata Advance Systems để sản xuất phiên bản Air MULE cho thị trường Ấn Độ. Đồng thời, công ty cũng đã tính đến khả năng mở rộng thị trường cho thiết bị sang đến cả khối EU.




Thiết kế và kích thước chi tiết của Air MULE


Thông số chính của thiết bị bay Air Mule:

Kích cỡ không tính rotor: Dài 6,2 mét; Rộng: 2,15 mét; Cao: 1,8 mét
Khối lượng rỗng: 771 kg; Khối lượng nhiên liệu và hàng hóa tối đa mang theo: 635 kg
Khối lượng cất cánh tối dda: 1.406 kg
Công suất động cơ: 940 mã lực
Tốc độ tối đa: hơn 180 km/h
Trần bay tối đa: 3.600 mét
Thời gian bay tuần tiễu tối đa: 5 giờ
Đường kính rotor nâng: 1,8 mét.



[BDV news]


>> 10 máy bay quân sự nhanh nhất thế giới


Dưới đây là top 10 loại máy bay quân sự có tốc độ bay cao nhất thế giới hiện nay.

1. Máy bay tiêm kích đánh chặn MiG-25: 3,2М



Máy bay đánh chặn tầm cao, siêu âm của Liên Xô, do Viện thiết kế Mikoyan-Gurevichh thiết kế.


Là máy bay huyền thoại, đã lập một số kỷ lục thế giới, trong đó có cả kỷ lục tốc độ, song bị giấu kín giống như nhiều chuyện khác ở Liên Xô. Theo lời tổng công trình sư R.А. Belyakov, việc máy bay vượt quá tốc độ 3M làm giảm tuổi thọ của khung thân máy bay, nhưng không làm hư hỏng máy bay hoặc động cơ. Một số phi công cho biết, MiG-25 đã nhiều lần vượt ngưỡng tốc độ 3,5М, nhưng kỷ lục đó không được ghi nhận chính thức.

Ngày 6/9/1976, Viktor Belenko, phi công Không quân Liên Xô đã lái một chiếc MiG-25 đào tẩu sang Nhật Bản. Chiếc máy bay đã được trả lại sau khi đã được dỡ tung đến từng chiếc đinh vít. Các máy bay mới đã được cải tiến và có ký hiệu MiG-25PD, tất cả các máy bay có trong trang bị được hiện đại hóa và đặt ký hiệu là MiG-25PDS.

Belenko tại sân bay Hakodate đã dùng súng ngắn bắn để ngăn chặn người Nhật tiếp cận chiếc MiG-25, yêu cầu che kín máy bay, nhưng ủy ban điều tra vụ việc đã kết luận rằng, việc bay sang Nhật là có chủ mưu, mặc dù không có mục tiêu phản bội rõ ràng.

2. Máy bay trinh sát SR-71 của hãng Lockheed: 3,2М




Máy bay trinh sát chiến lược siêu âm của Không quân Mỹ, còn có tên không chính thức là Blackbird. Máy bay này nổi danh ở độ tin cậy kém, trong 34 năm, Mỹ đã mất 12 chiếc trong số 32 chiếc hiện có.

Thủ đoạn chính để tránh đạn tên lửa của SR-71 là bốc cao và tăng tốc. Năm 1976, SR-71 Blackbird đã lập kỷ lục tuyệt đối về tốc độ trong số các máy bay có người lái trang bị động cơ dòng thẳng là 3.529,56 km/h.

3. Máy bay đánh chặn tầm xa MiG-31: 2,82М


Máy bay tiêm kích đánh chặn siêu âm, mọi thời tiết, tầm xa, 2 chỗ ngồi. Là máy bay chiến đấu thế hệ 4 đầu tiên của Liên Xô. MiG-31 dùng để đánh chặn và tiêu diệt mục tiêu bay ở độ cao nhỏ, cực nhỏ, trung bình và lớn, cả ngày lẫn đêm, khi đối phương sử dụng nhiễu radar tích cực và tiêu cực, cũng như mồi bẫy nhiệt. Một tốp 4 chiếc MiG-31 có khả năng kiểm soát khoảng không có chiều rộng 800-900 km.

Tốc độ tối đa cho phép: 3.000 km/h (2,82 М)

4. Máy bay tiêm kích F-15 Eagle của McDonell Douglas: 2,5М


Máy bay tiêm kích chiến thuật mọi thời tiết, thế hệ 4 của Mỹ, dùng để giành ưu thế trên không. Được nhân vào trang bị năm 1976.

Tốc độ tối đa ở độ cao lớn: 2.650 km/h (>2,5M)

5. Máy bay ném bom chiến thuật F-111 của General Dynamics: 2,5М


Máy bay ném bom chiến thuật tầm xa, 2 chỗ ngồi, máy bay yểm trợ chiến thuật với cánh có dạng hình học thay đổi (cánh cụp-xòe).

Tốc độ tối đa ở độ cao lớn: 2.655 km/h (2,5M)

6. Máy bay ném bom chiến thuật Su-24: 2,4М


Máy bay ném bom chiến thuật, cánh cụp-xòe của Liên Xô, dùng để tấn công bằng tên lửa, bom, trong điều kiện thời tiết tốt và phức tạp, cả ngày lẫn đêm, kể cả ở độ cao nhỏ tiêu diệt có ngắm chống các mục tiêu mặt đất và mặt nước.

Một số phi công cho biết, máy bay được trang bị cơ cấu lái tự động autopilot có khả năng lái máy bay ở độ cao nhỏ, chẳng hạn duy trì máy bay bay ở độ cao 120 m so với mặt đất.

7. Máy bay tiêm kích đánh chặn F-14 Tomcat của Grumman: 2,37М


Máy bay đánh chặn, tiêm kích-bom phản lực thế hệ 4, cánh có dạng hình học thay đổi. Được phát triển trong thập niên 1970 để thay thế các máy bay Con ma (F-4 Phantom).

8. Máy bay tiêm kích Su-27: 2,35М

Máy bay tiêm kích đa năng cơ động cao của Liên Xô, do Viện OKB Sukhoi phát triển và dùng để giành ưu thế trên không.

Nhờ có khả năng điều khiển vector lực kéo, máy bay có thể thực hiện các thao tác cơ động kỳ diệu như “Rắn hổ mang” và “Vòng tròn Frolov” (bay vòng tròn lộn ngược). Các thuật bay cao cấp cho thấy khả năng giữ máy bay rơi khi ở các góc tấn vượt quá góc tới hạn.

9. Máy bay tiêm kích đa năng MiG-23: 2,35М


Máy bay tiêm kích đa năng của Liên Xô có cánh dạng hình học thay đổi. MiG-23 đã tham gia nhiều cuộc xung đột vũ trang những năm 1980.

Tốc độ tối đa ở độ cao lớn: 2,35М

10. Máy bay tiêm kích F-14D Tomcat của Grumman: 2,34М


Khác với các biến thể trước đó, biến thể F-14D có radar mạnh hơn AN/APG-71 của Hughes, cho phép bám 24 mục tiêu, bắt và phóng tên lửa đồng thời chống 6 mục tiêu trong số đó, ở các độ cao và cự ly khác nhau, có thiết bị avionics và cabin cải tiến. Tổng cộng, đã chế tạo 37 máy bay loại này, ngoài ra có 104 F-14A được nâng cấp thành F-14D.

>> Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Mỹ nhận lệnh phá hủy



Cơ quan báo chí Không quân Mỹ cho hay, vụ thử nghiệm tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Minuteman III tại California đã thất bại.



Phóng thử tên lửa đạn đạo Minuteman III




Mô phỏng quá trình hoạt động của tên lửa Minuteman-III.


Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Minuteman III được phóng tại căn cứ không quân Vandenberg vào hồi 3h1 ngày 27/7 giờ địa phương.

Sau khi rời bệ phóng 6 phút, các chuyên gia phát hiện tên lửa bay lệch các tham số cho trước.

Để tránh các hậu quả đáng tiếc xảy ra, các chuyên gia đã quyết định phá hủy tên lửa trên Thái Bình Dương ở khu vực đảo san hô vòng Kwajalein tại quần đảo Marshall, AP cho biết.

Hiện nguyên nhân thất bại chưa được xác định. Tuy nhiên, Không quân Mỹ khẳng định, các nhân viên đã hành động đúng hướng dẫn không để xảy ra sai xót nào. Đây là vụ thử tên lửa Minuteman III lần thứ 2 trong tuần gần đây từ bệ phóng cố định tại căn cứ Vandenberg gặp rắc rối về kỹ thuật.

Ngày 22/7, khi còn trên bệ phóng, tên lửa không thể nhận lệnh phóng từ máy bay liên lạc Boeing E-6 Mercury và kết quả là Minuteman III không chịu nhúc nhích. Mặc dù, gặp sự cố nhưng tên lửa vẫn tiêu diệt mục tiêu ở đảo san hô vòng Kwajalein.

Tên lửa Minuteman III (tên gọi đầy đủ - LGM-30G Minuteman-III) là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa được bố trí tại căn cứ mặt đất, hiện được biên chế cho Không quân Mỹ.

Theo một số nguồn tin công khai, Không quân Mỹ đang sở hữu 500 tên lửa dòng này với 550 đầu đạn hạt nhân.

Hiện nay, tên lửa Minuteman III thường trực chiến đấu tại các căn cứ North Dakota, Wyoming và Montana. Một vài năm gần đây, tên lửa Minuteman III đang trải qua quá trình nâng cấp, do vậy Không quân Mỹ thường xuyên tiến hành thử nghiệm loại tên lửa này.

[BDV news]


>> Nga hiện đại hóa radar đóng ở Azerbaijan



Theo hãng tin ITAR - TASS, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov đã đưa ra đề xuất tiếp tục khai thác trạm radar Gabala trên lãnh thổ Azerbaijan.




Trạm Gabala đóng vai trò quan trọng trong hệ thống phòng thủ tên lửa của nước Nga.


Tuyên bố này được đưa ra trong cuộc gặp gỡ giữa ông Anatoly Serdyukov và Bộ trưởng Quốc phòng Azerbaijan Safar Abiyev.

Ông Serdyukov cho biết thêm, “Về trạm radar Gabala, chúng tôi đã đề xuất chuẩn bị mở rộng và nâng cấp hơn nữa. Nga có kế hoạch rõ ràng để hiện đại hoá trạm radar Gabala”.

Sau ngày 15/8, người đứng đầu Bộ Quốc phòng Nga sẽ thảo luận chi tiết từng điểm của thỏa thuận về việc khai thác trạm radar Gabala với Bộ trưởng Quốc phòng Azerbaijan. Tại cuộc thảo luận rộng rãi sẽ thông qua các vấn đề gia hạn hợp đồng cho thuê và ký một thỏa thuận mới.

“Chúng tôi cũng sẽ thảo luận các vấn đề liên quan đến hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực quân sự và kỹ thuật - quân sự. Chúng tôi đã có một mối quan hệ khá tốt đẹp trong các lĩnh vực này. Chúng tôi sắp kết thúc kế hoạch của năm 2010, còn kế hoạch năm 2011, chúng tôi tự tin rằng sẽ thực hiện tất cả kế hoạch đó theo lịch trình," ông Serdyukov nói.

Năm 2002, Nga đã thuê trạm Gabala đặt trên đất Azerbaijan với giá 14 triệu USD/năm với thời hạn hợp đồng 10 năm (hết hạn vào tháng 12/2012). Nga sử dụng trạm radar này để kiểm soát khoảng không vũ trụ phía nam của mình và cảnh báo sớm các tên lửa đạn đạo từ Iran, Pakistan và Ấn Độ.

Trạm radar Gabala (hay còn gọi là Trung tâm phân tích thông tin DTV) bắt đầu được xây dựng từ năm 1976 và đưa vào sử dụng năm 1985. Các chỉ số kỹ thuật có khả năng hoạt động đến năm 2012.

Phạm vi hoạt động của trạm radar lên đến 8.000 km, có thể phát hiện các vụ phóng tên lửa và theo dõi quỹ đạo bay của chúng từ tận Ấn Độ Dương cũng như kiểm soát toàn bộ không phận Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq, Iran, Ấn Độ và tất cả các quốc gia Trung Đông.

Cấu tạo trạm Gabala là trung tâm ăng ten mảng pha với kích thước 100x100 m, đảm bảo phát hiện các mục tiêu ở khoảng cách 6.000 km với phương vị quan sát 110 độ.
Gabala có tốc độ, độ chính xác cao, khả năng miễn dịch tiếng ồn. Gabala có thể phát hiện và theo dõi khoảng 100 mục tiêu cùng lúc.

Hiện nay có 1.400 binh lính Nga có mặt tại để bảo vệ và duy trì hoạt động cho trạm. Các vấn đề về trạm radar Gabala đã thường xuyên là chủ đề của các cuộc tranh luận nội bộ, cả trong quốc hội Azerbaijan.

[BDV news]


>> Hé lộ về lực lượng tuyệt mật của Liên Xô (kỳ 1)



Phương Tây có rất nhiều thông tin về lực lượng trinh sát đặc nhiệm công kích và chống phá hoại của nhưng hầu như không có chút thông tin nào về đặc nhiệm Hải quân Liên Xô.

Rõ ràng, việc không chút thông tin nào của các lực lượng đặc nhiệm hải quân phản ánh trạng thái giữ bí mật tuyệt đối về các lực lượng đặc nhiệm này.

Thứ nhất: Trong lĩnh vực huấn luyện chiến đấu, chiến thuật triển khai các hoạt động tác chiến, trang thiết bị kỹ thuật và vũ khí trang bị của Liên Xô đã vượt cả các nước trong khối quân sự Bắc đại tây dương.

Thứ hai: trong những năm 1970 – 1980 các lực lượng đặc nhiệm Hải quân Liên Xô đã tham chiến trong nhiều nước trên thế giới (ví dụ như Angola, Arab, Nicaragoa, Etyopia và nhiều khu vực có xung đột khác). Nhận trách nhiệm cho những hoạt động của họ thông thường là lực lượng đặc nhiệm hoặc lực lượng quân đội của các nước bạn bè hữu nghị với Liên Xô. Nói chung, những hoạt động của đặc nhiệm Hải quân Liên Xô thời điểm đó là tối mật.




Delphin tập kích từ biển chống hải tặc với súng lục đặc biệt.


Lịch sử hình thành lực lượng đặc nhiệm hải quân Liên Xô bắt đầu bằng một câu chuyện. Tháng 10/1955 tuần dương hạm Liên Xô mang tên nhà cách mạng Gruzia Ordzhonikidze cập cảng Portsmouth của nước Anh.

Trên boong tầu có 2 nhà lãnh đạo Liên Xô, Khrushchev và Bulganin. Các lãnh đạo Liên Xô có cuộc gặp gỡ và hội đàm với thủ tướng nước Anh ở London. Trong thời gian tuần dương hạm Ordzhonikidze đỗ trên bến cảng, một thợ lặn, đại úy hải quân bậc II Hoàng gia Anh Lionel Crabb đã lặn xuống bên dưới của chiến hạm.

Các chuyên gia quân sự Hải quân Hoàng gia Anh rất quan tâm đến cấu trúc thiết kế của chân vịt chiến hạm, các chuyên gia cho rằng nhờ có cánh quạt chân vịt hợp lý mà chiến hạm Liên Xô có khả năng đạt tốc độ 35 hải lý/giờ trong trạng thái hoạt động hải trình tiết kiệm của động cơ tuốc bin.

Nhưng nhiệm vụ tình báo công nghiệp của ngài đại úy hải quân Crabb đã bị tình báo Liên Xô phát hiện. Khi vị sĩ quan Anh "tò mò" với thiết kế ở phần đuôi tàu, cánh quạt chân vịt chiến hạm "vô tình" quay vài vòng và ngài Crabb tử thương. Phía Hải quân Liên Xô lấy làm rất tiếc và vô cùng xin lỗi.

Các cán bộ chuyên viên của Bộ quốc phòng Liên bang Liên Xô sau sự kiện đó đã nghiên cứu vấn đề cần phải thành lập lực lượng đặc nhiệm trinh sát công kích của lực lượng hải quân. Tổ nghiên cứu phương án thành lập đội đặc nhiệm bắt đầu làm việc.

Cuối cùng vào năm 1957, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Liên Xô, Nguyên soái G.K Giucov ra mệnh lệnh thành lập lực lượng đặc nhiệm Hải quân. Nhưng sau khi bị thuyên chuyển, những hoạt động liên quan đến việc thành lập đặc nhiệm Hải quân bị dừng lại.



Delphin tập kích bằng ngư lôi cao tốc Sirena.


Chỉ đến năm 1967, có nghĩa là 10 năm sau, mệnh lệnh của Bộ tư lệnh Hải quân Liên Xô về việc thành lập đội huấn luyện thợ lặn hải quân của hạm đội Cờ đỏ Biển Đen được thực hiện.

Nhiệm vụ theo chương trình đặt ra của đội huấn luyện thợ lặn hải quân là thử nghiệm các thiết bị lặn ngầm, triển khai các hoạt động huấn luyện lặn ngầm, thực hiện các công việc dưới nước trong vùng nước của các căn cứ hải quân, nghiên cứu địa hình bờ biển…

Nói chung, những nhiệm vụ thường xuyên dưới nước của các phân đội bảo đảmgiữ bí mật với cấp trên, họ luyện tập theo một chương trình riêng biệt. Trong những cuộc tập trận lớn về đổ bộ đường biển, lực lượng lặn ngầm hải quân đã thể hiện hoàn toàn bất ngờ.

Các chiến sỹ đặc công nước không chỉ trinh sát địa điểm đổ bộ thích hợp nhất, họ còn chiếm luôn bàn đạp đầu cầu. Xuất hiện từ dưới nước, ở chỗ chẳng có ai ngờ, lực lượng lặn ngầm đã đè bẹp mọi ổ hỏa lực của đối phương, tiêu diệt các xe tăng và pháo tự hành, pháo bờ biển, cắt toàn bộ đường liên lạc hữu tuyến và vô tuyến.

Không những thế, lực lượng lặn ngầm đã sử dụng rất thông minh và hiệu quả chất nổ và súng tiểu liên, khả năng tác chiến tuyệt vời của lực lượng người nhái đã làm cho tất cả các tướng lĩnh và nguyên soái, những người mang trên vai kinh nghiệm từ đại chiến thế giới lần thứ 2 kinh ngạc đến không giới hạn. Căn cứ vào những kết quả đạt được trong các cuộc diễn tập.

Chỉ lệnh Bộ quốc phòng cho phép chuyển đổi đội huấn luyện thợ lặn hải quân thành lực lượng đặc nhiệm hải quân người nhái (viết tắt là PDSS).

Vào năm 1969 các đội PDSS được thành lập trong biên chế của Hạm đội Ban Tích, hạm đội Вiển bắc, hạm đội Thái bình dương. Các lực lượng chống đặc nhiệm ngầm được thành lập tại tất cả các căn cứ hải quân lớn, đặc biệt là các căn cứ tầu ngầm trang bị tên lửa và ngư lôi với các đầu đạn hạt nhân.

Sau khi các lực lượng quân đội Liên Xô rút quân khỏi Đông Đức, Ba Lan, các nước vùng Ban Tich, sau khi hạm đội Biển Đen bị phân rã, một phần của lực lượng đặc nhiệm hải quân PDSS bị giải thể, ngoài ra, các lực lượng còn lại đều được biên chế lại với lực lượng hạn chế.



Thực hiện nhiệm vụ hải kích (tấn công từ biển).


Năm 1970, Trung tâm tình báo quân sự của Bộ tổng tham mưu GRU thành lập đơn vị trinh sát đặc nhiệm công kích hải quân với mật danh Delphin (Cá heo), là một đơn vị không có chiến sỹ, chỉ có sỹ quan và sỹ quan chuyên nghiệp, Denphin có trách nhiệm thực hiện những nhiệm vụ tối mật chống lại các căn cứ quân sự hải quân nước ngoài.

Chiến thuật tác chiến, kỹ thuật và phương pháp huấn luyện, phương tiện, vũ khí, trang thiết bị - tất cả mọi vấn đề, các chuyên gia Liên Xô phải bắt đầu từ con số 0, thực tế những vấn đề cơ bản này trước đây chưa hề có, ngoại trừ một số những phương án tác chiến sáng tạo hoặc các cuộc thử nghiệm.

Dù như vậy, sau những năm phát triển, theo những thông số và báo cáo đạt được trong những nhiệm vụ trinh sát và phá hoại căn cứ đối phương, lực lượng Delphin không những đuổi kịp các lực lượng đặc nhiệm của Hải quân Mỹ, Anh, Pháp, Liên bang Đức, Italy mà còn vượt hẳn họ về khả năng tác chiến và hoàn thành nhiệm vụ.

Tuyển chọn vào lực lượng PDSS chủ yếu là lực lượng lính thủy đánh bộ - tình nguyện, được sự giới thiệu của các sỹ quan chỉ huy. Người dự tuyển cần phải có tinh thần rất vững vàng, có khả năng giữ bình tĩnh trong các tình huống khắc nghiệp, không sợ bóng đêm, không gian đóng kín, cô độc.

Họ có khả năng chịu đựng những tải trọng lớn, chịu được áp lực nước ở độ sâu đáng kể hơn 40m, sự thay đổi áp suất qua các tầng nước sâu.

[BDV news]


>> Trung Quốc phát triển tàu ngầm tấn công động lực hạt nhân



Trung Quốc có thể đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc phát triển tàu ngầm tấn công Type-095. Trang mạng Milchina đã tiết lộ sự phát triển của tàu ngầm này.




Type-095 có khả năng mang theo các tàu ngầm tấn công không người lái để tiến hành các cuộc tấn công ở độ sâu tới 1.100 mét. Ảnh minh họa


Trang mạng Milchina cho biết, tàu ngầm hạt nhân tấn công Type-095 đang bước vào giai đoạn phát triển đầu tiên.

Đây là thế hệ tàu ngầm hạt nhân thứ 3 của Trung Quốc và sẽ là một bất ngờ lớn đối với phương Tây.

Trong hạm đội tàu ngầm Trung Quốc, đang thiếu những tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân. Loại tàu ngầm hạt nhân tấn công duy nhất hiện này là Type-093 tồn tại khá nhiều nhược điểm. Độ ồn khi hoạt động tương đối lớn, tàu dễ bị phát hiện bởi các loại sonar hiện đại.

Sự cần thiết phải bổ sung thêm đội tàu ngầm hạt nhân tấn công càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Bở tàu sân bay Thi Lang sắp được hoàn thành, cần có thêm nhiều tàu ngầm để bảo vệ cho tàu sân bay này.

Dự án phát triển tàu ngầm hạt nhân tấn công mới Type-095 được khởi đóng vào năm 2010. Tàu được thiết kế để có thể hoạt động ở độ sâu từ 300-450 mét. Ngoài ra tàu ngầm Type-095 còn có khả năng triển khai tàu ngầm tấn công không người lái. Ứng dụng công nghệ dẫn hướng bằng cáp quang hiện đại, tàu ngầm tấn công không người lái có thể tiến hành các cuộc tấn công từ độ sâu tới 1.100 mét.

Hiện trên thế giới, chỉ có Hải quân Mỹ có thể tiến hành các cuộc tấn công ở độ sâu tương tự. Việc đạt được khả năng tấn công từ 1.100 mét sẽ cho phép Trung Quốc ngăn chặn các cuộc tấn công tiềm tàng từ các tàu ngầm hạt nhân tấn công của Mỹ.

Dự kiến tàu sẽ được đưa vào sử dụng trong năm 2020, và đây sẽ là lực lượng bảo vệ chính dưới nước cho nhóm tác chiến tàu sân bay Trung Quốc trong tương lai.

Theo thông tin được công bố bởi Thời báo Đài Bắc (Taipei Times), tàu ngầm tấn công Type-095 sẽ được thiết kế theo các công nghệ của phương Tây chứ không dựa vào công nghệ Nga như các thế hệ tàu ngầm trước đây. Độ ồn khi hoạt động sẽ giảm xuống đáng kể, đạt mức của tàu ngầm lớp Akula đời đầu của Nga.

Tuy nhiên, một số nhà phân tích phương Tây nhận định độ ồn của Type-095 chỉ ở mức tương đương hoặc nhỉnh hơn một chút so với tàu ngầm lớp Victor-III của Nga.

Tàu ngầm Type-095 sẽ được trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533 hoặc 650mm. Tương tự Type-093, ống phóng này có khả năng phóng tên lửa chống hạm tầm xa HY-4, tầm bắn từ 300-500km, được công ty công nghệ cơ điện Sea Eagle phát triển.

Ngoài ra, tàu ngầm Type-095 cũng có thể được triển khai một biến thể phức tạp của tên lửa hành trình HY-4 có tầm bắn khoảng 3.000km. Song khả năng này được cho là nhầm lẫn với một dự án tàu ngầm hạt nhân chiến lược mới Type-096.

Hiện tại, tàu ngầm này được cho là đang bước vào giai đoạn phát triển đầu tiên, mọi thông tin có được đều ở mức dự đoán và không có gì là chắc chắn và cụ thể. Đó cũng là tình hình chung của tất cả các loại vũ khí được phát triển tại Trung Quốc trong thời gian gần đây.

[BDV news]


>> Nga sẽ triển khai lính dù tại Bắc Cực



Nhiều khả năng Nga sẽ triển khai lực lượng lính dù tại Bắc Cực. Đây là một phần trong chiến lược phát triển quân sự đa ngành tại vùng địa cực lạnh giá này của Nga.





Nhiều khả năng Nga sẽ triển khái lực lượng lính dù tại vùng Bắc Cực. Ảnh: Lực lượng quân sự Nga ở vùng Bắc Cực lạnh giá.


Trung tướng Nikolai Ignatov cho biết việc triển khai lính dù ở Bắc Cực vẫn đang được nghiên cứu dựa trên đề xuất của người đứng đầu lực lượng lính dù – trung tướng Vladimir Shamanov.

“Ngay khi quá trình nghiên cứu kết thúc, chúng tôi sẽ gửi báo cáo tới Bộ Quốc phòng và đưa ra quyết định cuối cùng”, ông Ignatov nói.

Theo vị tướng này, lực lượng đổ bộ đường không sẽ được trang bị trung đội máy bay trực thăng vào năm 2020.

“Tới thời điểm đó, chúng tôi sẽ có trực thăng và mọi trang thiết bị cần thiết”, ông Ignatov cho biết.

Hiện tại, lực lượng đổ bộ đường không của Nga có 32.000 lính phục vụ ở 4 sư đoàn dù, một trung đoàn tấn công dù và một đại đội trinh sát đặc biệt.

[BDV news]


>> Phá tan âm mưu tình báo Trung Quốc ở Ukranie



Cơ quan An ninh Ukraine SBU vừa phá tan âm mưu của tình báo Trung Quốc đánh cắp bí mật của trung tâm huấn luyện phi công tàu sân bay NITKA ở TP Saki (Crimea, Ukraine).


Năm 1998, thông qua một công ty bình phong ở Macau, Hải quân Trung Quốc đã mua tàu sân bay đóng dở Varyag từ Ukraine với giá rẻ mạt 20 triệu USD để “làm sòng bạc nổi”.

Nay tàu Varyag đã có tên Thi Lang và đang được hiện đại hóa gấp rút để đưa biên chế Hải quân Trung Quốc vào năm 2011 -2012. Năm 2010, Trung Quốc chính thức tuyên bố bắt đầu đóng tàu sân bay nội địa đầu tiên.

Lộ trình “bán mình”

Trung Quốc cũng đã bắt đầu xây dựng trung tâm huấn luyện phi công tàu sân bay tương tự trung tâm NITKA ở Crimea. Để đẩy nhanh tiến độ xây dựng, họ triển khai các điệp vụ thu thập thông tin mật về hoạt động và cấu tạo của NITKA.

Trước đó, Ukraine từng cho các chuyên gia quân sự Trung Quốc nhiều lần đến tham quan tổ hợp NITKA với hy vọng sẽ thuê huấn luyện phi công tàu sân bay tại đây.

Tình báo Trung Quốc đã đặt hàng Gennady Ermakov, công dân Nga gốc Ukraine đánh cắp thông tin mật về NITKA dưới dạng tài liệu, hình vẽ, ảnh số ghi trong đĩa USB với giá 1 triệu USD.

Gennady Ermakov từng phục vụ trong lực lượng đặc nhiệm binh chủng đổ bộ đường không Nga. Tiếp tay cho Gennady chính là con trai Aleksandr, 35 tuổi, công dân Nga.

Alkesandr đã đăng ký một công ty dịch vụ quốc phòng ở Cyprus hoạt động ở lĩnh vực cung cấp thông tin kỹ thuật quân sự các loại theo đơn đặt hàng...



Máy bay Su-27KUB cất cánh từ tổ hợp NITKA.


Khoảng 10 năm trước, Gennady Ermakov đã đến Trung Quốc. Trong 10 năm sau đó, ông nổi danh là gián điệp công nghiệp tài ba của nước này, khi tiến hành đánh cắp công nghệ quốc phòng trên toàn lãnh thổ Liên Xô trước đây.

Theo yêu cầu của Trung Quốc, ông ta lôi kéo các cựu sĩ quan, chuyên gia kỹ thuật quân sự Nga, Ukraine và các nước SNG khác đến Trung Quốc tham dự các hội thảo, hội nghị khoa học dưới vỏ bọc tham quan, du lịch.

Thực tế, họ đến Trung Quốc làm tư vấn cho công nghiệp quốc phòng và Quân giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA). Ermakov nhận được khoản hoa hồng lên đến 1.500 USD cho mỗi “du khách” kiểu này. Con trai ông ta, Aleksandr Ermakov, cũng đã nhiều lần đến Trung Quốc gặp đại diện Hải quân Trung Quốc tại các cơ sở hải quân nước này.

6 năm tù và một máy cạo râu

Để thực hiện đơn đặt hàng mới của Trung Quốc, Ermakov cha đã làm quen, móc nối với một sĩ quan đang làm việc tại NITKA và ra giá 300.000 USD. Viên sĩ quan này giả vờ nhận lời làm ăn với Ermakov, nhưng sau đó lập tức báo cho phản gián Ukraine. Công việc còn lại chỉ mang tính "kỹ thuật".

Aleksandr đã bị SBU bắt quả tang khi mưu toan chuyển giao tài liệu mật cho phía Trung Quốc tại một phòng khách sạn ở Saki. Theo SBU, cha con Ermakov dự định giao cho phía Trung Quốc 1.500 trang tài liệu cỡ А4, các sơ đồ, bản vẽ với giá tròn 1 triệu USD.

Tại tòa, các chuyên gia SBU đánh giá số tài liệu mật này nếu bị rò rỉ có thể làm tổn thất hàng trăm triệu USD cho Ukraine. Trước chứng cứ không thể chối cãi, Aleksandr đã phải nhận tội. Khi biết vụ việc đổ bể, Ermakov cha đã nhanh chân chuồn mất.



Máy bay Nga luyện tập tại NITKA.


Tháng 7/2010, tòa án Crimea đã kết án Aleksandr Ermakov 8 năm tù vì tội làm gián điệp cho Trung Quốc chống lại lợi ích của Ukraine. Nhưng đầu năm 2011, Tòa án Tối cao Ukraine đã xem xét lại bản án và giảm án xuống còn 6 năm tù.

Còn vị sĩ quan hải quân Ukraine có công tố giác tội phạm được Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine thưởng cho một máy cạo râu hiệu Kharkov và tiếp tục làm việc tại trung tâm NITKA.

Vụ án cha con Ermakov không phải là vụ đầu tiên xét xử gián điệp Trung Quốc. Năm 2010, Tòa phúc thẩm tỉnh Zhitomir, Ukraine đã kết án tội phản bội tổ quốc dưới hình thức làm gián điệp cho Trung Quốc các công dân tỉnh Zaporozhie: Trung tá dự bị Igor Manzhos 11 năm tù, và Natalia, vợ ông ta, 10 năm tù, Vadim Kovalchuk 7 năm tù. Họ cũng thu thập tin tình báo về tổ hợp NITKA.

Trước đó, vì tội làm gián điệp và đánh cắp bí mật nhà nước, Thượng tá quân đội Trung Quốc Yao Tziu-niu đã bị Tòa phúc thẩm quân sự Khu vực Trung tâm Ukraine kết án 5 năm tù. Sau đó, Yao Tziu-niu được miễn chấp hành hình phạt và bị trục xuất.

Như mọi khi, chính quyền Trung Quốc và đại sứ quán Trung Quốc tại Kiev không bình luận những thất bại của tình báo và điệp viên của họ.

Bất chấp những thất bại này, họ vẫn tiếp tục kiên trì đi đến mục đích đã định. Hiện tại, Trung Quốc đã xây dựng các trung tâm huấn luyện phi công tàu sân bay tại các tỉnh Liêu Ninh và Thiểm Tây. Cơ sở ở Liêu Ninh có những đặc điểm giống với NITKA ở Ukraine.

NITKA được xây dựng trong thập niên 1970 - 1980 tại sân bay Novofedorovka, gần Saki, Crimea. Tổ hợp dùng để huấn luyện cất - hạ cánh cho phi công lái Su-25, Su-27К, Su-33. Đây là tổ hợp duy nhất ở Liên Xô mô phỏng đầy đủ một boong tàu sân bay “Đô đốc hạm đội Liên Xô Kuznetsov” với cầu bật và các cáp hãm đà.

Sau khi Liên Xô sụp đổ, NITKA thuộc về Ukraine, dù nước này không có máy bay trên hạm. Các tổ hợp tương tự, chỉ có ở Mỹ và Tây Ban Nha, có tầm quan trọng sống còn đối với các quốc gia có tàu sân bay với mặt boong có cầu bật để máy bay cất cánh. Các phi công Hạm đội Biển Bắc của Nga hằng năm buộc phải đến đây luyện tập.

NITKA là một đơn vị thuộc Hải quân Ukraine, có chế độ bảo mật nghiêm ngặt. Tài liệu về NITKA thuộc loại tuyệt mật. Mùa thu năm 2009, Ukraine công bố ý định cho Trung Quốc thuê NITKA. Trong chuyến thăm Ukraine tháng 4/2011 của Bộ trưởng Quốc phòng Nga, có tin Ukraine và Nga dự định thành lập liên doanh khai thác NITKA.

[BDV news]


Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2011

>> Thổ Nhĩ Kỳ mang S-300 ra dọa NATO



NATO sẽ ngưng cung cấp các thông tin tình báo liên quan đến mối đe dọa về tên lửa nếu Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống phòng không của Nga hoặc Trung Quốc.




Thổ Nhĩ Kỳ thực sự muốn hệ thống Antey-2500 hay chỉ là một chiêu bài ép giá các nhà thầu phương Tây.


Một quyết định mua hệ thống tên lửa phòng không tầm xa mới từ Trung Quốc hoặc Nga sẽ làm xấu đi cho mối quan hệ tốt đẹp giữa NATO và Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay.

Trước đó Thổ Nhĩ Kỳ đã tổ chức chương trình đấu thầu cung cấp hệ thống tên lửa phòng không tầm xa mới cho quân đội nước này.

Chương trình T-LORAMIDS có sự tham gia của các nhà thầu Lockheed Martin cùng với Raytheon của Mỹ giới thiệu hệ thống Patriot PAC-2 và PAC-3. Tập đoàn Eurosam giới thiệu một biến thể phóng trên xe phóng di động của Aster-30.

Còn Tổng công ty xuất nhập khẩu máy móc chính xác CPMIEC của Trung Quốc giới thiệu hệ thống FT-2000 biến thể xuất khẩu của hệ thống HQ-9 sao chép từ S-300 của Nga.

Công ty Rosoboronexport của Nga giới thiệu hệ thống S-300PMU2, theo một nguồn tin của Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ đề xuất mong muốn sở hữu hệ thống Antey-2500, biến thể nâng cấp của hệ thống tên lửa S-300V.

Theo nguồn tin của Bộ Quốc phòng Thỗ Nhĩ Kỳ người chiến thắng trong cuộc đấu thầu này sẽ được công bố vào cuối năm nay hoặc đầu năm 2012.

Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia quân sự phương Tây phản đối việc Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống phòng không mới từ Nga hoặc Trung Quốc. Lý do được đưa ra là, bất kỳ hệ thống phòng không nào khác với chuẩn của NATO sẽ gây nhiều khó khăn cho việc tích hợp cuối cùng vào hệ thống phòng thủ tên lửa chung của khối.

Các vấn đề liên quan đến cung cấp phụ tùng thay thế, nguy cơ rò rỉ thông tin bí mật. Song bất chấp những lời chỉ trích và áp lực, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn không loại trừ khả năng chọn các nhà sản xuất từ Trung Quốc hoặc Nga làm nhà thầu chính.

Các lý do Thổ Nhĩ Kỳ để mắt tới S-300?

Một đại diện của NATO cho biết, nếu Thổ Nhĩ Kỳ vẫn quyết tâm chọn các nhà thầu từ Trung Quốc hoặc Nga, hệ thống phòng không mới của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải hoạt động thông qua một trung tâm trao đổi thông tin riêng của NATO.

Một số nhà phân tích của phương Tây lại có một cái nhìn nhận khác về vấn đề này. Họ cho rằng việc Thổ Nhĩ Kỳ chọn các nhà sản xuất từ Trung Quốc và Nga làm nhà thầu tiềm năng là một động thái nhằm gây áp lực lên các nhà sản xuất của Mỹ và châu Âu trong việc giảm giá thành.

Lý do các nhà thầu của Nga và Trung Quốc nằm trong danh sách dự thầu không phải là động thái ly tâm của Thổ Nhĩ Kỳ rời xa khối NATO. Đây chỉ là áp lực truyền thông của Thổ Nhĩ Kỳ tớiphương Tây.

Vấn đề nữa cần phải nhắc tới, T-LORAMIDS là một chương trình phòng không và phòng thủ quốc gia. Đây không phải là một phần của hệ thống phòng thủ chung NATO. Trên nguyên tắc cơ bản, đây là một "sân chơi" cho tất cả các ứng viên do Thổ Nhĩ Kỳ tạo ra.

Trung tâm phân tích mua bán vũ khí toàn cầu TSAMTO của Nga nhấn mạnh, đây là một áp lực chưa từng có của NATO đối với việc mua sắm hệ thống phòng không của Thổ Nhĩ Kỳ. Trường hợp này là một ví dụ điển hình về sự cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường vũ khí toàn cầu.

Một lý do khác lý giải cho áp lực này là, tháng 11/2010 trong hội nghị thượng đỉnh NATO tại Lisbon, Bồ Đào Nha. Khối quân sự này đã thống nhất thông qua chương trình xây dựng một hệ thống phòng thủ tên lửa chung của NATO.

Thổ Nhĩ Kỳ đã quyết định tham gia hệ thống này sau khi NATO đưa ra một số sửa đổi, theo đó, Iran cùng với một số quốc gia khác không nêu tên được liệt vào mối đe dọa tên lửa tiềm năng đối với Thổ Nhĩ Kỳ. NATO sẽ cung cấp cho Thổ Nhĩ Kỳ các thông tin tình báo liên quan đến mối đe dọa này.

Theo kế hoạch, NATO sẽ triển khai tại Thổ Nhĩ Kỳ một hệ thống radar cảnh báo sớm các vụ phóng tên lửa. Giữa tháng 7/2011, đại diện của Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đã thảo luận các vấn đề về việc triển khai radar này trong chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton.

Một khi hệ thống được triển khai hoạt động, bất kỳ vụ phóng tên lửa nào từ các quốc gia “hiếu chiến” theo đánh giá của Mỹ, đều được radar cảnh báo sớm này phát hiện. Tên lửa ngay lập tức sẽ bị đánh chặn bởi các tên lửa SM-3 được triển khai hoạt động trên các tàu khu trục Aegis của Mỹ được triển khai ở phía Đông của Địa Trung Hải hoặc từ Romania.

Như vậy khả năng thắng thầu của Nga hoặc Trung Quốc tại Thổ Nhĩ Kỳ và chỉ là khá thấp nếu chiêu bài gây áp lực lên vấn đề giá cả của họ thành công.

[BDV news]


>> Tướng Mỹ nói về chuyến thăm Trung Quốc



Cuộc thảo thuận của chúng tôi là khá thẳng thắn, tuy không thân mật nhưng ít nhất là chúng tôi đang nói chuyện.


Sau chuyến thăm đến Trung Quốc theo lời mời của Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc tướng Trần Bỉnh Đức, Đô đốc Mike Mullen chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ đã có bài phát biểu cảm tưởng sau chuyến thăm của ông.

Bài phát biểu được đăng tải trên trang New York Times, dưới đây là nội dung bài viết:

Mối quan hệ quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc là một trong những mối quan hệ quan trọng nhất thế giới hiện nay. Tuy nhiên mối quan hệ này đang bị che phủ bởi những hiểu lầm và nghi ngờ, đó vẫn là một thách thức lớn nhất.

Có những vấn đề mà chúng tôi không đồng tình với nhau, những vẫn đề này rất nhạy cảm và dễ dẫn đến sự đối đầu lẫn nhau. Tuy nhiên, có rất nhiều lĩnh vực quan trọng, lợi ích của chúng tôi là trùng với nhau, và chúng tôi cần phải làm việc cùng nhau.

Vì vậy chúng ta cần làm cho mối quan hệ này tốt hơn, bằng cách tìm kiếm những sự tin tưởng chiến lược. Vậy làm thế nào để chúng ta có thể đạt được điều đó?

Đối thoại là quan trọng

Một số các hiểu lầm giữa quân đội chúng ta và Trung Quốc có thể được xóa bỏ bằng cách tiếp cận với nhau. Không phải là chúng ta tiết lộ các bí mật, tuy nhiên để làm cho các ý định của chúng ta trở nên rõ ràng hơn cần phải cởi mở một chút.



Đô đốc Mullen đang mục sở thị một chiếc Su-27 của Trung Quốc.


Đó là lý do tại sao trong chuyến thăm của Tổng tham mưu trưởng Trần Bỉnh Đức đến Mỹ hồi tháng 5, đó cũng là lý do tại sao tôi có chuyến thăm đến Trung Quốc cách đây 2 tuần.

Chúng ta đã cởi mở hơn trong một số lĩnh vực, ví dụ như tôi đã chỉ cho tướng Đức khả năng của máy bay không người lái Predator một cách khá chi tiết và cho ông ta xem Predator bắn đạn thật.

Tôi hiểu mối quan tâm của những người cho rằng, sự hợp tác bất kỳ sẽ mang lại lợi ích cho Trung Quốc nhiều hơn so với Mỹ. Tôi không đồng ý như vậy, mối quan hệ quân sự này là rất quan trong cho cả 2.

Phía Trung Quốc cũng đã thực hiện các động thái tương tự, tướng Đức đã hướng dẫn tôi tham quan các tàu ngầm mới nhất của họ, một cái nhìn cận cảnh máy bay chiến đấu Su-27 và quan sát một cuộc tập trận chống khủng bố phức tạp.

Trong các cuộc thảo luận của chúng tôi là thẳng thắn và rất thẳng thắn, tướng Đức đã không bày tỏ nhiều quan tâm của ông đến việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan. Tôi cũng đã cho tướng Đức hiểu rõ quan điểm của quân đội Mỹ sẽ không từ chối các trách nhiệm của mình với các nước đồng minh và đối tác.

Tướng Trần Bỉnh Đức cho biết chiến lược của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) là xây dựng một quân đội mang tính phòng thủ, tôi cho rằng đó không phải là kỹ năng mà họ đang hoàn thiện, sự đầu tư của họ không hỗ trợ cho lập luận này. Không phải là thân mật, nhưng ít ra là chúng tôi đang nói chuyện.

Tập trung vào những điều chúng ta có điểm chung

Chúng tôi, Mỹ - Trung là hai quốc gia biển với đường bờ biển dài và nền kinh tế phần lớn phụ thuộc vào thương mại tự do. Chúng tôi có chung mối đe dọa đối mặt với nạn buôn bán ma túy, cướp biển, khủng bố, vi phạm bản quyền, phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Cả hai bên đều muốn hướng đến một sự ổn định trên bán đảo Triều Tiên và Pakistan, cả hai đều công nhận sự cần thiết phải phối hợp với nhau trong viện trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai.

Đây là những thách thức mà chúng ta có thể làm việc cùng nhau và nhiệm vụ của chúng ta là lập kế hoạch, đào tạo và một ngày nào đó có thể làm việc cùng nhau. Chúng tôi đã cam kết để tiến hành một cuộc tập trận chống cướp biển chung tại vịnh Aden trong năm nay.

Tướng Trần Bỉnh Đức cho biết chiến lược của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) là xây dựng một quân đội mang tính phòng thủ, tôi cho rằng đó không phải là kỹ năng mà họ đang hoàn thiện, sự đầu tư của họ không hỗ trợ cho lập luận này.

Có một chặng đường dài phía trước

Chúng ta vẫn không thể không để mắt đến các hoạt động quân sự của Trung Quốc tại biển Đông (Trung Quốc gọi là biển Nam Trung Hoa). Tôi vẫn không hiểu một cách đầy đủ về sự biện minh cho chi tiêu và phát triển quốc phòng một cách nhanh chóng của Trung Quốc, hoặc mục tiêu dài hạn cho kế hoạch hiện đại hóa quân sự của họ.

Tôi không tin rằng Trung Quốc sẽ giải quyết các tranh chấp bằng cách ép buộc các quốc gia nhỏ hơn. Thay vào đó, chúng tôi ủng hộ quá trình hợp tác ngoại giao giữa tất cả các bên để giải quyết các tranh chấp theo luật pháp quốc tế. Chúng ta cần có các cơ chế tốt hơn đối phó với những căng thẳng không thể tránh khỏi.

Trong thực tế đôi khi ngay thẳng và trung thực, chính xác là những gì cần thiết để tạo sự tin tưởng chiến lược, và chúng tôi cần nhiều hơn như thế. Mối quan hệ quân sự giữa chúng tôi chỉ mới tạm qua thời kỳ đóng băng, Chính phủ Trung Quốc luôn sử dụng đó như là một sự thể hiện sự không hài lòng.

Họ không thích những gì chúng ta làm, họ lập tức cắt đứt quan hệ, đó không phải là một mô hình đáng tin cậy. Đó cũng không phải là một phần của chúng ta, tham gia vào các phản ứng.

Đó là lý do cho sự cam kết của Tổng thống Obama và Chủ tịch Hồ Cẩm Đào để cải thiện quan hệ quân sự là một điều rất quan trọng. Sự tin tưởng cần được bắt đầu từ một cơ sở nào đó, và đó không phải là đối tượng để làm thay đổi luồng gió chính trị.

Tướng Trần Bỉnh Đức và tôi đã xem xét các cuộc thảo luận thường xuyên hơn, các cuộc tập trận chung sẽ nhiều hơn, trao đổi nhân viên nhiều hơn. Cả hai tôi đều tin tưởng rằng, thế hệ sỹ quan trẻ của 2 bên đã sẳn sàng để liên lạc chặt chẽ hơn, khi vai của họ dựa vào nhau sẽ hy vọng sự tin tưởng sâu sắc hơn.

Tôi hiểu mối quan tâm của những người cho rằng, sự hợp tác bất kỳ sẽ mang lại lợi ích cho Trung Quốc nhiều hơn so với Mỹ. Tôi không đồng ý như vậy, mối quan hệ quân sự này là rất quan trong cho cả 2.

Tôi không gợi ý chúng ta nên nhìn theo cách khác trong các vấn đề nghiêm trọng, hoặc chúng ta từ bỏ chủ nghĩa hoài nghi để hướng tới sự minh bạch, hoặc chúng ta thay đổi và tập trung vào lĩnh vực quân sự của chúng ta. Nhưng chúng ta cần phải tiếp tục giao tiếp cởi mở và làm việc chăm chỉ để cải thiện mối quan hệ.

Chúng ta có thể làm thu nhỏ cơ hội này hoặc làm cho nó tăng lên, chúng ta có thể cho lợi ích của một nhóm nhỏ và làm tăng sự nghi ngờ trong xác định mối quan hệ của chúng ta. Hoặc chúng ta làm việc theo một hướng minh bạch hơn, thực dụng hơn trong các kỳ vọng của nhau, tập trung nhiều hơn vào những thách thức chung của chúng ta.

[BDV news]


>> Mỹ - Trung không ai nhượng bộ ai



Vụ việc Su-27 của Trung Quốc đuổi trinh thám cơ U-2 của Mỹ đẩy lùi những nỗ lực cải thiện quan hệ giữa 2 nước được thực hiện từ đầu năm 2011.


Ngày 27/7/2011, Thời báo toàn cầu (Global Times) đã đưa tin, Trung Quốc cảnh báo Mỹ là các chuyến bay của máy bay Mỹ gần bờ biển Trung Quốc phá hoại lòng tin giữa 2 quốc gia và trở thành trở ngại trên con đường thiết lập quan hệ quân sự giữa 2 nước.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố: “Chúng tôi yêu cầu Mỹ tôn trọng chủ quyền và lợi ích an ninh của Trung Quốc”. Cùng ngày Washington đã trả lời dứt khoát: “Không”. Các chuyến bay do thám sẽ vẫn được tiếp tục. Mỹ còn tuyên bố các cam kết ủng hộ Đài Loan sẽ được thực hiện. Thời báo NewYork (New York Times) đăng dẫn lời ông Mullen khẳng định: Mỹ không khước từ trách nhiệm của mình trước các đồng minh và đối tác.

Những mâu thuẫn này đã xoá tan hi vọng của Nhà Trắng muốn mở rộng quan hệ với Quân giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA). Cần nhớ lại, mới 2 tuần trước, khi ở Bắc Kinh hội đàm với Tổng tham mưu trưởng PLA, tướng Trần Bỉnh Đức, Đô đốc Mullen gọi quan hệ với các chỉ huy quân sự Trung Quốc là mở ra nhiều hi vọng.



Máy bay trinh thám U-2 của Mỹ.


Như vậy, các đòi hỏi của 2 bên vẫn như cũ, không ai có ý định nhượng bộ và vụ máy bay Su–27 của Trung Quốc đã định chặn máy bay do thám U–2 của Mỹ, theo như Reuters và báo chí Đài Loan, là biểu hiện của sự đối đầu này. Những vụ việc tương tự chỉ là phần nổi của tảng băng trôi, mối quan hệ giữa Trung – Mỹ còn tồn tại nhiều mâu thuẫn chưa giải quyết được và hai bên chưa đạt được niềm tin cần thiết.

Theo lời quan chức Mỹ, Trung Quốc chuẩn bị đưa ra thách thức với Mỹ ở phần phía Tây Thái Bình dương, nơi hơn nửa thế kỷ Hạm đội 7 của Mỹ thống trị. Chứng minh cho những tham vọng như vậy là việc Bắc Kinh sắp cho hạ thuỷ tàu sân bay đầu tiên, thử nghiệm máy bay tàng hình, thử nghiệm các tàu ngầm hiện đại và chế tạo tên lửa tầm bắn đến 1.000 dặm có khả năng tiêu diệt tàu sân bay Mỹ.

Theo báo cáo của Laura Saalman, cộng tác viên khoa học của chương trình Quỹ Carnegie vì hoà bình thế giới, theo quan điểm của Mỹ, cần phải có được sự ổn định chiến lược trong quan hệ với Trung Quốc. Mà mục tiêu này không thể đạt được, nếu không đảm bảo được sự minh bạch các tiềm năng hạt nhân như trong quan hệ giữa Washington và Moscow. Hiện, người Mỹ có rất ít thông tin về các lực lượng hạt nhân của Trung Quốc.

Tuy nhiên, Bắc Kinh không chấp nhận cách đặt vấn đề như vậy. Các lực lượng hạt nhân của Trung Quốc còn kém Mỹ nhiều. Các tướng lĩnh Trung Quốc lo ngại, trong khi Bắc Kinh bị lôi kéo vào các đối thoại nhằm "tăng cường sự minh bạch", thì Mỹ không muốn các tham vọng của mình chịu sự ràng buộc hay hạn chế nào – nhất là trong lĩnh vực vũ khí thông thường tiên tiến dùng để ra “đòn tấn công toàn cầu”.

Vì vậy, “cơ sở học thuyết kiềm chế hạt nhân của Trung Quốc không phải là sự minh bạch, mà là sự bí mật”. Đồng thời giới quân nhân Trung Quốc cho rằng nỗ lực của Hoa Kỳ triển khai hệ thống phòng thủ chống tên lửa (NMD) và hoàn thiện các vũ khí thông thường phá hoại sự ổn định chiến lược mà chính người Mỹ kêu gọi đảm bảo.
[BDV news]


Thứ Năm, 28 tháng 7, 2011

>> Cơ quan tình báo đầu não Trung Quốc (kỳ 2)



Một trong những khu vực mà tình báo Trung Quốc thường xuyên dòm ngó là thung lũng Silicon - nơi tập trung công nghệ kỹ thuật tiên tiến của nước Mỹ.


Hoạt động của MSS

Một trong những hoạt động chủ đạo của MSS là nhắm tới việc đánh cắp công nghệ kỹ thuật cao của nước ngoài. MSS hay “tìm tới” khu vực tập trung công nghệ kỹ thuật cao ở Nam California và thung lũng Silicon của nước Mỹ.

Theo số liệu từ năm 1997, tại Mỹ có 1.500 nhà ngoại giao Trung Quốc làm việc ở 70 văn phòng, 15.000 sinh viên Trung Quốc tới Mỹ học hàng năm và 10.000 khách du lịch tới thăm.



Trong những năm gần đây, điệp viên Trung Quốc hoạt động mạnh ở thung lũng Silicon.


Ngày nay, con số này có thể vượt hơn rất nhiều. Những người làm việc cho cơ quan tình báo Trung Quốc cũng có thể là những người Trung Quốc dưới vỏ bọc ngoại giao, hoặc Hoa kiều hoặc người Mỹ được tuyển mộ.

Đầu năm 2011, Cục Điều tra Liên bang Mỹ FBI đã bắt giữ một Hoa Kiều tên Lưu Tây Hưng làm việc tại một công ty công nghệ ơ New Jersey (Mỹ) vì bị tình nghi đã xuất khẩu thông tin về bí mật quân sự nhạy cảm cho Trung Quốc.

Không chỉ có Mỹ là nạn nhân của gián điệp Trung Quốc, mà ngay cả Nga cũng đau đầu với việc này. Có lẽ mục tiêu mà Trung Quốc nhắm tới là công nghệ quốc phòng tiên tiến của Nga. Hầu hết các loại vũ khí Trung Quốc hiện tại đều có hình dáng tương tự vũ khí Nga.

Ngoài kỹ thuật cao, tình báo Trung Quốc cón dính líu tới lĩnh vực chính trị. Bằng chứng rõ ràng nhất là đầu năm 1991, ở Mỹ diễn ra chiến dịch tranh cử tổng thống. Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) và cơ quan an ninh quốc gia (National Security Agency – NSA) đã phát hiện những bằng chứng cho thấy cứ sự giúp đỡ đóng góp tài chính của Trung Quốc cho chiến dịch tranh cử của Đảng Dân Chủ.

Hệ thống tổ chức MSS (tiếp theo)

- Cục 4 (công nghệ)

Cục 4 chịu trách nhiệm nghiên cứu và phát triển các kỹ thuật thu thập thông tin tình báo và chống gián điệp, bao gồm các kỹ thuật: theo dõi, nghe trộm, chụp ảnh, ghi âm, liên lạc và truyền tin.

- Cục 5 (tình báo địa phương)

Cục 5 chịu trách nhiệm chỉ đạo, phối hợp công việc với các sở, văn phòng của Bộ an ninh quốc gia (MSS) ở cấp tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương.

- Cục 6 (chống gián điệp)

Nhiệm vụ chính của cục 6 là chống lại các tổ chức đòi tự do dân chủ cho Trung Quốc lưu vong ở nước ngoài.

Mục tiêu “ưu tiên” của cục là các tập đoàn phương tây đầu tư vào Trung Quốc được cho là có những nỗ lực tạo “Diễn biến hòa bình” ở Trung Quốc. Hoặc các tổ chức đòi tự do dân chủ cho Trung Quốc ở nước ngoài bị nghi ngờ đã gửi “nhà đầu tư” tới Trung Quốc để hoạt động chống lại nhà nước.

Tuy nhiên, các hoạt động này đang giảm theo thời gian do thiếu bằng chứng và gây ảnh hưởng tới niềm tin của nhà đầu tư.

- Cục 7 (lưu hành)

Trách nhiệm cục 7 là kiểm tra, xác minh, chuẩn bị và viết các bản báo cáo tình báo và báo cáo phân loại đặc biệt trên cơ sở thông tin thu thập từ các nguồn công khai hoặc bí mật.

- Cục 8 (Viện quan hệ quốc tế đương đại)

Cục 8 là một trong những viện nghiên cứu quan hệ quốc tế lớn nhất với số lượng nhân viên lên tới 500 người.

Cục được phân thành 10 phòng nghiên cứu chuyên quan hệ quốc tế nói chung, kinh tế thế giới, Mỹ, Nga, Đông Âu, Tây âu, Trung Đông, Nhật Bản, Châu Á, Châu Phi và Mỹ Latin.

- Cục 9 (chống đào ngũ và chống giám sát)

Cục 9 chịu trách nhiệm đối phó với các nỗ lực của cơ quan tình báo nước ngoài nhằm tuyển mộ nhân viên làm việc cho MSS và các cán bộ cơ quan Trung Quốc ở nước ngoài.

Cơ quan này còn tham gia các hoạt động chống việc theo dõi, nghe lén và xâm nhập của tình báo nước ngoài nhắm vào lãnh sự quán Trung Quốc.



Bảo tàng tình báo Trung Quốc - nơi trưng bày nhiều phương tiện kỹ thuật sử dụng trong các hoạt động của MSS.



Ngoài ra, trong cục còn bao gồm cả bộ phận sinh viên chuyên làm công việc “chống đào ngũ” trong cộng đồng sinh viên Trung Quốc ở nước ngoài, ngăn chặn tình báo nước ngoài tuyển dụng sinh viên Trung Quốc gia nhập tổ chức đòi tự do dân chủ.

- Cục 10 (thông tin khoa học và công nghệ)

Cục 10 là nơi thu thập tất cả thông tin tình báo liên quan lĩnh vực kinh tế, khoa học và công nghệ. Đây là sự thay đổi của MSS so với CID (cơ quan điều tra trung ương) chỉ chuyên về tin tức chính trị.

- Cục 11 (tác chiến điện tử)

Cục 11 chịu trách nhiệm phân tích tất cả thông tin tình báo thu thập được với máy tính điện tử và vận hành mạng máy tính của Bộ an ninh quốc gia.

Đơn vịnày thu thập thông tin trên hệ thống điện tử tiên tiến từ phương Tây, và bảo vệ hệ thống thông tin mật của Trung Quốc trước các cuộc tấn công từ cơ quan tình báo nước ngoài.

- Cục đối ngoại

Cục đối ngoại có vai trò phát triển mối quan hệ với cơ quan tình báo nước ngoài. Khi MSS còn chưa được thành lập thì cục đối ngoại đã hoạt động rất tích cực.

Những năm 1960, cơ quan tình báo Trung Quốc và Pakistan hợp tác chặt chẽ trong trao đổi công nghệ vũ khí hạt nhân và Trung Quốc hỗ trợ Pakistan trong chiến tranh chống Ấn Độ.

Đối với khu vực Arab, dù Trung Quốc công khai chính thức hỗ trợ nhưng thực tế họ vẫn duy trì mối quan hệ bí mật với Israel. Israel đã cung cấp cho Trung Quốc nhiều công nghệ quân sự phương tây. Điển hình là sự liên quan của Israel tới chiến đấu cơ đa năng thế hệ mới J-10 của Trung Quốc (hình dáng J-10 rất giống với dự án IAI Lavi của Israel).

Giai đoạn 1970-1980, khi Trung Quốc và Mỹ “bắt tay nhau” chống Liên Xô thì chính quyền Trung Quốc đã cho phép Mỹ thiết lập một số trung tâm tình báo gần biên giới Trung – Xô.

Bộ an ninh quốc gia (MSS) còn có một số cục khác như: Cơ quan tổng cục (General Office), Cục chính trị (Political Department), Cục đào tạo và con người (Personnel and Education Bureau), Cục kiểm toán và giám sát (Supervision and Auditing Bureau), Đảng ủy (Party Committee)...

[BDV news]


>> Hải quân New Zealand: Mở rộng bang giao



Dù quân số không đông nhưng có hạm đội rất hiện đại, thường xuyên tham gia các hoạt động của hải quân vùng Thái Bình Dương và đã 4 lần đưa tàu đến thăm hữu nghị Việt Nam.


Chiến lược dịch chuyển và đa năng hóa lực lượng

Hải quân New Zealand có quân số không lớn, chỉ khoảng 2.100 người, tổ chức trong 1 hạm đội duy nhất, đóng ở căn cứ hải quân Auckland. Lực lượng ít, số lượng vũ khí, phương tiện chiến đấu trong biên chế không nhiều nhưng bù lại, các tàu chiến của hải quân nước này rất hiện đại.

Đây là một nét đặc sắc của trong chiến lược “di chuyển trên biển” của New Zealand. Theo đó, để bù lại mặt hạn chế của một nước diện tích không rộng, người không đông, Hải quân New Zealand tập trung phát triển chất lượng. Điều đáng nói, nhiều thiết bị trên các tàu của Hải quân New Zealand đều là hàng “nội địa”. Bên cạnh đó, lực lượng này thường xuyên thực hiện hoạt động trao đổi, giao lưu, phối hợp hoạt động, gửi quân ra nước ngoài để rèn luyện lực lượng.



Cấu tạo và quy mô tàu HMNZS Canterbury.


Để đáp ứng chiến lược trên và phù hợp với điều kiện nội tại, Hải quân New Zealand có chủ trương đa năng hóa chiến hạm, mà tiêu biểu là chiến hạm HMNZS Canterbury. Trong khi các tàu chiến của hải quân nhiều nước phát triển theo hướng “chuyên môn hóa” thì HMNZS Canterbury được thiết kế để đảm đương nhiều nhiệm vụ như đổ bộ, hậu cần, chi viện… HMNZS Canterbury có lượng giãn nước 9.000 tấn, tốc độ 16-19 hải lý/giờ, có khả năng mang 4 trực thăng vận tải NH90, 1 trực thăng chống ngầm SH-2G và 2 tàu đổ bộ nhỏ LCM, 16 xuồng, 16 xe tải, thủy thủ đoàn có 250 lính.

Tàu chiến nòng cốt trong lực lượng Hải quân New Zealand là lớp tàu tuần tiễu Otago và tàu hộ vệ Anzac (biểu tượng hiệp đồng tác chiến giữa Australia (A) và New Zealand (NZ). Trong đó, tàu hộ vệ Anzac có lượng giãn nước 3.600 tấn, tương đối lớn so với các lớp tàu khinh hạm khác, gồm 2 chiếc HMNZS Ta Keha và HMNZS Te Mana. Hai tàu chiến này được trang bị hệ thống hỏa lực tương đối mạnh, thiên về hướng phòng thủ, gồm: 8 tên lửa phòng không Sea Sparrow Rim – 7M, 6 ngư lôi 324mm, 1 bệ pháo cao tốc 6 nòng, tốc độ 4.500 phát/phút, 1 pháo 127mm, 1 trực thăng SH-2G. Ngoài ra, Hải quân New Zealand còn có tàu tuần tiễu lớp Otago có một trực thăng SH-2G và nhiều loại pháo, trong đó, có pháo cao tốc Bushmaster.

Công cụ ngoại giao

Là đảo quốc, Hải quân New Zealand được sử dụng nhiều trong hoạt động đối ngoại. Sự điều động các tàu chiến tham gia giao lưu, hoạt động chung trên biển của New Zealand thường mang theo các thông điệp ngoại giao.

Năm 1951, New Zealand cùng Australia và Mỹ lập hiệp ước phòng thủ chung ANZUS (mang tên gọi của 3 nước, A là Australia, NZ là New Zealand và US là Mỹ) và có nhiều hoạt động hợp tác quân sự trong khuôn khổ của khối này. Thế nhưng, đến cuối những năm 1970 và đầu những năm 1980, New Zealand phản đối các cường quốc Mỹ, Pháp thử vũ khí nguyên tử ở Nam Thái Bình Dương, gây thảm hoạ “mùa đông hạt nhân”.

Chính quyền New Zealand đã có hành động cụ thể, hiện thực hóa tuyên bố phản đối. Đỉnh điểm vào tháng 2/1985, New Zealand không những cho tàu ra tiếp đón mà còn từ chối yêu cầu cho tàu USS Buchaman của Mỹ cập cảng với lý do nghi ngờ tàu này có khả năng trang bị vũ khí hạt nhân và ngư lôi hạt nhân. Điều này, khiến Mỹ tuyên bố đình chỉ nghĩa vụ an ninh trong hiệp định ANZUS với New Zealand vào năm 1986. Từ đó quan hệ tam giác an ninh ANZUS chỉ còn 2 cạnh Mỹ - Australia và Australia - New Zealand.



HMNZS Tekaha trong một chuyến viếng thăm nước ngoài.


Phải sau 26 năm, tháng 5/2011, Hải quân New Zealand mới tham gia diễn tập chung “mang tính bước ngoặt” với Hải quân Mỹ kéo dài 1 tháng. Khi đó, đại diện cho phía New Zealand là HMNZS Canberbury, tàu đa năng hiện đại bậc nhất của hải quân nước này. Sự xuất hiện của HMNZS Canberbury có thể coi là lời chào trang trọng cho một trang sử mới giữa quan hệ Mỹ và New Zealand.

Tháng 10/2004,tàu hộ vệ lớp Anzac mang tên Te Kaha và tàu hậu cần Endeavour của Hải quân New Zealand đã thăm Việt Nam. Tháng 8/2006, Hải quân New Zealand thực hiện chuyện thăm thứ 2. Gần đây nhất, tàu hộ vệ lớp Anzac HMNZS Te Mana 175 người đã cập cảng Sài Gòn, TP. HCM. Các tàu từng tới thăm Việt Nam đều nằm trong số các “chủ lực hạm” của Hải quân New Zealand, điều này cho thấy New Zealand rất coi trọng mối quan hệ với Việt Nam. Các đợt thăm viếng của Hải quân New Zealand đã góp phần tăng cường hiểu biết thúc đẩy tình hữu nghị giữa hải quân 2 nước nói riêng và nhân dân 2 nước nói chung.

Từ năm 2002, Hải quân New Zealand được tổ chức tinh gọn trong Hạm đội Hải quân Hoàng gia New Zealand. Lực lượng có vũ khí, phương tiện chủ yếu gồm: 3 tàu đa năng (HMNZS Te Kaha, HMNZS Te mana, HMNZS Canterbury); 1 tàu chi viện hạm đội HMNZS Endeavou cùng một số tàu quét mìn, tàu phục vụ khác…

[BDV news]


>> Nga 'ruồng bỏ' tàu sân bay và xe tăng nội



Trong cuộc họp báo ở Moscow, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Serdyukov chỉ trích các xe tăng nội địa và thông báo việc sản xuất hàng loạt tên lửa đạn đạo Bulava.


Trước đó, ông này đã phủ nhận các thông tin về kế hoặc đóng tàu sân bay mới.

Về tên lửa

Tại một cuộc họp với các nhà phân tích quân sự ở Moscow, Bộ trưởng Quốc phòng Anatoly Serdyukov công bố với phương tiện truyền thông rằng Nga đã sẵn sàng để sản xuất loạt tên lửa đạn đạo liên lục địa trên biển Bulava. "Bulava đã được phóng, đây là tin tốt lành. Chúng tôi hiểu rằng phiên bản này có thể đưa vào sản xuất hàng loạt”, ông Serdyukov nói.

Lưu ý rằng, thông tin này được đưa ra sau khi tên lửa Bulava phóng 3 lần liên tiếp với kết quả thành công. Lần phóng sau cùng được tổ chức ngày 28/6 năm nay từ tàu ngầm Yuri Dolgoruky (project 955). Bộ trưởng cho biết rằng đến tận bây giờ, lần đầu tiên tên lửa được phóng đi từ chính tàu ngầm được thiết kế cho riêng nó.

Trong 15 lần phóng thử tên lửa Bulava trước kia đều được thực hiện trên một tàu ngầm đặc biệt, không phải loại dành riêng cho tên lửa này và chỉ có 7 lần thành công.

Ngoài ra, ông Anatoly Serdyukov còn cho biết, Nga dự định sẽ tăng số lượng tên lửa đạn đạo liên lục địa trong các lực lượng tên lửa chiến lược. Đến năm 2015, khối lượng tên lửa mới trong các lực lượng tên lửa chiến lược cần phải tăng gấp ba lần.

Về xe tăng

Theo ông Serdyukov, Bộ Quốc phòng Nga từ chối mua từ xe tăng sản xuất trong nước cho đến khi họ đáp ứng được “tiêu chuẩn hiện đại”. “Chúng tôi đã gặp gỡ với các nhà thiết kế, họ cung cấp cho chúng tôi thông tin về sản phẩm của họ, 60% đề xuất của họ là phát triển từ trước, vì thế trước mắt chúng tôi từ chối những đề xuất này”.

Ông nói thêm rằng, Bộ Quốc phòng muốn tìm các hình thức tối ưu hiện đại hóa xe tăng trong nước. “Chúng tôi đã đề xuất để tạo ra một mô hình mới của xe tăng".

Theo nguồn tin của các báo, ngày 15/3 tư lệnh lục quân Alexander Postnikov cũng bày tỏ không hài lòng với hệ thống vũ khí mới được cung cấp từ liên hiệp công nghiệp quốc phòng Nga.



Quân đội Nga chê T-90 còn kém hơn Leopard.


Thượng tướng Postnikov phàn nàn: “Những vũ khí mẫu được sản xuất công nghiệp, trong đó có xe bọc thép, pháo binh và súng bộ binh với các thông số không cân xứng với các mẫu của NATO và thậm chí cả Trung Quốc”.

Ông lấy ví dụ xe tăng mới nhất của Nga T-90 nổi tiếng trên toàn thế giới thực sự là một thay đổi của T-72 thời Liên Xô. Hơn nữa, giá trị của nó hiện nay là 118 triệu rub cho mỗi xe tăng. "Với số tiền đó chúng tôi có thể mua ba xe tăng Leopard của Đức", tướng Postnikov nói.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga đã lưu ý rằng hiện nay trên thế giới đã thay đổi số mệnh của những loại vũ khí này và đi đến xu hướng giảm số lượng xe tăng trong quân đội (trong Lục quân Nga hiện nay có 10.000 xe tăng và như vậy là đã trên giới hạn bình thường). Vì vậy ở thời điểm này thích hợp nhất là nâng cấp các xe tăng hiện có trong lực lượng vũ trang hơn là mua mới.

Phủ nhận việc đóng tàu sân bay mới

Ông Serdyukov cũng phủ nhận các thông tin xuất hiện gần đây về các kế hoạch thiết kế và đóng tàu sân bay của Nga. Ông bảo đảm rằng không có kế hoạch như vậy và kể cả trong thời gian dài tiếp theo.

Hiện tại, Bộ Quốc phòng Nga đặt hàng với các nhà phát triển lập thiết kế sơ bộ để có thể xác định diện mạo của tàu sân bay trong nước. “Và chỉ sau khi có diện mạo cụ thể thì Bộ quốc phòng cùng với hải quân mới có quyết định về sự cần thiết đóng con tàu”, người đứng đầu Bộ Quốc phòng cho biết.

[BDV news]


>> Khai mạc Hội nghị Tư lệnh Hải quân ASEAN



Sáng nay đã diễn ra lễ khai mạc ANCM lần thứ 5, tại Hà Nội, với sự tham gia của lãnh đạo hải quân các quốc gia trong cộng đồng Đông Nam Á.



ANCM - ASEAN Navy Chiefs' Meeting - Hội nghị Tư lệnh Hải quân ASEAN

Hội nghị diễn ra trong bối cảnh an ninh hàng hải khu vực đạt được nhiều thành tựu tích cực như các hoạt động chung của Hải quân các nước ASEAN, giúp tăng cường giao lưu hiểu biết lẫn nhau, hợp tác tuần tra làm nạn cướp biển ở eo biển Malaca giảm mạnh.

Bên cạnh đó, nhiều thách thức mới nổi lên, gồm những vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống, đặc biệt, là xuất hiện các hành động vi phạm luật pháp quốc tế, đe dọa chủ quyền đối với một số quốc gia trong khu vực.

Theo Trung tướng Đỗ Bá Tỵ, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, những thách thức an ninh chung, ảnh hưởng tới mọi quốc gia trong khu vực, dù có biển hay không có biển. Đòi hỏi nỗ lực tập thể của các nước mới có thể đối phó một cách hiệu quả.



Tư lệnh Hải quân các nước ASEAN. Ảnh: Tuấn Linh


Các hoạt động của ANCM lần 5 sẽ diễn ra đến hết ngày 29/7/2011. Trong đó, lãnh đạo hải quân các nước ASEAN sẽ gặp mặt, đọc tham luận dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, đồng thời là trưởng đoàn Việt Nam tại hội nghị.

Hội nghị sẽ tập trung thảo luận các vấn đề: Định hướng và đăng ký hoạt động hợp tác, thiết lập đường dây nóng Hải quân ASEAN... Ngoài ra, hội nghị còn thảo luận về sáng kiến giao lưu sỹ quan trẻ, "gửi tín hiệu chào giữa tàu và máy bay hải quân khi gặp nhau trên biển" do Việt Nam đề xuất. Cuối cùng, lãnh đạo Hải quân các nước sẽ tìm hiểu một số đơn vị hải quân Việt Nam.



Trước khi ANCM 5 khai mạc, Tư lệnh Hải quân các nước ASEAN đã vào lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: Tuấn Linh


ANCM là hoạt động thường niên trong các kênh trao đổi quân sự của cộng đồng Đông Nam Á, cùng với Hội nghị Tư lệnh Không quân, Lục quân ASEAN. Dự kiến, nước chủ nhà của ANCM 6 sẽ là Brunei.

[BDV news]


>> Triều Tiên dẫn đầu về xuất khẩu tên lửa đạn đạo



Triều Tiên đã trở thành nhà cung cấp tên lửa đạn đạo lớn nhất cho quân đội các nước đang phát triển.


Theo một báo cáo của công ty nghiên cứu dự báo quốc phòng quốc tế cho biết, trong giai đoạn từ năm 1987-2009, Triều Tiên đã xuất khẩu hơn 1200 tên lửa đạn đạo tầm ngắn, tầm trung các loại chiếm tới 40% thị phần của thị trường tên lửa đạn đạo.




Trong khi đó con số xuất khẩu tên lửa đạn đạo tầm ngắn cho các nước đang phát triển của hai đại gia là Nga và Trung Quốc trong giai đoạn này chỉ chiếm hơn phân nửa con số xuất khẩu của Triều Tiên.

Cụ thể trong giai đoạn từ 1987-2009, Nga xuất khẩu cho các nước đang phát triển 400 tên lửa đạn đạo tầm ngắn, con số tương ứng của Trung Quốc là 270 tên lửa.

Do Nga là thành viên của MTCR (*) nên không thể xuất khẩu các tên lửa có tầm bắn trên 300km. Trung Quốc tuy không phải là thành viên của MTCR nhưng cũng đã cam kết tuân thủ các quy định của MTCR từ năm 1991.

Triều Tiên không tham gia vào các cam kết của MTCR nên đã trở thành nhà cung cấp chính cho các tên lửa có tầm bắn trên 300km.

Khách hàng chủ yếu của Triều Tiên là các nước đang phát triển, tập trung chủ yếu ở khu vực Trung Đông. Theo báo cáo, khách hàng lớn nhất của Triều Tiên là Ai Cập, Iran, Syria, Libya, Yemen , UAE và Pakistan.

Thông tin chi tiết về chủng loại tên lửa đạn đạo mà Triều Tiên đã xuất khẩu thường không rõ ràng. Các tên lửa xuất khẩu chủ yếu là loại tên lửa tầm ngắn KN-2, Hwasong-5, Hwasong-6. Tên lửa tầm trung Nodong-1, Nodong-2, Taepodong-1 và Musudan. Các tên lửa này có tầm bắn từ khoảng 300-4.000km.

Nm 1985, Iran đã mua 100 tên lửa Hwasong-5 trị giá 500 triệu USD, sau đó trên cơ sở của tên lửa này Iran đã phát triển thành tên lửa Shahab-1 của riêng mình.

Theo ghi nhận của công ty nghiên cứu dự báo quốc phòng quốc tế, xuất khẩu tên lửa đạn đạo của Triều Tiên đã bắt đầu giảm mạnh từ năm 1994. Lý do chính của sự sụt giảm này là chiến tranh Iran-Iraq đã kết thúc.

Ngoài ra, nhiều quốc gia từng mua tên lửa của Triều Tiên đã bắt đầu mở dây chuyền sản xuất trong nước. Triều Tiên chuyển sang chủ yếu xuất khẩu linh kiện và vật liệu để sản xuất tên lửa đạn đạo.

Theo một báo cáo của SIPRI, trong giai đoạn từ 1987-2009, khối lượng xuất khẩu vũ khí của Triều Tiên đạt giá trị hơn 1,7 tỷ USD. Chủ yếu tập trung vào tên lửa và các tàu chiến cao tốc, cao điểm là giai đoạn 2002-2004 Triều Tiên đã xuất khẩu 257 tàu tuần tra cao tốc, chủ yếu là tàu phóng lôi và tàu tên lửa cao tốc.

(*) MTCR - Missile Techonolory Control Regime Quy chế kiểm soát công nghệ tên lửa có điều khiển: được thành lập dưới sự cam kết của chính phủ 34 quốc gia trên thế giới, nhằm ngăn chặn phổ biến các công nghệ tên lửa có tầm bắn trên 300km và đầu đạn nặng trên 500kg. Các nước thành viên đều bị cấm xuất khẩu các tên lửa và công nghệ tên lửa có tầm bắn trên 300km.

[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang