Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: 14 tháng 7 2013

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2013

>> 2 Gepard 3.9 về sau của Việt Nam có thêm gì mới ?

Sau thời gian sử dụng và đánh giá, Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cường khả năng chống ngầm, chống hạm và phòng không cho 2 tàu Gepard 3.9 mới.

>> Bao giờ Việt Nam có bom thông minh, tên lửa hành trình?


Cổng thông tin điện tử Hải quân Trung ương dẫn lời từ phát ngôn viên của nhà máy Nhà máy đóng tàu Zelenodolsk Gorky của Nga tại triển lãm hải quân quốc tế IDMS 2013 cho biết: Nga sẽ bắt đầu khởi đóng cặp tàu hộ tống tên lửa Gepard 3.9 thứ hai cho Hải quân Việt Nam vào tháng 9 tới. Đây thực sự là một tin vui với Việt Nam.

Chiếc tàu thứ 3, 4 này được tiếp tục triển khai theo kế hoạch sau quá trình sử dụng 2 chiếc tàu Gepard 3.9 Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ được đánh giá rất cao. Tuy nhiên, chúng ta cũng hi vọng rằng sẽ có những sự nâng cấp mạnh mẽ hơn nữa nhằm bổ khuyết những hạn chế mà hai chiến hạm đầu tiên gặp phải trong quá trình sử dụng.

Hãng tin Interfax dẫn lời ông Sergei Rudenko-Phó Giám đốc Nhà máy đóng tàu Zelenodolsk Gorky cho biết hai chiếc Gepard 3.9 mới sẽ lắp đặt vũ khí theo yêu cầu của Việt Nam. Mặc dù chưa có thông tin chính thức nhưng qua dư luận có thể thấy được xu hướng tăng cường sức mạnh là điều chắc chắn.

Tăng cường khả năng chồng ngầm

Hãng tin Interfax của Nga, dẫn lời ông Sergei Rudenko cho biết: "Nếu 2 tàu Gepard 3.9 đầu tiên của Việt Nam được trang bị các tên lửa chống tàu nổi hiện đại nhất hiện nay của Nga thì 2 tàu tiếp theo sẽ được “trang bị thêm các thiết bị chống ngầm”. Đây là cải tiến nhằm bù đắp cho lỗ hổng tác chiến của hai chiếc Gepard 3.9 đã được biên chế cho Hải quân nhân dân Việt Nam.
Vũ khí chống ngầm hiện nay của hai tàu Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ bao gồm:

- 4 ống phóng ngư lôi DTA-53 533 mm (hai bệ phóng kép).
- Hệ thống phóng bom ngầm RBU-6000 12 ống chống tàu ngầm
- Hệ thống sonar MGK-335EM-03
- Hệ thống kiểm soát hỏa lực chống ngầm Purga
- Ngoài ra ở đuôi tàu còn có 1 sân cất/hạ cánh cho 1 trực thăng chống ngầm Ка-28 hoặc Ка-31.
Hiện chưa có thông tin về những cải tiến năng lực chống ngầm của Gepard 3.9 mới mà Nga đang đóng cho Việt Nam.


Hệ thống phóng bom ngầm RBU-6000
Hệ thống phóng bom ngầm RBU-6000 12 ống chống tàu ngầm

Năng lực phòng không tăng gấp bội phần

Trong khuôn khổ triển lãm IMDS-2013, lần đầu tiên Nga giới thiệu tàu hộ tống tên lửa lớp Gepard 3.9 có thể được tích hợp hệ thống phòng không tầm trung đa kênh Shtil-1. Cụ thể, mẫu Gepard 3.9 mà Nga giới thiệu tại IMDS-2013 được trang bị hệ thống phòng không đa kênh Shtil-1, đây là biến thể hải quân của hệ thống tên lửa phòng không tầm trung Buk-M1.

Hệ thống được bố trí trong các ống phóng thẳng đứng với cơ số 32 đạn tên lửa. Hệ thống phòng không trên hạm tầm trung Shtil-1 sẽ thay thế cho hệ thống phòng không tích hợp Palma nhằm tăng cường khả năng phòng không trên hạm cấp biên đội tàu cho Gepard-3.9.
Điểm mạnh của hệ thống này là các cảm biến chính của nó được trang bị phía trên cột buồm cung cấp trường giám sát 360 độ và nó có thể phóng tên lửa tấn công mục tiêu từ bất kể góc phương vị nào. Mục tiêu có thể được chỉ thị bằng radar, hệ thống quang điện. Thời gian dãn cách phóng từ đạn tên lửa thứ nhất đến đạn tên lửa tiếp theo chỉ có 2 giây.

Hệ thống sử dụng đạn tên lửa 9M317ME tầm bắn tối đa đạt 50 km, độ cao tối đa 15km, tốc độ Mach 4,5; xác suất tiêu diệt mục tiêu của tên lửa lên đến 90%. Hệ thống điện tử trên tàu có khả năng dẫn hướng cho 2 tên lửa tấn công mục tiêu riêng biệt.


Shtil-1
Sơ đồ minh họa bố trí hệ thống phóng và các cảm biến cùng hệ thống điều khiển hỏa lực của hệ thống phòng không tầm trung đa kênh Shtil-1 trên tàu chiến

Tên lửa hạm đối không 9M317ME
Tên lửa hạm đối không 9M317ME tầm bắn tối đa đạt 50 km, độ cao tối đa 15km

Shtil-1
Sơ đồ vùng hỏa lực hệ thống phòng không tầm trung đa kênh Shtil-1 sẽ được trang bị trên tàu lớp Gepard 3.9

Hệ thống phòng không Palma hiện được trang bị trên hai tàu Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ bao gồm: pháo Kashtan-M, 2 giàn pháo 6 nòng GSh-30k, mỗi phút có thể bắn 1.000 quả đạn và 32 quả tên lửa hạm đối không 9M311 (SA-N-14) có tầm bắn 8 km, nên Gepard 3.9 chỉ có thể đáp ứng được nhu cầu phòng không mang tính cứ điểm.

GSh-30k
Pháo phòng không trên tàu Đinh Tiên Hoàng với 2 giàn pháo 6 nòng GSh-30k

Còn trang chinamil của Trung Quốc trong bài phân tích về sức mạnh của hai tàu Gepard 3.9 của Việt Nam đã đưa ra thông tin: Hiện trên thế giới mới chỉ có Nga và Việt Nam sử dụng loại tàu hộ vệ tên lửa này, trang chinamil cũng tiết lộ thông tin cho rằng Bắc Kinh cũng đã có lời đề nghị Moscow được mua lại bản quyền thiết kế loại tàu này nhằm bổ sung lực lượng hộ tống cho tàu sân bay của mình nhưng không được chấp nhận. Qua đây có thể thấy Gepard 3.9 là một món hàng độc mà Trung Quốc rất thèm khát. Trang tin này cũng khẳng định 2 tàu Gepard 3.9 mới của Việt Nam sẽ được tăng cường khả năng phòng không.

Tờ CRJ của Trung Quốc cho biết thêm, Việt Nam đã tiếp tục vũ trang nâng tầm, cũng như tạo thêm tính năng cơ động tác chiến cho những chiếc Gepard 3.9 hiện tại (tàu Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ) bằng cách tận dụng không gian còn lại ở boong trước để lắp đạt tên lửa hạm đối không phóng theo chiều thẳng đứng Klinok có tầm bắn 12 km.

Không rõ hiện tại hai tàu Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ có được thực hiện phương án này hay không nhưng chúng ta có thể khẳng định, năng lực phòng không Gepard 3.9 mới của Việt Nam sẽ được tăng cường mạnh mẽ.

Tăng cường khả năng chống hạm

Hiện tại, hai tàu Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ được trang bị 8 tên lửa chống hạm Kh-35E (được NATO định danh là SS-N-25 “Switchblade”) một phiên bản xuất khẩu với những tính năng siêu việt nhất trong các loại tên lửa hiện nay. Phía Trung Quốc mặc dù rất thèm muốn và chi khá nhiều tiền để có loại tên lửa hạm đối hạm này nhưng các nhà sản xuất vũ khí Nga vẫn đáp lại là không.

Kh-35E có tầm bắn 130 km, độ cao hành trình cự thấp 5m trên mặt biển, tốc độ Mach 0,8. Tên lửa được ứng dụng công nghệ Sea-Skiming nhằm che mắt radar. Kh-35E có khả năng bay sát mặt nước và tạo ra một lớp được gọi là “Plasma shield” nhằm trốn tránh sự phát hiện của radar tầm xa và các hệ thống phòng thủ tầm gần của phía địch. Đó là lý do Chính phủ Nga không bao giờ cho phép xuất khẩu cho Trung Quốc. Chỉ có 4 quốc gia sở hữu loại tên lửa này là Nga, Việt Nam, Ấn Độ và Algeria.

Chỉ như vậy thôi nhưng hai tàu Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ đã khiến Trung Quốc e ngại và thèm muốn. Nhưng trong lớp Gepard 3.9 mới, khả năng chống hạm còn được tăng cường mạnh mẽ hơn nữa.

Có thể tàu sẽ được trang bị phiên bản nâng cấp của Kh-35E là Kh-35UE với tầm bắn 260 km. Một phương án nữa là tàu được trang bị các ống phóng thẳng đứng mang tên lửa chống tàu siêu âm Kalibr-NK tương tự tàu hộ vệ tên lửa Dagestan thuộc lớp Gepard 3.9 mà Nga vừa đưa vào trang bị.

Gepard 3.9 (Project 11661K) mang tên Tatarstan (691) và Dagestan (693)
Ảnh là 2 tàu chiến Gepard 3.9 (Project 11661K) mang tên Tatarstan (691) và Dagestan (693) thuộc biên chế Hạm đội Caspian của Nga

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống tên lửa hành trình chống tàu của Gepard Dagestan trang bị tên lửa chống tàu siêu thanh Kaliber NK (8 quả) đặt trong hệ thống ống phóng thẳng đứng

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tàu Dagestan phóng tên lửa chống tàu Kaliber NK trong một cuộc tập trận.

Tên lửa Kaliber-NK có khả năng chiến đấu mạnh hơn nhiều so tên lửa chống tàu cận âm Kh-35E có tầm bắn khoảng 130 km của tàu Tatarstan. Tên lửa hành trình chống tàu siêu âm Kalibr-NK với tầm bắn xa tới 300 km, có khả năng tham gia tấn công các mục tiêu mặt nước ở cả ngoài phạm vi cần kiểm soát trên vùng biển.

Mặc dù chưa có thông tin cụ thể nhưng chúng ta có thể thấy, sau một thời gian thử nghiệm và đánh giá các tính năng của Gepard 3.9, Hải quân Việt Nam sẽ yêu cầu phía Nga cải tiến mạnh mẽ hơn nữa các tính năng chống ngầm, chống hạm và phòng không cho tàu Gepard 3.9 mới.

Chỉ với Gepard 3.9 cũ mà đã khiến Trung Quốc hết sức e ngại và thèm muốn thì chắc hẳn 2 tàu Gepard 3.9 mới còn khiến Trung Quốc càng mất vía hơn nữa. Hi vọng sự tăng cường này sẽ góp phần mạnh mẽ trong việc duy trì hòa bình ở biển Đông.

>> Có phải Việt Nam "dửng dưng" với Barhmos ?

BrahMos chỉ được Nga- Ấn Độ phê chuẩn bán cho 15 nước. Trung Quốc mặc dù rất thèm muốn nhưng bị từ chối còn Việt Nam tại sao lại bỏ qua cơ hội này?

>> Bao phủ biển Đông bằng hệ thống tên lửa S-300F - "điều không tưởng"

Theo khẳng định của người đứng đầu BrahMos Aerospace, chưa có hợp đồng cung cấp tên lửa BrahMos cho quốc gia thứ ba nào, điều đó đồng nghĩa với việc Việt Nam có thể sẽ không mua tên lửa BrahMos hoặc chí ít là nếu mua, cũng sẽ mất ít nhất là vài năm nữa.
Tại sao Việt Nam lại bỏ qua cơ hội sở hữu một vũ khí quan trọng và đầy sức mạnh như BrahMos? Có những nguyên nhân chủ yếu như sau:

1. Ưu tiên cho vùng biển xa

Những căng thẳng ở biển Đông khiến việc tăng cường tiềm lực quân sự, nhất là lực lượng Hải quân, trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Do vậy, sở hữu tên lửa BrahMos là một động thái hết sức hợp lý, Tuy nhiên, nếu tinh ý hơn một chút trong vấn đề biển Đông, chúng ta có thể hiểu: "Vì sao Việt Nam không hay đúng hơn là chưa mua BrahMos trong tương lai gần?"

Nếu mua BrahMos hiện nay thì Việt Nam chỉ có thể mua tổ hợp tên lửa bờ với tầm bắn khoảng 300 km. Với tầm bắn này, tên lửa BrahMos chỉ phù hợp với nhiệm vụ phòng thủ bờ biển, chứ không phải là một vũ khí chuyên dụng để chống tàu trên vùng biển xa.
Các vùng biển chủ quyền có nguy cơ xảy ra xung đột của Việt Nam đều là những vùng biển xa như khu vực quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa cách bờ biển trên 400 km, do vậy, BrahMos khó phát huy được hiệu quả.

Ngược lại, hệ thống phòng thủ bờ biển của Việt Nam hiện nay khá mạnh với lá chắn thép Bastion sử dụng phiên bản tên lửa Yakhont, với tính năng tương đương BrahMos cũng như nhiều hệ thống tên lửa khác như Rubezh, Redut, đảm bảo hỏa lực nhiều lớp từ xa tới gần.
Do vậy, với tiềm lực tài chính có hạn, Việt Nam sẽ ưu tiên cho việc tăng cường sức mạnh trên biển xa như đóng các tàu tên lửa Gepard 3.9, tàu tên lửa Molniya được trang bị tên lửa chống tàu khác, mua tàu ngầm Kilo 636, máy bay Su-30MK2V, máy bay tuần thám...

Vì sao Việt Nam bỏ qua "cơ hội vàng” mua tên lửa Trung Quốc thèm muốn?


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Bờ biển Việt Nam được bảo vệ vững chắc với bộ ba tên lửa bờ Bastion, Redut, Rubezh

2. Tên lửa “made in Vietnam” Kh-35E

Ngày 15 tháng 2 năm 2012, theo nguồn tin ITAR-TASS, Việt Nam dưới sự giúp đỡ của Liên bang Nga sẽ triển khai dây chuyền sản xuất tên lửa chống tàu Uran. Thông báo với các phóng viên tại cuộc họp báo, Giám đốc Cục Hợp tác Kỹ thuật Quân sự Liên bang Nga (FS MTC) Mikhail Dmitriev nhận định, tổ hợp sản xuất tên lửa Uran sẽ được triển khai theo sơ đồ, tương tự như sơ đồ sản xuất, công nghệ hợp tác quân sự giữa Ấn Độ và Liên bang Nga trong dự án tên lửa chống tàu BrahMos.

Bản tin ngày 15/2/2012 của hãng tin Ria Novosti dẫn lời Giám đốc Cục Hợp tác Kỹ thuật Quân sự Liên bang Nga (FS MTC) Mikhail Dmitriev cho biết: "Chúng tôi đang có kế hoạch xây dựng cơ sở tại Việt Nam để sản xuất một phiên bản của Uran Nga [SS-N-25], trong một dự án tương tự như sản xuất tên lửa BrahMos của Nga-Ấn Độ".

Kh-35 được trang bị rất nhiều trong Hải quân Việt Nam hiện nay. Các dự án như mua 4 tàu Gpard 3.9, đóng 12 tàu Molniya, tàu BPS 500, mua máy bay Su-30MK2 đều là những phương tiện trang bị Kh-35. Có thể nói rằng Kh-35 là loại tên lửa đối hải chủ lực của Việt Nam hiện nay.

Kh-35 còn có thể phát triển hơn nữa với tổ hợp Bal-E, phiên bản trên máy bay Su-30MK2, phiên bản ngụy trang Club-K.
So với Yakhont thì tên lửa Kh-35 có hiệu quả chiến đấu cao, khối lượng và kích thước nhỏ, khả năng bố trí đa dạng, giá thành lại không quá đắt.

Bên cạnh đó, còn có thông tin cho rằng, Việt Nam sẽ hợp tác với Nga để chế tạo biến thể Kh-35UE có tầm bắn tới 260 km. Như vậy với dự án sản xuất Kh-35 thì càng dễ hiểu khi Việt Nam không vội mua tên lửa BrahMos của Ấn Độ.

Việt Nam và Nga sẽ hợp tác sản xuất tên lửa Kh-35E

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Việt Nam và Nga sẽ hợp tác sản xuất tên lửa Kh-35E tầm bắn 130 km

Vì sao Việt Nam bỏ qua “cơ hội vàng” mua tên lửa Trung Quốc thèm muốn?

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Cũng có thông tin là dự án sẽ chế tạo tên lửa Kh-35UE với tầm bắn lên đến 260 km

3. Chỉ mua hàng đã được sàng lọc

Việt Nam với một tiềm lực tài chính có hạn cùng với phương châm vũ khí “quý hồ tinh bất quý hồ đa” nên thường lựa chọn những vũ khí đã chứng tỏ được hiệu quả qua quá trình sử dụng chứ không phải là những phiên bản đời đầu. Có thể thấy điều này khi Việt Nam mua S-300PMU1 chứ không phải là S-300, mua Su-30MK2 và Su-30MK2V chứ không phải là Su-30.
Với cách lựa chọn này thì Việt Nam luôn có được loại vũ khí hoàn chỉnh do được nâng cấp, cải tiến sau một thời gian dài sử dụng, từ đó tránh được những lãng phí về mặt đầu tư.

Tất nhiên, điều này cũng có hạn chế là không có được ưu thế trước đối phương về loại vũ khí mới nhất nhưng thực ra, các loại vũ khí mới đều cần một thời gian huấn luyện khá dài mới phát huy được hiệu quả nên chưa hẳn đã giành ngay ưu thế khi sử dụng.
Tuy nhiên, nguyên tắc đa dạng hóa vũ khí cũng cần được xem xét trong trường hợp này. Dựa theo xu thế đó, có thể thấy BrahMos vẫn có khả năng được Việt Nam chọn mua sau một thời gian nữa nếu như đáp ứng được tiêu chí độ tin cậy cao, giá thành phải chăng và chứng tỏ được các điều sau:

Phiên bản phóng từ máy bay Su-30MKI đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Ấn Độ dự định thử nghiệm vào năm 2014. Khi đó, có thể các Su-30MK2 của Việt Nam cũng sẽ được trang bị tên lửa loại này để tăng cường sức mạnh trên biển Đông.

Phiên bản trang bị trên tàu có thể tích hợp vào các tàu nhỏ gọn hơn mà Việt Nam sở hữu. Hiện nay tàu nhỏ nhất được trang bị BrahMos của Ấn Độ là tàu khu trục lớp Rajput INS RANVIJAY (D55) có chiều dài 147m, rộng 15,8m, mớn nước 4,8m, lượng giãn nước 4.974 tấn, mang theo 8 tên lửa BrahMos. Lượng giãn nước hơn hai lần so với tàu lớn nhất của Việt Nam là hai tàu Gepard 3.9 mang tên Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ với lượng giãn nước là 2.100 tấn.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa BrahMos của Ấn Độ phóng từ MiG-29
Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tàu khu trục lớp Rajput INS RANVIJAY (D55) phóng tên lửa BrahMos
Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Hai tàu lớn nhất của Việt Nam lớp Gepard 3.9 lượng giãn nước 2.100 tấn được trang bị 8 tên lửa Kh-35E.

Với các lý do trên có thể giải thích vì sao trong tương lai gần Việt Nam sẽ chưa mua tên lửa BrahMos. Hy vọng trong tương lai, Hải quân Việt Nam sẽ sở hữu nhiều loại tên lửa hiện đại hơn góp phần giữ vững chủ quyền biển đảo đất nước.


>> 2 mắt thần canh đảo Senkaku của Nhật Bản

Bộ đôi “mắt thần trên không” E-767 và E-2 làm nhiệm vụ canh phòng Senkaku/Điếu Ngư đều có thể phát hiện máy bay Trung Quốc ở cự ly hàng trăm km.

>> E2D Hawkeye : Mắt thần trên không của Quân đội Mỹ
>> Tìm hiểu 'Thần biển' P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ




Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Trong đó, máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy đường không E-767 của Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản được nhập khẩu từ công ty Boeing IDS (Mỹ). Hiện nay, Nhật Bản là quốc gia duy nhất sử dụng Boeing E-767.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Trong đó, máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy đường không E-767 của Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản được nhập khẩu từ công ty Boeing IDS (Mỹ). Hiện nay, Nhật Bản là quốc gia duy nhất sử dụng Boeing E-767.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
“Trái tim” của Boeing E-767 là hệ thống radar cảnh giới 3 tham số AN/APY-2 với thiết kế anten là “đĩa tròn” được gắn trên lưng chiếc Boeing. Hệ thống radar có khả năng phát hiện mục tiêu máy bay ở tầm xa hơn 320km.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Chiếc “đĩa tròn” chứa anten radar đặt trên lưng máy bay có đường kính 9,14m, nó quay với tốc độ 6 vòng/phút khi hoạt động và 0,25 vòng/phút khi radar không hoạt động. Việc vận hành hệ thống trên máy bay giao cho 8-10 sĩ quan điều khiển.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Boeing E-767 được thiết kế dựa trên khung gầm cơ sở máy bay chở khách Boeing 767-200ER trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực CF6-80C2 cho phép đạt tốc độ tối đa khoảng 900km/h, tầm bay 10.000km, trần bay 12,2km. Máy bay có khả năng hoạt động liên tục 9,25 giờ trên không trong bán kính xác định.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Về phần máy bay cảnh báo sớm E-2C, hiện Nhật Bản có trong 17 chiếc loại này. Với số lượng đó, đây cũng là loại máy bay cảnh báo đông nhất trong Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản (JASDF).

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Những chiếc E-2C làm nhiệm vụ cảnh báo các mối nguy hiểm trên không và cung cấp dữ liệu nhận dạng và vị trí của máy bay địch cho đơn vị tiêm kích làm nhiệm vụ đánh chặn. Nghĩa là, E-2C sẽ giúp Nhật Bản phát hiện sớm máy bay Trung Quốc tiến tới khu vực Senkaku/Điếu Ngư để lên phương án đối phó.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
E-2C được trang bị hệ thống radar AN/APS-145 với anten AN/APA-171 nằm trong “đĩa tròn” trên lưng máy bay E-2C. Anten khi hoạt động có tốc độ quay 5-6 vòng/phút.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống radar AN/APS-145 có thể theo dõi hơn 2.000 mục tiêu và chỉ huy đánh chặn 40 mục tiêu. Nó có thể phát hiện máy bay địch ở cự ly hơn 550km.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
E-2C trang bị động cơ tuốc bin cánh quạt cho phép đạt tốc độ bay 648km/h, tầm bay khoảng 3.000km, thời gian hoạt động liên tục trên không trong bán kính xác định là 6 giờ.



Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang