Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Chính phủ Việt Nam

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chính phủ Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chính phủ Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 18 tháng 6, 2011

>> 'Những nước giàu tài nguyên sẽ thành mục tiêu xâm lược'





"Nước giàu tài nguyên sẽ trở thành mục tiêu xâm lược của những nước không có, hoặc có mà không đủ cho sự phát triển của mình. Bằng chứng là các cuộc chiến ở Iraq, Afghanistan và gần đây là ở Libya", Tổng bí thư Đảng Lao động Mexico, Thượng Nghị sĩ Alberto Anaya Gutierrez nhận định.


Các cường quốc dầu mỏ (ảnh Internet)


Từ năm 1997 tới nay, Tổng bí thư Đảng Lao động Mexico, Thượng Nghị sĩ Alberto Anaya Gutierrez 8 lần sang thăm Việt Nam.

Lần này, chuyến thăm của ông nhằm trao tặng nhân dân Việt Nam bức tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh đang làm việc tại vườn Phủ Chủ tịch và chào các lãnh đạo mới của Việt Nam sau kỳ Đại hội Đảng khóa XI vừa qua.

Cởi mở trao đổi với phóng viên về tình hình trong khu vực và chính sách của Mexico nói chung cũng như Đảng Lao động Mexico nói riêng trong việc tăng cường và thúc đẩy mối quan hệ hợp tác nhiều mặt với Việt Nam, ông Gutierrez đánh giá “Việt Nam là đất nước của những cơ hội, đất nước của tương lai”.

Ông cũng nhấn mạnh rằng doanh nghiệp và Chính phủ Mexico phải quan tâm hơn nữa đến cơ hội này.

- Xin ông cho biết, Việt Nam và khu vực châu Á có ý nghĩa và vai trò như thế nào trong đường lối và chính sách đối ngoại của Đảng Lao động Mexico?

Hiện nay trong chính sách của Đảng Lao động, chúng tôi đang tăng cường hợp tác với các nước trong khối ASEAN, APEC và đặc biệt mong muốn thúc đẩy hợp tác hơn nữa với Đảng cộng sản Việt Nam.

Theo tôi, tương lai của thế giới sẽ không phải là Mỹ Latin, Mỹ hay châu Âu mà chính là châu Á. Những mô hình sản xuất được nhiều quốc gia châu Á áp dụng cho thế giới thấy rằng đây mới là mô hình tiên tiến, kể cả trong lĩnh vực khoa học và công nghệ thì khu vực này có những bước tiến đáng kể. Và, trong thập kỷ tới trung tâm phát triển của thế giới sẽ là châu Á.

- Ông đánh giá thế nào về tình hình châu Á hiện nay?

Sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, từ đơn cực giờ đây thế giới trở nên đa cực. Nhiều quốc gia mới sẽ trở thành những cực phát triển mới trên thế giới và nước Mỹ sẽ không còn là cực duy nhất. Thêm vào đó sẽ là châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc, Nga, Brazil và Ấn Độ. Đây có thể là những cực mới trong thập kỷ tới.

Ngoài ra, chúng ta cũng đang sống trong bối cảnh nhiều quốc gia phát triển đang cố gắng tìm kiếm và sở hữu các nguồn tài nguyên thiên nhiên như dầu mỏ, khí đốt. Dù có những nguồn năng lượng thay thế nhưng chủ yếu vẫn phải sử dụng những nguồn năng lượng truyền thống này.

Và những nước giàu tài nguyên sẽ trở thành mục tiêu xâm lược của những nước không có, hoặc có mà không đủ cho sự phát triển của mình. Bằng chứng là các cuộc chiến ở Iraq, Afghanistan và gần đây là ở Libya.

- Trong cuộc gặp gỡ ngày 15/6 với các nhà lãnh đạo của Việt Nam, hai bên bàn những biện pháp cụ thể gì để thúc đẩy mối quan hệ hợp tác song phương, thưa ông?

Những đề xuất để tăng cường hợp tác chủ yếu tập trung trên lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp trong đó có việc trồng lúa nước, trồng cây cao su và đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực y tế với trọng tâm là phát triển lĩnh vực châm cứu ở Mexico.

Cá nhân Đảng Lao động chúng tôi cũng mong muốn đóng góp một phần nào đó để tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Mexico. Cụ thể là việc chúng tôi sẽ nỗ lực thúc đẩy dự án trồng cây Nopal [cây xương rồng rau - PV] tại các khu vực khô cằn ở Việt Nam.

Chúng tôi hy vọng mối quan hệ giữa hai nước sẽ phát triển trên nhiều lĩnh vực đặc biệt là thương mại, kinh tế, khoa học, công nghệ, văn hóa và tăng cường hơn nữa việc trao đổi các đoàn doanh nghiệp hai nước với mục đích tìm kiếm cơ hội làm ăn và thiết lập những công ty liên doanh Việt Nam - Mexico trong tương lai.

Theo tôi, Việt Nam là đất nước của những cơ hội, đất nước của tương lai. Doanh nghiệp và Chính phủ Mexico phải quan tâm đến cơ hội này.

- Lần sang Việt Nam này, cảm nhận của ông về đất nước và con người Việt Nam như thế nào?

Mỗi lần sang đất nước của các bạn là tôi lại bắt gặp một Việt Nam mới với nhiều thay đổi, với tốc độ phát triển kinh tế cao. Trong hơn 20 năm qua, Việt Nam vẫn luôn giữ được mức tăng trưởng kinh tế trung bình 7% mỗi năm.

Kể từ năm 1986 tới nay, Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới, hiện đại hóa đất nước và thực tế là bộ mặt của Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực. Đại hội Đảng XI của các bạn vừa qua một lần nữa khẳng định quyết tâm tiến hành đổi mới để trong tương lai tiếp tục hiện đại hóa.

Tôi biết rằng các bạn đặt ra mục tiêu đến năm 2020 sẽ trở thành nước công nghiệp hiện đại và chúng tôi tin tưởng rằng mục tiêu đó hoàn toàn có thể đạt được. Chúng tôi tin tưởng rằng trong tương lai Việt Nam sẽ trở thành con hổ của châu Á với nhiều tiềm năng phát triển.


[BDV news]


Thứ Ba, 14 tháng 6, 2011

>> 'Nếu dùng hải quân, Việt Nam sẽ mắc mưu Trung Quốc'



“Trong quan hệ Việt - Trung cần nhớ một điều cốt tử: Khi Việt Nam lùi thì Trung Quốc tiến, khi chúng ta đứng vững thì họ không làm gì được”, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Bộ Công an nhận xét.

Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược (Bộ Công an), trao đổi với VnExpress về ý đồ của Trung Quốc và những việc Việt Nam cần làm khi vùng đặc quyền kinh tế bị xâm lấn.

- Chỉ trong 2 tuần, các tàu của Trung Quốc liên tục phá cáp tàu thăm dò dầu khí Việt Nam. Thiếu tướng nhận định như thế nào về những hành động này?

- Tôi cho rằng, Trung Quốc sẽ không dừng lại. Sau vụ 26/5 tôi đã nói là sẽ còn tái diễn và quả thực đúng như vậy. Nếu Việt Nam không có phản ứng thích đáng thì chỉ trong tuần tới sẽ lại xảy ra những sự kiện nghiêm trọng hơn.




Tàu Bình Minh 02 bị một trong 3 tàu hải giám Trung Quốc (ảnh dưới) phá hoại.


Trung Quốc khôn ngoan ở chỗ các vụ việc này đều thuộc chủ trì của cơ quan hành chính nhà nước, quân đội không nhúng tay. Tàu hải giám và ngư chính đều thuộc cơ quan nhà nước Trung Quốc, làm nhiệm vụ quản lý và xua đuổi. Hệ thống quản lý nhà nước trên biển Trung Quốc hùng mạnh như vậy trong khi tương quan Việt Nam chỉ có lực lượng cảnh sát biển mới thành lập.

- Vậy theo thiếu tướng, với tình hình hiện nay, lời giải nào dành cho Việt Nam khi các lực lượng dân sự, cảnh sát biển quá mỏng, trang bị thiếu?

- Nếu ta dùng hải quân đối phó thì mắc mưu của Trung Quốc, sa ngay vào bẫy mà họ giăng sẵn. Họ sẽ hô hoán với cả thế giới cũng như 1,3 tỷ dân Trung Quốc rằng Việt Nam gây xung đột trước.

Sau Hội nghị Shangri La 10, Trung Quốc thấy phản ứng không đủ độ của các nước ASEAN nên lập tức làm tới. Vụ tàu Viking II ngày 9/6 là hậu quả tất yếu. Để ngăn chặn và phòng ngừa hành động tiếp theo của Trung Quốc, Việt Nam phải thông báo cho người dân biết rõ âm mưu và hành động cụ thể của Trung Quốc; thông báo thế giới thông qua các kênh song phương đa phương, kể cả Liên Hợp quốc. Chúng ta không kích động chủ nghĩa dân tộc, nhưng Hiến pháp quy định người dân có quyền được biết thông tin và nhà nước phải có trách nhiệm thông báo rõ khi Tổ quốc bị xâm lấn.

Trong quan hệ Việt - Trung cần nhớ một điều cốt tử: Khi Việt Nam lùi thì Trung Quốc tiến, khi Việt Nam đứng vững thì Trung Quốc không làm gì được. Với Trung Quốc, ở tầm cao chiến lược, ta phải minh định 2 vấn đề: Dân tộc và giai cấp. Khi làm việc với lãnh đạo Việt Nam, Trung Quốc bao giờ cũng đưa vấn đề giai cấp lên trên hết, nhưng trong hành xử, Trung Quốc sử dụng chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi.





Tàu Viking II và tàu ngư chính Trung Quốc (ảnh dưới).

- Thường xuyên theo dõi những tuyên bố và hành xử của Trung Quốc, điều ông lo ngại là gì?

- Trong khoảng 10 năm nay, từ cấp lãnh đạo cao nhất tới các chính khách học giả Trung Quốc luôn tận dụng mọi cơ hội để quảng bá cái gọi là “Chiến lược phát triển hòa bình” mà lúc đầu họ gọi là chiến lược “Trỗi dậy hòa bình”. Họ gửi thông điệp tới toàn thế giới rằng Trung Quốc phát triển nhanh, mạnh nhưng không đe dọa ai mà chỉ tạo cơ hội phát triển cho các nước khác. Họ ký Tuyên bố về ứng xử trên Biển Đông DOC 2002 với ASEAN trong đó quy định rõ ràng các bên không làm gì gây căng thẳng trên khu vực Biển Đông. Chỉ cách đây vài tháng, lãnh đạo cấp cao của họ cũng vừa nhắc lại thông điệp khẳng định Trung Quốc cam kết hợp tác với các nước đảm bảo Biển Đông hòa bình, phát triển.

Nhưng trên thực tế, họ liên tục có những việc làm phi lý như đối với tàu Bình Minh 02, Viking II, bắt giữ tàu cá của Việt Nam và các nước... Điều đó chứng tỏ họ có chủ đích, nằm trong kế hoạch độc chiếm Biển Đông.

Hai tuần nay tôi theo dõi cả đài truyền hình và phát thanh Trung Quốc, kể cả các trang mạng. Hàng trăm tờ báo, cơ quan phát thanh Trung Quốc nói rằng Việt Nam xâm phạm, gây hấn thậm chí xâm lược trên Biển Đông. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao của họ vu cáo Việt Nam trong hai vụ cắt cáp vừa qua. Đây là những hành động không chấp nhận được. Nhà cầm quyền Trung Quốc vừa gây hấn, xâm phạm chủ quyền độc lập Việt Nam vừa vu cáo Việt Nam. Họ bất chấp luật pháp quốc tế, đi ngược lại lời tuyên bố của chính mình.

- Có ý kiến lo ngại quan hệ hợp tác Việt - Trung sẽ bị ảnh hưởng, đặc biệt về lĩnh vực kinh tế nếu tình hình biển Đông tiếp tục căng thẳng?

- Chúng ta không nên nhầm lẫn cũng như lo ngại về quan hệ các mặt hiện có của hai nước. Cần phải lấy chủ quyền quốc gia làm cốt lõi. Chủ quyền là tối thượng, trường tồn, thiêng liêng bất khả xâm phạm. Không ai được có quyền mặc cả chủ quyền quốc gia cả.

Có người đã nói với tôi nếu ta làm căng, Trung Quốc có thể dùng đòn cấm vận kinh tế với Việt Nam. Tôi không loại trừ khả năng này, song cần phải thấy rằng, Trung Quốc cũng có lợi ích kinh tế lớn từ việc hợp tác Việt Nam.



"Trung Quốc bất chấp luật pháp quốc tế cũng như chính những tuyên bố của họ" Ảnh: Nguyễn Hưng.


- Về lâu dài, theo ông, đâu là vấn đề cốt lõi để Việt Nam bảo vệ vững chắc chủ quyền biển?

- Trong quá trình phát triển sức mạnh bảo vệ chủ quyền biển thì lực lượng vũ trang cần củng cố. Nhưng cái cần thiết hơn là tổ chức lại hệ thống quản lý nhà nước trên biển, trong đó có kiểm ngư, quản ngư, tổ chức lại cảnh sát biển. Điều này chúng ta có thể học tập ngay từ Trung Quốc. Chúng ta cũng cần đẩy mạnh chiến lược phát triển kinh tế biển, đầu tư cho ngư dân để tăng số lượng tàu cá, đẩy mạnh đánh bắt xa bờ.

Còn về đầu tư cho quốc phòng theo tôi dù vẫn phải làm song không phải là thượng sách. Chúng ta ít tiền, cần đầu tư có trọng điểm. Theo tôi tính thì mỗi người Việt Nam bỏ ra khoảng 30 USD thì đã đủ để có hệ thống tên lửa bảo vệ vùng biển. Trên biển, ta nên lựa chọn trang bị phương tiện cần thiết nhất như tàu siêu tốc, ngư lôi. Tất cả trang bị nhằm tạo sức mạnh trước sự gây hấn.


[Vnexpress news]



>> Chiến thuật '2 không' của Trung Quốc ở biển Đông



Việc quấy rối tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam là sự leo thang rất đáng lo ngại trong các chiến thuật “bắt nạt” đặc trưng của Chính phủ Trung Quốc trên biển Đông.


Phóng viên Đất Việt Online (ĐVO) đã liên hệ phỏng vấn với ông David Brown, một nhà ngoại giao Mỹ đã nghỉ hưu. Ông Brown thường xuyên nghiên cứu và có nhiều bài viết về tình hình biển Đông và sông Mekong được đăng tải trên tờ Asia Times.

Sau đây là nội dung phỏng vấn:

ĐVO - Xin ông cho biết quan điểm của mình về việc tàu Trung Quốc cắt cáp thăm dò của tàu thăm dò dầu khí Bình Minh 02 và Viking-II thuộc Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam khi hai tàu này đang hoạt động trên vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam?

Ông David Brown - Sự quấy rối và phá hoại đối với tàu thăm dò dầu khí Binh Minh và Viking II của tàu Trung Quốc là một sự leo thang rất đáng lo ngại. Đây là một phần trong các chiến thuật bắt nạt đặc trưng của Bắc Kinh trên biển Đông.

Những sự kiện này để tại chút nghi ngờ rằng, mục tiêu của Trung Quốc là để đảm bảo kiểm soát lượng dầu mỏ và khí đốt tại biển Đông. Trung Quốc đã không quan tâm đến sự đàm phán với các quốc gia trong khu vực hay những vấn đề khác. Chiến thuật của Trung Quốc là 2 không:

- Không đàm phán đa phương và không có bên thứ 3 để đứng ra hòa giải.
- Không bao giờ phải chờ được phép mới tiến tới một giải pháp về lãnh thổ và lãnh hải.


Hoạt động của lực lượng Hải giám Trung Quốc đang gây quan ngại sâu sắc trong công đồng quốc tế.

- Theo ông, Chính phủ Việt Nam cũng như các nước ASEAN nên làm gì để giảm bớt sự căng thẳng hiện tại cũng như tránh các tình huống tương tự về sau?

- Việt Nam đã đặt hy vọng của mình trong sự tham vấn đa phương phối hợp với ASEAN, thể hiện sự sẵn sàng giải quyết các vấn đề tranh chấp lãnh hải theo công ước về Luật biển của Liên Hợp Quốc năm 1982.

Bất chấp những nỗ lực rất tốt của chủ tịch ASEAN hiện tại là Indonesia, đang có những nghi ngờ 10 quốc gia ASEAN có sẵn lòng để đứng lên đối trọng với Trung Quốc hay không? Theo quan điểm của tôi, nên dành thời gian xem xét và đàm phán một cách chân thành nhất giữa 5 nước có tranh chấp chủ quyền trực tiếp với Trung Quốc là Việt Nam, Phillippines, Brunei, Malaysia và Indonesia.

Nếu nhóm 5 này có thể sắp xếp và ra một tuyên bố chung về một quy tắc ứng xử, đó có thể coi là một xuất phát điểm hợp lý cho một cuộc đàm phán chung với Trung Quốc. Hội đàm với Trung Quốc nên nhấn mạnh đến quyền lợi chính đáng và lợi ích hợp pháp của Trung Quốc và sự tham gia vào sự phát triển của khu vực biển Đông.

- Xin ông cho biết quan điểm của mình về vai trò của Mỹ tại ASEAN?

- Mỹ không có vai trò trong ASEAN, Mỹ không phải là một thành viên của tổ chức này, và điều đó là không nên. Nếu ASEAN hoặc một nhóm thành viên của ASEAN cần Mỹ hỗ trợ về kỹ thuật hay các quy phạm pháp luật, Mỹ có thể cung cấp.

Có thể Trung Quốc mong muốn hợp tác quân sự tốt hơn với Mỹ trên toàn cầu, điều đó có thể tránh được nhiều hành động khiêu khích trên biển Đông. Tuy nhiên tôi không lạc quan về khả năng này.

- Xin chân thành cảm ơn ông đã dành thời gian trả lời các câu hỏi phỏng vấn của chúng tôi.


[BĐV news]



Thứ Hai, 13 tháng 6, 2011

>> Nguy cơ xung đột Việt-Trung có leo thang?



Sự kiện biểu tình chống chính sách của Trung Quốc tại Biển Đông ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh hôm Chủ nhật để lại dư âm mạnh mẽ trong dư luận.



Biểu tình hôm 05/06 tại Hà Nội


Hàng trăm người đã xuống đường tuần hành một cách hòa bình để phản đối việc Trung Quốc gây hấn và phá hoại thiết bị tàu khảo sát địa chấn của Việt Nam ngay trong vùng kinh tế đặc quyền (EEZ) của Việt Nam.
Cùng lúc, đại diện của Chính phủ Việt Nam cũng mạnh mẽ đề cập sự kiện này trên các diễn đàn quốc tế.

Hôm thứ Ba 07/06, Trung Quốc đã chính thức phản đối việc mà nước này gọi là "đợt bùng phát" xung quanh tranh chấp chủ quyền ̉ Biển Đông và yêu cầu Việt Nam có hành động xử lý và ngăn chặn những việc làm tương tự.

Liệu hành động của Việt Nam và phản đối của Trung Quốc có dẫn tới một sự leo thang xung đột hay không? BBC đã hỏi chuyện một số học giả và nhà nghiên cứu.

Giáo sư Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Úc châu: Bắc Kinh đang theo đuổi chiến lược ngoại giao nâng cấp nhằm tăng cường tuyên bố chủ quyền Biển Đông, chiến lược này luôn luôn mô tả Trung Quốc như là nạn nhân của các nước khác.

Nay mọi chỉ trích đang được Trung Quốc đổ về Hà Nội và Manila, trong khi Trung Quốc tuyên bố chỉ làm công việc "thực hiện" chủ quyền thông qua các hoạt động bình thường.

Hiện tại các tàu hải giám dân sự, chứ không phải tàu hải quân, tham gia các vụ mới rồi. Các tàu này nhằm vào tàu khảo sát dầu khí không có vũ trang của các quốc gia khác. Tuy nhiên theo Philippines thì hồi tháng Hai tàu tuần tra của Trung Quốc đã bắn cảnh cáo tàu cá của nước này.

Nếu như Trung Quốc tiếp tục khẳng định chủ quyền một cách hung hăng như hiện nay thì hậu quả sẽ là Hà Nội và Manila điều tàu hải quân có vũ trang hộ tống tàu thăm dò. Việt Nam thực tế đã tăng số tàu hộ tống tàu thăm dò Bình Minh 02 sau vụ rắc rối hôm 26/05.

Điều này làm tăng quan ngại và tăng nguy cơ xung đột vũ trang trong khu vực, tuy nhiên tôi vẫn cho rằng hiện khả năng xảy ra đụng độ hải quân là thấp.

TS Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ: Về sự phản ứng của phía Trung Quốc trước dư luận của người Việt Nam trong và ngoài nước, đánh giá của tôi là không có gì khác so với các lần trước đây. Họ phải nói như vậy thôi.

Biểu lộ của người dân Việt Nam trước các hành động sai trái là tình cảm hết sức chính đáng, với điều kiện sự biểu lộ tình cảm đó tôn trọng luật pháp, không làm gì đáng tiếc để bị lợi dụng gây bất ổn chính trị-xã hội và ảnh hưởng công tác đối ngoại. Tôi theo dõi thì thấy các bạn tham gia biểu tình đã làm được việc đó, tuân thủ luật pháp, không làm xảy ra điều gì đáng ngại.

Có ý kiến cho rằng, Chính phủ Việt Nam đã lên tiếng hết sức mạnh mẽ trong sự kiện tàu Bình Minh 02, thì nhận xét của tôi là những phát biểu chính thức của Nhà nước và các vị lãnh đạo Bộ Quốc phòng là hết sức hợp lý và đúng đắn trước hành động xâm phạm lần này của Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.

Những gì xảy ra với tàu thăm dò Việt Nam hoàn toàn không ở trong vùng tranh chấp, mà Trung Quốc lại ngang nhiên tuyên bố đây là vùng tranh chấp.

Vậy cho nên, tôi cho rằng, các tuyên bố vừa rồi hết sức hợp lý, đủ mức cần thiết để nói cho Trung Quốc và quốc tế biết là Việt Nam có hoàn toàn đầy đủ cơ sở để bảo vệ chủ quyền. Thêm nữa, trong sự kiện vừa rồi Việt Nam đã hết sức kiềm chế với chủ trương giải quyết hòa bình mọi tranh chấp, để không xảy ra đụng độ, châm ngòi lửa ảnh hưởng tới hòa bình và ổn định trong khu vực.

Tôi ca ngợi thái độ của Nhà nước chúng tôi trong vụ này.

Những điều cần làm theo tôi là phải tiếp tục tiến hành các hoạt động chính đáng trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam. Song song cần tiếp tục đấu tranh nếu có vi phạm theo đúng thủ tục luật pháp và thực tiễn quốc tế, sử dụng các công cụ luật pháp để thể hiện quyền của mình.

Đương nhiên Chính phủ cần phải tiếp tục tuyên truyền giải thích tính chất các vụ việc, vi phạm xảy ra và giải pháp ứng xử cho dư luận được biết.

TS Vương Hàn Lĩnh, Viện Luật pháp Quốc tế thuộc ĐH Khoa học Xã hội Trung Quốc: Tôi có được biết về các vụ biểu tình ở Việt Nam hôm Chủ nhật.

Vấn đề Biển Đông gây bức xúc cho cả hai bên, và trên các diễn đàn mạng của Trung Quốc, người dân Trung Quốc cũng tỏ ra rất bất bình trước việc Việt Nam biểu tình.

Tôi cho là nếu không có việc chính phủ bật đèn xanh, thì biểu tình không thể xảy ra được ở Việt Nam. Hãy nhớ sau các cuộc biểu tình cuối năm 2007 Chính phủ Việt Nam đã cố gắng ngăn chặn biểu tình như thế nào.

Quan điểm của tôi là các tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông phải được dàn xếp một cách hòa bình giữa hai nhà nước, thông qua thương lượng. Những cuộc biểu tình như vừa qua sẽ không giúp ích gì cho tiến trình này.


[Vietnamdefence news]



Thứ Sáu, 3 tháng 6, 2011

>> Hải quân Việt Nam tập luyện bảo vệ chủ quyền



Chăm chỉ tập luyện, huấn luyện để làm chủ vũ khí hiện đại, sẵn sàng bảo vệ vùng biển đảo thiêng liêng của tổ quốc là hình ảnh của HQND Việt Nam.

Dưới đây là một số hình ảnh của Hải quân Việt Nam tập luyện sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ chủ quyền biển đảo.



Tập luyện ở Vùng 4 Hải quân.



Biên đội tàu tên lửa Molniya Việt Nam. Thời gian gần đây, có được giấy phép sản xuất, Việt Nam đã cho đóng hàng loạt loại tàu này. (>> chi tiết)



Biên đội tàu tên lửa Tarantul.


Bộ đội tên lửa Hải quân luyện tập sẵn sàng chiến đấu. Trong ảnh là hệ thống phòng thủ bờ biển Bastion đầy uy lực.







Hải quân đánh bộ tập luyện đổ bộ đường biển.



Tàu tên lửa tập luyện bắn đạn thật trên biển.



Nhiệm vụ quan trọng của chiến sĩ Hải quân là huấn luyện làm chủ trang bị hiện đại.




Thủy thủ kiểm tra tàu trước khi làm nhiệm vụ.



Chiến sĩ đảo Trường Sa chắc tay súng bảo vệ biển đảo thiêng liêng của tổ quốc.




Quân Đội Nhân Dân Việt Nam 2011




Không Quân Nhân Dân Việt Nam 2011



Hải Quân Nhân Dân Việt Nam 2011


[BDV news]


Thứ Tư, 1 tháng 6, 2011

>> Báo chí nước ngoài: "Trung Quốc ngày càng lấn lướt"



Việc tàu hải giám Trung Quốc ngang nhiên cắt cáp địa chấn tàu Bình Minh 02 ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam khiến không chỉ chính quyền và người dân Việt Nam mạnh mẽ lên tiếng, mà báo chí quốc tế, đặc biệt là các nước trong khu vực cũng đặc biệt quan tâm.

Hãng tin AFP bình luận: "Việc Trung Quốc ngày càng lấn lướt trong việc giành quyền quyết định ở biển Đông đang làm gia tăng căng thẳng với các nước khác trong khu vực, cũng như với Mỹ."

Trong khi đó, BBC đưa tin: "Cuộc gây hấn mới nhất liên quan đến tàu hải giám Trung Quốc xảy ra ở 120 km ngoài khơi bờ biển phía Nam Trung Việt Nam, cách đảo Hải Nam của Trung Quốc 600km về phía Nam."



Tàu hải giám Trung Quốc


Hãng Reuters cũng xác nhận, vụ việc xảy ra trong khu vực lô 148, cách bờ biển Nam Trung Bộ của Việt Nam 80 hải lý tính từ thành phố biển Nha Trang (quy định về chiều rộng vùng đặc quyền kinh tế theo Công ước Luật biển LHQ 1982 là 200 hải lý tính từ đường cơ sở - ND).
Cũng trên BBC, một nhà nghiên cứu chủ đề an ninh hàng hải khu vực, Th.S Iskander Rehman phân tích: "Sự kiện mới rồi dường như khá nhất quán với cách ứng xử gần đây của Trung Quốc tại các vùng Biển Đông và Đông Hải, theo đó Bắc Kinh thường sử dụng cả hai biện pháp là cưỡng ép về ngoại giao và ra dấu hiệu mạnh mẽ về quân sự để khẳng định chủ quyền. Cách ứng xử này đã dẫn tới sự căng thẳng không chỉ với tàu Việt Nam mà cả các tàu của Mỹ, Nhật và Philippines.

Cần chú ý rằng cách tiếp cận của Trung Quốc trong các tranh chấp lãnh thổ trên biển không chỉ mạnh bạo hơn mà còn trở nên đa dạng hơn trước. Đụng độ trên biển mức độ nhỏ chỉ là một trong các biện pháp mà Bắc Kinh đang sử dụng nhằm củng cố chủ quyền trên các đảo đá và bãi cạn tại Biển Đông, vốn được cho là giàu khoáng sản.

Một biện pháp khác là phát tín hiệu quân sự như tổ chức tập trận và tăng cường tuần tra ngoài khơi gần các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là biện pháp chúng ta thấy được sử dụng ngày càng nhiều trong thời gian gần đây.



Cáp địa chấn tàu Bình Minh 02 bị tàu hải giám TQ cắt ngay trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam


Các hình thức khiêu khích này thường được thực hiện cùng điều mà các nhà phân tích chiến lược Trung Quốc gọi là 'chiến tranh pháp lý', tức người phát ngôn của chính phủ Trung Quốc mang một số điều đã được công nhận trong luật biển quốc tế ra công khai tranh cãi về khía cạnh pháp lý."

Tờ BangkokPost bình luận: "Tuần trước, Việt Nam phát hiện ra cáp địa chấn của một tàu thăm dò dầu khí đã bị cắt ở khu vực lô 148, ngay 120km ngoài khơi biển Nam Trung Bộ của Việt Nam, tức chỉ 1/5 so với khoảng cách từ Trung Quốc."

Tờ báo này nhấn mạnh: "Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đã có những nỗ lực nhưng không mấy hiệu quả trong suốt 9 năm qua để đàm phán với Trung Quốc về vấn đề này, với mục đích đưa ra một bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông."
[VTC news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang