Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Quân đội Philippines

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Quân đội Philippines. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quân đội Philippines. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 29 tháng 5, 2012

>> Chán 'đồ cũ' của Mỹ, Philippines tậu Su-30K mới từ Nga?

Không quân Philippines đã được bơm tiền để mua sắm các máy bay chiến đấu, nhưng việc lựa chọn mặt hàng phù hợp đôi khi lại là vấn đề không hề đơn giản.


http://nghiadx.blogspot.com
F-16 Fighting Falcon


Bộ Quốc phòng Philippines mới đây đã từ chối mua các chiến đấu cơ F-16 Fighting Falcon cũ từ Mỹ. Lý do, theo Tổng thống Philippines Benigno Aquino là chi phí cho vận hành và bảo trì các máy bay chiến đấu này rất tốn kém.

>> Điểm mặt 5 'lưỡi kiếm' của Trung Quốc đang chĩa vào Philippines

Trước đó, Tổng thống Benigno Aquino ngày 16 tháng 5 đã tuyên bố Philippines sẽ chi 1,6 tỉ đô la để mua các loại máy bay quân sự do các quốc gia ngoài Mỹ sản xuất.

Theo ông Aquino, Philippines sẽ chi từ 400 đến 800 triệu đô la cho một phi đội máy bay, và dự kiến nước này sẽ mua hai phi đội máy bay mới (mỗi phi đội gồm 12-13 máy bay).

Mua cũ hay sắm mới?

Tổng thống Benigno Aquino khẳng định rằng, Philippines hoàn toàn có thể mua những thương hiệu máy bay chiến đấu mới và hiện đại của những nước có nền sản xuất tiên tiến khác chứ không nhất thiết phải chạy theo Hoa Kỳ.

Benigno Aquino chưa tiết lộ về danh tính các quốc gia hay thương hiệu máy bay mà nước này định đặt mua. Tuy nhiên, nhiều khả năng sẽ là các công ty của Nga, Nam Phi hay Pakistan hoặc một số nước châu Âu khác.

Cuối năm 2011, Philippine đã đề nghị Mỹ cung cấp miễn phí một loạt chiến đấu cơ F-16 đã qua sử dụng và cũng sẵn sàng chi tiền để sửa chữa và hiện đại hóa các máy bay chiến đấu cũ được lựa chọn từ nghĩa địa máy bay ở Arizona, Hoa Kỳ.

Kết quả những cuộc đàm phán không được công bố chính thức, nhưng trong tháng 2 năm 2012, Bộ Ngoại giao Philippines đã bắt đầu với các cuộc đàm phán về việc cung cấp một đến hai phi đội máy bay chiến đấu F-16 của Hoa Kỳ.

Hiện nay, Philippine là một trong những nước có nhu cầu lớn về máy bay quân sự trong khu vực Đông Nam Á. Nước này rất cần những chiến đấu cơ đủ sức bảo vệ lãnh hải của họ, bao gồm các địa điểm thăm dò và khai thác dầu trước sự “nhòm ngó” từ phía Trung Quốc cũng như những nước khác trong khu vực.


http://nghiadx.blogspot.com
Nghĩa địa máy bay ở Arizona, Hoa Kỳ

Ngoài ra, quân đội Philippines cũng cần những máy bay chiến đấu để giải quyết các nhiệm vụ liên quan đến những cuộc nổi dậy ở khu vực Mindanao.

Đến nay, trong biên chế của Không quân Philippines không có một chiếc tiêm kích phản lực nào có các tính năng hiện đại. Chiếc máy bay tiêm kích siêu âm hạng nhẹ cuối cùng F-5 Freedom Fighter thì đã cho nghỉ hưu từ năm 2005.

>> Philippines chi đậm mua máy bay đối phó Trung Quốc

Theo Flightglobal MiliCAS, Không quân Philippines hiện nay chỉ trông cậy vào 12 máy bay cường kích cánh quạt/tuần tra OV-10 Bronco, 6 máy bay huấn luyện chiến đấu phản lực cận âm Aermacchi S-211 và 21 máy bay huấn luyện cánh quạt SF-260/F. Ngoài ra, trong biên chế Không quân nước này còn có khoảng 20 máy bay trực thăng tấn công MD520.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay cường kích cánh quạt/tuần tra OV-10 Bronco của Không quân Philippine

Trong tất cả các cuộc đàm phán giữa Washington và Manila, phía Mỹ đã đồng ý cung cấp miễn phí cho Philippines các máy bay chiến đấu F-16 đã qua sử dụng, hoặc bán theo kiểu vừa bán vừa cho.

Ngoài ra, hai nước cũng đã thỏa thuận với nhau về việc cung cấp cho Manila 2 máy bay vận tải quân sự C-130 Hercules, hiện đang trải qua quá trình nâng cấp và sửa chữa nhỏ. Hai máy bay vận tải mới này sẽ được bổ sung vào phi đội máy bay vận tải hiện có của Philippines.

Thông tin chi tiết về những thương vụ này không được tiết lộ, nhưng đã có bằng chứng chứng minh rằng Philippines đã được “đại hạ giá” khi mua các máy bay này, mặc dù nước này đã từ chối mua các chiến đấu cơ F-16 Fighting Falcon của Mỹ theo thông báo hôm 16 tháng 5 của Tổng thống Philippine Ninoy Aquino.

http://nghiadx.blogspot.com
Yak-130

Hiện nay, Bộ Quốc phòng Philippine đang xúc tiến gọi thầu cung cấp 6 máy bay chiến đấu/huấn luyện mới. Trong số những ứng viên tham gia cuộc đua này có Rosoboronexport của Nga, Alenia Aermacchi của Ý, Aero Vodochody của Séc và KAI của Hàn Quốc.

Họ sẽ cung cấp cho Philippine các máy bay quân sự Yak-130, M-346 Master, L-159B ALCA và T/A-50 Golden Eagle. Đây đều là những máy bay hiện đại và đa năng không chỉ dùng để huấn luyện mà còn được sử dụng như một máy bay tiêm kích hay một máy bay cường kích hạng nhẹ.

Theo một số nguồn tin, Bộ quốc phòng Philippine sẵn sàng chi ra 140,6 triệu đôla để có được những cỗ máy chiến đấu, huấn luyện trên không hiện đại này.

Mua gì và mua của ai?

Tuy nhiên, Benigno Aquino chưa chắc chắn về khả năng sẽ mua mới 1 hoặc 2 phi đội máy bay chiến đấu của “những nước tiên tiến” vì thực ra trong thời buổi kinh tế khó khăn này, Philippine cũng không muốn chi tiêu quá tay.

Mặt khác, liên quan đến thái độ của Trung Quốc trong thời gian gần đây, chưa chắc Manila đã từ chối mua các máy bay chiến đấu của Mỹ. Hiện tại, Philippine đang đứng trước rất nhiều sự lựa chọn khác nhau và để tìm ra một giải pháp tối ưu vào lúc này thì quả là không dễ dàng.

Mới đây, Philippines đã từng bày tỏ sự quan tâm đến 18 chiếc máy bay Su-30K trước đây thuộc sở hữu của Không quân Ấn Độ và bây giờ được trao trả lại cho Nga.

Ngày 16 tháng 5 năm 2012, Phó Giám đốc liên bang về hợp tác kỹ thuật quân sự Nga (FSMTC) Alexander Fomin cho biết, các máy này có thể được bán theo từng lô nhỏ. Theo Alexander Fomin, Su-30K sẽ được sửa chữa và nâng cấp tại Belarus để bán sang quốc gia thứ 3.

http://nghiadx.blogspot.com
Su-30KN

Hợp đồng cung cấp 40 chiến đấu cơ Su-30MKI đầu tiên cho Không quân Ấn Độ đã được Nga và quốc gia Nam Á này ký kết vào ngày 30 tháng 11 năm 1996.

Trong năm 2007, Nga đã cung cấp cho Ấn Độ 18 máy bay chiến đấu Su-30MKI theo hợp đồng trao đổi Su-30K đã được bàn giao trước đó, và không thể được nâng cấp lên phiên bản MKI vì lý do kỹ thuật.

18 chiến đấu cơ Su-30K do phía Ấn Độ trao trả đang được sửa chữa tại nhà máy Baranovichi từ cuối năm 2011. Các máy bay Su-30K này đã được lên kế hoạch để nâng cấp lên phiên bản mới Su-30KN.

Trong trường hợp mua mới các máy bay chiến đấu và với khả năng tài chính hiện tại, thì Nam Phi và Pakistan có thể sẽ là những lựa chọn hợp lý cho Philippine vào lúc này.

Chẳng hạn như công ty Denel của Nam Phi đang quảng bá các máy bay chiến đấu Cheetah, một biến thể sửa đổi và hiện đại hóa từ chiến đấu cơ Mirage III của Pháp ra thị trường thế giới.

Pakistan trong tháng 2 năm 2011 cũng đã bắt đầu sản xuất hàng loạt các máy bay chiến đấu “Thần Sấm” JF-17, một sản phẩm hợp tác với Trung Quốc.

http://nghiadx.blogspot.com
Cheetah

Một số quốc gia châu Âu cũng đã tăng cường sức mạnh Không quân của mình bằng máy bay F-16, điển hình là Romania. Năm ngoái, nước này đã mua 24 máy bay chiến đấu F-16 đã qua sử dụng của Mỹ với giá 1,4 tỷ đô la.

Với cùng số tiền đó, Romania có thể có trong tay 24 chiến đấu cơ Eurofighter Typhoon hoặc Saab JAS 39 Gripen hoàn toàn mới.

Tuy nhiên trên thực tế Romania đã không làm như vậy. Philipine tất nhiên có thể làm theo cái cách mà Romainia đã làm hoặc cũng có thể lựa chọn một giải pháp khác hiệu quả hơn.

Trong bất kỳ trường hợp nào, cũng có thể khẳng định rằng số tiền mà Philippines chi cho việc mua các máy bay chiến đấu sẽ không vượt quá 2 tỉ đô la.

Su-30KN

Sau sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết, Không quân Nga gần như đã không nhận được nhiều kinh phí để mua trang thiết bị quân sự mới. Bộ quốc phòng Nga đã không đủ khả năng để trang bị những máy bay đắt tiền như Su-35 hay Su-30MK cho Không quân.

http://nghiadx.blogspot.com
Su-30KN

Vì vậy, theo sáng kiến của các chuyên gia, Không quân Nga đã bắt đầu hiện đại hóa các máy bay Su-30 thành biến thể rẻ tiền hơn đó là Su-30K, và sau này là Su-30KN.

Mục đích chính của chương trình là nhằm tăng cường khả năng tiêu diệt các mục tiêu mặt đất của các máy bay tiêm kích này. Nguyên tắc việc hiện đại hóa là "không thay đổi mà bổ sung thêm". Để giảm chi phí, hầu hết các máy bay khung máy bay vẫn giữ nguyên, và chỉ bổ sung một số điểm sau:

- Hệ thống định vị trên máy bay được mắc song song với máy thu A-737. Hệ thống dẫn đường bằng vệ tinh này có có thể làm việc với NAVSTAR của Mỹ và GLONASS của Nga;

- Radar N001 được cài đặt các chế độ hoạt động mới (theo dõi, bám mục tiêu di động và lập bản đồ bề mặt trái đất);

- Buồng lái (buồng lái hai chỗ ngồi, được thiết kế trên cơ sở máy bay Su-27UB) được trang bị màn hình màu LCD MFI-55 hiện đại (màn hình đa chức năng 5x5 inch). Trong tương lai, màn hình này có thể được thay thế bằng loại tinh vi hơn là MFI-68.

- Hệ thống điều khiển hỏa lực bao gồm máy tính MVK cho phép nó có thể kết nối với các tên lửa điều khiển không đối đất và không đối không mới.

Kết quả là, trọng lượng của máy bay sau khi nâng cấp chỉ tăng thêm khoảng 30 kg. Đồng thời, hiệu quả chiến đấu của nó đã tăng lên nhiều lần.

Theo các nhà thiết kế, Su-30KN có thể so sánh với một trong những máy bay tấn công chiến thuật mạnh mẽ nhất của Mỹ là F-15E Strike Eagle. Ngoài ra, Su-30KN có thể mang các vũ khí hạng nặng chẳng hạn như siêu tên lửa hành trình đối hạm siêu âm Yakhont.

Thứ Hai, 14 tháng 5, 2012

>> Philippines luôn thổi phồng sức mạnh quân sự

Năm 2012, trang web Global Firepower đã công bố bảng xếp hạng mới nhất về sức mạnh quân sự của các nước trên thế giới.



http://nghiadx.blogspot.com
Tuần tra Gregorio del Pilar được Philippines mua lại của Mỹ

Trong số 55 quốc gia có trong danh sách (vũ khí hạt nhân không nằm trong các số liệu được thống kê) thì sức mạnh quân sự của Mỹ vẫn được đánh giá cao nhất, Nga xếp ở vị trí thứ 2, Trung Quốc ở vị trí thứ 3 và Philippines hiện đang xếp ở vị trí thứ 23 trên toàn thế giới.

Theo số liệu mà Global Firepower đưa ra, hiện dân số của Philippines là khoảng 102 triệu người, dự trữ ngoại hối là 62,37 tỷ USD. Trong khi đó, quân số hiện đang phục vụ trong quân đội Philippines vào khoảng 120.000 binh lính và ngân sách quốc phòng của nước này hiện là 2,44 tỷ USD.

Hiện lực lượng Lục quân của Philippines đang sở hữu khoảng 2.379 hệ thống vũ khí các loại, trong đó có 41 xe tăng, 559 xe bọc thép 309 khẩu pháo di động, 1.070 khẩu súng cối, không có pháo tự hành.

Không quân nước này có tổng số 289 máy bay các loại, trong đó có 159 máy bay trực thăng.

Lực lượng Hải quân hiện có khoảng 120 tàu chiến, trong đó có 2 tàu hộ vệ, 10 tàu tấn công đổ bộ, còn lại là các loại tàu tuần tra, không có tàu sân bay, tàu khu trục, tàu ngầm và tàu quét mìn.

Tuy nhiên, các chuyên gia quân sự Trung Quốc cho rằng Philippines đang thổi phồng thực lực quân sự của mình lên như về số lượng máy bay chiến đấu, số lượng tàu chiến, xe tăng…

Mặc dù Hải quân Philippines hiện đang có 120 tàu chiến, nhưng hầu hết là những tàu tuần tra cỡ nhỏ và được mua lại của Mỹ, Anh và Pháp đã được sử dụng từ thời Chiến tranh Thế Giới thứ 2, là những sản phẩm từ những năm 1940,1950.

Những chiến tàu này hầu hết chỉ để đối phó với cướp biển, không có khả năng chiến đấu với hiệu quả cao.

Ngày 14/12/2011, tàu chiến lớn nhất của Hải quân Philippines Gregorio del Pilar mới chính thức đi vào hoạt động.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu hạng nhẹ OV-10 của Không quân Philippines

Chiếc đầu này có lượng rẽ nước là 3.390 tấn, chiều dài 115,21 m, rộng 12,8 m. Các phương tiện truyền thông của Philippines gọi đây là “tàu chiến mạnh nhất trong lịch sử nước này”.

Chiếc tàu này được Philippines mua lại từ lực lượng Cảnh sát biển Mỹ, được trang bị pháo với cỡ nòng 76 mm, nhưng không được trang bị tên lửa. Nó đã phục vụ trong quân đội Mỹ 44 năm.

Tàu khu trục Raja Humabon của Hải quân Philippines cũng là tàu khu trục Atherton lớp Cannon của Hải quân Mỹ trước kia. Nó được hạ thủy từ tháng 5/1943.

Chiếc tàu này có lượng rẽ nước chỉ khoảng 1.520 tấn, dài 93,27 m, rộng 11,13 m. Chiếc tàu này đươc Hải quân Mỹ cho “nghỉ hưu” từ năm 1975 và đến năm 1978 thì bán lại cho Philippines.

http://nghiadx.blogspot.com
Pháo dã chiến M-101

Cho đến nay nó đã có 69 năm phục vụ, cũng là chiếc tàu chiến phục vụ trong thời gian dài nhất trên thế giới hiện nay. Tốc độ của nó bây giờ chỉ đạt 10 hải lý mỗi giờ.

Gần đây có thông tin, Hàn Quốc cũng đang chuẩn bị gửi một tàu hộ vệ cũ lớp Pohang cho Hải quân Philippines. Chiếc tàu này được trang bị 4 tên lửa chống tàu.

Đối với lực lượng Không quân Philippines hiện nay, các chuyên gia Trung Quốc đánh giá, Philippines không có nổi một chiếc máy bay chiến đấu thực sự.

Năm 2005, 2 chiếc máy bay chiến đấu F-5A của Không quân Philippines đã được cho “về hưu”.

Hiện tại, Không quân Philippines chỉ có 21 máy bay chiến đấu hạng nhẹ OV-10 Broncos. Năm 1992, Philippines đã tiếp nhận 24 chiếc máy này từ phía Mỹ. Đây là loại máy bay chiến đấu đời cũ, đã xuất hiện từ năm 1964.

Ngoài ra, 62 chiếc máy bay trực thăng UH-1U/M mà Không quân Philippines đang sở hữu cũng là sản phẩm từ thời chiến tranh Việt Nam.

Về lực lượng pháo binh, hiện Philippines chủ yếu sử dụng pháo dã chiến M-101 do Mỹ sản xuất từ những năm 1940.

http://nghiadx.blogspot.com
Xe tăng hạng nhẹ FV-101 Scorpion của Lục quân Philippines

Năm 1996, Tập đoàn công nghiệp vũ khí mặt đất của Pháp đã nâng cấp cho Philippines 12 khẩu pháo M-101 thành cỡ nòng 105 mm.

Hiện Philippines đang thiếu một ngân sách quốc phòng lớn nhằm hiện đại hóa quân đội đang lạc hậu nghiêm trọng.

Về lực lượng tăng thiết giáp, hiện các xe tăng chiến đấu chủ lực của Philippines cũng đang trở nên quá cũ.

Philippines chỉ có 41 chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực, hầu hết là loại xe tăng hạng nhẹ FV-101 Scorpion do Anh chế tạo.

Loại xe tăng này được Anh nghiên cứu từ những năm 1960 và đến tháng 1/1972 nó được cho đi vào hoạt động.

Xe tăng FV-101 Scorpion có trọng lượng 8,1 tấn, dài 4,79 m, rộng 2,35 m, tốc độ tối đa đạt 79 km/h. Được trang bị 1khẩu pháo cỡ nòng 76 mm và 1 súng máy cỡ nòng 7,62 mm.

Với tiềm lực quân sự như vậy, các chuyên gia quân sự Trung Quốc đánh giá, Philippines phải cần một khoản ngân sách quốc phòng rất lớn mới có thể hiện đại hóa quân đội đang lạc hậu nghiêm trọng.

Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2011

>> Phillippines tăng cường ngân sách cho hải quân



118 triệu USD là số tiền sẽ được chính phủ Phillippines tăng cường thêm cho lực lượng cảnh sát biển nước này.


Ngày 7/9/2011, tại Thủ đô Manila, chính phủ Phillippines đã công bố một khoản ngân sách tăng cường trị giá 118 triệu USD cho lực lượng cảnh sát biển.

Việc tăng ngân sách này nhằm đảm bảo cho các hoạt động bảo vệ vùng lãnh thổ, lãnh hải và các dự án khai thác tài nguyên quan trọng của Phillippines trên biển Đông.

Theo đó, số tiền 118 triệu USD sẽ được dành cho việc mua thêm tàu tuần tra cùng 6 trực thăng cũng như các thiết bị quân sự liên quan.

Bộ trưởng Bộ Ngân sách và quản lý Phillipines Florencio Abad đã xác nhận thông tin về khoản ngân sách nói trên.


http://nghiadx.blogspot.com
Phillippines sẽ tăng cường ngân sách cho việc mua sắm các tàu tuần tra và máy bay trực thăng mới, trong ảnh chiến hạm BRP Gregorio del Pilar (PF-15) mà hải quân nước này mới nhận hồi tháng 8/2011.


Đây là khoản ngân sách cần thiết để đảm bảo các yêu cầu của lực lượng vũ trang trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải, trong đó chú trọng đến việc thiết lập vành đai bảo vệ xung quanh dự án khai thác khí đốt Malampaya và nhà máy điện tại đây.

Dự án khai thác khí đốt Malampaya là một dự án hợp tác giữa Tập đoàn Shell và Tập đoàn dầu khí quốc gia Phillippines trị giá 4,5 tỷ USD. Đây được xem là dự án hợp tác mang tầm chiến lược với an ninh năng lượng Phillippines, cung cấp tới 50% năng lượng cần thiết trên đảo Luzon.

Đầu tháng 9/2011, Tổng thống Phillippines Benigno Aquino và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã cam kết giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình khi các nhà lãnh đạo Phillippines đến thăm Bắc Kinh.

Dù khoản ngân sách tăng cường này là rất nhỏ nếu so với ngân sách mà Trung Quốc chi cho lực lượng hải giám nước này. Tuy nhiên, đây cũng là một sự tăng cường quan trọng cho lực lượng vũ trang Phillippines, trong bối cảnh quốc gia này đang đối mặt với nhiều khó khăn về kinh tế.

Tháng 8/2011, Phillippines cũng đã nhận một tàu tuần tra lớn nhất trong trang bị của hải quân nước này để phục vụ cho nhiệm vụ tuần tra vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý. Tag: Hải quân các nước ASEAN

Thứ Tư, 22 tháng 6, 2011

>> Philippines sẽ chi gần 1 tỷ USD hiện đại hóa quân sự




Chính phủ Phillipines sẽ chi 40 tỷ peso (tương đương hơn 914 triệu USD) để nâng cấp các trang thiết bị quân sự trong vòng 5 năm bắt đầu từ năm 2012.

Quyết định được đưa ra giữa lúc căng thẳng trên biển Đông đang dâng cao. Như vậy, kể từ năm sau, ngân sách quân sự bổ sung mỗi năm của đảo quốc này sẽ là 8 tỷ peso thay vì 5 tỷ như hiện nay.

Tướng Brig.Gen.Roy Deveraturde, người đứng đầu lực lượng vũ trang Phillipines (AFP) khi trả lời tờ Manila Standard Today cho biết: “Nâng cấp trang thiết bị không phải là sự chuẩn bị cho bất cứ xung đột nào, cũng không phải chạy đua cho một cuộc chiến tranh”.

Người đứng đầu hải quân Philippines, Phó Đô đốc Alexandra Pama cho biết việc phân bổ kinh phí vẫn đang được cân nhắc nhưng hải quân sẽ chiếm một phần lớn của chương trình này.

“Những thiết bị của chúng tôi đã quá cũ nhưng chúng tôi vẫn phải sử dụng chúng để hoàn thành nhiệm vụ”, ông Pama nói thêm khi trả lời đài phát thanh dzPH.

Phillippines có 53 tàu chiến trong biên chế nhưng chỉ có 26 tàu hoạt động hiệu quả. Những con tàu này có tuổi thọ trung bình là 36,4 tuổi. Các tàu lớn hơn – như tàu khu trục Humabon đã 66 - 67 tuổi.Trong số 7 tàu vận tải của hải quân nước này, chỉ có 3 tàu 15 tuổi hiện đang sử dụng, tất cả những tàu không hoạt động được đều đã 64 tuổi.


Tuần duyên hạm Hamilton - Một phần trong kế hoạch hiện đại hóa quân sự của Philippines


Với nguồn kinh phí bổ sung, quân đội Philippines sẽ trang bị các thiết bị mới như trực thăng tuần tra bằng cảm biến, trực thăng tìm kiếm cứu nạn, máy bay vận tải, nâng cấp tàu biển và cải tạo tuần duyên hạm Hamilton... nhằm củng cố và nâng cao sức mạnh hải quân, bảo vệ lãnh thổ.

Tuy nhiên ít nhất 7 nhà lập pháp phản đối kế hoạch tăng ngân sách quân sự. Ông Teodoro Casino – đại biểu Đảng Bayan Muna cho rằng mức chi ngân sách như vậy là quá lớn.

"Tại sao chính phủ lại chi hàng tỷ cho tàu chiến, máy bay, trong khi chúng ta thậm chí không có đủ giáo viên, sách, ghế cho trường học? Năm 2011, chính phủ cũng đã phải thừa nhận thiếu khoảng 100.000 giáo viên, 150.000 lớp học, 13.500.000 ghế, và 95.500.000 sách giáo khoa".

Ông Casino đề xuất ý kiến chính phủ nên kiểm kê lại các nguồn quỹ, xem xét các cáo buộc tham nhũng thông qua các hợp đồng mua bán quân sự suốt hàng thập kỷ qua. "Xung đột với Trung Quốc và các bên liên quan về biển đảo có thể được giải quyết một cách hòa bình, " ông Casino nói.

Trước những nghi ngại trên, tướng Deveraturde khẳng định: “Ngân sách chương trình hiện đại hóa quân sự sẽ không bị lãng phí, tôi có thể hứa như vậy. Đây là một nguồn hỗ trợ lớn. Chúng tôi sẽ sử dụng thích hợp, hồ sơ mua bán luôn minh bạch và bất cứ ai nhìn vào đều có thể thấy rõ điều đó”.

[BDV news]


Thứ Ba, 21 tháng 6, 2011

>> Philippines sắp mua tàu ngầm





Hải quân Philippines dự định trong 9 năm tới mua 1 tàu ngầm để bảo đảm an ninh quốc gia, Jane's Navy International cho hay.

Quyết định này phù hợp xu hướng xây dựng quân đội trong khu vực - trong 2 năm gần đây, các nước láng giềng của Philippines như Indonesia, Malaysia, Singapore và Việt Nam đều đã bắt tay vào xây dựng và củng cố hạm đội tàu ngầm.

Đại diện hải quân Phillipines tiết lộ với Jane's, hiện nay họ đang tiến hành các nghiên cứu nhằm xác định các yêu cầu của nước này đối với tàu ngầm và đánh giá luận cứ cho các kế hoạch này. Trên cơ sở các nghiên cứu này, hải quân Phillipines dự kiến sẽ chuẩn bị đề xuất với Bộ Quốc phòng trong năm tới.

Đại diện hải quân Phillipines cho biết, hiện còn quá sớm để nói đó sẽ là một tàu ngầm mới hay là tàu ngầm đã qua sử dụng. Những khó khăn kinh tế của Philippines nhiều khi đã thúc đẩy họ mua các loại vũ khí trang bị đã qua sử dụng. Chẳng hạn, chiếc tàu cũ của lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ USCGC Hamilton sẽ được chuyển giao trong năm nay để làm kỳ hạm mới của hải quân Phillipines.

Hải quân Phillipines cần có 1 tàu ngầm để mở rộng khả năng tuần tra các vùng biển mà dự đoán là có trữ lượng dầu khí lớn. Các vùng biển này lại có sự tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc và các nước láng giềng trong khu vực và tất cả các nước này đều hoặc là mới mua sắm hoặc chuẩn bị mua sắm tàu ngầm.

Việc mua sắm tàu ngầm là bộ phận của “Kế hoạch hải quân năm 2020” (Sail Plan 2020) xác định chiến lược cân bằng có tính tới những khó khăn tài chính của đất nước của hải quân Philippines. Theo các tài liệu của hải quân Philippines, kế hoạch xác định các nhu cầu của họ về khả năng phản ứng nhanh hơn với các mối đe dọa, xây dựng “các mục tiêu hải quân tin cậy” và xây dựng “các khả năng hải quân hiện đại” vào cuối thập kỷ.

Việc chuyển giao Hamilton cũng là một phần của kế hoạch hiện đại hóa cũng như việc mua sắm các tàu đốc đổ bộ vốn đang ở giai đoạn đàm phán giữa hải quân Philippines và hãng đóng tàu Indonesia PT Pal. Trong số các nhu cầu của hải quân Philippines có bao gồm 1 máy bay tuần tra của không quân bờ biển, 2 tàu tuần tra ven bờ và ít nhất 2 trực thăng đa dụng.

Kinh phí cho các vụ mua sắm này được dự trù trong “Chương trình nâng cao khả năng của Philippines” (Philippines' Capability Upgrade Program). Chương trình gồm 3 giai đoạn, trùng với các nhiệm kỳ tổng thống: 2005-2010, 2011-2016 và 2017-2022. Giai đoạn 2 hiện nay trù tính chi 1 tỷ USD cho mua sắm quốc phòng.

Các đại diện Bộ Quốc phòng Philippines cũng cho biết, quy mô kinh phí có thể tăng lên nhờ lấy từ các khoản chi phi quân sự.

Chi phí quân sự của các nước Đông Nam Á khác trong những năm gần đây bị hạn chế (ngoại trừ Singapore), mặc dù điều đó cũng không ảnh hưởng đến các kế hoạch xây dựng hạm đội tàu ngầm của khu vực. Malaysia đã mua 2 tàu ngầm Scorpene và đưa vào trang bị năm 2009; tháng 6.2009, Singapore đã nối lại việc mua sắm 1 trong 2 tàu ngầm lớp Västergötland (A 17); Việt Nam năm 2009 đã ký với Nga hợp đồng mua 6 tàu ngầm lớp Projekt 877EKM (?); Indonesia, nước đang sở hữu 2 tàu ngầm lớp Type 209 đã công bố ý định mua thêm 2 tàu ngầm của Hàn Quốc hoặc Nga.

Kế hoạch của hải quân Thái Lan mua đến 6 tàu ngầm diesel cũ lớp Type 206A của Hải quân Đức đã được Bộ Quốc phòng này thông qua năm 2011. Tuy nhiên, họ không kịp nhận kinh phí cho chương trình này trước khi giải tán quốc hội và bầu cử ấn định vào ngày 3.7. Hiện nay, dự kiến hải quân Thái Lan sẽ chuẩn bị kế hoạch mua sắm quốc phòng mới để đệ trình chính phủ mới trong năm nay hoặc đầu năm sau.

[Vietnamdefence news]


>> Philippines lên kế hoạch nâng cấp quân đội




Chính quyền Tổng thống Aquino sẵn sàng thực hiện dự án hiện đại hóa quân sự đầy tham vọng trị giá 40 tỷ peso cho lực lượng vũ trang Philippines (AFP) trong vòng 5 năm tới, bắt đầu từ năm 2012, nhằm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thổ của nước này tại biển Đông.





Bộ trưởng Ngân sách Florencio Abad tiết lộ, bắt đầu từ năm sau, chính phủ sẽ phân bổ 8 tỷ peso cho chương trình hiện đại hóa AFP kéo dài 5 năm nhằm bảo vệ các nguồn tài nguyên biển và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.

Theo ông Abad, kế hoạch này sẽ giúp Philippines bảo vệ lãnh thổ, bao gồm cả những khu vực mà nước này tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Trường Sa, đồng thời ngăn chặn sự bắt nạt từ các quốc gia khác trong biển Đông.

Trong một cuộc phỏng vấn tại Calamba, Laguna, tham mưu trưởng AFP Eduardo Oban Jr. cho biết khoản ngân sách dùng cho việc hiện đại hóa mới sẽ giúp quân đội cải thiện khả năng.

“Chúng tôi sẽ phải mua thêm trang thiết bị. Chắc chắn 40 tỷ peso đã sẵn sàng sử dụng cho những yêu cầu ngay lập tức. Chúng tôi sẽ lên danh sách những trang thiết bị ưu tiên cần mua… Đó là khả năng cơ bản mà AFP thực sự cần phải cải thiện”, ông nói với cánh phóng viên.

Trong số 330 tỷ peso được ấn định cho chương trình hiện đại hóa AFP kéo dài 15 năm (1995-2010), chỉ có khoảng 33 tỷ peso (10% tổng số tiền) thực sự được phân bổ đến lực lượng AFP.

“Đó thực sự là một ngân sách lớn. Và chúng tôi đang xem xét những khả năng cơ bản mà AFP cần phải phát triển. Trong một số trường hợp, chúng tôi phải tổ chức lại và chuyển sự tập trung nhất định từ việc bảo vệ lãnh thổ sang bảo vệ những vấn đề nội bộ trong nước”, ông Oban nói.

Người đứng đầu AFP còn nhấn mạnh, Tổng thống Aquino nhận thức rất rõ về thiếu khuyết của AFP và vui mừng vì 8 tỷ peso đã sẵn sàng cho chương trình hiện đại hóa này.

[Vitinfo news]


>> ‘Nếu chiến tranh xảy ra, Đài Loan sẽ hỗ trợ Trung Quốc’





“Nếu xảy ra xung đột bằng quân sự giữa Đại lục và Philippines thì quân đội Đài Loan đóng ở Thái Bình Dương sẽ ra tay trợ giúp quân đội của Đại lục”, lãnh đạo hải quân Đài Loan Thiếu tướng Doãn Thịnh Tiên khẳng định.

Cũng trong bài phỏng vấn này, người đứng đầu hải quân Đài Loan tại khu vực Thái Bình Dương còn nhấn mạnh: “Quân đội Đài Loan đóng ở Thái Bình Dương quyết không giúp đỡ quân đội Philippines. Vì thế, nếu Philippines có mưu đồ chiếm lĩnh Thái Bình Dương thì quân đội của Trung Quốc Đại lục cũng nên giúp đỡ Đài Loan”.


Tàu chiến lớn nhất của Hải quân Philippines được điều tới Biển Đông


Theo ý kiến của vị thiếu tướng này, trong hoàn cảnh đặc biệt như vậy, quân đội của Trung Quốc và Đài Loan nên hợp thành một “liên minh quân sự”.

Đối với việc chống lại quân đội Philippines thì quân đội của Đại lục hay Đài Loan cũng đều là quân Trung Quốc”, Tướng Doãn Thịnh Tiên nhấn mạnh.

Tướng Doãn Thịnh Tiên cho rằng, để giải quyết các vấn đề tranh chấp lãnh hải giữa Trung Quốc với các nước tại khu vực biển Đông thì quan trọng nhất là ở thái độ của Trung Quốc. Theo nhận xét của vị tướng này, thái độ của Trung Quốc với tình hình căng thẳng trên vấn đề biển Đông hiện nay “chưa đủ cứng rắn”.

Ông này cũng cho rằng, trước tình hình này, Đại lục cần kêu gọi lực lượng quân đội của cả Đài Loan và Trung Quốc cùng bảo vệ “tài sản chung của tổ tiên”. Và với những gì mà cha anh họ để lại, không chỉ quân giải phóng của Trung Quốc mà của cả quân đội Đài Loan cũng đều phải có trách nhiệm.

Ông Doãn Thịnh Tiên cũng cho biết thêm, hiện nay trên khu vực Thái Bình Dương, quân đội Đài Loan có một số căn cứ quân sự lớn. Ông nói: “Chính vì thế, nếu có xung đột xảy ra, quân đội Trung Quốc cần phải cám ơn Đài Loan, vì những căn cứ này chính là một hậu phương vững chắc trong việc cung cấp nước ngọt và nhu yếu phẩm cần thiết cho quân Trung Quốc”.

Nhìn lại chính sách của Đài Loan trong những năm trước đây, trong những năm 1970-1990, Đài Loan tỏ ra tự kiềm chế và ôn hòa trong vấn đề biển Đông.

Khi có va chạm chủ quyền đối với các lãnh thổ mà Đài Loan cưỡng chiếm, thì không có động thái quân sự cụ thể mà chỉ đơn giản là đưa công hàm ngoại giao để kháng nghị những hành động mà họ cho là xâm phạm lãnh thổ của họ.

Tuy nhiên, sau khi có căng thẳng trên biển Đông thời gian qua, Đài Loan lại bất ngờ tuyên bố chủ quyền của mình trên một số quần đảo tại biển Đông.

[BDV news]


Thứ Hai, 13 tháng 6, 2011

>> Philippines sẽ tập trận với hải quân Mỹ



Philippines và Mỹ diễn tập hải quân chung vào cuối tháng này trên vùng biển phía tây Philippines, nhưng các quan chức quốc đảo khẳng định việc này không phải do tình hình căng thẳng trên Biển Đông, mà đã có kế hoạch từ trước.


Quân đội Philippines thông báo việc tập trận trong lúc Trung Quốc cảnh báo Mỹ không nên dính dáng đến tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, bởi "Mỹ không phải là một bên tranh chấp".

"Tập trận sẽ diễn ra từ ngày 28/6 với hải quân quân khu phía tây", phát ngôn viên quân đội Philippines Jose Miguel Rodriguez cho hay. "Cuộc diễn tập được lên kế hoạch từ năm ngoái".

Quân đội Philippines chưa thông báo địa điểm tập trận, nhưng thông thường quân khu phía tây hoạt động trên biển Sulu, ngăn cách với Biển Đông bằng đảo Palawan, và các vùng nước lân cận. Cuộc tập trận này nằm trong khuôn khổ các hoạt động thuộc Hiệp ước phòng thủ chung giữa Mỹ và Philippines.

Tập trận năm nay nhằm kiểm tra khả năng của hai quân đội trong các chiến dịch bảo đảm tự do hàng hải.

Cuộc diễn tập được công bố trong lúc căng thẳng đang lên cao ở Biển Đông do những vụ va chạm của tàu Trung Quốc với tàu của các nước khác có tuyên bố chủ quyền trên vùng biển này.



Tàu khu trục Chung-hoon của Mỹ. Ảnh: US Navy.


Trước đó một ngày, hải quân Mỹ cho biết họ điều động tàu khu trục có tên lửa dẫn đường USS Chung-hoon tới Tây Thái bình dương. Tàu Chung-hoon sẽ tham gia diễn tập với hải quân Philippines. Trung Quốc tuyên bố tập trận cũng ở Tây Thái bình dương.

Hai tuần qua, tàu của Trung Quốc đã hai lần quấy rối các tàu thăm dò của Việt Nam trong khu vực vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam. Philippines cũng tố cáo tàu Trung Quốc nhiều lần quấy phá hoạt động của phía Philippines và xây dựng công trình trên các vùng mà Manila tuyên bố chủ quyền. Tuyên bố qua lại của các bên đang khiến Biển Đông nóng.

Là một trong những con tàu mạnh nhất của hải quân Mỹ, tàu khu trục lớp Arleigh Burke nói trên của Mỹ đã rời cảng nhà ở Hawaii và đang ở trong hải phận quốc tế gần biển Sulu. Tư lệnh quân đội Philippines Eduardo Oban Jr khẳng định việc tàu Chung-hoon tới Philippines không liên quan gì đến các căng thẳng mới đây ở Biển Đông.

Trong khi đó, phủ tổng thống Philippines bày tỏ tin tưởng nước này có thể dựa vào sự hỗ trợ của Mỹ trong việc bảo vệ chủ quyền, nhưng nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác ngoại giao trong giải quyết tranh chấp. Tờ Inquirer của Philippines dẫn lời phó phát ngôn viên tổng thống Philippines nói rằng: "Chúng tôi cam kết tìm giải pháp hòa bình thông qua ngoại giao đến hết mức có thể. Tôi biết rằng là một đồng minh, Mỹ sẽ giúp chúng tôi nếu cần, bởi chúng tôi có Hiệp ước phòng thủ chung".

Trong khi đó Bắc Kinh cảnh báo Mỹ không nên nhúng tay vào vấn đề tranh chấp hiện nay.

"Những cái cần làm để giải quyết tranh chấp lãnh thổ nên được làm trên cơ sở song phương và Mỹ không phải là một bên trong tranh chấp", đại sứ Trung Quốc tại Philippines Lưu Kiến Siêu nói tại một hội nghị ở Manila hôm thứ năm.

"Tôi cho rằng mối lo ngại (của Mỹ) là không cần thiết. Nói cho cùng, vùng biển này luôn an toàn và hòa bình", ông Lưu nói.

"Chẳng có lý do nào để can thiệp vào khu vực này. Việc tranh chấp xảy ra giữa các bên tranh chấp, chứ không phải với một bên nào đó không ở khu vực này và không có lý do nào để tham gia".

Ông Lưu còn đe dọa rằng bất kỳ chuyến thăm nào của các nghị sĩ Philippines tới vùng tranh chấp sẽ chỉ khiến tình hình bùng lên mức nguy hiểm.

Sau đó một ngày, Mỹ tuyên bố họ lo ngại trước tình hình căng thẳng gia tăng ở Biển Đông và yêu cầu các bên hành động vì hòa bình. Các quan chức dân sự và quân sự Mỹ đều nhắc lại rằng Mỹ không đứng về bên nào trong tranh chấp Biển Đông, mong muốn các bên tuân thủ luật quốc tế và DOC, cũng như quyền tự do hàng hải trong khu vực.


[Vnexpress news]



>> Đài Loan sẽ triển khai tàu mang tên lửa tại Trường Sa



Ngày 12/6, một phát ngôn viên quân sự Đài Loan cho biết, quân đội nước này có kế hoạch sẽ triển khai các tàu chiến mang tên lửa tại Biển Đông và xe tăng trên các hòn đảo đang tranh chấp khi căng thẳng đang leo thang tại khu vực.




Tàu chiến lớp Seagull của Đài Loan


Bộ Quốc phòng Đài Loan cho hay, họ lo ngại lực lượng bảo vệ bờ biển của họ hiện đang đóng quân tại Quần đảo Trường Sa của Việt Nam, và Quần đảo Đông Sa (Pratas), đang tranh chấp với Trung Quốc, có thể không được trang bị đủ mạnh để đối phó với các cuộc xung đột có thể xảy ra.

"Hiện tại, các lực lượng bảo vệ bờ biển ở Trường Sa và Đông Sa chỉ được trang bị các loại vũ khí hạng nhẹ," phát ngôn viên Bộ quốc phòng Đài Loan David Lo nói với hãng thông tấn AFP.

"Các tàu mang tên lửa và xe tăng là một lựa chọn mà chúng tôi cung cấp cho các lực lượng bảo vệ bờ biển," ông tiết lộ nhưng không nói rõ số lượng tàu. Ông cho biết thêm rằng lực lượng bảo vệ bờ biển vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng.

Các phương tiện truyền thông địa phương đưa tin, sự hiện diện của các tàu chiến mang tên lửa sẽ là sự răn đe trên vùng biển này.

Mỗi chiếc tàu chiến lớp Seagull 47 tấn của Đài Loan được trang bị hai quả tên lửa Hsiungfeng I, loại vũ khí hạm đối hạm có tầm bắn khoảng 40 km (24 dặm).

Tuyên bố trên diễn ra khi Trung Quốc đang ngày càng tăng cường hoạt động tại các vùng biển tranh chấp trên Biển Đông có nguồn tài nguyên phong phú và liên tục có những hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam và Philippines, sau nhiều năm tương đối im lặng.

Hôm 11/6, Đài Loan đã nhắc lại tuyên bố chủ quyền của họ đối với Quần đảo Trường Sa, cùng với 3 nhóm đảo khác trên Biển Đông.

Xét cả về lịch sử, địa lý và luật pháp quốc tế, cả Quần đảo Hoàng Sa và Quần đảo Trường Sa trên Biển Đông đều thuộc chủ quyền không thể bàn cãi của Việt Nam. Tuy nhiên, Trung Quốc đã sử dụng vũ lực đánh chiếm Quần đảo Hoàng Sa từ giữa thế kỷ trước, còn Quần đảo Trường Sa cũng đang bị Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Đài Loan và Brunei tranh chấp và tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ hoặc một phần quần đảo. Trong số các nước trên, chỉ có Brunei là không có sự hiện diện quân sự tại khu vực có trữ lượng dầu mỏ lớn này.

Hiện tại, lực lượng bảo vệ bờ biển Đài Loan có 130 binh lính đang đồn trú tại đảo Ba Bình, hòn đảo lớn nhất tại Quần đảo Trường Sa. Đài Loan đã xây dựng một đường băng tại đây để tiếp tế hậu cần được thuận lợi.

Hồi tháng 4, Quân đội Philippines cũng đã tuyên bố kế hoạch sử dụng một chiếc tàu chiến mua của Mỹ để tăng cường tuần tra tại vùng biển tranh chấp này, sau khi một chiếc tàu thăm dò dầu khí của chính phủ Philippines bị các tàu tuần tra của Trung Quốc quấy rối tại khu vực mà Philippines cho là thuộc chủ quyền của họ.


[BDV news]



Thứ Bảy, 16 tháng 4, 2011

>> Philippines mua tàu chiến vì Trung Quốc?



[BDV news] Quân đội Philippines thông báo là định sử dụng loại tàu mới do Mỹ chế tạo để tăng cường tuần tra. Theo RFI, thông tin này được đưa ra trong lúc Manila tỏ thái độ cứng rắn hơn trước các đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh tại biển Đông.

Theo Chuẩn tướng Jose Mabanta, phát ngôn viên quân đội Philippines, hải quân nước này có ý định đưa vào sử dụng tàu tuần tra loại Hamilton hiện đại mới mua của Mỹ và sẽ được giao cho Philippines vào tháng 6 tới đây.

Quân đội Philippines còn tiết lộ thêm là một nhóm lính hải quân Philippines đang tu nghiệp tại Mỹ để học cách vận hành loại tàu tuần tra mới.



Philippines mua tàu chiến. Ảnh minh họa.


Theo hải quân Mỹ, Hamilton có khả năng di chuyển đường trường, được trang bị hệ thống vũ khí thuận tiện cho việc cận chiến. Loại tàu này như vậy sẽ góp phần tăng cường hiệu năng của hải quân Philippines, vốn chỉ có một đội tàu rất nhỏ và cũ kỹ so với Trung Quốc.

Hạm đội Philippines chủ yếu bao gồm các chiến hạm cũ do Mỹ “thải ra” và được tân trang lại. Soái hạm của hải quân Philippines cũng chỉ là chiếc Rajah Humabon, một khu trục hạm hộ tống loại Cannon được đóng từ Thế chiến II và hiện là một trong chiến hạm cũ nhất trên thế giới còn đang hoạt động.

Theo RFI, Philippines ngày càng cảm thấy cần phải gia tăng sự hiện diện quân sự trong bối cảnh họ cố tránh làm “phật ý” Bắc Kinh.

Trước đó, Philippines chính thức gửi thư lên Liên Hiệp Quốc bác bỏ tấm bản đồ chủ quyền hình “lưỡi bò” mà Bắc Kinh công bố.

Cũng theo RFI, bất chấp phản ứng của Philippines, Trung Quốc vẫn tiếp tục đòi hỏi độc quyền trên toàn bộ các vùng đang tranh chấp và vùng biển liền kề. Vào hôm 14/4, một lần nữa, Bắc Kinh lại lên tiếng cho rằng hành động phản đối của chính quyền Manila là điều không thể chấp nhận được.

Nhân cuộc họp báo thường kỳ, ông Hồng Lôi, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố thẳng thừng: “Chính quyền Trung Quốc không thể chấp nhận nội dung thư ngoại giao mà Chính phủ Philippines đệ trình lên Liên Hiệp Quốc”.

Lý do mà Bắc Kinh đưa ra cũng vẫn là: “Chủ quyền của Trung Quốc, các quyền liên quan và quyền quản lý hành chính tại biển Đông đều bắt nguồn từ lịch sử và dựa trên các cơ sở pháp lý”.

Theo RFI, lập luận này từng bị biết bao nhà khoa học và nghiên cứu quốc tế phản bác. Dù vậy, Trung Quốc đến nay vẫn thường xuyên nhắc đi nhắc lại nhiều lần.



Thứ Năm, 24 tháng 3, 2011

>> Philippines đua sức mạnh quân sự với Trung Quốc và Malaysia ở Biển Đông


[Vitinfo news] Quân đội Philippines đang tụt hậu so với Trung Quốc, Việt Nam và Malaysia, trong việc phát triển khả năng phòng thủ tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam hiện đang có tranh chấp.



Bia chủ quyền trên quần đảo Trường Sa.


Theo nguồn tin, Quân đội Philippines cho biết các nước có tuyên bố chủ quyền - ngoại trừ Đài Loan và Brunei - đã tăng cường khả năng phòng thủ tại các đảo nhỏ và bãi cát ngầm trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Trước hết là Malaysia
Từ một đảo nhỏ bắt đầu chiếm đóng vào năm 1984, Quân đội Malaysia hiện đã triển khai các binh sĩ trên 5 hòn đảo.

Được biết, tại bãi cạn Swallow (bãi Hoa Lau) do Malaysia chiếm đóng, hiện đang có một đường băng dài 1.200 mét cùng với một căn cứ hải quân nhỏ trên hòn đảo được gọi là Layang-Layang, vốn đã được quy hoạch thành khu du lịch lặn cho du khách.

Theo các nguồn tin cho biết, đường băng có thể phục vụ các máy bay vận tải dân sự và quân sự hạng nặng. Sân bay này chỉ mất một giờ bay từ Kota Kinabalu và được xem là rất quan trọng để bảo vệ các tuyên bố chủ quyền của của Malaysia.

“Các căn cứ không quân của Malaysia đặt tại Kota Kinabalu và Labuan có thể được sử dụng để tiến hành xuất kích các máy bay hiện đại F-18 của Mỹ và MIG-29 Fulcrum của Nga. Tuy nhiên, các căn cứ này không đề cập đến việc triển khai các tàu khu trục mang tên lửa tầm trung và tầm xa của Malaysia,” theo báo cáo của Bộ Quốc phòng Philipppines cho hay.

Đồng thời, báo cáo của Bộ Quốc phòng Philipppines cũng trích dẫn kế hoạch của Malaysia về việc mua sắm máy bay Sukhoi SU-35 mới từ Nga.

Tiếp đó là Trung Quốc

Ngoài ra, báo cáo cũng cho biết các bức ảnh chụp trong quá trình thực hiện tuần tra định kỳ quần đảo Trường Sa của Việt Nam, phía Philippines gọi là quần đảo Kalayaan, cho thấy Bắc Kinh đã tăng cường xây dựng lực lượng quân sự trong khu vực bất chấp đã tham gia ký kết Tuyên bố ứng xử Biển Đông năm 2002.

Theo đó, các bức ảnh trinh sát mới nhất chụp trong năm 2010 cho thấy Trung Quốc đã triển khai nhiều súng máy khác nhau và lắp đặt các thiết bị ăng-ten thông tin liên lạc, cũng như triển khai các tàu hải quân neo tại bãi đá Chigua (bãi đá Gạc Ma).

Chưa hết, Trung Quốc còn tiến hành phát triển khả năng giám sát quân sự ở bãi Cuarteron (bãi Châu Viên), trong khi xây dựng bãi Fiery Cross (bãi Chữ Thập) trở thành trung tâm thông tin liên lạc và nghiên cứu hải dương học.

“Trung Quốc cũng tăng cường các hoạt động quân sự nhằm xây dựng khả năng phòng thủ tại khu vực đảo tranh chấp,” báo cáo cho biết.

Hành động của Philippines
Hiện tại, Bộ Tư lệnh Miền Tây Philippines(Wescom) được yêu cầu khẩn trương sửa chữa đường băng trên đảo Pag-Asa (đảo Thị Tứ), hòn đảo lớn nhất trong số các đảo có binh sĩ quân đội Philippines đồn trú. Kể từ khi xây dựng sân bay trên đảo Thị Tứ từ những năm 1970, sân bay này chưa bao giờ được tiến hành sửa chữa lớn.

Các quan chức thuộc Bộ Tư lệnh Miền Tây Philipppines (Wescom) cho biết, công việc sửa chữa và phục hồi hoạt động của sân bay Rancudo phải được thực hiện càng sớm càng tốt, để không cho phép làm xói mòn đất gây thiệt hại hơn nữa cho đường băng.

“Sau khi sửa chữa, sân bay phải cho phép phục vụ các máy bay vận tải hạng nặng và máy bay chiến đấu, giống như đảo Trường Sa Lớn của Việt Nam (Philippines gọi là đảo Lagos) và bãi Swallow (bãi Hoa Lau) của Malaysia,” một quan chức cấp cao của Wescom tiết lộ trong điều kiện giấu tên.

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang