Giống nhiều nước Latinh, Argentina đang có những thay đổi về chiến lược quốc phòng, thể hiện qua mức chi tiêu ngày càng tăng? Động lực và động thái của thay đổi trên là gì?
Nữ Tổng thống Argentina, bà Cristina là người ủng hộ manh mẽ việc hiện đại hoá quân đội. Quyết định hiện đại hóa lực lượng vũ trang, góp mặt trong lực lượng gìn giữ hòa bình trên biển của Liên Hiệp Quốc đối với vấn đề Haiti và tiếp tục những tranh chấp với Anh trong vấn đề chủ quyền trên quần đảo Falkland là những nhân tố chính thúc đẩy Argentina gia tăng mạnh ngân sách quốc phòng. Tuy nhiên, động thái này gặp không ít khó khăn. Chính phủ vừa thực hiện nhiều sửa đổi về phân phối ngân sách, tất yếu sẽ dẫn đến việc xem xét kỹ khoản chi cho lĩnh vực này. Ngoài ra, những trì hoãn trong các dự án quốc phòng sẽ đem tới những thách thức cho nền công nghiệp tiềm năng này. Tổng quan chung, ngân sách quốc phòng của Argentina đạt mức tăng kỷ lục từ năm 2006, chạm ngưỡng 2,6 tỷ USD năm 2010 vừa qua. Theo nghiên cứu “Công nghiệp quốc phòng Argentina - Cơ hội thị trường, đầu ra chiến lược, phân tích và dự đoán” của iCD, công ty hàng đầu về nghiên cứu tư vấn thị trường, ngân sách này được kỳ vọng có thể đạt mức tăng trưởng trị giá tới 5,5 tỷ USD vào năm 2015. Tuy nhiên, cuộc bầu cử sắp diễn ra vào tháng 10/2011 có thể đem lại những thay đổi cho ngân sách. Những thăm dò dư luận gần đây cho thấy khả năng thắng lợi và tái cử của đương kim Tổng thống Cristina Fernandez de Kirchner, một người ủng hộ hiện đại hóa và việc tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Falkland (còn gọi là Las Malvinas), chỉ trích những tuyên bố của Anh mà không dựa trên sự thỏa thuận. Nếu vấn đề Falkdland lại nhen lên, hệ quả tất yếu, việc tăng cường khả năng quốc phòng của quốc gia sẽ trở thành một chủ đề nóng trong cuộc chạy đua bầu cử của Argentina. Hy sinh không quân cho hải quân và lục quân Lục quân, hải quân là 2 lực lượng nhận được phần ngân sách cao nhất trên tổng ngân sách quốc phòng Argentina, với dự đoán gia tăng đến năm 2015. Hiện tại, ngân sách cho Hải quân chiếm trung bình 25,3% và kỳ vọng tăng tới 25,5% năm 2015. Ngược lại, khoản chi cho Không quân sẽ giảm dần. Phần ngân sách còn lại phân bổ cho Bộ Quốc Phòng và các lực lượng liên quân chịu trách nhiệm về quản lý quốc phòng, xây dựng kế hoạch, thực thi và phát triển nền công nghiệp quốc phòng trong nước. Thêm nữa, chi tiêu cho an ninh quốc gia của Argentina cũng kỳ vọng đạt mức 3,7 tỷ USD năm 2015. Những khoản chi tiêu khác sẽ do Bộ Công An quản lý và duy trì, bắt nguồn từ thất bại của lực lượng trong nước nhằm kiểm soát vụ bạo loạn dân sự tháng 12/2010. Hải quân là nhánh lực lượng nhận được lượng phân bổ ngân sách quốc phòng ngày càng lớn của Argentina. Gia tăng nhập khẩu Hoạt động nhập khẩu sản phẩm quốc phòng của Argentina đạt đỉnh điểm vào năm 2007 trước khi suy giảm trong những năm kế tiếp vì những hạn chế kinh tế. Điều này đã buộc chính phủ trì hoãn các kế hoạch hiện đại hóa quốc phòng. iCD kỳ vọng, mức nhập khẩu sẽ tăng trở lại cùng với sự tái khởi động các kế hoạch hiện đại hóa. Mỹ là đối tác chính trong việc xuất khẩu sản phẩm quốc phòng sang thị trường Argentina và muốn tiếp tục duy trì sự thống trị trên thị trường này tới năm 2015, bên cạnh một số đối tác khác như Tây Ban Nha, Brazil, Áo. Nga cũng đang thể hiện sự quan tâm tới Argentina và bắt đầu thâm nhập thị trường thông qua các thương vụ cung cấp trực thăng vận chuyển cho nước này. Bản thân Argentina đang tìm kiếm cơ hội để mua thêm tàu tuần tra, tàu vận tải, tàu ngầm hạt nhân, phương tiện đa dụng, trực thăng, hệ thống liên lạc và máy bay chiến đấu. Các ưu tiên mua sắm Bộ Quốc Phòng Argentina hy vọng sẽ nâng cấp lực lượng hải quân với nhiều tàu vận tải mới; cũng như đang đóng mới 4 tàu tuần tra tại xưởng đóng tàu Tandanor-Alte Storni với hợp đồng trị giá 600 triệu USD. Chính phủ cũng dự định mua các tàu ngầm hạt nhân. Tháng 2/2008, thỏa thuận về hợp tác phát triển lò phản ứng hạt nhân với Brazil thất bại nhưng Argentina đã bắt đầu phát triển lò phản ứng của riêng mình, dự tính sẽ lắp đặt cho tàu ngầm TR 1700 năm 2015. Không quân Argentina, với những trang thiết bị phần nhiều quá đát, kỳ vọng mua được nhiều máy bay chiến đấu tiên tiến mới, trực thăng và máy bay vận tải cũng như nâng cấp khả năng cầu hàng không. Nước này đã hợp tác cùng Brazil (nhà thầu chính là Embraer) trong dự án KC-390 nhằm phát triển máy bay vận tải hạng trung cho mục đích cầu không vận. Trực thăng Mi17 của Nga là một trong những mục tiêu mua sắm của chính phủ. Chính phủ cũng sẽ nâng cấp động cơ cho 2 loại máy bay chiến đấu Pucara và Pampa của mình, cùng dự tính mua 5 chiếc trực thăng Bell 206 và 5 chiếc Mi17 từ đối tác Nga. Việc hiện đại hóa và sửa chữa đội trực thăng của Argentina cũng đang tiến hành, khi chính phủ quyết định tân trang lại trực thăng Super Puma và nâng cấp Huey-II. 50 phương tiện đa dụng tiên tiến là mục tiêu trong việc sử dụng ngân sách quốc phòng của nước này với mức phân bổ 4,4 triệu USD năm 2010. Hệ thống C3I cũng nằm trong danh sách nâng cấp cùng hệ thống liên lạc để đảm bảo có thể hoạt động liên hợp với lực lượng NATO trong các chiến dịch quốc tế. Chuyển giao công nghệ và hợp tác Trong những động thái làm hồi sinh nền công nghiệp quốc phòng trong nước, Argentina thúc đẩy, khuyến khích việc chuyển giao công nghệ, hợp tác và thực hiện nghiên cứu và phát triển (R&D) nhiều hơn. Các công ty quốc phòng nước ngoài được tự do đầu tư vào khu vực quốc phòng của Argentina mà không phải xin bất kỳ chấp thuận từ chính phủ cho việc đầu tư, cũng như không phải đối mặt với những hạn chế về chuyển lợi nhuận về nước. Chính sách mở này có tác động và tạo nên bầu không khí có lợi cho việc đầu tư nước ngoài. Cơ hội thâm nhập thị trường Các công ty quốc phòng có thể tham gia vào nền công nghiệp quốc phòng Argentina thông qua cơ quan Trao đổi quân sự nước ngoài (FMS), quản lý trực tiếp các giao dịch giữa các chính phủ. Công ty nước ngoài có thể thành lập hình thức hợp tác và sử dụng phương thức chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên, có một điểm bất lợi, nền công nghiệp quốc phòng quốc nội hoàn toàn phụ thuộc vào chính phủ trong việc mua bán, vì vậy, những thay đổi bất thường về ngân sách quốc phòng dẫn đến những bất ổn qua nhà cung cấp quốc phòng. Sự phụ thuộc vào hợp đồng với chính phủ Nền công nghiệp quốc phòng quốc nội của Argentina cung cấp phần lớn sản phẩm cho chính phủ, vì thế, nó phụ thuộc vào đơn đặt hàng của chính phủ. Ngân sách quốc phòng thay đổi thất thường khi mà chính phủ đối mặt với các hạn chế tài chính, sẽ ảnh hưởng đến những nhà cung cấp trong việc xây dựng và quản lý tài nguyên. Năm 2007, một chương trình dựng quỹ quân sự thành lập để tăng ngân sách quốc phòng với mức khoảng 200 triệu USD/năm cho đến 2013, đã không thể thực hiện vì lí do ngân sách. Kế hoạch thay thế những chiến đấu cơ Mirage III năm 2009 của chính phủ phải hoãn vì hạn chế kinh tế. Những bất ổn trong ngân sách quốc phòng có tác động tiêu cực tới nền công nghiệp quốc phòng quốc nội của Argentina và hạn chế tiềm năng mở rộng trong tương lai. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nữ Tổng thống Argentina. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nữ Tổng thống Argentina. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Tư, 10 tháng 8, 2011
>> Xu hướng đầu tư quốc phòng của Argentina
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)