Cách đây 50 năm, những con tàu của Đoàn tàu không số đã bắt đầu chuyến vượt biển đầu tiên, chở vũ khí đạn dược chi viện cho chiến trường miền Nam đánh Mỹ. Vượt lên bao thử thách cam go, chịu đựng đến tột cùng sự hi sinh, 34 chiến sĩ đầu tiên của Đoàn tàu không số ngày ấy đã kiên gan làm nên huyền thoại về đường Hồ Chí Minh trên biển. Kỳ 1: Đoàn quân sự đặc biệt Ngày 23/10/1961, theo chỉ thị của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam quyết định thành lập đoàn 759, tiền thân của Lữ đoàn 125 Hải quân ngày nay, với tên gọi “Đoàn tàu không số” để vận chuyển vũ khí trang bị đạn dược cho chiến trường miền Nam. Đường Hồ Chí Minh trên biển thực sự đã trở thành huyết mạch nối liền máu thịt hai miền Bắc-Nam. Đó cũng chính là con đường bất tử của niềm tin tất thắng, con đường tự hào của bộ đội Hải quân và của cả dân tộc. Tất cả vì miền Nam thân yêu Ngày 23/3/1959, chính quyền Ngô Đình Diệm tuyên bố đặt miền Nam Việt Nam trong tình trạng chiến tranh. Tháng 5/1959, Diệm ban hành Luật 10/59, lê máy chém đi khắp miền Nam, tàn sát các chiến sĩ cộng sản, khủng bố dã man phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân, gây bao đau thương tang tóc. Trước tình hình đó, Quân ủy Trung ương đã triển khai hàng loạt công tác chuẩn bị cho cuộc chiến đấu ở miền Nam, vì muốn đánh thắng kẻ thù nhất thiết phải có vũ khí và phương tiện. Ngày 19/5/1959, Quân ủy Trung ương quyết định thành lập "Đoàn quân sự đặc biệt" có nhiệm vụ mở đường, vận chuyển vũ khí, lương thực, tổ chức đưa đón bộ đội từ Nam ra Bắc và ngược lại. Hai con đường huyết mạch quan trọng được hình thành. Đó là con đường 559 theo dãy Trường Sơn và đường vận tải thủy - sau đó được đổi tên thành đường Hồ Chí Minh trên biển. Tàu không số vượt biển chở vũ khí vào Nam. Giữa lúc khắp các chiến trường miền Nam “khát” vũ khí đạn dược, làm thế nào để đưa vũ khí nhiều hơn, nhanh hơn, an toàn hơn? Đó là câu hỏi không chỉ của lãnh đạo Quân ủy Trung ương lúc bấy giờ mà của cả dân tộc Việt Nam. Muốn cách mạng thắng lợi, miền Bắc phải dồn sức chi viện cho miền Nam. Nếu chỉ trông vào lực lượng vận chuyển đường bộ, các tỉnh ở Nam bộ vẫn rất thiếu vũ khí. Trước thực tiễn ấy, Quân ủy Trung ương đặt câu hỏi: Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chúng ta từng dùng thuyền chở vũ khí vượt biển từ miền Bắc, từ Campuchia và từ Thái Lan vào chi viện cho miền Nam đánh giặc, tại sao bây giờ không vận chuyển được đường biển? Ngay lập tức Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng Tham mưu quyết định thành lập Đoàn Vận tải thủy lấy Tiểu đoàn 603 làm nền tảng, đóng quân tại thôn Thanh Khê (xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình), bên bờ sông Gianh, có nhiệm vụ đóng tàu thuyền và vận chuyển vũ khí trên biển chi viện cho miền Nam. Tập đoàn Đánh cá sông Gianh, họ là ai? Tiểu đoàn 603 có 107 người do đồng chí Hà Văn Xá làm Tiểu đoàn trưởng, đồng chí Thượng úy Lưu Đức làm Chính trị viên. Tiểu đoàn được biên chế thành hai đại đội. Đại đội 1 do Trung úy Nguyễn Bất làm Đại đội trưởng, Trung úy Đồng Yên làm Chính trị viên, Đại đội 2 do Trung úy Lê Quang làm Đại đội trưởng, Trung úy Trương Kia làm Chính trị viên. Để giữ bí mật, đơn vị không dùng tàu thuyền của vùng sông Gianh mà cử người ra xã Nghi Thiết (huyện Nghi Lộc, Nghệ An) đặt đóng thuyền 2 đáy. Bia ghi nhớ nơi xuất kích của Tập đoàn Đánh cá sông Giang ở Quảng Bình. Đây là loại thuyền ngụy trang, đáy dưới để vũ khí, đáy trên để lưới và ngư cụ đánh cá, trọng tải mỗi chiếc 20 tấn theo mẫu của Ban Thống nhất Trung ương. Được sự giúp đỡ của Ủy ban Hành chính tỉnh Quảng Bình và Sư đoàn 325, chỉ sau 2 tháng, 4 chiếc thuyền hai đáy đã đóng xong. Có tàu, cán bộ chiến sĩ Tiểu đoàn 603 vui mừng khôn xiết. Tranh thủ thời tiết tốt, biển lặng ra khơi để đánh cá. Nói là đi "đánh cá", nhưng thực chất là cuộc diễn tập cho cuộc vượt biển sắp tới. Từ việc quăng chài, thả lưới, rèn luyện sức chịu đựng sóng gió, tập lấy phương hướng theo sao trời, theo địa hình. Ban đầu, đội chỉ tập gần bờ, dần đến xa bờ và sau đó là ra khơi. Những lúc không đi biển, đơn vị tổ chức học tập chính trị và kỹ thuật, nâng cao trình độ giác ngộ giai cấp, tinh thần yêu nước và lòng căm thù giặc, sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp cách mạng. Nguyên tắc giữ bí mật mà tất cả các cán bộ, chiến sĩ trong tiểu đoàn đều biết đó là: Nếu bị địch bắt thì dù có chết cũng không được khai. Hãng phim Giải phóng tái hiện cảnh tàu không số chở vũ khí cho chiến dịch Bình Giã. Ông Nguyễn Hữu Tuần, 82 tuổi, nguyên sĩ quan tham mưu tác chiến của Bộ Tư lệnh Hải quân, chia sẻ: “Nói đến Đoàn tàu không số thì không thể không nói đến đoàn tàu đánh cá Sông Gianh, bởi đây là đoàn tàu khơi mạch nguồn đầu tiên mở đường trên biển. Vì sao Quân ủy Trung ương chọn sông Gianh làm chuyến đầu xuất phát không? Vì đây là con sông lớn chạy qua tỉnh Quảng Bình và cắt ngang Quốc lộ 1. Khu vực này có cảng và là nơi cửa sông nên hằng ngày có rất nhiều tàu bè ra vào, cả tàu quốc doanh lẫn tàu đánh cá của ngư dân nên dễ trà trộn, khó bị địch phát hiện, tiện cho chỉ huy và bố trí lực lượng của tàu ta. Tập đoàn Đánh cá Sông Gianh là niềm tự hào của bộ đội Hải quân”. Với khí thế và quyết tâm cao, Tiểu đoàn 603 (Tập đoàn Đánh cá sông Gianh) bắt tay vào làm doanh trại, đóng thuyền, sắm lưới và luyện tập đi biển, sẵn sàng bước vào cuộc chiến đấu mới. Trước khi đoàn 759 ra đời, đã có 5 con thuyền gỗ đầu tiên của các tỉnh ven biển Nam bộ đã vượt biển ra Bắc, vừa xin vũ khí, vừa làm nhiệm vụ mở đường trên biển. Không la bàn, không hải đồ, nhưng 5 con thuyền đã tới đích, đánh dấu việc khai thông một tuyến đường trên biển. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tàu không số. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tàu không số. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Ba, 13 tháng 9, 2011
>> Con đường bất tử (kỳ 1)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)