Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Xe chống mìn

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Xe chống mìn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Xe chống mìn. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 13 tháng 7, 2011

>> Tìm hiểu các loại xe chống mìn của NATO (kỳ 1)



Sự chống trả quyết liệt của các lực lượng nổi dậy với bom, mìn tự chế đã tạo cú hích phát triển cho dòng xe bọc thép hộ tống kháng mìn của NATO.


Các loại xe hộ tống kháng mìn (MRAP - Mine resistant Ambush protected) được sử dụng cực kỳ rộng rãi trong biên chế quân đội chiếm đóng của liên quân tại Afghanistan và Iraq. Chúng có nhiệm vụ hộ tống các đoàn xe hậu cần, tuần tra bảo vệ các căn cứ quân sự.

Được thiết kế chuyên biệt cho nhiệm vụ hộ tống, bảo vệ chống phục kích và các loại mìn ven đường, các loại xe này thường được chế tạo với gầm xe hình chữ V để phân tán lực nổ; Khoang chứa lính bọc giáp composite và các ghế ngồi đều làm bằng vật liệu chống mảnh.

Xe còn được trang bị điều hòa nhiệt độ đã trở thành tiêu chuẩn của các xe MRAP, do chúng luôn phải vận hành dưới điều kiện nhiệt độ cao của các quốc gia sa mạc.

Thêm vào đó, do yêu cầu nhiệm vụ chống phục kích, các loại xe này được trang bị các thiết bị liên lạc hiện đại, camera ngày đêm với góc bao quát lớn, các thiết bị điện tử chống mìn điều khiển từ xa và các tháp vũ khí độc lập tách rời được điều khiển từ bên trong xe.

Loạt bài này hy vọng cung cấp cho độc giả những thông tin về sự phát triển cũng như các loại xe hộ tống chống mìn mới nhất của NATO.

1. Nexter Aravis (Pháp)

Thoạt đầu, dòng xe này được nghiên cứu độc lập bởi công ty Nexter Systems vào năm 2007. Nó được thiết kế dựa trên thân xe Mercedes-Benz Unimog U-5000 4x4.

Tổng cộng công ty này đã cho ra đời ba mẫu thử vào tháng 4/2009. Những chiếc xe này đã làm hài lòng chính quyền và Cơ quan quản lý vũ khí Pháp (DGA) đã ký hợp đồng mua 15 chiếc Aravis để trang bị cho quân đội.

Bốn chiếc đã được chuyển giao ngay cho quân đội Pháp vào năm 2009 và cho tới tháng 4/2010, toàn bộ số xe đã được bàn giao.

Trong số này, 11 chiếc đã được Pháp lắp đặt hệ thống quét mìn SOUVIM-2 và trang bị cho các đơn vị công binh tại Afghanistan cùng năm chiếc Buffalo MRAP mua của Mỹ.



Xe bọc thép hộ tống kháng mìn Aravis


Những chiếc Aravis sử dụng trong quân đội Pháp được lắp đặt hệ thống ụ súng điều khiển từ xa Kongsberg với một súng máy 12,7 mm M2HB, thiết bị liên lạc PR4G của Thales, camera quan sát Exavision cùng các thiết bị điện tử tìm kiếm mìn khác.

Ngoài ra, những chiếc xe này cũng có thể được sử dụng để lắp đặt các loại vũ khí khác như tháp pháo điều khiển từ xa ARX20 của Nexter với pháo M621 20 mm và ống phóng lựu Galix cùng cụm cảm biến phát hiện mìn Margot của Thales.

Với khối lượng tuy chỉ có 13 tấn, nhưng Aravis được trang bị giáp đạt cấp IV tiêu chuẩn STANAG, có nghĩa là nó cố thể chịu được đạn xuyên cỡ 14,5 mm bắn từ khẩu KPVT của những chiếc BTR-80 hay các khẩu súng bắn tỉa chống thiết giáp. Xe cũng được thiết kế để chịu được sức công phá của 10 kg thuốc nổ cũng như mảnh văng của đạn pháo 155 mm.

Xe có thể chở theo 7 người bao gồm cả trưởng xe và lái xe trong một khoang rộng 8,3m3 được bọc giáp hoàn toàn. Xe cũng được trang bị lốp xe có khả năng tự vá, tự bơm căng khi bị thủng.

Aravis cũng rất cơ động trên chiến trường khi với động cơ Mercedes-Benz OM924 218 mã lực, nó có thể đạt tốc độ tới 100 km/h và sở hữu bình xăng 197 lít, có thể đảm bảo cho xe hoạt động với bán kính 750 km. Nếu cần thiết, Aravis hoàn toàn có thể chở trực tiếp bằng máy bay vận tải tới chiến trường.

Thêm vào đó, Nexter cũng đang bắt tay vào phát triển các phiên bản xe chỉ huy và xe cứu thương dã chiến của Aravis để cung cấp cho quân đội Pháp.


Ụ súng điều khiển từ xa Kongsberg với một súng máy 12,7 mm và nhiều loại cảm biến hiện đại.


Tháp pháo điều khiển từ xa ARX20 là lựa chọn "nặng ký" hơn cho những chiếc Aravis.


Lớp giáp composite của Aravis có thể bảo vệ binh lính bên trong khỏi đạn 14,5 mm cũng như mảnh pháo 155 mm.


2. Panhard PVP (Pháp)

Chiếc xe PVP là loại xe bọc thép nhẹ được thiết kế và sản xuất bởi công ty Panhard General Defense.

Phiên bản PVP thông thường trang bị động cơ 160 mã lực của Iveco, PVP có thể đạt được tốc độ 120 km/h và có khả năng hành trình tới 800 km.

Với khoang hành khách được bọc giáp phức hợp làm bằng thép hàn và nhôm, chiếc PVP bản thường có thể bảo vệ người lính bên trong khỏi đạn súng bộ binh hay mảnh văng của vụ nổ bởi thiết bị nổ nặng đến 50 kg ở khoảng cách 50 mét.



Một chiếc PVP-HD có thể chở theo 8 người và đạt vận tốc tối đa 105 km/h


Ngoài ra, Panhard còn có hai phiên bản PVP khác dành cho các khách hàng khó tình đó là phiên bản PVP HD (Heavy Duty) và PVP XL (Extra Large).

Phiên bản PVP HD được trang bị động cơ 163 phân khối, có thể đạt được vận tốc 105 km/h và có khả năng hành trình tới 700 km. Khoang bảo vệ của chiếc xe có thể tích 7,89m3 và chứa được 6 người ngoài tài xế và trưởng xe.

Biến thể PVP XL được trang bị động cơ tới 270 mã lực và có vận tốc cũng như khả năng hành trình tương đương với PVP bản thường. Khoang bảo vệ của PVP-XL có thể tích lên tới 9,4m3 và có thể chở được thêm 8 người ngoài lái xe và trưởng xe.

Tương tự như Aravis, PVP cũng có khả năng lắp được rất nhiều loại vũ khí khác nhau theo mô đun. Panhard PVP là loại xe nội địa thứ 2 được quân đội Pháp lựa chọn.

Là lựa chọn hạng nhẹ và rẻ tiền hơn Aravis, hợp đồng ban đầu cho thấy Pháp đã ký hợp đồng mua tới 1.544 chiếc PVP bao gồm tất cả các phiên bản: thông thường và xe chỉ huy.

Đến hết năm 2008, quân đội Pháp đã nhận được 933 chiếc PVP và tiếp theo sẽ nhận được 300 chiếc PVP mỗi năm cho tới khi hoàn thành hợp đồng vào năm 2011.






Chỗ ngồi thoải mái bên trong một chiếc PVP-XL.


Renault Sherpa (Pháp)

Xe thiết giáp chở quân hạng nhẹ Sherpa là sản phẩm mới nhất của công ty xe Renault. Chiếc xe này được trang bị động cơ 215 mã lực và có thể chở theo 10 binh lính với tổng khối lượng có thể vận chuyển từ 1,5 - 2,2 tấn.

Ngoài ra, Sherpa cũng rất dễ được hoán cải và sửa đổi thành các phiên bản riêng biệt như trinh sát, vận tải, làm nhiệm vụ đặc biệt, trong đó chiếc Sherpa “high intensity” được đánh giá cao nhất.


Chiếc Renault Sherpa có biệt danh "Humvee Pháp" vì có ngoại hình khá giông dòng xe Humvee nổi tiếng của Hoa Kỳ.

Xe có khả năng bảo vệ binh lính khỏi các loại vũ khí cá nhân, mảnh pháo và IEDs (một dạng bom, mìn tự chế).

Hiện nay, các phiên bản Sherpa đã được giới thiệu và có được sự quan tâm đặc biệt của các nước khác trong khối NATO.

[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang