Trung Quốc đã chính thức công bố đóng mới một tàu sân bay nội địa, chiếc tàu sân bay nội địa này sẽ mang dáng dấp như thế nào đây? Từ khi Trung Quốc khởi động việc cải tạo lại sân bay Varyag mua từ Ukraine, giới quân sự nước này đã mơ mộng về một tàu sân bay tự đóng trong nước. Rất nhiều lời đồn đoán đã xuất hiện về dáng dấp của tàu sân bay nội địa này. Gần đây, trên các trang mạng Trung Quốc đang bàn tán về một chi tiết trong cuốn tự truyện của cựu Tư lệnh Hải quân Trung Quốc giai đoạn 1982-1988, Đô đốc Lưu Hoa Thanh. Theo đó, ông này đã tiết lộ bí mật “động trời” liên quan đến tham vọng sở hữu tàu sân bay của Trung Quốc. Trong cuốn tự truyện của đô đốc Lưu có đoạn “Tôi được biết rằng, năm 1996 ĐH Khoa học Hoa Trung (HuaZhong) đã nhận được bản vẽ của tàu sân bay hạt nhân đóng dỡ của Liên Xô để tham khảo và nghiên cứu”. "Tàu sân bay hạt nhân đóng dở của Liên Xô" thì không thể có thiết kế nào khác ngoại trừ đồ án 1143,7 Ulyanovsk (còn gọi là 'siêu tàu sân bay' Lenin). Như vậy có thể nói rằng, Trung Quốc đã lên kế hoạch từ rất lâu để hồi sinh tàu sân bay hạt nhân “chết yểu” của Liên Xô. Quyết định mua tàu sân bay Varyag chính là bước đệm cho tham vọng to lớn này. Khúc ngoặt của giấc mơ tàu sân bay hạt nhân Kế hoạch đóng tàu sân bay đã được Trung Quốc lên kế hoạch từ những năm 1980, vào đầu những năm 1990, Trung Quốc đã hoàn thành việc đóng tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân. Trung Quốc đã có được những công nghệ cơ bản cho động cơ hạt nhân sử dụng trên các tàu chiến. Trung Quốc đã mua lại một tàu sân bay hạng nhẹ của Australia để mổ xẻ, nghiên cứu cách đóng tàu sân bay, hợp tác cùng với Pháp để nghiên cứu các công nghệ máy phóng hơi nước. Các dự án hợp tác với Pháp đang diễn ra tốt đẹp thì vấp phải lệnh cấm vận vũ khí của phương Tây vào năm 1989. Trung Quốc buộc phải tìm đến Nga và Ukraine để tìm kiếm sự hợp tác và hỗ trợ thay thế. Trung Quốc sẽ giúp Nga hoàn thành bản đồ án còn dang dỡ này? Có tin đồn cho rằng, trước khi mua lại tàu sân bay Varyag, toàn bộ bản vẽ kỷ thuật chi tiết và tài liệu liên quan đến dự án đóng tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân, Đồ án 1143.7 Ulyanovsk đã rơi vào tay Trung Quốc. Đây được xem là lời giải thích hợp lý cho việc Ukraine kiên quyết từ chối chuyển giao tàu sân bay đang đóng dỡ Đồ án 1143.7 Ulyanovsk (Lenin) cho phía Nga để hồi sinh dự án. Sau khi Liên Xô sụp đổ, tàu sân bay thuộc Đồ án 1143.7 Ulyanovsk đã hoàn thành được 70% công việc, nhưng thiếu tiền đầu tư nên nằm "đắp chiếu" tại một nhà máy đóng tàu ở Ukraine cùng với toàn bộ bản vẽ kỷ thuật chi tiết. Phía Nga đã nỗ lực để chuyển tàu sân bay này về phía mình và hồi sinh dự án. Tuy nhiên, phía Ukraine đã từ chối và “xẻ thịt” tàu sân bay này để bán sắt vụn. Liệu Trung Quốc có hồi sinh thành công “siêu tàu sân bay” chết yểu của Liên Xô hay không vẫn là một ẩn số. Tuy nhiên, nếu nhìn lại lịch sử phát triển của công nghiệp quốc phòng Trung Quốc, phần lớn các hệ thống vũ khí của Trung Quốc có được đều lấy xuất phát điểm từ các hệ thống vũ khí của Nga. Việc hồi sinh tàu sân bay này chẳng hẳn cũng không nằm ngoài quy luật đó. [BDV news] |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đồ án 1143.7 Ulyanovsk. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đồ án 1143.7 Ulyanovsk. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2011
>> TSB nội địa Trung Quốc chính là siêu TSB Lenin?
Nhãn:
7 Ulyanovsk,
Chính phủ Trung Quốc,
Đồ án 1143.7 Ulyanovsk,
Đô đốc Lưu Hoa Thanh,
Hải quân Trung Quốc,
Siêu tàu sân bay,
Tàu sân bay Thi Lang,
Tàu sân bay Varyag
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)