Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Binh pháp tôn tử

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Binh pháp tôn tử. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Binh pháp tôn tử. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 8 tháng 5, 2012

>> Binh pháp Hải quân Việt Nam (Kỳ 2)

Triệt để lợi dụng thế địa lý để phát triển phương thức chiến tranh du kích hiện đại trên biển, đó là chiến thuật thứ nhất của Hải quân Việt Nam. Tiếp đó, thứ hai là nghệ thuật bố trí và sử dụng lực lượng.


>> Binh pháp Hải quân Việt Nam (Kỳ 1)


Kỳ 2 : Bố trí những quả đấm thép

Trong cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc, có rất nhiều sư đoàn thiện chiến của ta luôn nằm trong sự theo dõi gắt gao của CIA, bộ tham mưu Việt Nam Cộng Hòa. Bởi lẽ những sư đoàn như sư 325, sư 10 mà ở đâu thì hướng chính của chiến dịch là ở đấy.

Khu trục hạm tên lửa Gepard 3.9 của Hải quân Việt Nam là lực lượng hiện đại nhất của Hải quân tầm châu lục. Với tính năng kỹ chiến thật mà nó có thì thực sự là một đối thủ nguy hiểm nhất cho bất cứ tàu ngầm, tàu mặt nước nào khi phải đối đầu.

Vì vậy, biết được tàu Gepard 3.9 ở đâu, hoạt động như thế nào trước và khi tác chiến xảy ra, là một yêu cầu bức thiết, sống còn của Bộ Tham mưu địch.

Có lẽ rất nhiều người cho rằng trong thời đại công nghệ cao, vệ tinh quân sự dày đặc trên bầu trời thì việc phát hiện một chiếc xe máy còn dễ dàng, cỡ như Gepard 3.9 có gì là khó khăn.

Đương nhiên đó chỉ là lý thuyết. Một sư đoàn với hàng ngàn con người, phương tiện, được rất nhiều lực lượng như trinh sát, tình báo, điện tử…hiện đại của Mỹ mà vẫn không theo dõi được để đến nỗi có cú điểm huyệt Buôn Ma Thuột thì chưa thể khẳng định được điều gì với Gepard 3.9 nó ở đâu, làm gì…

Vệ tinh quân sự chỉ xác định được những cái giống Gepard 3.9 trong khi đó hàng giả để che mắt đánh lừa vệ tinh còn thật hơn cả hàng thật.

Nga đã từng cho ra đời hàng loạt xe tăng khủng, tên lửa khủng, tàu chiến khủng nhưng giả còn thật hơn cả thật. Nghĩa là người Nga đã sản xuất 1 kho vũ khí đủ lớn các loại mô hình vũ khí có tính năng nhiệt và điện tử tương đương với các vũ khí thật.

Điều này cho phép người Nga có thể ẩn giấu, trộn lẫn trang thiết bị giả tạo và trang thiết bị chiến đấu lừa địch mà vệ tinh quân sự dù kỹ thuật chụp ảnh tân tiến đến mấy cũng không phân biệt được thật giả.

Trong chiến tranh, biết được địch ở đâu chính xác, che giấu được ta là một trong những yếu tố quyết định thắng lợi. Đặc biệt trong chiến tranh hiện đại với vũ khí công nghệ cao thì đây là yếu tố sống còn.

Phòng thủ Tổ quốc từ hướng biển, yếu tố bí mật che giấu lực lượng này ta có nhiều lợi thế hơn địch. Thời tiết, núi cao, cảng sâu…là những khó khăn ngăn trở, làm cho độ chính xác của vệ tinh địch không cao khi xác định tọa độ, phân biệt mục tiêu (dù chưa có sự ngụy tranh của ta).

Do vậy hiệu suất của vũ khí công nghệ cao như tên lửa, pháo sẽ rất thấp. Ta ở trong vùng tối, địch ở ngoài vùng sáng.


http://nghiadx.blogspot.com
Thủy thủ kiểm tra tàu chuẩn bị đi biển

Kinh nghiệm xương máu trong chiến tranh với Mỹ; thế địa lý Việt Nam và với sự sáng tạo, độc đáo của con người Việt thì chắc chắn những “quả đấm thép” của Hải quân Việt Nam sẽ ở những nơi mà địch biết được khi đã bị trúng huyệt kiểu như Buôn Ma Thuột hay pháo binh ở Điện Biên Phủ.

Bởi vậy, câu trả lời Gepard 3.9 ở đâu, làm gì trước và khi xảy ra tác chiến thì chỉ có Bộ Tham mưu Hải quân Việt Nam mới biết.

Nhưng chắc chắn nó sẽ ở nơi đắc địa thuận lợi mà “một địch muôn người”. Nghĩa là nơi đó ít đánh thắng được nhiều, dễ tấn công và phòng thủ.

Không những Gepard 3.9 mà bất kỳ tàu chiến nào của Hải Quân Việt Nam dù độc lập tác chiến hay hợp đồng tác chiến thì lực lượng này phải nằm trong tầm bảo vệ của lực lượng kia, chúng có trách nhiệm sở trường, sở đoản bổ sung cho nhau và nằm trong thế trận phòng thủ nhiều tầng nhiều lớp có chiều sâu của cả nước.

Nếu như KILO phục kích thì ít nhất cũng không có lực lượng săn ngầm nào của địch có thể gây nguy hiểm cho nó bởi chúng sẽ bị tiêu diệt bởi các lực lượng khác bảo vệ KILO…

Trong nghệ thuật tác chiến chúng ta vẫn và sẽ thực hiện phương châm: “Những gì mà công nghệ không thể làm được thì chiến thuật có thể”.

Vì Việt Nam còn nghèo, khoa học công nghệ chưa phát triển, tuy nhiên, trong tình hình hiện nay khi công nghệ (vũ khí trang bị) của ta đảm bảo cho một số nhiệm vụ tác chiến như có thể tấn công trực tiếp vào căn cứ địch thì việc bố trí, sử dụng lực lượng này sẵn sàng xuất phát tấn công làm cho địch phải co về đối phó, hoang mang, không phải là điều gì quá khó khăn.

Trong chiến tranh, những nước đem quân đi tấn công xâm lược nước khác thì khu vực tác chiến, không gian chiến tranh chỉ tồn tại ngay tại nước bị xâm lược. “Chính quốc” thì hòa bình, êm ắng, dân họ không biết gì mùi khói bom thuốc đạn. Nếu như mở một cuộc chiến mà chính họ cũng sẽ bị những đòn giáng trả liệu họ có dám không?

Mỹ chưa dám tấn công Iran là vì lý do đó. Mỹ chỉ quen đem bom đạn dội vào quốc gia khác nhưng cứ thử xem khi dân Mỹ cũng phải hứng chịu bom đạn khi bị giáng trả thì sẽ như thế nào?

Vì vậy, đòn đánh vào căn cứ địch, nơi chúng xuất phát là một đòn đánh cực hiểm trên cả 3 lĩnh vực chính trị, quân sự và kinh tế, trong đó đòn chính trị là hiểm nhất, hậu quả khủng khiếp nhất, nó có thể đánh sập ý chí xâm lược.

Đương nhiên, Hải quân Việt Nam ngoài việc tăng cường sức mạnh chúng ta phải triệt để lợi dụng thế núi, thế biển để bố trí lực lượng, sẵn sàng cho đòn đánh này.

Chuẩn bị nhiều phương án tác chiến sử dụng lực lượng hiện đại, công nghệ cao đồng thời cả những phương án tác chiến trong điều kiện mà công nghệ không thể để giáng trả quân xâm lược.

Tăng cường sức mạnh cho Hải quân Việt Nam mà không tăng cường để phục vụ cho đòn đánh này là quá ngây thơ, nhút nhát, sợ địch. Nhưng điều này, “nhút nhát, sợ địch” lại không nằm trong từ điển quân sự Việt Nam (Tướng Giáp).

Việt Nam đã qua lâu rồi thời kỳ quân xâm lược có quyền đem bom đạn dội vào, gây ra bao đau thương tang tóc mà không bị giáng trả tại đất nước họ. Bài học cho Hải quân Mỹ ở cảng Sài Gòn, Cửa Việt; bài học cho Không quân Mỹ ở Utapao (Thailand) còn đó.

Ngày nay, sự giáng trả còn khủng khiếp hơn nhiều. Chỉ biết nhao lên tấn công chọc thủng lưới đối phương mà không nghĩ là có lúc mình phải vào lưới nhà nhặt bóng thì chưa phải là trận đấu hiện đại đỉnh cao.

Thứ Bảy, 5 tháng 5, 2012

>> Binh pháp Hải quân Việt Nam (Kỳ 1)

Quan trọng không phải là kiếm to hay dài, mà là kiếm pháp. Quân cốt tinh không cốt đông. Người nghĩa mới dùng ít thắng nhiều.


Kỳ 1 : Sai lầm của Tôn Tử


Tôn Tử và Napoleon

Đó chính là những quan điểm, tư tưởng mà luôn luôn sống mãi và sáng rực với thời gian trong di sản quân sự chống giặc độc đáo mà Tổ tiên, ông cha để lại cho con cháu

Trong lịch sử dân tộc, tính ra chúng ta đã tiến hành không dưới 8 cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc (không tính những cuộc chiến tranh giải phóng). Trong số cuộc chiến tranh này, chúng ta luôn đối đầu với đội quân xâm lược đông đúc, nhiều gấp 2 đến 3 lần ta.

Điều đặc biệt trong những lần đụng độ này là ta tuy ít nhưng độ tinh nhuệ thì không kém địch, tức là nói về chất lượng của lực lượng bao gồm con người và vũ khí trang bị thì ta và địch cơ bản ngang nhau.

Như vậy, có thể nói nếu so sánh lực lượng giữa ta và địch thì ta chỉ thua kém địch một tiêu chí duy nhất là: Ta ít mà địch thì nhiều. Xung quanh vấn đề lực lượng ít và nhiều này mỗi quốc gia hình thành nên cách sử dụng lực lượng hay nghệ thuật quân sự riêng biệt.

Tôn Tử (Trung Quốc) cho rằng: không thể lấy ít địch nhiều ở quy mô chiến lược được, “Một quân đội nhỏ yếu mà liều lĩnh cố đánh sẽ bị kẻ địch lớn mạnh bắt làm tù binh”.

“Phương pháp dùng binh, có binh lực gấp 10 lần địch thì bao vây, gấp 5 lần địch thì tiến công, gấp hai lần địch thì chia cắt, binh lực ngang nhau thì phải biết đánh, binh lực ít hơn thì phải biết lánh, binh lực yếu hơn thì phải biết tránh cho xa”.

Napoleon (Pháp): cái tinh túy nhất của chiến lược nằm ở chỗ: Về chiến lược vẫn dám lấy ít đánh nhiều, nhưng về chiến thuật bao giờ cũng phải tập trung ưu thế áp đảo trong một thời điểm nhất định để giành thắng lợi quyết định.

Suy cho cùng đây là nghệ thuật quân sự cho tấn công xâm lược, tấn công trước. Chẳng hạn như ông Tôn Tử khuyên con cháu Trung Hoa, nếu “binh lực yếu hơn thì phải biết tránh cho xa”. Nhưng giặc đến nhà tránh đi đâu, để đất nước rơi vào tay quân xâm lược à?
Tư tưởng Nguyễn Trãi trong thời đại Hồ Chí Minh

Các tướng lĩnh và các nhà tư tưởng quân sự của dân tộc ta thì hoàn toàn khác. Khác ở chỗ Việt Nam luôn bị xâm lược nên phải chống trả thì bất kể dù ít hay nhiều miễn sao giữ được nước thì thôi. Và từ cái khó ló ra cái khôn, chúng ta cho rằng có thể lấy ít thắng nhiều ở cả quy mô chiến lược và chiến thuật (và thực tế diễn ra không sai).

Lịch sử quân sự thế giới có biết bao ví dụ về lấy nhiều thắng ít hoặc lấy nhiều thắng nhiều nhưng chưa có nhiều ví dụ về lấy ít thắng nhiều ở quy mô chiến lược và cả chiến thuật như Việt Nam.

Nguyễn Trãi thế kỉ XV đã tổng kết: "Lấy ít địch nhiều, thường dùng mai phục”. Ông còn giải thích: “Người nghĩa lấy ít địch nhiều”. Như vậy, Nguyễn Trãi một phần nào đã nói lên lý do, cơ sở nào mà có tư tưởng quân sự đó.

Trước hết là ta có chính nghĩa (chúng ta không đi xâm lược ai) nên huy động và phát động được toàn đân tham gia chống giặc giữ nước. Tiếp theo là chúng ta có một đất nước có địa thế vô cùng hiểm yếu với kẻ thù nhưng lại thuận lợi cho ta phòng thủ bảo vệ Tổ quốc (thiên thời địa lợi nhân hòa).

Rõ ràng đây chính là cơ sở lý luận và thực tế để con cháu phát triển lên một mức cao hơn, đó là Chiến tranh nhân dân và Nghệ thuật quân sự độc đáo trong thời đại Hồ Chí Minh.

Trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ngày nay, Hải quân Việt Nam với lực lượng trang bị hiện đại, vũ khí công nghệ cao cũng không kém địch là bao nhiêu nhưng rõ ràng thực lực vẫn ít hơn địch. Nhưng dù có ít hơn bao nhiêu lần thì chúng ta cũng quyết đánh để bảo vệ bờ cõi.

Vậy, thực hiện tư tưởng quân sự lấy ít đánh nhiều thì Hải quân Việt Nam đánh như thế nào?

Khác với chiến tranh giải phóng, hải chiến được phân định trận tuyến rõ ràng.

Địch từ xa tới, ngoài đại dương xuất kích tấn công vào biển, đảo và đất liền của ta. Ta phòng thủ, tấn công địch từ đất liền, từ các đảo tiền tiêu hoặc ven bờ. Nếu dàn trận đối đầu, dù có hiệu suất chiến đấu đạt tỷ lệ ta 1, địch 3 thì trong 2 đến 3 cuộc chạm trán là ta hết vốn.

Cỡ như tàu Gepard 3.9, ta 2 chiếc, giỏi có thể đổi 8 chiếc của địch loại tương đương. Nhưng sau đó ta hết, địch còn nhiều thì chỉ có nai lưng ra chịu đòn như thời đánh Mỹ…Vì vậy, đó không phải là tư tưởng nghệ thuật quân sự lấy ít đánh nhiều của Việt Nam.

Nếu như Nguyễn Trãi đã tổng kết: “Lấy ít đánh nhiều thường dùng mai phục” thì ngày nay qua 2 cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ các tướng lĩnh Việt Nam đã vận dụng sáng tạo, độc đáo hơn nhiều.

Thứ nhất, vẫn triệt để lợi dụng thế địa lý để phát triển phương thức chiến tranh du kích hiện đại trên biển.

Chiến tranh du kích (CTDK) là đặc sản quý báu của nghệ thuật quân sự bảo vệ Tổ quốc (hình thức tác chiến phi đối xứng chỉ là một thành tố của nội hàm này).

CTDK là một thành tố trong nội hàm của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc. Đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn của vũ khí hiện đại công nghệ cao vào lối đánh du kích trong một trận hoặc trong một chiến dịch hợp đồng các lực lượng.

Ngoài tổ chức tấn công địch từ cấp chiến dịch thì tổ chức tấn công địch cấp nhỏ lẻ theo kiểu chiến tranh du kích vẫn được coi trọng và vận dụng ở một tầm cao hơn.

Đó là tấn công mọi nơi, tấn công mọi lúc với trang bị vũ khí nhỏ gọn, nhưng hiện đại và uy lực mạnh làm cho quân dịch thiệt hại nặng, mất sức chiến đấu, hoang mang suy sụp ý chí, hỗ trợ và tạo điều kiện cho những trận tấn công tiêu diệt lớn kết thúc chiến tranh. CTDK với 2 hình thức tác chiến chủ yếu là phục kích và tập kích.





http://nghiadx.blogspot.com
Đội Đặc công người nhái 4, Đoàn M26 (Quân chủng hải quân) thực hành huấn luyện.

Phục kích theo lối truyền thống thì ngồi chờ giặc đến; phương tiện chỉ có thể là con người, con tàu, tàu ngầm… là chủ thể. Nhưng theo lối hiện đại thì phát triển rộng hơn nhiều. Máy bay, tên lửa và thậm chí pháo binh vẫn được sử dụng là chủ thể của trận phục kích.

Chắc chắn trên đất liền, nơi nào cần phòng thủ thì đều đã nằm trong phần tử bắn của pháo binh, của tên lửa và của Không quân Việt Nam. Chỉ cần trinh sát báo về địch đã đến là lập tức khai hỏa.

Nhưng trên biển, muốn được vậy thì yếu tố quyết định là phải quản lý tốt vùng biển, phát hiện chính xác, kịp thời địch xuất hiện ở tọa độ mà ta đã chuẩn bị sẵn bằng các phương tiện quan sát trên các đảo tiền tiêu, trên bờ hiện đại đến thô sơ.

Tuy nhiên, tàu địch đến tọa độ A, Z nào đó mà ta đã chuẩn bị ngoài yếu tố chủ quan của địch thì ta cần phải làm sao điều địch đến đúng tọa độ phục kích sẵn.

Nghi binh, lừa địch, điều địch theo ý định của ta…đó thuộc mưu kế của chỉ huy.

(PTD)
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang