Từ khi có bom nguyên tử và các phương tiện bay có tầm xuyên lục địa mà điển hình là máy bay ném bom chiến lược và tên lửa đường đạn vượt đại châu, vũ khí nguyên tử trở thành một phương tiện răn đe chiến lược. Đồng thời, vấn đề phòng chống vũ khí nguyên tử cũng được các cường quốc quân sự nỗ lực phát triển nhằm tìm kiếm cơ hội sống sót trong cuộc đụng độ hạt nhân có thể xảy ra. Trong cuộc chạy đua ráo riết đó, Mỹ và Nga đi theo hai hướng khác nhau và đã đạt được những kết quả có thể tạo ra một cuộc cách mạng mới trong quân sự. Từ hệ thống tên lửa đánh chặn của Mỹ... Ngày 22/6/1997, tại trường thử tên lửa trên quần đảo Marsall (Thái Bình Dương), Mỹ đã tiến hành thử nghiệm thành công loại tên lửa chống tên lửa do hãng Boeing chế tạo. Đây là một kiểu tên lửa hoàn toàn mới, được trang bị đầu tìm kết hợp ra-đa và hồng ngoại có khả năng phát hiện các mục tiêu thật trong nhiều mục tiêu giả ngoài khí quyển. Sau cuộc thử nghiệm thành công đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tuyên bố Mỹ sẽ chuẩn bị sẵn sàng triển khai hệ thống tên lửa chống tên lửa. Với khả năng đó, Mỹ sẽ rút khỏi Hiệp ước phòng thủ tên lửa đã từng ký kết với Nga năm 1972. Quốc hội Mỹ đã phê chuẩn cung cấp 17 tỷ USD từ năm 1997 đến năm 2002 để triển khai hệ thống tên lửa chống tên lửa nhằm ngăn chặn tên lửa đường đạn từ bất kỳ hướng nào nhằm vào nước Mỹ. Hệ thống tên lửa chống tên lửa, hoặc tên lửa đánh chặn, được đánh giá như vũ khí nguyên tử ra đời cách đây nửa thế kỷ và có tác dụng răn đe không nhỏ. Đối với Nga, thành công của Mỹ trong việc chế tạo tên lửa đánh chặn là một bước mới trong cuộc chạy đua vũ trang. Trong chiến dịch vận động bầu cử, Tổng thống Mỹ G.W.Bush hứa hẹn triển khai hệ thống tên lửa đánh chặn trong thời hạn sớm nhất theo khả năng có thể, đồng thời đề nghị Liên bang Nga sửa đổi Hiệp ước phòng chống tên lửa (ABM) ký kết năm 1972 giữa Mỹ và Liên Xô trước đây. Nếu phía Nga không đồng ý, Mỹ sẽ vẫn rút khỏi hiệp ước này. Trong báo cáo dự toán ngân sách quốc phòng 2001-2005, Bộ Quốc phòng Mỹ đã từng dự chi 15 tỷ USD cho kế hoạch này. "Một trò lừa đảo" hay sai sót vô vọng Tuy nhiên, một số nhà khoa học Mỹ tỏ ý lo ngại về tính hiệu quả của tên lửa đánh chặn. Có người còn khuyên Mỹ nên từ bỏ kế hoạch này. Các nhà khoa học thuộc Viện Vật lý Mogan của Mỹ cho biết kỹ thuật hiện thời của Mỹ chưa có khả năng phân biệt đầu đạn thật với đầu đạn giả của đối phương. Tờ New York Time tiết lộ: "Để thí nghiệm thành công tên lửa đánh chặn, Bộ Quốc phòng Mỹ cố ý sử dụng đầu đạn mục tiêu khá đơn giản với số lượng ít để đầu đạn đánh chặn dễ nhận biết". Giáo sư khoa học Thomat Poston - cố vấn khoa học của Hải quân Mỹ vào đầu những năm 1980 đã từng giúp Mỹ phát triển thành công tên lửa đường đạn xuyên lục địa phóng từ tàu ngầm Trident-2, đã nhận xét với vẻ hoài nghi về tên lửa đánh chặn của Mỹ. Thậm chí, ông còn cho rằng hệ thống phòng thủ tên lửa là "một trò lừa đảo". Dư luận được biết sau chiến tranh vùng Vịnh, Thomat Poston đã từng đơn thương độc mã phanh phui các tuyên bố thổi phồng quá mức của Lầu Năm Góc về tỉ lệ thành công của hệ thống chống tên lửa "Patriot" trong cuộc đọ sức với tên lửa đường đạn "Scud" của Iraq. Nhà vật lý học lừng danh này của Mỹ đã nghiên cứu kỹ lưỡng những vụ thử tên lửa đánh chặn của Lầu Năm Góc và rút ra kết luận rằng công nghệ tên lửa đánh chặn không có cơ hội thành công. Trên thực tế, hệ thống phòng thủ tên lửa theo kiểu dùng một tên lửa bắn chặn một tên lửa khác là cực kỳ khó khăn và phức tạp. Đó là chưa tính đến khả năng đối phương sử dụng biện pháp đối phó bằng cách phóng ra hàng loạt đầu đạn giả dễ chế tạo từ một tên lửa đường đạn. Năm 1996, Nira Schwartz - một nhà khoa học chủ chốt hãng công nghiệp quân sự TRW của Mỹ đã lập luận rằng, công nghệ tên lửa đánh chặn đã từng có những sai sót vô vọng. Trong khi nghiên cứu kỹ dữ kiện về các vụ thử tên lửa đường đạn, Thomat Poston phát hiện thấy kỹ thuật cảm biến của tên lửa đánh chặn đã không có khả năng phân biệt được đầu đạn giả với đầu đạn hạt nhân thật. Theo Thomat Poston, trong cuộc thử nghiệm thực tế đầu tiên của hệ thống phòng thủ vào tháng 6/1997, tên lửa đánh chặn phải nhận ra một đầu đạn thật từ tám đầu đạn giả, nhưng thực tế là thiết bị cảm biến này đã hoàn toàn bất lực. Vì thế, trong các vụ thử tiếp theo, Mỹ đã không sử dụng nhiều đầu đạn giả mà chỉ dùng một đầu đạn dưới dạng một quả bóng bạc sáng loáng có thể dễ dàng nhận biết đến mức thiết bị cảm biến này không thể nhầm lẫn được. Thomat Poston đã thông báo cho các cố vấn của Tổng thống Mỹ về những phát hiện của ông và khẳng định thêm rằng mặc dù tên lửa có thể dễ bị bắn chặn ở giai đoạn chúng di chuyển chậm ngay sau khi rời bệ phóng, nhưng giữa khả năng có thể với thực tế còn khác nhau xa. Giai đoạn đẩy của tên lửa đường đạn xuyên lục địa kéo dài từ 120 giây đến 210 giây sau khi được phóng đi, sau đó tốc độ của chúng tăng lên tới 7 km/giây. Trong khi đó hầu hết các tên lửa đánh chặn chiến trường hiện nay của Mỹ chỉ có tốc độ 1,5 đến 2,5 km/giây. Một số kiểu tên lửa mới có thể bay nhanh hơn như tên lửa phòng không S-400 và S-500 của Nga. Nhưng Chính phủ Mỹ tuyên bố rằng họ chưa có kế hoạch thiết kế tên lửa đánh chặn bay nhanh hơn 4,5 km/giây (phóng từ biển) hoặc 5,5 km/giây (phóng từ trên mặt đất). Rõ ràng, để đánh chặn có hiệu quả còn phải nghiên cứu chế tạo tên lửa đánh chặn bay nhanh hơn thế. Trong lĩnh vực chống tên lửa, các nhà khoa học Nga đi theo hai hướng: một là chế tạo tên lửa đánh chặn và họ đã đạt được nhiều thành tựu không thua kém Mỹ; hai là chế tạo các hệ thống phòng thủ dựa trên những nguyên lý khoa học hoàn toàn mới, khác với cách làm của Mỹ, theo một chương trình mang mật danh "Planeta". Dư luận Phương Tây gọi chương trình này là đề án "Trust". Phụ trách chương trình là Viện sĩ R. Avramenco. Tên lửa đánh chặn của Mỹ liệu có đủ nhanh để tiêu diệt tên lửa đạn đạo của Nga Mỹ dự định triển khai tên lửa đánh chặn ở Ba Lan có tốc độ bay đủ nhanh để bắn hạ tên lửa xuyên lục địa của Nga, một nhà nghiên cứu Mỹ cho biết. Thông tin này hoàn toàn trái ngược với những gì Mỹ khẳng định trước đó. Ted Postol, giáo sư tại Học viện Công nghệ Massachusetts, một người luôn chỉ trích hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ cho biết, Cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ (MDA) đang đánh giá thấp tốc độ tên lửa đánh chặn của mình và đánh giá quá cao tốc độ tên lửa tầm xa của Nga. Tuy nhiên người phát ngôn của MDA, Rick Lehner, ngay lập tức thanh minh do Postol không tiếp cận được với các tài liệu thử tên lửa nên những nhận xét của ông là "hoàn toàn sai". Hiện tại Mỹ đang đàm phán để lắp đặt 10 tên lửa đánh chặn ở Ba Lan, một radar dò tìm mục tiêu ở Cộng hòa Séc để đối phó với cái họ gọi là đe dọa tên lửa từ phía Iran. Phía Nga kịch liệt phản đối kế hoạch của Mỹ với lý do châu Âu có thể bị biến thành nơi tấn công tên lửa của Nga. Nhưng phía Mỹ liên tục phủ nhận điều này. Còn Giáo sư Postol cho biết người Mỹ "có thể lo châu Âu không chấp nhận kế hoạch, vì vậy họ đành phải nói dối rằng các tên lửa đánh chặn của họ không nhanh bằng tên lửa đạn đạo của Nga". Và ông cũng cho rằng muốn đánh chặn được tên lửa của Iran, thì tên lửa của Mỹ phải mạnh hơn loại tên lửa hiện họ đang công bố. "MDA cho biết tên lửa đánh chặn có tốc độ tương đối chậm, bởi vì họ phải có tên lửa đạt tốc độ không vượt quá tên lửa đạn đạo của Nga", ông nói trong một cuộc họp báo. "Họ cho biết chúng chỉ có tốc độ 6,3km/giây. Với tốc độ này, tên lửa đánh chặn sẽ không thể giao chiến được với tên lửa đạn đạo Nga… Nhưng trên thực tế, tốc độ của tên lửa đánh chặn này đạt tới gần 9km/giây, và với tốc độ đó hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu mới có thể chống đỡ được tên lửa của Iran". "Nếu tốc độ nhỏ hơn, tên lửa đánh chặn sẽ không thể bảo vệ được những nơi mà trước đó họ cho rằng có thể bảo vệ", ông Postol tuyên bố. Hải quân Nga sẽ tăng cường vũ khí chính xác cao cho Hạm đội Ban-tích để đáp trả việc Ba Lan cho Mỹ triển khai tên lửa Patriot gần với biên giới Nga. "Các thành tố trên biển, dưới nước và trên không của Hạm đội Ban-tích sẽ được tăng cường. Thêm nhiều tàu hộ tống hiện đại được trang bị tên lửa hành trình có độ chính xác cao sẽ gia nhập hạm đội", hãng thông tấn RIA Novosti dẫn lời của một quan chức cao cấp của Hải quân Nga. Thông tin nói trên được đưa ra chỉ một ngày sau khi Bộ Quốc phòng Ba Lan tuyên bố quân đội Mỹ sẽ triển khai tên lửa Patriot tại thị trấn Mo-rác của nước này. Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan B. Klich cho biết, các tên lửa Patriot của Mỹ có mặt tại Ba Lan vào cuối tháng 3. Theo đánh giá ban đầu, để xây dựng căn cứ quân sự cho các binh lính và tên lửa Patriot tại Ba Lan chỉ cần mất 2 tháng. Từ lâu nay, nhiều đơn vị quân đội Ba Lan đã đóng ở Mo-rác. Do đó ở thị trấn này có rất nhiều doanh trại, khu huấn luyện. "Ở Mo-rác chúng tôi có thể cung cấp những điều kiện tốt nhất cho quân Mỹ và căn cứ kĩ thuật tốt nhất cho hệ thống tên lửa", ông Klich nói. Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan cũng khẳng định việc chọn Mo-rác để triển khai tên lửa không phải vì thị trấn này gần biên giới của Nga, hay bất cứ lí do chính trị nào khác, mà đơn giản bởi ở đây đã có sẵn hạ tầng quân sự. Tuy nhiên, thực tế Mo-rác chỉ cách tỉnh Ka-li-nin-grát của Nga chưa đầy 100 km. Nga đã quyết liệt phản đối kế hoạch của Mỹ dưới thời chính quyền Bush định triển khai các bộ phận cấu thành của hệ thống phòng thủ tên lửa (NMD) với hệ thống tên lửa đánh chặn đặt ở Ba Lan và ra-đa ở Séc. Nga đã đề cập đến khả năng sẽ triển khai hệ thống tên lửa tầm ngắn Iskander-M ở Ka-li-nin-grát để đáp lại nếu Mỹ vẫn tiếp tục kế hoạch trên. Căng thẳng giữa hai bên bùng phát khi ấy như thời chiến tranh lạnh. Tuy nhiên, sau khi Tổng thống Mỹ B. Obama tuyên bố xem xét lại kế hoạch NMD, thì Nga cho biết sẽ ngừng việc triển khai tên lửa Iskander-M gần Ba Lan. Mặc dù vậy, Vac-sa-va vẫn đề nghị Washington triển khai tên lửa Patriot ở Ba Lan mặc dù Mỹ không triển khai NMD ở nước này. Cuối năm 2009, Mỹ và Ba Lan kí một thỏa thuận đặt ra điều kiện cho việc quân Mỹ triển khai trên lãnh thổ Ba Lan. Theo đó, hệ thống tên lửa Patriot sẽ được tích hợp vào hệ thống an ninh quốc gia Ba Lan và khoảng 100 lính Mỹ sẽ quản lí đơn vị tên lửa Patriot với tám bệ phóng này. Nhiều nhà quan sát lo việc Mỹ đặt tên lửa ở gần biên giới Nga làm xói mòn niềm tin giữa Matxcova và Washington, điều vô cùng nguy hại trong bối cảnh hai bên đang nỗ lực đàm phán để đạt được một hiệp ước mới nhằm thay thế Hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược giai đoạn I đã hết hạn ngay từ ngày 5/12/2009. Trong 2 ngày 21 và 22 tháng 1, Trợ lý Tổng thống Nga phụ trách các vấn đề quốc tế, ông S.Prikhodko và Tổng Tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Nga, Đại tướng N.Makarov sẽ thảo luận cùng Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, ông James Johns và Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, Đô đốc M.Mullen, vấn đề hoàn chỉnh văn kiện mới. Trung Quốc tuyên bố thử nghiệm thành công tên lửa đánh chặn Tháng 12/2010, Bắc Kinh tuyên bố thử thành công tên lửa đánh chặn đầu tiên chỉ ít ngày sau khi Mỹ quyết định bán vũ khí cho đảo Đài Loan. "Việc thử nghiệm tên lửa mặt đất loại đánh chặn trên không đã đạt được mục tiêu đề ra", thông cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết. Bắc Kinh cũng khẳng định rằng việc thử nghiệm này mang tính chất phòng thủ và không nhắm đến một nước nào khác, hãng tin Xinhua dẫn thông báo trên. Loại tên lửa thử nghiệm được cho là loại phóng đi từ mặt đất và đánh chặn mục tiêu khi nó đang trên không trung. Tuyên bố về thử tên lửa thành công này được đưa ra chỉ ít ngày sau khi Mỹ bật đèn xanh cho việc bán loại tên lửa phòng không tân tiến Patriot cho Đài Loan. Hợp đồng bán vũ khí giá trị nhiều tỷ USD và có xuất xứ từ thời ông George Bush còn làm Tổng thống Mỹ. Trung Quốc đã ngay lập tức lên án việc Mỹ bán vũ khí tên lửa cho Đài Loan. "Mỗi thương vụ bán vũ khí của Mỹ cho Đài Loan đều gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mối quan hệ Trung-Mỹ. Thương vụ này cũng không phải ngoại lệ", Reuters trích bình luận của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra. Trung Quốc luôn khẳng định Đài Loan là một phần không thể tách rời của Trung Quốc. Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc cách đây hơn ba chục năm, Mỹ cũng khẳng định ủng hộ chính sách "một Trung Quốc", nhưng vẫn duy trì việc quan hệ quân sự với Đài Loan. Bắc Kinh từng tuyên bố không loại trừ khả năng dùng vũ lực nếu Đài Loan tuyên bố độc lập. Vũ khí của dạng vật chất thứ tư Viện sĩ Avramenco cho biết, giải pháp do nhóm của các ông theo đuổi nhằm chế tạo vũ khí phòng thủ với chi phí ít hơn, nhưng lại có hiệu quả gấp nhiều lần so với giải pháp tên lửa đánh chặn của Mỹ. Đó là vũ khí plasma. Theo ông, ý tưởng vũ khí plasma của Nga là sử dụng bức xạ lade hoặc bức xạ siêu cao tần cực mạnh, tạo ra một khu vực khí quyển bị plasma hoá chuyển động với tốc độ cực lớn trong khí quyển. Plasma là một trạng thái vật chất thứ tư của vật chất, cùng với ba trạng thái khác là chất khí, chất lỏng, chất rắn. Thực chất, plasma là một môi trường bao gồm các điện tích (ion dương và điện tích âm), nhưng xét về mật độ toàn khối là trung hoà về điện. Điều đáng chú ý của plasma là tính chất khí động của nó khác hẳn với không khí. Bất kỳ một khí tài bay nào, dù đó là máy bay, tên lửa hoặc đầu đạn thông thường khi bay vào khu vực khí quyển bị plasma hoá sẽ bị lộn nhào như chong chóng và bị vỡ vụn thành nhiều mảnh ngay tức khắc. Ngay cả ở độ cao 50 km, chùm tia lade hoặc bức xạ siêu cao tần đều có thể làm cho khí quyển thay đổi căn bản về tính chất khí động để vô hiệu hoá khả năng bay bằng hiệu ứng khí động trong không khí của các khí tài bay. Về ưu việt của vũ khí plasma, Viện sỹ Avramenco cho biết: "So với vũ khí plasma, tên lửa đánh chặn của Mỹ cũng giống như công cụ thời đồ đá so với các phương tiện kỹ thuật của thế kỷ XX. Tốc độ chuyển động của tên lửa đánh chặn của Mỹ giỏi lắm cũng chỉ chuyển động được với tốc độ 5 km trong một giây, còn tốc độ của vũ khí plasma là tốc độ của ánh sáng, nghĩa là gần 300.000 km trong một giây! Còn một ưu điểm cơ bản nữa của vũ khí plasma là có thể thử nghiệm và kiểm tra nhiều lần nhưng không gây ô nhiễm môi trường sinh thái. Vũ khí tên lửa đánh chặn của Mỹ không thể thử nghiệm được như vậy vì rất tốn kém và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng". Các nhà khoa học Nga đã có đề án thiết kế chế tạo vũ khí plasma, vấn đề còn lại là bảo đảm kinh phí và phối hợp hoạt động của các nhà kỹ thuật. Tại trường thử Vladimir-30, các nhà khoa học quân sự Nga đã thí nghiệm thành công sử dụng vũ khí plasma bắn rơi đầu đạn. Như vậy, lần đầu tiên các nhà khoa học Nga đã vượt qua một khó khăn căn bản về mặt kinh tế: Vũ khí phòng thủ rẻ gấp nhiều lần so với vũ khí tấn công. Thí dụ, chi phí để chế tạo tên lửa đánh chặn A-135 trước đây của Nga nhiều gấp hàng chục lần chi phí chế tạo vũ khí plasma hiện nay. Viện sĩ Avramenco cho biết: "Chương trình "Planeta" sẽ tạo ra một cuộc cách mạng thực sự trong phòng thủ. Nó sẽ làm phá sản nhiều công ty công nghiệp quân sự hàng đầu như Boeing, Lockheed, Mc.Donnel Doughlas của Mỹ và nhiều công ty công nghiệp quân sự khác. Kỷ nguyên máy bay chiến đấu, tên lửa hành trình, tên lửa đường đạn không còn tác dụng sẽ đến. Hiện nay, người Mỹ đang triển khai vũ khí lade với nhiều phương án phòng thủ khác nhau. Nhưng chưa có một nước nào có khả năng tiến hành thử nghiệm thành công vũ khí plasma như của Nga" |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chương trình "Planeta". Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chương trình "Planeta". Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Năm, 8 tháng 9, 2011
>> Tên lửa đánh chặn - trò lừa đảo hay sai sót vô vọng
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)