Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: F-86 Sabre và MiG-15

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn F-86 Sabre và MiG-15. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn F-86 Sabre và MiG-15. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 24 tháng 3, 2012

>> F-86 Sabre và MiG-15 : Những tiêm kích xuất sắc mọi thời đại


Một trong những nhiệm vụ ưu tiên của tình báo luôn là chiếm giữ các mẫu vũ khí hiện đại của đối phương.


http://nghiadx.blogspot.com
F-86 Sabre và MiG-15 bị săn lùng ráo riết trong cuộc chiến Triều Tiên (1950-1953)


Trong cuộc đối đầu KHKT thời chiến tranh lạnh, mỗi hồ sơ kỹ thuật, các sơ đồ, bản vẽ vũ khí, thiết bị quân sự, động cơ lấy được của đối phương có giá trị đặc biệt. Hàng ngàn nhà khoa học và chuyên gia kỹ thuật làm việc trong các viện nghiên cứu và các phòng thí nghiệm bí mật đã nghiên cứu tỉ mỉ các mẫu vũ khí trang bị của kẻ thù, tìm kiếm các phương thức đối phó hiệu quả bằng các giải pháp kỹ thuật mới hoặc đơn giản là sao chép để chế tạo các mẫu vũ khí của mình. Dĩ nhiên, khi nắm được trong tay cả một xe chiến đấu, hệ thống tên lửa hay máy bay đầy đủ, nguyên vẹn thì công việc tiến triển nhanh hơn.

Nga cũng trộm cắp như ai

Từ lâu, tình báo Liên Xô/Nga đã ‘quan tâm sát sao” đến các loại vũ khí nước ngoài. Nhiều người đã biết đến vai trò của tình báo Liên Xô trong việc đánh cắp bí mật bom nguyên tử. Nhưng ngoài ra, còn có nhiều câu chuyện khác.

Năm 1951, với sự hỗ trợ của các phi công Liên Xô chiến đấu ở Triều Tiên, Liên Xô đã lấy về được một tiêm kích tối tân nhất của Mỹ F-86 Sabre. Năm 1953, các xe tăng Mỹ М24 Chaffee và М46 Patton I đã được đưa về Moskva. Các xe tăng này hiện vẫn còn ở Viện bảo tàng xe tăng ở Kubinka.

Năm 1967, điệp viên tình báo quân sự Liên Xô GRU Manfred Ramminger lấy được tên lửa không đối không siêu mật Sidewinder của Mỹ từ căn cứ không quân ở Neuburg, Đức. Sau đó, anh ta bay đến Moskva mang theo hai thùng chứa quả tên lửa được dỡ tung mà anh ta đưa lên máy bay mà không qua hải quan khám xét. Một năm sau, mấy người này lại đánh cắp được một phương tiện đạo hàng thiên văn của hãng Mỹ Teldix ngay từ triển lãm và đưa đến Moskva trong hành lý cá nhân.

Tuy nhiên, không phải mọi thứ đều diễn ra ngon lành. Và thường là do sự điều phối kém của bộ máy nhà nước Liên Xô. Một lần, các tình báo viên lấy được 2 cơ cấu phóng tên lửa. Họ chi cho mỗi thiết bị 4.000USD. Đến phút cuối trước khi gửi về nước thì có chỉ thị từ Trung ương tình báo: trả lại một cơ cấu phóng vì không cần thiết, chúng tôi không duyệt kinh phí. Ấy vậy mà khi hỏi đến bộ phận Thương vụ đại sứ quán thì lập tức nhận được câu trả lời: “Hãy áp dụng các biện pháp khẩn cấp để mua thêm 5 bộ nữa vì rất cần cho các viện thiết kế của chúng tôi”.

Chính vì thế, việc điều phối hoạt động trong lĩnh vực này đã được giao cho Ủy ban Công nghiệp quốc phòng. Ủy ban này tập hợp các yêu cầu từ các bộ thuộc ngành công nghiệp quốc phòng, lên kế hoạch tình báo và tính toán số tiền tiết kiệm được. Hoạt động thu thập thông tin KHKT không bao giờ ngừng nghỉ. Ví dụ, một báo cáo gửi Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Liên Xô có viết rằng, trong số 3.617 nhiệm vụ, có 1/3 được hoàn thành, tức là rất nhiều đối với tình báo. Các thông tin này đã được sử dụng trong 3.396 dự án khoa học và thiết kế-thử nghiệm của Liên Xô, trong đó có chế tạo máy tính điện tử, tên lửa SS-20...

“Còn bây giờ thì sao?” Các cán bộ tình báo Nga khiêm tốn trả lời: “Chúng tôi vẫn đang làm!”...

http://nghiadx.blogspot.com
F-86 Sabre và MiG-15


Bắt sống F-86 Sabre

Để chiếm giữ các mẫu vũ khí của đối phương không nhất thiết phải cài cắm điệp viên lâu dài và tốn công như trong trường hợp phi công Liên Xô Belenko, kẻ đã lái một chiếc MiG-25 hiện đại chạy sang Nhật Bản hay mạo hiểm tuyển mộ binh sĩ đối phương. Người ta có thể chiếm giữ vũ khí trang bị đối phương tại các điểm nóng trên thế giới, nơi vũ khí Liên Xô và vũ khí NATO đối đầu nhau.

Cuộc săn lùng bí mật quân sự quy mô lớn bắt đầu từ thời chiến tranh Triều Tiên 1950-1953. Ở đó, các sĩ quan, binh sĩ Liên Xô được chỉ thị chiếm giữ “bất kỳ vũ khí trang bị nào của Mỹ, và trước hết là vũ khí trang bị không quân”. Không quân Mỹ thời đó sử dụng các tiêm kích tối tân F-86 Sabre, tương đương MiG-15 của Liên Xô, nhưng F-86 có thiết bị hiện đại hơn.

Các công trình sư máy bay Liên Xô đã gửi thư mật đến Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô đề nghị “kiếm cho họ dù là một chiếc máy bay còn nguyên vẹn để cải thiện công tác nghiên cứu chế tạo tiêm kích tiên tiến”.

Cuộc săn lùng Sabre bắt đầu trên bầu trời Triều Tiên. Phía Liên Xô quyết định tìm cách chặn một máy bay trên không và ép nó hạ cánh. Với mục đích đó, người ta đã thành lập một nhóm đặc nhiệm có mật danh Nord gồm 12 phi công sừng sỏ dưới sự chỉ huy của Thiếu tướng không quân Blagoveshchensky.

Từ tháng 4.1951, các phi công của nhóm Nord đã bắt đầu liên tục xuất kích từ sân bay Andun của Trung Quốc để chặn đánh máy bay Mỹ.

http://nghiadx.blogspot.com
F-86 Sabre và MiG-15 được chọn là hai trong những tiêm kích xuất sắc nhất mọi thời đại


Nhưng mãi đến ngày 6.10.1951, Liên Xô mới tóm được chiếc Sabre đầu tiên. Trung tá, phi công Liên Xô E. Pepelyaev trong một trận không chiến đã bắn bị thương một máy bay Mỹ khiến nó phải hạ cánh bắt buộc trên bờ biển Hoàng hải.

Chiếc máy bay chiến lợi phẩm được đưa bằng đường sắt qua Trung Quốc về Moskva. Một chiếc Sabre khác lọt vào tay quân đội Liên Xô vào ngày 13.5.1952. Máy bay này bị pháo phòng không bắn bị thương và phi công đã buộc phải hạ cánh trên đất Trung Quốc. Phi công đã được phía Mỹ cứu thoát, còn chiếc Sabre hầu như nguyên vẹn đã lọt vào tay Trung Quốc, sau đó họ chuyển máy bay cho Liên Xô.

Ngày 7.2.1952, tại khu vực Gensan (tức Wonsan), dưới sự chỉ huy của các cố vấn quân sự Liên Xô, đã xây dựng và tiến hành chiến dịch chiếm giữ một trực thăng chiến đấu của Không quân Mỹ. Với chiến công này, theo Sắc lệnh của Đoàn Chủ tịch Soviet Tối cao Liên Xô ngày 22.2.1952, Đại tá A. Glukhov đã được tặng thưởng Huân chương Lenin, Đại tá L. Smirnov được tặng thưởng Huân chương Cờ Đỏ.

http://nghiadx.blogspot.com
F-86 Sabre và MiG-15 được chọn là hai trong những tiêm kích xuất sắc nhất mọi thời đại


Săn Én bạc MiG-15

MiG-15 là cơn ác mộng, gây tổn thất rất lớn cho Không quân Mỹ trong cuộc chiến Triều Tiên (1950-1953). Vì thế, Mỹ đặt ra mục tiêu lấy bằng được máy bay này để nghiên cứu đối phó.

Trong chiến tranh Triều Tiên, F-86 Sabre (Mỹ) và MiG-15 (Liên Xô) là kỳ phùng địch thủ và nằm trong số các tiêm kích tốt nhất mọi thời đại.

http://nghiadx.blogspot.com
MiG-15


Mỹ nhiều lần mưu toan lấy các mẫu tiêm kích phản lực của Liên Xô. Không quân Mỹ đã mở hẳn một chiến dịch có tên Moolah nhằm kêu gọi các phi công chiến đấu bên phía Bắc Triều Tiên lái MiG-15 chạy sang phía quân Mỹ với phần thưởng 50.000 USD cho mỗi máy bay, riêng phi công đầu tiên đào ngũ với MiG-15 được nhận thêm 50.000 USD nữa, đồng thời được tỵ nạn chính trị.

Tháng 7.1951, họ đã bắn rơi một chiếc MiG-15 trên bờ biển phía Tây của Bắc Triều Tiên. Máy bay rơi xuống vùng biển nông gần đảo Sinbito và bị các phi công Anh nằm trong lực lượng Mỹ ở Triều Tiên phát hiện. Hạm đội Mỹ đã đổ đến khu vực máy bay rơi và tiến hành chiến dịch trục vớt chiếc MiG-15. Nhưng chiếc tiêm kích bị hư hỏng trầm trọng, không thể tháo dỡ để nghiên cứu được.

Sau đó, mùa hè năm 1952, Mỹ lấy được một chiến lợi phẩm khác. Lực lượng đặc nhiệm Mỹ phát hiện trong vùng núi Bắc Triều Tiên các mảnh vỡ thân máy bay MiG-15 của Liên Xô phải hạ cánh bắt buộc tại đây. Với sự hỗ trợ của một trực thăng hạng nặng, người Mỹ đã lấy đi được chiếc MiG đã hư hỏng khá nhiều. Song cái mà Bộ chỉ huy Không quân Mỹ muốn là cả một máy bay Liên Xô còn nguyên vẹn để nghiên cứu kỹ càng các tính năng bay-kỹ thuật của nó.

Nỗ lực tiếp theo đã thành công vào ngày 21.9.1953. Trung úy phi công Bắc Triều Tiên No Kum-Sok mà tình báo Mỹ tuyển được và được hứa hẹn 100.000USD cho một máy bay Liên Xô còn mới tinh, đã lái chiếc MiG-15bis chạy trốn đến căn cứ không quân Mỹ ở Kimpo, Triều Tiên.

Chiếc máy bay đã được chuyển về căn cứ Eglin Field, ở Mỹ và được tháo tung đến từng chiếc đinh vít, sau đó được lắp lại và dùng trong các trận đánh tập trên không với chính các máy bay Sabre. Sau này, sử dụng các máy bay Liên Xô chiến lợi phẩm lấy được ở các điểm nóng trên thế giới, Mỹ đã thành lập một phi đội bí mật chuyên làm nhiệm vụ kiểm tra tính năng bay-kỹ thuật của máy bay Liên Xô.

http://nghiadx.blogspot.com
MiG-15


Vụ cướp chiếc MiG-15 ở Triều Tiên đã ảnh hưởng nhiều đến việc Liên Xô ngừng trang bị các tiêm kích tối tân nhất thời bấy giờ là MiG-17 cho các đơn vị Liên Xô ở Triều Tiên. Mặc dù các phi công thuộc quân đoàn không quân Liên Xô chiến đấu ở Triều Tiên đã nhiều lần xin cung cấp thêm các máy bay này để đối phó hiệu quả với các máy bay Sabre cải tiến của Mỹ. Cũng vì lý do này mà Liên Xô chủ yếu cung cấp các vũ khí trang bị lạc hậu cho nhiều nước thế giới thứ ba.

Những vũ khí hiện đại nhất, có khả năng chống chọi với các mẫu vũ khí tối tân nhất của Mỹ và Tây Âu chỉ được cung cấp cho các nước đang ở tuyến đầu chống đế quốc như Angola, Afghanistan, Việt Nam, Ai Cập, Ethiopia hay những nước có thể trả nhiều tiền như Libya, Iran, Iraq.

Trong cuộc chiến tranh Ai Cập-Israel đầu những năm 1970, các đơn vị Không quân Liên Xô làm nhiệm vụ bảo vệ bầu trời bán đảo Sinai theo hiệp ước với Ai Cập đã nhận được các máy bay tiêm kích tối tân nhất của Liên Xô là М-500 (biến thể trinh sát của MiG-25).

Các công trình sư Liên Xô cần có các số liệu thử nghiệm máy bay này trong điều kiện chiến đấu. Máy bay này có tính năng vượt trội so với hầu hết các máy bay tương tự của nước ngoài. Mỹ và Israel đã mở cuộc săn lùng thực sự đối với M-500.

MiG-15

Hàng chục máy bay F-4 Phantom (Con ma) đã tham gia các âm mưu chặn đánh chiếc máy bay Liên Xô vào mùa hè năm 1970 ở khu vực kênh đào Suez. Nhưng các phi công Liên Xô đã khôn khéo tận dụng ưu thế của máy bay mới về tốc độ và độ cao bay nên dễ dàng thoát khỏi sự truy đuổi. Sau khi hoàn thành chương trình thử nghiệm, tất cả các máy bay М-500 đã được tháo dỡ và đưa về Liên Xô cho an toàn.

Cuối cùng, Mỹ cũng lấy được bí mật của MiG-25 khi trung úy Không quân Liên Xô Belenko đào thoát sang Nhật Bản cùng một chiếc MiG-25.
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang