Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Hacker Trung Quốc

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Hacker Trung Quốc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hacker Trung Quốc. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 6 tháng 8, 2011

>> Trung Quốc tổ chức chiến dịch Shady RAT?



Trung Quốc đang bị cả thế giới nghi ngờ chủ mưu cuộc tấn công tin học vào 72 tổ chức, trong đó nạn nhân là các chính phủ, tập đoàn và Liên Hợp Quốc suốt 5 năm.

Ngạc nhiên trước danh sách các nạn nhân

Mc Afee gọi đây là “chiến dịch Shady RAT”, trong đó RAT có nghĩa là các công cụ xâm nhập từ xa. Chiến dịch này bắt đầu từ giữa năm 2006.

http://nghiadx.blogspot.com
Trung Quốc tổ chức chiến dịch Shady RAT


Công ty an ninh mạng McAfee tin rằng họ đã xác định được một “quốc gia chủ mưu” đứng đằng sau các cuộc tấn công này, nhưng từ chối cung cấp danh tính cụ thể. Theo nhiều chuyên gia an ninh mạng thì mọi bằng chứng đều hướng tới Trung Quốc.

Danh sách nạn nhân dài dằng dặc bao gồm các cơ quan chính phủ Mỹ, Đài Loan, Ấn Độ, Hàn Quốc, Việt Nam, Canada, tổ chức ASEAN, ủy ban Olympic quốc tế IOC, cơ quan chống Doping thế giới và hàng loạt các công ty chế tạo vũ khí, công ty công nghệ cao...

Trong trường hợp của Liên Hợp Quốc, máy tính của giám đốc trụ sở tại Geneva đã bị đột nhập vào năm 2008 và theo dõi trong suốt 2 năm. Chúng tôi cũng ngạc nhiên trước danh sách dài các tổ chức đã bị đột nhập trong thời gian qua”, phó giám đốc Mc Affe – ông Dmitri Alperovitch cho biết.

“Điều gì đã xảy ra với lượng thông tin khổng lồ này…vẫn là một bí ẩn. Tuy nhiên, những mảnh nhỏ thông tin đó có thể ghép thành một bức tranh lớn, giúp kẻ nắm giữ có thể giành chiến thắng trong các cuộc đàm phán. Những thông tin này rất có giá trị về mặt kinh tế”, ông Alperovitch nói thêm.

Theo ông Alperovitch, McAfee đã đề nghị cơ quan luật pháp điều tra các vụ xâm nhập đối với 72 tổ chức và quốc gia này.

Trung Quốc – điểm đến của mọi sự nghi ngờ

Chuyên gia an ning mạng Jim Lewis của Trung tâm chiến lược và nghiên cứu quốc tế tin rằng nhiều khả năng Trung Quốc đứng sau chiến dịch này vì tất cả các thông tin bị khai thác đều mang lại lợi ích đặc biệt cho quốc gia này.

Ví dụ trong trường hợp hệ thống mạng của hiệp hội Olympic thế giới và hiệp hội Olympic của các quốc gia thành viên bị đột nhập vào trước kỳ đại hội Olympic Bắc Kinh vào năm 2008. Hay các cơ quan của Đài Loan bị đột nhập khi Trung Quốc vẫn là mối đe dọa lớn nhất và luôn coi Đài Loan là một tỉnh lẻ của mình. “Mọi dấu hiệu đều hướng tới Trung Quốc. Nhưng cũng có thể là người Nga, tuy nhiên thì vẫn không đáng nghi bằng Trung Quốc”, ông Lewis nói.

“Lại nói về Trung Quốc, chúng tôi đã báo cáo với quốc hội vào năm 2010 là Trung Quốc đang theo đuổi khả năng mạng với mục tiêu tập trung vào khai thác thông tin. Một trong các mục tiêu của họ là các cơ sở quân đội chiến lược”, Trung tá Không quân April Cunningham cho biết.

Theo những nguồn tin không chính thức, tổng thống Mỹ coi an ninh mạng là một vấn đề chủ chốt và đang huy động mọi nguồn lực để tăng cường độ bảo mật cho chính phủ và các công ty Mỹ.

Những vùng đang nằm trong “thời kỳ đồ đá”

Chuyên gia mạng Vijay Mukhi của Ấn Độ cho rằng chính phủ các quốc gia Đông Nam Á rất dễ bị hacker Trung Quốc tấn công. “Tôi không ngạc nhiên trước những gì Trung Quốc đang làm. Họ đang dần dần chiếm thế thượng phong trong thế giới ảo. Tôi có thể nói rằng các hacker truy cập vào thông tin của chính phủ Ấn Độ “dễ như trở bàn tay”. Thực sự thì chúng ta đang ở trong thời kỳ đồ đá”, ông nói.

Theo quan chức bộ phận bảo mật của bộ thương mại Nhật Bản, việc xác nhận chính xác một quốc gia đứng đằng sau các cuộc tấn công là rất khó khăn. Tuy nhiên, các công ty an ninh mạng có thể tìm ra nguồn gốc máy tính mà hacker sử dụng để thực hiện hành vi phạm pháp.

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang