Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Khinh hạm tàng hình Shivalik

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Khinh hạm tàng hình Shivalik. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Khinh hạm tàng hình Shivalik. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 14 tháng 8, 2012

>> Shivalik Ấn Độ - Khắc tinh Type-052C Trung Quốc

Nếu như tàu khu trục Type-052C được coi là chiến hạm trụ cột của Hải quân Trung Quốc thì Shivalik của Ấn Độ là đối trọng đáng gờm.

>> Hồ sơ các dự án đóng tàu của TQ
>> Tàu ngầm Trung Quốc : quy mô lớn nhưng dễ bị tiêu diệt


Xét ở tiêu chí tốc độ hiện đại hóa quân đội nói chung và hải quân nói riêng thì Ấn Độ đang còn thua Trung Quốc. Tuy nhiên, người phương Đông có câu “dục tốc, bất đạt”. Tuy chậm nhưng Ấn Độ đang có những bước tiến vững chắc trong khẳng định sức mạnh là cường quốc quân sự tại châu Á.

Trong số những dự án hiện đại hóa quân đội nói chung và hải quân nói riêng của Ấn Độ, dự án tàu khu trục Shivalik được xem là một điển hình cho phương châm "chậm nhưng chắc".

Tàu khu trục Shivalik (Project 17) là dự án đóng tàu khu trục nhỏ có khả năng tàng hình, hệ thống điện tử, vũ khí tiên tiến. Tàu này sẽ là lực lượng nòng cốt của Hải quân Ấn Độ trong nửa đầu thế kỷ 21. Dự án được Chính phủ Ấn Độ phê duyệt vào năm 1997. Công việc bắt tay vào đóng mới được thực hiện vào năm 2001.

Như vậy, cả hai dự án phát triển tàu khu trục trọng điểm của Trung Quốc và Ấn Độ đều có cùng thời gian triển khai tương tự nhau. Tuy nhiên, Trung Quốc chỉ mất 2 năm để hoàn thành chiếc tàu khu trục Type-052C đầu tiên. Trong khi đó, Ấn Độ phải mất gần 10 năm mới đưa con tàu đầu tiên của lớp này đi vào hoạt động. Điều đó khiến giới quân sự thế giới hoài nghi về chất lượng chiến hạm Trung Quốc.

Về phía Ấn Độ, sự chậm trễ của dự án là do phía đối tác (Nga) chậm trễ trong việc giao thép cường độ cao D-40S. Bên cạnh đó các kỹ sư Ấn Độ phải sửa đổi thiết kế vũ khí trên tàu để phù hợp với tình hình mới. Ngoài ra, dự án còn vướng mắc một số vấn đề pháp lý với Mỹ liên quan tới một số thiết bị sử dụng trên tàu. (*)

Dù bị chậm tiến độ, song Shivalik được đánh giá là một lớp tàu đẳng cấp với khả năng tàng hình, hệ thống điện tử đa năng hiện đại, hệ thống vũ khí tấn công phòng thủ cực mạnh. Dự kiến, 12 chiếc loại này sẽ trở thành trụ cột cho Hải quân Ấn Độ.

Thiết kế

Điểm đặc biệt của Project 17 là toàn bộ hình dáng khí động học của tàu đều do các kỹ sư của Hải quân Ấn Độ nghiên cứu, thiết kế.

Tàu mang một lối thiết kế rất hiện đại với khả năng tàng hình cao, một xu thế đang thịnh hành trong phát triển các tàu chiến hiện nay trên thế giới.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu khu trục Shivalik có thiết kế khí động học hiên đại. Thông số cơ bản: dài 142,5m, rộng 16,9m, mớn nước 4,5m, tải trọng tiêu chuẩn 4.900 tấn, đầy tải 6.200 tấn, thủy thủ đoàn 257 người trong đó có 35 sĩ quan.

Tính năng tàng hình của tàu dựa trên thiết kế khí động học ưu việt cùng với hệ thống che chắn hồng ngoại và hệ thống triệt tiêu âm thanh của động cơ làm cho tàu khó bị phát hiện bởi các khí tài trinh sát.

Khả năng tàng hình của Shivalik được đánh giá là ngang bằng với tàu khu trục nhỏ Visby của Thụy Điển và Lafayette của Pháp. Thậm chí, mức độ bộc lộ bức xạ hồng ngoại của Shivalik còn thấp hơn 2 loại tàu chiến nói trên.

Trong khi đó, tàu khu trục Type-052C gần như không có khả năng tàng hình, mức độ bộc lộ bức xạ hồng ngoại và bức xạ điện từ được coi là tử huyệt của tàu này.

Giới quân sự Ấn Độ đã nghiên cứu và đánh giá khả năng đánh chìm tàu khu trục Type-052C gần như 100% ngay sau loạt bắn đầu tiên.

Hệ thống điện tử

Hệ thống điện tử trên tàu Shivalik được đánh giá hiện đại hàng đầu thế giới.

Tàu sử dụng hệ thống điện tử kết hợp giữa Nga, Ấn Độ và phương Tây gồm: radar tìm kiếm mục tiêu trên không 3 tọa độ MR-760 Fregat M2EM 3-D, 4 x MR-90 Orekh radar tìm kiếm mục tiêu trên không và mặt nước cho pháo hạm và hệ thống tên lửa đối không do Nga chế tạo; Radar giám sát trên không tầm xa và cảnh báo mối đe dọa ELTA EL/M 2238 STAR; 2 hệ thống radar dẫn hướng cho tên lửa và pháo hạm ELTA EL/M 2221 STGR, (2 loại radar này do tập đoàn IAI của Israel phát triển). Hệ thống tác chiến điện tử Aparna do Bharat Electronics của Ấn Độ sản xuất.

http://nghiadx.blogspot.com
Sơ đồ bố trí các hệ thống điện tử và vũ khí trên tàu khu trục Shivalik.

Để trinh sát các mục tiêu dưới nước, tàu được trang bị hệ thống sonar mảng pha gắn ở thân tàu HUMSA và sonar mảng pha kéo theo ATAS Sintra do tập đoàn Thales của Pháp phát triển.

Đặc biệt, nhờ sử dụng hệ thống che chắn hồng ngoại IRSS do Davis Engineering của Canada phát triển, tàu khu trục Shivalik có bộc lộ bức xạ hồng ngoại cực thấp. Hệ thống che chắn hồng ngoại IRSS của Canada được đánh giá là hệ thống che chắn hồng ngoại hàng đầu thế giới hiện nay. Ngoài Nga, Mỹ, Pháp không một quốc gia nào có hệ thống che chắn hồng ngoại hiệu quả như vậy.

(*) Việc đưa vào sử dụng hệ thống che chắn hồng ngoại “hiện đại” này từng vấp phải sự phản đối từ phía Mỹ, điều này đã góp phần làm chậm tiến độ của chương trình.

Ngoài ra, tàu còn được trang bị hệ thống dữ liệu chiến đấu CMS-17 do Ấn Độ phát triển, hệ thống liên kết dữ liệu tích hợp AISDN-17. Hê thống này kết nối tất cả các thiết bị trên tàu thông qua hệ thống cáp quang tốc độ cao dưới dạng Gigabit Ethernet. Nhờ vậy, khả năng phản ứng và xử lý các tình huống của tàu được nâng lên đáng kể.

Trong khi Trung Quốc lựa chọn giải pháp sao chép không giấy phép các hệ thống điện tử, vũ khí của các quốc gia nước ngoài nhằm đẩy nhanh tốc độ hiện đại hóa trang thiết bị quân sự, Ấn Độ lựa chọn giải pháp mua hẳn thiết bị hoặc chế tạo theo giấy phép. Điều này dẫn đến sự chậm trễ và tốn kém nhưng bù lại chất lượng của các hệ thống này tương đương với các hệ thống tại quốc gia chuyển giao công nghệ và tất nhiên vượt trội so với các hệ thống tương tự của Trung Quốc.

Hệ thống vũ khí

Sức mạnh của tàu Shivalik là kết hợp giữa các hệ thống vũ khí đến từ Nga, Italy, Israel, và Ấn Độ gồm:

- Pháo hạm Otobreda 76mm do Italy sản xuất, đây là loại pháo cao tốc (tốc độ bắn trung bình 85-120 phát/phút).
- Hệ thống tên lửa đối không tầm trung đa kênh Shtil-1 với tầm bắn 30km, bố trí ở phía trước mũi tàu, cơ số 24 tên lửa
- Hệ thống tên lửa đối không tầm thấp kiêm phòng thủ tầm cực gần Barak-1 do Israel chế tạo
- Hai pháo cao tốc AK-630 do Nga chế tạo
- Hai hệ thống phóng rocket chống ngầm RBU-6000, 2x2 ống phóng ngư lôi DTA-53-965.

Đặc biệt, tàu khu trục Shivalik có khả năng chống hạm mạnh mẽ nhờ vào hệ thống phóng thẳng đứng (VLS) với 8 tên lửa hành trình chống tàu Klub-N (>> chi tiết) hoặc 8 tên lửa chống tàu siêu thanh BrahMos (>> chi tiết).

Những tên lửa chống hạm có khả năng phóng thẳng đứng luôn có nhiều lợi thế trong việc tấn công mục tiêu so với các tên lửa đặt trong ống phóng nghiêng. Với tốc độ siêu âm của BrahMos, hầu hết các hệ thống phòng thủ trên chiến hạm đều trở nên vô dụng.

http://nghiadx.blogspot.com
Nhà chứa trực thăng của tàu Shivalik, có thể thấy nội thất của tàu rất hiện đại.

Xét về khả năng chống ngầm,Shivalik cũng rất mạnh mẽ. Ngoài hệ thống sonar gắn trên thân tàu và sonar kéo theo, tàu còn được hỗ trợ bởi 2 trực thăng chống ngầm hoặc HAL Dhruv hoặc Sea King. Theo các thông tin mới nhất, tàu Shivalik sẽ được trang bị 2 trực thăng chống ngầm Ka-31 của Nga.

Trong khi đó, khả năng chống ngầm của tàu khu trục Type-052C khá hạn chế, các hệ thống tác chiến chống ngầm được trang bị trên tàu chỉ mang tính chất phòng vệ. Dù có kích thước lớn hơn song tàu khu trục Type-052C chỉ có thể mang theo 1 trực thăng chống ngầm.

Tuy rằng, tàu khu trục Shivalik không có khả năng phòng không hạm đội như tàu khu trục Type-052C của Trung Quốc, tuy nhiên, trong cuộc chiến trên biển, khả năng phòng không tầm xa chỉ mang tính chất răn đe và cảnh báo hoặc để tấn công các mục tiêu có giá trị như máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm của đối phương. Một khi đối phương đã vượt qua được hệ thống phòng không tầm xa thì những hệ thống phòng không tầm trung mới chính là nhân tố để quyết định sự sống còn của tàu chiến và đó chính là thế mạnh của Shivalik.

Hệ thống động lực

Hệ thống động lực trên tàu khu trục Shivalik kết hợp giữa động cơ diesel và động cơ tuabin khí, thường được gọi là hệ thống động lực CODOG.

Hệ thống này gồm 2 động cơ diesel Pielstick 16 PA6 STC công suất 7600 mã lực, 2 động cơ tuabin khi GE LM2500 công suất 33.600 mã lực. Với hệ thống động lực này, tàu khu trục Shivalik đạt tốc độ tối đa 32 hải lý/h, tốc độ trung bình 22 hải lý/h.

Xét về khả năng, nhiệm vụ, tàu khu trục Type-052C thiên về khả năng phòng không cấp hạm đội. Điều đó khiến nó dễ bị tổn thương trước một cuộc chạm trán với những tàu khu trục nhanh nhẹn, tàng hình và có khả năng tấn công mạnh mẽ như Shivalik.

(Nguồn :: BDV)

Thứ Năm, 30 tháng 6, 2011

>> Tạp chí Quân sự châu Á đánh giá hải quân khu vực (kỳ 2)




Tạp chí Quân sự Châu Á (số ra tháng 5/2011) đã đưa ra con số thống kê lực lượng hải quân các nước khu vực Châu Á - Thái Bình Dương

>> Tạp chí Quân sự châu Á đánh giá hải quân khu vực (kỳ 1)

Australia

Hải quân Hoàng gia Australia có quân số thường trực 14.000 người trang bị 58 tàu các loại.

Khinh hạm chiến đấu chủ lực gồm: 8 tàu lớp Anzac và 4 tàu lớp Adelaide.

Đơn vị tàu ngầm gồm: 3 tàu ngầm điện – diesel lớp Collin. Đây được coi là loại tàu ngầm truyền thống lớn nhất thế giới và là thiết kế "đầu tay" của Australia.


Khinh hạm chiến đấu chủ lực lớp Anzac của Australia.


Tàu quét mìn gồm: 6 tàu lớp Huon, 2 tàu MSA và 2 tàu CDT.

Tàu chiến cỡ nhỏ gồm: 14 tàu tuần tra cỡ nhỏ lớp Armidale chuyên làm nhiệm vụ tuần tra ven biển, bảo vệ ngư trường.

Tàu đổ bộ gồm: 6 tàu lớp Balikpapan, 1 tàu lớp Tobruk, 2 tàu lớp Kanimbla (vận chuyển binh lính và trực thăng). Australia đang đóng 2 tàu đổ bộ có boong phóng máy bay lớp Canberra (lượng giãn nước tới 27.800 tấn). Dự kiến chúng đi vào phục vụ năm 2014-2016.

Tàu hậu cần gồm hai tàu tiếp dầu thuộc lớp Durance và Sirius.

Theo sách trắng quốc phòng Australia công bố năm 2009 thì họ có kế hoạch thay thế tất cả tàu tuần tra, tàu quét mìn bằng 20 tàu đa năng với tổng giá trị chương trình khoảng 1,5 tỷ USD.

Bangladesh

Hải quân Bangladesh tổ chức với 19.000 quân thường trực (gồm 4.000 nhân viên dân sự), chủ yếu làm nhiệm vụ tuần tra ven biển.

Khinh hạm chủ lực có: 1 tàu BNS Bangabandhu, 1 tàu mang tên Khalid Bin Walid (thiết kế DW2000H của Hàn Quốc), 2 tàu lớp Jianghu (Trung Quốc đóng), 1 tàu lớp Salibury (mua lại từ Anh) và 2 tàu lớp Leopard (mua của Anh).

Tàu chiến đấu cỡ nhỏ gồm: 2 tàu tuần tra ven biển lớp Castle, 5 tàu lớp Island, 1 tàu tuần tra lớp Sea Dragon, 1 tàu lớp Hainan, 2 tàu lớp Haizhui, 2 tàu lớp Karnaphuli, 3 tàu cao tốc lớp Huangfen, 5 tàu cao tốc mang tên lửa lớp Hegu, 4 tàu tuần tiễu lớp Huchuan, 4 tàu cao tốc lớp Shanghai II và 4 tàu cao tốc lớp Sea Dolphin.



BNS Bangabandhu - chiến hạm chủ lực hiện đại nhất Hải quân Bangladesh.


Tàu quét mìn gồm: 4 tàu lớp Shapla và 1 chiếc lớp T43.

Tàu đổ bộ gồm: 2 tàu lớp Shah Poran, 3 tàu lớp Yuchin, 3 tàu LCVP.

Theo một số nguồn tin, Bangladesh bày tỏ mối quan tâm tới 3 tàu lớp Pohang (Hàn Quốc) và 2 tàu F-22P của Trung Quốc.

Ấn Độ

Hải quân Ấn Độ được xếp vào hàng lớn trên thế giới với 67.000 quân thường trực và 170 tàu các loại. (>> xem thêm)

Tàu sân bay có: 1 tàu sân bay hạng nhẹ Viraart (phục vụ tới năm 2018), 1 tàu Vikramaditya (đang được phía Nga nâng cấp hoàn thiện, dự kiến sẽ đi vào hoạt động năm 2013) và 1 tàu sân bay tự đóng (dự kiến hoàn thành năm 2015).

Khu trục hạm gồm: 3 tàu lớp Delhi (3 chiếc đang đặt hàng), 5 tàu lớp Rajput, 4 tàu lớp Kolkata đang đóng.

Khinh hạm gồm: 3 tàu lớp Talwar (3 chiếc đang đặt hàng), 3 tàu lớp Brahmaputra, 4 tàu lớp Godvari, 4 tàu lớp Nilgiri và 1 tàu lớp Shivalik (2 chiếc đang đặt hàng).

Hộ vệ hạm gồm: 6 tàu lớp Suyanka (trong đó có một tàu trang bị tên lửa đạn đạo tầm ngắn Dhanush), 4 tàu lớp Khukri, 4 tàu lớp Kora, 4 tàu lớp Durg (hay còn gọi là lớp Nanuchka của Nga), 12 tàu lớp Veer (Taratul I), 2 tàu lớp Prabal (Taratul IV), 4 tàu lớp Abhay (Pauk II) và 4 tàu săn ngầm tàng hình lớp Kamorta đang chế tạo.



Khinh hạm tàng hình Shivalik.


Hạm đội tàu ngầm gồm: 10 tàu ngầm lớp Sindhughosh (Kilo), 4 tàu lớp Shishumar, 1 tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Arihand (5 chiếc đang đặt hàng), 1 tàu Akula II (Ấn Độ thuê của Nga), 2 tàu DSRV và 6 tàu ngầm Scorpene đang đóng.

Tàu chiến đấu cỡ nhỏ gồm: 5 tàu lớp Super Dvora II, 4 tàu lớp Trinkat, 4 tàu SD Mk2/3M và 4 tàu Sankalp.

Tàu quét mìn gồm: 12 tàu lớp Pondichery (đã được nâng cấp thiết bị của Thales), 6 tàu lớp Mahe và 2 tàu lớp Osprey (mua lại của Mỹ). Ngoài ra, Ấn Độ lên kế hoạch đóng 8 tàu quét mìn chị giá 1,4 tỷ USD.

Tàu đổ bộ gồm: 1 tàu đổ bộ có boong phóng máy bay lớp Jalashwa, 5 tàu lớp Polnocny, 3 tàu đổ bộ tank lớp Shadul, 2 tàu đổ bộ tank lớp Magar và 6 ca nô đổ bộ.

Nhật Bản

Lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản được đánh là một trong những lực lượng hải quân lớn nhất thế giới và lớn thứ hai ở châu Á. Quân số thường trực của quân phòng vệ khoảng 46.000 người với 110 tàu các loại.

Hải quân phòng vệ biên chế 2 tàu chở trực thăng loại 18.000 tấn lớp Hyuga. Nó có thể chở 11 trực thăng cùng đơn vị đổ bộ.

Khu trục hạm gồm: 2 tàu lớp Atago, 2 tàu lớp Kongo (chuẩn bị lắp hệ thống tên lửa đánh chặn SM-3), 2 tàu lớp Hatakaze, 1 tàu lớp Tachikaze, 2 tàu lớp Shirane (tương lai sẽ thay thế bởi loại 22DDH), 2 tàu lớp Haruna, 5 tàu lớp Takanami, 6 tàu lớp Murasame, 7 tàu lớp Asagiri, 9 tàu lớp Hatsuyuki.

Khinh hạm gồm: 2 tàu lớp Yubari và 6 tàu lớp Abukuma.



Tàu chở trực thăng lớp Hyuga.



Hạm đội tàu ngầm gồm: 3 tàu ngầm tấn công lớp Soryu (4 chiếc đang đóng), 11 tàu lớp Oyashio (sẽ được nâng cấp để kéo dài tuổi thọ) và 2 tàu lớp Harushio (dùng cho nhiệm vụ huấn luyện thủy thủ).

Tàu quét mìn gồm: 2 tàu lớp Uraga, 3 tàu lớp Yaeyama, 7 tàu lớp Uwajima, 3 tàu lớp Hirashima và 12 tàu lớp Sugashima.

Tàu chiến đấu cỡ nhỏ có 6 chiếc lớp Hayabuss.

Tàu đổ bộ gồm: 3 tàu đổ bộ tank lớp Osumi, 2 tàu đổ bộ phục vụ lớp I-Go, 2 tàu đổ bộ lớp Yura.

Chính phủ Nhật Bản có kế hoạch mở rộng hạm đội tàu ngầm từ 16 lên 20-22 chiếc và nâng số khu trục lên 47-48 chiếc.

Triều Tiên

Hải quân Triều Tiên được tổ chức quân số thường trực 46.000 người và trang bị 708 tàu các loại. Tuy nhiên, hầu hết chiến hạm đều nhỏ, cũ, thiết bị lạc hậu.

Khinh hạm lớn nhất của Triều Tiên gồm: 2 tàu lớp Najin và 1 tàu lớp Soho.

Hạm đội tàu ngầm gồm: 25 tàu lớp Romeo, 4 tàu lớp Whiskey, 20-25 tàu lớp Sang-O, 4-8 tàu lớp Sang-O II và 40-50 tàu lớp Yugo.



Khinh hạm lớp Najin trang bị hai tên lửa diệt hạm CSS-N-1.



Lực lượng tàu chiến đấu nhỏ của Triều Tiên là bộ phận lớn nhất gồm: 18 tàu cao tốc tên lửa lớp Soju, 12 tàu tên lửa lớp Osa, 10 tàu tên lửa lớp Komar, 9 tàu tên lửa lớp Sohung, 24 tàu phóng lôi P-6, 6 tàu tuần tra lớp Hainan, 18 tàu phóng lôi lớp Anju, 62 tàu lớp Chaho, 52 tàu lớp Chong Jin, 13 tàu lớp Shang hai II, 18 tàu lớp Sinpo/Sinnam, 12 tàu lớp Tae Chong, 12 tàu lớp Iwon, 37 tàu lớp Sin-Hung, 88 tàu lớp Ku Song, 4 tàu lớp Sariwan, 15 tàu lớp SO1.

Tàu đổ bộ gồm: 8 tàu đổ bộ phục vụ lớp Hantae, 16 tàu lớp Hungnam, 100 ca nô đổ quân lớp NamPo, 7 xà lan đổ bộ tự hành hạng trung lớp Hanchon và 70 tàu đổ bộ đệm khí lớp Songiong.

Hàn Quốc

Quân số thường trực của Hải quân Hàn Quốc khoảng 68.000 người, được trang bị 170 tàu các loại. Tuy ít hơn Triều Tiên về số lượng tàu nhưng đây đều là các chiến hạm hiện đại hơn rất nhiều.

Khu trục hạm gồm: 3 tàu lớp Sejong Daewang (1 chiếc đang hoàn thiện), 6 tàu lớp Chungmugong Yi Sun Shin (dự kiến 6 tàu nữa sẽ tiếp tục chế tạo và lắp hệ thống chiến đấu Aegis), 3 tàu lớp King Kwanggaeto. (>> xem thêm)

Khinh hạm gồm: 8 tàu lớp Ulsang (sẽ sớm được thay thế bằng chương trình FFX) và 3 tàu lớp Ulsan I.

Hộ vệ hạm có 22 chiếc lớp Pohang, loại tàu này trong tương lai sẽ thế bằng chương trình FFX Ulsan-I.



Tàu khu trục vua Sejong của Hải quân Hàn Quốc.



Tàu chiến đấu cỡ nhỏ gồm: 14 tàu cao tốc lteen lửa lớp Yoon Young Ha-Ham và 80 tàu pháo cao tốc lớp Chamsuri.

Hạm đội tàu ngầm gồm: 3 tàu ngầm lớp Son Won II (6 chiếc đang đặt hàng), 6 tàu lớp Chang Bogo (Type 209), 3 tàu lớp Tolograe và 7 tàu lớp Cosmos.

Tàu đổ bộ gồm: 1 tàu đổ bộ có boong phóng máy bay lớp Dokdo (kế hoạch đóng thêm 3 chiếc), 4 tàu đổ bộ tank lớp Gojun, 4 tàu lớp Alligator và 1 tàu LSMR.

Tàu quét mìn gồm: 3 tàu lớp Yangyang-AM, 6 tàu Ganggyeong và 8 tàu MSC.

Pakistan

Khinh hạm chiến đấu chủ lực gồm: 3 tàu Type 21 của Anh chế tạo (Pakistan gọi là lớp Tariq), 6 tàu lớp Zulfiquar (F-22P) và 1 tàu lớp Almgir (vốn là khinh hạm lớp Oliver Hazard Perry của Mỹ).

Tàu ngầm gồm: 3 tàu lớp Khalid (Agosta 90B), 2 tàu lớp Hashmat (Agosta 70) và 3 tàu SX 404.



"Thanh gươm" Zulfiquar do Trung Quốc chế tạo.


Tàu chiến đấu cỡ nhỏ gồm: 1 tàu lớp Larkana, 2 tàu lớp Quwwat và 2 tàu lớp Jalalat II.

Tàu quét mìn có ba chiếc lớp Mujahid.

Tháng 2/2011, trong một cuộc thử nghiệm trên biển thì khinh hạm Alamgir gặp tai nạn và hỏng hoàn toàn. Pakistan đề ra kế hoạch mua 4 khinh hạm săn ngầm Jiangkai I (Type 054) của Trung Quốc và 6 tàu ngầm lớp Yuan (Type 041).

Đài Loan

Hải quân Đài Loan có quân số thường trực khoảng 38.000 người.

Khu trục hạm có 4 chiếc thuộc lớp tàu Kidd do Mỹ đóng (Đài Loan đặt lại tên là Kee Lung).

Khinh hạm gồm: 8 tàu lớp Chengkung (sửa đổi cải tiến từ thân tàu Oliver Hazzard Perry của Mỹ), 6 tàu lớp Kang Dinh (cải tiến từ lớp La Fayette của Pháp) và 8 tàu lớp Chi Yang (mua lại của Mỹ).



Khinh hạm hiện đại lớp Kang Dinh.

Tàu chiến đấu cỡ nhỏ gồm: 12 tàu tuần tra ven biển lớp Ching chiang, 35 tàu cao tốc tên lửa lớp Hai Ou, 2 tàu cao tốc tên lửa lớp Lung ching và 2 tàu lớp Sui Kiang, 9 tàu tuần pháo tuần tiễu lớp Hai Ou.

Tàu ngầm có 2 tàu ngầm lớp Hailung (mua lại của Hà Lan) và 2 tàu lớp Hai Shih chuyên làm nhiệm vụ huấn luyện thủy thủ.

Tàu quét mìn gồm 2 tàu lớp Ospry, 5 tàu lớp Yung Feng, 4 tàu lớp Yung yang và 4 tàu lớp Adjutant.

Tàu đổ bộ và hậu cần gồm: 2 tàu đổ bộ tank lớp Chungho, 1 tàu đổ bộ có boong hạ cánh máy bay lớp Shui Hai, 1 tàu vận tải lớp Yuen Feng, 1 tàu chở dầu lớp Wu Yi.

[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang