Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Lá chắn đồng minh

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Lá chắn đồng minh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lá chắn đồng minh. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 9 tháng 4, 2012

>> Chiến thuật phòng thủ bờ biển và hải đảo của Liên Bang Nga


Lực lượng phòng thủ bờ biển và hải đảo được hình thành trong biên chế cơ cấu tổ chức lực lượng của Hải quân Liên bang Nga, có nhiệm vụ chủ yếu là bảo vệ vùng biển, lãnh hải, hải đảo và những khu vực, vùng nước thuộc chủ quyền quốc gia của Liên bang, lực lượng phòng thủ bờ biển, trên thực tế là những người lính gác và những người bảo vệ vững chắc cho vùng nước, vùng trời và chiến lược hải dương của Liên bang Nga ngày nay.

Tính chất chiến thuật và những nguyên tác chiến thuật cơ bản của lực lượng phòng thủ bờ biển Liên bang Nga


Cơ cấu biên chế tổ chức của lực lượng phòng thủ bờ biển và hải đảo của Hải quân liên bang bao gồm:

Lực lượng pháo binh – tên lửa phòng thủ bờ biển (БРАВ),
Lực lượng lính thủy đánh bộ (МП)
Các đơn vị phòng thủ bờ biển và hải đảo(БО)
Những tính chất chiến thuật chủ yếu của lực lượng phòng thủ bờ biển:

Năng động và linh hoạt cao độ trong tác chiến, có khả năng sẵn sàng chiến đấu cao độ trong cà thời bình và thời chiến, có khả năng tiến hành các hoạt động tác chiến độc lập hoặc hiệp đồng tác chiến với các lực lượng khác quân chủng khi chiến đấu từ hướng biển.
Tính chiến đấu kiên định, vững chắc bền vững, hỏa lực mạnh
Tính cơ động linh hoạt cao độ;
Không quá lệ thuộc vào hệ thống chỉ huy điều hành tác chiến của Hải quân, hạm đội và hệ thống phòng thủ quốc gia.
Điểm yếu của lực lượng phòng thủ bờ biển là: Cần có hệ thống đảm bảo C4I2 được tự động hóa cao độ và hệ thống hậu cần kỹ thuật ổn định, khoa học để có khả năng tác chiến dài ngày, ổn định và tăng cường sức mạnh, đặc biệt quan trọng là hệ thống thông tin trinh sát, tình báo, chỉ thị mục tiêu.

Lực lượng pháo tên lửa phòng thủ bờ biển – hải đảo

Yêu cầu nhiệm vụ của lực lượng pháo binh –tên lửa phòng thủ bờ biển, hải đảo:

Tiêu diệt các chiến hạm, các đoàn tầu vận tải, congvoa quân sự, các đơn vị lực lượng đổ bộ đường biển của đối phương;

Hỏa lực yểm trợ, bảo vệ các khu vực bờ biển và hải đảo, các căn cứ quân sự các hải cảng ven biển của hải quân và hạm đội, bảo vệ các tuyến đường vận tải ven bờ và các tập đoàn quân binh chủng hợp thành tác chiến trên đảo hoặc ven biển, phòng thủ từ hướng biển, chiến đấu với các chiến hạm nổi của đối phương;

Tấn công phá hủy, tiêu diệt các căn cứ hải quân, các hải cảng của đối phương;

Tiêu diệt và đè bẹp chế áp binh lực và các phương tiện hỏa lực của đối phương trên bờ biển lục địa và hải đảo.

Lực lượng lính thủy đánh bộ: Là lực lượng bộ binh có thể thực hiện các chiến dịch đổ bộ, đánh chiếm các khu vực bờ biển hoặc đảo, quần đảo. Lực lượng lính thủy đánh bộ có thể tác chiến độc lập hoặc nằm trong đội hình tác chiến tập đoàn quân binh chủng hợp thành của lục quân hoặc lực lượng đổ bộ đường không.

Mục tiêu chiến đấu của lính thủy đánh bộ trong tác chiến đổ bộ đường biển.

Đánh chiếm khu vực bàn đạp đầu cầu, là lực lượng chủ lực đột phá thế đội 1 đánh chiếm lại các căn cứ hải quân, đảo, quần đảo;

Hiệp đồng tác chiến cùng với lực lượng lục quân, tấn công trên hành lang công kích từ hướng biển.

Sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu tốt bảo vệ các lực lượng hải quân hạm đội khi neo đậu..

Nhiệm vụ của lực lượng lính thủy đánh bộ:

Đánh chiếm các khu vực đổ bộ, triển khai và giữ vững các bãi đổ bộ đầu cầu, bảo vệ chắc chắn khu vực đổ bộ. Đánh chiếm các tuyến chiến đấu và các hỏa điểm, mục tiêu quan trọng trên bờ biển và hải đảo, bảo vệ chắc chắn và đợi lực lượng chủ yếu của hải quân và lục quân tiếp chiến, đánh chiếm cầu tầu, bến cảng, khu căn cứ hải quân của đối phương, tiêu diệt các mục tiêu quan trọng trên bờ biển, hải đảo như (đài radar trinh sát, đài điều khiển, hệ thống sở chỉ huy đối phương dọc ven biển, các trận địa vũ khí công nghệ hiện đại, vũ khí chính xác, vũ khí có tầm bắn xa, sức hủy diệt lớn, các trận địa tên lửa phòng không, tên lửa đánh chặn tên lửa, các sân bay ven biển của đối phương.

Phối hợp với các lực lượng vũ trang khác (biên phòng, cảnh sát biển, lực lượng lục quân) tiến hành các chiến dịch chống đổ bộ đường biển trên mọi hướng, tiến hành các hoạt động đổ bộ từ phía biển tấn công vào đội hình đổ bộ của đối phương trên đảo hoặc ven biển;

Các đơn vị binh chủng hợp thành của lính thủy đánh bộ: Lữ đoàn, sư đoàn. Các phân đội lính thủy đánh bộ: trung đoàn, tiểu đoàn.

Lực lượng pháo binh - tên lửa phòng thủ bờ biển - hải đảo

Các phân đội cơ bản của lực lượng pháo binh – tên lửa bảo vệ bờ biển là các trung đoàn tên lửa bờ biển, có năng lực thực hiện các nhiệm vụ độc lập tác chiến đến 300 km theo chiều rộng tuyến phòng thủ và chiều sâu..

Trung đoàn tên lửa bờ biển có cơ cấu biên chế: phân đội chỉ huy tham mưu tác chiến, các đơn vị tên lửa, đơn vị bảo đảm hậu cần kỹ thuật. Phụ thuộc vào vũ khí trang bị, biên chế tổ chức, trung đoàn tên lửa bờ biển có thể là trung đoàn chiến đấu cơ động hoặc cố định tại chỗ, tầm xa, tầm trung hoặc tầm gần.



http://nghiadx.blogspot.com
Sơ đồ hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển


Đơn vị tác chiến cơ bản của lực lượng pháo binh phòng thủ bờ biển là các Tiểu đoàn pháo binh: bao gồm các phân đội chỉ huy, điều khiển hỏa lực, từ 2 đến 4 khẩu đội pháo binh, phân đội đảm bảo hậu cần và phân đội đảm bảo kỹ thuật pháo binh.

http://nghiadx.blogspot.com
Một đơn vị tên lửa phòng thủ bờ biển


Các hoạt động tác chiến của lực lượng pháo binh, tên lửa phòng thủ bờ biển là tổ hợp các hoạt động theo khả năng cơ động của các phân đội, sơ đồ bố trí hỏa lực của các phân đội trên các trận địa hỏa lực và các khu vực hỏa lực của lực lượng. Mục tiêu và nhiệm vụ hoạt động tác chiến của lực lượng được thể hiện trong nhiệm vụ chiến đấu được giao kể cả thời bình và thời chiến. Trên cơ sở nhiệm vụ chiến đấu được giao, người chỉ huy lên quyết tâm chiến đấu, chỉ huy các phân đội chuẩn bị sẵn sàng chiến đấy, triển khai các hoạt động điều hành tác chiến trong trận đánh, tổ chức đảm bảo hậu cần kỹ thuật cho các hoạt động tác chiến.

Khi nhận được nhiệm vụ triển khai khu vực hỏa lực, người chỉ huy tiến hành các hoạt động chiến thuật: triển khai đội hình chiến đấu (cơ động vào khu vực trận địa, triển khai đội hình trận địa hỏa lực và chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu (cấp độ sẵn sàng chiến đấu), ( thường xuyên; tăng cường; cảnh giới sẵn sàng chiến đấu cao nhất; toàn bộ sẵn sàng chiến đấu). tiến hành các hoạt động trinh sát, rà quét và tiếp nhận thông tin trinh sát từ các cấp nhằm phát hiện mục tiêu, xác định và xử lý thông tin phần tử bắn, khai hỏa phóng tên lửa – nổ súng tấn công vào thời gian - (H); (H);+(H) theo mệnh lệnh cấp trên hoặc thời gian dự kiến theo những kịch bản có sẵn được xây dựng và nguồn thông tin trinh sát nắm bắt được (trong trường hợp độc lập tác chiến trên đảo, quần đảo hoặc bờ biển mà không nhận được mệnh lệnh trực tiếp – (do đối phương phá hoại, chế áp điện tử - thông tin).

http://nghiadx.blogspot.com
Sơ đồ pháo tự hành SY - 130 phòng thủ bờ biển


Sau khi đòn tấn công thứ nhất được thực hiện, người chỉ huy ra mệnh lệnh đưa lực lượng (pháo binh – tên lửa) ra khỏi khu vực trận địa trước đòn phản công của đối phương và đưa các đơn vị thuộc quyền về trạng thái sẵn sàng phóng đạn – nổ súng đợt 2.
Đội hình chiến đấu của trung đoàn là sự bố trí trong mối quan hệ liên kết chặt chẽ các phân đội trên địa bàn tác chiến, xác định hướng phóng đạn và hướng tiến của đối phương. Định hướng trong quan hệ liên kết phối hợp giữa các phân đội trên cơ sở hướng phóng đạn và dự kiến tọa độ mục tiêu, khả năng đảm bảo tốt nhất khi phóng đạn, khả năng ngụy trang, khả năng che chắn phòng thủ. Đồng thời phải tính toán kỹ càng vị trí của sở chỉ huy và đơn vị hậu cần kỹ thuật cũng như các tuyến đường cơ động. Đội hình chiến đấu bao gồm có sở chỉ huy đơn vị, đội hình chiến đấu của các phân đội hỏa lực và các phân đội hậu cần kỹ thuật.

Theo điều lệnh: Trung đoàn bố trí trong khu vực hỏa lực được phân công, các tiểu đoàn tên lửa – trên các trận địa phóng đạn, phía sau là tiểu đoàn hậu cần kỹ thuật. Với tiểu đoàn pháo binh: cũng tương tự như trên, bao gồm trận địa pháo của tiểu đoàn, sở chỉ huy tác chiến, các khẩu đội pháo – trên các vị trí hỏa lực.

Trong tác chiến hiện đại, một phân đội tên lửa có thể quản lý nhiều mục tiêu khác nhau được giao, đồng thời, nhiều trận địa tên lửa có thể quản lý theo dõi một mục tiêu.

Pháo binh bảo vệ bờ biển: CY-130 thông thường bảo vệ một hướng phòng thủ chủ yếu và các hướng tăng cường. Hỏa lực một đơn vị pháo binh trên một trận địa phảo quản lý một nhóm mục tiêu cụ thể. Khi có mệnh lênh cấp trên sẽ chuyển hướng hỏa lực vào sâu theo hành lang tân công của đối phương, hoặc chuyển hướng bắn chi viện, che phủ hoặc tiêu diệt tầu, xuồng đổ bộ.

Các phân đội tên lửa thông thường có nhiều trận địa thay thế: sau loạt đạn đầu tiên, các phân đội tên lửa cơ động di chuyển nhằm thoát khỏi hỏa lực phản kích của đối phương, các khẩu đội pháo trong giai đoạn ngày nay, được thiết kế có khả năng tự hành, sẽ di chuyển theo mệnh lệnh người chỉ huy cấp trực tiệp trong trường hợp có nguy cơ bị phản kích từ hòa lực đối phương, lệnh cơ động di chuyển thường được cập nhật sau khi hoàn thành các loạt bắn tập trung (dồn dập 1; dồn dập 2…).

Lực lượng lính thủy đánh bộ:

Sư đoàn lính thủy đánh bộ bao gồm: Các đơn vị chiến đấu, các đơn vị bảo đảm chiến đấu, các phân đội hậu cần, kỹ thuật, các phân đội tham mưu tác chiến, điều hành tác chiến, trinh sát đa năng.

http://nghiadx.blogspot.com
Đổ bộ đường biển của xe thiết giáp

Các đơn vị chiến đầu:

Là các trung đoàn lính thủy đánh bộ, được tăng cường các trung đoàn xe tăng, xe thiết giáp, trung đoàn pháo binh, trong các trường hợp đặc biệt có thể tăng cường trung đoàn tên lửa phòng không. 

Những phân đội chiến đấu trong trung đoàn lính thủy đánh bộ gồm:

- Tiểu đoàn lính thủy đánh bộ cơ giới trên các xe BTR và BMP với một khẩu đội pháo tự hành;

- Tiểu đoàn lính thủy đánh bộ công kích;

- Tiểu đoàn xe tăng;

- Khẩu đội pháo phản lực;

- Khẩu đội tên lửa chống tăng có điều khiển, khẩu đội tên lửa phòng không.

Đơn vị lính thủy đánh bộ binh chủng hợp thành có nhiệm vụ tiến hành các các hoạt động tác chiến đổ bộ ở cấp chiến dịch đổ bộ, đơn vị có khả năng tác chiến độc lập hoặc hiệp đồng tác chiến với các đơn vị lục quân trong các hoạt động tác chiến phòng thủ bờ biển hoặc hải đảo.


http://nghiadx.blogspot.com
Sơ đồ đổ bộ đánh chiếm khu vực đầu cầu và mở rộng bàn đạp tiêu diệt địch

Tiểu đoàn lính thủy đánh bộ trong một trận đánh đổ bộ độc lập có nhiệm vụ tiêu diệt binh lực, sinh lực địch, xe tăng thiết giáp, pháo binh và các cụm hỏa lực chống tăng của đối phương, tiêu diệt các phương tiện vũ khí hủy diệt lớn, tấn công sân bay, phá hủy máy bay chiến đấu của đối phương, chiếm giữ căn cứ, bàn đạp đổ bộ hoặc tuyến phòng ngự cho đến khi lực lượng chủ lực tiếp cận giải quyết chiến trường.
Đổ bộ cấp chiến thuật được sử dụng trong phòng thủ biển đảo:

- Chọc thủng tuyến phòng thủ của đối phương trên bờ biển, kết hợp với các lực lượng khác (lục quân) tấn công trên hướng biển với mục đích bao vây chia cắt, tiêu diệt lực lượng địch trên bờ biển.;

- Đánh chiếm lại và phòng thủ mục tiêu quan trọng (hải cảng, sân bay, các hòn đảo vừa và nhỏ, các khu vực quan trọng trên bờ biển cho đến khi lực lượng chính tiếp cận mục tiêu; phá hủy hệ thống điều hành tác chiến của đối phương và những hoạt động hậu cần kỹ thuật của đối phương.

Sau khi nhận nhiệm vụ đổ bộ tác chiến, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn lính thủy đánh bộ cần nắm chắc:

- Nhiệm vụ đổ bộ đường biển của đơn vị và của tiểu đoàn, quy trình đảm bảo công tác đổ bộ.

- Đánh giá tình hình phòng thủ chống tấn công đổ bộ đường biển của đối phương và tính chất, điều kiện địa hình trong khu vực đổ bộ và chiến đấu, hệ thống hàng rào vật cản, bãi mìn, thủy lôi dưới nước và trên bờ.

- Xác định chính xác, trình tự tiến hành các hoạt động đổ bộ, các phương án chiến đấu đánh chiếm vị trí đổ bộ và tính toán, sắp xếp các đợt đổ bộ.

- Điều kiện địa hình thời tiết, thủy văn môi trường khi cơ động vượt biển và trong khu vực đổ bộ.

Trong quá trình chuẩn bị đổ bộ, tiểu đoàn trưởng cần bổ xung các quyết định sau::

- Nhiệm vụ của từng phân đội (đại đội) tiêu diệt các mục tiêu cụ thể tại khu vực đổ bộ và khu vực được chỉ lệnh tấn công đánh chiếm trên bờ biển;

- Phân phối các đơn vị theo các phương tiện đổ bộ (tầu đổ bộ) và các phương tiện đổ bộ cao tốc (xuồng đổ bộ) cũng như các phương tiện tăng cường.;

- Thứ tự lên tầu đổ bộ và thứ tự đổ bộ xuống tầu.

Khi tổ chức liên kết phối hợp tiểu đoàn trưởng sẽ thống nhất với các chỉ huy trưởng:

- Hoạt động tác chiến của các phân đội khi chiếm lĩnh của mở, bàn đạp tấn công khi đổ bộ, phương pháp vượt vật cản chướng ngại vật chống đổ bộ.

- Liên kết phối hợp với hỏa lực của pháo hạm, hỏa lực của không quân và hoạt động tấn công của đổ bộ đường không (nếu sử dụng đổ bộ thẳng đứng).

Trong các phân đội lính thủy đánh bộ, cơ số vật chất được tăng cường. Trạm y tế của tiểu đoàn cũng được tăng cường các cơ số y tế thuốc và bông băng cứu thương, đồng thời cũng tăng cường quân số.

Trình tự tiến hành các hoạt động đổ bộ đánh chiếm mục tiêu:

Trước khi xuống tầu đổ bộ, các phân đội của tiểu đoàn lính thủy đánh bộ tập kết tại khu vực đợi tầu và kết thúc các công tác chuẩn bị cho đổ bộ. Để đưa phân đội lên tầu đổ bộ, tiểu đoàn được chỉ định khu vực tập kết. Cơ động di chuyển đến khu vực cầu cảng xuống tầu theo thứ tự quy định của nhiệm vụ chiến đấu theo từng tầu đổ bộ và mệnh lệnh người chỉ huy. Khi các phân đội xuống tầu, trước hết đưa xuống tầu cơ sở vật chất phương tiện chiến đấu, vũ khí trang bị, đạn và vật chất chiến đấu, xăng dầu và các vật chất trang thiết bị khác với tính toán thời gian tiến độ và mức độ sử dụng cũng như tiêu hao phương tiện, cơ sở vật chất, đồng thời tính toán khả năng đổ bộ nhanh nhất lên bờ biển. Thứ tự đưa phương tiện chiến đấu xuống tầu ngược lại với thứ tự đổ bộ phương tiện chiến tranh và cơ sở vật chất, vũ khí trang bị lên bờ. Binhlực của phân đội xuống tầu sau khi trang bị, phương tiện chiến đấu đã hoàn tất.

Từ thời điểm nhận được nhiệm vụ của xuống tầu đổ bộ cho đến khi kết thúc việc đưa binh lực xuống tầu, tiểu đoàn lính thủy đánh bộ nằm dưới quyền chỉ huy của chỉ huy trưởng đội tầu đổ bộ, trên các tầu đó tiểu đoàn cơ động vượt biển.

Trong quá trình hành tiến chuẩn bị đổ bộ, hạm đội hình thành cụm lực lượng tấn công chủ lực, bao gồm có các chiến hạm nổi, tầu ngầm, tầu phóng tên lửa và máy bay cường kích hải quân. Cụm tầu tấn công chủ lực có nhiệm vụ tấn công, yểm trợ hỏa lực chuẩn bị bãi đổ bộ, dọn sạch vật cản, chướng ngại vật và các bãi mìn chống đổ bộ trên bờ biển.

Đồng thời, hạm đội cũng hình thành lực lượng chống ngầm, bao gồm các tầu hộ tống, tầu chống ngầm và phương tiện chống ngầm trên không, có nhiệm vụ đảm bảo đánh chặn, tấn công và tiêu diệt tất cả các tầu ngầm đối phương trong phạm vi hành lang đổ bộ của lực lượng đổ bộ đường biển.

Trước giờ tấn công đổ bộ (H) - Toàn bộ lực lượng pháo binh - tên lửa phòng thủ bờ biển, pháo hạm, tên lửa tầm trung và tầm xa, máy bay cường kích tập trung hỏa lực tấn công dọn bãi đổ bộ.

Khi các tầu đổ bộ đến địa điểm tập kết dưới sự yểm trợ của hỏa lực quân binh chủng, dưới sự yểm trợ của các cụm tầu tấn công chủ lực, triển khai đội hình đổ bộ tấn công.

http://nghiadx.blogspot.com
Đánh chiếm khu vực đầu cầu bàn đạp


Các xe tăng lội nước, xe bộ binh cơ giới BMP, xe thiết giáp chở quân BTR đổ bộ xuống biển trước khi tầu đổ bộ tiến đến điểm đổ quân và đổ bộ vào bờ. Sau khi các xe tăng bơi, xe bộ binh cơ giới cập bờ là các tầu đổ bộ, với tốc độ cao cập bờ và đổ bộ trực tiếp lực lượng lính thủy đánh bộ lên bờ. Các phân đội công kích của tiểu đoàn lính thủy đánh bộ, dưới sự yểm hộ của hỏa lực pháo binh chiến hạm và máy bay chiến đấu, hỏa lực của các phân đội và các đòn tấn công trực tiếp trên các xe bộ binh cơ giới, thiết giáp và các phương tiện đổ bộ tốc độ cao đánh chiếm bàn đạp tấn công. Tiều đoàn lính thủy đánh bộ đổ bộ tiếp theo và triển khai đội hình chiến đấu, vừa triển khai đội hình các phân đội của tiểu đoàn vừa tiêu diệt địch vừa công kích đánh chiếm khu vực đầu cầu, đánh chiếm bàn đạp và mở rộng khu vực bàn đạp tấn công theo chiều rộng và chiều sâu, đảm bảo cho đợt đổ bộ tiếp theo của lực lượng chính. Khi các lực lượng của thê đội I đổ bộ lên bờ, tiểu đoàn lính thủy đánh bộ liên kết phối hợp theo nhiệm vụ tác chiến, củng cố vị trí đánh chiếm được và trong điều kiện thuận lợi, mở rộng phạm vi hoạt động theo hướng hoàn thành nhiệm vụ tiếp theo trên bờ biển.

Các phân đội đổ bổ theo hướng có lực lượng đổ bộ đường không (từ máy bay trực thăng hoặc nhảy dù) nhanh chóng đột phá tuyến phòng ngự của đối phương, hợp quân với lực lượng đổ bộ đường không nhằm bao vây chia cắt địch, không cho đối phương co cụm hoặc phòng thủ chờ sự chi viện của hỏa lực tầm xa của địch, đồng thời vây hãm tiêu diệt địch trong tác chiến hỏa lực tầm gần.

Trong những trường hợp gặp khó khăn do lực lượng địch mạnh, điều kiện địa hình phức tạp hoặc hỏa lực tầm xa, hỏa lực không quân yểm trở của địch mạnh, các lực lượng đổ bộ cần kiến quyết bám sát địch, tạo thế đánh cận chiến kéo dài thời gian, buộc đối phương tiêu hao lực lượng và chờ lực lượng chủ yếu tiếp cận tiêu diệt địch.

Lực lượng phòng thủ bờ biển:

Thông thường, lực lượng phòng thủ biển đảo được giao cho các đơn vị thuộc lực lượng lục quân, nằm trong các quân khu trên địa bàn phòng thủ. Các đơn vị lục quân tuyến duyên hải và hải đảo tổ chức xây dựng khu vực phòng thủ, đồng thời xây dựng trận địa phòng thủ bờ biển và hải đảo. Bố trí các tuyến phòng thủ vững chắc tại những địa điểm quan trọng, xung yếu hoặc thuận tiện cho đối phương có thể đổ bộ đường không và đường biển, đồng thời tổ chức bảo vệ các mục tiêu quan trọng, khu vực sân bay, bến cảng, tuyến hành lang giao thông.

Các đơn vị lục quân phòng thủ bờ biển tuyến duyên hải phối kết hợp chặt chẽ với các lực lượng Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, dân quân tự vệ và các lực lượng kiểm soát các hoạt động trên vùng biển được giao, đồng thời giữ hiệp đồng chặt chẽ với Bộ tư lệnh Hải quân, tiếp nhận thường xuyên các thông tin (hàng ngày, hàng giờ) về tình hình các hoạt động trên biển, theo dõi chặt chẽ khu vực được giao, phối kết hợp với các đơn vị kỹ chiến thuật của hải quân xây dựng các tuyến phòng thủ chống đổ bộ trong khu vực.

Với các đảo nhỏ, khu vực đặc quyền kinh tế, khu vực đang khai thác kinh tế nằm trong nền kinh tế hải dương và chủ quyền liên bang, nhiệm vụ bảo vệ được giao cho lực lượng Hải quân, thông thường là Lính thủy đánh bộ và các hạm đội trực chiến.

Khi xảy ra tình huống: Địch tiến hành đổ bộ quy mô lớn, hoặc tập kích, đánh chiểm đảo hoặc quần đảo….các đơn vị phòng thủ dựa trên tuyến phòng ngự xây dựng vững chắc có nhiệm vụ kiên quyết đánh chặn địch, kìm chân và tiêu hao tiêu diệt binh lực sinh lực địch. Đồng thời, tiến hành trinh sát địch tình trên các tuyến phòng thủ bờ biển, hải đảo, nắm bắt chặt chẽ lực lượng địch, dẫn bắn, chỉ thị mục tiêu cho hỏa lực phòng thủ bờ biển, đồng thời tạo điều kiện tốt nhất khi tấn công phối hợp với lực lượng lính thủy đánh bộ đổ bộ đường biển hoặc đường không nhằm bao vây chia cắt, tiêu diệt lực lượng đổ bộ của địch. Kiên quyết không cho đối phương rút lui hoặc kéo dài thời gian xung đột.

Hệ thống chỉ huy, điều hành tác chiến bảo vệ bờ biển và hải đảo

Trong giai đoạn hiện nay, khả năng xảy ra xung đột, chiến tranh có giới hạn nhằm thôn tính chiếm đoạt một số các khu vực biển có tiềm năng kinh tế, chính trị rất lớn. Do tính chất phức tạp của các mối quan hệ quốc tế đồng thời với sự trỗi dậy của những cường quốc biển, các xung đột có thể xảy ra bất ngờ, với lực lượng tham chiến không lớn và quy mô nhỏ, nhưng tạo ra những khu vực tranh chấp và những vùng tranh chấp hoặc có thể là một cuộc xung đột quy mô lớn, trên các phạm vi trên không, trên biển và trên đất liền (Biên giới – Bờ biển – Hải đảo). Nhiệm vụ của lực lượng phỏng thủ bờ biển – hải đảo là: Dập tắt và tiêu diệt ngay tức khắc mọi âm mưu tranh chấp chủ quyền, xung đột trên biển, hải đảo. Nhanh chóng tiêu diệt trong thời gian ngắn nhất (giới hạn thời gian được tính bằng giờ và ngày) nhằm bảo vệ vững chắc và không thể tranh cãi chủ quyền biển – đảo trong bảo vệ chủ quyền và lợi ích Liên bang.

http://nghiadx.blogspot.com
Bản đồ dự kiến đổ bộ của lực lượng thù địch trong cuộc diễn tập Lá chắn đồng minh - 2011 của Nga và Khazastan năm 2011


Để thực hiện được điều đó, Bộ quốc phòng và lực lượng Hải quân nói chung, lực lượng phòng thủ biển đảo nói riêng, xét trên góc độ phức tạp về mặt địa hình, vùng biển - bờ biển và không gian tác chiến, tính đa dạng trong sử dụng lực lượng bảo vệ, cần có một hệ thống chỉ huy, điều hành tác chiến liên quân của 4 lực lượng: Lục quân, hải quân, không quân và phòng thủ vũ trụ - phòng không. 

Hệ thống lãnh đạo, chỉ huy, điều hành tác chiến hoạt động theo phương châm: 
Tự động hóa – công nghệ thông tin hóa, Quản lý tập trung, tổ chức phân tán. Sử dụng triệt để những thành quả công nghệ truyền thông và công nghệ thông tin nhằm cập nhật nhanh chóng, kịp thời mọi tình huống trên biển, bờ biển và hải đảo trong thời gian ngắn nhất, cho phép các lực lượng phản ứng tập trung, linh hoạt và nhanh chóng khi tình huống xảy ra. Với ứng dụng của hệ thống quản lý tự động hóa với những kịch bản tương đương được lập trình xây dựng sẵn sàng, trong thời gian ngắn, mọi kế hoạch tác chiến sẽ tiếp cận đến những phân đội tác chiến trực tiếp, đồng thời theo phương thức lan truyền, cập nhật đến mọi lực lượng có quan hệ tác chiến liên kết phối hợp, đến các ban tham mưu và chỉ huy trưởng các đơn vị binh chủng hợp thành, tư lệnh trưởng lực lượng liên quân, các đơn vị theo kịch bản nhiệm vụ chủ động, linh hoạt thực hiện theo kế hoạch tác chiến dự kiến đồng thời kết nối liên lạc phản hồi nhằm đồng bộ hóa đa chiều công tác chỉ huy điều hành tác chiến trên không gian chiến trường dự kiến.

Trong phương thức "Quản lý tập trung, tổ chức phân tán trên nền tảng công nghệ thông tin và tự động hóa”. Yêu cầu quan trọng nằm trong tính độc lập, linh hoạt và sáng tạo của chỉ huy các cấp trước tình huống đặt ra, phản ứng nhanh chóng và khả năng sẵn sàng chiến đấu cao của các đơn vị thuộc quyền. Đồng thời, cũng trong thời gian ngắn nhất, không phụ thuộc vào khoảng cách địa lý hoặc sự mở rộng của không gian chiến trường. Mọi phương tiện hỏa lực phải được tập trung ở mức độ cao nhất. Mỗi điểm tác chiến có thể được quản lý bởi nhiều phương tiện hỏa lực, đồng thời, mỗi phương tiện hỏa lực trên khả năng của vũ khí tranh bị, phải quản lý nhiều mục tiêu tác chiến.


http://nghiadx.blogspot.com
Bản đồ chiến dịch trong diễn tập Lá chắn đồng minh - 2011

Với phương thức quản lý trên, mọi tình huống bất ngờ (đối phương bất ngờ tập kích cường độ thấp nhằm tạo ra tranh chấp, hoặc tập kích với quy mô lớn trên không, trên biển và trên đất liền theo nhiều hướng, chiến trang không tuyên bố hoặc xung đột khu vực) sẽ có giải pháp tức thời nhằm ngăn chặn, đẩy lùi, hoặc tiêu diệt triệt để mọi hành vi xâm phạm đến chủ quyền và lợi ích Liên bang.

Chủ Nhật, 8 tháng 4, 2012

>> Chống đổ bộ đường biển trong nửa đầu thế kỷ 21


Theo nhật xét của đại đa số các chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực quốc phòng an ninh, trong nửa đầu thế kỷ 21, những nguy cơ tiềm ẩn làm mất ổn định sẽ hình thành trên các vùng nước ven bờ biển khoảng từ 200 – 300 km và các quần đảo, hải đảo. Không phải là tình cờ khi Lầu Năm góc quyết định tái cơ cấu các lực lượng vũ trang với nhiệm vụ sẵn sàng vô hiệu hóa mọi nguy cơ mất an ninh quốc gia từ hướng biển. Sự quan trọng trong nhiệm vụ bảo vệ vùng biển và hải đảo của Liên bang Nga không phải là vấn đề phải tranh luận, bởi vì phần lớn biên giới và lợi ích kinh tế của quốc gia chạy dài trên sóng nước của các đại dương.


Từ đại dương đến bờ biển. Nhiệm vụ chống đổ bộ đường biển và những vấn đề cấp thiết yêu cầu đổi mới.
Nếu tính đến những kinh nghiệm chiến trường trong chiến tranh Iraq, vào giai đoạn đầu tiên, khi chính quyền Thổ Nhĩ kỳ không đồng ý cho Mỹ mở đường bay cho máy bay quân Đồng minh trên không phận nước mình, còn Jordan thì không cho Mỹ được sử dụng các sân bay trên lãnh thổ, vì vậy, các chuyên gia chiến lược quân sự Mỹ đã tìm ra giải pháp, đóng những chiếc tầu dạng kho – cầu tầu nổi khổng lồ, có lượng giãn nước từ 62 – 68 nghìn tấn, có chiều dài lên đến 959 – 1011 ft và có khả năng cơ động với tốc độ 24 knots. Đây thật sự là một hòn đảo nhỏ biết bơi, mang trong mình nó kho tàng quân sự và các hầm chứa máy bay cất cánh thẳng đứng. nhưng chiếc tầu vận tải đổ bộ khổng lồ này thay thế các tầu vận tải thông thường phải bốc hàng lên tầu sớm trước thời gian, do các loại tầu vận tải đổ bộ này có rất nhiều khả năng công tác trên biển, rất ít phụ thuộc vào các căn cứ trên bờ biển và có thể đảm bảo năng lực tác chiến của các lực lượng viễn chinh tác chiến xa bờ ổn định và hiệu quả. Đồng thời, Lầu Năm góc cũng đặc biệt quan tâm đến khả năng cơ động tác chiến của các sư đoàn quân viễn chinh, đặt khả năng cơ động viễn chinh đến một quân đoàn lính thủy đánh bộ (150 nghìn sĩ quan và binh sĩ).

http://nghiadx.blogspot.com
Sơ đồ lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ trong chiến dịch đổ bộ Wonsan. Chiến tranh Triều Tiên năm 1950


http://nghiadx.blogspot.com
Biên chế lực lượng Liên đoàn viễn chinh hỗn hợp tấn công ESG


Liên đoàn viễn chinh hỗn hợp tấn công chủ lực binh chủng hợp thành (ESG) của hải quân Mỹ được triển khai trên biển Thái bình dương, Địa Trung hải và Ấn độ dương. Trong giai đoạn hiện nay người Mỹ có thể tổ chức 12 Liên đội viễn trinh hỗn hợp tấn công chủ lực ESG và 11 Liên đoàn tầu sân bay tấn công. Số lượng các liên đoàn của hạm đội có thể lên đến 37 – 38 dựa trên yêu cầu nhiệm vụ và mục đích biên chế Liên đoàn. Theo tính toán của các chuyên gia quân sự nước ngoài, để vận chuyển vượt biển một tiểu đoàn lính thủy đánh bộ cần khoảng 3-5 tầu đổ bộ và tầu vận tải, một lữ đoàn viễn chính lính thủy đánh bộ cần khoảng 46 tầu đổ bộ và tầu vận tải, trong số đó có từ 3-5 tầu đổ bộ vận tải – cầu tầu đa nhiệm có khả năng mang theo máy bay trực thăng chiến đấu, 4 tầu đổ bộ - cầu tầu, 10 tầu vận tải đổ bộ và 12 tầu vận tải hàng hóa, phương tiện có khả năng đổ bộ. Hiện nay, lực lượng lính thủy đánh bộ của hạm đội trên Đại Tây dương và Thái bình dương có 43 tầu đổ bộ, trong đó có 12 tầu đổ bộ đa nhiệm, 2 kỳ hạm, 11 tầu đổ bộ - cầu tầu có khả năng chuyên chở máy bay trực thăng chiến đấu, 15 tầu vận tải đổ bộ - cầu tầu (đối với tầu đổ bộ đa nhiệm, sức chở là 1700 đến 1870 người, tầu vận tải đổ bộ - cầu tầu có sức chứa là 840 đến 950 binh sĩ và sĩ quan, tàu vận tải đổ bộ có sức chứa là 366 – 500 người, tầu đổ bộ xe tăng có sức chứa 400 binh sĩ và sĩ quan lính thủy đánh bộ.

Trung Quốc, với quân số hiện nay khoảng 2,480,000 người, trong giai đoạn sắp tới sẽ giảm biên chế xuống còn 500 000 quân tinh nhuệ, đồng thời tăng cương ứng dụng khoa học công nghệ cho tất cả các quân binh chủng lực lượng vũ trang, đặc biệt là Hải quân. Lực lượng lính thủy đánh bộ của Trung Quốc có 15 tầu đổ bộ hạng nặng chở xe tăng, 24 tầu hàng trung, 13 tầu đổ bộ hạng nhẹ, 44 xuồng đổ bộ và khoảng 10 tầu đổ bộ chạy trên đệm khí.

http://nghiadx.blogspot.com
Bản đồ chiến dịch đổ bộ của lính thủy đánh bộ Hồng quân Xô viết trong chiến dịch giải phóng Novorussia tháng 9 năm 1943


http://nghiadx.blogspot.com
Bản đồ lực lượng lính thủy đánh bộ Liên bang Xô viết đổ bộ lên đảo Sumy thuộc quần đảo Kuriin


Cũng trong giai đoạn hiện nay, cần phải nhận xét rằng, nước Nga hiện đại không đặt sự quan tâm nhiều lắm đến việc xây dựng đội ngũ chuyên gia chống các chiến dịch đổ bộ và các hoạt động đổ bộ của đối phương. Sẽ thật sự khó khăn để tưởng tượng, khi một sĩ quan mới tốt nghiệp Học viên khoa học quân sự cao cấp có thể tổ chức tiếp nhận, thu thập và xử lý thông tin liên kết phối hợp từ các đơn vị Biên phòng hoặc các đơn vị trinh sát, tuần tiễu ven biển, từ các sư đoàn phòng không, từ cơ quan trinh sát – tình báo hải quân của hạm đội và từ các đơn vị trinh sát của không quân trong một không gian thời gian thực. 

Trên bản đồ nào người sĩ quan đó sẽ thể hiện tình huống? Nếu như chúng ta không nhìn trước được tất cả các phương tiện truyền thông, thông tin đa phương tiện hiện nay và tích hợp nó trên bản đồ tác chiến cấp chiến thuật! Đồng thời, phép đo vẽ địa hình và hải hình trên các bản đồ địa hình và hải đồ khác nhau về cơ bản topographic và khó có thể trùng khớp lên nhau. 

Điều cơ bản là trong các cơ quan tham mưu của các đơn vị như các trung - lữ - sư đoàn bộ binh cơ giới, các sư đoàn không quân và phòng không, các lực lượng bộ đội biên phòng biển và bờ biển, lực lượng cảnh sát biển, các đơn vị và các hải đoàn của các hạm đội không có những sĩ quan tham mưu, chuyên nghiệp và sâu sắc trong lĩnh vực liên kết phối hợp các đơn vị trong một tổ chức hiệp đồng liên quân cấp chiến dịch - chiến thuật nhằm liên kết phối hợp thu thập thông tin, xử lý thống tin, đồng bộ hóa công tác điều hành tác chiến, thì mọi yêu cầu hoàn thành nhiệm vụ là không thể. Sẽ không thể tin được nếu có một sĩ quan tốt nghiệp Học viện sĩ quan công binh có thể khi chuẩn bị chiến đấu chống đổ bộ (trên biển và hải đảo) có thể đưa những thùng casset thủy lôi tấn công đáy tầu lên một chiếc phà kiểu "tankist” và lắp đặt được số mìn đó lên các bãi cát ngầm của vùng nước nông nhằm chống các tầu đổ bộ đổ quân lên bờ, nêu như người sĩ quan ấy không được học tập dù chỉ là ngắn ngày với một chương trình rút gọn.

http://nghiadx.blogspot.com
Sa bàn diễn tập Lá chắn đồng minh - 2011 Nga - Khazastan


http://nghiadx.blogspot.com
Xe thiết giáp lội nước vượt vùng nước cận bờ


http://nghiadx.blogspot.com
BTP-70pb cập bờ trong diễn tập Lá chắn đồng minh - 2011


Kinh nghiệm thực tế cho thấy, các sĩ quan và các vị tướng chỉ có thể trở thành chuyên gia tổ chức hiệp đồng tác chiến phòng thủ chống đổ bộ đường biển và hiệp đồng tác chiến đổ bộ đường biển sau 3 -4 năm liên tục tự học và rèn luyện trong môi trường thực tế hoạt động và làm việc, trong các đợt diễn tập thực binh cấp chiến thuật, chiến dịch – chiến thuật và chiến dịch với sự tham gia của các quân chủng như Lục quân, các liên đoàn chiến hạm các binh chủng trong hạm đội của Hải quân, các lực lượng của không quân và lực lượng phòng không quân binh chủng (phòng không chiến trường của hải quân và lục quân), hiệp đồng tác chiến với lực lượng bộ đội biên phòng biển, cảnh sát biển và các lực lượng vũ trang bán vũ trang nội địa khác, bao gồm cả dân quân tự vệ biển.

Trong các đợt diễn tập chỉ huy và tập huấn tham mưu, ngay cả những tướng lĩnh và sĩ quan cao cấp, chỉ huy các quân đoàn, tập đoàn quân hoặc hạm đội, tổ chức điều hành một thế trận hiệp đồng quân binh chủng với khả năng phản ứng tức thời, nhanh chóng theo tình huống chiến trường thời gian thực là bất khả thi. Nhưng chương trình tập huấn chỉ huy, điều hành tác chiến trên bản đồ với các bộ tư lệnh quân binh chủng hoàn toàn không thể thay thế được những chương trình diễn tập đồng bộ hóa tác chiến phòng thủ chống đổ bộ và đổ bộ đường biển có sử dụng binh khí kỹ thuật và binh lực. Sự thiếu hụt giữa lý thuyết với thực hành tác chiến được thấy trong các đơn vị thuộc các quân binh chủng khác nhau, thực hiện nhiệm vụ trên các tuyến phòng thủ bờ biển, trên biển và trên các quần đảo, hải đảo, khi triển khai tổ chức nghiên cứu hiệp đồng tác chiến trong chiến dịch chống đổ bộ đường biển và đồng bộ hóa hoạt động tác chiến binh lực và hỏa lực, phương tiện chiến đấu của quân chủng Không quân, Hải quân, Lục quân, Biên phòng và cảnh sát biển. 

Có nghĩa là những hiểu biết về lý luận và thực tiễn liên kết phối hợp, theo lý luận quân sự cần được nghiên cứu trong các học viện và nhà trường quân binh chủng hoàn toàn chưa được đề cập đến trong bất cứ một chương trình nào. Hiểu biết và nắm chắc được tính năng kỹ chiến thuật của hạm đội, của không quân hải quân, của lực lượng không quân, lực lượng biên phòng và lực lượng cảnh sát biển, cơ cấu biên chế tổ chức lực lượng và vũ khí trang bị phương tiện chiến đấu "trên mặt bằng” hiệp đồng tác chiến theo một nhịp độ chung, dưới sự chỉ huy của một nhạc trưởng trong chiến dịch chống đổ bộ trên tất cả các cấp độ của không gian chiến trường hoặc là chiến dịch đổ bộ đường biển của lính thủy đánh bộ phối hợp với lực lượng bộ binh cơ giới, tăng thiết giáp và các cụm pháo binh chiến trường, nếu không có những đợt diễn tập và huấn luyện thực binh với sử dụng binh khí trang bị kỹ thuật, thậm chí bắn đạn thật sẽ hoàn toàn không thực tế và không có tính khả thi. 

Một điều tưởng chừng như rất vụn vặt là sự thiếu hiểu biết các thuật ngữ chuyên ngành cũng như ký tín hiệu của lực lượng Hải quân và ngược lại (những thuật ngữ cũng như kí tín hiệu của Lục quân), tạo ra những khó khăn trong công tác hiệp đồng tác chiến, liên kết phối hợp và hỏa lực tập trung từ nhiều hướng, đồng thời cũng gây khó khăn khi các tư lệnh trưởng và các chỉ huy trưởng đơn vị ra quyết tâm chiến đấu và liên kết phối hợp.

Hoặc một ví dụ khác: Trong giai đoạn ngày nay, chúng ta hoàn toàn không hi vọng rằng các loại tầu vận tải có lượng giãn nước khác nhau, hoặc một loại phương tiện vận tải cụ thể nào đó, tầu vận tải quy định theo biên chế động viên công nghiệp hoặc các loại tầu của các lực lượng bán vũ trang hoặc các đơn vị kinh tế…. được sử dụng để vận chuyển lực lượng binh chủng hợp thành của Hải quân trong các chiến dịch đổ bộ hoặc chuyển quân, sẽ được chuẩn bị sẵn sàng trong khoang tầu những bộ gá (theo quy định trước đây của Hội đồng bộ trưởng liên bang Xô viết theo pháp lệnh động viên công nghiệp) để có thể lắp đặt gường hoặc ghế cho lực lượng đổ bộ ngồi cũng như các bộ gá để lắp vũ khí trang thiết bị phục vụ đổ bộ.

Đương nhiên, dù có trong biên chế dự bị động viên và có thể sử dụng ngay tức khắc theo tình huống, nhưng những phương tiện này cũng không thể sử dụng cho đổ bộ hoặc tác chiến phòng thủ biển đảo được. Chúng ta hoàn toàn không thể đưa lên tầu vận tải một container tên lửa X-35 Bal – E nếu hệ thống radar trên tầu vận tải và những trang thiết bị trên tầu không đồng bộ và tương thích với hệ thống điều khiển hỏa lực tên lửa. Thực sự khó khăn khi một chỉ huy trưởng hoặc tư lệnh trưởng quân khu, vùng duyên hải có thể phối hợp với các lực lượng trên không, trên biển và lực lượng phòng thủ bờ biển tổ chức chuẩn một đoàn congvoa quân sự hải hành phục vụ mục đích tiếp cận mục tiêu đang bị uy hiếp trong thời gian chiến thuật cho phép. 

Ngoài ra, sẽ rất khó tin rằng Cơ quan tham mưu lực lượng liên quân chủng với chỉ huy trưởng là đại diện của lực lượng Hải quân có thể phân phối quản lý mục tiêu đồng thời điều phối, đồng bộ hóa hỏa lực từ nhiều chiều, nhiều hướng nhằm tăng cường tối đa hỏa lực tiêu diệt mục tiêu giữa lực lượng không quân, các chiến hạm pháo binh – tên lửa của cụm tầu hỏa lực yểm trợ chi viện, tên lửa - pháo binh bảo vệ bờ biển, pháo binh tên lửa chiến trường của lục quân trong một chiến dịch đồng bộ hiệp đồng tác chiến chống đổ bộ đường biển hoặc tổ chức đổ bộ phản công đánh chiếm lại một khu vực duyên hải, một cụm đảo hoặc một đảo bị đánh chiếm bởi lực lượng đổ bộ đường biển của đối phương trong điều kiện hiện nay, khi các hoạt động diễn tập thực tế chỉ được thực hiện trên bản đồ với sự giới hạn của các cơ quan tham mưu các đơn vị quân binh chủng khác nhau nhưng khá đồng thuận trong báo cáo thành tích đạt được.

Chiến dịch đổ bộ (chống đổ bộ) được tiến hành theo nguyên tắc hiệp đồng tác chiến là nỗ lực của các đơn vị binh chủng hợp thành của Lục quân và Hải quân phối kết hợp chặt chẽ với các đơn vị và phân đội chiến đấu của lực lượng Không quân và lực lượng Phòng không các cấp. Trong giai đoạn đánh chặn đòn tấn công đổ bộ của đối phương là lực lượng bộ binh, lính thủy đánh bộ tại chỗ kết hợp với lực lượng Biên phòng, lực lượng cảnh sát biển và bao gồm cả lực lượng dân quân tự vệ biển. Phụ thuộc vào không gian chiến trường và quy mô của chiến dịch đổ bộ, thứ tự quy trình tiến hành chiến dịch bao gồm có : lên kế hoạch tác chiến, đưa lực lượng đổ bộ lên các tầu đổ bộ và tầu vận tải, cơ động vượt biển, có thể diễn tập thử đổ bộ khi có điều kiện, đổ bộ đường biển và tác chiến trên bờ biển. Tương tự như vậy, chiến dịch chống đổ bộ đường biển cũng diễn ra với trình tự: phát hiện mục tiêu lực lượng đổ bộ, lên kế hoạch phòng thủ bờ biển, triển khai lực lượng đánh chặn ngăn không cho địch phát triển, triển khai lực lượng bao vây chia cắt, đánh chặn đường lực lượng tiếp viện và yểm trợ hỏa lực, tập trung lực lượng tiêu diệt địch trên bờ và đánh tiêu diệt lực lượng hải quân đối phương trên vùng biển xâm nhập.

Để tiến hành các chiến dịch đổ bộ đường biển, nước Nga chưa đủ số lượng các tầu đặc chủng dành cho đổ bộ đường biển và các tầu vận tải chuyên dụng. Theo thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, cho đến nay, Liên bang Nga có khoảng 32 tầu đổ bộ. Nhưng cũng cần nhớ rằng , sự thiếu hụt các phương tiện đổ bộ đặc chủng cũng không làm cho Liên bang Xô viết gặp khó khăn khi tiến hành chiến dịch "Anadyr” vào năm 1961 giai đoạn từ 12 tháng 7 đến 22 tháng 10 thực hiện chuyến đổ bộ liên lục địa đưa cụm lực lượng liên quân đổ bộ lên Cuba với đầy đủ vũ khí trang bị trên các tầu vận tải dân sự. Cũng có những ví dụ khác: sư đoàn bộ binh cơ giới số 33 từ quân khu Danhevostoc, tác giả đã phục vụ trong sư đoàn vào năm 1979 đã tổ chức và thực hiện thành công cuộc đổ bộ trên các tầu vận tải của công ty vận tải biển Danhevostoc vào vịnh Olga thuộc vùng duyên hải Primorski.

Tính toán các vấn đề có thể phát sinh trong nhiệm vụ đổ bộ và chống đổ bộ đối với chỉ huy trưởng đơn vị binh chủng hợp thành, cũng như tư lệnh trưởng Hạm đội Thái bình dương trong tiến trình lên kế hoạch đổ bộ, thực tế chuyển binh lực xuống tầu, hành quân vượt biển dưới sự uy hiếp và hỏa lực nhiều chiều, nhiều hướng của đối phương trong điều kiện tác chiến hiện đại và đổ bộ lực lượng bộ binh cơ giới trong các chương trình diễn tập bắn đạn thật, cho thấy có cơ sở lý luận và thực tiễn để thay đổi quan điểm về đào tạo, huấn luyện các chuyên viên - sĩ quan về các hình thức tác chiến đổ bộ đường biển và chống đổ bộ đường biển trong lực lượng lục quân và hải quân. Vấn đề đầu tiên và cũng là quan trọng nhất- tổ chức điều hành các cơ quan tham mưu tác chiến và các đơn vị quân binh chủng hợp thành, các phân đội thuộc quân binh chủng khác nhau trong chiến đầu. Vấn đề thứ hai – lập kế hoạch tổ hợp hỏa lực từ các phương tiện hỏa lực tiêu diệt mục tiêu trong các cấp độ của chiến dịch đổ bộ đường biển (tương tự như vậy đối với các cấp độ của chiến dịch chống đổ bộ đường biển).

Thực tế các hoạt động trong diễn tập cho thấy rằng, chưa có căn cứ cho rằng các vấn đề đặt ra đã được giải quyết triệt để trong gian đoạn ngày nay. Hiệp đồng tác chiến giữa lực lượng Lục quân và Hạm đội được thực hiện chỉ trên lý thuyết. Các sĩ quan chỉ huy từ cấp trung đội đến cấp quân đoàn không nắm chắc được tính năng kỹ chiến thuật và năng lực tác chiến của lực lượng tác chiến liên kết phối hợp trong hoạt động tác chiến cụ thể.

Chưa có được sự đồng bộ hóa và nhất thể hóa liên kết truyền thông giữa các lực lượng Hải quân, Không quân, Lục quân, sự thiếu hụt hệ thống nhận biết địch ta duy nhất tạo ra những vấn đề khó khăn nghiêm trọng cho công tác tổ chức hỏa lực tập trung tiêu diệt mục tiêu. Những thông tin trinh sát thu được từ hệ thống vệ tinh trinh sát và máy bay trinh sát các độ cao do thiếu hụt các trạm thu phát tín hiệu thông tin liên lạc trực tiếp trong các đơn vị của Lục quân và một số đơn vị ngay cả của Hải quân, của Biên phòng dẫn đến thông tin tiếp cận các đơn vị trực tiếp chiến đấu chậm đến hàng giờ và hàng ngày. Hệ thống radar trinh sát, cảnh báo sớm và theo dõi mục tiêu thông thường chỉ hoạt động cho những mục đích và phục vụ yêu cầu nhiệm vụ chủ yếu của Không quân và Phòng không, không có khả năng chuyển tải thông tin đến các đơn vị trực tiếp chiến đấu của Lục quân, Hải quân, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển và tất nhiên, đến các đơn vị an ninh nội địa và dân quân tự vệ. Trong giai đoạn hiện nay, song hành cùng với bản đồ địa hình thông thường là bản đồ kỹ thuật số với rất nhiều các tính năng hiện đại, vượt trội, nhưng cả bản đồ địa hình, bản đồ vùng biển thông thường cũng như kỹ thuật số vẫn không tương thích và phù hợp lẫn nhau (trong khu vực tập kết lực lượng, đưa lực lượng đổ bộ lên tầu hoặc khu vực tiến hành chiến dịch đổ bộ) gây khó khăn cho công tác lên kế hoạch đổ bộ và điều hành chiến dịch.

Trong lực lượng lính thủy đánh bộ, sự không đồng nhất các loại tầu đổ bộ làm tăng thêm thời gian đưa binh lực và vũ khí trang bị, phương tiện chiến đấu lên tầu. Những khó khăn đó xuất hiện trực tiếp trong nội dung tính toán kế hoạch đưa binh lực xuống các phương tiện vận tải thông thường, được điều động và chuẩn bị bởi các sĩ quan hậu cần, kỹ thuật của các sư đoàn và quân đoàn, do những bài giảng và huấn luyện về cơ động trên các phương tiện đổ bộ đường thủy thông thường hoàn toàn không được đưa vào chương trình trong các trường sĩ quan và học viện lục quân. Trong các cơ quan tham mưu của các đơn vị chiến đấu hầu như không thừa ra đội ngũ sĩ quan tham mưu – tác chiến chuyên nghiệp trong lĩnh vực tổ chức đồng bộ hóa liên kết phối hợp, hiệp đồng chiến đấu giữa các cụm đơn vị tham gia chiến dịch (ngay cả trong biên chế tổ chức của các tập đoàn quân binh chủng hợp thành, hoặc các liên đoàn chiến hạm binh chủng hợp thành của hải quân và hạm đội) chính vì vậy, công tác liên kết phối hợp, hiệp đồng tác chiến quân chủng thường được giao cho một sĩ quan bất kỳ.

Nhưng vấn đề nghiêm trọng đó cũng xuất hiện đối với các đơn vị binh chủng hợp thành, các phân đội phòng thủ biển đảo và bờ biển. Phòng thủ và Phản công chống lại lực lượng đổ bộ đường biển đối phương (thông thường được chuẩn bị kỹ lưỡng và có thời gian huấn luyện, diễn tập thực binh, có vũ khí trang bị, phương tiện tác chiến mạnh và hỏa lực tập trung nhiều hướng, nhiều chiều đã được chuẩn bị kỹ lưỡng trong hiệp đồng quân binh chủng) được coi là một trong những nhiệm vụ vô cùng khó khăn và phức tạp từ nhiều góc độ khác nhau. Ví dụ các đơn vị binh chủng hợp thành được giao nhiệm vụ xây dựng tuyến phòng thủ nhiều tầng, nhiều lớp trong điều kiện thời binh, khu vực phòng thủ theo chiều dài và tầm xa tác chiến về hướng biển vô cùng phức tạp ngay cả trong trường hợp phòng thủ, không nói về khó khăn gặp phải khi ngăn chặn đối phương đổ bộ bám bờ. Hoàn toàn không có gì bí mật, vài trăm km bãi cát rộng ven biển hoặc đồi núi thấp – rừng cây ven bờ biển của vùng Viễn Đông, theo chỉ lệnh của Bộ quốc phòng và mệnh lệnh cấp quân khu trước đây, trên thực tế, hoàn toàn không thể che chắn được bằng hỏa lực của đơn vị được giao, chưa nói đến khả năng phòng thủ.

Đối với những hòn đảo hoặc quần đảo, điều đó càng thực sự khó khăn do hỏa lực đi cùng của các phương tiện phòng thủ không đủ để kiểm soát toàn bộ, hệ thống phòng thủ hoàn toàn nằm phơi trong tầm hỏa lực của vũ khí chính xác, khả năng tràn ngập của lực lượng đổ bộ đối phương hầu như không có phương án nào khả thi ngăn chặn được trong thời gian ngắn dưới sức ép hỏa lực tập trung của không quân hải quân đối phương, pháo hạm, pháo phản lực và tên lửa hải – đất liền. Kinh nghiệm các cuộc diễn tập cho thấy, các đơn vị binh chủng hợp thành của lục quân chỉ có thể phòng thủ ở nhưng khu vực xung yếu, có khả năng đổ bộ cao nhất của đối phương, các khu vực còn lại dọc bờ biển hầu như không có lực lượng đủ mạnh và hỏa lực đủ mạnh để ngăn chặn, tình huống trên cũng được đặt ra với những hải đảo, quần đảo, một số khu vực còn không có cả các đài quan sát, trinh sát radar hoặc các trạm quan sát bằng mắt thường. Tất nhiên, trong những điều kiện đó, khả năng có một tuyến phòng thủ biển đảo tin cậy và hiệu quả không thể đặt ra với bờ biển, hải đảo và quần đảo Liên bang. Hy vọng vào khả năng có được sự yểm trợ tích cực từ nhiều hướng trên không, trên biển, hỏa lực tên lửa - pháo bờ biển và pháo binh chiến trường là không thực tế. 

Chính vì vậy, nếu tính đên số lượng không đáng kể lực lượng các đơn vị phòng thủ bờ biển và hải đảo trong khu vực Viễn Đông và các đảo nhỏ, những vấn đề khá nghiêm trọng đã nêu trên sẽ phải có giải pháp về công nghệ. Đó là hệ thống quản lý chiến trường ( Chỉ huy điều hành, kiểm soát, truyền thông, công nghệ thông tin, trinh sát cảnh báo sớm và hệ thống quản lý thông tin) dựa trên nền tảng của công nghệ thông tin, truyền thông kỹ thuật số đa phương tiện và hệ thống cảnh báo sớm đa nguồn tin, đa chức năng là điều kiện cấp thiết ngày nay. Song hành cùng với hệ thống điều hành tác chiến, yêu cầu cần có các trang thiết bị tự động hóa (thiết bị canh gác và cảnh báo sớm, máy bay trinh sát không người lái, hệ thồng trinh sát trên các phương tiện dân sự, đồng bộ với hiện đại hóa về công nghệ thông tin, trinh sát, chỉ thị mục tiêu cho lực lượng dân quân, tự vệ biển.

Từ những tổng kết khách quan thực tế về nhiệm vụ phòng thủ bờ biển và hải đảo. Những việc cấp thiết phải làm ngay: Thứ nhất là quyết định của Bộ trưởng bộ quốc phòng là chuẩn hóa, đồng bộ hóa cơ sở bản đồ địa hình vùng ven biển, lãnh hải và thềm lục địa, hệ thống bản đồ này là cơ sở đầu tiên cho nội dung công tác hiệp đồng quân binh chủng giữa các đơn vị lục quân phòng thủ bờ biển, các đơn vị lính thủy đánh bộ, các đơn vị hỏa lực của hạm đội và binh chủng pháo binh, tên lửa chiến trường trên cả công nghệ in ấn thông thường topographic và bản đồ kỹ thuật số digital. Chuẩn hóa hệ thống ký tín hiệu, nhận dạng mục tiêu và phân biệt địch ta trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông đa phương tiện cho tất cả các lực lượng tham gia bảo vệ bờ biển và hải đảo: Lục quân, không quân, hải quân, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển và lực lượng dân quân tự vệ biển đảo. 

Thứ ba, trong điều kiện hiện nay, thực hiện đồng bộ hóa trên nền tảng kỹ thuật số quản lý chiến trường, việc cơ cấu biên chế lại các cơ quan tham mưu cấp đơn vị binh chủng hợp thành sẽ gặp nhiều khó khăn, nhưng sẽ là không thừa nều biên chế một sĩ quan tham mưu được huấn luyện và chuẩn bị tốt, thực hiện thuần thục, nhuần nhuyễn nhiệm vụ hiệp đồng tác chiến với các lực lượng quân chủng khác trên hướng biển. Thứ tư là thực tế chiến tranh tương lai gần cho thấy, cần phải có một chương trình đầy đủ nhằm đào tạo và huấn luyện các sĩ quan – chuyên gia chuyên sâu trong lĩnh vực đổ bộ đường biển và chống đổ bộ không – biển.

Những biến động phức tạp của quan hệ kinh tê – chính trị - quân sự hải dương không có điều kiện cho bất cứ một thời gian nghiên cứu và thử nghiệm. Mọi hành động chuẩn bị cho thực tế xung đột và chiến tranh giới hạn trong khu vực nhằm bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia, dân tộc sẽ phản ánh mạnh mẽ trên tình hình địa chính trị khu vực lợi ích. Sẽ không có thời gian cho những bài học kinh nghiệm chiến trường. Những bài học phải được rút ra ngay từ tình hình thực tế chuẩn bị của các cường quốc biển và những hoạt động thực tế sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang Liên bang trên biển và hải đảo. Đồng bộ hóa công tác quản lý chiến trường biển đảo và nâng cao năng lực hiệp đồng tác chiến của các Quân chủng và lực lượng vũ trang, đó là nhiệm vụ khẩn cấp mà Hội đồng quốc phòng, Bộ quốc phòng liên bang với các quân chủng, các lực lượng vũ trang phải thực hiện hôm nay.

"Phà" Tankist thuốc hạm đội Biển Caspia ngày 18.11.42 bị nổ khi vận chuyển thuốc nổ, thùng thuốc nổ đã phá hủy toàn bộ con phá và 6 chiến sĩ hy sinh.

(Anatoly Tsyganok.
Giám đốc Trung tâm dự báo quân sự, thạc sĩ Khoa học quân sự)

(Theo nguồn tech.edu)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang