Trước sức mạnh đang lên và những tham vọng không giấu diếm của Trung Quốc, khả năng khống chế đại dương của hải quân Mỹ trong nhiều năm bị lung lay.
Trước tình hình này, Cơ quan nghiên cứu vũ khí tiên tiến DARPA đã phát triển tên lửa chống hạm mới để thay thế loại tên lửa AGM-84 Harpoon vốn đã phục vụ trong hải quân Mỹ hơn 2 thập kỷ như một hành động để khẳng định lại vị trí độc tôn trên biển của quốc gia này. Sự vượt trội về công nghệ chính là yếu tố giúp cho Mỹ đạt được vị trí siêu cường hàng đầu thế giới trong quá khứ. Trong thời điểm hiện tại, tại châu Á Thái Bình Dương, quy luật đó cũng không có ngoại lệ. Kể từ khi Liên Xô tan rã, Hải quân Mỹ không còn đối thủ và họ tự do hoạt động tại các vùng biển quốc tế và có thể triển khai quân viễn chinh gần như ngay lập tức tại mọi địa điểm trên thế giới. Tuy nhiên, trước sự phát triển siêu tốc của lực lượng quân đội Trung Quốc, đặc biệt là lực lượng hải quân với mong muốn cháy bỏng vươn ra biển lớn và tiềm lực gần như vô tận, vị trí thống trị đại dương của Mỹ đã bị quốc gia này đe dọa. Trước các mối đe dọa về các loại tên lửa chống hạm tầm xa của Trung Quốc (tên lửa C-803 tầm bắn 350 km, tên lửa đạn đạo chống hạm (ASBM) DF-21D tầm bắn 1.500 km...), vấn đề không chỉ đơn giản là cuộc chạy đua vũ khí, nó còn khiến Hải quân Mỹ phải đối mặt với việc trở lại với văn hóa sẵn sàng đối đầu với các nhiệm vụ có nguy cơ thiệt hại lớn, điều chưa từng có trong những năm Hải quân Mỹ không có đối thủ trên biển. Phiên bản tên lửa chống hạm LRASM-A có tốc độ bay dưới âm nhưng có tầm bắn tới 800 km. Hiện tại, Tập đoàn công nghiệp quốc phòng Lockheed Martin đang phát triển ít nhất 2 biến thể tên lửa chống hạm tầm xa LRASM (Long Range Antiship Cruise Missile). Biến thể thứ nhất, LRASM-A là tên lửa chống hạm tốc độ bay dưới âm có tầm bắn tới 800km và mang theo một đầu đạn nặng 454kg, vượt xa loại tên lửa Harpoon đang được trang bị đại trà trong Hải quân Mỹ chỉ có tầm bắn đạt 120km. Với tên lửa LRASM-A, các tàu chiến Mỹ có thể công kích đối phương từ khoảng cách gấp 6 lần khoảng cách của các vũ khí hiện tại. Biến thể tên lửa thứ hai được đặt mã hiệu LRASM-B là tên lửa sử dụng động cơ ramjet, được thiết kế với tốc độ bay tối đa lên tới 1.700 m/giây (gấp 5 lần vận tốc âm thanh) và có tầm bắn 320km. LRASM-B không những hiện đại hơn hẳn các tên lửa hiện Mỹ đang sở hữu mà nó còn vượt trội các loại tên lửa chống hạm đang được sử dụng trong quân đội các nước Nga, Trung Quốc. Ngoài ra, hải quân Mỹ cũng đang xúc tiến tăng tốc chương trình phát triển phiên bản chống hạm của tên lửa Tomahawk Block IV. Tất cả các hệ thống tên lửa trên được hy vọng sẽ hoàn thành và đi vào thử nghiệm từ khoảng cuối năm 2012, đầu năm 2013. Một số nhà phân tích cũng đặt nhiều nghi vấn về tính khả thi của dự án LRASM và nhất là về thông số của các tên lửa này có đạt được như đã đề ra hay không khi vẫn sử dụng những công nghệ đã cũ. Ví dụ tên lửa LRASM-B, được coi là loại tên lửa chống hạm có tính cách mạng của Mỹ nhưng lại sử dụng loại động cơ đã có tuổi đời lên đến 30 năm. Trong quá trình phát triển dự án, một thách thức nữa không thể bỏ qua là việc thiết kế bộ phận dẫn đường cho tên lửa có khả năng phát hiện, phân loại và bắt bám mục tiêu ở khoảng cách siêu xa trong khi các tên lửa phải thỏa mãn yêu cầu của Bộ Quốc phòng là có khả năng hoạt động hoàn toàn độc lập. Sở dĩ tên lửa chống hạm Mỹ nhất thiết phải có khả năng hoạt động không cần sự hỗ trợ dẫn đường từ các phương tiện khác do học thuyết quân sự Mỹ giả định trong tương lai các kẻ thù phải đối mặt của nước này đều sở hữu các công nghệ gây nhiễu điện tử mạnh đến mức có thể làm gián đoạn toàn bộ liên lạc từ tên lửa tới các phương tiện dẫn đường như máy bay, tàu chiến. Theo Quân đội Mỹ, các tên lửa này có thể nhận dữ liệu chia sẻ từ vệ tinh, máy bay nhưng phải có khả năng hoạt động độc lập không phụ thuộc vào các nguồn dữ liệu này. Phiên bản tên lửa chống hạm LRASM-B, sử dụng động cơ ramjet, có thể bay với tốc độ lên tới Mach 5 và có tầm bắn 320 km. Vấn đề đáng lo ngại nhất của hải quân Mỹ hiện nay là các tên lửa đạn đạo chống hạm của Trung Quốc. Các tên lửa này có tầm bắn từ 1.500 km (theo nghiên cứu của Mỹ) tới 2.700 km (theo công bố của Trung Quốc trên tờ China Daily. Điều này khiến việc các tàu chiến Mỹ dù vũ trang tên lửa chống hạm tầm bắn 800km vẫn phải đi vào khoảng cách nguy hiểm để phóng tên lửa nếu Trung Quốc đưa được những tên lửa ASBM lên tàu chiến của họ. Không khắc phục được điều này, việc Mỹ phải từ bỏ chuối đảo thứ hai (các đảo lập thành hàng rào thứ hai ngăn cách không cho Trung Quốc tiến ra biển Thái Bình Dương chạy từ bắc Nhật Bản cho đến New Guinea). Theo Sir Andrew Cunningham, Đô đốc hạm đội Địa Trung Hải của Hải quân Hoàng gia Anh, chỉ mất 3 năm để đóng được 1 chiếc hạm nhưng phải mất đến 3 thế kỷ để xây dựng một học thuyết tác chiến hải quân. Tuy nhiên, ngày nay trong cuộc chiến tranh chấp quyền thống trị Thái Bình Dương, tên lửa chống hạm không phải là yếu tố duy nhất quyết định và Mỹ sẽ không có khoảng thời gian tới 3 thế kỷ để xây dựng một học thuyết tác chiến mới cho phép họ chiếm ưu thế tuyệt đối như họ đã làm trước đây với Hải quân phát xít Nhật và Hải quân Xô Viết. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn LRASM-A. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn LRASM-A. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Năm, 1 tháng 9, 2011
>> Dự án duy trì vị thế bá chủ đại dương của Mỹ
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)