Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Tên lửa chống hạm

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa chống hạm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa chống hạm. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 6 tháng 4, 2013

>> Tên lửa Club: 'Sát thủ giấu mặt' kinh hoàng của tàu chiến mặt nước

Đa năng, mạnh mẽ, độc đáo và thiên biến vạn hóa, Club-M và Club-K có thể thay đổi hoàn toàn các nguyên tắc tiến hành chiến tranh hiện đại và làm rung chuyển các nền tảng của thương mại quốc tế

>> Việt Nam sẽ mua hệ thống tên lửa Club-K
>> Xem tên lửa Club-M khai hỏa
>> Tìm hiểu sức mạnh của tên lửa Iskander


Một hệ thống tên lửa bờ biển cơ động siêu hiện đại nữa của Nga là Kalibr-M (ký hiệu xuất khẩu là Club-M). Hệ thống dùng để phòng thủ chống hạm và tăng cường bảo vệ các mục tiêu ven biển, tiêu diệt các loại mục tiêu tĩnh và ít cơ động trên mặt đất bất kể ngày đêm và thời tiết.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Xe bệ phóng Kalibr-M / Club-M mang 4-6 ống phóng chứa tên lửa


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Club-M (Xe bệ phóng Kalibr-M / Club-M)

Kalibr-M (Club-M) được hãng Morinformsystema-Agat chế tạo trên cơ sở hệ thống tên lửa Kalibr (Club) do Công ty OKB Novator phát triển vào đầu thập niên 1990.

Ngoài các biến thể đầu tiên là Kalibr-NKE (Club-N) trang bị cho tàu nổi và Kalibr-PLE (Club-S) trang bị cho tàu ngầm các loại và Kalibr-A (Club-A) trang bị cho máy bay, Morinformsystema-Agat tiếp tục phát triển thêm các biến thể Club-U (thiết kế module) dành cho tàu nổi, Club-K bố trí trong container triển khai trên trận địa bờ biển, tàu hỏa, xe tải hay tàu biển.

Mới đây, các công ty Morinformsystema-Agat, NPP radar-MMS và Ilyushin đã ký hợp đồng chế tạo biến thể Club lắp trên máy bay vận tải Il-76, có thể phóng các tên lửa của Club-K và dự kiến phóng thử lần đầu vào cuối năm 2011-năm 2012.

Hệ thống tên lửa bờ biển đa năng Kalibr-M/Club-M bao gồm: 1 xe bệ phóng; 3 xe tiếp đạn; các tên lửa hành trình 3M-54E, 3M-54E1 và 3M-14 trong các ống phóng; 1 xe bảo đảm kỹ thuật; 1 xe thông tin và điều khiển; các thiết bị bảo đảm và cất giữ tên lửa.

Được trang bị tên lửa chống hạm siêu âm, bay bám mặt biển 3M-54E, tầm bắn 220 km, tên lửa chống hạm dưới âm, bay bám mặt biển 3M-54E1, tầm bắn 300 km (có khả năng làm tê liệt, thậm chí đánh chìm tàu sân bay) và tên lửa hành trình dưới âm, tấn công mặt đất chính xác cao 3M-14E, tầm bắn 275 km; với 1 hệ thống điều khiển duy nhất nên Kalibr-M (Club-M) có tính linh hoạt, hiệu quả cực kỳ cao và tính vạn năng trong sử dụng, kể cả ở chiến trường hoàn toàn trên bộ.

Vì thế, Kalibr-M (Club-M) cho phép xây dựng hệ thống phòng thủ vạn năng, đồng thời có thể sử dụng như hệ thống tấn công mặt đất ở chiến trường trên bộ thuần tuý.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Các tên lửa hành trình chống hạm siêu âm 3M-54E (trên) và 3M-54E1 Club (okb-novator.ru)

3M-54E (SS-N-27 Sizzler) mang phần chiến đấu 200 kg, dùng để tiêu diệt tàu nổi các loại (tàu tuần dương, khu trục, đổ bộ, vận tải, tàu tên lửa cỡ nhỏ…) đơn lẻ hay trong đội hình tốp. Phần lớn đường bay, tên lửa bay với tốc độ dưới âm, khi cách mục tiêu 20 km, tên lửa đột ngột tăng tốc lên tốc độ khủng khiếp 2,9M khiến phòng không tàu địch cực kỳ khó chặn đánh. Biến thể 3М54E1 có phần chiến đấu nặng gấp đôi (400 kg) và tầm bắn xa hơn (300 km).

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa tấn công mặt đất 3M-14E (army-news)

Tên lửa tấn công mặt đất 3M-14E bay bám địa hình, sử dụng hệ dẫn vệ tinh GLONASS hay GPS chính xác cao và đầu tự dẫn radar chủ động, dùng để tiêu diệt các mục tiêu quân sự, hành chính, kinh tế cố định như hạ tầng công nghiệp, trung tâm phát thanh-truyền hình, các sở chỉ huy, sân bay... trên lãnh thổ đối phương.

Vũ khí chiến lược rẻ tiền Club-K

Một bước phát triển có tính cách mạng trong lĩnh vực tên lửa đối hạm và của họ tên lửa Club là hệ thống tên lửa Club-K với các tên lửa được bố trí trong một container tiêu chuẩn và cơ chế tự hoạt phóng tên lửa. Điều đó làm thay đổi tận gốc chiến thuật và chiến lược sử dụng tên lửa.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Club-K ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu trên tàu chở container (army-news)

Club-K do Tập đoàn Morinformsystema-Agat phát triển, là hệ thống tên lửa lắp trong containter tàu biển và dùng để tiêu diệt nhiều loại mục tiêu mặt nước và mặt đất. Club-K có thể bố trí trên bờ, tàu biển, tàu hỏa và ô tô tải.

Club-K bề ngoài trông giống như một container chở hàng tàu biển tiêu chuẩn loại 20 ft (6 m) hay 40 ft (12 m). Nhờ cách ngụy trang đó, nên hầu như không thể phát hiện Club-K cho đến khi nó được kích hoạt. Đây chính là điểm khác biệt lớn nhất và đặc sắc của Club-K.

Club-K gồm một bệ phóng nâng với 4 tên lửa hành trình chống hạm Kh-35UE (hoặc các tên lửa Club là 3M-54KE, 3M-54KE1 và 3М-14KE) giấu kín trong container chở hàng tiêu chuẩn với kíp chiến đấu 2 người điều khiển hệ thống làm nhiệm vụ liên lạc vệ tinh và dẫn tên lửa vào mục tiêu.

Tùy chủng loại, tên lửa có tầm bắn từ 12,5-300 km, độ cao bay tiếp cận mục tiêu từ 5-10 m, trọng lượng phần chiến đấu 200-450 kg.

Hệ thống Club-K bao gồm: module phóng vạn năng USM, module điều khiển chiến đấu MBU và module cấp nguồn và bảo đảm sinh hoạt MEZh. Mỗi module được bố trí gọn trong một container tàu biển tiêu chuẩn.

Module USM chứa 4 tên lửa hành trình, trước khi phóng tên lửa được dựng thẳng đứng.

Club-K có thể phối hợp hoạt động với hệ thống định vị vệ tinh GPS và GLONASS, sau này có thể tương thích với hệ thống Beidou-2 của Trung Quốc và Galileo của châu Âu.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Module chỉ huy chiến đấu MBU của Club-K (army-news)

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Club-K tại triển lãm MMVS-2011 (army-news)

Club-K là vũ khí dùng để trang bị cho các tàu dân sự được động viên trong thời kỳ nguy cơ.

Khi xảy ra xâm lược, quốc gia duyên hải có thể nhanh chóng có được một hạm đội nhỏ để chiến đấu chống lực lượng tấn công đường biển của kẻ thù tiềm tàng.

Các container này được bố trí trên bờ biển và bảo vệ bờ biển chống các tàu đổ bộ đang lại gần, có nghĩa đây là vũ khí phòng thủ rất hiệu quả, hơn nữa giá lại rất rẻ - chỉ gần 15 triệu USD cho một hệ thống cơ bản (3 container, 4 tên lửa).

Số tiền đó nhỏ hơn hàng chục lần giá một khinh hạm hay corvette thường dùng để phòng thủ đường bờ biển.

Vì thế, các nhà thiết kế Nga gọi Club-K là “vũ khí chiến lược rẻ tiền”.

Club-K có khả năng thay thế cả các tàu chiến lẫn máy bay hải quân. Đối với những nước không giàu có với đường bờ biển dài thì đây là giải pháp lý tưởng thay thế cho việc mua sắm các vũ khí đắt tiền.

Ác mộng ám ảnh

Sự phổ biến của các tên lửa chống hạm Club, Yakhont, BrahMos, DF-21 và ngư lôi Shkval làm cho Mỹ và phương Tây rất đau đầu nghĩ kế đối phó. Theo các chuyên gia Mỹ, tên lửa Club, Yakhont, BrahMos đang làm thay đổi tư duy trong lĩnh vực phòng thủ tên lửa cho hạm tàu.

Các tên lửa chống hạm SS-N-27 Sizzler (Club) khiến họ sợ hãi bởi vũ khí khủng khiếp này có tầm bắn xa, tốc độ siêu âm, thủ đoạn cơ động và tấn công tinh quái. Ấn Độ, Trung Quốc, Algeria hiện đã có tên lửa Club, còn Việt Nam, Syria, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Iran cũng đã mua hoặc muốn mua các tên lửa này.

Các chuyên gia quân sự Mỹ không tin chắc các tàu chiến Mỹ có khả năng đánh chặn tên lửa chống hạm Club. Phó đô đốc Hải quân Mỹ Tim Keating từng tuyên bố, Mỹ không có khả năng đối phó với các tên lửa như vậy. Vì vậy, trong nhiều năm nay, hạm đội Mỹ ráo riết chuẩn bị đối phó với tên lửa Club. Mỹ đã phát triển và mua sắm bia bay siêu âm, bay bám mặt biển GQM-163A Coyote SSST để kiểm tra khả năng chống tên lửa siêu âm Club của các hệ thống phòng không hạm tàu Mỹ.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Club-K trà trộn trong hàng ngàn container tàu biển

Hệ thống tên lửa trong container Club-K cũng khiến giới quân sự phương Tây thực sự kinh hoàng. Họ cho rằng, Club-K có thể thay đổi hoàn toàn các nguyên tắc tiến hành chiến tranh hiện đại và làm rung chuyển các nền tảng của thương mại quốc tế. Họ đặt biệt danh cho Club-K là “chiếc hộp Pandora”, “sát thủ tàu sân bay” vì mối nguy hiểm chết người trong vẻ ngoài vô hại của nó.

Đặc điểm chủ yếu và đặc sắc nhất ở đây là toàn hệ thống có dạng 3 container tàu biển tiêu chuẩn 20 hay 40 ft, có thể bố trí trên mặt đất, xe tải, toa xe hỏa, các tàu biển, được ngụy trang tuyệt vời, có thể bất thần tấn công mà không hề có dấu hiệu báo trước nào. Vì thế, các tàu chiến đối phương chỉ còn biết trông cậy vào hệ thống phòng không của bản thân.

Bất cứ hệ thống trinh sát đường không và trinh sát kỹ thuật dù tinh vi đến đâu cũng bó tay, không thể phát hiện ra Cub-K trong hàng trăm, hàng ngàn, hàng trăm ngàn container rải khắp các hải cảng, nhà ga hay chuyên chở trên vô số tàu biển, tàu hỏa, xe tải chở container.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đối hạm Kh35E (trên, ktrv)và Kh-35UE tại triển lãm MMVS-2011 (army-news)

Đối phương sẽ phải trinh sát kỹ càng hơn khi lên kế hoạch tấn công. Theo quy luật, khi tấn công, đối phương trước hết chế áp các phương tiện phòng không, sau đó mới đánh tan tành hệ thống phòng thủ bờ biển. Nhưng ở đây bên tấn công chẳng thể làm gì được khi hàng trăm, thậm chí hàng ngàn và thậm chí hàng chục ngàn mục tiêu giả (các container bình thường vốn được coi là “hồng cầu của thương mại thế giới”).

Điều đó sẽ buộc các tàu sân bay phải giữ mình xa bờ hơn, nên hạn chế được tầm hoạt động của máy bay từ tàu sân bay, hoặc khi chiến dịch đổ bộ xảy ra thì một phần các container có thể mở nắp và tiễn đưa các tàu đổ bộ xuống đáy biển cùng với binh lính cùng vũ khí trang bị, tổn thất sẽ vô cùng lớn. Ba là nó cho phép giữ ở gần bờ hơn các phương tiện sát thương quan trọng nhất và lực lượng dự bị. Bởi lẽ các tàu sân bay đã đuổi ra xa thì khả năng tác động đối với bờ biển sẽ giảm mạnh.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Club-K tại triển lãm MMVS-2011 (army-news)

Thậm chí có ý kiến khẳng định rằng, nếu như vào năm 2003, Iraq có các Club-K thì Mỹ không thể tiến vào vịnh Persique được vì bất kỳ tàu hàng dân sự nào trong vùng vịnh cũng tiềm ẩn mối đe dọa đối với các tàu quân sự và hàng hóa.

Chính vì vậy, “sát thủ giấu mặt” Club-K có thể tạo ra tiềm lực nguy hiểm cho hải quân các quốc gia đối địch với phương Tây và cơ hội phổ biến tên lửa hành trình chưa từng có. Các chuyên gia Lầu Năm góc rất lo sợ khi Nga công khai chào bán hệ thống Club-K cho tất cả các nước đang có nguy cơ bị Mỹ tấn công. Họ cho rằng, Club-K có thể gây mất ổn định tình hình trên thế giới nếu được trang bị cho Venezuela và Iran.

Sự phổ biến của các vũ khí như Club-K cũng có thể làm gia tăng nguy cơ xảy ra xung đột quân sự bất ngờ trên các vùng biển tranh chấp.

Một vài hình ảnh trong Clip giới thiệu về hệ thống tên lửa Club của Nga :

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Club-K thiên biến vạn hóa

Thứ Sáu, 30 tháng 3, 2012

>> Việt Nam tiếp tục nhận các lô hàng tên lửa


Trong năm 2011 và 2012, Tập đoàn Vũ khí tên lửa chiến thuật Nga sẽ thực hiện hợp đồng "Vietnam-15" trị giá 31,83 triệu USD.


>> Tên lửa Uran (Kh-35) : Cơn ác mộng của tàu chiến

Theo đó, tập đoàn sẽ cung cấp linh kiện khí tài và công nghệ nâng cấp tên lửa hàng không tự dẫn truyền hình Kh-29T và dẫn lade bán chủ động Kh-29L lên chuẩn Kh-29TE cho Việt Nam.

Thông tin trên được đề cập trong Báo cáo hoạt động của Tập đoàn này, mới được công bố gần đây.

Trong đó cũng nhấn mạnh, Việt Nam không chỉ là khách hàng quan trọng mà đã trở thành đối tác tin cậy, khi hai bên đã ký kết những dự án hợp tác chung, tiêu biểu nhất là Chương trình hợp tác trong lĩnh vực phát triển và sản xuất tổ hợp tên lửa tàu chiến Uran-EV.

Theo báo cáo, Tập đoàn Vũ khí tên lửa chiến thuật đã ký kết với đối tác Việt Nam 6 hợp đồng thương mại với các số hiệu Vietnam-7, Vietnam-9, Vietnam-10, Vietnam-11, Vietnam-12 và Vietnam-15.

Trước đó, Tập đoàn này đã thực hiện hợp đồng ký năm 2010 với Việt Nam về cung cấp các bộ phận linh kiện để nâng cấp tên lửa Kh-29T và Kh-29L lên chuẩn Kh-29TE với giá trị 570.000 USD.

Theo báo cáo của Tập đoàn này, trong năm 2009 Việt Nam đã nhận lô hàng tên lửa huấn luyện 3M-24EMB trị giá 2,359 triệu USD.

Ngoài ra, Việt Nam đã đặt hàng tên lửa 3M-24E trị giá 23,4 triệu USD.

Theo báo cáo của Tập đoàn Vũ khí tên lửa chiến thuật, năm 2011 là thời hạn bàn giao cho Việt Nam lô hàng tên lửa Kh-31A trị giá 49,65 triệu USD. Loại tên lửa này được thiết kế cho máy bay Su-30MK2 của Việt Nam.

Ngoài ra, Tập đoàn này cũng đang thực hiện các hợp đồng trị giá hơn 105 triệu USD cho đối tác Việt Nam với thời hạn bàn giao đến năm 2014. Trong đó, tính riêng các năm 2013-2014 sẽ bàn giao gói hợp đồng trị giá 98 triệu USD.

Báo cáo của Tập đoàn cũng cho biết, năm 2011 họ thực hiện bàn giao cho Việt Nam lô hàng bom KAB trị giá 11,17 triệu USD.

Cũng trong năm 2011, Việt Nam đã được bàn giao gói hợp đồng trị giá 89,17 triệu USD về cung cấp tổ hợp phương tiện chế áp hàng không ASP.


http://nghiadx.blogspot.com
Việt Nam chi hàng chục triệu USD để mua tên lửa hiện đại của Nga.


Báo cáo cũng đề cập đến Chương trình hợp tác trong lĩnh vực phát triển và sản xuất tổ hợp tên lửa tàu chiến Uran-EV với tên lửa chống tàu Kh35-EV.

Trong những năm qua, Việt Nam đã trở thành đối tác quan trọng đối với Nga trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự và thương mại quân sự. Các sản phẩm vũ khí Nga luôn là ưu tiên đối với Việt Nam.

Các dòng tên lửa Kh-31 (tên lửa siêu âm hàng không), Kh-35 (tên lửa hành trình chống tàu tầm thấp) của Tập đoàn Vũ khí tên lửa chiến thuật đã được biết đến rộng khắp trên thế giới.

Những loại tên lửa này có thể giải quyết các nhiệm vụ tiêu diệt mục tiêu trong một cuộc tấn công với mọi điều kiện thời tiết, cả ban ngày và ban đêm, có khả năng vượt qua các hành động chống trả của đối phương bằng radar cũng như bằng các vũ khí phòng thủ khác.

Thứ Bảy, 24 tháng 3, 2012

>> Tên lửa Uran (Kh-35) : Cơn ác mộng của tàu chiến


Tên lửa Kh-35 (Х-35) ( mã số nhà máy 3М24) được chế tạo để tiêu diệt các tầu đổ bộ các chiến hạm mặt nước, tầu vận tải trong biên chế của các chiến đoàn chủ lực (congvoa quân sự) hoặc các tầu chiến đấu đơn lẻ có lượng giãn nước đến 5000 tấn, tên lửa có cấu trúc thiết kế tương tự như tên lửa chống tầu AGM-84 "Harpoon" của Mỹ.



http://nghiadx.blogspot.com
Monliya - Hải quân Việt Nam


>> 'Bức màn sắt' bên bờ biển của Nga

Phương tiên mang: Chiến hạm trên mặt biển, xe vận tải, máy bay chiến đấu, máy bay trực thăng.

Hệ thống điều khiển bắn: Tên lửa mang đầu đạn tự dẫn radar, bắn theo tọa độ dẫn bắn bằng radar, dẫn đường bằng hệ thống vệ tinh Glonass. Có thể sử dụng cả hệ thống GPS

Đầu đạn: nổ phá mảnh, xuyên vỏ thành tầu

Sử dụng: Chống tầu

Nước sản xuất: Liên bang Nga

Tầm bắn cực đại: đến 260 km

Năm sản xuất: 1992.

Chương trình phát triển tổ hợp tên lửa chống tầu Uran với tên lửa hành trình Kh-35 được sử dụng để lắp đặt trên các các chiến hạm có lượng giãn nước trung bình và nhỏ, các tầu tuần tiễu phóng tên lửa được thực hiện theo Chỉ lệnh của Bộ quốc phòng Liên bang Xô viết và Ủy ban trung ương Đảng công sản Liên xô ngày 16 tháng 4 năm 1984. Nhà sản xuất chính: Trung tâm nghiên cứu thiết kế và thử nghiệm Zvezda ( hiện nay đang trực thuộc tập đoàn chế tạo " Vũ khí tên lửa chiến thuật”. Chỉ huy trưởng thiết kế, tổng công trình sư G.I.Khokholov.

Tên lửa có thể tác chiến trong điều kiện thời tiết chiến trường phức tạp, trong điều kiện nhiễu cao độ và hỏa lực chống trả dữ dội của đối phương. Tên lửa có thể sử dụng phóng một đạn hoặc phóng theo loạt đạn vào một hoặc nhiều mục tiêu.

Trên thiết kế cơ sở của tên lửa Kh – 35 ngoài tổ hợp tên lửa trên tầu Uran, còn có các thiết kế model phòng thủ bờ biển tổ hợp Bal-E, hoặc lắp đặt trên máy bay chiến đấu – đối với máy bay chiến đấu có model cải tiến nâng cấp Kh-35U và lắp đặt trên máy bay trực thăng chiến đấu Kh-35V. Model lắp trên các máy bay trực thăng chiến đấu như Ka -27 và Ka-28, máy bay chiến đấu như MiG-29K; MiG-29SMT, Su-30MK, Su-35, Yak – 141, máy bay ném bom chiến trường loại Su-24M, máy bay chống ngầm Tu-142M và các loại phương tiện bay khác của nước ngoài. Đồng thời, do kích thước nhỏ gọn, tổ hợp có thể lắp đặt trong các container 20’ mang tên là Club-K, được giới thiệu tại Triển lãm Hải quân Quốc tế IMDS-2011 tại Sant Peterburg. Tổ hợp này được phát triển và sản xuất bởi công ty Cổ phần"Concern Morinformsystem," Agate " hợp tác với Công ty CP " Typhoon " và tập đoàn " Tactical Missiles ".

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa chống tầu Kh-35 trên xe tên lửa phòng thủ bờ biển


http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa Kh - 35 trong thùng container 20', phương án tác chiến phi đối xứng


Trong giai đoạn ngày nay, tập đoàn "Tactical missiles” giới thiệu tên lửa nâng cấp và cải tiến Kh-35UE, lắp đặt cho các tổ hợp vũ khí đã nêu với các tính năng kỹ chiến thuật cao gấp hai lần so với các thông số ban đầu ( tầm bắn từ 120 km lên đến 260 km). Ở phương Tây, tên lửa được mang mã hiệu AS-X-20 Harpoonsky .

Lần đầu tiên Kh-35 được giới thiệu vào năm 1992 tại triển lãm hàng không "Mosaeroshow-92" ở Moscow. Tên lửa lắp đặt trên các chiến hạm được xuất khẩu sang Ấn độ và Việt Nam.

Ngày 15 tháng 2 năm 2012 theo nguồn tin ITAR-TASS Việt Nam dưới sự giúp đỡ của Liên bang Nga sẽ triển khai dây chuyền sản xuất sản xuất tên lửa chống tầu Uran. Thông báo với các phóng viên tại cuộc họp báo Giám đốc Cục Hợp tác Kỹ thuật Quân sự Liên bang Nga (FS MTC) Mikhail Dmitriev. Ông nhận định, tổ hợp sản xuất tên lửa Uran sẽ được triển khai theo sơ đồ, tương tự như sơ đồ sản xuất và công nghệ hợp tác quân sự giữa Ấn Độ và Liên bang Nga theo dự án tên lửa chống tầu BraMos hiện đang rất thành công.

Cấu tạo chung

http://nghiadx.blogspot.com
Cấu tạo tên lửa Kh-35


Tên lửa Kh-35 được thiết kế theo mô hình khí động học tối ưu với 4 cánh gấp và sáu cánh đuôi điều khiển được kéo dài. Phần dưới của tên lửa có mặt cắt hình vòm để hút không khí vào động cơ phản lực. khi tên lửa bay ở chế độ hành trình, sử dụng động cơ tuốc bin phản lực có kích thước nhỏ, hoạt động bằng dầu máy bay. Các tên lửa hành trình phóng từ máy bay và từ chiến hạm có các cánh điều khiển chữ thập được kéo dài và có thể gập lại trong ống phóng, tên lửa có ống phóng tăng tốc phản lực sử dụng nhiên liệu rắn, được gắn nối tiếp cùng với động cơ phản lực hành trình. Trên máy bay trực thăng, ống phóng tăng tốc phản lực nhiên liệu rắn có tổng xích ma lực đẩy nhỏ hơn so với trên chiến hạm.

http://nghiadx.blogspot.com
Sơ đồ thiết kế Kh-35


Đầu tự dẫn tên lửa được sử dụng trong giai đoạn cuối của hành trình – sử dụng ra dar chủ động, có khả năng hoạt động rất tin cậy trong môi trường nhiễu cao độ. Hệ thống điều khiển bay autopilot của tên lửa là tổ hợp của hệ thống đạo hàng quán tính và dẫn đạn bằng radar chủ động. Hệ thống dẫn đạn và thiết bị đo độ cao cho phép tên lửa bay ở tầm bay thấp đến mục tiêu với tốc độ cận âm. Hiện nay, các nhà chế tạo cũng đang phát triển tên lửa có đầu tự dẫn bằng hồng ngoại.

http://nghiadx.blogspot.com
Đầu đạn tự dẫn của tên lửa Kh-35


Đầu dẫn đạn tên lửa ARGS 35 được chế tạo và phát triển của Trung tâm nghiên cứu thiết kế chế tạo của Tổ hợp khoa học chế tạo radar "Radar MMS” radar cho phép phát hiện mục tiêu trên mặt nước, lựa chon mục tiêu được chỉ thị tiêu diệt, xác định vị trí mục tiêu theo lằn nước và theo góc so với trục trung tâm của đạn. khoảng cách từ đạn đến mục tiêu và tốc độ tấn công mục tiêu, truyền thông số vào hệ thống điều khiển bay của đạn tên lửa. Nắp chụp giảm sức cản không khí của đầu dẫn tên lửa được làm từ sợi thủy tinh EDT-10kv, được phát triển bởi Trung tâm Viên nghiên cứu và chế tạo các sản phẩm phi mê tan, sản xuất bởi tập đoàn chế tạo thiết bị " Technology” thành phố Obnhinsk, nắp chụp có khối lượng 2 kg đảm bảo góc lệch khúc xạ ánh sáng không lớn hơn 25 li giác, độ xuyên thấu của các tia sóng radio không thấp hơn 85%.

Hệ thống điều khiển của tên lửa Kh-35UE được bổ xung thêm hệ thống dẫn đường vệ tinh và đầu tự dẫn radar chủ động và thụ động. Khả năng phát hiện mục tiêu đạt tầm xa là 50 km, tầm bắn của tên lửa lên đến 260 km. Tên lửa cũng nhận được thêm những khả năng mới: có 4 điểm thay đổi quỹ đạo đường bay, có khả năng bay vòng quanh các hòn đảo, tấn công mục tiêu trong vùng nước hẹp, các vịnh nhỏ và các vùng nước ven bờ. Như vậy, tên lửa Kh-35UE có khả năng tấn công các mục tiêu ngay tại cửa sông, cửa biển, hải cảng và khi tầu đi sát ven bờ.

Khả năng đâm xuyên của tên lửa Kh35 với khối nổ phá mảnh và gây cháy cho phép tên lửa tấn công rất hiệu quả với các mục tiêu có lượng giãn nước đến 5000 tấn. Hiệu quả tác chiến của tên lửa đạt được nhờ khả năng quỹ đạo bay rất thấp, từ 3-5 m so với mặt nước biển phụ thuộc vào độ cao của sóng biển, tạo nhiều khó khăn cho các hệ thống chống tên lửa của các chiến hạm, đồng thời, các phương tiện mang tên lửa có thể tấn công mục tiêu nằm khi đang nằm ngoài vùng hoạt động của hệ thống phòng không đối phương. Kiểm tra trạng thái của tên lửa, đưa các thông số dữ liệu nhiệm vụ và triển khai lệnh phóng đạn tự động, thời gian chuẩn bị cho phóng đạn từ trạng thái lưu trữ khoảng 60 giây.


Video tên lửa Kh-35

Đối với phương án tên lửa Kh-35 phòng từ máy bay chiến đấu sử dụng các hệ thống phóng đạn trên không, có nhiệm vụ giữ đạn chắc chắn vào máy bay, kết nối tên lửa với các trang thiết bị điều khiển trên máy bay chiến đấu hoặc máy bay trực thăng như thiết bị dẫn bắn và duy trì trạng thái chiến đấu của tên lửa. Các giá treo tên lửa có thể là APU-78 hoặc AKU-58.

Những đặc điểm ưu thế của tên lửa Kh-35 là:

- Trần bay của tên lửa đảm bảo quỹ đạo của Kh-35 rất khó phát hiện khi tấn công chiến hạm đối phương, từ đó làm cho nó khó bị phát hiện và bắn hạ bằng các phương tiện phòng không, bao gồm cả phòng không tầm thấp;

- Kích thước nhỏ của tên lửa làm giảm độ phản xạ hiệu dụng của tên lửa trên màn hình radar;

- Có thể mang được một cơ số đạn đáng kể trên một phương tiện mang (8-16 tên lửa) và không cần nhiều phương tiện cùng một lúc;

- Có thể bắn loạt với giãn cách là 3s, cho phép tăng cường khả năng tiêu diệt tầu của đối phương.;

- Tổng hợp hệ thống điều khiển tên lửa (đạo hàng quán tính + radar dẫn đạn chủ động) cho phép giảm khả năng phát hiện tên lửa ở giai đoạn phóng đạn, tăng cường độ ổn định khi chiến đấu;

- Có khả năng tiêu diệt nhiều loại tầu cùng một lúc tàu hộ tống, tàu khu trục, tàu tên lửa……. với lượng giãn nước nhỏ đến 5000 tấn.;

- Lắp đặt tên lửa Kh-35 từ nhà máy chế tạo vào thùng phóng đóng kín cho phép thay thế và bổ xung tên lửa nhanh chóng ở căn cứ;

- Sử dụng hệ thống điều khiển, xử lý thông tin và hiển thị thông tin cho phép tấn công và tiêu diệt hiệu quả các chiến hạm của đối phương.;

- Cho phép cải tiến tên lửa và nâng cấp không giới hạn, ví dụ có thể sử dụng nhiên liệu có hiệu năng cháy tốt hơn sẽ làm tăng tầm bắn của tên lửa.

Đồng thời, do hệ thống điều khiển gọn nhẹ, tổ hợp phóng đạn có kích thước nhỏ, do đó, tên lửa Kh-35 trên thực tế trở thành vũ khí phi đối xứng, phi tiêu chuẩn do có thể lắp được trong các container nhỏ 20’ trên các loại tầu, thuyền trở hàng cũng như du lịch, hoặc trên các căn cứ nhỏ ven biển, hải đảo nhỏ, nhà dàn. Từ đó, tăng cường năng lực phòng thủ của các nước có công nghiệp quốc phòng phát triển thấp, và gây rất nhiều khó khăn cho các lực lượng tấn công tiêu chuẩn.

http://nghiadx.blogspot.com
Sơ đồ vùng phóng đạn của tên lửa Kh-35


Những điểm yếu của Kh-35 có thể kể đến là:

- Tầm bắn của tên lửa chưa đủ xa, buộc các phương tiện bay mang tên lửa phải đi vào vùng hoạt động của hệ thống phòng không tầm xa của đối phương;

- Tốc độ bay của tên lửa tương đối thấp, do đó khả năng bị hỏa lực phòng không của tầu đối phương đánh chặn tương đối.

- Hệ thống điều khiển tên lửa chưa cho phép tên lửa có khả năng tấn công các mục tiêu trên bờ biển và vào sâu trong đất liền.

Tổ hợp tên lửa trên tầu Uran-E (Уран-Э)

http://nghiadx.blogspot.com


Tổ hợp tên lửa chống tầu Uran-E trang bị tên lửa Kh-35 được sử dụng để tiêu diệt các xuồng tên lửa, phóng lôi và các tầu pháo, đồng thời tấn công tiêu diệt các chiến hạm, tầu vận tải, tầu đổ bộ của đối phương có lượng giãn nước đến 5000 tấn trong đội hình tác chiến của đối phương, đội hình hành quân và đổ bộ, tấn công các tầu đơn lẻ trong điều kiện gây nhiễu và chế áp điện tử cao độ, đồng thời nhiễu hỏa lực mạnh của đối phương.

Trang thiết bị cấu thành của tổ hợp Uran-E:

- Tên lửa hành trình chống tầu Kh-35.

- Container ống phóng tên lửa.

- Ống phóng tên lửa.

- Hệ thống điều khiển tên lửa tự động hóa.

- Hệ thống trang thiết bị kiểm tra tên lửa tại căn cứ.

Tổ hợp được biên chế trên những tầu hộ tống tên lửa, tầu tuần biển, các tầu hàng nhẹ phóng tên lửa, đồng thời cũng được lắp đặt trên các chiến hạm của Liên bang Nga và các chiến hạm nước ngoài khi nâng cấp, cải tiến hoặc đóng mới. Ví dụ: Tổ hợp có thể được lắp đặt trên tầu phóng tên lửa model 20970 Katran, phát triển bởi tập đoàn nhà máy đóng tầu Almaz. Khi lắp đặt tổ hợp Uran-E với 8 tên lửa chống tầu 3M24E (Kh-35) trên 2 bệ phóng , sức mạnh chiến đấu của 20970 Katran mạnh lên gấp 3 lần so với dự án 205 (xuồng phóng tên lửa hạng nhẹ 205 ER. Chỉ thị mục tiêu trên mặt nước được đảm bảo bằng hệ thống radar 3TS25E (3Ц25Э ) với 2 chế độ phát sóng chủ động và thụ động trên cơ chế chỉ thị mục tiêu. Số lượng lớn tên lửa Kh-35E trên phương tiện mang (8-16 tên lửa) với thời gian giãn cách phóng đạn đảm bảo một số lượng lớn tên lửa cùng tấn công một mục tiêu trên trần bay thấp.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu Monliya với 4 bệ phóng tên lửa Uran-E


Trên tầu phóng tên lửa Monliya dự án 1241.8 (lượng giãn nước 510 tấn, tốc độ 40 knots.) lắp đặt 16 tên lửa của tổ hợp Uran – E, theo từng bệ phóng với 4 tên lửa một bệ phóng. Chỉ thị mục tiêu và dẫn bắn được thực hiện bằng tổ hợp ra dar trên biển Garpun-Ball. Có khả năng lắp đặt tổ hợp trên tầu tuần biển dự án 11541 Korsar và lắp đặt trên các tầu tuần tiễu dành cho xuất khẩu thế hệ mới A-1700.

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Mô phỏng 3D tên lửa Kh-35 và bệ phóng tên lửa gắn trên chiến hạm


Bệ phóng tên lửa 3S-24E cho phép phóng tên lửa trên tầu, lưu giữ và bảo quản tên lửa, còn cho phép chuyển tên lửa từ trên căn cứ xuống tầu an toàn, tránh được va đập khi sóng lớn. Bệ phóng cũng làm giảm đáng kể những xung động, rung lắc và tác động ngoại lực lên tên lửa khi cơ động trên biển, khi tác chiến – vụ nổ của bom, ngư thủy lôi gần tầu hoặc các xung động từ các loại vũ khí khác.

Bệ phóng tên lửa là một bộ giá đỡ khung thép chịu lực, phía trên của bộ giá đỡ đó có các bộ phận lắp đặt và khóa giữ các ống phóng tên lửa, phía dưới là các bộ phận gắn kết giá đỡ với boong tầu, các bộ phận này sẽ liên kết với các bộ phận đỡ trên boong tầu đễ khóa giữ giá đỡ bệ phóng tên lửa. Bộ phận đỡ khung bệ phóng tên lửa được thiết kế để đặt bệ phóng và khóa khung bệ phóng tên lửa, các bộ phận đỡ được chế tạo có thiết bị giảm giật, xóc bằng lò xo nén, cho phép giản các chấn động khi lắp đặt đồng thời cũng phân tán, làm giảm các chấn động thân tầu lên tên lửa khi cơ động và chiến đấu. Các dây cáp điện có giắc cắm nhiều chân, gắn kết từ bệ phóng tên lửa sẽ gắn kết với hệ thống điều khiển tên lửa với hệ thống điều khiển và kiểm soát phóng đạn trên boong tầu.

Tên lửa Kh-35 được lắp đặt trong container ống phóng hình trụ với các đường dẫn hướng gắn ở phía bên trong. Hai đầu được bịt bằng các nắp đậy, các nắp đậy sẽ được mở ra bằng cơ cấu lò xo sau khi các bulong có gắn đầu nổ hoạt động. Trên thân của các container ống phóng có các khung thép hình vuông, dùng để lên kết các ống phóng tên lửa container vào một cụm và đặt các ống phóng tên lửa lên giá đỡ bệ phóng tên lửa. Sau khi sử dụng, các ống phóng tên lửa được đưa về xưởng bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa và lại tiếp tục được sử dụng lại.

Bệ phóng tên lửa và các ống phóng gắn kết với nhau trên boong tầu theo một góc là 35o. Mỗi bệ phóng cho phép lắp đặt 4 ống phóng tên lửa. Trong biên chế trên tầu có thể có thêm thiết bị để lắp đặt cụm ống phóng tên lửa lên bệ phóng thân tầu. Trong trường hợp các tầu hoạt động có mang theo các cụm ống phóng tên lửa (biên chế bổ xung).

Kiểm soát tình trạng sẵn sàng chiến đấu của tên lửa, chuẩn bị cho phóng tên lửa, thu thập thông tin, xử lý thông tin và đưa các thông số chỉ thị mục tiêu trước khi bắn được thực hiện bằng hệ thống điều khiển trên boong tầu. Hệ thống này cũng được thiết kế theo kiểu module hóa, trong 2 thùng container, có diện tích khoảng 15 và 5 m3. Phía bên trong container có thiết bị điều khiển trung tâm, thiết bị thu thập thông tin analog, thiết bị điều khiển nguồn điện cung cấp, phía trong có trạm nguồn cung cấp điện, hai thiết bị kết nối với bệ phóng tên lửa và tên lửa, hai hòm kết nối và biến điện. Từ kết cấu nói chung của tổ hợp Uran-E cho thấy. Tổ hợp tên lửa Uran-E hoạt động hoàn toàn độc lập, sử dụng triệt để các kết nối tích hợp với các thiết bị ngoại vi nhưng hoàn toàn không phụ thuộc vào hoạt động thân tầu, do đó, tổ hợp này có thể lắp đặt ở mọi nơi, trên mọi phương tiện cơ giới hoặc cố định. Thực sự rất năng động trong tác chiến phòng thủ phi đối xứng, và rất khó bị tiêu diệt hoặc vô hiệu hóa

Để chuẩn bị tên lửa đưa vào sử dụng, cũng như lắp đặt vào ống phóng đạn, bệ phóng và đưa tổ hợp tên lửa lên tầu, sử dụng tổ hợp trang thiết bị trên căn cứ, bao gồm hệ thống kiểm soát tên lửa tự động, tổ hợp các thiết bị công nghệ, tổ hợp lắp đặt bệ phóng tên lửa lên boong tầu, các xe vận tải (xe kéo hạng nhẹ), thiết bị nạp nhiên liệu, thiết bị nén khí, xe vận tải và cần cẩu. Tổ hợp các thiết bị dịch vụ phục vụ dàn tên lửa Uran-E được lắp đặt trên bờ, trong các căn cứ hải quân ven biển hoặc hải đảo, hình thành hệ thống dịch vụ phục vụ bảo trì, bảo dưỡng và kiểm tra tên lửa bệ phóng và các ống phóng container. Các trang thiết bị còn lại của tổ hợp Uran-E được lắp đặt trên tầu.

Tổ hợp Uran-E hoàn toàn phù hợp với những tiêu chuẩn quốc tế về tên lửa chống tầu, theo các chuẩn về giá thành và hiệu quả rất phù hợp cho các nhiệm vụ tác chiến chiến thuật trên các vùng biển, vùng nước trên các thềm lục địa hoặc khu vực hải đảo.

Tên lửa được lắp đặt trên nhiều loại phương tiện mang hỏa lực khác nhau (chiến hạm, máy bay, trực thăng, các tổ hợp vũ khí phòng thủ bờ biển) và không cần phải có những thay đổi lớn về cấu trúc thiết kế phương tiện mang, do đó, đối với các nước có nền công nghiệp quốc phòng chưa phát triển có ý nghĩa rất lớn, nó giúp cho các nước có thể tận dụng tất cả các loại tầu, bao gồm cả tầu vận tải đường biển và ven biển trở thành những tầu phóng tên lửa trên khu vực có khả năng xảy ra xung đột trên biển, tạo thành sự cần bằng hỏa lực tác chiến chống lại các lực lượng có phương tiện tác chiến hiện đại, hùng mạnh do rất khó có thể phát hiện, phương tiện nào đang mang trên mình nó hệ thống tên lửa chống tầu. hệ thống trao đổi thông tin cũng tương thích với hầu hết các phương tiện trinh sát, cảnh giới và cảnh báo sớm trên đất liền và hải đảo (Các đài Radar "Pozitiv", "Harpoon-Ball, 3TS25E, v.v…) theo hình thức phân nhánh và phân cấp cho phép tổ hợp các trang thiết bị vào các cấu hình khác nhau.

Nói chúng, từ quan điểm kinh tế - quân sự, cấu trúc thiết kế của tên lửa chống tầu Kh-35 đã đạt được những yêu cầu tối ưu. So với các hệ thống tên lửa nước ngoài thì hệ thống Kh-35 hơn hẳn về giá thành sản xuất và hiệu quả sử dụng. Đương nhiên, trên thị trường quốc tế hệ thống tên lửa gặp sức cạnh tranh mạnh, vị thị trường đã bị lấp đầy bởi hệ thống tên lửa hành trình của Mỹ "Harpoon" có bán lisence cho nhiều nước và đã sản xuất hơn 5000 quả đạn tên lửa từ năm 1990, tên lửa của Phát "Exocet" đã được đánh giá cao trong xung đột trên quần đảo Falkland, nhưng tên lửa Kh-35 sẽ có ưu thế trên thị trường châu Á – Thái bình dương, do các nước có tranh chấp thông thường có mô hình tác chiến phi đối xứng và ngân sách quốc phòng tương đối hạn hẹp.

Tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Bal – E.

Tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Bal- E có nhiệm vụ kiểm soát vùng nước chủ quyền và các vùng nước sâu, bảo vệ các căn cứ ven biển, hải cảng, các mục tiêu công nghiệp, kinh tế và các cơ sở hạ tầng ven biển, đồng thời Bal-E có nhiệm vụ bảo vệ các khu vực có khả năng đổ bộ của đối phương. Tổ hợp có khả năng phát hiệt mục tiêu, theo dõi mục tiêu, phân cấp định vị mục tiêu và tiêu diệt các mục tiêu đang bám và theo dõi. Tổ hợp có khả năng tác chiến trong điều kiện rất phức tạp về khí tượng thủy văn, tác chiến cả ngày và đêm, tên lửa có khả năng hoạt động tác chiến trong điều kiện bị chế áp hỏa lực và chế áp điện tử rất mạnh từ phía đối phương.

Tổ hợp bao gồm có:

- Đài chỉ huy, điều khiển hỏa lực và thông tin liên lạc 2 chiếc. Đài chỉ huy trinh sát có nhiệm vụ trinh sát tìm kiếm mục tiêu, chỉ thị mục tiêu, phân bộ khu vực hỏa lực và mục tiêu quản lý đến các xe phóng đạn. Trên cơ sở sử dụng radar mạng pha có độ chính xác cao chủ động và thụ động, tổ hợp có thể phát hiện được hầu hết các mục tiêu tầu chiến hiện đại, bao gồm cả những tầu có khả năng tàng hình và các tầu được giấu kín (khu vực khuất tầm quan sát).

- Xe phóng đạn kiểu module. 4 xe

- Xe vận tải đạn có cần cẩu lắp đạn 4 xe.

- Xe thông tin liên lạc – 1 xe

http://nghiadx.blogspot.com
Phóng tên lửa phòng thủ bờ biển


http://nghiadx.blogspot.com
Xe phóng tên lửa Kh-35


http://nghiadx.blogspot.com
Xe chỉ huy điều khiển tên lửa Kh-35


http://nghiadx.blogspot.com
Xe vận tải nạp đạn


Cấu trúc thiết kế và các trang bị của tổ hợp cho phép tổ hợp có khả năng tự hoạt động rất cao không phụ thuộc vào sự hỗ trợ bên ngoài và có hiệu quả tác chiến trong mọi điều kiện chiến trường:

- Các kênh radar chủ động và thụ động thực hiện nhiệm vụ phát hiện mục tiêu, tìm kiếm mục tiêu trên phông nền màn nhiễu tích cực và thụ động, xác định loại mục tiêu ( lớp tầu, độ giãn nước) và bám mục tiêu.

Hai kênh radar giãn cách cho phép giải quyết các bài toán quan trắc tam giác trong chế độ radar trinh sát thụ động;

- Thiết bị điều khiển tên lửa xác định được khoảng cách giữa các điểm xe phóng tên lửa và mục tiêu;

- Trên mỗi một xe phóng tên lửa được biên chế 8 tên lửa chống tầu, cho phép tiêu diệt mục tiêu bằng một lần phóng đạn và phóng đạn theo loạt theo số lượng khác nhau tạo ra được cường độ hỏa lực cao và chính xác nhất trên một mục tiêu. Các lần phóng có thể là 1 tên lửa vào một mục tiêu hoặc tới 4 tên lửa tới một mục tiêu trong khoảng giãn cách thời gian tự chon và góc tiếp cận mục tiêu tùy theo yêu cầu của người chỉ huy bắn, điều đó sẽ gây khó khăn nghiệm trọng cho hỏa lực phòng không của tầu địch;

- Xe thông tin đặc chủng đảm bảo khả năng tiếp nhận thông tin từ cấp chỉ huy phía trên, các phương tiện trinh sát truyền thông đa phương tiên và chỉ thị mục tiêu đa dang, hệ thống trinh sát và chỉ thị mục tiêu có thể từ rất nhiều nguồn, thông qua đài chỉ huy cấp trên truyền trực tiếp đến đơn vị tên lửa gần mục tiêu theo phân cấp, từ đó tín hiệu analog được chuyển hóa thành tín hiệu số trên màn hình điều khiển của phân đội tên lửa và hệ thống sẵn sàng tiêu diệt mục tiêu.

http://nghiadx.blogspot.com
Sơ đồ chiến đấu của tổ hợp tên lửa Bal-E


Các xe phóng đạn và xe vận tải đạn có thể ẩn giấu trong các trận địa được giấu kín theo địa hình của bờ biển, lại dụng các vật cản tự nhiên để ẩn nấp và che chắn. Nhưng những vật cản và che khuất tự nhiên hoặc nhân tạo hoàn toàn không làm cản trở năng lực tác chiến của tên lửa Kh-35. Phóng đạn có thể tiến hành từ một tên lửa đến cực đại là 32 tên lửa cùng một lúc. Với một loạt phóng đạn đến 32 tên lửa chống tầu có khả năng tiêu diệt hoàn toàn một cụm tầu tác chiến tiến công chủ lực, một chiến đoàn lực lượng đổ bộ của đối phương hoặc một đoàn congvoa quân sự đang tiếp cận khu vực tác chiến.

Với cơ số đạn dự trữ trên các xe vận tải chở đạn, loạt phóng đạn thứ hai có thể bắt đầu sau 30 đến 40 phút nạp đạn. Hệ thống chỉ huy tác chiến các tổ hợp tên lửa sử dụng công nghệ truyền thông kỹ thuật số cho tất cả các nguồn thông tin, tự động hóa hoàn toàn hệ thống thông tin liên lạc, thu thập thông tin, xử lý thông tin, mã hóa bảo mật hoàn toàn tự động với độ bảo mật cao nhất. Với các phương tiện quan sát ban đêm, trang thiết bị định vị và dẫn đường, bản đồ kỹ thuật số có liên kết với các hệ thống định vị vệ tinh cho phép tổ hợp nhanh chóng thay đổi vị trí sau khi đã thực hiện nhiệm vụ được giao, nhanh chóng cơ động di chuyển đến khu vực khác sau khi phóng đạn. Thời gian triển khai tổ hợp trên địa bàn tác chiến mới là 10 phút. Cấu hình hệ thống xe chỉ huy trinh sát điều hành tác chiến C3I, xe phóng tên lửa và xe vận tải đạn theo yêu cầu người dùng. Ngoài xe tự hành MAZ – 7930 do cấu hình trang thiết bị hoàn toàn mang tính module hóa, do đó có thể lắp đặt lên các phương tiện vận tải khác, trong cả trường hợp tạo ra các tổ hợp tên lửa hạng nhẹ, có khả năng cơ động cao trên mọi địa hình tác chiến. Ví dụ: hệ thống có thể được lắp trên các xe bánh xích (thân xe T-54).

Đáp ứng yêu cầu của chiến trường hiện đại, khi phải đối phó với những lực lượng quân sự mạnh hơn gấp nhiều lần, nhà sản xuất đã bổ xung thêm các thiết bị chỉ thị mục tiêu trên cơ sở sử dụng các phương tiện khác, ví dụ: thiết bị chỉ thị mục tiêu trên máy bay trực thăng trinh sát tiền tiêu hoặc trên máy bay không người lái cho phép tăng cường tầm bắn và độ chính xác khi phát hiện mục tiêu. Tên lửa có thể bay theo hệ thống dẫn đường vệ tinh GPS hoăc GLONASS hoặc bay theo quỹ đạo đã được tính toán trước vào khu vực tác chiến đã lựa chọn dưa trên các thông số ban đầu, sau đó đầu tự dẫn sẽ chủ động xác định mục tiêu theo thông số dẫn bắn và tấn công. Để nâng cao khả năng sống còn của tổ hợp, đặc biệt là xe chỉ huy tác chiến, trên tổ hợp Bal-E có dự kiến lắp đặt hệ thống gây nhiễu thụ động, làm tăng khả năng sống còn của tổ hợp trước các loại vũ khí có điều khiển của đối phương khi tham gia một trận đánh đấu tên lửa. Nhà sản xuất cũng xem xét khả năng chế tạo các tổ hợp tên lửa theo phương thức (hỏa lực tập trung – phương tiện phân tán) để nâng cao khả năng tác chiến của phương tiện trước các đòn tấn công ồ ạt vũ khí chính xác của đối phương. Hoặc ứng dụng công nghệ hiện đại nhằm mục đích thu gọn hơn nữa các phương tiện cơ động nhằm tăng cường khả năng di chuyển địa bàn tác chiến ngay trong quá trình chiến đấu. Do tính module hóa của hệ thống tên lửa Uran-E, năng lực cải tiến, nâng cấp hoặc phát triển là không có giới hạn, với những thay đổi thuần túy điện tử và công nghệ thông tin, khả năng tác chiến của Uran-E hoàn toàn phụ thuộc vào yêu cầu tác chiến của người dùng.

http://nghiadx.blogspot.com
http://nghiadx.blogspot.com
Tính năng kỹ chiến thuật của tổ hợp


Tổ hợp điều khiển tên lửa Kh-35 sử dụng để điều khiển hệ thống phóng tên lửa, chuẩn bị tên lửa trước khi phóng đạn và phóng tên lửa chống tầu. Khi thực hiện những nội dung công tác, tổ hợp điều khiển đảm nhiệm:

- Tiếp nhận thông tin, xử lý thông tin tiếp nhận được từ các hệ thống đảm bảo trên tầu như:

- Hệ thống con quay hồi chuyển.

- Thiết bị đo tốc độ thân tầu chiến và khoảng cách di chuyển của tầu. ЛАГа

- Thiết bị radar chỉ thị mục tiêu.

- Đảm bảo độ an toàn khi phóng tên lửa.

- Hiện thị trên màn hình máy tính những thông số về tình trạng kỹ thuật của tổ hợp tên lửa và số lượng tên lửa có trên bệ phóng.

- Đồng thời, máy tính điều khiển đưa ra các thông số phần tử bắn các mục tiêu (có thể thực hiện phần tử bắn từ 1 đến 6 mục tiêu cùng một lúc).

- Chuẩn bị khai hỏa theo chế độ bắn tên lửa – từ một tên lửa hoặc bắn loạt ( từ 2 đến 16 tên lửa cùng một lúc).

- Chuẩn bị phần tử bắn, nạp phần tử bắn vào tên lửa theo vị trí xác định của mục tiêu hoặc theo vị trí tiếp cận để tìm kiếm mục tiêu bằng đầu dẫn tự động của tên lửa.

- Phóng tên lửa hủy đạn trong trường hợp khẩn cấp.

- Huấn luyện thủy thủ đoàn kỹ chiến thuật tác chiến trong trường hợp mô phỏng không sử dụng tên lửa.

- Kiểm tra, kiểm soát tổ hợp tên lửa trong quá trình khai thác sử dụng.

http://nghiadx.blogspot.com
Tổ hợp điều khiển và các thiết bị điều khiển bệ phóng tên lửa


http://nghiadx.blogspot.com
Thiết bị điều khiển phóng tên lửa


http://nghiadx.blogspot.com
Những thông số kỹ chiến thuật cơ bản của tổ hợp thiết bị điều khiển.


Các trang thiết bị và thông số kỹ thuật của tổ hợp điều khiển.

Tổ hợp bao gồm có:

Thiết bị điều khiển tổ hợp phóng tên lửa KB 163 S (КБ 163 Ц) - 1

Kích thước chung - 500x600x600 mm

Khối lượng - 80 kg

Thiết bị điều khiển chuẩn bị phóng tên lửa và phóng tên lửa. (từ 1- đến 4-х bệ phóng tên lửa) KB-163P (КБ 163 П) - 4

Kích thước - 700x600x600 mm

Khối lượng - 100 kg

Nguồn điện sử dụng: từ trạm nguồn 220 V, 400 Hz

Trong trường hợp sử dụng để huấn luyện, đòi hỏi công suất - 0,2 kW

Chuẩn bị thông số, phần tử bắn và chuẩn bị phóng tên lửa – 16 kW.

Từ nguồn điện thân xe, máy bay một chiều 27 V

Phóng tên lửa trong trường hợp khẩn cấp nguy hiểm 0,6 kW

Làm lạnh bằng không khí.


Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2012

>> Việt - Nga hợp tác phát triển tên lửa hành trình


Dự kiến trong năm 2012, Nga và Việt Nam sẽ bắt đầu làm việc để phát triển chung một tên lửa hành trình mới.


RIA Novosti dẫn lời ông Mikhail Dmitriev, Giám đốc Liên bang về Hợp tác Kỹ thuật Quân sự Nga cho biết, trong năm 2012, Nga và Việt Nam sẽ bắt đầu hợp tác để cùng nhau phát triển một tên lửa hành trình mới. "Trong năm nay, Việt Nam sẽ tăng cường năng lực để bắt đầu sản xuất một loại tên lửa hành trình mới, dựa trên tên lửa Uran của Nga", ông Dmitriev nói với các phóng viên.

Theo đó, loại tên lửa mới sẽ "tương tự" như tên lửa hành trình siêu âm BrahMos mà Liên doanh Nga - Ấn phát triển.

Theo ông Dmitriev, Nga và Việt Nam đang đàm phán về một hợp đồng quân sự khác, liên quan đến hợp tên lửa chống tàu Bastion. "Chúng ta đang nói về một hợp đồng mua bán tên lửa khác, hợp đồng sẽ được cấp tín dụng cho vay có thời hạn", ông Dmitriev nói.

http://nghiadx.blogspot.com
Việt Nam sẽ phát triển tên lửa hành trình tiên tiến dựa trên tên lửa Uran của Nga.

Ông này cũng nhắc lại, trong năm 2011, Nga đã hoàn thành hợp đồng đầu tiên trong việc cung cấp hai hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion cho Việt Nam.

Chi tiết về loại tên lửa hành trình mới không được tiết lộ, tuy nhiên, biến thể tên lửa này sẽ "tương tự" như tên lửa chống tàu siêu âm BrahMos như khả năng bay "siêu âm" ở tốc độ Mach 2,8.

Như vậy, Việt Nam sẽ sớm có một nhà máy chế tạo tên lửa hành trình thuộc hàng "tiên tiến bậc nhất" trên thế giới, với sự giúp đỡ của Nga

Trước đó, Tổng Giám đốc công ty Tên lửa chiến thuật (KTRV), ông Boris Obonosov cũng đã tiết lộ rằng, công ty này đã bàn giao đầy đủ số tiên lửa chống tàu Kh-35E (hay còn gọi là Uran-E) cho Việt Nam từ năm 2009-2010 trong hợp đồng được ký kết trước đó , với số lượng bàn giao là 31 tên lửa Kh-35E.

Phần lớn các chiến hạm tên lửa hiện đại của Hải quân Việt Nam đều đang sử dụng tên lửa hành trình chống tàu Uran làm vũ khí tấn công chủ lực.

Việc cùng hợp tác và phát triển lên một biến thể tên lửa mới sẽ giúp Việt Nam sớm tiếp thu được công nghệ chế tạo tên lửa tiên tiến, dần dần tự sản xuất tên lửa cho các tàu tên lửa như tàu lớp Molniya, Gepard 3.9... cũng như xin giấy phép và mua dây truyền công nghệ.

Thứ Hai, 7 tháng 11, 2011

>> Răn đe và tranh hùng (kỳ 5)



Đa số các hệ thống tên lửa đất đối hạm của phương Tây là loại cũ và được nâng cấp, nhưng một số loại sử dụng các tên lửa đã được “thử thách” qua thực tế chiến đấu như Exocet, Harpoon…

>> Răn đe và tranh hùng (kỳ 1)
>> Răn đe và tranh hùng (kỳ 2)
>> Răn đe và tranh hùng (kỳ 3)
>> Răn đe và tranh hùng (kỳ 4)
>> Răn đe và tranh hùng (kỳ 6)
 

Sự kiện tàu khu trục Eilat của Hải quân Israel bị tàu tên lửa Ai Cập đánh đắm bằng một quả tên lửa chống hạm P-15 Termit (SS-N-2 Styx) của Liên Xô vào năm 1967 đã tạo ra một cú sốc mạnh, khiến phương Tây thức tỉnh trước hiệu quả ghê gớm của loại vũ khí đối hạm mới.

Các nước phương Tây (Mỹ, Pháp, Anh, Đức, Italia, Thụy Điển, Nauy…) lập tức lao vào cuộc đua nghiên cứu chế tạo các loại tên lửa tương tự và cho ra đời nhiều loại tên lửa chống hạm trang bị cho tàu chiến, máy bay, tàu ngầm và các hệ thống tên lửa bờ biển.

Trải nghiệm đáng nể

Các hệ thống tên lửa đất đối hạm của phương Tây được trang bị các loại tên lửa đối hạm nổi tiếng nhất như Harpoon của Mỹ, Exocet của Pháp, Otomat của Italy - Pháp, RBS-15, RBS-17 của Thụy Điển. Mặc dù là tên lửa đối hạm nổi tiếng và phổ dụng nhất thế giới, Harpoon chỉ được sử dụng với số lượng nhỏ trong các hệ thống tên lửa bờ biển của Đan Mạch, Tây Ban Nha, Ai Cập và Hàn Quốc.

Hệ thống tên lửa bờ biển sử dụng tên lửa Exocet MM39 được sử dụng ở Argentina, Chile, Hy Lạp, Síp, Qatar, Thái Lan, Saudi Arabia, một số nước đã chuyển sang sử dụng biến thể MM40 hiện đại hơn. Hệ thống phòng thủ bờ biển Otomat có mặt ở Ai Cập, Saudi Arabia và Kenia. Thụy Điển, Phần Lan, Nauy sở hữu hệ thống đất đối hạm RBS-15. Sau Thụy Điển, Nauy cũng nhận vào trang bị RBS-17.



http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa RBS 17 của Hải quân Thụy Điển.


Dường như ỷ vào ưu thế không quân và hải quân của mình, phương Tây, trừ các nước Bắc Âu như Thụy Điển, Nauy, không thật sự chú trọng phát triển, trang bị các hệ thống tên lửa đất đối hạm hiện đại. Bởi vậy, đa số các hệ thống này của phương Tây hiện vẫn là những hệ thống cũ, song được nâng cấp liên tục, đặc biệt là về tên lửa và các phương tiện điều khiển - trinh sát để đáp ứng yêu cầu tác chiến hiện tại và tương lai.

Điển hình như Exocet ở biến thể đầu chỉ có tầm bắn 40 km thì đến biến thể mới nhất MM40 Block 3 đã có tầm 180 km, Harpoon cải tiến cũng có tầm tăng từ 120 km lên tới 280 km, tầm bắn tối đa của RBS-15 đã tăng từ 100 km lên tới 200 km, tương lai có thể tăng tới 400 km, thậm chí trên 1.000 km… Một số loại trở thành vũ khí đa năng khi có thêm khả năng tấn công mặt đất tầm xa.

Đặc biệt, một số hệ thống của phương Tây sử dụng tên lửa đối hạm đã qua thực chiến như Exocet và Harpoon (vang danh trong các cuộc chiến tranh như ở quần đảo Malvinas năm 1982, Iran-Iraq 1980-1988, xung đột Mỹ-Libya năm 1986, vùng Vịnh lần thứ nhất năm 1991). Vì vậy, tuy tồn tại với nhiều cái tên cũ, các hệ thống tên lửa đất đối hạm của phương Tây vẫn là những vũ khí tiên tiến và đáng nể cả trên thị trường và chiến trường.

Ngoài những vũ khí đối hạm tiếng tăm trận mạc, ta cần kể đến những hệ thống tên lửa đất đối hạm độc đáo và mới của phương Tây mà điển hình là hệ thống tên lửa bờ biển chống hạm hạng nhẹ RBS-17 và tên lửa chống hạm tàng hình thế hệ mới NSM.

Tên lửa chống hạm… mang vác

Một trong các hệ thống tên lửa bờ biển độc đáo nhất phải kể đến RBS 17 (RBS 17KA) của Thụy Điển. Tháng 10/1984, hãng Rockwell (Mỹ) ký với Thụy Điển hợp đồng 7,7 triệu USD phát triển hệ thống tên lửa đất đối hạm tầm ngắn chuyên dùng để chống tàu đổ bộ và tàu chiến nhỏ. RBS 17 được thiết kế dựa trên tên lửa chống tăng AGM-114B Hellfire, được trang bị một bệ phóng mang vác chuyên dụng độc đáo lắp một tên lửa và một quả tên lửa tự dẫn laser bán chủ động Hellfire cải tiến với đầu đạn phá mảnh của Bofors.


http://nghiadx.blogspot.com
Gọn nhẹ, cơ động với kíp chiến đấu chỉ 2 người, RBS 17 rất thích hợp cho tác chiến phòng thủ đảo chống đổ bộ.

Một đại đội RBS 17 có 3 trung đội, mỗi trung đội có 3 tiểu đội; và mỗi tiểu đội được biên chế 2 bệ phóng và một thiết bị laser chỉ thị mục tiêu, đặt cách bệ phóng 4 - 5 km để dẫn tên lửa đến mục tiêu. Khi cần, các đơn vị RBS 17 có thể cơ động bằng ô tô, xuồng cao tốc và trực thăng. Tên lửa và bệ phóng có thể mang vác trong các túi chuyên dụng bằng kíp chiến đấu 2 người.

Tuy gọn nhẹ, song RBS 17 có tầm bắn hiệu quả đến 10 km và uy lực chiến đấu khá mạnh. Một quả RBS 17 có khả năng đánh chìm tàu đổ bộ đệm khí, xuồng đổ bộ hay tàu quét lôi, 2 - 3 quả có thể đánh chìm tàu đổ bộ có lượng giãn nước 2.000 tấn. RBS 17 được chuyển giao cho Thụy Điển năm 1989-1991; năm 1997-1998, Nauy cũng mua sắm và trang bị các hệ thống này.

Siêu tên lửa NSM

Trong số các hệ thống tên lửa đất đối hạm hoàn toàn mới ít ỏi của phương Tây phải kể đến NSM. Tên lửa đối hạm NSM (Naval Strike Missile) do công ty Kongsberg Defence & Aerospace (Nauy) phát triển để trang bị cho các tiêm kích Typhoon, Gripen và tiêm kích thế hệ 5 F-35, tàu chiến và hệ thống tên lửa bờ biển.


http://nghiadx.blogspot.com
NSM phóng từ bệ phóng trên bờ biển.


Năm 2008, Nauy ký với Ba Lan hợp đồng 115 triệu USD cung cấp 1 tiểu đoàn tên lửa bờ biển NSM-CDS cung cấp vào năm 2012. Đây là hợp đồng đầu tiên mua bán hệ thống tên lửa bờ biển của Tây Âu trong một thập kỷ gần đây. Sau này, Nauy có thể cũng mua tên lửa bờ biển NSM. Mỹ, Australia và Canada cũng đang xem xét khả năng mua NSM.

Điểm nổi bật ở NSM là khả năng tàng hình radar và hồng ngoại tốt và khả năng bắn-quên, kể cả khi bắn ở tầm tối đa 185 km. Vì thế, NSM được coi là vũ khí tấn công chính xác tầm xa thế hệ 5 duy nhất hiện nay của phương Tây.

Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2011

>> Răn đe và tranh hùng (kỳ 3)



Thiên biến vạn hóa, mạnh mẽ và độc đáo, hệ thống tên lửa Club-M và Club-K có thể thay đổi hoàn toàn các nguyên tắc tiến hành chiến tranh hiện đại, và trở thành nỗi ám ảnh thường xuyên của Hải quân Mỹ.

>> Răn đe và tranh hùng (kỳ 1)
>> Răn đe và tranh hùng (kỳ 2)
>> Răn đe và tranh hùng (kỳ 4)
>> Răn đe và tranh hùng (kỳ 5)
>> Răn đe và tranh hùng (kỳ 6)
 


Kỳ 3: Nỗi ám ảnh của Hải quân Mỹ

Kalibr-M (ký hiệu xuất khẩu là Club-M) - một hệ thống tên lửa bờ biển cơ động siêu hiện đại nữa của Nga được dùng để phòng thủ chống hạm, tăng cường bảo vệ các mục tiêu ven biển, tiêu diệt các loại mục tiêu tĩnh và ít cơ động trên mặt đất, bất kể ngày đêm và thời tiết.

Dấu ấn vạn năng

Bổ sung cho các biến thể đầu tiên Club-N, Club-S, Club-A lần lượt dành cho tàu nổi, tàu ngầm, máy bay, Tập đoàn Morinformsystema-Agat còn phát triển thêm Club-U (thiết kế module) cho tàu nổi, Club-K bố trí trong container. Mới đây, Morinformsystema-Agat đã ký hợp đồng với NPP radar-MMS và Ilyushin chế tạo biến thể Club lắp trên máy bay vận tải Il-76. Kalibr-M/Club-M bao gồm: 1 xe bệ phóng; 3 xe tiếp đạn; các tên lửa hành trình 3M-54E, 3M-54E1 và 3M-14; 1 xe bảo đảm kỹ thuật; 1 xe thông tin và điều khiển; các thiết bị bảo đảm và cất giữ tên lửa.




http://nghiadx.blogspot.com
Club-M (Xe bệ phóng Kalibr-M/Club-M).


Được trang bị tên lửa chống hạm siêu âm 3M-54E (tầm bắn 220 km, tên lửa chống hạm dưới âm 3M-54E1 (tầm bắn 300 km) và tên lửa hành trình dưới âm, tấn công mặt đất chính xác cao 3M-14E (tầm bắn 275 km), với hệ thống điều khiển duy nhất, Club-M rất linh hoạt, hiệu quả cực kỳ cao và tính vạn năng trong sử dụng, kể cả ở chiến trường hoàn toàn trên bộ.

3M-54E (SS-N-27 Sizzler) mang phần chiến đấu 200 kg. Trên phần lớn đường bay, tên lửa bay với tốc độ dưới âm. Khi cách mục tiêu 20 km, tên lửa đột ngột tăng tốc lên mức “khủng” 2,9M, khiến phòng không tàu địch cực kỳ khó chặn đánh. 3М54E1 có phần chiến đấu 400 kg và tầm bắn xa hơn (300 km). 3M-14E là tên lửa tấn công mục tiêu mặt đất, bay bám địa hình, sử dụng hệ dẫn vệ tinh GLONASS hay GPS chính xác cao và đầu tự dẫn radar chủ động.

Bí mật trong container

Một bước phát triển có tính cách mạng trong lĩnh vực tên lửa đối hạm và của họ tên lửa Club là hệ thống Club-K với các tên lửa được bố trí trong một container tiêu chuẩn và cơ chế tự hoạt phóng tên lửa. Điều đó làm thay đổi tận gốc chiến thuật và chiến lược sử dụng tên lửa. Club-K là hệ thống tên lửa lắp trong containter tàu biển tiêu chuẩn loại 20 ft (6 m) hay 40 ft (12 m), để tiêu diệt nhiều loại mục tiêu mặt nước và mặt đất. Club-K có thể bố trí trên bờ, tàu biển, tàu hỏa và ô tô tải.


http://nghiadx.blogspot.com
Club-K thiên biến vạn hóa.


Club-K gồm một bệ phóng nâng với 4 tên lửa hành trình chống hạm Kh-35UE (hoặc 3M-54KE, 3M-54KE1 và 3М-14KE) giấu kín trong container với kíp chiến đấu 2 người điều khiển hệ thống, làm nhiệm vụ liên lạc vệ tinh và dẫn tên lửa vào mục tiêu. Tùy chủng loại, tên lửa có tầm bắn từ 12,5-300 km, độ cao bay tiếp cận mục tiêu 5-10 m, trọng lượng phần chiến đấu 200-450 kg.

Hệ thống Club-K gồm: module phóng vạn năng USM (chứa 4 tên lửa hành trình, được dựng thẳng đứng trước khi phóng), module điều khiển chiến đấu MBU và module cấp nguồn và bảo đảm sinh hoạt MEZh. Mỗi module được bố trí gọn trong một container. Club-K có thể phối hợp hoạt động với các hệ thống định vị vệ tinh GPS, GLONASS; và sau này là Beidou-2 (Trung Quốc) và Galileo (châu Âu).


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa hành trình tấn công mặt đất 3M-14E (trên) và tên lửa hành trình chống hạm dưới âm 3M54E1 (dưới).


Club-K là vũ khí dùng để trang bị cho các tàu dân sự được động viên. Đối mặt với nguy cơ bị xâm lược, quốc gia duyên hải có thể nhanh chóng có được một hạm đội nhỏ để chống lực lượng tấn công đường biển của địch. Các container này được bố trí trên bờ biển để chống tàu đổ bộ. Đây là vũ khí phòng thủ rất hiệu quả, giá lại rất rẻ - chỉ gần 15 triệu USD cho một hệ thống cơ bản (3 container, 4 tên lửa).

Vì thế, các nhà thiết kế Nga gọi Club-K là “vũ khí chiến lược rẻ tiền”. Club-K có khả năng thay thế cả các tàu chiến lẫn máy bay hải quân. Đối với những nước có bờ biển dài nhưng không giàu, đây là giải pháp lý tưởng, thay vì phải mua vũ khí đắt tiền.

“Sát thủ giấu mặt”

Theo các chuyên gia Mỹ, tên lửa Club, Yakhont, BrahMos đang làm thay đổi tư duy trong lĩnh vực phòng thủ tên lửa cho hạm tàu. Thực tế này khiến Mỹ và phương Tây rất đau đầu nghĩ kế đối phó. Club khiến họ sợ hãi bởi bởi chúng có tầm bắn xa, tốc độ siêu âm, thủ đoạn cơ động và tấn công tinh quái.

Ấn Độ, Trung Quốc, Algeria hiện đã có tên lửa Club trang bị cho tàu nổi, tàu ngầm, còn Việt Nam, Syria, Các Tiểu vương quốc Ả-Rập Thống nhất (UAE), Iran cũng đã mua hoặc muốn mua các tên lửa này. Phó Đô đốc Mỹ Tim Keating từng tuyên bố, Mỹ không có khả năng đối phó với các tên lửa Club siêu âm. Vì vậy, hạm đội Mỹ đang ráo riết tính kế.


http://nghiadx.blogspot.com
Club-K ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu trên tàu chở container.


Club-K cũng khiến giới quân sự phương Tây thực sự kinh hoàng. Họ cho rằng, Club-K có thể thay đổi hoàn toàn các nguyên tắc tiến hành chiến tranh hiện đại, làm rung chuyển nền tảng thương mại quốc tế. Club-K được đặt biệt danh “chiếc hộp Pandora”, “sát thủ tàu sân bay” vì mối nguy hiểm chết người trong vẻ ngoài vô hại của nó.

Được bố trí trong container tàu biển tiêu chuẩn, đặc sắc nhất của Club-K là có thể bố trí trên mặt đất, xe tải, toa xe hỏa, tàu biển, được ngụy trang tuyệt vời, có thể bất thần tấn công mà không mảy may lộ dấu vết. Bất cứ hệ thống trinh sát đường không và trinh sát kỹ thuật dù tinh vi đến đâu cũng bó tay, không thể phát hiện ra Cub-K trong hàng ngàn container rải khắp các hải cảng, nhà ga hay chuyên chở trên vô số tàu biển, tàu hỏa, xe tải...

Thậm chí có ý kiến khẳng định rằng, nếu như năm 2003, Iraq có Club-K, thì Mỹ không thể tiến vào vịnh Persian, vì bất kỳ tàu hàng dân sự nào cũng tiềm ẩn mối đe dọa. “Sát thủ giấu mặt” Club-K có thể giúp tăng cường tiềm lực cho hải quân các quốc gia đối địch với phương Tây. Điều này lý giải tại sao Lầu Năm Góc rất lo sợ khi Nga công khai chào bán Club-K.
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang