Thêm một lần nữa, sự so sánh vũ khí Mỹ và Nga có thêm những cuộc đấu mới, lần này là những dữ kiện về AWACS hết sức thú vị. Lần đầu tiên, Quân đội Nga tổ chức buổi giới thiệu máy bay trinh sát cảnh báo từ xa A–50 với báo giới. Nhìn từ xa loại máy bay này rất dễ nhận ra với anten hình “cây nấm” phía trên thân. Đây là loại máy bay có chức năng và nhiệm vụ giống với các loại AWACS của Mỹ. AWACS - Airbone Waring and Control System: Hệ thống kiểm soát và báo động đường không đặt trên máy bay; Máy bay cảnh báo và kiểm soát. Dẫn các phóng viên đi tham quan “nội thất” A-50, đặt trong một không gian chỉ cao khoảng 5 mét, lắp đầy máy móc thiết bị, quyền chỉ huy trưởng căn cứ không quân, Đại tá Igo Plokhikh cho biết: A– 50 được dùng để phát hiện và bám các mục tiêu trên không, tàu nổi, thông báo cho các sở chỉ huy của các hệ thống chỉ huy tự động hoá của các quân chủng về tình hình trên không và trên biển. “Nó có thể được dùng để chỉ huy không quân tiêm kích và xung kích khi dẫn đường cho chúng tiếp cận các mục tiêu trên không, trên mặt đất và trên biển, đồng thời có thể được dùng làm sở chỉ huy”, Đại tá Plokhikh cho bết thêm. A-50 sử dụng thân của chiếc máy bay vận tải quân sự Il– 76MD với phần nội thất là các hệ thống điện tử phục vụ cho việc trinh sát đường không. Trong mắt các phóng viên Nga điều gây ấn tượng với họ là các màn hình tinh thể lỏng, các máy tính điện tử mới và nhiều thiết bị khác mà ngay cả các quân nhân đi theo đoàn báo chí cũng chưa rõ là gì. “Giống như chúng tôi, họ chưa được “sờ tận tay”, một phóng viên được mời tham quan A-50 thuật lại. Máy bay vận tải quân sự Il– 76MD được hoán cải thành máy bay cảnh báo đường không A-50. Theo Đại tá Plokhikh, hiểu theo cách thông thường A-50 là một đài “sóng milimét” hay đơn giản là một radar được máy bay đưa lên độ cao 9.000m. Nhờ ưu thế về độ cao, “trạm radar bay” thấy hết những gì đang xảy ra trên mặt đất, mặt nước và không phận trong bán kính 800Km. Theo thiết kế, A-50 có thể phát hiện và bám đến 150 mục tiêu, đồng thời dẫn đường cho không quân tiêm kích và xung kích tiếp cận mục tiêu. “Chúng tôi có bốn tổ hợp máy tính điện tử” – thiếu tá kỹ sư về thiết bị vô tuyến Vladimir Lyubimtxev chỉ cho phóng viên – “Mỗi tổ hợp có nhiệm vụ riêng: phát hiện, phân loại, dẫn đường đến mục tiêu”. “Các anh có thấy trên phim Mỹ những toán máy bay tiêm kích đuổi theo một mục tiêu? Người Mỹ dùng AWACS tìm mục tiêu và chuyển dữ liệu về toạ độ của chúng sang các máy tính lắp trên máy bay tiêm kích. Máy bay tiêm kích sẽ tự đánh giá tình hình. Máy tính của chúng ta (máy bay của Nga) trên các máy bay tiêm kích yếu hơn, vì vậy, toàn bộ diễn biến của trận không chiến tiềm tàng được tính toán và lập kế hoạch trên máy bay của chúng tôi”, Thiếu tá Lyubimtxev nói và nhận xét thêm: Theo cách đánh giá hiện nay làm như vậy rất phức tạp, đổi lại mọi việc rất hệ thống, và kết quả là trận không chiến không phải là trận đánh lộn. Mỗi khâu thực hiện nhiệm vụ riêng của mình. Tiện đà so sánh với máy bay Mỹ, một sĩ quan không quân Nga kể lại: Mấy năm trước tôi may mắn có mặt trên máy bay trinh sát Mỹ tại một căn cứ ở Đức. Đó là một chiếc “Boeing” dân dụng thông thường, được sơn màu xám của Không quân Hoa Kỳ. Bên trong nhìn như văn phòng công ty với bàn làm việc, máy tính điện tử, màn hình... Đường đi bên trong rộng rãi, nơi nghỉ của kíp trực là giường cá nhân gắn vào vách thân máy bay. “Ở ta mọi thứ khổ hạnh hơn”, vị sĩ quan này nhận xét. A-50 bay được máy bay Su-27 hộ tống. Thực vậy, chuyến bay của A–50 kéo dài 5 tiếng (nếu có tiếp nhiên liệu trên không thì có thể bay đến đến 7 tiếng). Suốt thời gian này tổ lái gồm 5 phi công và kỹ thuật viên, 10 sĩ quan tác chiến sẽ ngồi lì tại vị trí công tác. Trong khoang máy bay có lò nướng để hâm thức ăn. Còn nhà vệ sinh… là xô xách nước để ở phần đuôi máy bay. – Trên máy bay mới có bố trí nhà vệ sinh không? (Một phóng viên hỏi Đại tá Plokhikh – Để làm gì? (Vị Đại tá cười đáp lời) Trong con mắt các kỹ sư hàng không Nga, dù kém tiện nghi nhưng đáp ứng nhiều môi trường tác chiến khắc nghiệt là “át chủ bài” của A– 50. Máy bay có thể cất hạ cánh tại sân bay bất kỳ, không đòi hỏi đường băng bê tông, có đủ phương tiện để tiến hành bảo dưỡng kỹ thuật và chuẩn bị cất cánh do mọi trang thiết bị cần thiết có thể được đưa đến nơi đóng quân bằng các phương tiện vận tải thông thường… Việc chuẩn bị bay cho A–50 là cả một quy trình. Như các quân nhân giải thích cho chúng tôi, trước khi cất cánh phải làm nóng, hoặc ngược lai, làm lạnh khoang máy bay tuỳ thuộc vào nhiệt độ bên ngoài. Chỉ có thể mở máy tính khi nhiệt độ trong khoang là 15 độ dương. Thế nhưng vẫn “tốt chán” so với máy bay của Mỹ, nhất là những nơi gần Bắc cực lạnh lẽo, nhiệt độ môi trường thường vào khoảng âm 40 độ. Khi phóng viên lên khoang A– 50, mùi cồn xộc vào mũi họ. Hoá ra, “hâm nóng” máy móc thiết bị mới là nửa công việc. Còn phải chống ẩm cho thiết bị. Kết quả là cả kíp bay phải lấy chổi lông nhỏ chấm cồn quét lên các núm bật - tắt và núm ấn ở các vị trí công tác. – Mỗi chuyến hết bao nhiêu cồn?– một phóng viên thắc mắc. – Khoảng độ 2 lít,– sĩ quan Puchkov định lượng. Vật tư tiêu hao cho chuyến bay không phải chỉ có vậy. A– 50 tiêu thụ nhiều năng lượng điện. A-50 sử dụng động cơ máy bay vận tải A– 26 bố trí ở đuôi. Động cơ này ngốn hết 11 tấn nhiên liệu trong tổng số 60 tấn nạp cho máy bay. Để quay anten–“cây nấm” trên thân máy bay đến tốc độ 12 vòng/phút là rất tốn kém. Nhưng điều này là cần thiết để đáp ứng yêu cầu theo dõi 150 mục tiêu rõ như trong lòng bàn tay. – AWACS của Nga hay của Mỹ tốt hơn? – Một phóng viên hỏi đại tá Plokhikh - Người Mỹ dẫu sao cùng bám theo 600 mục tiêu, còn ta thì chỉ 150 … – Về điện tử, nếu tin tuyên bố của họ thì đương nhiên họ hơn ta,– vị đại tá đồng tình – Nhưng cần 600 mục tiêu làm gì? Năm 2005, chúng tôi đã sang Trung Quốc tham gia diễn tập lớn. Khi đó người Trung Quốc đã cho cất cánh tại vùng có diễn tập, chắc là toàn bộ không quân của họ, màn hình sáng trắng lên vì các mục tiêu ken dày đặc trong khu vực theo dõi. (Vì vậy, 150 là đủ rồi?) Nhưng máy tính của chúng ta không chỉ cho phép quan sát những gì đang diễn ra xung quanh, mà còn cho phép chọn một vùng nhất định. Nghĩa là nơi chúng ta định sử dụng không quân tiêm kích. Hiện nay, A– 50 là máy bay trinh sát duy nhất có thể phát hiện mục tiêu kích thước nhỏ trên nền địa hình mặt đất. Ví dụ, nó phát hiện máy bay lên thẳng ngay khi cánh quạt vừa quay, nhìn thấy máy bay lên thẳng trên nền địa hình đồi núi. Máy bay của Mỹ không làm được như vậy. Thậm chí, theo lời các sĩ quan Nga, anten ”cây nấm” của A-50 phát hiện chính xác đuốc lửa phụt ra từ tên lửa đạn đạo xuất phát ở cự li 800Km, máy bay ném bom B–52 từ cự ly 650 Km, máy bay tiêm kích có kích thước như MiG–29 từ cự li 450 Km, còn tên lửa có cánh từ cự li 250 Km. “Hoàn toàn đủ thời gian để phát lệnh “công kích”, Đại tá Plokhikh nói, phát lệnh “công kích”. Bay theo A-50 trong một chuyến trinh sát luôn có các tiêm kích Su– 27 hộ tống. Trong lịch sử của mình A-50 đã tham gia nhiều nhiệm vụ đặc biệt, Trong cuộc chiến “Bão táp sa mạc” hồi những năm 1990, A-50 trực chiến trên vùng trời Biển Đen. “Chúng tôi theo dõi người Mỹ đánh phá Iraq bằng tên lửa Tomahawk. Biết đâu con quay trên quả tên lửa đổi hướng, và tên lửa không nhằm vào Baghdad, mà lao về phía ta”, Đại tá Plokhikh nhớ lại. Lần sử dụng A– 50 quan trọng thứ hai là trong chiến dịch chống khủng bố ở Chesnia. Năm 1996, nhờ A– 50, quân đội Nga phát hiện ra máy bay lên thẳng bị bọn khủng bố bắt cóc ở Stavropol. Chúng tôi đã dẫn đường cho máy bay tiêm kích và bộ đội đặc nhiệm tiếp cận nhóm khủng bố. Hiện nay A– 50 tham gia mọi cuộc diễn tập của quân đội Nga. Một chiếc có căn cứ ở một thành phố trên bờ biển Bering, Đông bắc Liên bang Nga. Đại tá Plokhikh cho biết, A-50 còm đảm bảo hoạt động của các máy bay ném bom chiến lược của Nga trên Thái Bình Dương. [BDV news] |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Máy bay cảnh báo A-50. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Máy bay cảnh báo A-50. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Năm, 9 tháng 6, 2011
>> A-50, 'Radar bay' đậm chất Nga
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)