Thường thì khi một tên gián điệp biết hành tung bại lộ hắn sẽ tìm cách "cao chạy xa bay" và sẽ chẳng bao giờ quay lại nơi đó nếu không được phép. Nhưng máy bay do thám U-2, một loại gián điệp người ta có thể nhìn thấy nhưng không thể nào bắt được. Máy bay do thám U-2 Sử dụng máy bay để trinh thám và chụp ảnh gián điệp bắt đầu được sử dụng rộng rãi từ thế chiến thứ hai. Có điều, lúc ấy chưa có máy bay gián điệp chuyên dùng nên tất cả phi công đều sợ đảm nhận nhiệm vụ này. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, thế giới bước sang một cuộc chiến mới, "Chiến tranh lạnh" thực chất nó là cuộc chạy đua vũ trang giữa hai cường quốc quân sự Liên Xô - Mỹ. Người ta tìm mọi cách, mọi hình thức để uy hiếp lẫn nhau, nghiên cứu và chế tạo các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt. >> Chiêm ngưỡng các máy bay do thám Trung Quốc của Mỹ Khi nghe tin Liên Xô đã chế tạo thành công bom nguyên tử, nước Mỹ sống trong tâm trạng sợ hãi, người ta sợ "ưu thế” vũ khí hạt nhân của Liên Xô. Năm 1953, Liên Xô cho nổ "quả bom khinh khí" đầu tiên càng làm cho tâm lý sợ hãi nhanh chóng tăng lên. Tổng thống Aixenhao cũng rất đau đầu về việc này. Năm 1954, trước mắt ông chợt loé ra một tia sáng - Bộ Không quân đã trình lên ông dự án chế tạo máy bay trinh sát tầng cao, nhưng đồng thời họ cũng cho rằng loại máy bay này “vĩnh viễn không thể chế tạo được". Dưới sự bảo vệ của hệ thống an ninh nghiêm mật, một chiếc máy bay với những đường nét sắc sảo và gọn ghẽ, cuối cùng đã được chế tạo. Chiếc máy bay thần kỳ này, chính là chiếc U-2 nổi tiếng thế giới sau này. “Thiên sứ" bắt đầu cuộc đời gián điệp vào ngày 4/7/1956, lần đầu tiên nó bay vào vùng trời Liên Xô. Sau đó, cứ thế liên tục làm chuyện đó vì Liên Xô khi đó chưa chế tạo được thứ vũ khí nào bắn rơi được máy bay gián điệp "tít trên chín tầng mây", đành "nhìn lên trời than thở" mặc cho "Thiên sứ tự do bay ngao du trên bầu trời của mình suốt 4 năm và thu thập được vô cùng nhiều những tin tức tình báo quý giá. Ban đầu để tránh lỡ không may xảy ra sóng gió ngoại giao, Mỹ thuê một số phi công đã được thẩm tra và huấn luyện chu đáo để lái U2, thực hiện nhiệm vụ gián điệp. Nhưng về sau Quốc hội lại e ngại mức độ trung thực của những người này, sợ rằng họ tiết lộ những điều cơ mật của nước Mỹ, nên lại giao cho phi công Mỹ đảm nhiệm nhiệm vụ trinh sát. Sự mất tích bí ẩn Sáng sớm tinh mơ ngày 1 tháng 5 năm 1960, phi công gián điệp Mỹ Francis Gary Powers nhận mật lệnh do thám trên lãnh thổ Liên Xô. Để che giấu hành trình của chuyến bay, người ta tạo cho nó một lệnh bay rất bình thường như thường lệ, xuất phát từ sân bay Peshawa của Pakixtan bay sang một sân bay nào đó trên lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ. >> Iran, máy bay do thám và cuộc chiến tình báo Nhưng thực ra Francis Gary Powers đã nắm được lịch bay thực sự và kế hoạch bay từ trước. Ngay cả bộ phận tự động bay của chiếc U-2 cũng đã được cài đặt lịch trình bay ngay trước khi Powers cất cánh vài phút. Bay trinh sát tầm cao nội địa Liên Xô. Việc bay do thám gián điệp như thế này Powers đã thực hiện vài lần. Những lần trước Powers đã từng bay đến những khu vực chỉ cách Mátxcơva vài dặm Anh, nhưng lần này Powers sẽ phải vào sâu hơn nữa, tới vùng trời eo biển Baren để chụp ảnh. Cấp trên yêu cầu Powers phải thực hiện nhiệm vụ bay đến ba mục tiêu quan trọng. Thứ nhất là Tairatham ở vùng sa mạc, ở đó có căn cứ tên lửa khổng lồ của Liên Xô, thứ hai là trạm phóng tên lửa Sphiêđrôpscơ, thứ ba là căn cứ không quân, hải quân Liên Xô Áckhanghem và Muốcmanscơ. Địa điểm chỉ định bay về là sân bay Pê tô, Na Uy. Nhưng Powers đâu có ngờ đây là chuyến bay gián điệp cuối cùng của cuộc đời hắn. Vừa kịp thông báo về trung tâm đang bị tên lửa đối phương tấn công thì một tiếng nổ dữ dội làm Powers tối tăm mặt mũi, chiếc U-2 cắm thẳng đầu xuống đất quay như chong chóng. Power chẳng còn nghĩ gì đến mệnh lệnh phải nhấn nút hủy máy bay trước khi nhảy dù, lúc này hắn chỉ còn nghĩ đến việc duy nhất là cứu lấy mạng sống của hắn. Quyết công phá U-2 Thực ra, ngay từ tháng 7/1956, khi lần đầu tiên Mỹ cho U-2 bay vào lãnh thổ Liên Xô trinh sát, quân đội Liên Xô đã phát hiện ra vị khách không mời mà đến này. Nhưng do không có hoả lực đạt tới tầng cao như vậy, họ đành chỉ "nhìn trời than thở". Sau đó, để hạ được một chiếc U-2, hạ gục uy thế của đối phương, quân đội Liên Xô đã bỏ ra không biết bao công sức. Trước khi xảy ra vụ Power không lâu, Mỹ đã ba lần cho máy bay U-2 bay tới trạm phóng tên lửa Sphêđrốpscơ. Lần thứ nhất vì thời tiết xấu không thể nào chụp ảnh được, bay đến nửa đường đành quay về, lần thứ hai cũng vì "không nhìn thấy gì" mà toi công, lần thứ ba vào ngày 9/4, U-2 đã chụp được những tấm ảnh quan trọng về trung tâm tên lửa Tairatham, khi quay về bị quân đội Liên Xô phát hiện. Cho nên ngày 1/5 khi Power hành động, quân đội Liên Xô đã sẵn sàng đón đánh, họ bố trí chu đáo mạng lưới hỏa lực, chỉ còn chờ U-2 dẫn xác đến. >> Hồ sơ các vụ Mỹ do thám Trung Quốc Vũ khí chính của lưới hoả lực quân đội Liên Xô là tên lửa đất đối không "SAM-2". Nhưng, tầm bắn xa nhất của "SAM-2" vẫn không đạt tới độ cao của máy bay U-2 Mỹ. Cho nên, dù đã đem nó trang bị cho bộ đội phòng không khi U-2 bay vào Liên Xô, thì cũng ích gì. Trong thời gian dài ấy, người ta vẫn thắc mắc không hiểu nổi: Máy bay của Power bị rơi là do trục trặc kỹ thuật hay là người Liên Xô đã có được loại tên lửa có thể bắn hạ U-2? Điều bí ẩn này mãi tới năm 1960 mới được phơi bày sau khi một điệp viên cao cấp Liên Xô là Patolesky phản bội. Lúc đó người Mỹ mới biết bộ phận hiển thị độ cao trên chiếc máy bay của Power đã bị điệp viên của Liên Xô gắn thiết bị đặc biệt gây ra sự sai lệch về chỉ số trên chiếc đồng hồ đo độ cao nên bản thân Power khi đó thì vẫn đinh ninh cho rằng anh ta bị bắn hạ khi đang bay ở độ cao trên 20.000m. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Máy bay do thám U-2. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Máy bay do thám U-2. Hiển thị tất cả bài đăng
Chủ Nhật, 13 tháng 5, 2012
>> Tìm hiểu máy bay do thám U-2
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)