Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Mỹ - Nhật - Hàn

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Mỹ - Nhật - Hàn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Mỹ - Nhật - Hàn. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 20 tháng 2, 2012

>> Quan hệ giữa Mỹ và đồng minh Châu Á


Mỹ nên chấp nhận thực tế hiển hiện về sự trỗi dậy không ngừng của Trung Quốc và cần xây dựng những đồng minh châu Á mới nếu muốn cân bằng và thị uy sức mạnh.

Đó là lời khuyên đến từ ông Zbigniew Brzezinski, cựu cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Jimmy Carter từ năm 1977 đến 1981 và hiện là Ủy viên Ủy trị của Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược ở Washington DC.

Dưới đây là nội dung được lược trích từ cuốn sách mới nhất của ông - “Tầm nhìn chiến lược: Nước Mỹ và cuộc khủng hoảng quyền lực toàn cầu”.



http://nghiadx.blogspot.com
Ông Zbig Brzezinski từng Cố vấn An ninh Quốc gia dưới thời Tổng thống Mỹ Jimmy Carter.


Với nhiều mâu thuẫn tiềm tàng, đánh dấu bằng sự gia tăng về bất ổn chính trị và chủ nghĩa dân tộc cùng với việc cạnh tranh mạnh mẽ về tài nguyên thiên nhiên, một phần quan trọng trong tính ổn định của châu Á trong thế kỷ 21 sẽ phụ thuộc vào tình trạng của hai tam giác khu vực quan trọng với điểm trùng khít chung là Trung Quốc cũng như phản ứng của Mỹ với hình thái mới này.

Nếu trước đây, Pakistan trở thành điểm then chốt của sự bất đồng và nguồn cội bất ổn, thì kịch bản sau này, 2 miền Triều Tiên hoặc (và cả) Đài Loan sẽ trở thành trọng tâm của vấn đề an ninh.

Dù trong kịch bản nào, Mỹ vẫn giữ vai trò chìa khóa với khả năng thay đổi sự cân bằng và tác động tới kết quả. Vì vậy, Mỹ cần phải làm một việc ngay từ đầu là tránh sự liên quan quân sự trực tiếp với các cuộc xung đột giữa các quyền lực châu Á.

Trước hết, việc Mỹ can thiệp trực tiếp vào lục địa Á châu chắc chắn sẽ gây ra những tổn hại về lợi ích và hậu quả lớn hơn nhiều những gì có thể xảy ra từ kết quả cuộc chiến Pakistan - Ấn Độ hoặc có liên quan tới Trung Quốc. Quả thật, điều này có thể dẫn đến một chuỗi phản ứng rộng hơn về sự bất ổn tôn giáo, sắc tộc ở châu Á một cách cực kỳ nhanh chóng.

Tuy nhiên, Mỹ sẽ không phải quan ngại về những nước đã duy trì hiệp ước hiện có là Hàn Quốc và Nhật Bản với sự triển khai thực tế của Quân đội Mỹ tại đây. Hơn nữa, Mỹ nên sử dụng một cách chắc chắn ảnh hưởng quốc tế của mình để ngăn cản bất kỳ sự bùng nổ chiến tranh cũng như hạn chế một kết cục một mặt bất lợi.

Để làm được điều này, Mỹ cần đòi hỏi sự trợ lực tham gia từ những quốc gia quyền lực khác cũng có nguy cơ tổn tại, tác động từ bất kỳ sự bất ổn khu vực nào ở châu Á.

Tam giác khu vực thứ nhất: Ấn Độ - Pakistan – Trung Quốc

Đây là tam giác đầu tiên liên quan đến sự cạnh tranh cho vị thế đứng đầu châu Á, với hai người chơi chính là Trung Quốc và Ấn Độ.

Ấn Độ là nước đông dân với nền kinh tế đang cất cánh và cấu trúc dân chủ chính thức, có thể thay thế hình mẫu mà Trung Quốc đang nắm giữ. Ở góc tiếp theo, Trung Quốc đang là nền kinh tế thứ hai toàn cầu cùng với việc tăng cường khả năng quân sự để đóng vai trò quyền lực toàn cầu.

Thế nhưng, mối quan hệ Trung - Ấn lại mang tính cạnh tranh và đối kháng, xuất phát từ Pakistan. Cả hai nước đều bị kiềm giữ trong chính cảm giác chủ quan và bối cảnh địa chính trị.

http://nghiadx.blogspot.com
Mỹ sẽ phải xử lý hoàn cảnh thế nào trong thế vòng kiềng của 3 nước Ấn Độ, Pakistan và Trung Quốc.


Ấn Độ ghen tị với sự chuyển mình của cơ sở hạ tầng và kinh tế Trung Quốc, trong khi Trung Quốc lại khinh thường Ấn Độ về sự lạc hậu thông qua tỷ lệ biết chữ trong dân số tương ứng giữa hai nước và sự thiếu kỷ luật.

Ấn Độ cũng lo ngại sự thông đồng giữa Trung Quốc và Pakistan. Còn Trung Quốc lo ngại về khả năng tổn thương của mình trước khả năng tiềm tàng của Ấn Độ trong việc can thiệp vào nước này thông qua Ấn Độ Dương tới các thị trường màu mỡ mà Trung Quốc đang khai thác ở Trung Đông, châu Phi và châu Âu.

Vai trò của Mỹ trước sự đối đầu nên cẩn trọng và khách quan.

Một chính sách thận trọng, đặc biệt là liên quan tới một liên minh với Ấn Độ, không nên được giải thích như một sự thờ ơ tới vai trò tiềm năng của nước này trong việc thay thế mô hình chính trị Trung Quốc.

Ấn Độ đang hứa hẹn cho một tương lai với việc kết hợp thành công giữa phát triển bền vững và nền dân chủ rộng rãi.

Thế nên, Mỹ nên “ấm áp” trong mối quan hệ với Ấn Độ là điều hợp lý, nhưng sẽ không gồm việc ủng hộ cho các vấn đề tranh cãi như chủ quyền Kashmir hay ngụ ý việc hợp tác nhằm vào Trung Quốc.

Vòng tròn chính sách về xu hướng trên nhằm tạo ra liên minh Mỹ - Ấn, sẽ chống lại Trung Quốc và thậm chí cả Pakistan, nhưng Mỹ cần cam kết rõ ràng, dù thế nào cũng không được trái với lợi ích quốc gia của mình.

Liên minh này có thể gia tăng sự liên quan của Mỹ với các xung đột dai dẳng ở châu Á, đồng thời khiến Nga được thế "ngư ông đắc lợi" và gia tăng cám dỗ trong việc tận dụng lợi thế Mỹ bị phân tâm để khẳng định quyền lợi của Kremlin một cách vững chắc ở Trung Á và Trung Âu.

Liên minh này còn có thể làm sâu sắc hơn chủ nghĩa khủng bố bài Mỹ trong thế giới Hồi giáo vì cho rằng quan hệ đối tác Mỹ - Ấn ngầm chống Pakistan. Vì vậy, trong tam giác đầu tiên của châu Á, lựa chọn thông minh dành cho Mỹ nên là bỏ phiếu trắng cho bất kỳ liên minh có thể buộc Mỹ phải can thiệp quân sự.

Tam giác khu vực thứ 2: Hàn Quốc - Nhật Bản – Trung Quốc

Mỹ sẽ phải đau đầu hơn nhiều trong tình thế ở tam giác khu vực thứ hai, liên quan đến Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và cả Đông Nam Á ở mức độ thấp hơn.

Nhìn chung, trong mô hình này, Trung Quốc vẫn giữa vai trò thống trị ở khu vực. Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới là đồng minh chính trị - quân sự chủ chốt của Mỹ ở Viễn Đông dù khả năng quân sự của nước này chịu nhiều hạn chế.

Trong khi đó, Hàn Quốc - cường quốc kinh tế và vẫn là đồng minh thân cận từ lâu với Mỹ, phụ thuộc sự hỗ trợ của Mỹ trong răn đe người láng giềng phía Bắc trước mọi nguy cơ xung đột.

Đông Nam Á có mối liên kết ít chính thức hơn với Mỹ, nhưng có quan hệ đối tác khu vực mạnh mẽ (ASEAN), nhưng cũng lo lắng trước sức mạnh của Trung Quốc.

Quan trọng nhất là, Mỹ và Trung Quốc đã có mối quan hệ kinh tế nhưng có khả năng làm cả 2 dễ bị tổn thương nếu có bất kỳ thái độ thù địch đối ứng, trong khi sự tăng trưởng trong quyền lực chính trị, kinh tế của Trung Quốc đang đặt ra thách thức tiềm năng cho vị thế đứng đầu của Mỹ trên toàn cầu.

Mỹ cần phải nhận ra thực tế về ảnh hưởng và vai trò đang lên của Trung Quốc mà điều chỉnh bản thân thay vì cố gắng “ma quái” hóa thực tế hay tự mơ tưởng về thất bại chưa xảy ra của Trung Quốc.

http://nghiadx.blogspot.com
Mỹ nên thừa nhận sự trỗi dậy của Trung Quốc trong vị thế của nước Đông Á trong bản đồ khu vực và lục địa thay vì trông chờ vào sự thất bại của nó.
Điều này cũng không phủ nhận, Trung Quốc cũng có thể bị ảnh hưởng do sụt giảm nhu cầu về hàng hóa do Trung Quốc sản xuất hay khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Mỹ cũng cần nhận ra mối nguy hiểm đến từ sự chuyển mình trong đặc tính xã hội – chính trị của Trung Quốc, là kết quả của sự suy giảm ban đầu và dần dần, có thể nhận thấy của tầng lớp lãnh đạo Trung Quốc hoặc sự gia tăng mạnh của chủ nghĩa dân túy Trung Quốc.

Cho đến nay, khả năng lãnh đạo của giới tinh hoa Trung Quốc từ Cách mạng Văn hóa trở nên thận trọng hơn. Thế hệ hiện tại không còn là những nhà cách mạng hay cải cách mà tập trung hơn vào việc xác định các chính sách quốc gia trong xu thế dài hạn.

Tuy nhiên, đặc tính quan liêu nặng nề trong chính trị, thận trọng và tư lợi vẫn áp đảo sự can đảm và sáng kiến cá nhân. Điều này, trong dài hạn sẽ khiến chính sách nhân sự trở nên vô dụng, biến bộ máy chính trị thành kẻ thù của tài năng và sáng tạo, không đáp ứng nguyện vọng của tinh thần công dân chính trị.

Sự gia tăng trong khao khát về chủ nghĩa dân tộc là một khó khăn khác của Trung Quốc. Bằng chứng có thể thấy rõ ngay cả từ những ấn phẩm do cơ quan nhà nước kiểm soát, rằng chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc đang phát triển mạnh.

Dù giới cầm quyền đương nhiệm vẫn duy trì sự thận trọng trong việc định nghĩa mục tiêu vị thế lịch sử của Trung Quốc, nhưng các phương tiện truyền thông của nước này đang ngày càng cuồng tín hơn trong việc tuyên truyền về sự thắng lợi, độc quyền của Trung Quốc và sẽ trở thành lãnh đạo thế giới.

Một chế độ suy yếu và dần dần bị tầm thường hóa khi những cám dỗ như thế gia tăng, cho rằng sự thống nhất chính trị và quyền lực là tất yếu, biến công dân trở nên mất kiên nhẫn và cực đoan về vấn đề dân tộc trong tương lai của Trung Quốc.

Nếu cấp lãnh đạo lo sợ về việc mất quyền lực cũng như giảm sút về tầm nhìn sẽ hỗ trợ cho sự gia tăng của dân tộc chủ nghĩa, kết quả sẽ là sự gián đoán trong sự cân bằng đã được tính toán cẩn thận giữa sự tăng cường khát vọng trong nước và những theo đuổi thận trọng về lợi ích trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc.

Bản thân việc gia tăng quá mạnh chủ nghĩa dân tộc và quân phiệt sẽ tạo ra sự cô lập của Trung Quốc. Nó sẽ làm tiêu tan những ngưỡng mộ toàn cầu về sự hiện đại hóa của Trung Quốc và kích thích quan điểm bài Trung Quốc trên thế giới.

http://nghiadx.blogspot.com
Sự thận trọng trong giới chức lãnh đạo của Trung Quốc có thể bị phá hỏng từ việc gia tăng mạnh mẽ chủ nghĩa dân tộc, đặc biệt trong giới trẻ hiện đại. Trong ảnh, thanh niên Trung Quốc trong một cuộc biểu tình chống Nhật Bản.


Điều này còn dấy lên áp lực chính trị đối với các liên minh chống Trung Quốc bên cạnh việc các nước châu Á ngày càng sợ hãi trước tham vọng của nước này. Nó sẽ biến đổi mối quan hệ láng giềng địa chính trị của Trung Quốc, từ vị thế “đối tác trong tư thế của một người khổng lồ thành công về kinh tê” sang “sự nài nỉ mạnh mẽ sự bảo đảm từ bên ngoài (ví dụ như Mỹ) chống lại một Trung Quốc với chủ nghĩa dân tộc báo hiệu điềm gở.

Trong bối cảnh đó, việc Bắc Kinh cư xử thế nào với các nước láng giềng và trong khu vực gần nhất sẽ tác động trực tiếp mối quan hệ tổng thể Mỹ - Trung Quốc.

Các mục tiêu địa chính trị và kinh tế của Trung Quốc bao gồm việc giảm các mối nguy hiểm vốn có trong "vòng tròn địa lý" của Trung Quốc và thiết lập cho mình một chỗ đứng tốt trong cộng đồng châu Á đang nổi lên. Hoặc Trung Quốc có thể theo đuổi từng mục tiêu một cách tích cực để làm suy yếu vị thế của Mỹ ở phương Đông.

Về bản chất, mức độ của chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc giống như xác định xem mục tiêu của Trung Quốc là chơi chung mô hình hay tìm kiếm mục tiêu để có thể cạnh tranh với Mỹ.

Khả năng trên sẽ phụ thuộc vào hai cân nhắc cơ bản: Mỹ sẽ phản ứng với một Trung Quốc phát triển thế nào và làm thế nào bản thân Trung Quốc sẽ phát triển.

Sự nhạy bén và trưởng thành của cả hai quốc gia có thể được thử nghiệm xác đáng trong quá trình này.

Với Mỹ, nhiệm vụ chính sẽ là thoát khỏi được tham vọng của Trung Quốc và nhận ra đây là mối đe dọa trực tiếp và quan trọng tới lợi ích của Mỹ. Thế nhưng, mục tiêu cuối cùng - nhưng không phải bằng bất cứ giá nào, đó là biến Trung Quốc thành một đối tác mang tính xây dựng và chủ yếu trong các vấn đề thế giới.

Mỹ nên mặc nhiên chấp nhận thức tế về sự thống trị của Trung Quốc ở lục địa châu Á cũng như sự xuất hiện liên tục trong vai trò quyền lực kinh tế hàng đầu.

Tuy nhiên, triển vọng của quan hệ đối tác toàn diện toàn cầu Mỹ - Trung Quốc sẽ thực sự được tăng cường nếu Mỹ đồng thời giữ lại sự hiện diện có ý nghĩa địa chính trị của riêng của mình ở Viễn Đông, dựa trên mối quan hệ với Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines, Singapore và Indonesia dù Trung Quốc có chấp thuận hay không.

Nói chung, sự hiện diện sẽ khuyến khích các nước láng giềng của Trung Quốc tận dụng lợi thế với sự tham gia của Mỹ trong cấu trúc tài chính và kinh tế của châu Á cũng như sự hiện diện địa chính trị của Mỹ nhằm theo đuổi lợi ích riêng một cách hòa bình trước cái bóng của một Trung Quốc mạnh mẽ.

Về phần mình, Nhật Bản là đồng minh rất quan trọng đối với Mỹ trong nỗ lực phát triển một mối quan hệ hợp tác Mỹ - Trung Quốc ổn định. Nó gắn chặt với nhấn mạnh của riêng Mỹ rằng, nước này là thế lực ở Thái Bình Dương.

Việc tăng cường tiến bộ và hòa giải giữa Trung Quốc và Nhật Bản trong bối cảnh này cũng là một lợi ích lớn với Mỹ. Sự hiện diện của Mỹ ở Nhật Bản, đặc biệt là liên kết an ninh giữa hai nước, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hòa giải, góp phần đào sâu và mở rộng phạm vi hợp tác song phương Mỹ - Trung. Đồng thời, một Nhật Bản với vị thế quốc tế chủ động tích cực với khả năng quân sự sẽ đóng góp tích cực hơn cho sự ổn định toàn cầu.

Hàn Quốc, do luôn gặp khả năng đe dọa từ sự chia cắt 2 miền Triều Tiên, không có lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục phụ thuộc vào cam kết an ninh của Mỹ.

Dù quan hệ thương mại rộng lớn, nhưng hận thù lịch sử giữa Hàn Quốc và Nhật Bản ngăn chặn bất kỳ sự hợp tác chặt chẽ về quân sự dù cho nó đem lại lợi ích an ninh rõ rệt cho cả hai.

Tuy nhiên, vấn đề thống nhất 2 miền Triều Tiên vẫn kịp thời và khi đó, vai trò của Trung Quốc sẽ rất quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc thống nhất theo từng bước. Nếu điều đó xảy ra, Hàn Quốc có thể quyết định để đánh giá lại mức độ hợp tác và quan hệ an ninh với Mỹ và Nhật Bản để đạt được thỏa hiệp thống nhất quốc gia dưới sự hỗ trợ của Trung Quốc.

http://nghiadx.blogspot.com

Mỹ cần tiếp tục duy trì quan hệ đồng minh thân cận với Nhật Bản, Hàn Quốc trước tham vọng của Trung Quốc.


Mối quan hệ chính trị và thương mại gần gũi hơn với Indonesia, Singapore, Malaysia, Việt Nam cũng như duy trì liên kết có tính lịch sử với Philippines cũng sẽ tăng cường triển vọng về sự tham gia trực tiếp của Mỹ vào việc hỗ trợ châu Á bằng việc mở rộng hợp tác quốc gia và khu vực. Nó sẽ tạo ra sự hiểu biết lớn hơn rằng, Chiến lược Thái Bình Dương của mỹ không chỉ là kiềm chế Trung Quốc mà còn là mong muốn mở rộng mạng lưới quan hệ hợp tác.

Cuối cùng, vai trò địa chính trị của Mỹ tại châu Á sẽ phải dựa trên hòa giải, cân bằng và không can thiệp quân sự ở châu Á.

Một nước Mỹ hợp tác, tham gia trong cấu trúc đa phương, thận trọng trong hỗ trợ sự phát triển của Ấn Độ, giữ nguyên sự kiên cố gắn liền với Nhật Bản và Hàn Quốc và kiên nhẫn mở rộng hợp tác song phương và toàn cầu với Trung Quốc sẽ là đòn bẩy tốt nhất để duy trì sự ổn định trong sự gia tăng của một phương Đông mới.
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang