Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Chính phủ Mỹ

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chính phủ Mỹ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chính phủ Mỹ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 20 tháng 2, 2012

>> Quan hệ giữa Mỹ và đồng minh Châu Á


Mỹ nên chấp nhận thực tế hiển hiện về sự trỗi dậy không ngừng của Trung Quốc và cần xây dựng những đồng minh châu Á mới nếu muốn cân bằng và thị uy sức mạnh.

Đó là lời khuyên đến từ ông Zbigniew Brzezinski, cựu cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Jimmy Carter từ năm 1977 đến 1981 và hiện là Ủy viên Ủy trị của Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược ở Washington DC.

Dưới đây là nội dung được lược trích từ cuốn sách mới nhất của ông - “Tầm nhìn chiến lược: Nước Mỹ và cuộc khủng hoảng quyền lực toàn cầu”.



http://nghiadx.blogspot.com
Ông Zbig Brzezinski từng Cố vấn An ninh Quốc gia dưới thời Tổng thống Mỹ Jimmy Carter.


Với nhiều mâu thuẫn tiềm tàng, đánh dấu bằng sự gia tăng về bất ổn chính trị và chủ nghĩa dân tộc cùng với việc cạnh tranh mạnh mẽ về tài nguyên thiên nhiên, một phần quan trọng trong tính ổn định của châu Á trong thế kỷ 21 sẽ phụ thuộc vào tình trạng của hai tam giác khu vực quan trọng với điểm trùng khít chung là Trung Quốc cũng như phản ứng của Mỹ với hình thái mới này.

Nếu trước đây, Pakistan trở thành điểm then chốt của sự bất đồng và nguồn cội bất ổn, thì kịch bản sau này, 2 miền Triều Tiên hoặc (và cả) Đài Loan sẽ trở thành trọng tâm của vấn đề an ninh.

Dù trong kịch bản nào, Mỹ vẫn giữ vai trò chìa khóa với khả năng thay đổi sự cân bằng và tác động tới kết quả. Vì vậy, Mỹ cần phải làm một việc ngay từ đầu là tránh sự liên quan quân sự trực tiếp với các cuộc xung đột giữa các quyền lực châu Á.

Trước hết, việc Mỹ can thiệp trực tiếp vào lục địa Á châu chắc chắn sẽ gây ra những tổn hại về lợi ích và hậu quả lớn hơn nhiều những gì có thể xảy ra từ kết quả cuộc chiến Pakistan - Ấn Độ hoặc có liên quan tới Trung Quốc. Quả thật, điều này có thể dẫn đến một chuỗi phản ứng rộng hơn về sự bất ổn tôn giáo, sắc tộc ở châu Á một cách cực kỳ nhanh chóng.

Tuy nhiên, Mỹ sẽ không phải quan ngại về những nước đã duy trì hiệp ước hiện có là Hàn Quốc và Nhật Bản với sự triển khai thực tế của Quân đội Mỹ tại đây. Hơn nữa, Mỹ nên sử dụng một cách chắc chắn ảnh hưởng quốc tế của mình để ngăn cản bất kỳ sự bùng nổ chiến tranh cũng như hạn chế một kết cục một mặt bất lợi.

Để làm được điều này, Mỹ cần đòi hỏi sự trợ lực tham gia từ những quốc gia quyền lực khác cũng có nguy cơ tổn tại, tác động từ bất kỳ sự bất ổn khu vực nào ở châu Á.

Tam giác khu vực thứ nhất: Ấn Độ - Pakistan – Trung Quốc

Đây là tam giác đầu tiên liên quan đến sự cạnh tranh cho vị thế đứng đầu châu Á, với hai người chơi chính là Trung Quốc và Ấn Độ.

Ấn Độ là nước đông dân với nền kinh tế đang cất cánh và cấu trúc dân chủ chính thức, có thể thay thế hình mẫu mà Trung Quốc đang nắm giữ. Ở góc tiếp theo, Trung Quốc đang là nền kinh tế thứ hai toàn cầu cùng với việc tăng cường khả năng quân sự để đóng vai trò quyền lực toàn cầu.

Thế nhưng, mối quan hệ Trung - Ấn lại mang tính cạnh tranh và đối kháng, xuất phát từ Pakistan. Cả hai nước đều bị kiềm giữ trong chính cảm giác chủ quan và bối cảnh địa chính trị.

http://nghiadx.blogspot.com
Mỹ sẽ phải xử lý hoàn cảnh thế nào trong thế vòng kiềng của 3 nước Ấn Độ, Pakistan và Trung Quốc.


Ấn Độ ghen tị với sự chuyển mình của cơ sở hạ tầng và kinh tế Trung Quốc, trong khi Trung Quốc lại khinh thường Ấn Độ về sự lạc hậu thông qua tỷ lệ biết chữ trong dân số tương ứng giữa hai nước và sự thiếu kỷ luật.

Ấn Độ cũng lo ngại sự thông đồng giữa Trung Quốc và Pakistan. Còn Trung Quốc lo ngại về khả năng tổn thương của mình trước khả năng tiềm tàng của Ấn Độ trong việc can thiệp vào nước này thông qua Ấn Độ Dương tới các thị trường màu mỡ mà Trung Quốc đang khai thác ở Trung Đông, châu Phi và châu Âu.

Vai trò của Mỹ trước sự đối đầu nên cẩn trọng và khách quan.

Một chính sách thận trọng, đặc biệt là liên quan tới một liên minh với Ấn Độ, không nên được giải thích như một sự thờ ơ tới vai trò tiềm năng của nước này trong việc thay thế mô hình chính trị Trung Quốc.

Ấn Độ đang hứa hẹn cho một tương lai với việc kết hợp thành công giữa phát triển bền vững và nền dân chủ rộng rãi.

Thế nên, Mỹ nên “ấm áp” trong mối quan hệ với Ấn Độ là điều hợp lý, nhưng sẽ không gồm việc ủng hộ cho các vấn đề tranh cãi như chủ quyền Kashmir hay ngụ ý việc hợp tác nhằm vào Trung Quốc.

Vòng tròn chính sách về xu hướng trên nhằm tạo ra liên minh Mỹ - Ấn, sẽ chống lại Trung Quốc và thậm chí cả Pakistan, nhưng Mỹ cần cam kết rõ ràng, dù thế nào cũng không được trái với lợi ích quốc gia của mình.

Liên minh này có thể gia tăng sự liên quan của Mỹ với các xung đột dai dẳng ở châu Á, đồng thời khiến Nga được thế "ngư ông đắc lợi" và gia tăng cám dỗ trong việc tận dụng lợi thế Mỹ bị phân tâm để khẳng định quyền lợi của Kremlin một cách vững chắc ở Trung Á và Trung Âu.

Liên minh này còn có thể làm sâu sắc hơn chủ nghĩa khủng bố bài Mỹ trong thế giới Hồi giáo vì cho rằng quan hệ đối tác Mỹ - Ấn ngầm chống Pakistan. Vì vậy, trong tam giác đầu tiên của châu Á, lựa chọn thông minh dành cho Mỹ nên là bỏ phiếu trắng cho bất kỳ liên minh có thể buộc Mỹ phải can thiệp quân sự.

Tam giác khu vực thứ 2: Hàn Quốc - Nhật Bản – Trung Quốc

Mỹ sẽ phải đau đầu hơn nhiều trong tình thế ở tam giác khu vực thứ hai, liên quan đến Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và cả Đông Nam Á ở mức độ thấp hơn.

Nhìn chung, trong mô hình này, Trung Quốc vẫn giữa vai trò thống trị ở khu vực. Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới là đồng minh chính trị - quân sự chủ chốt của Mỹ ở Viễn Đông dù khả năng quân sự của nước này chịu nhiều hạn chế.

Trong khi đó, Hàn Quốc - cường quốc kinh tế và vẫn là đồng minh thân cận từ lâu với Mỹ, phụ thuộc sự hỗ trợ của Mỹ trong răn đe người láng giềng phía Bắc trước mọi nguy cơ xung đột.

Đông Nam Á có mối liên kết ít chính thức hơn với Mỹ, nhưng có quan hệ đối tác khu vực mạnh mẽ (ASEAN), nhưng cũng lo lắng trước sức mạnh của Trung Quốc.

Quan trọng nhất là, Mỹ và Trung Quốc đã có mối quan hệ kinh tế nhưng có khả năng làm cả 2 dễ bị tổn thương nếu có bất kỳ thái độ thù địch đối ứng, trong khi sự tăng trưởng trong quyền lực chính trị, kinh tế của Trung Quốc đang đặt ra thách thức tiềm năng cho vị thế đứng đầu của Mỹ trên toàn cầu.

Mỹ cần phải nhận ra thực tế về ảnh hưởng và vai trò đang lên của Trung Quốc mà điều chỉnh bản thân thay vì cố gắng “ma quái” hóa thực tế hay tự mơ tưởng về thất bại chưa xảy ra của Trung Quốc.

http://nghiadx.blogspot.com
Mỹ nên thừa nhận sự trỗi dậy của Trung Quốc trong vị thế của nước Đông Á trong bản đồ khu vực và lục địa thay vì trông chờ vào sự thất bại của nó.
Điều này cũng không phủ nhận, Trung Quốc cũng có thể bị ảnh hưởng do sụt giảm nhu cầu về hàng hóa do Trung Quốc sản xuất hay khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Mỹ cũng cần nhận ra mối nguy hiểm đến từ sự chuyển mình trong đặc tính xã hội – chính trị của Trung Quốc, là kết quả của sự suy giảm ban đầu và dần dần, có thể nhận thấy của tầng lớp lãnh đạo Trung Quốc hoặc sự gia tăng mạnh của chủ nghĩa dân túy Trung Quốc.

Cho đến nay, khả năng lãnh đạo của giới tinh hoa Trung Quốc từ Cách mạng Văn hóa trở nên thận trọng hơn. Thế hệ hiện tại không còn là những nhà cách mạng hay cải cách mà tập trung hơn vào việc xác định các chính sách quốc gia trong xu thế dài hạn.

Tuy nhiên, đặc tính quan liêu nặng nề trong chính trị, thận trọng và tư lợi vẫn áp đảo sự can đảm và sáng kiến cá nhân. Điều này, trong dài hạn sẽ khiến chính sách nhân sự trở nên vô dụng, biến bộ máy chính trị thành kẻ thù của tài năng và sáng tạo, không đáp ứng nguyện vọng của tinh thần công dân chính trị.

Sự gia tăng trong khao khát về chủ nghĩa dân tộc là một khó khăn khác của Trung Quốc. Bằng chứng có thể thấy rõ ngay cả từ những ấn phẩm do cơ quan nhà nước kiểm soát, rằng chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc đang phát triển mạnh.

Dù giới cầm quyền đương nhiệm vẫn duy trì sự thận trọng trong việc định nghĩa mục tiêu vị thế lịch sử của Trung Quốc, nhưng các phương tiện truyền thông của nước này đang ngày càng cuồng tín hơn trong việc tuyên truyền về sự thắng lợi, độc quyền của Trung Quốc và sẽ trở thành lãnh đạo thế giới.

Một chế độ suy yếu và dần dần bị tầm thường hóa khi những cám dỗ như thế gia tăng, cho rằng sự thống nhất chính trị và quyền lực là tất yếu, biến công dân trở nên mất kiên nhẫn và cực đoan về vấn đề dân tộc trong tương lai của Trung Quốc.

Nếu cấp lãnh đạo lo sợ về việc mất quyền lực cũng như giảm sút về tầm nhìn sẽ hỗ trợ cho sự gia tăng của dân tộc chủ nghĩa, kết quả sẽ là sự gián đoán trong sự cân bằng đã được tính toán cẩn thận giữa sự tăng cường khát vọng trong nước và những theo đuổi thận trọng về lợi ích trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc.

Bản thân việc gia tăng quá mạnh chủ nghĩa dân tộc và quân phiệt sẽ tạo ra sự cô lập của Trung Quốc. Nó sẽ làm tiêu tan những ngưỡng mộ toàn cầu về sự hiện đại hóa của Trung Quốc và kích thích quan điểm bài Trung Quốc trên thế giới.

http://nghiadx.blogspot.com
Sự thận trọng trong giới chức lãnh đạo của Trung Quốc có thể bị phá hỏng từ việc gia tăng mạnh mẽ chủ nghĩa dân tộc, đặc biệt trong giới trẻ hiện đại. Trong ảnh, thanh niên Trung Quốc trong một cuộc biểu tình chống Nhật Bản.


Điều này còn dấy lên áp lực chính trị đối với các liên minh chống Trung Quốc bên cạnh việc các nước châu Á ngày càng sợ hãi trước tham vọng của nước này. Nó sẽ biến đổi mối quan hệ láng giềng địa chính trị của Trung Quốc, từ vị thế “đối tác trong tư thế của một người khổng lồ thành công về kinh tê” sang “sự nài nỉ mạnh mẽ sự bảo đảm từ bên ngoài (ví dụ như Mỹ) chống lại một Trung Quốc với chủ nghĩa dân tộc báo hiệu điềm gở.

Trong bối cảnh đó, việc Bắc Kinh cư xử thế nào với các nước láng giềng và trong khu vực gần nhất sẽ tác động trực tiếp mối quan hệ tổng thể Mỹ - Trung Quốc.

Các mục tiêu địa chính trị và kinh tế của Trung Quốc bao gồm việc giảm các mối nguy hiểm vốn có trong "vòng tròn địa lý" của Trung Quốc và thiết lập cho mình một chỗ đứng tốt trong cộng đồng châu Á đang nổi lên. Hoặc Trung Quốc có thể theo đuổi từng mục tiêu một cách tích cực để làm suy yếu vị thế của Mỹ ở phương Đông.

Về bản chất, mức độ của chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc giống như xác định xem mục tiêu của Trung Quốc là chơi chung mô hình hay tìm kiếm mục tiêu để có thể cạnh tranh với Mỹ.

Khả năng trên sẽ phụ thuộc vào hai cân nhắc cơ bản: Mỹ sẽ phản ứng với một Trung Quốc phát triển thế nào và làm thế nào bản thân Trung Quốc sẽ phát triển.

Sự nhạy bén và trưởng thành của cả hai quốc gia có thể được thử nghiệm xác đáng trong quá trình này.

Với Mỹ, nhiệm vụ chính sẽ là thoát khỏi được tham vọng của Trung Quốc và nhận ra đây là mối đe dọa trực tiếp và quan trọng tới lợi ích của Mỹ. Thế nhưng, mục tiêu cuối cùng - nhưng không phải bằng bất cứ giá nào, đó là biến Trung Quốc thành một đối tác mang tính xây dựng và chủ yếu trong các vấn đề thế giới.

Mỹ nên mặc nhiên chấp nhận thức tế về sự thống trị của Trung Quốc ở lục địa châu Á cũng như sự xuất hiện liên tục trong vai trò quyền lực kinh tế hàng đầu.

Tuy nhiên, triển vọng của quan hệ đối tác toàn diện toàn cầu Mỹ - Trung Quốc sẽ thực sự được tăng cường nếu Mỹ đồng thời giữ lại sự hiện diện có ý nghĩa địa chính trị của riêng của mình ở Viễn Đông, dựa trên mối quan hệ với Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines, Singapore và Indonesia dù Trung Quốc có chấp thuận hay không.

Nói chung, sự hiện diện sẽ khuyến khích các nước láng giềng của Trung Quốc tận dụng lợi thế với sự tham gia của Mỹ trong cấu trúc tài chính và kinh tế của châu Á cũng như sự hiện diện địa chính trị của Mỹ nhằm theo đuổi lợi ích riêng một cách hòa bình trước cái bóng của một Trung Quốc mạnh mẽ.

Về phần mình, Nhật Bản là đồng minh rất quan trọng đối với Mỹ trong nỗ lực phát triển một mối quan hệ hợp tác Mỹ - Trung Quốc ổn định. Nó gắn chặt với nhấn mạnh của riêng Mỹ rằng, nước này là thế lực ở Thái Bình Dương.

Việc tăng cường tiến bộ và hòa giải giữa Trung Quốc và Nhật Bản trong bối cảnh này cũng là một lợi ích lớn với Mỹ. Sự hiện diện của Mỹ ở Nhật Bản, đặc biệt là liên kết an ninh giữa hai nước, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hòa giải, góp phần đào sâu và mở rộng phạm vi hợp tác song phương Mỹ - Trung. Đồng thời, một Nhật Bản với vị thế quốc tế chủ động tích cực với khả năng quân sự sẽ đóng góp tích cực hơn cho sự ổn định toàn cầu.

Hàn Quốc, do luôn gặp khả năng đe dọa từ sự chia cắt 2 miền Triều Tiên, không có lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục phụ thuộc vào cam kết an ninh của Mỹ.

Dù quan hệ thương mại rộng lớn, nhưng hận thù lịch sử giữa Hàn Quốc và Nhật Bản ngăn chặn bất kỳ sự hợp tác chặt chẽ về quân sự dù cho nó đem lại lợi ích an ninh rõ rệt cho cả hai.

Tuy nhiên, vấn đề thống nhất 2 miền Triều Tiên vẫn kịp thời và khi đó, vai trò của Trung Quốc sẽ rất quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc thống nhất theo từng bước. Nếu điều đó xảy ra, Hàn Quốc có thể quyết định để đánh giá lại mức độ hợp tác và quan hệ an ninh với Mỹ và Nhật Bản để đạt được thỏa hiệp thống nhất quốc gia dưới sự hỗ trợ của Trung Quốc.

http://nghiadx.blogspot.com

Mỹ cần tiếp tục duy trì quan hệ đồng minh thân cận với Nhật Bản, Hàn Quốc trước tham vọng của Trung Quốc.


Mối quan hệ chính trị và thương mại gần gũi hơn với Indonesia, Singapore, Malaysia, Việt Nam cũng như duy trì liên kết có tính lịch sử với Philippines cũng sẽ tăng cường triển vọng về sự tham gia trực tiếp của Mỹ vào việc hỗ trợ châu Á bằng việc mở rộng hợp tác quốc gia và khu vực. Nó sẽ tạo ra sự hiểu biết lớn hơn rằng, Chiến lược Thái Bình Dương của mỹ không chỉ là kiềm chế Trung Quốc mà còn là mong muốn mở rộng mạng lưới quan hệ hợp tác.

Cuối cùng, vai trò địa chính trị của Mỹ tại châu Á sẽ phải dựa trên hòa giải, cân bằng và không can thiệp quân sự ở châu Á.

Một nước Mỹ hợp tác, tham gia trong cấu trúc đa phương, thận trọng trong hỗ trợ sự phát triển của Ấn Độ, giữ nguyên sự kiên cố gắn liền với Nhật Bản và Hàn Quốc và kiên nhẫn mở rộng hợp tác song phương và toàn cầu với Trung Quốc sẽ là đòn bẩy tốt nhất để duy trì sự ổn định trong sự gia tăng của một phương Đông mới.

Thứ Ba, 23 tháng 8, 2011

>> Phương án tác chiến của lực lượng ném bom chiến lược Mỹ


Khi tình hình chính trị-quân sự ngày càng leo thang căng thẳng hoặc khi bắt đầu cuộc xung đột vũ trang ở khu vực nào đó trên thế giới có liên quan đến lợi ích sống còn của Mỹ, lực lượng không quân ném bom chiến lược của nước này sẽ triển khai theo ba phương án tác chiến.

Phương án 1


http://nghiadx.blogspot.com
Thành lập nhanh cụm lực lượng không quân ném bom chiến lược tại
các căn cứ tiền phương.


Thành lập nhanh cụm lực lượng không quân ném bom chiến lược tại các căn cứ tiền phương gần khu vực xảy ra xung đột, đồng thời sử dụng các phương tiện tấn công cấp chiến thuật tại chỗ để tiêu diệt và kiềm chế hoạt động của máy bay ném bom chiến lược đối phương trước khi có sự can thiệp kịp thời của cụm không quân ném bom chiến lược nơi gần nhất.

Sự xuất hiện của lực lượng không quân ném bom chiến lược Mỹ tại khu vực xảy ra xung đột sẽ do các chuyên gia quân sự của Mỹ quyết định như một trong những giải pháp tình thế nhằm kiềm chế hoạt động của đối phương tiềm năng.

Trong trường hợp bắt đầu các hoạt động tác chiến thì sự xuất hiện của lực lượng không quân ném bom chiến lược Mỹ sẽ góp phần làm tăng khả năng phản ứng và đối phó, bảo đảm khả năng sử dụng máy bay ném bom kịp thời khi căng thẳng đến mức tột đỉnh, tăng thời gian tìm kiếm mục tiêu và giảm thời gian bay đến khu vực định tác chiến.

Ngoài ra, sự xuất hiện của lực lượng không quân ném bom chiến lược Mỹ còn cho phép tiến hành các hoạt động tác chiến cần thiết mà không cần phải huy động nhiều lực lượng và phương tiện của lực lượng không quân hỗ trợ.

Phương án 2


http://nghiadx.blogspot.com
Sử dụng máy bay ném bom chiến lược tấn công vào đối phương ngay từ điểm bố trí triển khai.


Sử dụng máy bay ném bom chiến lược tấn công vào đối phương ngay từ điểm bố trí triển khai, sau đó mới hạ cánh xuống căn cứ không quân tiền phương nơi gần khu vực xảy ra xung đột nhất. Từ đây, Mỹ sẽ cho áp dụng hàng loạt các hoạt động tác chiến khác nhau nhằm kiểm soát tình hình.

Phương án này được cho là tối ưu nhất khi các hoạt động tác chiến trong khu vực xảy ra bất ngờ, đồng thời nó cũng bảo đảm cho quân đội Mỹ đủ khả năng phản ứng nhanh nhất khi xuất hiện tình huống khủng hoảng.

Theo nhận định của các chuyên gia quân sự Mỹ, đối với các khu vực nằm xa Bắc Mỹ nhất (ví dụ như Đông Nam Á), hàng ngày Mỹ sẽ phải sử dụng tới 45 máy bay ném bom chiến lược đến thay phiên nhau tiến hành các hoạt động tác chiến, trong đó đã tính tới những tiêu chí định mức đối với Không quân.

Cũng theo nhận định này, với tần suất hoạt động như trên thì chỉ cần trong 4-5 ngày đêm kể từ khi bắt đầu nổ ra xung đột, không quân ném bom chiến lược của Mỹ có thể tiêu diệt tới 10 sư đoàn bộ binh của đối phương.

Để nâng cao hiệu quả sử dụng máy bay ném bom chiến lược, các nhà quân sự Mỹ dự kiến sẽ sử dụng 4 căn cứ không quân tiền phương chủ yếu ở các khu vực: châu Âu; Thái Bình Dương; Trung Á và Cận Đông.

Phương án 3


http://nghiadx.blogspot.com
Sử dụng máy bay chiến lược bay liên tục tới khu vực tác chiến.


Sử dụng máy bay ném bom chiến lược triển khai thường xuyên trên lãnh thổ của Mỹ để bay liên tục tới khu vực xảy ra xung đột. Phương án này sẽ làm tăng thời gian tiếp cận mục tiêu và mức độ căng thẳng cho kíp lái lên tới 2-3 lần và có thể hơn nữa, đồng thời trong quá trình bay cần phải được tiếp nhiên liệu trên không.

Bên cạnh đó, áp dụng phương án này còn làm phức tạp thêm trong quá trình điều hành, chỉ huy cũng như thông tin liên lạc giữa máy bay và trung tâm trong suốt quá trình thực thi nhiệm vụ.

Tuy nhiên, một số chuyên gia quân sự nước ngoài lại cho rằng, đây là phương án cũng có thể được áp dụng khi muốn ra đòn tấn công bất ngờ đầu tiên vào đối phương ngay từ khi bắt đầu xảy ra xung đột hoặc để tăng cường thêm sức mạnh cho lực lượng không quân của Mỹ trong khu vực.

Thứ Sáu, 19 tháng 8, 2011

>> Chúng tôi có 284 tàu chiến các loại



Trên website chính thức của Hải quân Mỹ ngày 11/8 đưa tin, trong biên chế của lực lượng này hiện nay có tất cả 284 tàu chiến các loại.


http://nghiadx.blogspot.com

Hải quân Mỹ hiện nay có 284 tàu chiến các loại.


Theo những thông tin mới nhất do chính cơ quan báo chí của Hải quân Mỹ phát hành cho thấy, biên chế tác chiến của Hải quân Mỹ hiện nay có tất cả 284 tàu chiến các loại, trong đó cụ thể có các loại tàu sau:

Có 165 (chiếm 58% tổng số tàu) tàu đang làm nhiệm vụ ngoài căn cứ, trong đó 120 (42%) chiếc đang được triển khai trực tiếp tại các khu vực phía Tây để đảm nhiệm các nhiệm vụ tác chiến khác nhau.

Tàu ngầm tấn công đang được triển khai ngoài căn cứ là 35 (64% tổng số tàu ngầm) chiếc, trong đó có 15 (25%) chiếc đang được triển khai tác chiến trực tiếp và đảm nhiệm các nhiệm vụ tại khu vực phía Tây.


http://nghiadx.blogspot.com

Hải quân Mỹ có 35 tàu ngầm triển khai tác chiến ngoài căn cứ.


Tàu sân bay đang thực thi nhiệm vụ gồm có 5 chiếc (CVN72 Abraham Lincoln – Thái Bình Dương; CVN73 George Washington – ở cảng Thái Lan; CVN74 John C.Stennis – Thái Bình Dương; CVN76 Ronald Reagan – trong biên chế của cụm tàu sân bay số 7; CVN77 George H.W.Bush – trong biên chế của cụm tàu sân bay số 5 Hải quân Mỹ).

Tàu đổ bộ đa năng đang thực thi nhiệm vụ có 5 chiếc (LHD4 Boxer – trong biên chế của Hạm đội số 5; LHD5 Battan – trong biên chế của Hạm đội số 5; LHD6 Bonhomme Richard – Thái Bình Dương; LHD8 Makin Island – Thái Bình Dương).

Ngoài ra, còn có hơn 3.700 máy bay chiến đấu các loại hiện đang được biên chế cho lực lượng không quân Hải quân Mỹ đang làm nhiệm vụ tác chiến hoặc trong tình trạng sẵn sàng sử dụng.


http://nghiadx.blogspot.com

Hải quân Mỹ đang sử dụng 5 chiếc tàu sân bay làm nhiệm vụ.


Trong thông tin chính thức của Hải quân Mỹ cũng đề cập đến số lượng binh lính cụ thể đang phục vụ ở lực lượng này. Cụ thể, có 328.827 binh lính (53.655 sỹ quan và 275.171 binh sỹ), trong đó chỉ có 52.527 binh lính đang trực tiếp làm nhiệm vụ.

Số binh lính dự bị cho Hải quân Mỹ lên tới 101.646 người (số liệu ngày 1/8/2011), trong đó đã gọi nhập ngũ 4.569 vào ngày 2/8/2011. Số nhân viên dân sự hiện đang công tác tại các cơ quan của Hải quân Mỹ cũng lên tới 204.783 người.


Thứ Ba, 16 tháng 8, 2011

>> Mỹ đề nghị Nga không bán vũ khí cho Syria



Hôm 12/8, báo Kommersant đưa tin Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton trong một buổi trả lời phỏng vấn trên kênh CBS đã kêu gọi Nga không bán vũ khí cho Syria.


http://nghiadx.blogspot.com

Các cuộc biểu tình ở Syria vẫn tiếp diễn trong những tháng qua.


Hiện Moscow chưa có phản ứng gì đối với đề nghị của Ngoại trưởng Mỹ. Khác với Libya, Syria không chịu trừng phạt quốc tế, vì vậy Moscow có thể duy trì làm ăn buôn bán vũ khí với Damascus.

Ngoại trưởng Mỹ tuyên bố khi trả lời phỏng vấn của CBS: “Chúng tôi muốn Trung Quốc hợp tác với chúng tôi. Chúng tôi muốn Nga không bán vũ khí cho chế độ của Asad nữa”. Đây là tuyên bố chính thức đầu tiên của Washington kêu gọi Moscow ngừng bán vũ khí cho Damascus.

Bốn tháng gần đây ở Syria xảy ra biểu tình của quần chúng đòi tiến hành cải cách và Tổng thống Bashar Asad từ chức. Các cuộc phản đối đã bắt đầu từ giữa tháng ba ở phía Nam đất nước, sau đó lan ra các khu vực khác.

Theo các dữ liệu gần đây nhất, trong các cuộc đụng độ với các lực lượng an ninh đã có hơn 1.600 người bị giết, gần 3.000 người mất tích. Theo các số liệu chính thức, đã có 340 quân nhân và người của các lực lượng an ninh thiệt mạng.

Hiện Moscow chưa có phản ứng gì trước lời kêu gọi của Mỹ. Trong bối cảnh biến động chính trị đang diễn ra ở Cận Đông, Syria là một trong những thị trường triển vọng lớn nhất cho vũ khí Nga. Khác với Libya, Syria chưa chịu các biện pháp trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc.

Cho đến gần đây Nga chống lại việc trừng phạt, giải thích rằng không muốn lặp lại tình hình ở Libya – hồi mùa Xuân Moscow và Bắc kinh đã không phủ quyết nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc về thiết lập vùng cấm bay ở Libya, do đó NATO đã có khả năng bắt đầu chiến dịch quân sự chống chế độ của Muamar Gaddafi.


>> Gia đình gián điệp chấn động nước Mỹ (kỳ 1)



Vụ bắt giữ John Walker và toàn bộ lưới điệp viên mà ông này cầm trịch đã xé toang ảo tưởng một thời của người dân Mỹ rằng họ “miễn dịch” với việc làm gián điệp cho nước ngoài.



http://nghiadx.blogspot.com

Tàu ngầm U SS Andrew Jackson, nơi John bắt đầu tiếp cận thông tin mật.


Đối với Moskva, John là gián điệp quan trọng nhất mà họ tuyển mộ được. Đối với Washington, đó là con số gần 1 tỷ USD để thay máy mã, vũ khí, và còn hơn thế nữa…

Kỳ 1: Túng quẫn và… “bán mình”

Rạn nứt trong tình duyên, gặp khó khăn về tài chính, John Walker từng chĩa súng vào thái dương. Không đủ bản lĩnh để bóp cò, thay vào đó, anh ta đã quyết định bán tài liệu mật của Hải quân Mỹ.

Gia đình Scaramuzzos có một cuộc sống khá giản dị và trầm lặng ở Scranton (bang Pennsylvania). Nhưng cô con gái của họ, Margaret, tên thường gọi là Peggy, lại ước muốn một cuộc sống náo nhiệt hơn. Năm 1932, cô đem lòng yêu James Walker - ca sĩ của một ban nhạc địa phương. Peggy và James bí mật tiến hành lễ cưới vào ngày 15/8/1934. Một tháng sau, cô sinh một bé trai, Arthur Walker. Đây là bí mật đầu tiên mở đầu cho hàng loạt những bí mật sau này của gia đình Walker.

Thăng tiến nhưng vẫn thiếu tiền

Sau đó, Peggy sinh đứa con trai thứ hai, John Walker. Năm 18 tuổi, John Walker nhập ngũ. Trong thời gian đóng quân ở thành phố Boston (bang Massachusetts), John đã làm quen với Barbara Crowley. Họ nhanh chóng tổ chức đám cưới. Nhưng cuộc hôn nhân bước vào giai đoạn rạn nứt sau khi họ có 3 bé gái.

Đầu những năm 1960, Hải quân Mỹ tiến hành chuyển đổi đội tàu ngầm nhỏ, cũ kỹ, chạy bằng điêzen thành một hạm đội hiện đại chạy bằng năng lượng hạt nhân. John được điều động đến phục vụ trên tàu USS. Andrew Jackson, một trong những tàu ngầm mới chạy bằng năng lượng hạt nhân của Hải quân. Một buổi sáng, người ta đưa cho John bản báo cáo tối mật, trong đó có danh sách các mục tiêu tấn công hạt nhân của Mỹ. Lúc đó trong đầu John chợt xuất hiện ý nghĩ: Không biết Liên Xô sẽ trả bao nhiêu tiền để có được một bản sao tài liệu này?

Cuộc hôn nhân của John càng trở nên xấu hơn khi anh ta được thuyên chuyển đến làm việc tại Sở chỉ huy Hạm đội Đại Tây Dương ở Norfolk (bang Virginia). Tuy vậy, công việc mới bắt đầu từ tháng 4/1967 đã tạo điều kiện cho John tiếp cận với hầu hết các cuộc liên lạc vô tuyến nhạy cảm của quân đội.

Đó là bước thăng tiến trong sự nghiệp, nhưng anh ta lại cảm thấy khổ sở vì gặp khó khăn về tài chính. Một đêm, John ngồi một mình trong phòng ở dưới tầng hầm lau chùi khẩu súng ngắn, rồi lên đạn và chĩa súng vào thái dương. Không đủ bản lĩnh để bóp cò, John đã quyết định bán một tài liệu mật của Hải quân Mỹ.

“Món hàng” đầu tiên

John đánh cắp một bộ mã sử dụng cho loại máy giải mã KL-47, loại máy được sử dụng rộng rãi nhất trong quân đội Mỹ. Anh ta sao chụp một bản, nhét vào túi quần và bình thản bước ra khỏi phòng trực. Sau 4 giờ lái xe, John đã đến được thủ đô Washington DC. Điểm đến mà anh ta nhắm tới là Đại sứ quán Liên Xô, nằm cách Nhà Trắng chưa đầy 4 dãy phố. Đi đi lại lại bên ngoài toà nhà một hồi, rồi anh ta lấy hết cam đảm lao vào bên trong Đại sứ quán nhanh đến mức mà nhân viên lễ tân cũng phải giật mình.

“Tôi cần gặp người phụ trách an ninh của các cô”, anh ta lắp bắp. Vài giây sau, John được đưa vào căn phòng nhỏ và gặp một người Nga có dáng vẻ bề ngoài lạnh lùng. “Tôi quan tâm đến khả năng bán các tài liệu mật của Chính phủ Mỹ cho Liên Xô. Tôi có mang theo một tài liệu mẫu”, nói rồi John trao bộ mã KL-47. Nhân viên Đại sứ quán Liên Xô mà thực chất là một sỹ quan KGB (Ủy ban An ninh Quốc gia) hỏi thêm một số thông tin cá nhân như danh tính, gia đình. John miễn cưỡng cho anh ta xem thẻ quân nhân của mình.

Người này bỏ đi một lát cùng với bộ mã. Khi quay trở lại, anh ta ra hiệu cho John ngồi xuống. “Chúng tôi rất cần loại tài liệu như thế này. Chúng tôi muốn có thêm các tài liệu khác. Chúng tôi hân hạnh được chào đón anh”, anh ta nói với John. Anh ta chợt hỏi John: cung cấp tài liệu vì lý tưởng chính trị hay động cơ tài chính?


http://nghiadx.blogspot.com

Bản đồ hướng dẫn John địa điểm ra ám hiệu (bằng vỏ lon Seven Up) để trao tài liệu và lấy tiền.


“Thuần tuý là tài chính. Tôi cần tiền”, John trả lời khô khốc. John nói với viên sỹ quan này rằng mình sẵn sàng ký một hợp đồng lâu dài cung cấp thông tin mật, chủ yếu là các bộ mã của NSA (Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ), để đổi lấy một khoản lương hàng tháng, giống như một nhân viên làm việc cho công ty.

Người sĩ quan KGB này chưa bao giờ gặp trường hợp điệp viên đề nghị được lĩnh lương thường xuyên. John đề xuất mỗi tuần từ 500 đến 1.000 USD. Viên sĩ quan đồng ý và yêu cầu John chuẩn bị một danh mục các bộ mã mà anh ta có thể đánh cắp. Họ thỏa thuận gặp lại 2 tuần sau tại một trung tâm mua sắm ở khu vực ngoại ô. John sẽ gập một tờ tạp chí Time ở dưới cánh tay phải của mình để làm ám hiệu.

Một nhân viên hướng dẫn John cách lập hòm thư chết và bố trí để họ gặp lại nhau ở châu Âu. Sau đó, người ta đưa John một phong bì đựng các tờ đô la Mỹ và dẫn anh ta vào một hành lang. Ở đây, John được yêu cầu khoác một chiếc áo khoác dài và đội một chiếc mũ rộng vành. Ngay sau đó, người ta đẩy John vào ghế sau một chiếc ôtô đang đậu ở dưới tầng hầm của sứ quán. Vòng vèo hơn một giờ đồng hồ qua các con phố, John được thả xuống khu vực dân cư sinh sống. Khuất bóng chiếc xe của Đại sứ quán Liên Xô, John bắt đầu đếm tiền.

Thứ Hai, 25 tháng 7, 2011

>> Washington đứng giữa ngã ba đường ở Đông Á



Washington đang đứng trước ngã ba đường với những lựa chọn khó khăn, giữ lấy đòn bẫy chiến lược Đài Loan, hay đổi lấy những bình yên hiện tại với Trung Quốc.

Từ lâu Đài Loan đã nhiều lẫn gửi đề nghị đến Mỹ, thúc giục Washington bán cho họ 66 máy bay chiến đấu F-16C/D mới. Tuy nhiên đến nay đề nghị này vẫn chưa nhận được câu trả lời thỏa đáng.

Đài Loan, Trung Quốc ai quan trọng hơn?

Rõ ràng chính quyền Tổng thống Obama đang đứng trước ngã ba đường với những lựa chọn cực kỳ khó khăn. Đài Loan có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự hiển diện của Mỹ tại châu Á. Song mối quan hệ với Trung Quốc cũng vô cùng quan trọng.

Các thượng nghị sỹ Mỹ đã nhiều lần thúc giục chính quyền Tổng thống Obama bán cho Đài Loan các máy bay chiến đấu F-16C/D mới. Chính quyền Tổng thống Obama cho biết quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra vào đầu tháng 10/2011.



Đài Loan có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự hiển diện của Mỹ tại châu Á, song Trung Quốc cũng không kém phần quan trọng.


Đích thân Ngoại trưởng Hillary Clinton đã trao đổi như vậy với thượng nghị sỹ John Cornyn, bang Texas vào ngày 21/7. Tuy nhiên, một quyết định cung cấp F-16 mới cho Đài Loan có thể làm đảo lộn những tiến bộ gần đây trong quan hệ Trung-Mỹ.

Nhiều khả năng, thay vì cung cấp F-16 mới, chính quyền Tổng thống Obama có thể lựa chọn giải pháp nâng cấp toàn bộ 146 chiếc F-16A/B hiện nay. Năm 2010, Mỹ đã chấp nhận để nâng cấp 146 chiếc F-16 của Đài Loan lên chuẩn mới hiện đại hơn.

Gói nâng cấp trị 4,6 tỷ USD đã phải đóng băng vì áp lực từ Trung Quốc, văn phòng chính phủ Mỹ đã ra thông báo cho biết gói nâng cấp F-16A/B MLU sẽ được tiếp tục sau hơn 1 năm bị đình trệ.

Từ năm 2007 đến nay, Mỹ đã bán cho Đài Loan hơn 16 tỷ USD vũ khí, điều này liên tục gặp phải những phản đối và cả áp lực trả đủa từ phía Bắc Kinh. Trong năm 2010, sau khi chính quyền Mỹ thông báo gói bán vũ khí cho Đài Loan trị giá 6,4 tỷ USD đã gặp phải sự phản đối kịch liệt của Trung Quốc. Thậm chí, Bắc Kinh còn lên tiếng đe dọa trừng phạt kinh tế và đóng băng mối quan hệ quân sự giữa hai bên suốt năm 2010.

Đầu năm 2011, mối quan hệ quân sự Trung-Mỹ đã có những chuyển biến tịch cực bởi những chuyến thăm của lãnh đạo quốc phòng 2 nước. Mặc dù mối quan hệ quân sự giữa hai bên đã được cải thiện, song vẫn còn một khoảng cách rất xa trong cách suy nghĩ và nhìn nhận các vấn đề của đôi bên.

Sau chuyến thăm của Tham mưu trưởng liên quân Mỹ đô đốc Mike Mullen ông tỏ ra rất lo ngại trước tốc độ hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc. Tuy nhiên, hai bên vẫn tiếp tục thúc đẩy các cuộc đàm phán chiến lược. Đặc biệt, thời hạn công bố quyết định quan trọng này sẽ trùng với quốc khánh của Trung Quốc.

Rupert Hammond-Chambers chủ tịch hội đồng kinh doanh Mỹ-Đài Loan cho biết. Thời điểm để đưa ra quyết định bán máy bay chiến đấu F-16 cho Đài Loan là rất khó khăn bởi nhiều lý do khác nữa.

Quyết định này sẽ mắc kẹt vào chuyến thăm Trung Quốc của Phó tổng thống Mỹ Joseph Biden vào tháng tới. Cùng với đó là chuyến thăm của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đến Hawai vào tháng 11/2010 và chuyến thăm của phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cẩn Bình đến Mỹ vào mùa đông.

Rupert Hammond-Chambers bình luận rằng: “Nó không có vẻ chính đáng, rằng chính quyền Tổng thống Obama sẽ cho Đài Loan câu trả lời ngay trong chuyến thăm của hai nhân vật cấp cao của Trung Quốc. Tôi nghi nghờ rằng, kết quả đơn giản chỉ là nhắc lại quyết định hiện đại hóa số máy bay chiến đấu của Đài Loan đã được đề cập trước đây mà thôi”.

Andrew Yang, thứ trưởng quốc phòng Đài Loan cho biết: “Trung Quốc sẽ rất khó chịu và vô cùng tức giận, tôi không tin Mỹ sẽ có hành động quyết liệt trong vấn đề này”.

Tuy nhiên, một khi việc yêu cầu bán máy bay chiến đấu F-16 mới cho Đài Loan bị thất bại, điều đó sẽ làm tổn thương nghiêm trọng khả năng tự vệ của Đài Bắc. “Nếu chúng ta không có máy bay chiến đấu mới để thay thế cho máy bay chiến đấu đã cũ, chúng ta sẽ mất đi đòn bẩy của chính mình”, ông Yang đã nói.

Ông Yang cho biết, Đài Loan có quyền mua vũ khí từ bên ngoài để bảo vệ mình trước một cuộc xâm lăng từ bên ngoài. Ông cũng cho biết rằng, quân đội cùng các nhà khoa học đang nghiên cứu phát triển một loại vũ khí xung điện từ mới EMP.

Đài Loan cũng đang phát triển các loại tên lửa mới, tuy nhiên ông Yang từ chối xác nhận sự phát triển của tên lửa hành trình đối đất Hùng Phong-2E.

Đài Loan lo ngại bị Mỹ "bán" cho Trung Quốc

Hiện tại, quan hệ Mỹ-Trung đang có những diễn biến tích cực, một quyết định bán F-16 C/D cho Đài Loan sẽ làm phá sản mọi nỗ lực hàn gắn quan hệ hiện nay. Bắc Kinh đang cho thấy họ ngày càng trở nên cứng rắn và quyết đoán hơn trong các vấn đề liên quan đến Đài Loan và biển Đông.

Thật khó có thể lường trước những phản ứng của Bắc Kinh nếu quyết định bán F-16 C/D cho Đài Loan được thông qua. Nhưng nếu không cung cấp vũ khí mới cho Đài Loan, cán cân quân sự giữa eo biển Đài Loan sẽ tiếp tục bất lợi cho Đài Bắc, một khi Đài Loan mất khả năng tự vệ trước một cuộc tấn công nếu có, sự can thiệp quân sự của Mỹ xem như đã quá muộn

Thứ trưởng quốc phòng Yang cho biết: “Mất Đài Loàn vào tay Trung Quốc đó sẽ là một thảm họa đối với sức mạnh quân sự của Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương. Nếu Trung Quốc xây dựng được các căn cứ quân sự trên đảo Đài Loan, họ sẽ thống trị toàn bộ biển Đông và đe dọa đến sự hiển diện của Mỹ tại Đông Bắc Á".

Thứ trưởng quốc phòng Đài Loan cho biết, nếu để Đài Loan rơi vào tay Trung Quốc, Washington sẽ mất đi một nhà cung cấp tình báo đáng tin cậy và quan trọng. Ông nói: “Chúng tôi đang thu thập những thứ tốt nhất và chúng tôi đang chia sẽ nó với Mỹ”

Lực lượng không quân Đài Loan đang rơi vào tình trạng khủng hoảng lực lượng, các máy bay chiến đấu của họ đã bắt đầu lão hóa và xuống cấp. Trong khi đó, không quân Trung Quốc hàng năm nhận được hàng trăm máy bay chiến đấu mới. Cùng với đó là sự xuất hiện của máy bay tiêm kích thế hệ 5 J-20, tàu sân bay Thi Lang sắp được đưa vào thử nghiệm.

Hiện tại không quân Đài Loan có 126 chiếc tiêm kích phòng thủ nội địa IDF, 56 chiếc Mirage-2000, 146 chiếc F-16A/B, khoảng 60 chiếc F-5E/F số máy bay F-5 này buộc lòng phải nghỉ hưu trong khoảng 1 thập kỷ tới.

Mặc dù Đài Loan đã tiến hành nâng cấp 71 máy bay trong tổng số 126 chiếc tiêm kích phòng thủ nội địa IDF, nâng cấp một số máy bay tiêm kích Mirage-2000. Nếu Đài Loan không thể có được F-16C/D họ sẽ tiếp tục nâng cấp 55 chiếc IDF còn lại. Tuy nhiên điều này sẽ không thể lấp đầy khoảng cách đối với Không quân Trung Quốc.

Nhiều nhà phân tích chính trị nhận định rằng, nhiều khả năng Mỹ sẽ chọn giải pháp nâng cấp 146 chiếc F-16A/B hiện tại của Đài Loan lên chuẩn mới hiện đại hơn, thậm chí là lên tới Block-52 Plus, gói nâng cấp mạnh nhất hiện nay của F-16.

Điều đó sẽ phần nào trung hòa lợi ích giữa đôi bên, duy trì được mối quan hệ quân sự tốt đẹp với Trung Quốc Mỹ sẽ có thêm nhiều thời gian để củng cố những toan tính của mình tại châu Á-Thái Bình Dương.

[BDV news]


Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2011

>> Tại sao 'siêu phẩm' F-22 'mất điểm'?



Xin phân tích một số nhược điểm của F-22 để thấy bất cứ loại vũ khí hiện đại nào cũng có nhược điểm và đối phương luôn có thể tìm ra cách đối phó thích hợp.

Điều đáng ngạc nhiên trong chiến dịch quân sự của liên minh phương Tây tiến hành ở Libya là việc Mỹ không đưa tiêm kích F-22 “Chim ăn thịt” tham chiến. Như vậy, suốt 6 năm được đưa vào trang bị, loại máy bay này chưa một lần “đánh đấm” thực sự.

"Giá mà có khả năng"

Chiến dịch quân sự của liên minh phương Tây ở Libya bắt đầu từ 19/3/2011 với các màn phô diễn của F-15 Eagle, F-16 Fighting Falcon, Dassault Rafale, Tornado GR4.

Trước chiến dịch mang tên “Bình minh Odyssey”, giới quân sự chờ đợi sự tham gia của “Chim ăn thịt” F-22 - máy bay chiến đấu thế hệ 5 duy nhất ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu.

Tuy nhiên, sự mong đợi của các chuyên gia đã không trở thành hiện thực khi mà F-22 không chịu “ló mặt” trên bầu trời Libya. Không quân Mỹ còn tuyên bố, loại máy bay này sẽ không tham chiến trong tương lai.

Theo nhà phân tích Loren Thompson làm việc tại Viện Lexington, lý do đơn giản là chiếc máy bay chiến đấu tiên tiến nhất này của Mỹ không được chế tạo để thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu giống như những gì đang phải làm ở Libya.

“Mục đích chủ yếu của giai đoạn một là thiết lập vùng cấm bay trên không phận quốc gia châu Phi này, muốn vậy phải tiêu diệt hoàn toàn các hệ thống phòng không của ông Gaddafi”. F-22 không được thiết kế để đánh các mục tiêu trên mặt đất. Máy bay có thể mang 2 bom có điều khiển JDAM khối lượng 450 Kg có khả năng tiêu diệt các mục tiêu cố định, nhưng vũ khí này không được dùng để đánh các mục tiêu di động.

Ngoài ra, radar của F-22 không quét được địa hình như các radar sử dụng anten tổng hợp, nghĩa là không thể tự chọn mục tiêu trên mặt đất. Điều này có nghĩa là nếu sử dụng F-22 để đánh mục tiêu mặt đất, các thông số của mục tiêu phải được nạp vào máy tính của máy bay từ trước khi cất cánh.

Đây vẫn chưa phải là đoạn cuối liệt kê khiếm khuyết của chiếc máy bay thế hệ 5 của Mỹ. Bởi F-22 còn bị hạn chế trong khả năng liên lạc, chỉ có thể chia sẻ thông tin với các máy bay F-22 khác trong biên đội.

Cụ thể, F-22 được trang bị hệ thống liên lạc tiêu chuẩn Link 16, hệ thống được giới quân sự Mỹ và NATO sử dụng rộng rãi, nhưng “bị cắt bớt”. Theo đó, hệ thống này chỉ có thể thu các tin tức tác chiến từ các máy bay hoặc máy bay lên thẳng khác và không thể dùng để chuyển dữ liệu.

Khi thiết kế chế tạo F-22, các kỹ sư đã chủ tâm hạn chế khả năng liên lạc của chiếc tiêm kích nhằm đảm bảo khả năng tàng hình cao hơn – người ta định nếu đưa máy bay vào tác chiến sẽ luôn duy trì chế độ không có liên lạc vô tuyến.



Chim ăn thịt" F-22 tự cô lập mình trên không do không thể liên kết chiến đấu với máy bay "bạn".


Vào cuối tháng 3/2011, chính Tư lệnh Không quân Mỹ Norton Schwartz quyết định đề cập đến việc F-22 không tham gia vào chiến dịch Libya. Theo ông, máy bay tiêm kích này của Mỹ không tham gia chiến dịch vì nó ở căn cứ cách xa chiến trường.

“Giá như F-22 được bố trí ở một trong những căn cứ ở châu Âu, chắc chắn chúng đã tham chiến trong chiến dịch Libya”, ông Schwartz tuyên bố. Ông nói thêm “do chiến dịch ở Libya đã bắt đầu khá nhanh, nên đã quyết định huy động những lực lượng đang ở gần”.

Theo các nguồn tin Mỹ, hiện F-22 đang có ở các căn cứ ở Virginia, New Mexico, California, Florida, Alaska và Hawaii. Cuối bài phát biểu ông Schwartz tuyên bố “việc F-22 không tham gia chiến dịch này không phải là minh chứng cho sự vô dụng của nó”.

Cũng ngày hôm đó, phát biểu tại cuộc điều trần của tiểu ban ngân sách Hạ viện Mỹ, ông Schwartz định giải thích vì sao không quân đã quyết định năm 2010 không cải tiến hệ thống liên lạc của máy bay tiêm kích F-22 dự kiến sẽ thực hiện trong khuôn khổ chương trình “Increment 3.2”.

Theo ông Schwartz, dự định lắp cho F-22 hệ thống liên lạc tiêu chuẩn MADL là hệ thống hiện đang được nghiên cứu chế tạo cho các máy bay tiêm kích tương lai F-35 Lightning II. Hệ thống MADL mới chưa được kiểm tra để sử dụng cho tác chiến, do đó việc dùng hệ thống này cho F-22 sẽ làm chi phí tăng lên và ẩn chứa sự mạo hiểm nhất định, điều mà không quân không thể chấp nhận. Đồng thời các thông số còn lại của chương trình Increment 3.2 sẽ được thực hiện.

Tính năng của F-22

Kíp lái: 1 người
Dài: 18,9 mét; Sải cánh: 13,56 mét
Khối lượng máy bay không tải: 19,7 tấn;
Khối lượng cất cánh tối đa: 38 tấn;
Động cơ: 2 động cơ Pratt&Whitney F-119-PW-100 lực đẩy 140kN;
Tốc độ tối đa: Mach 2,25;
Tốc độ vượt âm hành trình: Mach 1,5;
Bán kính tác chiến: 759km;
Trần bay: 19.800m;
Vũ khí: pháo 20m. 6 tên lửa không đối không hoặc 2 bom JDAM, 4 điểm treo trên 2 cánh mang vũ khí có khối lượng đến 2,3 tấn.

Cựu chỉ huy tình báo Không quân Mỹ David Deptula có mặt tại phiên điều trần ở Hạ viện đã phê phán mạnh việc từ chối lắp MADL lên F-22. Theo ông này, thật là vô nghĩa khi định chế tạo “máy bay tiêm kích hiện đại nhất thế giới” mà lại không thể trao đổi dữ liệu với các máy bay khác.

Ông Deptula đã coi quyết định của Không quân Mỹ từ chối lắp hệ thống MADL lên máy bay tiêm kích F-22 là “sự thông minh tính bằng xu, còn sự ngu ngốc có giá gấp hàng trăm lần).

Dù sao, rất thú vị là để F-22 có thể trao đổi thông tin với các máy bay, máy bay lên thẳng khác và các đơn vị mặt đất, Không quân Mỹ đã thiết lập một cụm thông tin hàng không đặc biệt. Cụm này bao gồm 6 loại máy bay không người lái RQ-4 Global Hawk Block 20 có thể trao đổi dữ liệu với máy bay tiêm kích.

Đồng thời các máy bay không người lái có thể chuyển dữ liệu từ F-22 sang các máy bay và máy bay lên thẳng khác có trang bị hệ thống Link 16. Một hệ thống như vậy được thiết lập cho trường hợp tiến hành các hoạt động tác chiến quy mô lớn và hiện chưa được ứng dụng trong thực tiễn.

Có nghĩa là, thực chất Không quân Mỹ xác nhận là dẫu sao các phi công F-22 vẫn cần trao đổi dữ liệu. Nhưng chưa hiểu được vì sao phải thiết lập cho “Raptor” cụm thông tin độc lập riêng và từ chối cải tiến các hệ thống thông tin hiện có của máy bay tiêm kích. Chắc là, vẫn có sự chú trọng đến khả năng khó phát hiện như trước – khi nhận thông tin từ cụm liên lạc, F-22 có được nguồn dữ liệu tác chiến phong phú hơn mà không tự làm lộ mình.

Đáng lưu ý là F-22 được đưa vào trang bị năm 2005. Từ ngày đó nó chưa hề tham chiến vào bất kỳ hoạt động quân sự nào của Mỹ tiến hành ngoài lãnh thổ Mỹ. Một mặt, chiếc chiếc máy bay tiêm kích Mỹ này này quá đắt để có thể tham chiến ở Pakistan, Iraq, Afghanistan hoặc Somalia. Nhưng mặt khác, làm thế nào để kiểm tra mọi tính năng của nó khi máy bay chưa hề chứng tỏ trên thực tế “sự hùng mạnh” của mình.

Những điều khó chịu về kỹ thuật

Một đòn tiếp theo hạ uy tín của máy bay tiêm kích Mỹ thế hệ 5 này đã giáng xuống cuối tháng 3/2011, khi biết được là Không quân Mỹ hạn chế trần bay của F-22.

Theo chỉ thị của Bộ chỉ huy tác chiến không quân (ACC) của Không quân Mỹ, trần bay của F-22 không được vượt quá 7.600m – trong khi theo các thông số kỹ thuật đã được công bố, “trần” của “Raptor” là gần 20.000m.

Nguyên nhân của việc này là việc điều tra nhằm kiểm tra các hệ thống tái sinh oxy (OBOGS) đã được lắp đặt trên nhiều máy bay tiêm kích của Mỹ.

Theo số liệu của ACC, hệ thống OBOGS được giới quân sự Mỹ sử dụng có thể có lỗi. Cụ thể, người ta cho rằng nguyên nhân rơi F-22 ngày 17/11/2010 ở Alaska có thể là những trục trặc của OBOGS.

Hệ thống này tái sinh ôxy và đưa hỗn hợp khí thở vào mũ bay của phi công khi máy bay ở độ cao lớn. Vì trục trặc của OBOGS nên phi công Jeffrey Haney của chiếc máy bay bị rơi có thể đã bị đói oxy và bị ngất.

Trong kií cấm các chuyến bay thường, Không quân Mỹ xác nhận là lệnh cấm này không có hiệu lực đối với các chuyến cất cánh chiến đấu của tiêm kích Mỹ, những chuyến bay chiến đấu này vẫn không bị hạn chế trần bay.

ACC giải thích rằng ở độ cao từ 15.000m trở lên phi công chỉ có vỏn vẹn 10 giây trước khi ngất nếu ôxy không được cấp vào mũ bay. Thời gian này không đủ để hạ độ cao xuống mức có thể thở mà không cần mũ bay có cấp ôxy.

Độ cao 7.600m được bộ chỉ huy cho là an toàn vì nếu mất cấp ôxy, phi công có thể hạ độ cao xuống 5.400m là độ cao có thể thở không cần mũ bay có cấp ôxy.


Chiến đấu cơ "lắm tiền nhiều của" F-22 có thể giết chiết chính phi công điều khiển vì lỗi hệ thống tái sinh Oxy.


Tuy nhiên, uy tín của F-22 bị suy giảm trước đó nhiều. Cụ thể, tháng 2/2010 Không quân Mỹ đã đình chỉ bay tất cả các máy bay “Raptor” một thời gian – đã xác định được thân máy bay không chịu được tác động của hơi ẩm và dễ bị ăn mòn.

Trước đó cũng đã phát hiện ra hiện tượng ăn mòn trên máy bay tiêm kích này, nhưng trong trường hợp này hoá ra hệ thống dẫn hơi ẩm thừa thoát ra khỏi đèn pha của máy bay có kết cấu tồi và không đảm đương được nhiệm vụ. Kết qủa là đã xuất hiện các vết ăn mòn trên một số chi tiết của đèn pha máy bay và cả trong buồng lái, hơn nữa vết này có thể là nguyên nhân hư hỏng trong hệ thống nhảy dù.

Năm 2009, Không quân Mỹ đã phái 12 máy bay tiêm kích F-22 từ Alaska đến căn cứ Andersen ở Guam trong khuôn khổ một thí nghiệm. Thời tiết mưa nhiều trên đảo hoá ra là đã không thích hợp cho các máy bay chiến đấu, và không lâu sau đã phát hiện ra là trong điều kiện độ ẩm cao các hệ thống điện tử của máy bay hoạt động không ổn định, còn hệ thống làm mát các bộ phận máy tính đơn giản là đã không hoạt động được trong không khí ẩm. Không biết khiếm khuyết này đã được khắc phục hay chưa. Chỉ biết là từ đó F-22 không được sử dụng trong vùng có khí hậu ẩm nữa.

Cải tiến

Bắt đầu từ năm 2012, Không quân Mỹ sẽ chi hàng năm 500 triệu USD để cải tiến máy bay tiêm kích F-22. Cụ thể, sẽ triển khai chương trình cải tiến Increment 3.1 dự định lắp đặt thiết bị trên khoang mới, thiết bị hàng không và đảm bảo phần mềm.

Nhờ chương trình này máy bay tiêm kích này sẽ biết quét được địa hình, chọn mục tiêu trên mặt đất và sử dụng bom mới SDB.

Việc thực hiện chương trình cải tiến Increment 3.2 sẽ bắt đầu từ năm 2014. Theo những nguồn tin chưa được kiểm chứng, kết quả của chương trình này là F-22 sẽ nhận được phần mềm mới, một số yếu tố kết cấu mới và hệ thống máy tính điện tử mới.

Cũng năm đó kỹ sư cũ của Lockheed Martin là Derrol Olsen đã kết tội hãng này chế tạo máy bay F-22 chất lượng thấp. Theo dữ liệu của Olsen, máy bay F-22 đã được sơn thừa mấy lớp để có thể vượt qua tất cả các thử nghiệm chống radar.

Chất lượng thấp chính là ở chỗ các lớp phủ hấp thụ sóng vô tuyến của F-22 dễ dàng bị nước, dầu hoặc nhiên liệu tẩy khỏi thân máy bay. Hãng Lockheed Martin đã bác bỏ những lời buộc tội của Olsen, tuyên bố rằng đã sử dụng sơn bền chắc hấp thụ sóng vô tuyến.

Hai năm trước đã phát hiện ra một sự cố nực cười trong máy tính lắp trên máy bay F-22. Tháng 2/2007 Không quân Mỹ quyết định lần đầu tiên đưa F-22 ra nước ngoài. Một số máy bay tiêm kích được điều đến căn cứ không quân Kadena ở Okinawa.

Phi đội 6 máy bay F-22 cất cánh từ Hawaii, sau khi vượt qua kinh tuyến 180 độ – đường thay đổi ngày quốc tế – đã bị mất hoàn toàn dẫn đường và một phần liên lạc. Các máy bay tiêm kích đã phải nhìn theo các máy bay tiếp dầu để quay trở về Hawaii. Nguyên nhân sự cố là lỗi trong chương trình, từ đó máy tính đã bị ngừng khi thời gian thay đổi.

Và đây chỉ là những trục trặc mà Không quân hoặc Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố công khai. Đồng thời không thể loại trừ là còn những trục trặc của máy bay được dấu kín. Ví dụ, về trục trặc của các máy bay ném bom B-2 gây nứt tấm kim loại giữa các động cơ ở phần đuôi của máy bay chỉ được biết đến sau khi các kỹ sư của hãng Northrop Grumman tìm được cách khắc phục.



Người Mỹ còn rất nhiều việc phải làm với chiến đấu cơ "con cưng" của họ.


Những trục trặc của kỹ thuật không quân phức tạp nói chung không phải là điều không bình thường, bởi vì không thể dự báo hết những đặc điểm khai thác. Những căn bệnh “ấu trĩ” này sẽ được khắc phụ trong quá trình khai thác và sẽ được rút kinh nghiệm trong những mẫu mới.

Nhưng trong câu chuyện về F-22 thì còn nhiều điều không thể giải thích nổi. Vì vậy, không thể hiểu vì sao Mỹ bỗng nhiên lại “không khảo mà xưng” khi máy bay tiêm kich này đã không có mặt trong đội hình tác chiến của liên minh trong chiến dịch Libya , dù ở Iraq hoặc Afganistan đã không có lần thử nào như vậy.

Lịch sử chỉ ra rằng vũ khí hiện đại và đắt tiền nhất được sử dụng sau cùng trong các cuộc xung đột, thậm chí các cuộc xung đột rất lớn. Ví dụ rõ ràng nhất có thể thấy là các tàu chủ lực lớp “Drenout” của Anh và “Nassau” của Đức. Các tàu này thực tế đã thả neo ở các cảng hầu như suốt Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất và chỉ được đưa vào tác chiến trong những năm cuối cùng.

Ngày 31/3/2011, Tổng cục giám sát Hoa Kỳ tuyên bố giá mua một F-22 cho Không quân Mỹ là 411,7 triệu USD. Tổng cộng giới quân nhân Mỹ định mua 187 máy bay F-22, trong đó 170 chiếc đã được đưa vào biên chế.

[BDV news]


Thứ Ba, 19 tháng 7, 2011

>> Gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma, ông Obama khiêu khích Trung Quốc



Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ có cuộc gặp với Đạt Lai Lạt Ma, thủ linh tinh thần lưu vong của Tây Tạng, bất chấp những cảnh báo từ Trung Quốc.

Cuộc gặp được công bố vào tối ngày 15/7/2011 sau một sự im lặng kéo dài từ Chính phủ Obama. Trước đó, về thời điểm Tổng thống Mỹ sẽ gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma, thủ lĩnh tinh thần hiện đang lưu vong của Tây Tạng không hề được tiết lộ.

Thông cáo chính thức của Nhà Trắng cho hay: "Cuộc gặp nhằm nhấn mạnh sự ủng hộ mạnh mẽ của Tổng thống trong việc bảo tồn bản sắc của Tây Tạng như tôn giáo, văn hóa, ngôn ngữ cũng như việc bảo vệ nhân quyền cho người Tây Tạng".



Cuộc gặp giữa tổng thống Mỹ Barack Obama và Đức Đạt Lai Lạt Ma năm 2010.


Cũng theo thông cáo trên, tổng thống Mỹ sẽ hỗ trợ cuộc đối thoại giữa đại diện của Đạt Lai Lạt Ma và chính phủ Trung Quốc để giải quyết sự khác biệt giữa 2 bên về vấn đề Tây Tạng.

Trong cuộc gặp Đạt Lai Lạt Ma tháng 2/2010, tổng thống Obama không cho phép sự có mặt của các phỏng viên. Ngoài ra, Đạt Ma cũng được ông Obama tiếp trong phòng Bản Đồ chứ không phải phòng Bầu Dục vốn được sử dụng khi Tổng thống Mỹ tiếp các nguyên thủ quốc gia.

Đức Đạt Lai Lạt Ma Tây Tạng bắt đầu cuộc sống lưu vong từ năm 1959. Ông tìm kiếm giải pháp hòa bình cho vấn đề Tây Tạng ở Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn coi Đạt Ma như một phần tử ly khai và luôn lên tiếng phản đối các cuộc gặp các nhà lãnh đạo thế giới của ông này.

Trung Quốc phản đối cuộc gặp của Chính phủ Mỹ

Sau khi chính phủ Mỹ công bố cuộc gặp giữa Đạt Ma và Tổng thống Obama, Chính phủ Trung Quốc cũng lên tiếng yêu cầu Mỹ hủy bỏ cuộc gặp nêu trên và cảnh báo, cuộc gặp trên sẽ làm tổn hại quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc.

Phát ngôn viên của bộ Ngoại Giao Trung Quốc, Hồng Lỗi tuyên bố:"Vấn đề Tây Tạng liên quan đến chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc. Chúng tôi kiên quyết phản đối bất cứ cuộc gặp nào giữa quan chức nước ngoài với Đạt Lai Lạt Ma dưới bất kỳ hình thức nào".

Người phát ngôn bộ Ngoại Giao trung Quốc kêu gọi chính phủ Mỹ ngay lập tức thu hồi quyết định trong việc sắp xếp cuộc họp trên nhằm tránh can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc cũng như những tổn hại trong quan hệ Mỹ và trung Quốc. Ông Hồng Lỗi còn kêu gọi Mỹ công nhận "Tây Tạng là một phần của Trung Quốc" và phản đối một "Tây Tạng độc lập".

Quan hệ Mỹ và Trung Quốc đã trở nên căng thẳng sau cuộc gặp giữa ông Obama và Đạt Lai Lạt Ma vào tháng 2/2010. Chuyến thăm của Đạt Ma tới Washington diễn ra trong bối cảnh Mỹ và Trung Quốc có hàng loạt các hoạt động quan trọng cho mối quan hệ giữa 2 cường quốc.

Sau chuyến thăm của Đô đốc Mike Mullen tới Trung Quốc, phó tổng thống Joe Biden cũng lên kế hoạch thăm Trung Quốc tháng 8/2011.

Dự kiến, ông Biden có cuộc gặp với Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ, bà Clinton cũng có cuộc hội đàm với Trung Quốc ngày 25/7.

Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Trần Bỉnh Đức trong cuộc gặp với Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, đô đốc Mike Mullen cũng đã lên tiếng chỉ trích Đạt Lai Lạt Ma: "Có những người ở Mỹ cố ý gây ra những rắc rối làm phức tạp thêm sự phát triển của quan hệ giữa hai quốc gia".

[BDV news]


Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2011

>> Hồ sơ các tàu Hải quân Mỹ thăm Việt Nam



Hoạt động giao lưu giữa hải quân 2 nước bắt đầu từ ngày 15/7 nhằm kỷ niệm 16 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Mỹ.


Các đơn vị tham gia vào đợt hoạt động trao đổi hải quân lần này bao gồm tàu khu trục USS Chung–Hoon (DDG 93), tàu USS Preble (DDG 88) và tàu Giải cứu và Cứu hộ USNS Safeguard (ARS-50), thủy thủ của Lực lượng Đặc nhiệm 73, Tư lệnh Lực lượng Hậu cần Tây Thái Bình Dương, và Đội lặn và Cứu hộ Lưu động.

Tàu USS Chung-Hoon (DDG 93)

USS Chung–Hoon là loại tàu khu trục có thể hoạt động độc lập hay trong nhóm tác chiến trong các nhiệm vụ thuần túy trên biển, hoặc hiệp đồng tác chiến với các quân chủng khác (không quân, lục quân).

USS Chung–Hoon được vũ trang tên lửa có điều khiển, có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ phòng không, chống ngầm và tác chống tàu nổi.

USS Chung–Hoon thuộc lớp USS Arleigh Burke. Lớp tàu được đặt tên theo chỉ huy của đội tàu khu trục nổi tiếng nhất của Hải quân Mỹ. Tàu đầu tiên của lớp USS Arleigh Burke được hạ thuỷ vào ngày 4/7/1991. Hiện tại có 57 tàu tương tự như vậy trong hải quân Mỹ và có nhiều tàu khác đang được đóng.



Khu trục USS Chung–Hoon


Tàu lớp Arleigh Burke được chế tạo toàn bộ bằng thép sử dụng lực đẩy bằng 4 động cơ động cơ LM2500, với tổng công suất 100.000 mã lực, tàu khu trục lớp Arleigh Burke có khả năng đạt tốc độ trên 30 hải lý/ giờ.

Tàu khu trục USS Chung-Hoon đặt tên theo đô đốc Gordon Pai’ea Chung-Hoon, ông sinh vào ngày 25/7/1910 tại Honolulu, Hawaii. Là con trai thứ tư trong năm anh em nhà Chung-hoon. Ông học tại Học viện hải quân Hoa Kỳ và tốt nghiệp vào tháng 5/1934.

Đô đốc Chung-hoon nhận giải thưởng Navy Cross and Silver Star vì lòng dũng cảm và anh hùng khi chỉ huy tàu USS Sigsbee (DD 502) từ tháng 5/1944 đến tháng 10/1945.

Vào mùa xuân năm 1945, tàu Sigsbee đã bắn cháy và bị thương 20 máy bay địch khi đang làm nhiệm vụ bảo vệ hàng không mẫu hạm ngoài khơi đảo Kyushu Nhật Bản.

Ngày 14/4/1945, ngoài khơi đảo Okinawa, một máy bay "kamikaze" lao vào tàu Sigsbee. Bất chấp những thiệt hại, Đô đốc Chung-Hoon, sau này là hạm trưởng, đã bình tĩnh vừa chỉ huy khẩu đội pháo cuộc chống trả kéo dài và hiệu quả lại các tấn công sau đó, đồng thời đôn đốc việc sữa chữa tàu để tàu Sigsbee có thể quay về căn cứ. Đô đốc Chung-Hoon nghỉ hưu năm 1959 và mất năm 1979.

Tàu USS Preble (DDG 88)

USS Preble cũng thuộc lớp USS Arleigh Burke giống như USS Chung–Hoon. Tàu được trang bị tên lửa Standard Missile (SM-2MR); Tên lửa Tomahawk; 6 ngư lôi MK-46; hệ thống phòng thủ tầm cực gần (CIWS - Close In Weapon System), pháo hạm 5 inch MK 45 , tên lửa phòng không Evolved Sea Sparrow Missile (ESSM) và 2 máy bay trên hạm.



Tàu khu trục USS Preble (DDG88)


Tàu USS Preble được đặt tên theo Đại tá Hải quân Edward Prebble. Ông này đã chỉ huy nhiều tàu, bao gồm tàu USS Constitution trong cuộc Chiến tranh với Pháp (Quasi-War) và trận phong toả Tripoli.

Đại tá Prebble được biết đến nhiều nhất khi chỉ huy chiến dịch gồm 7 tàu và 1.000 thuỷ thủ chống lại cướp biển Barbaray tại Tripoli vào năm 1803.

Không đồng ý với việc phong toả Tripoli, Preble đã tấn công hải cảng này, lúc đó đang được bảo vệ và phòng thủ bởi 25.000 lính. Bằng một loạt cuộc tấn công dũng cảm, các thuỷ thủ của Preble đã gây thiệt hại và thương vong nặng nề cho đối phương, một kết quả từ việc huấn luyện tích cực và suy nghĩ dũng cảm.

Đại tá Preble nghỉ hưu vào năm 1806 và qua đời vào tháng 8/1807.

Tàu USNS Safeguard (T-ARS 50)


Tàu USNS Safeguard


Tàu Safeguard được thiết kế để thực hiện công tác cứu hộ, nâng và kéo tàu, cứu hoả, các hoạt động lặn, sửa chữa khẩn cấp cho tàu thuyền bị mắc cạn hay không thể hoạt động được.

Được thiết kế bằng thép kết hợp với tốc độ và tính chịu đựng cao, loại tàu cứu hộ và giải cứu này rất phù hợp cho các hoạt động cứu hộ và giải cứu của Hải quân Mỹ cũng như trong các hoạt động thương mại hàng hải.

Tính đa năng của loại tàu này làm, tăng đáng kể khả năng của hải quân Mỹ khi hỗ trợ cho các tàu đang gặp nạn trên biển. Hiện có 4 tàu cứu hộ và giải cứu Safeguard đang hoạt động trong biên chế lực lượng hải quân nước này.

[BDV news]


>> Chuyên gia Trung Quốc nói về quan hệ với Triều Tiên



50 năm trôi qua từ khi Trung Quốc và Triều Tiên ký kết hiệp ước hữu nghị. Tuy nhiên, hoàn cảnh và lợi ích đang buộc Trung Quốc phải xem xét lại mối quan hệ này hơn bao giờ hết.


Thứ hai ngày 11/7 là kỷ niệm tròn 50 năm ngày bắt đầu hiệp định ngoại giao, cộng tác và hỗ trợ lẫn nhau giữa Trung Quốc và Triều Tiên. Nhưng mối quan hệ đó đang thay đổi, liệu Trung Quốc có nên thay đổi mối thâm giao này và cân nhắc được mất nhiều hơn trong mối quan hệ với người láng giềng “tai tiếng”.

Sau đây là ý kiến cuả 5 chuyên gia Trung Quốc về vấn đề này:

Han Xiandong – Phó giám đốc của Viện nghiên cứu quốc tế thuộc ĐH Khoa học Chính trị và luật Trung Quốc.

Những lợi ích an ninh quyết định giá trị của hiệp ước này. Chỉ bằng cách đảm bảo an ninh và hòa bình trên bán đảo Triều Tiên mới bảo vệ được kinh tế của vùng Đông Bắc Trung Quốc – trung tâm công nghiệp quan trọng nhất của quốc gia này, đồng thời giữ đất nước không phải rơi vào tình trạng tổng động viên.

Có vùng đệm là Triều Tiên giúp Trung Quốc không phải chịu áp lực đầu tư quân sự và cũng giảm bớt áp lực từ khối các quốc gia Xô Viết cũ.

Từ khi chiến tranh lạnh kết thúc, cục diện quốc tế được tái lập lại và nền Trung Quốc cũng hưởng lợi từ đó.

Vấn đề vũ khí nguyên tử trên bán đảo Triều Tiên là một cục than nóng đối với Trung Quốc. Nếu thay đổi chiến lược ngoại giao với Triều Tiên thì Trung Quốc sẽ gặp rất nhiều khó khăn và hiệp ước hữu nghị này cũng giúp Trung Quốc ngăn cản nguy cơ xảy ra các cuộc chiến trong tương lai.



Trung Quốc có còn đủ kiên nhẫn đối với người láng giềng lắm tai tiếng?


Wang Yisheng – Nghiên cứu viên của Phòng nghiên cứu quân sự thuộc Học viện Khoa học quân sự của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa:

Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Triều Tiên đã bị nguội lại phần nào.

Ban đầu, mối quan hệ này được thiết lập giữa hai quốc gia nhằm nâng cao sự tin tưởng lẫn nhau. Trung Quốc tăng cường buôn bán song phương nhưng kể từ khi nền kinh tế Triều Tiên suy thoái, tổng giá trị thương mại giữa hai quốc gia đã giảm chỉ còn hơn 30% so với trước đây.

Sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt, mối quan hệ song phương lại được tái khởi động vì lợi ích chung mà 2 bên cùng chia sẻ. Hiệp ước giữa 2 nước cũng không gây ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa Trung Quốc và Hàn Quốc.

Không có điều gì đảm bảo rằng việc phá vỡ hiệp ước với Triều Tiên sẽ giúp mối quan hệ giữa Trung Quốc và Hàn Quốc “mặn nồng” hơn. Ngược lại, hiệp ước cung cấp cho cho Trung Quốc công cụ để hỗ trợ Triều Tiên và ngăn cản Mỹ cùng Hàn Quốc.

Cao Shigong – thành viên của Hội đồng nghiên cứu bán đảo Triều Tiên, Hiệp hội nghiên cứu châu Á-Thái Bình Dương:

Đang có 2 ý kiến cực đoan hiện hữu.

Một là xóa bỏ hiệp ước hữu nghị. Một số học giả đã viết thư gửi tới Chính phủ trung ương Trung Quốc vào năm 2010 nhằm kêu gọi thay đối chính sách chính trị đối với Triều Tiên. Một số học giả còn tuyên bố rằng hiệp ước này là vi phạm chính sách quốc hội.

Số còn lại ủng hộ một liên minh giữa Triều Tiên và Trung Quốc nhằm chống lại 3 quốc gia: Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Cả 2 quan điểm trên đều sai lầm. Chính sách ngoại giao trung lập của Trung Quốc đã mang lại những lợi ích to lớn trong quá trình đổi mới và mở cửa. Bất cứ liên minh nào cũng sẽ gây tổn hại cho an ninh của Trung Quốc vì điều đó sẽ thúc đẩy sự gắn kết chặt chẽ hơn giữa ba đồng minh: Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Pian Jianyi – Giáo sư khoa ngoại giao Triều Tiên của Học viện Khoa học xã hội Trung Quốc:

Mối đe dọa lớn nhất trong quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và các quốc gia láng giềng trong vài thập kỷ tới chính là Mỹ. Sự đối đầu trực tiếp giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ rất khó xảy ra. Nhưng Mỹ có ảnh hưởng và nhúng tay vào rất nhiều vấn đề, đặc biệt là trên bán đảo Triều Tiên.

Xóa bỏ hiệp ước hữu nghị đồng nghĩa với việc Trung Quốc gửi thông điệp tới Mỹ và Hàn Quốc rằng họ từ bỏ vai trò trên bán đảo này. Vì vậy, Hàn Quốc sẽ chiếm vị trí thống trị trong quá trình thống nhất bán đảo Triều Tiên.

Tuy nhiên, Hàn Quốc không đủ mạnh để nhanh chóng thống nhất bán đảo này và nếu quân đội Mỹ hiện diện ở gần biên giới giữa Trung Quốc và Triều Tiên thì áp lực lớn sẽ đặt lên quốc gia đông dân nhất thế giới. Trong trường hợp đó, Mỹ có thể áp đặt và truyền bá các giá trị xã hội Mỹ lên miền đông bắc Trung Quốc.

Vì vậy, hiệp ước hữu nghị cần được củng cố nhiều hơn là xóa bỏ.

Shen Dingchang – Phó Giám đốc điều hành của Trung tâm nghiên cứu Hàn Quốc tại ĐH Bắc Kinh

Triều Tiên là một nhân tố tích cực bậc nhất tại Đông Bắc Á. Duy trì mối quan hệ ổn định với Triều Tiên cho phép Trung Quốc áp đặt ảnh hưởng lên khu vực.

Chiến lược của Trung Quốc nhiều khi quá “bảo thủ” và có thể tạo ra những rắc rối không cần thiết. Trung Quốc cần phải có thái độ cương quyết đối với hiệp ước hữu nghị Trung Quốc - Triều Tiên.


[BDV news]


Thứ Hai, 11 tháng 7, 2011

>> Trung Quốc đang đóng tàu sân bay nội địa



Nguồn tin ngoại giao và từ Chính phủ Mỹ cho hay Trung Quốc đang bắt đầu đóng chiếc tàu sân bay nội địa.

Thông tin trên được hãng tin Sacramento Bee (Mỹ) dẫn nguồn tin ngoại giao và từ Chính phủ Mỹ.

Động thái này của Trung Quốc nằm trong kế hoạch xây dựng một lực lượng hải quân mạnh mẽ nhằm mở rộng các nguồn lợi từ hàng hải của nước này.

Khi chiếc tàu sân bay tự đóng của Trung Quốc hoàn thành, số tàu sân bay trong lực lượng hải quân Trung Quốc sẽ được nâng lên thành 2 chiếc.



Trung Quốc đang tự đóng một chiếc tàu sân bay khác ngoài chiếc Thi Lang?


Chiếc tàu sân bay thứ 2 của Trung Quốc có thể làm thay đổi sự ổn định của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, vốn được duy trì bằng sức mạnh quân sự vượt trội của Mỹ.

Theo nguồn tin của Sacramento Bee, tuyên bố của tướng Trần Bình Đức trước báo giới Hong KOng về việc Trung Quốc đang đóng 1 chiếc tàu bay là về chiếc tàu sân bay nội địa chứ không phải chiếc Thi Lang, vốn được cải tạo lại từ một chiếc tàu sân bay của Liên Xô (cũ).

Một quan chức quân đội Trung Quốc khẳng định chiếc tàu sân bay lớp Varyag không thể được coi là một chiếc tàu sân bay nội địa và Trung Quốc đang đóng một chiếc tàu sân bay ở địa điểm khác.

Một nguồn tin của chính phủ Mỹ cho hay: Washington rất quan tâm đến khả năng của chiếc tàu sân bay thứ 2 kể trên.

Một phần của báo cáo hàng năm của Bộ Quốc phòng Mỹ năm 2010, có tiêu đề "Quân sự và sự phát triển an ninh liên quan đến Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”, đề cập đến khả năng Trung Quốc sẽ có 2 hoặc nhiều hơn các tàu sân bay trong 10 năm tới.

Nguồn tin quân sự liên quan đến bộ phận phát triển trong Hải quân Trung Quốc cho hay tàu sân bay tự đóng của Trung Quốc đang được thi công tại xưởng đóng tàu trên đảo Trường Hưng (Changxing) ở Thượng Hải.



Tàu sân bay thứ 2 của Trung Quốc có thể nhận tiêm kích trên hạm J-15. Hiện loại máy bay này vẫn chỉ là mẫu thử nghiệm chưa sẵn sàng hoạt động.


Nguồn tin trên cũng cho biết chiếc tàu sân bay mới của Trung Quốc thuộc tàu sân bay hạng trung bình, gần giống với chiếc tàu sân bay lớp Varyag.

Ngoài ra, chiếc tàu này có khả năng chở mẫu tiêm kích trên hạm nội địa J-15, do được Trung Quốc phát triển.

Tiêm kích trên hạm hạng nặng J-15 đầu tiên được sản xuất tại công ty Thẩm Dương vào năm 2008, và thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 31/8/2009. Giới quân sự Trung Quốc cho biết tiêm kích trên hạm J-15 đã sẳn sàng để thử nghiệm trên biển trong thời gian tới.

Dù mẫu tàu sân bay mới được mô hình hóa sau chiếc Thi Lang, nguồn tin quân sự của Sacramento Bee cũng cho hay chiếc tàu sân bay tự đóng của Trung Quốc có ý nghĩa chính trị rất lớn cho thấy Trung Quốc đã có thể "làm chủ" công nghệ chế tạo tàu sân bay.

An ninh quanh nhà máy đóng tàu trên đảo Trường Hưng đã được thắt chặt kể từ đầu năm, cũng là khoảng thời gian Trung Quốc khởi công tự đóng tàu sân bay.

Theo một chuyên gia quân sự, trong khi Mỹ tốn khoảng 5 năm để hoàn thành một chiếc tàu sân bay thì Trung Quốc sẽ tốn khoảng 7-8 năm để đưa chiếc tàu sân bay tự đóng đi vào hoạt động.

Chuyên gia này cũng cho biết Trung Quốc đang thiết kế mẫu tàu khu trục hạm mới được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa để bảo vệ chiếc tàu sân bay thứ 2 này.

[BDV news]


Thứ Ba, 5 tháng 7, 2011

>> Mỹ có thể nâng cấp F-16 cho Đài Loan




Hôm 3/7, một nhà lập pháp Đài Loan tiết lộ Mỹ sẽ giúp Đài Loan nâng cấp máy bay F-16A/B hiện tại hơn là việc cho phép Đài Loan mua F-16C/D tiên tiến.

Theo các chuyên gia phân tích, thì việc chuyển sang hình thức nâng cấp F-16A/B sẽ tốt hơn là Mỹ bán F-16C/D hiện đại cho Đài Loan chắc chắn sẽ gặp phải phản ứng gay gắt từ phía Trung Quốc.

“Đây là thỏa thuận mang tính thỏa hiệp,” ông Lâm Ngọc Phương, thành viên của Ủy ban Quốc phòng Quốc hội Đài Loan nói. Ông Lâm cũng là người mà trong hai năm qua đã tới Mỹ để thảo luận các vấn đề mua bán vũ khí.

Chính quyền Đài Loan liên tục đề nghị với phía Mỹ đề nghị bán chiến đấu cơ đa năng F-16C/D tiên tiến nhằm đối phó với sức mạnh quân sự Trung Quốc tăng một cách nhanh chóng.

Nhưng việc này chắc chắn gây ra sự tức giận đối với Trung Quốc, điển hành là vụ việc tháng 1/2010 khi chính quyền Obama tuyên bố cung cấp gói vũ khí trị giá 6,4 tỷ USD gồm: hệ thống tên lửa Patriot, trực thăng Black Hawk và chiến đấu cơ F-16. Điều này ngay lập tức làm cho chính quyền Trung Quốc giận dữ.



Chiến đấu cơ F-16A/B gói 20 của Đài Loan rất có thể sẽ được Mỹ nâng cấp lên chuẩn mới.


Trong tháng trước, các nhà lập pháp Mỹ cũng lên tiếng kêu gọi chính quyền của Tổng thống Obama thông qua việc bán F-16 cho Đài Loan. Đồng thời, họ cũng cáo buộc chính quyền ngày càng hy sinh lợi ích đồng minh để "vuốt ve" Trung Quốc.

“Dự kiến, chính phủ Mỹ sẽ đưa ra quyết định chính thức về việc này trong vòng vài tháng tới. Chính quyền Tổng thống Obama chắc chắn không muốn thấy hợp đồng mua bán vũ khí này trở thành vấn đề trong cuộc vận động tranh cử tổng thống nhiệm kỳ 2,” ông Lâm cho biết.

Hôm 30/6, Đài Loan chính thức giới thiệu biến thể nâng cấp mới của chiến đấu cơ nội địa Kinh Quốc F-CK-1. Đây là cứu cánh tạm thời cho Đài Loan trong điều kiện F-16C/D có thể không bao giờ được Mỹ đáp ứng.

Kể từ khi ông Mã Anh Cửu lên làm Tổng thống Đài Loan năm 2008 thì mối quan hệ Trung – Đài cải thiện khá nhiều. Mặc dù vây, chính quyền Đài Loan vẫn nhiều lần "nài nỉ" Mỹ bán F-16 với lý do là tăng cường khả năng phòng thủ của hòn đảo này.

Hiện nay, Không quân Đài Loan đang sở hữu khoảng 145 chiếc F-16A/B gói 20. Biến thể F-16 này tích hợp radar xung – doppler AN/APG-66, lắp động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy Pratt & Whitney F100-PW-200.

Hệ thống vũ khí của F-16A/B gói 20 có thể mang tên lửa chống radar AGM-45 hoặc AGM-88, tên lửa chống hạm AGM-84 Harpoon. Hệ thống điện tử của F-16A/B gói 20 dành cho Đài Loan mạnh hơn, tốt hơn các gói 1/5/15 thuộc biến thể F-16A/B.

[BDV news]


Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2011

>> Đài Loan giới thiệu biến thể mới của chiến đấu cơ nội địa




Vào ngày 30/6, Đài Loan đã giới thiệu phiên bản nâng cấp của máy bay chiến đấu “cây nhà lá vườn” do chính quốc gia này chế tạo.


Đây là một nỗ lực của chính phủ Đài Loan nhằm nâng cao khả năng chiến đấu của không quân sau khi bị Mỹ từ chối bán chiến đấu cơ F16.

Đài Loan bắt đầu quá trình nâng cấp kể từ năm 2009, sau khi Mỹ tạm ngưng quá trình đánh giá yêu cầu mua chiến đấu cơ mới của Đài Loan vì e ngại phản ứng của Trung Quốc.



Máy bay chiến đấu IDF do chính Đài Loan tự chế tạo.


“Tôi hi vọng rằng máy bay chiến đấu IDF sẽ đáp ứng được khả năng chiến đấu của không quân”, Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu nói khi đang ngồi thử vào ghế phi công của IDF".

Theo Bộ quốc phòng Đài Loan, họ sẽ nâng cấp 71 chiến đấu cơ IDF (chiếm khoảng 1/2 số lượng IDF mà không quân Đài Loan sở hữu). Thời gian và kinh phí của quá trình nâng cấp theo ước tính là 4 năm và 587 triệu USD.

Những máy bay IDF có radar nâng cấp, hệ thống chiến đấu điện tử và máy tính hỗ trợ. Về vũ khí, IDF sẽ có 4 tên lửa không đối không do Đài Loan tự chế tạo (gấp đôi so với hiện tại) cùng với nhiều tên lửa không đối đất và bom.

Tổng thống Mã Anh Cửu đã nhiều lần thúc giục Mỹ bán cho chính quyền Đài Loan máy bay chiến đấu F16C/D và cho rằng đây là nhân tố rất quan trọng giúp Đài Loan có đủ khả năng phòng thủ trước Trung Quốc.

Vào năm 2010, Mỹ đã thông qua hợp đồng vũ khí trị giá 6,4 tỷ USD dành cho Đài Loan, bao gồm tên lửa Patriot, máy bay trực thăng Black Hawk.

[BDV news]


Thứ Bảy, 25 tháng 6, 2011

>> Căng thẳng ở Trường Sa không thể là cớ dẫn tới chiến tranh




Ngày 23-6, Tướng Gary L. North, tư lệnh lực lượng không quân Thái Bình Dương của Mỹ hiện đang ở thăm Philippines, nói với báo giới rằng căng thẳng chính trị xung quanh vấn đề tranh chấp quần đảo Trường Sa không thể là cái cớ dẫn tới chiến tranh.





Tướng Gary L. North, tư lệnh lực lượng không quân Thái Bình Dương


Ông nhắc lại quan hệ hai nước dựa trên hiệp định phòng thủ chung (Mutual Defense Treaty) và nhấn mạnh rằng Mỹ luôn ủng hộ Philippines.

Về sự gia tăng căng thẳng quanh khu vực quần đảo Trường Sa tướng Gary L. North nói: "cái chính là ở chỗ các quốc gia nhận thức tham vọng của mình" Ông cho rằng "không cứ có sức mạnh quân sự là có lẽ phải"

"Quan hệ 60 năm hợp tác phòng thủ chung giữa Mỹ và Philippines sẽ bảo đảm cho họ có được sự bình yên phải có", tướng North tuyên bố trong buổi tiệc tối cùng ngày do đại sứ Mỹ Harry Thomas tại Philippines tổ chức tại nhà riêng để chào đón ông cùng với tổng tham mưu trưởng lực lượng không quân Philippines Eduardo Oban.

Chính quyền Philippines nhiều lần lên tiếng tố cáo Trung Quốc gây hấn tại Trường Sa.

Malaysia, Taiwan và Brunei cũng đã có những tuyên bố về chủ quyền một phần ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Về hiệp định Phòng thủ chung, North cho biết "cả hai quốc gia luôn tôn trọng cam kết và sẵn sàng đáp trả mọi khiêu khích, song tình hình căng thẳng cần phải được giải quyết hòa bình và thông qua ngoại giao dựa trên tuyên bố về ứng xử biển Đông mà các bên đã ký kết."

Ông cho biết Chính phủ Mỹ sẽ không chỉ theo dõi sát diễn biến căng thẳng giữa các nước đòi chủ quyền ở Trường Sa mà còn theo dõi diễn biến liên quan tới các hoạt động dân sự, thương mại, phát triển công nghiệp, tội phạm xuyên quốc gia như cướp biển, buôn người và đánh bắt cá bất hợp pháp ở khu vực Thái Bình Dương.

[BDV news]


Thứ Bảy, 18 tháng 6, 2011

>> Đang có chiến tranh mạng giữa Mỹ và Trung Quốc?





Các cuộc tấn công mới đây vào tài khoản Gmail của các quan chức chính phủ Mỹ mà theo Google là có xuất sứ từ Trung Quốc càng làm cho tình hình thêm căng thẳng.


Trước đó, Đại tá Dave Lapan, phát ngôn viên của Lầu Năm Góc cho biết: “Để đáp trả lại một cuộc tấn công mạng không nhất thiết chúng ta phải dùng một cuộc tấn công mạng khác. Mọi sự lựa chọn đều cần xem xét kỹ lưỡng”.

Tuy nhiên, dù rõ ràng đại tá Lapan nói tới cuộc tấn công vật lý bằng sức mạnh quân sự thực thụ nhưng đặt trong bối cảnh căng thẳng đến từ những vụ tấn công tin học, lời cảnh báo của Lầu Năm Góc gợi tới hình ảnh cuộc chiến trong tương lai sẽ là những người lính với những chiếc bàn phím trong hầm tối thay vì cầm những khẩu M-16 xung phong trên mặt trận.



Google từng hứng chịu nhiều đợt tấn công bắt nguồn từ Trung Quốc.


Giáo sư Dan Kuehl, ĐH Quốc phòng tại Washington cho biết: “Chúng tôi làm việc ở cả 5 lĩnh vực như trên không, đất liền, biển, không gian và không gian mạng. Với sự gia tăng trong sự phụ thuộc của con người vào máy tính, viễn cảnh một cuộc chiến tranh mạng ngày càng trở nên rõ ràng”.

Ông Kuehl nhấn mạnh rằng ông không phát biểu để ủng hộ chính phủ Mỹ hay “PR” cho trường đại học quân sự của ông.

Cuộc nói chuyện khó khăn và những lá thư giả mạo

Tờ The Wall Street Journal dẫn lời một quan chức Quốc phòng Mỹ cho biết: “Nếu bạn tắt một lưới điện của chúng tôi, chúng tôi có thể bắn 1 quả tên lửa vào ống khói nhà bạn”. Lời đe dọa của quan chức này được cho là nhằm vào Trung Quốc.

Về phần mình, Chính phủ Trung Quốc phủ nhận bất kỳ sự liên quan nào với các cuộc tấn công mạng mà Google thông báo cho chính phủ Mỹ.

Giáo sư Kuehl cho biết: “Đây là giá trị của sự mơ hồ, các bên muốn đối thủ của họ nghĩ rằng họ có thể vượt qua các giới hạn”.

Một cuộc tấn công dạng phishing vừa được khởi động để tấn công hệ thống thư điện tử của Google với mục tiêu nhằm là các quan chức Mỹ, Hàn Quốc cũng như các nhà báo Trung Quốc, các nhà hoạt động vì nhân quyền ở quốc gia này.

Những cuộc tấn công trên tương tự với các email lừa đảo mà hầu hết mọi người đều nhận dược về khoản thừa kế hàng triệu USD của triệu phú. Email yêu cầu người dùng mở thông điệp và họ sẽ nhận được 14 triệu USD. Khi thông điệp được mở, máy tính của nạn nhân đã bị xâm nhập.

Nhận xét về cuộc tấn công vào Gmail, trưởng nhóm nghiên cứu và phân tích tại IT-Harvest, tác giá cuốn sách Surviving Cyberwar cho biết: “Cuộc tấn công phishing vẫn dừng ở mức độ đơn giản. Có những cuộc tấn công khác tinh vi hơn. Khi đó, các email nạn nhân nhận được giống với những email được gửi từ những người quen. Để làm được điều này, tin tặc khai thác thói quen, mối quan hệ của bạn từ mạng xã hội mà bạn tham gia”.

“Những người Trung Quốc đã có những lợi thế ban đầu trong cuộc chiến tranh mạng nhờ thu thập được nhiều dữ liệu kể cả những dữ liệu cá nhân của nhiều quan chức”, ông Stiennon cho biết. Các dữ liệu lấy trộm được sẽ được đem vào ngân hàng dữ liệu để xử lý và phân tích.

Các tài liệu WikiLeaks cho thấy Chính phủ Mỹ đang lo lắng vì Chính phủ Trung Quốc đang thuê các hackers hàng đầu để khởi động chiến dịch chiến tranh qua mạng.

Một báo cáo mật của Chính phủ Mỹ từ tháng 6/2009 cho thấy khả năng rất lớn là Chính phủ Trung Quốc đang đầu tư vào các tài năng có năng khiếu trong các khu vực tư nhân để tăng cường khả năng tấn công và phòng thủ cho các hệ thống mạng thông tin của nước này.

Can thiệp vào tàu chiến và hậu cần

Những cuộc tấn công mạng kể trên không chỉ mới xuất hiện thời gian gần đây.

Từ năm 2002, những kẻ xâm nhập trên mạng, được cho là có nguồn gốc từ Trung Quốc đã phát tán mã độc hại trong hệ điều hành Windows để ăn cắp thông tin đăng nhập nhằm truy cập vào hệ thống của Chính phủ Mỹ cũng như hệ thống các công ty quốc phòng ở nước này.

Tuy nhiên, trên tờ China Youth Daily, các học giả Zheng and Zhao Baoxian của Học viện Khoa học quân sự (Trung Quốc) cho biết: ”Các cơn lốc xoáy vừa quét qua internet trên toàn thế giới gây nên những tác động ồ ạt. Đằng sau cơn lốc này là cái bóng của Mỹ”.

Bài viết cũng khẳng định Trung Quốc đã sẵn sàng cho cuộc chiến tranh trên mạng: “Đối mặt với những dấu hiệu nóng lên của chiến tranh trên internet, mọi quốc gia và quân đội không thể ở thế bị động mà phải chuẩn bị cho cuộc chiến này”.


Quân đội Mỹ là mục tiêu của chiến trang mạng do quá phụ thuộc vào máy tính?


Ông Bruce Schneir, chuyên gia công nghệ, cũng là tác giả của nhiều cuốn sách và được tờ The Economist miêu tả là chuyên gia hàng đầu về bảo mật cho biết: “Làm cách nào để chúng ta biết được địa chỉ chính xác của thủ phạm để tấn công ngược lại? Điều đó là không thể”.

Trả lời tờ Al Jazeera, ông Schneier khẳng định việc xác định quốc tịch của một cuộc tấn công mạng là không khả thi.

Tuy nhiên, ở Trung Quốc, hầu hết các tập đoàn, đội nhóm đều có liên quan và chịu sự chi phối của chính phủ. Điều đó có nghĩa, nhiều khả năng chính phủ Trung Quốc có sự hiểu biết nhất định về điều gì đang diễn ra, ông Stiennon cho biết.

Giáo sư Kuehl ở ĐH Quốc Phòng Mỹ cho rằng: “Trung Quốc đã xem xét rất kỹ đối thủ quân sự lớn nhất của họ là Mỹ và nhận ra điểm yếu của Mỹ là quá phụ thuộc vào các hệ thống máy tính”.

Từ quan điểm đó, giáo sư Kuehl cho rằng chiến lược của Trung Quốc gồm 2 phần, phần đầu các cuộc tấn công sẽ làm suy yếu bộ máy chiến tranh của Mỹ tại chính đất nước này và ngăn chặn Mỹ khởi động lại bộ máy.

Phần thứ hai, các cuộc tấn công mạng vào tàu chiến cũng như hệ thống hậu cần sẽ là những đòn quyết định.

Giáo sư Kuehl cho biết: “Đối với quan điểm của quân đội, các mối đe dọa đến từ thao tác với thông tin. Điêu gì sẽ xảy ra khi các thông tin hiển thị trên máy tính bạn về điều khiển sân bay, các lực lượng được triển khai, các mệnh lệnh đều bị làm sai lệch?”.

Đánh lạc hướng dư luận và kiểm duyệt

Tuy nhiên cũng có chuyên gia rằng, nguy cơ về cuộc chiến tranh mạng giữa Mỹ và Trung Quốc có thể chỉ là cách đánh lạc hướng dư luận của Bộ Quốc phòng Mỹ nhằm tăng ngân sách quốc phòng cũng như tạo cớ cho việc kiểm duyệt nội dung trên internet.



Có thực sự có cuộc tấn công mạng vào Mỹ từ phía Trung Quốc?


Ông Schneier cho biết hàng triệu các cuộc tấn công dạng này xảy ra hàng ngày.Theo ông, cuộc tấn công vừa rồi vào Google còn ở mức đổ giản đơn và xảy ra thường xuyên.

Giám đốc công nghệ của quỹ vận động vì tự do điện tử, ông Chris Palmer cho biết cuộc chiến tranh mạng chỉ là tấm màn che để hạn chế sự tự do ngôn luận trên internet. Theo ông Chris Palmer, chiến dịch an ninh mạng của Bộ Quốc phòng Mỹ chỉ chỉ phóng đại các mối đe dọa và thu hút tiền từ đó.

Cũng theo ông này, giải pháp trả đũa bằng quân sự không phải là đường lối hiệu quả để bảo vệ Mỹ khỏi các cuộc tấn công mạng. Giải pháp hiệu quả đơn giản hơn là cách ly các dữ liệu nhạy cảm khỏi internet.

Quyền truy cập vào các tài liệu quân sự hoặc các mạng lưới điều khiển cơ sở hạ tầng quan trọng như nguồn nước, cơ sở hạt nhân nên được bảo vệ một cách thủ công, ông Palmer nói.

Trong những năm 1980 và đầu những năm 1990, những nhà máy điện được chạy trong các mạng lưới riêng tuy nhiên hiện nay những hệ thống điều khiển này đã trở nên kém bảo mật hơn khi giao tiếp qua mạng internet.

Nguyên nhân giải thích cho việc này là giá thảnh rẻ hơn, thay vì sử dụng mạng lưới riêng, các công ty chuyển qua sử dụng mạng thông thường.

Còn về phía các công ty quốc phòng, các cuộc tấn công mạng vào các công ty này mang nhiều ý nghĩa kinh tế hơn là cuộc chiến tranh mạng vì các công ty luôn tìm cách đánh cắp thông tin cũng như các dự án bí mật của đối thủ cạnh tranh.

Nhà phân tích bảo mật Richard Stiennon nói: “Tất cả các vấn đề này đều mới, chúng ta không có cơ sở trong luật pháp quốc tế hoặc cơ sở pháp lý để xây dựng chiến lược phản ứng lại các cuộc tấn công dạng này”. Điều này cho thấy sự cần thiết đối với các quy tắc quốc tế cho các cuộc chiến tranh qua mạng.

Tuy nhiều người cho rằng các điều luật quốc tế thường chỉ có giá trị trên giấy nhưng các điều luật này có thể giúp tạo ra 1 khung để hạn chế các cuộc chiến tranh mạng thay vì không có gì như hiện nay.

Chuyên gia Bruce Schneier cho rằng cuộc họp về chiến tranh mạng của Liên Hợp Quốc là một điều nên làm về lúc này.


[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang