Nhân dịp kỷ niệm 67 năm chiến thắng CN Phát xít, Đất Việt xin giới thiệu bài viết về nguyên soái G.K.Zhukov, thiên tài quân sự có đóng góp quan trọng trong Thế chiến II.
Tuổi ấu thơ nghèo khó và chí tự học
Sinh ngày 1/2/1896 trong một gia đình nông dân nghèo ở làng Strenkovka, tỉnh Kluga. 12 tuổi làm thợ học việc ở một cửa hàng đồ da. 19 tuổi, năm 1915 nhập ngũ, phục vụ trong một đơn vị kỵ binh Sa hoàng, tham gia đại chiến I (1914-1918). Sau Cách mạng tháng Mười Nga 1917, gia nhập Hồng quân và trở thành một sĩ quan kỵ binh ưu tú. 27 tuổi giữ chức trung đoàn trưởng và năm 42 tuổi là Phó Tư lệnh Quân khu Belorusia. Những dòng ngắn ngủi trên chỉ mong phác họa đôi chút về chân dung vị Nguyên soái lừng danh của Đại chiến II, Georgi Konstantinovich Zhukov. Thực ra trước thềm 1939, ông đã trải qua hơn 40 năm đầy gian khổ. Hồi ức "Nhớ lại và suy nghĩ" của ông phát hành năm 1969, 5 năm trước khi qua đời, cho ta biết rõ hơn quá trình hình thành một bản lĩnh, một nhân cách hiếm có. Chân dung Nguyên soái Zhukov. “Bảy tuổi đã cùng người lớn đi cắt cỏ, cố quá sức nên làm tay phồng lên... xấu hổ không dám nói với ai cả, cố hết sức chịu đựng và đến mùa gặt lúa mì... hấp tấp đưa liềm vào ngón tay út bên trái... đã bao nhiêu năm qua, vết sẹo ở đấy vẫn còn nhắc tới...”. Ông được đi học mấy năm ở trường làng, năm 12 tuổi lên Moscow làm ở cửa hàng đồ da, từ 7h sáng đến 7h tối, có một tiếng buổi trưa để nghỉ ăn cơm. Vất vả như vậy nhưng ông vẫn kiên trì học thêm buổi tối về tiếng Nga, toán, địa lý, đọc sách khoa học phổ thông.... Tháng 6/1915, nước Nga tổn thất nhiều trên các mặt trận, đến đợt tổng động viên, ông lên đường. Một sự kiện quan trọng diễn ra trong đời binh nghiệp: Ngày 27/2/1917, ông gia nhập hàng ngũ Cách mạng. Tháng 8/1918, ông phục vụ trong đoàn kỵ binh 4, sư đoàn kỵ binh Moscow của Hồng quân. Mùa xuân năm 1923 ông nhận nhiệm vụ chỉ huy trong đoàn, đây là cương vị đã rèn luyện để ông có nhiều kinh nghiệm về huấn luyện, điều hành sau này. Ông lần lượt đảm nhiệm các chức vụ sư đoàn trưởng, quân đoàn trưởng trong những năm sau và đến năm 1938 làm Phó Tư lệnh quân khu Belarusia. Ngày 2/6/1939, ông bay sang Mông Cổ để cùng các đơn vị quân đội nước này đánh bại quân Nhật ở Khankhin Gôn, chiến dịch kéo dài đến 30/8/1939, ngay trước khi quân Đức đánh vào Ba Lan mở đầu Đại chiến II. Đầu tháng 5/1940, ông nhận quân hàm Đại tướng, giữ chức Tư lệnh quân khu đặc biệt Kiev, khi được I.V.Stalin hỏi về kinh nghiệm ở Khankhin Gôn, ông nói: “... Cuộc chiến đấu ở Khankhin Gôn là một trường học kinh nghiệm chiến đấu lớn”. Tư lệnh của các chiến dịch lớn Đầu năm 1941, ông là Tổng tham mưu trưởng quân đội, ở cương vị này, ông thể hiện tầm nhìn chiến lược của một thiên tài quân sự. Đêm 21, rạng 22/6/1941, Đức tấn công toàn tuyến biên giới Liên Xô, 13.000 giờ ngày 22/6 ông được cử tới Tây nam làm đại diện Tổng hành dinh, 40 phút sau ông ngồi trên máy bay và sực nhớ ra “chưa ăn gì từ hôm qua”. Từ đó là những ngày đêm liên tục chỉ huy các chiến dịch lớn và đều chiến thắng. Sau này, khi được hỏi chiến dịch nào ghi nhớ nhất, ông trả lời không do dự: Chiến dịch Moscow (30/9/1941-20/4/1942) một chiến dịch Liên Xô ở vào thế rất bất lợi, đã kiên cường phòng ngự, mưu trí phản công. Quân Đức lúc đầu có lợi thế rất lớn: chiếm toàn bộ các nước Cộng hòa của Liên Xô: Litva, Latvia, Extonia và phần lớn Belorusia, Ukraine. Tháng 9/1941, Đức sử dụng cụm tập đoàn quân trung tâm gồm 3 tập đoàn quân dã chiến và 3 tập đoàn quân tăng với 1.800.000 quân, 1.700 xe tăng, 14.000 pháo và cối, 1.390 máy bay mở cuộc tấn công quy mô với mật danh “Giông tố”, theo hai hướng nam, Bắc hòng tiến vào thủ đô Moscow. Giai đoạn phòng ngự (30/9/1941-5/12/1941), Quân đội Liên Xô đã đánh trả quyết liệt khiến quân Đức tổn thất nặng nề, nhưng chúng vẫn chọc thủng được tuyến phòng ngự để tiến về sông Moscow, còn ở phía Nam thì bị chặn lại. Cuối tháng 11, đầu tháng 12 ý định đột phá vào thủ đô Moscow của Đức thất bại, Hồng quân đã nắm quyền chủ động, có thêm sự tăng quân, vũ khí. Nhiều trận đánh có phương diện quân liên tục diễn ra, đẩy quân Đức lùi về phía Tây 100-300 km. Toàn cục Đức thiệt hại 500.000 người, 1.300 xe tăng, 2.500 pháo, trên 15.000 xe và khí tài khác. Người ta nhớ rằng, trong những lúc gian khó nhất của chiến dịch bảo vệ thủ đô này, ông luôn ở vị trí trung tâm điều hành các phương diện quân, bên cạnh I.V.Stalin. Ông đến tận đơn vị cơ sở, nắm chắc vấn đề, khi báo cáo có bản lĩnh, thẳng thắn, không ngại va chạm với Tổng tư lệnh. Các dự báo chiến lược, chiến dịch của ông đều đúng. Ngày 1/11/1941, giữa trăm ngàn gia khó, khi về đại bản doanh, Stalin hỏi tình hình có thể bảo vệ cho Lễ duyệt binh 7/11/1941 được không, ông khẳng định: Được! Lễ duyệt binh có một không hai đã diễn ra đúng ngày kỷ niệm Cách mạng tháng Mười và từ quảng trường Đỏ, nhiều đơn vị đã đi thẳng ra chiến trường sát Moscow. Ông viết: “Nếu có ai hỏi tôi điều gì nhớ nhất trong cuộc chiến tranh vừa qua, tôi luôn luôn trả lời, đó là cuộc chiến đấu ở Moscow. Trong điều kiện khắc nghiệt, hết sức phức tạp và khó khăn, quân đội ta đã được tôi luyện, can trường và sau khi có được một số phương tiện vật chất tối thiểu, đã chuyển từ một lực lượng đang rút lui phòng ngự, thành một lực lượng tiến công rất mạnh”. Ngày 26/8/1942, ông được cử làm Phó Tổng tư lệnh tối cao và đến chiến dịch Stalingrad chỉ đạo. Ngày 18/1/1943, ông được phong Nguyên soái Liên Xô, là người đầu tiên được phong Nguyên soái trong chiến tranh. Từ lúc tham gia phòng ngự ở Leningrad ngày 9/9/1941, qua nhiều chiến dịch lớn, ông lại có mặt ở trận nổi tiếng: vòng cung Kursk, rồi tiêu diệt địch giải phóng Ukraine, Belorusia. Ngày 29/7/1944, ông nhận danh hiệu Anh hùng Liên Xô lần 2. Tháng 10/1944, chỉ huy phương diện quân Belorusia 1, đơn vị nòng cốt tiến vào sào huyệt của Đức quốc xã ở Berlin. Ngày 20/4/1945 trận công phá lịch sử Berlin bắt đầu. 15h ngày 30/4/1945, ông là người được ủy nhiệm của I.V.Stalin chủ trì Lễ duyệt binh mừng chiến thắng ở Moscow. Tượng đài Nguyên soái Zhukov ở Nga. Bình tĩnh, sáng suốt lúc cuối đời Năm 1957, trên cương vị Ủy viên Bộ chính trị Đảng Cộng sản Liên Xô, Bộ trưởng Quốc phòng, đang thăm nhiều nước, khi về nhà, bị cách chức, ông bình tĩnh nhận quyết định nghỉ hưu. Một thời gian dài, ông ngủ và khi tỉnh dậy, vào rừng, đi câu bên suối nhỏ. Năm 1969, sau nhiều năm nghiền ngẫm, thai nghén, được sự giúp đỡ của cơ quan lưu trữ và nhiều đồng đội, ông hoàn thành tác phẩm “Nhớ lại và suy nghĩ”, được xuất bản rộng rãi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trong lời tựa cuốn sách, ông viết “Tôi đã miệt mài với cuốn “Nhớ lại và suy nghĩ” này không phải chỉ trong một năm. Từ những tài liệu của cuộc sống rộng lớn, từ rất nhiều các sự kiện và những cuộc tiếp xúc, tôi muốn lựa chọn ra cái gì là thực chất và quan trọng nhất có thể nói lên thật xứng đáng sự vĩ đại của những sự nghiệp và thành tựu của nhân dân ta”. Ông mất năm 1974, hưởng thọ 79 tuổi. Nguyên soái G.K.Zhukov (1896-1974) là danh tướng kiệt xuất, Phó Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Liên Xô trong đại chiến II (I.V.Xtalin là Tổng tư lệnh) 4 lần Anh hùng Liên Xô..., người trực tiếp chỉ huy nhiều mặt trận Leningrad (1941), Moscow (1941-1942), Stalingrad (1942-1943), Vòng cung Kursk (1943), Berlin (1945)..., qua bao thăng trầm vẫn sống mãi trong lòng nhân dân Nga và bạn bè trên thế giới. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyên soái Zhukov. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyên soái Zhukov. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Bảy, 12 tháng 5, 2012
>> G.K.Zhukov : tư lệnh của các chiến dịch lớn
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)