Quân đội Nga đã tiến hành thử thành công tên lửa đánh chặn tên lửa đạn đạo được cho là loại cải tiến thuộc chương trình hiện đại hóa hệ thống phòng thủ chống tên lửa (PRO) của Nga.
Mới đây, tại trường bắn Sary - Shagan (Kazakhstan), Quân đội Nga đã thử thành công tên lửa đánh chặn tên lửa đạn đạo. Tuy Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố loại thử là 53T6 nhưng nhiều khả năng đây là loại tên lửa mới được chế tạo trong khuôn khổ chương trình hiện đại hóa PRO.
Mục đích bắn thử là để khẳng định các tính năng kỹ chiến thuật của các tên lửa thuộc hệ thống phòng thủ chống tên lửa. Các phương tiện đánh chặn mang ký hiệu 53T6 hiện nằm trong hệ thống A-135 , đã được đưa vào trang bị năm 1995 và triển khai quanh Moscow. Phó tư lệnh Bộ đội phòng không – vũ trụ, ông Sergei Lobov tuyên bố là tên lửa thử nghiệm đã tiêu diệt mục tiêu giả trong thời gian quy định. Không lâu sau thông báo về các cuộc thử nghiệm vừa diễn ra, trang mạng của Bộ Quốc phòng Nga đã giới thiệu đoạn video ngắn về việc phóng 53T6. Đoạn video này đã khẳng định loại tên lửa vừa thử là “sản phẩm mới về nguyên tắc của công nghiệp quốc phòng nước nhà”, có thể đạt tới “tốc độ kỷ lục”; hầu như toàn bộ các phần tử của tên lửa “được sử dụng lần đầu tiên”. Có điều lạ, dù tên lửa mới là “sản phẩm mới về nguyên tắc”, ký hiệu của nó vẫn như cũ, không thay đổi như thường thấy trong trường hợp cải tiến nâng cấp trang bị hiện có hoặc chế tạo vũ khí mới. Dẫu sao, nhiều tình tiết quan trọng về tên lửa mới đã không được công bố, trong đó có thông tin về việc nó thuộc hệ thống PRO và các thông số kỹ thuật. Tên lửa 53T6 cũ có chiều dài 10m, đường kính 1m và khối lượng gần 10 tấn có thể bắn hạ các mục tiêu hành trình ở cự ly 80km và độ cao đến 30.000m. Từ khi Nga đưa hệ thống A-135 vào trang bị, họ thường xuyên thử nghiệm các tên lửa đánh chặn tại trường bắn Sary-Shagan ở Kazakhstan. Gần đây nhất, tên lửa 53T6 được phóng thử vào tháng 10/2010. Chắc những cuộc phóng thử gần đây là nhằm kiểm tra các bộ phận đã được cải tiến trong khuôn khổ chương trình lớn hơn nhằm hiện đại hoá hệ thống phòng thủ chống tên lửa đến biến thể A-235. Chuẩn bị chuyển tên lửa đánh chặn 53T6 vào hầm phóng. Việc nghiên cứu chế tạo hệ thống A-135 được bắt đầu năm 1971. Trong thành phần của PRO mới sẽ thay thế hệ thống đã lạc hậu A-35M dự kiến sử dụng hai loại tên lửa 51T6 để đánh chặn từ ngoài tầng khí quyển ở độ cao đến 100.000m và cự ly đến 600km, và 53T6. Nghị quyết của Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô về việc xây dựng A-135 đã được ký năm 1978, nghị quyết này cũng đã đề cập đến quyết định bắt đầu nghiên cứu cải tiến hệ thống PRO. Việc chế tạo và xây dựng A-135 đã được tiến hành trong khuôn khổ Hiệp ước về hệ thống phòng thủ chống tên lửa không thời hạn Xô– Mỹ được ký năm 1972. Theo hiệp ước này, mỗi bên có quyền xây dựng không quá hai hệ thống, mỗi hệ thống được trang bị không quá 100 bệ phóng cố định. Đến năm 1974, các điều kiện của hiệp ước được xiết chặt lại, mỗi bên chỉ còn được có không quá một hệ thống. Theo hiệp ước, Mỹ đã triển khai hệ thống của mình tại căn cứ quân sự Grand Forks, nhưng chỉ sau một năm đã cho tháo dỡ. Liên Xô quyết định dùng hệ thống phòng thủ chống tên lửa bảo vệ Moscow. Đến năm 2002, Hiệp ước về PRO đã hết hiệu lực, khi Mỹ rút khỏi hiệp ước và bắt đầu triển khai hệ thống phòng thủ chống tên lửa của mình ở châu Âu (AMD). Việc xây dựng hệ thống A-135 về cơ bản đã hoàn thành vào giữa những năm 1980. Trong quá trình xây dựng hệ thống đã tiến hành thành công nhiều thử nghiệm khẳng định khả năng của các tên lửa chống tên lửa đánh chặn các mục tiêu đạn đạo, kể cả các mục tiêu phức tạp như các đầu đạn được dẫn đường độc lập tách ra khỏi tên lửa mang nhiều đầu đạn. Các tổ hợp tên lửa đánh chặn của A-135 gồm tất cả 100 tên lửa năm 1995 đã được đưa vào trực chiến sau một thời gian dài thử nghiệm và hiệu chỉnh hoàn thiện. Kỳ quan quân sự Nga radar DON-2NP. Ngoài các tên lửa 51T6, theo những nguồn tin chưa được kiểm chứng, nó còn được trang bị đầu đạn hạt nhân để tăng xác suất tiêu diệt các mục tiêu. "Trái tim" A-135 là đài radar Don– 2NP bố trí gần Sofrino, Moscow. Đài radar này có dạng hình chóp cụt với chiều dài và chiều rộng bằng 100m, cao 35m. Đài này có khả năng kiểm soát không gian xa đến 2.000km và có độ cao đến 40km. Siêu máy tính Elbrus-2 điều khiển hoạt động của radar này. Theo tin chính thức, tên lửa 51T6 đã được đưa ra khỏi hệ thống A-135 trong các năm 2002– 2003 do hết hạn sử dụng. Tuy nhiên, theo các nguồn tin chưa được thẩm định, các tên lửa này vẫn đang được giữ trong các hầm phóng và tham gia trực chiến. Ngoài ra, có ý kiến cho rằng các tên lửa 51T6 đã cải tiến hoặc những tên lửa mới được chế tạo trên cơ sở của tên lửa này sẽ được đưa vào hệ thống được hiện đại hoá A-235. Hợp đồng chế tạo hệ thống này đã được ký kết năm 1991, theo kế hoạch chương trình sẽ được hoàn tất năm 2015. Tập đoàn Almaz-Antei của Nga chịu trách nhiệm nghiên cứu chế tạo A-235 theo một số hướng: - RTC-181M (chính là hệ thống A-235 và Plane-M (chế tạo các đầu đạn mới cho tên lửa chống tên lửa). Hiện không có thông tin chính xác về PRO được hiện đại hoá. Năm 2009 tập đoàn “Các hệ thống vô tuyến điện kỹ thuật và thông tin” đã hoàn thành việc hiện đại các bộ phận thu của radar Don– 2NP và chuẩn bị xong các cụm chi tiết được cải tiến của các bộ phận truyền của trạm radar. Dự kiến, máy tính của A-135 trong hệ thống A–235 được cải tiến nâng cấp, thay thế Elbus-2 bằng Elbus-3. Ngoài ra, A-235 sẽ bao gồm ba lớp: lớp bảo vệ tầm xa sẽ gồm các tên lửa đánh chặn được chế tạo trên cơ sở 51T6, có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở cự ly đến 1.500 km và độ cao đến 80km. Lớp tầm trung sẽ có loại tổ hợp tên lửa 58R6 dùng để tiêu diệt mục tiêu ở cự ly đến 1.000 km và độ cao đến 120km. Cuối cùng, lớp phòng thủ tầm gần sẽ bao gồm các tên lửa 53T6M (có thể một tên lửa loại này đã được bắn thử hôm 20/12/2011) hoặc 45T6 (được chế tạo trên cơ sở 53T6). Những tên lửa này có thể tiêu diệt mục tiêu ở cự ly đến 350km và độ cao, theo các dữ liệu khác nhau, từ 40 đến 50km. Dự kiến các tên lửa chống tên lửa của thê đội tầm xa sẽ được trang bị đầu đạn hạt nhân. Thử nghiệm tên lửa đánh chặn 53T6. Cho đến nay mọi công việc nghiên cứu chế tạo phương án hiện đại hoá của hệ thống A-135 được tiến hành một cách âm thầm, chỉ đôi khi có lọt ra báo chí chút thông tin nghèo nàn về các vụ phóng tên lửa, về chế tạo các linh kiện được nâng cấp của kết cấu hoặc về triển vọng nghiên cứu chế tạo các loại tên lửa mới. Xem ra, chuyện rùm beng xung quanh các cuộc thử tên lửa chống tên lửa ở Kazakhstan (các phát biểu cố tình khen ngợi của các chỉ huy quân đội về yếu tố mới về nguyên tắc và “tốc độ kỷ lục” và thậm chí việc công bố videop phóng tên lửa trên trang mạng của bộ Quốc phòng, điều mà trước đây chưa từng có) chính là lời đáp trả chính trị của chính quyền Nga trước việc triển khai AMD ở châu Âu. Việc triển khai đài radar trinh sát ngoài đường chân trời mới ở Kaliningrad và nhiều bước đi khác, trên thực tế hoàn toàn hiệu quả, nhưng phô trương hơi quá mức một cách vụng về phục vụ cho ý đồ chính trị của chính quyền Nga. Từ năm 2008, Nga và các nước SNG đã thiết lập hệ thống phòng không và chống tên lửa thống nhất, được cho là có thể hợp nhất việc chỉ huy và trao đổi thông tin giữa các hệ thống khác nhau. Thực tế trong khuôn khổ hệ thống thống nhất sẽ không còn ranh giới giữa hệ thống phòng chống tên lửa chiến thuật và chiến lược của Nga. Đồng thời trên lãnh thổ Nga từ tháng 12 thực tế đã hoàn thành việc xây dựng hệ thống phòng không– vũ trụ. Từ ngày 1/12/2011 các đơn vị của Bộ đội phòng không – vũ trụ đã thực hiện trực chiến. Học thuyết hệ thống nhất mới dự kiến thiết lập hệ thống phòng thủ chống tên lửa nhiều lớp. Nó sẽ bao gồm các tổ hợp tầm gần Tunguska, Tor–M2 và Pantsir-S1, tầm trung và tầm xa S–300, S–400, và từ năm 2015 là S-500. Hiện các tổ hợp vừa nêu đang tạo nên hệ thống phòng không PVO đơn vị và mục tiêu, nhưng về hình thức trực thuộc hệ thống phòng thủ chống tên lửa chiến thuật của Nga. “Lớp” trên cùng của hệ thống phòng thủ chống tên lửa của Nga chắc sẽ là A–235. Tháng 1/2011, Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Nga đại tướng Nikolai Makarov tuyên bố, là hệ thống thống nhất cho phép đất nước có được “cái ô” bảo vệ chống lại “các đòn đánh của tên lửa đạn đạo, tên lửa cự ly trung bình, tên lửa có cánh phóng đi từ nhiều loại bệ phóng – từ máy bay, tầu chiến, mặt đất – kể cả từ độ cao cực thấp bất cứ lúc nào và trong hoàn cảnh bất kỳ”. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Radar DON-2NP. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Radar DON-2NP. Hiển thị tất cả bài đăng
Chủ Nhật, 8 tháng 1, 2012
>> Tên lửa 53T6 - thành phần mới của "ô bảo vệ" Moscow
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)