Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Tên lửa Nga

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa Nga. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa Nga. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 23 tháng 4, 2013

>> Khám phá hệ thống tên lửa lửa phòng không tầm gần Pantsyr-S

9K96 Pantsyr-S (NATO gọi là: SA-22 Greyhound) là hệ thống phòng không tầm gần tiên tiến nhất của Nga hiện nay. Pantsyr-S sẽ thay thế toàn bộ các hệ thống pháo-tên lửa phòng không Tunguska trong quân đội Nga.

>> Hệ thống Pantsir-S1 nâng cấp của Nga


Chức năng:

Hệ thống pháo-tên lửa phòng không Pantsyr-S dùng để phòng không cho các mục tiêu quân sự nhỏ, các mục tiêu và khu vực công nghiệp-hành chính chống máy bay, trực thăng, tên lửa hành trình và vũ khí chính xác cao, bảo vệ các hệ thống tên lửa phòng không tầm xa như S-300, S-400 và tăng cường cho các lực lượng phòng không đánh trả các đòn tấn công ồ ạt của các phương tiện tiến công đường không. Có thể sử dụng để bắn ứng dụng chống mục tiêu mặt đất và trên biển và sinh lực. Có thể bắn ở tư thế tĩnh tại hoặc trong hành tiến.

Lịch sử phát triển, trang bị:

Hệ thống pháo-tên lửa phòng không 9K96 Pantsyr-S do Viện thiết kế KBP ở thành phố Tula nghiên cứu chế tạo năm 1994 và lần đầu tiên được trưng bày tại triển lãm hàng không Moskva MAKS-1995. Từ đó, hệ thống được hiện đại hoá đáng kể, biến thể mới nhất đã được trưng bày tại MAKS-2007. Pantsyr là một trong những xe chiến đấu được PR rầm rộ nhất trong 20 năm gần đây, tuy số phận của nó cũng nhiều lao đao.

Ban đầu, đã dự kiến Pantsyr sử dụng khung gầm xích vì mục đích là thay thế Tunguska trong các đoàn xe tăng để bảo vệ chúng chống trực thăng và máy bay bay thấp. Nhưng do thiếu tiền nên đã phải thay đổi khái niệm thiết kế để chế tạo biến thể rẻ tiền hơn. Ở dạng này, nó chỉ có thể hộ tống các đoàn xe thiết giáp khi tác chiến ở sa mạc khô nên Nga đã chào bán cho các nước Trung Đông. Xét về giá cả, Pantsyr khá cạnh tranh và không có đối thủ.

Trong những năm tới, theo chương trình trang bị quốc gia đến năm 2015, Không quân Nga sẽ nhận được hơn 20 hệ thống Pantsyr-S. Dự kiến Pantsyr-S dùng bánh lốp sẽ được biên chế cho đại đội bảo vệ trong các đơn vị phòng không tầm xa S-300 và S-400. 10 hệ Pantsyr-S đầu tiên dùng khung gầm xe ô tô KamAZ đã được Không quân Nga đưa vào trang bị cho trung đoàn phòng không ở thành phố Elektrostal ở ngoại ô Moskva để bảo vệ hệ thống TLPK tầm xa S-400 Triumf ngày 18.3.2010. Lô đầu tiên 10 xe Pantsyr-S đã tự cơ động 300 km từ nơi sản xuất ở thành phố Tula, Nga đến bãi đỗ đặc biệt ở Alabino, ngoại ô Moskva để chuẩn bị cho lễ diễu binh ngày Chiến thắng. Pantsyr-S sẽ lần đầu tiên được giới thiệu với công chúng trên Quảng trường Đỏ ngày 9.5.2010 khi tham gia cuộc diễu binh kỷ niệm 65 năm ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại. Sau lễ diễu binh, chúng sẽ tới vị trí triển khai trong tháng 5.2010.

Nhu cầu của Không quân Nga ít nhất là 100 hệ thống. Có ý kiến nói cần mua 200-250 hệ thống cho đến năm 2015 và thêm 400-500 cho đến năm 2020. Ngoài ra, Lục quân Nga có thể mua 500-600 xe đến năm 2020 để thay thế Tunguska.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Pantsyr-S lên đường về Moskva tham gia diễu binh (RIAN Aleksei Kudenko)

Tháng 5.2000, khách hàng đầu tiên là Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đã đặt mua của Nga 50 hệ thống 96K6 Pantsyr-S1 lắp trên xe tải bánh lốp MAN SX 45 8×8, trị giá 734 triệu USD. Lô đầu tiên đã được chuyển giao tháng 11.2004. Song UAE yêu cầu một loại radar mới và các hệ thống hoàn chỉnh đầu tiên được cung cấp năm 2007. Syria đã ký hợp đồng mua 36 hệ thống Pantsyr-S1. Việc chuyển giao bắt đầu tháng 6.2008. Giai đoạn đầu của các hợp đồng với UAE và Syria đã hoàn thành.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Năm 2006, Nga và Algeria cũng đã ký hợp đồng bán cho Algeria 38 hệ thống Pantsyr-S1 trị giá trên 500 triệu USD, việc chuyển giao bắt đầu năm 2010 và hoàn thành năm 2011. Jordanie cũng đã đặt mua hệ thống này, song không rõ số lượng.

Sau khi 10 hệ thống Pantsyr-S đầu tiên được chuyển giao cho Không quân Nga, sự quan tâm đối với hệ thống sẽ tăng lên. Nhiều nước khác như Saudi Arabia và Lybia cũng quan tâm đến hệ thống này. Việc chuẩn bị hợp đồng với Lybia đang ở giai đoạn cuối. Trước đó có tin khối lượng các hợp đồng đặt mua Pantsyr-S1 đã vượt 2,5 tỷ USD và có thể tăng gấp đôi đến năm 2018.




Đặc điểm:

- Kết hợp vũ khí tên lửa và pháo phòng không;

- Sử dụng hệ thống điều khiển radar-quang học trí năng cao;

- Tác chiến ở chế độ tự động;

- Xe chiến đấu cấu trúc theo nguyên lý module.

Thành phần hệ thống:

- Xe chiến đấu (đến 6 xe/1 đại đội);

- Đài điều khiển đại đội;

- Các tên lửa phòng không có điều khiển;

- Đạn pháo phòng không 30 mm;

- Xe vận tải-tiếp đạn (1 xe vận tải-tiếp đạn cho 2 xe chiến đấu);

- Các phương tiện huấn luyện;

- Các khí tài bảo dưỡng kỹ thuật.

Khả năng chiến đấu:

Pantsyr-S thể hiện mọi ý tưởng khái niệm chế tạo hệ thống tên lửa phòng không tầm gần vạn năng, bảo đảm có được ưu thế đối với mọi hệ tương tự của nước ngoài và đưa hệ thống này vào hàng những mẫu vũ khí trí năng cao của thế kỷ XXI.

Pantsyr-S là hệ thống pháo-tên lửa phòng không tầm gần, bố trí trên khung gầm xe tải, bán moóc hoặc lắp cố định. Module chiến đấu Pantsyr-S có thể lắp lên bất cứ phương tiện vận tải có trọng tải phù hợp nào như ô tô, xe xích hoặc đơn giản là một contenơ…. Theo các nhà thiết kế, lần đầu tiên trong lịch sử vũ khí, trên cùng 1 xe đã lắp đặt được cả các hệ thống để phóng tên lửa và các pháo phòng không.

Tổ hợp vũ khí tên lửa và pháo của hệ thống cho phép bắn mục tiêu bay trong suốt chiều sâu khu vực sát thương, kể từ các mục tiêu bay cao ở xa cho đến các mục tiêu nhỏ xuất hiện đột ngột bay ở độ cao cực nhỏ, nhất là tên lửa hành trình và bom liệng - những mối đe dọa chính đối với các mục tiêu phía sau. Tên lửa dùng để bắn mục tiêu ở cự ly tương đối xa và độ cao lớn. Pháo tự động có thể bắn chính xác và mật độ hỏa lực cao ở cự ly đến 3 km, tạo ra màn hỏa lực rộng chống mục tiêu bay thấp ở độ cao tới hàng chục mét. Nó cho phép tiêu diệt tên lửa hành trình dưới âm, xuất hiện bất ngờ ở độ cao chỉ 3-5 m.

Đây là hệ thống phòng không tầm gần (đến 20 km) có tầm bắn xa hơn các hệ thống TLPK mang vác Igla và Strela song chưa bằng hệ Tor. Vai trò của nó là thay thế hệ Tunguska, vốn là loại đã thay thế pháo phòng không tự hành nổi tiếng ZSU-23-4 Shilka. Thực ra thì nó chỉ thực sự thay thế Tunguska khi sử dụng khung gầm xích. Còn hiện tại đây mới chỉ là biến thể tuyến sau dùng bánh lốp , dùng để bảo vệ các mục tiêu quan trọng như sân bay, căn cứ, trận địa phòng không …

Điểm nổi bật là hệ thống vũ khí mới độc đáo này có khả năng tiêu diệt tất cả các loại phương tiện tiến công đường không ở chế độ tự động.

Hệ thống phòng không Pantsyr-S có thể phát hiện và bám đến 20 mục tiêu, có thể tấn công đồng thời 4 mục tiêu trong số đó. Hơn nữa máy móc của hệ thống tự "lựa chọn" sử dụng 1 trong 2 loại vũ khí.

"Trong điều kiện tác chiến hiện đại, với số lượng máy bay tấn công đông đảo và sử dụng vũ khí chính xác cao, trắc thủ có rất ít thời gian để đưa ra quyết định mục tiêu này hay mục tiêu khác. Bởi vậy, máy móc trang bị hoạt động ở chế độ tự động", - Phó Tổng tư lệnh Không quân Nga phụ trách phòng không Sergei Razygrayev nói.

Theo Bộ Quốc phòng Nga, việc nhận vào trang bị các lực lượng phòng không hệ thống này sẽ cho phép tăng đáng kể hiệu quả và sự vững chắc của hệ thống phòng không trong điều kiện đối kháng hoả lực và đối kháng điện tử, cũng như tăng tối đa tính thích ứng đối với những thay đổi về tính năng kỹ-chiến thuật của các phương tiện tiến công đường không và các phương pháp sử dụng chúng trong tác chiến.

Các hệ thống Pantsyr-S có thể hoạt động trong biên chế đại đội gồm 3-6 xe, 1 xe trong đó làm vai trò xe "chỉ huy" điều phối hoạt động của các xe còn lại. Pantsyr-S vượt trội các hệ tương tự của nước ngoài về nhiều thông số - gấp gần 2 lần về tầm đánh chặn mục tiêu bằng tên lửa, gấp 5 lần về tốc độ bắn của các khẩu pháo.

Hệ thống do kíp trắc thủ gồm 2-3 người điều khiển. Vũ khí phòng không là 2 pháo tự động 2 nòng 30 mm và các tên lửa có điều khiển cỡ 76 hoặc 90 mm, dẫn bằng lệnh vô tuyến. Hệ thống có thể tác chiến chống các mục tiêu bay có bề mặt phản xạ tối thiểu từ 2-3 cm2 và tốc độ đến 1000 m/s, ở cự ly tối đa 20000 m và độ cao đến 15000 m, trong đó có trực thăng, máy bay không người lái, tên lửa hành trình và bom chính xác cao.

Pantsyr-S sử dụng 2 khí tài dẫn độc lập là radar và hệ thống quang-điện tử, cho phép bắt 2 mục tiêu đồng thời. Tốc độ bắt mục tiêu là 10 mục tiêu/phút.

Nằm ở giữa xe là radar bám mục tiêu anten mạng pha. Hệ thống điều khiển hoả lực của Pantsyr-S gồm 1 radar phát hiện và 2 radar bám, 2 pháo phòng không 2 nòng 2A38M 30 mm (tầm bắn 4 km) và 12 tên lửa đất-đối-không siêu vượt âm 57E6-E.

Tính năng kỹ-chiến thuật của hệ thống Pantsyr-S

Vũ khí:

- Tên lửa phòng không có điều khiển siêu vượt âm 57E6E, quả: 12;

- Pháo phòng không tự động 2A38M, viên: 1400;

Khu vực tiêu diệt máy bay:

- Bằng tên lửa:

+ Cự ly, m: 1200-20000;
+ Độ cao, m: 5-15000;

- Bằng pháo:

+ Cự ly, m: 200-4000;
+ Độ cao, m: 0-3000;

Thời gian phản ứng, s: 4-6;

Số mục tiêu có thể bắn đồng thời: 2;

Kíp chiến đấu, người: 3
Tính năng của tên lửa 57E6

Tốc độ tối đa, m/s: Đến 1300;

Tốc độ trung bình ở cự ly bắn 18 km, m/s: Đến 780;

Trọng lượng phóng, kg: 71-74,5.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com



(Nguồn : Vietnamdefence)

Thứ Bảy, 6 tháng 4, 2013

>> Tên lửa Club: 'Sát thủ giấu mặt' kinh hoàng của tàu chiến mặt nước

Đa năng, mạnh mẽ, độc đáo và thiên biến vạn hóa, Club-M và Club-K có thể thay đổi hoàn toàn các nguyên tắc tiến hành chiến tranh hiện đại và làm rung chuyển các nền tảng của thương mại quốc tế

>> Việt Nam sẽ mua hệ thống tên lửa Club-K
>> Xem tên lửa Club-M khai hỏa
>> Tìm hiểu sức mạnh của tên lửa Iskander


Một hệ thống tên lửa bờ biển cơ động siêu hiện đại nữa của Nga là Kalibr-M (ký hiệu xuất khẩu là Club-M). Hệ thống dùng để phòng thủ chống hạm và tăng cường bảo vệ các mục tiêu ven biển, tiêu diệt các loại mục tiêu tĩnh và ít cơ động trên mặt đất bất kể ngày đêm và thời tiết.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Xe bệ phóng Kalibr-M / Club-M mang 4-6 ống phóng chứa tên lửa


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Club-M (Xe bệ phóng Kalibr-M / Club-M)

Kalibr-M (Club-M) được hãng Morinformsystema-Agat chế tạo trên cơ sở hệ thống tên lửa Kalibr (Club) do Công ty OKB Novator phát triển vào đầu thập niên 1990.

Ngoài các biến thể đầu tiên là Kalibr-NKE (Club-N) trang bị cho tàu nổi và Kalibr-PLE (Club-S) trang bị cho tàu ngầm các loại và Kalibr-A (Club-A) trang bị cho máy bay, Morinformsystema-Agat tiếp tục phát triển thêm các biến thể Club-U (thiết kế module) dành cho tàu nổi, Club-K bố trí trong container triển khai trên trận địa bờ biển, tàu hỏa, xe tải hay tàu biển.

Mới đây, các công ty Morinformsystema-Agat, NPP radar-MMS và Ilyushin đã ký hợp đồng chế tạo biến thể Club lắp trên máy bay vận tải Il-76, có thể phóng các tên lửa của Club-K và dự kiến phóng thử lần đầu vào cuối năm 2011-năm 2012.

Hệ thống tên lửa bờ biển đa năng Kalibr-M/Club-M bao gồm: 1 xe bệ phóng; 3 xe tiếp đạn; các tên lửa hành trình 3M-54E, 3M-54E1 và 3M-14 trong các ống phóng; 1 xe bảo đảm kỹ thuật; 1 xe thông tin và điều khiển; các thiết bị bảo đảm và cất giữ tên lửa.

Được trang bị tên lửa chống hạm siêu âm, bay bám mặt biển 3M-54E, tầm bắn 220 km, tên lửa chống hạm dưới âm, bay bám mặt biển 3M-54E1, tầm bắn 300 km (có khả năng làm tê liệt, thậm chí đánh chìm tàu sân bay) và tên lửa hành trình dưới âm, tấn công mặt đất chính xác cao 3M-14E, tầm bắn 275 km; với 1 hệ thống điều khiển duy nhất nên Kalibr-M (Club-M) có tính linh hoạt, hiệu quả cực kỳ cao và tính vạn năng trong sử dụng, kể cả ở chiến trường hoàn toàn trên bộ.

Vì thế, Kalibr-M (Club-M) cho phép xây dựng hệ thống phòng thủ vạn năng, đồng thời có thể sử dụng như hệ thống tấn công mặt đất ở chiến trường trên bộ thuần tuý.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Các tên lửa hành trình chống hạm siêu âm 3M-54E (trên) và 3M-54E1 Club (okb-novator.ru)

3M-54E (SS-N-27 Sizzler) mang phần chiến đấu 200 kg, dùng để tiêu diệt tàu nổi các loại (tàu tuần dương, khu trục, đổ bộ, vận tải, tàu tên lửa cỡ nhỏ…) đơn lẻ hay trong đội hình tốp. Phần lớn đường bay, tên lửa bay với tốc độ dưới âm, khi cách mục tiêu 20 km, tên lửa đột ngột tăng tốc lên tốc độ khủng khiếp 2,9M khiến phòng không tàu địch cực kỳ khó chặn đánh. Biến thể 3М54E1 có phần chiến đấu nặng gấp đôi (400 kg) và tầm bắn xa hơn (300 km).

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa tấn công mặt đất 3M-14E (army-news)

Tên lửa tấn công mặt đất 3M-14E bay bám địa hình, sử dụng hệ dẫn vệ tinh GLONASS hay GPS chính xác cao và đầu tự dẫn radar chủ động, dùng để tiêu diệt các mục tiêu quân sự, hành chính, kinh tế cố định như hạ tầng công nghiệp, trung tâm phát thanh-truyền hình, các sở chỉ huy, sân bay... trên lãnh thổ đối phương.

Vũ khí chiến lược rẻ tiền Club-K

Một bước phát triển có tính cách mạng trong lĩnh vực tên lửa đối hạm và của họ tên lửa Club là hệ thống tên lửa Club-K với các tên lửa được bố trí trong một container tiêu chuẩn và cơ chế tự hoạt phóng tên lửa. Điều đó làm thay đổi tận gốc chiến thuật và chiến lược sử dụng tên lửa.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Club-K ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu trên tàu chở container (army-news)

Club-K do Tập đoàn Morinformsystema-Agat phát triển, là hệ thống tên lửa lắp trong containter tàu biển và dùng để tiêu diệt nhiều loại mục tiêu mặt nước và mặt đất. Club-K có thể bố trí trên bờ, tàu biển, tàu hỏa và ô tô tải.

Club-K bề ngoài trông giống như một container chở hàng tàu biển tiêu chuẩn loại 20 ft (6 m) hay 40 ft (12 m). Nhờ cách ngụy trang đó, nên hầu như không thể phát hiện Club-K cho đến khi nó được kích hoạt. Đây chính là điểm khác biệt lớn nhất và đặc sắc của Club-K.

Club-K gồm một bệ phóng nâng với 4 tên lửa hành trình chống hạm Kh-35UE (hoặc các tên lửa Club là 3M-54KE, 3M-54KE1 và 3М-14KE) giấu kín trong container chở hàng tiêu chuẩn với kíp chiến đấu 2 người điều khiển hệ thống làm nhiệm vụ liên lạc vệ tinh và dẫn tên lửa vào mục tiêu.

Tùy chủng loại, tên lửa có tầm bắn từ 12,5-300 km, độ cao bay tiếp cận mục tiêu từ 5-10 m, trọng lượng phần chiến đấu 200-450 kg.

Hệ thống Club-K bao gồm: module phóng vạn năng USM, module điều khiển chiến đấu MBU và module cấp nguồn và bảo đảm sinh hoạt MEZh. Mỗi module được bố trí gọn trong một container tàu biển tiêu chuẩn.

Module USM chứa 4 tên lửa hành trình, trước khi phóng tên lửa được dựng thẳng đứng.

Club-K có thể phối hợp hoạt động với hệ thống định vị vệ tinh GPS và GLONASS, sau này có thể tương thích với hệ thống Beidou-2 của Trung Quốc và Galileo của châu Âu.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Module chỉ huy chiến đấu MBU của Club-K (army-news)

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Club-K tại triển lãm MMVS-2011 (army-news)

Club-K là vũ khí dùng để trang bị cho các tàu dân sự được động viên trong thời kỳ nguy cơ.

Khi xảy ra xâm lược, quốc gia duyên hải có thể nhanh chóng có được một hạm đội nhỏ để chiến đấu chống lực lượng tấn công đường biển của kẻ thù tiềm tàng.

Các container này được bố trí trên bờ biển và bảo vệ bờ biển chống các tàu đổ bộ đang lại gần, có nghĩa đây là vũ khí phòng thủ rất hiệu quả, hơn nữa giá lại rất rẻ - chỉ gần 15 triệu USD cho một hệ thống cơ bản (3 container, 4 tên lửa).

Số tiền đó nhỏ hơn hàng chục lần giá một khinh hạm hay corvette thường dùng để phòng thủ đường bờ biển.

Vì thế, các nhà thiết kế Nga gọi Club-K là “vũ khí chiến lược rẻ tiền”.

Club-K có khả năng thay thế cả các tàu chiến lẫn máy bay hải quân. Đối với những nước không giàu có với đường bờ biển dài thì đây là giải pháp lý tưởng thay thế cho việc mua sắm các vũ khí đắt tiền.

Ác mộng ám ảnh

Sự phổ biến của các tên lửa chống hạm Club, Yakhont, BrahMos, DF-21 và ngư lôi Shkval làm cho Mỹ và phương Tây rất đau đầu nghĩ kế đối phó. Theo các chuyên gia Mỹ, tên lửa Club, Yakhont, BrahMos đang làm thay đổi tư duy trong lĩnh vực phòng thủ tên lửa cho hạm tàu.

Các tên lửa chống hạm SS-N-27 Sizzler (Club) khiến họ sợ hãi bởi vũ khí khủng khiếp này có tầm bắn xa, tốc độ siêu âm, thủ đoạn cơ động và tấn công tinh quái. Ấn Độ, Trung Quốc, Algeria hiện đã có tên lửa Club, còn Việt Nam, Syria, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Iran cũng đã mua hoặc muốn mua các tên lửa này.

Các chuyên gia quân sự Mỹ không tin chắc các tàu chiến Mỹ có khả năng đánh chặn tên lửa chống hạm Club. Phó đô đốc Hải quân Mỹ Tim Keating từng tuyên bố, Mỹ không có khả năng đối phó với các tên lửa như vậy. Vì vậy, trong nhiều năm nay, hạm đội Mỹ ráo riết chuẩn bị đối phó với tên lửa Club. Mỹ đã phát triển và mua sắm bia bay siêu âm, bay bám mặt biển GQM-163A Coyote SSST để kiểm tra khả năng chống tên lửa siêu âm Club của các hệ thống phòng không hạm tàu Mỹ.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Club-K trà trộn trong hàng ngàn container tàu biển

Hệ thống tên lửa trong container Club-K cũng khiến giới quân sự phương Tây thực sự kinh hoàng. Họ cho rằng, Club-K có thể thay đổi hoàn toàn các nguyên tắc tiến hành chiến tranh hiện đại và làm rung chuyển các nền tảng của thương mại quốc tế. Họ đặt biệt danh cho Club-K là “chiếc hộp Pandora”, “sát thủ tàu sân bay” vì mối nguy hiểm chết người trong vẻ ngoài vô hại của nó.

Đặc điểm chủ yếu và đặc sắc nhất ở đây là toàn hệ thống có dạng 3 container tàu biển tiêu chuẩn 20 hay 40 ft, có thể bố trí trên mặt đất, xe tải, toa xe hỏa, các tàu biển, được ngụy trang tuyệt vời, có thể bất thần tấn công mà không hề có dấu hiệu báo trước nào. Vì thế, các tàu chiến đối phương chỉ còn biết trông cậy vào hệ thống phòng không của bản thân.

Bất cứ hệ thống trinh sát đường không và trinh sát kỹ thuật dù tinh vi đến đâu cũng bó tay, không thể phát hiện ra Cub-K trong hàng trăm, hàng ngàn, hàng trăm ngàn container rải khắp các hải cảng, nhà ga hay chuyên chở trên vô số tàu biển, tàu hỏa, xe tải chở container.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đối hạm Kh35E (trên, ktrv)và Kh-35UE tại triển lãm MMVS-2011 (army-news)

Đối phương sẽ phải trinh sát kỹ càng hơn khi lên kế hoạch tấn công. Theo quy luật, khi tấn công, đối phương trước hết chế áp các phương tiện phòng không, sau đó mới đánh tan tành hệ thống phòng thủ bờ biển. Nhưng ở đây bên tấn công chẳng thể làm gì được khi hàng trăm, thậm chí hàng ngàn và thậm chí hàng chục ngàn mục tiêu giả (các container bình thường vốn được coi là “hồng cầu của thương mại thế giới”).

Điều đó sẽ buộc các tàu sân bay phải giữ mình xa bờ hơn, nên hạn chế được tầm hoạt động của máy bay từ tàu sân bay, hoặc khi chiến dịch đổ bộ xảy ra thì một phần các container có thể mở nắp và tiễn đưa các tàu đổ bộ xuống đáy biển cùng với binh lính cùng vũ khí trang bị, tổn thất sẽ vô cùng lớn. Ba là nó cho phép giữ ở gần bờ hơn các phương tiện sát thương quan trọng nhất và lực lượng dự bị. Bởi lẽ các tàu sân bay đã đuổi ra xa thì khả năng tác động đối với bờ biển sẽ giảm mạnh.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Club-K tại triển lãm MMVS-2011 (army-news)

Thậm chí có ý kiến khẳng định rằng, nếu như vào năm 2003, Iraq có các Club-K thì Mỹ không thể tiến vào vịnh Persique được vì bất kỳ tàu hàng dân sự nào trong vùng vịnh cũng tiềm ẩn mối đe dọa đối với các tàu quân sự và hàng hóa.

Chính vì vậy, “sát thủ giấu mặt” Club-K có thể tạo ra tiềm lực nguy hiểm cho hải quân các quốc gia đối địch với phương Tây và cơ hội phổ biến tên lửa hành trình chưa từng có. Các chuyên gia Lầu Năm góc rất lo sợ khi Nga công khai chào bán hệ thống Club-K cho tất cả các nước đang có nguy cơ bị Mỹ tấn công. Họ cho rằng, Club-K có thể gây mất ổn định tình hình trên thế giới nếu được trang bị cho Venezuela và Iran.

Sự phổ biến của các vũ khí như Club-K cũng có thể làm gia tăng nguy cơ xảy ra xung đột quân sự bất ngờ trên các vùng biển tranh chấp.

Một vài hình ảnh trong Clip giới thiệu về hệ thống tên lửa Club của Nga :

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Club-K thiên biến vạn hóa

Thứ Ba, 5 tháng 2, 2013

>> Tìm hiểu vũ khí chính xác cao độc nhất vô nhị của Nga

Tập đoàn Vũ khí tên lửa chiến thuật của Nga vừa kỷ niệm tròn 10 năm ngày thành lập vào năm 2012. Trong suốt hơn 10 năm qua, Tập đoàn này không những tồn tại được, giữ gìn và tổng kết các kinh nghiệm của mình trong lĩnh vực chế tạo tên lửa mà còn phát triển rất nhanh. Bí quyết thành công của Tập đoàn là theo đuổi một cách nhất quán chính sách: hiện đại hóa công nghệ tất cả các khâu sản xuất và tích cực đổi mới các hoạt động của mình.

>> Răn đe và tranh hùng (kỳ 1)
>> Tên lửa Uran (Kh-35) : Cơn ác mộng của tàu chiến


Các sản phẩm của Tập đoàn rất được thị trường cả trong nước và ngoài nước ưa chuộng và điều đó đảm bảo cho Tập đoàn luôn tăng trưởng ổn định doanh thu từ việc bán các sản phẩm của mình.

Nếu như vào năm 2004 tổng lợi nhuận của Tập đoàn chỉ mới ở múc 6,76 tỷ rúp (gần 250 triệu đôla, trong đó có 70 % từ xuất khẩu) thì đến năm 2011 con số trên là 39 tỷ rúp (hơn 1,3 tỷ đôla, gấp 6 lần). Năm 2012 chưa có số liệu thống kê, nhưng nếu so sánh 6 tháng đầu năm 2012 với cùng thời kỳ trên trong năm 2011 thì lãi ròng của Tập đoàn đã tăng hơn nửa tỷ rúp.

Hiện Tập đoàn này có 25 xí nghiệp ở 19 thành phố của Nga và tiềm lực công nghệ, thiết kế ngày càng được tăng cường.

Sản xuất những gì mà khách hàng cần

Tập đoàn Vũ khí tên lửa chiến thuật sản xuất theo đơn đặt hàng nhà nước Nga và các khách hàng nước ngoài rất nhiều loại vũ khí hàng không có điều khiển các lớp không đối không, không đối đất và các lớp tên lửa trang bị cho các tàu chiến lớp tàu chống tàu (hải đối hải), tên lửa bờ chống tàu và nhiều loại vũ khí trang bị khác cho tàu chiến.

Đến thời điểm hiện tại, tập đoàn đang trong giai đoạn kết thúc thử nghiệm và chuẩn bị sản xuất hàng loạt 15 loại vũ khí chính xác cao trang bị cho không quân (có cả cho không quân chiến trường) và hải quân.

Một loạt các loại vũ khí đã được thử nghiệm thành công như: KH-31PD, RVV- MD (tên lửa không đối không tầm ngắn) và RVV-SD (tên lửa không đối không tầm trung). Vào thời điểm hiện tại, Tập đoàn đã bắt đầu sản xuất RVV- BD (tên lửa không đối không tầm xa) và KH-31AD. Các mẫu tên lửa dành cho xuất khẩu tương đương với các mẫu cùng loại tốt nhất trên thế giới và có một loạt các tham số kỹ thuật còn vượt các mẫu đó .


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa thế hệ mới của quân đội Nga KH-31PD

Ví dụ: tên lửa có điều khiển RVV- BD (tên lửa không đối không tầm xa) là loại vũ khí mà hiện chưa có nước nào có mẫu tương tự (kể cả Mỹ). Nó có thể tiêu diệt bất kỳ mục tiêu nào trên không ở cự ly đến 200 km (cự ly tiêu diệt của tên lửa R-33E hiện đang có trong trang bị của Không quân Nga là 120 km).

Tên lửa có thể cơ động với gia tốc quá tải đến 8g (ở R-33E chỉ là 4 g) ở dải độ cao từ 15 m đến 25 km. Không những thế, công suất đầu tác chiến tăng đến 30 % (so với R-33E).

Tập đoàn này cũng phát triển thành công hướng sản xuất các loại vũ khí tên lửa hàng không chính xác cao họ KH031 sử dụng động cơ phản lực luồng phụt thẳng. Trong các thiết kế mới nhất như KH-31PD (chống rada) và KH-31 AD (chống hạm), Tập đoàn đã áp dụng các thành tựu mới nhất trong lĩnh vực chế tạo vũ khí chính xác cao.

Cự ly tối đa của KH-31PD tăng lên tới 180-250 km. Điều đó có nghĩa là nó có thể phóng ở cự ly mà tất cả các phương tiện phòng không hiện có và sẽ có trong tương lai của đối phương không thể với tới. Xin dẫn ra một so sánh: tên lửa phòng không và chống tên lửa nổi tiếng của Mỹ là “Patriot” có cự lý bắn tối đa là 80 km.

Các đòn tấn công từ một khoảng cách phóng an toàn như vậy của KH-31PD có thể tiêu diệt được bất kỳ trạm rada mặt đất nào và như vậy sẽ làm mù hoàn toàn hệ thống phòng không của đối phương. Có thể khẳng định, đến thời điểm hiện tại, loại tên lửa có điều khiển chống ra đa này là một trong những loại tên lửa tốt nhất trên thế giới và rất có thể là tốt nhất.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa thế hệ mới của quân đội Nga KH-31PDTên lửa có điều khiển thế hệ mới KH-35UE của Nga

Để tiêu diệt cả một phân hạm đội, chỉ cần một đòn tấn công bằng tên lửa

Sắp tới, Nga sẽ thay thế các tên lửa chống tàu thế hệ cũ KH-33E bằng các tên lửa có điều khiển thế hệ mới KH-35UE với các tính năng kỹ- chiến thuật tốt hơn nhiều. Hệ thống dẫn đường tổng hợp sử dụng cả giải pháp dẫn đường quán tính, dẫn đường vệ tinh và các đầu tự dẫn chủ đông- thụ động đảm bảo cho KH-35UE độ chính xác và khả năng chống nhiễu cao. Việc sử dụng KH-35 UE sẽ làm tăng đáng kể khả năng tác chiến của các tổ hợp trên tàu kiểu Uran và các tổ hợp tên lửa bờ kiểu Bal.

Tổ hợp tên lửa bờ chống tàu Bal, như đã biết, trong thành phần của nó có trạm điều khiển và liên lạc tự hành, tổ hợp phóng tự hành và các phương tiện kỹ thuật khác được bố trí trên 11 xe chuyên dụng.

Các tên lửa hiện đang trang bị cho các tổ hợp này có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở cự ly đến 120 km trong bất kỳ thời gian nào trong ngày đêm và trong bất kỳ điều kiện thời tiết nào. Thời gian chuẩn bị để đưa tổ hợp vào tác chiến không quá 10 phút.

Dự trữ hành trình -850 km. Tổng số tên lửa-64 quả và có thể bắn dàn một lúc 32 quả. Các tên lửa có điều khiển của Tập đoàn với phương thức bắn dàn như vậy có thể tiêu diệt cả một phân hạm đội đổ bộ hoặc một cụm các tàu của đối phương trước khi các tàu này kịp nhìn thấy bờ biển nước Nga.

KH-35UE không thua kém bất kỳ một phiên bản tên lửa chống tàu có điều khiển mới nhất nào của Mỹ lớp Harpoon AGM-84J, block2 và có các tính năng kỹ- chiến thuật trội hơn so với các tên lửa nổi tiếng trên thế giới khác như Exocet block II và block III của Pháp, tên lửa Gabriel SAS Mk4LR của Israel, RBS15F (M) của Thụy Điển và AGM-119A Penguin Mk3 của Nauy và v.v.

Hiện Tập đoàn đang tiếp tục nghiên cứu phát triển lớp các tên lửa có cánh KH-55 trang bị cho máy bay nhằm mở ra những khả năng tác chiến mới về nguyên tắc cho Không quân tầm xa (Không quân chiến lược Nga), đảm bảo chức năng kiềm chế chiến lược phi hạt nhân cho lực lượng này.

Một loại vũ khí chính xác cao khác đang được tập đoàn quan tâm phát triển là các bom hàng không có điều khiển. Trong rất nhiều trường hợp việc sử dụng bom hàng không có điều khiển có hiệu quả không kém gì sử dụng các tên lửa có cánh.

Hiện nay các bom hàng không được trang bị các hệ thống dẫn đường công nghệ cao khác nhau như – vô tuyến truyền hình- so sánh, lazer- ổn định kiểu con quay và dẫn đường vệ tinh. Sự phát triển tiếp theo của bom hàng không chủ yếu theo hướng tăng độ chính xác và cự ly sử dụng loại bom này.

Ai cũng biết là lớp máy bay không người lái đang phát triển mạnh và nhiệm vụ cấp thiết là chế tạo các bom hàng không có kích thước nhỏ – dưới 100 kg (cho các máy bay đó).

Song song với việc phát triển các phương tiện tiêu diệt đường không, tập đoàn cũng phát triển rất thành công các loại vũ khí dùng cho tàu chiến trên biển. Tập đoàn đang thiết kế một hệ thống vũ khí rất độc đáo phát triển từ mẫu của các tên lửa ngầm tốc độ cao Shkval; -E có thể đạt vận tốc hành trình 100 m/s trong nước. Vũ khí phòng thủ trên biển gồm có tổ hợp kích thước nhỏ chống ngầm Paket-E/NK có thể tiêu diệt không chỉ các tàu ngầm mà còn cả ngư lôi ở cự ly gần.

Mục đích chiến lược của sự phát triển của Tập đoàn Vũ khí tên lửa chiến thuật là phát triển cân bằng, năng động và bền vững trên cơ sở duy trì và củng cố vị thế cạnh tranh trên thị trường vũ khí, tạo lập được vị trí hàng đầu trong việc đưa ra các sản phẩm có tính đột phá ra thị trường vũ khí và tạo ra nhu cầu của thị trường đối với loại sản phẩm đó.

Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012

>> Bí mật siêu tên lửa tối tân của Quân đội Nga

Mẫu chế thử tên lửa đường đạn xuyên lục địa (ICBM) mới của Nga được thử nghiệm ngày 23/5/2012 tại sân bay vũ trụ Plesetsk là biến thể của R-30 Bulava.

http://nghiadx.blogspot.com
R-30 Bulava (militaryrussia.ru)

Hai tên lửa này có nhiều thông số gần giống nhau. Vì thế, mẫu chế thử ICBM thế hệ 5 vừa phóng thử được xem là biến thể triển khai trên mặt đất của hệ thống ICBM phóng từ tàu ngầm R-30 Bulava.

>> Bí mật thiết kế tàu sân bay Nga trong tương lai (Phần 1)

Sau khi chấm dứt chuỗi thất bại khi phóng thử Bulava từ tàu ngầm, bằng vụ phóng thử này, Viện Kỹ thuật nhiệt Moskva (MIT), cơ quan thiết kế các ICBM mới nhất của Nga như RS-12М2 Topol-M, RS-24 Yars và R-30 Bulava, thực tế đã bắt tay vào việc chuẩn hóa các phương tiện mang phóng vũ khí hạt nhân tương lai triển khai trên bộ và trên biển có tính năng cực mạnh để đối phó với hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ.

Tên lửa mới được phóng vào lúc 10 giờ 15 (giờ Moskva) ngày 23/5/2012 tại Plesetsk, tỉnh Arkhangelsk từ xe bệ phóng cơ động bởi kíp phóng hỗn hợp của RVSN và Bộ đội Phòng không-vũ trụ Nga.

Vụ thử được đánh giá là thành công khi đầu đạn tập đã tiêu diệt mục tiêu đã định ở trường thử Kura ở bán đảo Kamchatka sau nửa giờ bay. Các mục tiêu của vụ phóng đã đạt được.

Lần phóng trước của tên lửa này ở Plesetsk vào ngày 28/9/2011 đã thất bại vì tên lửa bị rơi chỉ cách sân bay vũ trụ do trục trặc tầng 1.

Tham dự lần thử mới nhất có Tổng công trình sư MIT Yuri Solomonov, vị phó của ông là Aleksandr Dorofeyev và Tổng giám đốc MIT Sergei Nikulin.

Theo Bộ Quốc phòng Nga, mục đích chính của lần phóng là nhằm có được thông tin về khả năng làm việc của các hệ thống của ICBM, kiểm tra các giải pháp KHKT và công nghệ được áp dụng. Mấy ngày trước khi phóng, Bộ Quốc phòng Nga đã thông báo cho Bộ Quốc phòng Mỹ về địa điểm và thời gian phóng - đây là điều kiện bắt buộc của hiệp ước song phương. Tuy nhiên, ở Nga kể cả sau khi phóng, tất cả vẫn bị giữ kín, hôm 23/5, các quan chức Bộ Quốc phòng Nga vẫn quyết liệt từ chối tiết lộ với báo chí về tên lửa mà họ đã phóng.

Cùng với vụ phóng này, MIT đã tiến sát đến việc tiến hành các vụ thử biến thể mặt đất của Bulava. Theo các nguồn tin trong ngành tên lửa, Bulava và tên lửa được thử nghiệm rất giống nhau. Chúng đều có trọng lượng gần 36 tấn, chiều dài 12 m và có cùng số tầng (R-30 có 3 tầng). Tên lửa mới cũng sử dụng nhiên liệu rắn cùng loại với Bulava và phần chiến đấu có khả năng mang đến 10 đầu đạn.

“Tên lửa này được chế tạo có sử dụng và phát triển tối đa các kết quả nghiên cứu và giải pháp kỹ thuật mới hiện có có được khi phát triển các hệ thống tên lửa thế hệ 5, nên rút ngắn được nhiều thời gian và giảm được nhiều chi phí chế tạo”, đại diện Bộ Quốc phòng Nga về Bộ đội tên lửa chiến lược (RVSN) Vadim Koval cho biết hôm 23/5. Điều này khẳng định thông tin nói rằng tên lửa mới được chuẩn hóa với các hệ thống Yars, Topol và Bulava.

Để có tính năng chiến đấu cao hơn các hệ thống ICBM mặt đất hiện có Topol-M và Yars, tên lửa mới sử dụng nhiều công nghệ mới. Một là, sử dụng loại nhiên liệu rắn hoàn toàn mới như của Bulava, cho phép rút ngắn thời gian làm việc của động cơ ở giai đoạn bay tích cực. Nhờ vậy mà tăng được đáng kể cơ hội vượt qua hệ thống phòng thủ tên lửa. Hai là, tên lửa sẽ có khả năng mang nhiều đầu đạn hơn (đến 10 đầu đạn). Hiện chỉ có ICBM siêu nặng (trọng lượng hơn 200 tấn), nhiên liệu lỏng, triển khai trong giếng phóng RS-20 (SS-18) do Ukraine phát triển là mang được số lượng đầu đạn như vậy (Nga còn một số tên lửa RS-20, nhưng tuổi thọ của chúng sau nhiều lần tăng hạn cũng đã đến giới hạn).

Tuy nhiên, Nga còn phải thiết kế phần chiến đấu mới cho tên lửa này (lần phóng vừa rồi mới chỉ mang phần chiến đấu giả có trọng lượng-kích thước tương đương), cải tiến thích ứng hệ thống điều khiển tên lửa với điều kiện phóng mặt đất (chứ không phải phóng ngầm từ dưới nước), containe vận chuyển-phóng và một số thiết bị khác. Nếu thành công, Nga sẽ có cơ hội có được một hệ thống tên lửa chiến lược có tính năng cực cao mà đến nay chưa có được.

Tuy nhiên, giới phân tích Nga vẫn chưa thống nhất ý kiến về bản chất của tên lửa mới.

Theo tờ Izvestia, tên lửa vừa thử nghiệm có ứng dụng một số thành phần của hệ thống ICBM tối tân RS-24 Yars (chế tạo dựa trên tên lửa Topol-М RS-12М2).

Một nguồn tin trong tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga cho biết, hệ thống tên lửa mới trong tương lai có thể thay thế các hệ thống Yars và Topol mặc dù nó có những khác biệt thiết kế không lớn so với chúng. Theo nguồn tin, đây là một tên lửa khác, lớn hơn Yars và thể nhận thấy sự khác biệt bằng mắt thường. Nó có đường kính và trọng lượng khác. Nhưng cũng có những bộ phận và hệ thống lấy từ Yard. Các thông số của tên lửa, kể cả tên gọi, sẽ được bảo mật ít nhất trong 6 tháng nữa.

Belarus đang phát triển một khung gầm bánh lốp mới cho loại ICBM mới. Khung gầm này khác với khung gầm MZKT-79221 mà Yars và Topol-M đang sử dụng, mặc dù cũng được sản xuất tại Nhà máy xe kéo bánh lốp Minsk (MZKT). Những khác biệt về khung gầm không được tiết lộ vì qua số lượng trục hay kích thước bánh xe có thể tính ra trọng lượng tên lửa, mà biết trọng lượng sẽ đoán ra tính năng của nó.

Nguồn tin cho hay, những khác biệt chính là ở bên trong. Tên lửa sử dụng nhiên liệu mới, hiệu quả hơn nhiên liệu hỗn hợp của Yars và Topol. Các nguồn tin ở Trung công nghệ lưỡng dụng liên bang Soyuz, nơi sản xuất nhiên liệu cho tên lửa mới, cho hay, đây không phải là hợp chất hoàn toàn mới mà là nâng cao chất lượng của chúng.

Một đại diện của Trung tâm Soyuz nói rằng, các tham số nhiên liệu được cải thiện nhờ hiện đại hóa công nghệ sản xuất các thành phần nhiên liệu và nâng cao chất lượng của chúng. Hiện không thể tạo được đột phá trên hướng này nên họ chỉ cải tiến những gì đang có. Song nguồn tin này cũng không tiết lộ nhiên liệu mới làm tăng được bao nhiêu công suất động cơ. Hiện nay, đa số tên lửa nhiên liệu rắn sử dụng kim loại (nhôm, manhê…) làm chất cháy, kim loại này cháy trong chất oxy hóa.

Cựu Tham mưu trưởng RVSN, Thượng tướng Viktor Esin giải thích rằng, nhờ nhiên liệu mới giai đoạn bay tích cực của tên lửa sẽ ngắn hơn nên nó sẽ có thể vượt qua hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ và NATO một cách hiệu quả hơn và có thể xem như câu trả lời của Nga đối với việc xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu. Đó là vì động cơ làm việc càng ít thì càng khó phát hiện tên lửa. Nhưng ông Esin cũng nói thêm rằng, theo các thông tin được công bố thì tên lửa mới không phải là sản phẩm có tính đột phá mà chỉ là một bước tiến bộ mới.

Tháng 3/2011, ông Solomonov lần đầu tiên tiết lộ về việc bắt đầu phát triển ICBM mới và cho biết thời gian phóng thử lần đầu là trong năm 2011 và hoàn thành thiết kế vào năm 2013.

Tháng 9/2011, một số hãng tin Nga cho biết, tại sân bay vũ trụ Plesetsk đã tiến hành thử nghiệm phần chiến đấu mới của hệ thống tên lửa cơ động mặt đất Yars vốn được trang bị tên lửa nhiên liệu rắn RS-24. Phần chiến đấu mới được cho là sẽ có khả năng cao đột phá hệ thống phòng thủ tên lửa.

Một nguồn tin cho hay, vụ phóng vừa qua ban đầu dự kiến tiến hành vào tháng 6/2012, nhưng Bộ Quốc phòng Nga đã quyết định đổi sang tháng 5 theo ý kiến của lãnh đạo cấp trên vài ngày sau khi hội nghị quốc tế về vấn đề phòng thủ tên lửa châu Âu được tiến hành ở Moskva. Lần phóng tiếp theo dự kiến tiến hành trước tháng 9/2012.

Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề kiểm soát vũ khí Yevgeny Myasnikov cho rằng, việc Nga đồng thời phát triển mấy loại ICBM như Bulava, ICBM nhiên liệu lỏng hạng nặng và tên lửa vừa phóng sẽ là cực kỳ tốn kém.

Còn ông Vladimir Dvorkin thì tin rằng, hệ thống mới sẽ không “giết chết” các hệ thống Yars và Topol. Vì Topol và Yars là các tên lửa mới nên phát triển loại tên lửa mới để thay thế chúng là vô nghĩa. Không ai đi thay thế các tên lửa vốn có tuổi thọ rất dài.

Một nguồn tin khác trong công nghiệp quốc phòng Nga thì nói rằng, tên lửa mới có các thông số trọng lượng-kích thước gần như giống hệt Toppol và Yars. Người ta đã dùng một bệ phóng của Yars được cải tiến đôi chút để phóng tên lửa mới. Về nguyên tắc, tên lửa mới sẽ tương thích với các xe bệ phóng cũ, mặc dù các giải pháp về điện tử, các hệ thống điều khiển và các hệ thống khác sẽ thay đổi, và có thể sẽ phải sửa đổi lớn đối với bệ phóng.
Hãng thiết kế tên lửa MIT và Nhà máy Votkinsk chế tạo tên lửa đều từ chối tiết lộ gì về tên lửa mới, dù chỉ là cái tên, nhưng đó không phải là Yars hay Avangard.

Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nga gọi tên lửa đang được MIT phát triển là Avangard. Theo các chuyên gia, tên lửa này là sự phát triển của thiết kế Yars, còn Yars được phát triển trực tiếp từ các hệ thống tên lửa Topol (RS-12М Topol và RS-12М2 Topol-M). Tên lửa Bulava vốn được phát triển trên cơ sở Topol cũng được sản xuất theo công nghệ giống như vậy.

Thứ Sáu, 4 tháng 5, 2012

>> Cận cảnh chế tạo tên lửa S-300 của Nga

Hiện nay nhu cầu của khách hàng quốc tế với tên lửa S-300 của Nga ngày càng tăng cao. Các nhà máy sản xuất ở Nga phải hoạt động hết công suất.

http://nghiadx.blogspot.com
Thợ ráp nguội Iury Ugrov điều chỉnh tên lửa vào ống chứa vận tải

http://nghiadx.blogspot.com
Hiệu chỉnh hệ thống điều khiển tên lửa

http://nghiadx.blogspot.com
Tổng giám đốc nhà máy Avangard Gennady Kozhin.

http://nghiadx.blogspot.com
Hiệu chỉnh toàn bộ bằng máy

http://nghiadx.blogspot.com
Ống chứa tên lửa S-300

http://nghiadx.blogspot.com
Phân xưởng chọn lọc tên lửa S-300

http://nghiadx.blogspot.com
Kiểm tra kha năng chịu nước của ống chứa tên lửa

http://nghiadx.blogspot.com
Chuẩn bị nắp ống chứa tên lửa trước khi lắp ghép

http://nghiadx.blogspot.com
Trạng thái tên lửa: very good

http://nghiadx.blogspot.com
Biểu tượng của nhà máy tên lửa Avangard

http://nghiadx.blogspot.com
Kiểm tra lần cuối

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đi vào ống chứa

Thứ Tư, 2 tháng 5, 2012

>> S-300V được trọng dụng trở lại ?

Quân đội Nga bất ngờ đặt mua số lượng lớn hệ thống S-300V.


http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống tên lửa phòng không S-300V.

RIA Novosti trích dẫn lời phỏng vấn của Tổng giám đốc tập đoàn phòng không Almaz – Antei Vladislav Mensicov cho biết.

Bộ trưởng quốc phòng Nga Anatoli Seducov và Tổng giám đốc liên doanh Tập đoàn phòng không Almaz – Antei Vladislav Mensicov trong tháng 3/2012 đã ký hợp đồng cung cấp cho Lục quân các hệ thống tên lửa phòng không S-300V4. Tương ứng với hợp đồng, ba tiểu đoàn tên lửa phòng không S-300V4 đầu tiên sẽ được cung cấp và đưa vào khai thác sử dụng ở Quân khu phía Nam.

Trước đó, nguyên lãnh đạo Tập đoàn Almaz – Antei là ông Igor Ashurbeili thông báo, việc sản xuất hệ thống S-300 cho quân đội Nga đã chấm dứt, trừ các hợp đồng xuất khẩu mới.

“Trong chương trình vũ khí quốc gia tới năm 2020 (GPV-2020), Bộ Quốc phòng Nga đã đặt mua đủ lớn các hệ thống tên lửa phòng không S-300V”, ông Mensicov nói.

Ông này nhấn mạnh thêm, các hệ thống tên lửa S-300P và S-300V là không hoàn toàn giống với nhau.

“Chúng được chế tạo để giải quyết các nhiệm vụ khác nhau trên cơ sở phần tử khác nhau, với các giải pháp kỹ thuật khác nhau.

S-300V được sử dụng cho Phòng không Lục quân, chủ yếu bảo vệ các mục tiêu có tính chất động như các đội hình chiến đấu hay nơi tập kết binh vật lực ngoài chiến trường trước vũ khí tấn công đường không và không gian như tên lửa đường đạn cấp chiến thuật hay chiến thuật chiến dịch".

"Trong khi đó, nhiệm vụ chủ yếu của S-300P là bảo vệ các mục tiêu có tính chất tĩnh (các tòa nhà dân sự, trung tâm kinh tế, chính trị) trước vũ khí tấn công đường không của đối phương như máy bay, tên lửa hành trình, tên lửa đường đạn, hoặc các loại đạn pháo phản lực có và không có điều khiển, thực hiện nhiệm vụ khác một cách không hoàn toàn tối ưu” – Tổng giám đốc tập đoàn Almaz - Antei nói với RIA Novosti.

“Trong khoảng thời gian dài, các tổ hợp tên lửa này đã không được quân đội đặt mua, dĩ nhiên ít nhiều sẽ ảnh hưởng tới tình hình sản xuất. Nhưng chúng tôi có kinh nghiệm khôi phục việc sản xuất” – ông Mensicov nói thêm.

Ông Mensicov nhấn mạnh thêm, nhiều quốc gia trên thế giới bày tỏ sự quan tâm tới sản phẩm được thiết kế và chế tạo bởi các xí nghiệp của tập đoàn Almaz - Antei.

Hệ thống tên lửa phòng không S-300V4 là kết quả của việc hiện đại hóa sâu từ hệ thống S-300V và S-300VM. Hệ thống này có thể đảm bảo khả năng tiêu diệt các tên lửa đạn đạo và mục tiêu bay với tầm xa hơn 300 km.

Theo một số thông tin, trong trang bị của quân đội Nga gồm có hơn 2.000 tổ hợp S-300 với các biến thể khác nhau. Những tổ hợp này tạo nên nền tảng của hệ thống phòng không Nga.

Theo tờ Kzgroup.ru, dựa trên các yếu tố chiến đấu mới, xe mang bệ phóng và xe theo dõi mục tiêu trên không của hệ thống tên lửa phòng không S-300V4 sẽ sử dụng một khung gầm mới.

Trong điều khoản của hợp đồng đặt mua S-300V4 của Bộ Quốc phòng Nga, Almaz-Antei sẽ liên kết với nhà máy Kirov để cung cấp 40 khung gầm xe theo dõi thống nhất thực hiện trong thời gian 3 năm, năm 2012 sẽ cung cấp 12 xe, 2013 là 21 xe và năm 2014 cung cấp 7 xe còn lại.

Trong đó, chương trình chế tạo khung gầm mới vào năm 2014 có thể sẽ tăng lên đáng để để đáp ứng yêu cầu cho việc cung cấp các hợp đồng quốc phòng trong năm 2015 với ước tính cung cấp tới 72 khung gầm xe mới mỗi năm (sau năm 2015).

Thứ Năm, 12 tháng 4, 2012

>> Vũ khí Nga áp đảo đối phương ?


Trong cuộc chiến mô phỏng, các loại tên lửa, bom, ngư lôi do Nga chế tạo đã giành chiến thắng áp đảo, đánh tơi bời lực lượng không quân - hải quân đối phương.


Các loại tên lửa, bom, ngư lôi do Nga sản xuất hoàn toàn đánh bại đối phương trên mọi mặt trận.

Kịch bản cuộc chiến mở đầu từ không gian thành phố ven biển với hoạt động thường ngày diễn ra bình thường như những ngày khác, ở các khu bến cảng hoạt động bốc dỡ hàng hóa nhộn nhịp.

Nhưng tất cả đâu biết rằng, ở hòn đảo đối diện, một kế hoạch tiến công tổng lực đang âm thầm diễn ra nhắm vào nước Nga. Tại một sân bay, hàng chục chiếc tiêm kích F-5 đang cất cánh và trên cảng biến, các tàu chiến lớn nhỏ “vũ trang tận răng” chuẩn bị ra khơi. Những tàu chiến này được làm giống với các chiến hạm của Mỹ.

Lệnh tấn công phát ra, các chiến hạm địch lần lượt nối đuôi nhau rời căn cứ chia hai hướng tiến công thành phố ven biển kia. Bí mật, bất ngờ, tiếp cận, áp sát, hạm đội tàu chiến đối phương đã tiến vào gần sát bờ biển.

Nhưng không may cho kẻ địch, một máy bay tuần thám biển Il-38 đang thực hiện chuyến bay tuần tra thường kì. “Mắt thần” giám sát biển của Il-38 nhanh chóng phát hiện ra hạm đội tàu địch đang xâm phạm lãnh hải.

Phi hành đoàn Il-38 lập tức báo động tới các đơn vị hải quân, không quân, lữ đoàn tên lửa bảo vệ bờ biển nhanh chóng triển khai công tác sẵn sàng chiến đấu.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay tuần tra, trinh sát, chống ngầm Il-38 của Không quân Hải quân Nga.


Trên biển, tàu sân bay Kuznetsov nhận được cảnh báo hành động xâm phạm nguy hiểm từ đối phương. Phi đội tiêm kích hạm MIG-29K trang bị tên lửa không đối hạm Kh-31P, Kh-35E… và tên lửa không đối không R-73, RVV-AE cất cánh đánh chặn địch (>> chi tiết).

Ở cảng quân sự, hạm đội tàu tên lửa 1241.8 nối đuôi nhau rời cảng và trên đất liền, tổ hợp tên lửa bờ Bal sẵn sàng triển khai “hỏa đồ trận” nghênh tiếp địch.

Băm nát đối phương trên biển

Phát hiện kẻ địch trước, radar điều khiển hỏa lực trên Il-38 khóa mục tiêu, sĩ quan điều khiển vũ khí ấn nút phóng tên lửa Kh-35E, quả tên lửa bay nhanh với trần bay rất thấp đánh trúng giữa thân tàu địch.

“Phát Kh-35E” như phát súng lệnh phát động cuộc tấn công, trên trời phi đội tiêm kích MiG-29K đặt hạm đội tàu địch vào vòng ngắm. Các phi công lần lượt ấn nút, những quả tên lửa Kh-31A “Mini Moskit”, Kh-35E, Kh-59MK lao vun vút vào những chiến hạm khổng lồ đối phương.

Không chịu thua kém những “cánh chim”, trên biển hạm đội tàu tên lửa 1241.8 đã bắt được mục tiêu, sĩ quan điều khiển ấn nút, những quả tên lửa 3M24E lao vút trên cao rồi hạ thấp trần bay áp sát đánh vào tàu địch. Bên cạnh đó, đơn vị tàu tên lửa 1241.1M trang bị tên lửa P-270 Moskit cũng diệt gọn những chiếc còn lại.

Bị những đòn tấn công chớp nhoáng, hướng tiến công thứ nhất của địch hoàn toàn bị bẻ gãy. Ở hướng còn lại, chiến hạm địch có lẽ đã biết “đồng đội” của mình bị đánh tan nát. Vì vậy, chúng quyết định tấn công trước, hàng loạt tên lửa cùng lúc phóng về hạm đội tàu chiến Nga.

Phát hiện mối nguy hiểm, hệ thống phòng vệ của tàu 1241.8 kích hoạt đã kịp thời đánh chặn được đạn tên lửa địch. Tàu hộ vệ tên lửa lớp Gorshkov đáp trả kẻ thù bằng một quả ngư lôi nhanh nhất thế giới VA-111 Shkval E.

Bấy giờ, lữ đoàn tên lửa bờ Bal-E mới tham chiến, xe đài điều khiển triển khai radar sục sạo bắt mục tiêu. Sau đó, xe mang bệ giá phóng bắt đầu bắn tên lửa đối hạm 3M24E và đương nhiên tất cả đều trúng đích.

Hạm đội địch hoàn toàn bị vô hiệu hóa, nhưng chúng vẫn chưa chịu rút lui. Dưới lòng biển, tàu ngầm địch phóng ngư lôi vào chiến hạm Nga nhưng đã bị hệ thống chống ngư lôi đánh chặn.

Trực thăng săn ngầm Kamov Ka-27 cất cánh tham gia trận chiến, sau khi phát hiện mục tiêu. Chiếc trực thăng mở cửa khoang vũ khí, phóng ngư lôi hạng nhẹ APR-3E nhấn chìm tàu ngầm đối phương.

Vậy là toàn bộ các hướng tiến công trên biển của hạm đội địch đều đã bị xóa sổ, nhưng trận chiến đường không giờ mới bắt đầu (phút 7,54).

Su – MiG hạ đo ván F

Trên không, phi đội tiêm kích F-5 địch đang tiến vào áp sát không phân đảo Nga. Phi đội MiG-29K đã phát hiện ra mục tiêu, tuy vậy phải đối phó với lực lượng đông đảo. Phi đội trưởng MiG-29K đã liên lạc với sở chỉ huy điều động thêm máy bay.

Các máy bay tiêm kích đa năng Su-30 lập tức được lệnh cất cánh hỗ trợ đơn vị bạn đánh chặn tiêu diệt máy bay địch. Những chiếc Su-30 vũ trang tên lửa không đối không RVV-AE, R-73 và tên lửa không đối hạm/đối đất Kh-59ME, Kh-29TE.

Phi đội địch phát hiện ra máy bay đánh chặn liền phóng tên lửa định tiêu diệt, các phi công tiêm kích Nga lập tức sử dụng biên pháp đối phó gây nhiễu. Thoát được những con “rắn đuôi chuông” AIM-9, MiG-29K “trả lại” bằng một quả R-27EA1 và chiếc F-5 không thể nào thoát kịp.

Sau đó, tới lượt màn trình diễn xuất sắc của tên lửa đối không tầm trung RVV-AE, R-73 từ những chiếc Su-30. Đối phó với một đối thủ mạnh hơn về mọi mặt, toàn bộ F-5 bị tiêu diệt sạch.

Một chiếc F-5E đã lọt được “lưới” MiG-29 và Su-30 vào không kích cơ sở quân sự của Nga. Nhưng, đài radar cảnh giới trên đảo đã kịp phát hiện, tiêm kích đánh chặn MiG-31 cất cánh. Một quả tên lửa đối không tầm xa R-33E từ chiếc MiG-31 đã không cho “chiến sĩ đấu tranh cho tự do” F-5E bất kỳ một cơ hội nào vào đất liền.

Hành động đáp trả

Trả đũa cho hành vi xâm phạm lãnh thổ trắng trợn đó, phi đội Su-30 được lệnh tiến công sào huyệt quân địch với ba mục tiêu chính: cảng quân sự, cầu và sân bay.

Để vào đánh các mục tiêu, phi đội Su-30 cần phải tổ chức tấn công tiêu diệt radar cảnh giới và tổ hợp tên lửa phòng không bảo vệ đảo.

Bằng quả tên lửa “săn mắt thần” Kh-31A, Su-30 đã hoàn thành nhiệm vụ đầu tiêu diệt hệ thống radar cảnh giới bố trí ở cảng biển. Tiếp đó, một chiếc Su-30 khác phóng tên lửa chống radar Kh-58E tiêu diệt radar điều khiển của tổ hợp tên lửa phòng không đối phương.

http://nghiadx.blogspot.com
Su-30 phóng tên lửa không đối đất Kh-29.

Toàn bộ hệ thống phòng vệ đối phương đã bị dọn sạch, mở toang cánh cửa cho Su-30 thoải mái tiến vào diệt tàu địch ngay tại cảng. Phi đội Su-30 đồng loạt phóng tên lửa Kh-59ME đánh chìm toàn bộ chiến hạm địch, phá tan hoang căn cứ đối phương.

Hoàn thành mục tiêu thứ nhất, phi đội Sukhoi tiến tới mục tiêu thứ hai, một chiếc Su-30 bắn tên lửa không đối đất Kh-29TE đánh sập chiếc cầu.

Cuối cùng, chốt hạ cho cuộc chiến, phi đội Su-30 thả những quả bom có điều khiển KAB-500KR và KAB-1500KR san phẳng căn cứ địch, hoàn tất chiến dịch đáp trả.

Những chiếc Su-30 cùng đơn vị tàu chiến đấu làm lễ duyệt binh chiến thắng vang dội, toàn bộ quân địch bị tiêu diệt hoàn toàn.

Vẫn còn “sạn”

Thực tế, đây là kịch bản cuộc chiến giả tưởng của Tập đoàn vũ khí chiến thuật (KTRV) nhằm quảng bá cho các thiết kế của mình. Vì vậy, không lạ khi trong đoạn clip PR mạnh cho vũ khí Nga, thậm chí những người làm clip còn không cho đối phương đánh chìm hay bắn hạ bất kỳ một tàu chiến – máy bay nào của Nga.

Dù là quảng cáo, nhưng đoạn clip vẫn còn “sạn” kỹ thuật, ví dụ như việc không quân địch ít kiểu loại, chỉ gồm tiêm kích F-5E cổ lổ sĩ mà không phải là máy bay hiện đại hơn (F-15, F-16, F-18 hay Dassault Rafale, EF 2000).

Và sự xuất hiện “kỳ lạ” của ngư lôi VA-111 trên tàu hộ vệ tên lửa Gorshkov. Loại tàu này trang bị máy phóng cỡ 324mm trong khi VA-111 lại có cỡ 533mm. Hoặc tàu ngầm địch trong đoạn clip tương tự kiểu dáng tàu ngầm Kilo của Nga.

Tuy nhiên, dẫu sao đây là đoạn quảng cáo nhắm tới sản phẩm tên lửa đối không, đối hạm, đối đất của KTRV nên những “sạn” này có thể tạm bỏ qua.

Thứ Ba, 3 tháng 4, 2012

>> S-400 Triumf chống lại Antei-2500


Vẫn còn tồn tại nhiều ranh cãi về các hệ thống tên lửa phòng không và phòng thủ tên lửa Nga.

>> Hệ thống tên lửa S-500


Khi mới xuất hiện, không quân từng gây nhiều ầm ĩ đến nỗi một số cái đầu nóng thậm chí đã đề nghị tất cả các binh chủng khác vì không cần thiết. Nhưng thời gian đã cho thấy rằng, đó là những suy nghĩ sai lầm. Ngay sau không quân, các phương tiện phòng không cũng bắt đầu được phát triển và cuối cùng chúng đã trở thành một trong những phương tiện tiến hành chiến tranh và răn đe chủ yếu. Thời kỳ chói sáng trong cuộc chạy đua giữa máy bay và phương tiện phòng không bắt đầu vào thập kỷ 1950. Hồi đó đã ra đời các tên lửa phòng không có điều khiển mà dù mới ở giai đoạn đầu phát triển đã hoàn toàn có khả năng gây ra vô số những khó chịu cho không quân địch.

Điều mọi người đều biết là các vũ khí hạt nhân chiến lược trong những năm đầu tồn tại người tư đã dự định đưa tới mục tiêu bằng máy bay có tầm bay và trọng tải phù hợp. Nhưng sự phát triển vũ bão của tên lửa phòng không và không quân tiêm kích nhanh chóng đòi hỏi các siêu cường phải lấy tên lửa chiến lược làm chỗ dựa.

Nhờ có quỹ đạo bay đường đạn, chúng sẽ hiệu quả hơn nhiều, ngoài ra, tiêu diệt các phương tiện mang phóng này là nhiệm vụ bất khả thi trong những năm 1960 hay 1970. Hơn nữa, không phải tất cả các nhiệm vụ chiến đấu đều có thể giải quyết bằng tên lửa đường đạn tầm xa. Điều đó đã dẫn tới sự xuất hiện của các tên lửa đường đạn tầm trung và tầm ngắn. Với hệ dẫn thích hợp, các tên lửa này cho phép tấn công các mục tiêu ở chiều sâu chiến thuật hoặc chiến dịch mà không chịu rủi ro lớn đối với bệ phóng và kíp chiến đấu.

Liên quan đến máy bay thì do những lý do hoàn toàn dễ hiểu, cùng với thời gian, hướng phát triển máy bay chủ yếu là máy bay chiến thuật. Từ góc độ các nhiệm vụ mà chúng phải đảm nhận, gần như mọi sự sáng tạo mới đều hữu ích. Ví dụ, sự phổ biến rộng rãi vũ khí chính xác cao đã cho phép nâng cao đáng kể hiệu quả các đòn không kích và giảm thiệt hại của không quân. Chẳng hạn, trong chiến dịch Bão táp sa mạc (1991), vũ khí có điều khiển đã được không quân Mỹ sử dụng trong dưới 10% phi suất, còn trong chiến tranh Nam Tư thì hầu như tất cả các tên lửa và bom được sử dụng đều là loại tinh khôn. Thật khó xem thường hiệu quả từ việc đó - ở chiến tranh Vùng Vịnh, người Mỹ mất 2 tá máy bay, còn tổn thất ở Nam Tư chỉ đếm chưa đầy một bàn tay. Tuy vậy, vũ khí có điều khiển chính xác cao có giá đắt hơn bom đạn thông thường, điều này lại được bù đắp bởi giá đắt của bản thân máy bay.

Trở lại với phương tiện phòng không. Đặc điểm chủ yếu của vũ khí hàng không chính xác cao là ở chỗ có thể sử dụng nó từ khoảng cự ly xa. Nhờ đó, máy bay không bắt buộc phải tiến vào khu vực hoạt động của phòng không đối phương, nên giảm được nguy cơ tổn thất máy bay. Như vậy, để đối phó hiệu quả với các quân đội lấy các đòn không kích chính xác làm chỗ dựa, cần phải có hệ thống phòng không có khả năng bắn hạ mục tiêu ở cự ly xa hơn tầm bắn của tên lửa có điều khiển đối phương. Tuy nhiên, không phải tất cả các nước đều dùng phương thức tác chiến như thế. Không ít nước thích xem các cuộc tấn công chính xác ở chiều sâu chiến thuật và chiến dịch là nhiệm vụ của các tên lửa đường đạn tầm trung và tầm ngắn. Vì thế, để đối phó với mối đe dọa đó, hệ thống phòng không còn phải có khả năng bắn hạ cả tên lửa đường đạn. Như vậy, mộ hệ thống tên lửa phòng không lý tưởng phải có khả năng chặn đánh mọi loại mục tiêu có thể xuất hiện bên trên chiến trường.


http://nghiadx.blogspot.com
S-300VМ Antei-2500 (ký hiệu của Tổng cục Tên lửa-pháo binh, Bộ Quốc phòng Nga là 9K81M, Mỹ và NATO gọi là SA-23 Gladiator)


Cần lưu ý là việc sở hữu những vũ khí trang bị đó là cực kỳ quan trọng đối với Nga, bởi lẽ đối phương tiềm tàng có thể mở các cuộc tấn công bằng không quân hay tên lửa tầm trung vào nước Nga hầu như từ mọi hướng. Nguyên nhân chủ yếu là yêu cầu của Hiệp ước Xô-Mỹ về thủ tiêu tên lửa tầm trung và tầm ngắn. Chỉ các tên lửa đó của Liên Xô và Mỹ bị thủ tiêu, còn một số nước khác không tham gia hiệp ước, vẫn tiếp tục chế tạo vũ khí này. Không may là một số nước trong số đó lại có biên giới chung với Nga như Iran, Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên. Quan hệ của Nga với các nước này không thể gọi là căng thẳng, song cũng nên lơi lỏng khi có những vũ khí đó ở sát sườn mình. Bởi vậy mà các hệ thống tên lửa phòng bảo vệ lãnh thổ Nga phải có khả năng tiêu diệt cả các mục tiêu khí động lẫn đường đạn.

Trở ngại chính để chế tạo các hệ thống tên lửa phòng không đó là ở các tham số bay khác nhau của mục tiêu. Mục tiêu khí động có tốc độ tương đối thấp, quỹ đạo của nó hầu như luôn nằm ở phương ngang. Trong khi đó, phần chiến đấu của tên lửa đường đạn rơi xuống mục tiêu với tốc độ siêu âm, góc rơi nằm trong khoảng 30-80 độ. Tương ứng là tốc độ phần chiến đấu liên tục tăng, làm giảm đáng kể thời gian cho những hành động phản ứng.

Cuối cùng, phần chiến đấu tên lửa có kích thước nhỏ và bề mặt tán xạ hiệu dụng cũng khá nhỏ nên rất khó bị phát hiện. Và đó là chưa tính đến khả năng tách đầu đạn, sử dụng các phương tiện đột phá phòng không/phòng thủ tên lửa… Vĩ những lý do đó, chỉ những nước phát triển mới có thể xây dựng được hệ thống hỗn hợp phòng không/phòng thủ tên lửa và việc đó cũng khiến họ mất rất nhiều thời gian.

Ví dụ, Mỹ mất gần 13 năm cho chế tạo hệ thống tên lửa phòng không Patriot. Trong suốt thời gian đó, các kỹ sư Mỹ đã làm đơn giản hóa tối đa có thể thiết bị điện tử của tên lửa và bảo đảm hiệu quả tác chiến chống các mục tiêu hiện tại và tương lai. Nhưng mọi nỗ lực vạn năng hóa hệ thống tên lửa phòng không này đã không mang lại kết quả mong đợi. Kết quả là Patriot chỉ bắn hạ được 1/3 số tên lửa Scud. Ngoài ra, Patriot không lần nào đánh chặn được Scud ở tầm xa hơn 13-15 km tính từ bệ phóng. Mà đó là với tên lửa bị bắn hạ (Scud) lạc hậu hơn nhiều tên lửa phòng không (Patriot) tiêu diệt nó. Sau đó, Mỹ đã mấy lần nâng cấp hệ thống Patriot, nhưng họ cũng không thể nâng cao đáng kể hiệu quả tiêu diệt mục tiêu đường đạn của nó. Có lẽ một phần vì thế mà các tên lửa đánh chặn dùng để phòng thủ tên lửa chiến lược của Mỹ đã không dựa trên các vũ khí trang bị hiện có.


http://nghiadx.blogspot.com
S-400 Triumf

Liên Xô trước đây cũng chú trọng vạn năng hóa, song không làm như Mỹ. Sau những nghiên cứu thăm dò ban đầu theo chuyên đề hệ thống tên lửa phòng không S-300, Liên Xô đã quyết định nghiên cứu chế tạo các dòng P và V với tư cách vũ khí phòng không, còn nhiệm vụ tiêu diệt mục tiêu đường đạn được bổ sung chỉ khi có khả năng thích hợp. Những khả năng này như tương lai đã tho thấy là chẳng có nhiều. Thay đổi thành phần trang thiết bị của các hệ thống, bổ sung các tên lửa mới, nhưng vẫn không thể cải thiện đáng kể về khả năng tiêu diệt mục tiêu đường đạn. Đôi khi cũng nghe thấy nói rằng, hệ thống tên lửa phòng không S-400 được chế tạo mới đây, bất kể các tuyên bố của những công trình sư, không thể dùng để phòng thủ tên lửa chiến thuật bởi vì nó có “gốc rễ” từ hệ thống S-300P. Mà hệ thống này như đã nói là chỉ đối phó ngon lành với các mục tiêu khí động. Hệ thống S-500 đang được phát triển cũng sớm bị chỉ thích giống như thế. Xét đến tính bảo mật thông tin về hai hệ thống này thì những phát biểu như vậy có thể coi là quá sớm và cũng có những điều không đúng sự thật. Tuy nhiên, việc kết hợp phòng không và phòng thủ tên lửa chiến thuật không hề đơn giản, trong khi các chi tiết về hoạt động của Tập đoàn Almaz-Antei lại ít hơn mong đợi.

Cũng có ý kiến là lẽ ra nên lấy dòng S-300V làm cơ sở để phát triển các hệ thống mới. Hậu thuẫn cho ý kiến này là những đặc điểm của S-300V được nêu ra: trong thành phần vũ khí của nó có các tên lửa 9М82 ngay từ đầu được thiết kế để tấn công mục tiêu đường đạn. Tuy nhiên, các tên lửa mà 9М82 được thiết kế để đối phó từ lâu đã bị loại khỏi trang bị, còn khả năng của nó đánh chặn các phương tiện tiến công hiện đại hơn thì lại bị nghi ngờ. Tuy vậy, S-300V vẫn là nền tảng tốt nhất cho các hệ thống tên lửa phòng tương lai.

Có thể đồng ý hoặc không đồng ý với ý kiến này. Nhưng chỉ chừng nào sự tranh cãi diễn ra trong khuôn khổ bình thường. Bởi lẽ, đôi khi một số người có liên hệ nhất định với việc chế tạo các hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa Nga đưa ra những phát biểu rất không xác thực. Chẳng hạn, có ý kiến nói rằng “các nhà quản lý từ Bộ Quốc phòng Nga” đơn giản là không hiểu được sự khác nhau giữa S-300P và S-300V vì thế họ bóp chết một nhánh phát triển phương tiện phòng không rất triển vọng. Cuối cùng, mấy tuần trước, một nữ nhà báo có tiếng trên làn sóng của một đài phát thanh có tiếng đã buộc tội S-400 là nửa vời. Logic buộc tội “cao hơn mọi lời khen”: đó là các tên lửa tầm xa hiện đang được thử nghiệm, còn trong trang bị hiện chỉ có các tên lửa tiêu chuẩn. Vì thế, hệ thống này kém cũng như tình trạng công việc ở Tập đoàn Almaz-Antei.

http://nghiadx.blogspot.com


Nhưng dẫu sao cũng vẫn phái chú ý đến các mẫu hệ thống tên lửa phòng không đời mới của dòng V, ví dụ như S-300VМ. Hệ thống này còn được gọi là Antei-2500. Chữ Antei là chỉ nhà thầu chính, còn con số 2500 chỉ tầm bắn tối đa của tên lửa đường đạn mà S-300VМ có thể bắn hạ.

Ưu điểm chính của Antei-2500 mà những người ủng hộ ưu tiên phát triển dòng S-300V nói là hệ thống phát hiện và chỉ thị mục tiêu của nó. Trong thành phần trang thiết bị vô tuyến điện tử của S-300VМ có 2 radar: 1 radar nhìn vòng và 1 radar quan sát có lập trình. Radar nhìn vòng theo dõi toàn bộ không gian xung quanh và trước hết dùng để phát hiện các mục tiêu khí động, còn radar thứ hai quan sát vùng rẻ quạt 90 độ theo phương ngang (góc tà đến 50 độ) và phát hiện mục tiêu đường đạn. Radar quan sát có lập trình của S-300VМ có thể bắt bám đồng thời đến 16 mục tiêu.

Cho đến nay, chưa quân đội nước nào khác có những hệ thống tương tự. Vì thế mà Mỹ từng buộc phải đối phó với tên lửa đối phương theo cách thức rất rắc rối. Chẳng hạn, vụ phóng tên lửa được phát hiện nhờ radar cảnh báo sớm tên lửa tấn công đặt ở Thổ Nhĩ Kỳ; sau đó thông tin truyền đến sở chỉ huy Bộ chỉ huy phòng không Bắc Mỹ NORAD ở Mỹ, nơi xử lý thông tin thu được và tính toán đưa ra thông tin chỉ thị mục tiêu và chỉ sau đó, thông tin cần thiết mới được truyền đến hệ thống phòng không cụ thể. Antei-2500 có thể độc lập làm tất cả những chuyện đó mà không cần đến các hệ thống bên ngoài.

Vũ khí của S-300VМ gồm 2 loại tên lửa:

- 9М82М có khả năng bay với tốc độ đến 2.300-2.400 m/s và tấn công các mục tiêu đường đạn. Nó có thể tiêu diệt tên lửa đường đạn có tốc độ tối đa hơn 4,5 km/s. 9М82М cũng có thể chặn đánh cả mục tiêu khí động một khi tầm bắn tối đa đạt đến 200 km;

- 9М83М có tốc độ bay đến 1.700 m/s, dùng để tiêu diệt mục tiêu khí động. Tính năng không khác mấy các loại tên lửa trước đó của họ S-300V.

http://nghiadx.blogspot.com

Các tên lửa 2 tầng được chuẩn hóa tối đa và sử dụng các động cơ nhiên liệu rắn. Điều thú vị là phần chiến đấu tên lửa khi phát nổ không văng đều các mảnh tiền chế về tất cả các hướng mà chỉ ở một rẻ quạt tương đối nhỏ. Kết hợp với dẫn tên lửa khá chính xác, điều này nâng cao xác suất tiêu diệt chắc chắn tất cả các loại mục tiêu.

Theo thông tin hiện có, các tên lửa của Antei-2500 sử dụng hệ dẫn kết hợp: tên lửa bay đến điểm do máy móc mặt đất xác định nhờ hệ dẫn quán tính, còn ở giai đoạn cuối, hệ dẫn radar bán chủ động được kích hoạt. Việc điều khiển trực tiếp thực hiện nhờ các cánh lái động học khí phụt. Đó là vì tiêu diệt các tên lửa đường đạn hiệu quả nhất là ở các độ cao mà các cánh lái khí động truyền thống hầu như không có khả năng làm việc. Các cánh lái động học khí phụt được lắp cho cả tên lửa chống tên lửa SM-3 của Mỹ, có khả năng chống các mục tiêu ở ngoài khí quyển.

Bất kể mọi ưu điểm của Antei-2500, không thật hiểu vì sao chính nó được đề xuất trang bị cho hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa Nga. Antei-2500 thuộc dòng V của họ tên lửa S-300. Chữ V có nghĩa là dùng cho lục quân. Còn dòng P được phát triển cho bộ đội phòng không. Do đó, sử dụng S-300V(М) ở chỗ cần dùng S-300P và “con cháu” nó không phải là việc làm hoàn toàn logic, trong đó không tính đến những ưu thế của từng hệ. Tuy nhiên, chẳng có gì ngăn cản sử dụng trong S-400 hay S-500 những kết quả nghiên cứu có được khi phát triển Antei-2500.

Điều đáng chú ý là S-300VМ thực tế là hệ thống đã lạc hậu. Sẽ thay thế nó là S-300V4 nên chẳng có thể trông đợi nhiều từ việc này. Hai tuần trước, quân đội Nga và Tập đoàn Almaz-Antei đã ký hợp đồng cung cấp S-300V4. Các hệ thống đầu tiên sẽ được chuyển giao cho quân đội trước cuối năm 2012. S-300V4 có các tính năng gần như của S-300VМ. Theo thông tin hiện có, sự khác biệt ở một số tham số là do khả năng cải tạo nâng cấp các hệ S-300V cũ lên tiêu chuẩn S-300V4.

Tên lửa mới 40N6Е sẽ làm ngừng cuộc tranh cãi về tính hợp lý đưa S-400 (trước đây gọi là S-300PМ3) vào trang bị. Tên lửa này có tầm bắn tối đa 400 km và độ cao tác chiến tối đa 185 km trong tương lai sẽ có thể chứng tỏ hùng hồn vị thế số 1 của nó và S-400. Nhưng đáng tiếc là việc nghiên cứu chế tạo 40N6Е bị chậm trễ đáng kể nên bị nhiều người chỉ trích. Tên lửa mới sẽ hoàn thành thử nghiệm trong năm nay, sau đó được nhận vào trang bị.

Nhờ 40N6Е, hệ thống S-400 Triumf cuối cùng sẽ có thể bảo vệ nước Nga không chỉ trước các mục tiêu khí động mà cả các mục tiêu đường đạn.

Hy vọng, sau khi tên lửa mới được nhận vào trang bị thì cuộc tranh cãi về số phận hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa Nga sẽ không nói về những nhược điểm của các hệ thống hiện có mà về việc phát triển những hệ thống mới. Bởi vì, hệ thống mới S-500 được hứa hẹn là sẽ ra đời sau 5 năm nữa. 

Nguồn: Ryabov Kirill // TW, 27.3.2012 .

Thứ Hai, 26 tháng 3, 2012

>> Hệ thống tên lửa S-500


Chương trình phát triển tổ hợp NIP НИР "Samodzerzes – Samoderzes – A-A" / "Самодержец" / "Самодержец-А-А" - là chương trình nghiên cứu khoa học nhằm chế tạo các tổ hợp tên lửa phòng không đa nhiệm của trung tâm nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ quân sự thuộc Bộ Quốc phòng Liên bang Nga. 


Trong quá trình phát triển có sự tham gia của Tập đoàn sản xuất và chế tạo vũ khí phòng không Anmaz – Antei. Thành phần chủ yếu đầu tiên của chương trình phòng thủ vũ trụ là: S-500. Chương trình NIR Samoderzer và NIR Blastelin-TP (НИР "Самодержец", НИР "Властелин-ТП") 


Hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-500/55R6M "Triumphant-M", tổ hợp 98ZH6M1. С-500 / 55Р6М "Триумфатор-М", 98Ж6М1 Hệ thống S-1000 (С-1000)

Hệ thống tổ hợp tên lửa tầm xa/ tên lửa phòng không và tên lửa đánh chặn tên lửa đạn đạo PVO và PRV. Hệ thống được thiết kế và phát triển bởi Trung tâm nghiên cứu chế tạo tên lửa phòng không và đánh chặn thuộc Tập đoàn Almaz – Antei. Vào năm 2002 Tổ hợp nghiên cứu khoa học và thiết kế chế tạo Almaz trình bầy các văn bản thiết kế chi tiết hệ thống tên lửa phòng không đánh chặn thế hệ thứ 5, giới thiệu chi tiết các thông số kỹ chiến thuật của hệ thống. Thiết kế chế tạo mẫu sơ bộ đầu tiên của S-500 bắt đầu vào năm 2003. Vào năm 2004 bắt đầu thiết kế hệ thống tổ hợp S-500. Vào năm 2005 Tổ hợp nghiên cứu khoa học và thiết kế chế tạo Almaz theo đơn đặt hàng của Bộ Quốc phòng Liên bang Nga năm 2005 đã sản xuất các thiết bị và bộ phận cho hoạt động nghiên cứu khoa học " Vlastelin” và chương trình nghiên cứu khoa học mang tên "Samoderzes” đây cũng chính là hệ thống tên lửa phòng thủ vũ trụ - phòng không thế hệ thứ 5. Thế nào là Vlastelin – TP và Samoderzes.

Thứ nhất – Theo tuyên bố của báo Sao đỏ, chủ nhiệm dự án tuyên bố, dự án có mục tiêu chế tạo hệ thống phòng thủ VKO Vlastelin TP sẽ bao gồm tập hợp các hệ thống tiêu diệt mục tiêu và các hệ thống chỉ huy, trinh sát, kiểm soát - điều khiển. Trên thực tế hệ thống Vlasstelin sẽ bao gồm các vật thể bay trong không gian - phương tiện bay trong vũ trụ. Vlastelin sẽ là hệ thống liên hợp phòng thủ có căn cứ trên mặt đất – trên không – trên vũ trụ và có thể được bố trí trên toàn bộ lãnh thổ nước Nga, bao gồm cả mặt đất, trên không trung và trên vũ trụ.

Chương trình nghiên cứu thiết kế chế tạo thứ hai là những hoạt động nghiên cứu khoa học mang tên Samoderzes, định hướng của chương trình là chế tạo một tổ hợp vũ khí phòng không đa nhiệm, đa đạn và đa tầng, đảm bảo trong cùng một thời điểm thực hiện nhiệm vụ phòng không, phòng thủ tên lửa và phòng thủ vũ trụ. Tuy duy phát triển loại vũ khí đa nhiệm này được hình thành từ những thành tựu khoa học quân sự của Mỹ như tầu không gian X-37B hoặc vũ khí động năng trượt với vận tốc siêu âm. Trên thực tế, đây cũng là vũ khí phòng không thế hệ thứ V.




Demo S-500 Russia


Vào năm 2006 theo quyết định của Ủy ban nghiên cứu khoa học của Hội đồng Công nghiệp Quốc phòng Liên bang Nga trong cuộc họp của Hội đồng Các Bộ trưởng và cuộc hội thảo với các tổng giám đốc tập đoàn sản xuất vũ khí phòng không Almaz-Antei đã xác định cho Trung tâm thiết kế hệ thống công nghệ về đặt mục tiêu chế tạo tổ hợp tên lửa chống tên lửa và phòng không PVO-PRO thế hệ thứ 5. Ngày 27 tháng 2 năm 2007. Hội đồng Công nghiệp Quốc phòng Liên bang Nga với sự có mặt của chính phủ Liên bang đã khẳng định Trung tâm thiết kế hệ thống công nghệ là nhà thiết kế chính hệ thống tên lửa phòng không - đánh chặn tên lửa đạn đạo. Trong đó, tổ hợp tên lửa S-500 là một trong những thành tố cấu tạo lên hệ thống.




http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống được dự kiến sử dụng các phương tiện của S-400 với các trang bị được nâng cấp, sử dụng các tên lửa tầm xa và siêu xa đã được thiết kế

Năm 2008 thực hiện giai đoạn 4 của chương trình nghiên cứu Vlastelin– TP, tiến hành nghiên cứu chế tạo và thử nghiệm hệ thống điều hành tiên tiến nhất, điều khiển máy bay chiến đấu và hệ thống phòng không 97L6 . Vào năm 2009. Theo thông báo trên mạng InterNet, Tập đoàn đang phát triển hệ thống tên lửa S-500, đồng thời cũng tiến hành thiết kế chi tiết, các giải pháp kỹ thuật và hồ sơ thiết kế cho tên lửa S-500. Tháng 6 năm 2009, trên các phương tiện thông tin đại chúng về thử nghiệm tên lửa 40N6, tên lửa sẽ được đưa vào hệ thống S-500 với tầm bắn xa nhất hiện nay, đồng thời năm 2009, các thông tin cho rằng đang thử nghiệm tên lửa 40N6 tại các trường bắn quân đội.

http://nghiadx.blogspot.com
Các thùng phóng tên lửa 77P6 trên thân xe BAZ-69096 trong tổ hợp S-500. 10.06.2011


Theo tổng kết năm 2010 . Trung tâm nghiên cứu thiết kế và chế tạo công nghệ của tập đoàn Almaz-Antei đã thiết kế kỹ thuật hệ thống phòng không hoàn chỉnh, phát triển các trang thiết bị thông tin liên lạc dành cho hệ thống, tiến hành thử nghiệm các hệ thống điều khiển (đã được chế tạo), hệ thống điều khiển có tên là 55R6M ( có bằng sáng chế) đồng thời phát triển tính toán thiết kế tên lửa đánh chặn tầm xa 98Z6M1(S-1000), tên lửa này sẽ được đưa vào hệ thống tên lửa đánh chặn S-500, phát triển các modules và chu trình điều khiển các tên lửa siêu tầm, đồng thời cũng phát triển hệ thống tự dẫn tên lửa. Tiến hành đánh giá vùng sát thương phá hại của tên lửa. Phát triển hệ thống S-500 sẽ dự kiến kết thúc vào năm 2012.

Thử nghiệm hệ thống S-500 (PVO-PRV) ПВО/ПРО С-500 được tính toán và nghiên cứu phát triển vào năm 2002, dự kiến được đưa vào thử nghiệm mẫu Ao áp dụng thử vào năm 2010. (Nhưng trong năm 2010, thông tin về thử nghiệm tên lửa không có) Trong năm 2010, Trung tâm nghiên cứu và chế tạo công nghệ PVRO chỉ tiến hành thử nghiệm các mẫu 77T6, 77N6, 77N6N1, chế tạo khung sườn và tính toán lắp đặt thiết bị của tên lửa 98Z6M1, phát triển chương trình điều khiển.

Thử nghiệm tên lửa dự kiến kết thức vào năm 2015. Ngày 27 tháng 1 năm 2011, Tư lệnh trưởng các lực lượng phòng không và phòng thủ vũ trụ O.Ostaplenco thông báo, đã bắt đầu tiến trình sản xuất các mẫu thử nghiệm của hệ thống phòng thủ tên lửa, đồng thời trên bãi thử Sara-Sagan đã bắt đầu tiến hành thử nghiệm một số các thành phần của hệ thống. trên thao trường Sary-Shagan.

Tiếp nhận biên chế vào lực lượng PVO. Hệ thống S-500 theo các thông số thử nghiệm vào năm 2010 có dự kiến sẽ được thay thế hệ thống tên lửa khác sau khi đã kết thúc quá trình thử nghiệm hệ thống- theo dự kiến sẽ là 2020. 7 tháng 2 năm 2011. từ tập đoàn sản xuất tên lửa, có thông báo xác định kế hoạch sản xuất các thành phần của hệ thống S-500 được bắt đầu vào năm 2014 và đến năm 2020, các lực lượng PVO nước Nga sẽ nhận được 10 hệ thống (tiểu đoàn) S-500. Trong giai đoạn đầu tiên, hệ thống các đơn vị tên lửa S-500 sẽ nằm trong biên chế tác chiến liên kết phối hợp với S-400.

Hệ thống theo lý thuyết kỹ thuật cần được đưa vào biên chế cho lực lượng các lữ đoàn phòng không – phòng thủ vũ trụ trên cả nước, theo các phương tiện thông tin đại chúng, S-500 có thể sử dụng để phòng không, phòng thủ tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình. Hệ thống S-500 được thiết kế dựa trên cơ sở của S-400 Triumf, nhưng một phần tên lửa sử dụng cho S-500 sẽ là các tên lửa phòng không được cải tiến trong hệ thống phòng thủ tên lửa bảo vệ Mocscow. Từ thực nghiệm của tên lửa phòng không S-500 sẽ chế tạo các hệ thống tên lửa cho lực lượng Hải quân. Để chế tạo hàng loạt hệ thống S-500, tập đoàn Almaz – Anteicos kế hoạch xây dựng 2 nhà máy mới (một để sản xuất tên lửa, một để sản xuất các thiết bị trên mặt đất).

Theo dự kiến, hệ thống phòng thủ trên không S-500 sẽ bao gồm có 3 lớp tên lửa tầm trung, tầm xa và tầm siêu xa, hoặc nếu tính đến các loại vũ khí phòng không có trong biên chế hiện tại và khả năng đồng bộ hóa C4I2, S-500 sẽ có hai lớp tên lửa tầm xa và tầm siêu xa với nhiệm vụ trong tâm là phòng thủ tên lửa.

Tính năng chiến thuật dự kiến của tổ hợp S-500:

1. Tiêu diệt các tên lửa đạn đạo với tầm hoạt động lên đến 3500 km, tốc độ bay là 5 km/s;

2. Tiêu diệt các mục tiêu đạn đạo đã được nâng cấp, cải tiến (theo dự kiến tiềm năng);

3. Tiêu diệt các mục tiêu động năng trong không gian;

4. Tiêu diệt các mục tiêu – trạm chỉ huy tác chiến trên không và các máy bay thực hiện nhiệm vụ phóng tên lửa hành trình;

5. Tiêu diệt các mục tiêu bay bằng động năng có tốc độ cao (siêu tốc độ- hypersonic);

6. Tiêu diệt các vệ tinh chiến đấu tầm thấp;

Hệ thống điều khiển và thiết bị trinh sát, dẫn đường, chỉ thị mục tiêu:

Trên các tên lửa tầm trung có dự kiến sử dụng các đài radar tự động hóa và các đầu tự dẫn tầm nhiệt.

Trong chường trình phát triển các trang thiết bị NIR Vlastelin – TP "НИР "Властелин-ТП" có đưa vào hệ thống radar đa tầng 97L6, loại radar này tương tự như radar 96L6 có khả năng phát hiện mục tiêu ở mọi tầng cao và được đưa vào hệ thống thiết bị chống tên lửa đạn đạo như một hệ thống radar phát hiện, theo dõi và chỉ thị mục tiêu cho các tổ hợp trang bị hỏa lực.

Hệ thống phòng thủ chống tên lửa sẽ bao gồm radar tầm xa đóng trong container Mars ở trong các trạm radar cố định hoặc cơ động.

Đài radar đa nhiệm sử dụng bước sóng dm là loại đài radar được đóng gói và triển khai trong xe container thông thường Mars "МАРС" / "МАРС-Э" Đây là đài radar thích hợp với nhiều hệ thống khí tài quan sát và điều khiển hỏa lực khác nhau, có thể được sử dụng để tạo thành các ô lá chắn nhiều tầng, nhiều lớp phục vụ:

• Các tổ hợp phòng không và phòng thủ tên lửa khu vực;

• Là bộ khí tái kiểm soát không gian vũ trụ và cảnh báo sớm khả năng tấn công bằng tên lửa.

• Hệ thống phòng không PVO trên chiến trường..

Khả năng phát hiện mục tiêu đạt 0.95:

- toàn bộ tên lửa đạn đạo - 2000 km

- đầu đạn mang của tên lửa đạn đạo với hiệu ứng phản xạ hiệu dụng là 0.1 m2 – 1300km

Số lượng theo dõi và bám mục tiêu trên không và trên vũ trụ ( thời gian quét 1 phút) là từ 5 đến 20 mục tiêu.

Khả năng cùng một lúc theo dõi và dẫn bắn các tên lửa chống tên lửa đạn đạo với thời gian quét là 1 phút là từ 5-10 tên lửa.

Khả năng dung sai quét trong khoảng thời gian mở rộng là 150s là 2 km.

Dung sai xác định điểm rơi của đầu đạn hạt nhân trong khoảng ô vuông là 15 km.

Bước sóng sử dụng , cm 10

Tâm hoạt động của radar theo hướng:

- Lớn nhất 3000 km

- Nhỏ nhất 30 km.

http://nghiadx.blogspot.com
Những trang thiết bị của hệ thống S-500; Từ trên xuống dưới, xe phóng đạn 77P6, đài radar 96L6-1, đài radar 77T6, 76T6, xe điều hành và kiểm soát tác chiến 55K6MA hoặc 85ZH6-2. Bản vẽ giới thiệu trong triển lãm xe cơ giới và phòng không lục quân tại Bronnitsy. 10.06.2011.


Các trang thiết bị mặt đất của hệ thống S-500 (ЗРС С-500) được lắp đặt trên xe cơ giới: BAZ 69096 (БАЗ-69096):

Khung sườn thân xe - 10 х 10 ( có hai trục bánh lái trước).

Đông cơ diesel 550 mã lực.

Khối lượng thân xe - 21000 kg

Khối lượng tải trọng hữu ích - 33000 kg

Tổng khối lượng toàn xe - 54000 kg

Leo dốc – 30 độ.

Vượt hào - 1.7 m

Xe kéo mooc BAZ-6403.01 БАЗ-6403.01 (mooc):

Khung sườn thân xe - 8 х 8 (có 2 trục bánh lái trước)

Động cơ diesel 500 mã lực.

Khối lượng thân xe - 19750 kg

Khối lượng tải trọng hữu ích thân xe - 21000 kg

Khối lượng rơ mooc kéo - 80000 kg

Tải trọng hữu ích thân xe - 54000 kg

Vượt dốc - 30 độ. / 20 độ

Vượt hào - 1.7 m

BAZ -69092-012 (БАЗ-69092-012):

Кhung sườn thân xe - 6 х 6 ( một trục lái )

Động cơ diesel công suất 470 mã lực.

Khối lượng thân xe - 15800 kg

Khối lượng tải trọng có ích - 14200 kg

Khối lượng đủ tải - 30000 kg

Vượt dốc - 30 độ.

Vượt hào - 1.7 m

Bệ phóng tên lửa:

СПУ Hệ thống ống phóng tên lửa thẳng đứng 77P6 (77П6) trên thân xe VAZ – 69096. số lượng ống phóng đạn – 2.

Hệ thống tên lửa S-500 (С-500):
http://nghiadx.blogspot.com


Khả năng phát hiện mục tiêu của các thiết bị thuộc tổ hợp S-500. - 600-750 km

Khả năng tiêu diệt mục tiêu của tuyến phòng không tầm xa - 200 km

Tầm cao tiêu diệt mục tiêu của tuyến phòng không tầm xa – đến 100 km

Tầm cao tiêu diệt mục tiêu của tuyến phòng thủ tầm trung và tầm gần S-500 - 40-50 km

Khả năng tiêu diệt mục tiêu: 10 mục tiêu tên lửa đạn đạo.

Nâng cấp cải tiến và các bước thiết kế vũ khí phòng không S-500:

Chương trình phát triển tổ hợp NIP НИР "Samodzerzes – Samoderzes – A-A" / "Самодержец-А-А" "Самодержец" / "Самодержец-А-А" - là chương trình nghiên cứu khoa học nhằm chế tạo các tổ hợp tên lửa phòng không đa nhiệm của trung tâm nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ quân sự thuộc Bộ Quốc phòng Liên bang Nga. Trong quá trình phát triển có sự tham gia của Tập đoàn sản xuất và chế tạo vũ khí phòng không Anmaz – Antei. Trong khuôn khổ của chương trình có đề nghị chế tạo một tổ hợp phòng chống tên lửa đạn đạo và phòng không đa tầm của trung tâm nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ của Tập đoàn chế tạo máy Marinski (Antei) và OKB Trung tâm nghiên cứu chế tạo thử nghiệm tên lửa phòng không Novator trên cơ sở thành công của tổ hợp tên lửa phòng không S-300PMU với các ống phóng tên lửa trên thân xe Kraz -260. ( 1990).

Chương trình phát triển NIR Vlastelin/Vlastelin – TP – chương trình nghiên cứu khoa học và phát triển hệ thống tên lửa phòng không và tên lửa chống tên lửa đạn đạo (2008 – 2010). Trong chương trình có sự tham gia phát triển của toàn bộ Tập đoàn chế tạo tên lửa Almaz – Antei.

S-500 / 55R6М " Triumphant-M -Триумфатор-М" – hệ thống tên lửa phòng không cơ bản. S-1000 – hệ thống tên lửa nâng cấp của tên lửa S-500, có tầm phóng tên lửa siêu tầm (về tầm bắn – tầm với) phục vụ mục đích tiêu diệt tên lửa đạn đạo và các vệ tinh quân sự (X37B).

Nước phát triển: nước Nga

- 2008. – thực hiện bước thứ 4 của quá trình nghiên cứu hệ thống tên lửa Vlastelin – TP triển khai phát triển hệ thống radar 97L6 ( có khả năng là radar phát hiện mục tiêu) nghiên cứu sản xuất tên lửa 40N6 để tiến hành thử nghiệm cấp quốc gia trên cơ sở của hệ thống S-400/45R6 (С-400 / 40Р6).

- 2009. – triển khai phát triển và hoàn thiện hệ thống văn bản thiết kế cơ sơ của S-500. Thủ nghiệm các trang thiết bị trong hệ thống.

- tháng 7 năm 2009. theo thông báo của các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống tên lửa tầm siêu xa 40N6 sẵn sàng cho thử nghiệm.

- 2010. – thẩm định và phê chuẩn thiết kế kỹ thuật hệ thống tên lửa S-500/56R6M С-500 / 55Р6М.

- 2011. Cuối tháng 1 bắt đầu chuẩn bị đưa S-500 vào biên chế cho các đơn vị phòng không – phòng thủ vũ trụ. Trong sự kiến kế hoạch sẽ triển khai hệ thống phòng thủ quanh Moscow và vành đai các nước châu Âu.

- 2011. 24 tháng 2 – Thứ trưởng bộ quốc phòng Liên bang Nga V-Popokin tuyên bố, trong giai đoạn từ năm 2011 – 2020 có kế hoạch đặt mua 10 tổ hợp S-500. Chương trình thử nghiệm Ao bắt đầu vào năm 2015.

- 2011 . 5 tháng 10 trên báo Izvestria xuất hiện thông tin về việc chậm tiến trình phát triển hệ thống S-500 so với kế hoạch là 2 năm. Chương trình chế tạo tổ hợp dự kiến sẽ kết thúc vào năm 2015, sản xuất hàng loạt bắt đầu vào năm 2017. Chế tạo các mẫu thử khác nhau sẽ kết thúc vào năm 2013, sau đó sẽ đưa vào thủ nghiệm Ao. Như vậy, theo tiến độ mới, vũ khí trang bị sẽ được đưa vào biên chế vào năm 2017.

- 2012. – kết thúc tiến trình nghiên cứu chế tạo thử và các giải pháp kỹ thuật của S-500 С-500 (theo kế hoạch là 2008 hoặc 2009).

- 2013. – hoàn thành chế tạo các mẫu thủ nghiệm của hệ thống và đưa vào áp dụng thủ theo kế hoạch từ tháng 10 năm 2011.

- 2014. – Bắt đầu chương trình sản xuất hàng loạt hệ thống S-500, theo kế hoạch đã được công bố ngày 17 tháng 2 năm 2011 của Chỉ huy trưởng trung tâm nghiên cứu thiết kế và chế tạo hệ thống phòng không – phòng thủ vũ trụ Trung tướng Valeria Ivanov.

- 2015. – có kế hoạch hoàn thiện việc phát triển hệ thống S-500 và biên chế vào lực lượng vũ trang ( theo kế hoạch là 2010 hoặc trước đó một thời gian). Dự kiến từ tháng 10 năm 2010 là kết thúc phát triển hệ thống vào năm 2015.

- 2017. – bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống S-500 theo kế hoạch đã được phê chuẩn từ tháng 10 năm 2011.


(Trịnh Thái Bằng - Nguồn: http://militaryrussia.ru)
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang