[BDV news] Ngày 6/4, BQP Hà Lan đã chuyển giao cho Không quân Chile lô hàng thứ hai gồm 6 chiếc F-16 Fighting Falcon (*) từ kho dự dự trữ của Không quân Hà Lan.
Lô hàng đã được chuyển từ căn cứ không quân Volkel bằng máy bay vận tải IL-76 và được hộ tống bằng các máy bay chiến đấu. Chile đã mua từ Hà Lan 18 máy bay chiến đấu F-16. Các lô hàng đầu tiên đã được chuyển giao chỉ vào giữa tháng 11/2010. Theo dự kiến, chiếc máy bay F-16 Fighting Falcon cuối cùng Chile sẽ nhận được vào tháng 09/2011. Đây là hợp đồng thứ hai, được ký kết giữa Hà Lan và Chile. F-16 Fighting Falcon là một máy bay chiến đấu phản lực đa nhiệm. Vào năm 2006 Chile cũng đã mua tới 18 máy bay loại này. Với việc tiếp nhận các lô máy bay F-16 này, Chile dự tính sẽ biên chế cho khoảng 40 đơn vị trong lực lượng vũ trang. Bộ quốc phòng Hà Lan bắt đầu bán các thiết bị quân sự dư thừa từ năm 2007, vì khi đó Bộ quốc phòng thông qua chiến lược mới cho sự phát triển các lực lượng vũ trang. Trong tài liệu chiến lược quốc phòng này có đưa ra mục tiêu hạn chế số lượng các hoạt động quân sự của Không quân Hà Lan. Ngoài ra, một số các máy bay chiến đấu cũng được chuyển sang cho Lực lượng Pháo binh. Cũng vào giữa tháng 3/2011 Bộ Quốc phòng Hà Lan thông báo rằng sẽ cắt giảm 80 xe tăng Leopard và Leopard 2. Nếu quyết định được thông qua, những chiếc sẽ tăng này cũng sẽ được đưa ra chào bán. (*) F-16 Fighting Falcon là một máy bay chiến đấu phản lực đa nhiệm do công ty General Dynamics và Lockheed Martin phát triển dành cho Không quân Mỹ. Được thiết kế như một máy bay chiến đấu hạng nhẹ, nó đã trở thành một loại máy bay chiến đấu đa nhiệm thành công. Sự linh hoạt là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới thành công của F-16 trên thị trường xuất khẩu, hiện F-16 đang hoạt động tại 24 quốc gia. F-16 là chương trình máy bay lớn nhất của phương Tây với hơn 4.000 máy bay đã được chế tạo từ khi bắt đầu sản xuất năm 1976. Dù không Mỹ không chế tạo để tiếp cho Không quân Mỹ nưa nhưng nó vẫn được chế tạo dành cho xuất khẩu. F-16 Fighting Falcon đã rất thành công trong các cuộc tấm công tầm gần và tầm thấp, nhờ những ưu thế cải tiến như buồng lái hoàn toàn kính giúp tăng tầm quan sát, thanh điều khiển bên giúp dễ dàng điều khiển trong điều kiện trọng lực và lực cản cao, và ghế phi công ngửa giúp giảm áp lực lên phi công. Hơn nữa, máy bay có khả năng tăng đạt tốc cực tốt. Dù tên chính thức của F-16 là "Fighting Falcon", nó thường được các phi công Mỹ gọi là "Viper” (rắn hổ lục). F-16 Fighting Falcon còn có các biến thể như F-16A/B, F-16C/D, F-16E/F và một số phiên bản khác. F-16 Fighting Falcon đã được bán rất chạy ở Trung Đông. Do đơn đặt hàng lên tới hàng tỷ USD, theo đó hãng Lockheed Martin thông báo rằng, sẽ vẫn tiếp tục duy trì sản xuất máy bay tiêm kích F-16 cho tới năm 2013-2015. Đây là máy bay được trang bị một động cơ, vũ khí bao gồm một súng M61Vulcan và hai tên lửa AIM-9 Sidewinder. Các phiên bản nhất có thể được trang bị tên lửa AIM-120 AMRAAM. Nó cũng có thể được trang bị rất nhiều kiểu tên lửa từ không đối không và đất đối đất, rocket hay bom. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Súng M61Vulcan. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Súng M61Vulcan. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2011
>> Hà Lan chuyển F-16 'dư thừa' cho Chile
Nhãn:
BQP Hà Lan,
F-16 Fighting Falcon,
Không quân Chile,
Không quân Hà Lan,
Không quân Mỹ,
Leopard tank,
Súng M61Vulcan,
Tên lửa AIM-120 AMRAAM,
Tên lửa AIM-9 Sidewinder
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)