Sự xuất hiện của MiG-31 Foxhound đã nhanh chóng buộc người Mỹ phải tiễn đưa SR-71 về nghỉ hưu sớm. >> MiG-31 - 'Ngôi sao' không quân Nga >> Không quân Nga năm 2020 ? Hiện tại,SR-71 Blackbird vẫn đang là máy bay có tốc độ nhanh nhất thế giới. Cách đây 30 năm, một máy bay chiến đấu mạnh mẽ mới đã xuất hiện trên bầu trời Liên Xô. Đó là một thế hệ máy bay tiêm kích đánh chặn Mikoyan mới, hoàn toàn làm thỏa mãn những kỳ vọng của Quân đội Liên Xô trong việc cố gắng ngăn chặn các phi vụ xâm nhập của máy bay gián điệp Mỹ. Sự xuất hiện của MiG-31 Foxhound giúp Không quân Liên Xô không phải tốn một viên đạn nào mà vẫn buộc người Mỹ phải đưa SR-71 về "nghỉ hưu" sớm. Thách thức của “chim hét” SR-71 Từ chuyến bay đầu tiên vào năm 1972 cho tới khi bị loại khỏi biên chế vào năm 1989, SR-71 Blackbird (Chim hét) của CIA đã thống trị bầu trời nhờ tốc độ bay nhanh nhất và trần bay cũng thuộc hàng cao nhất so với tất cả các loại máy bay khác ở cùng thời điểm. Tốc độ bay cực đại của máy bay mà CIA sử dụng có thể lên tới Mach 3,3 (4.042 km/h). Khi đưa vào hoạt động, SR-71 không gặp phải nhiều vấn đề như ở chiến trường Việt Nam và Trung Đông. Thậm chí, nó thường xuyên bay do thám ở gần biên giới Liên Xô và gián điệp các hoạt động tàu ngầm ở vùng biển Bắc Cực mà không hề lo sợ bị truy đuổi hay bị tấn công. Trần bay cao (24.000 mét) và tốc độ siêu thanh Mach 3,3 giúp SR-71 ung dung bay lượn trên bầu trời đối phương và thực hiện các hoạt động do thám, trinh sát... Bởi các tên lửa phòng không gần như "vô dụng" do không với tới trần bay cũng như đuổi theo nó. Lúc này, các máy bay tiêm kích đánh chặn được xem là lực lượng nòng cốt cho nhiệm vụ ngăn chặn SR-71. Thời điểm đó, Không quân Liên Xô đang sở hữu loại máy bay tiêm kích/đánh chặn siêu thanh nhanh nhất thế giới là MiG-25 Foxbat có tốc độ tối đa lên đến Mach 3,2. Về lý thuyết, tốc độ siêu thanh này có thể giúp nó đạt gần tới vận tốc cực đại mà SR-71 có được cũng như dễ dàng trừng phạt nó bằng tên lửa không đối không, nhưng thực tế, Foxbat chỉ có thể duy trì tốc độ Mach 3 trong hành trình ngắn.. Ngoại trừ sự kiện phi công Liên Xô lái MiG-25 đào tẩu sang Nhật Bản và sau đó bị các chuyên gia phương Tây mổ xẻ công nghệ thì Foxbat không thể làm gì SR-71 là yếu tố quan trọng dẫn tới sự ra đời của một loại tiêm kích đánh chặn siêu thanh có tốc độ nhanh và khả năng duy trì tốc độ cao lâu hơn. Không có đối thủ Sau vài năm nghiên cứu cải tiến, tới đầu năm 1982, Cục thiết kế Mikoyan-Gurevich đã giới thiệu các máy bay tiêm kích/đánh chặn mới đầu tiên. Máy bay mới được định danh là MiG-31, phát triển dựa trên thiết kế của MiG-25 Foxbat. MiG-31 là tiêm kích đa năng, được trang bị vũ khí với nhiệm vụ chính là "săn tìm" và "hạ gục" các mục tiêu như máy bay ném bom, máy bay tàng hình và các tên lửa hành trình bay thấp phóng từ trên không (ALCMs). >> 10 máy bay quân sự nhanh nhất thế giới Theo trang mạng Air Power Australia, khả năng duy trì tốc độ siêu âm trên quãng đường dài tới 722 km (tăng lên 2.200 km khi được tiếp nhiên liệu trên không) của MiG-31 Foxhound làm nên vị thế "không có đối thủ ở phương Tây". Một trong các nhiệm vụ đầu tiên của MiG-31 gắn liền với một sự kiện nổi tiếng thời Chiến tranh Lạnh. Tháng 9/1983, khi xâm nhập và sâu bên trong không phận Liên Xô, một chiếc máy bay chở khách Boeing 747 của hãng hàng không Korean Air Lines (Hàn Quốc) bị một chiếc Sukhoi-15 bắn rơi. MiG-31 Foxhound chính là "sát thủ" mà Liên Xô dành riêng cho SR-71. Toàn bộ thông tin tiếp theo vụ việc trên được giữ bí mật và mãi tới gần đây mới được hé lộ phần nào. Tạp chí Combat Aircraft số ra tháng 10/2010 đăng tải một bài báo của nhà báo Đức Stefan Buttner hé lộ những thông tin thú vị xảy ra sau đó. Cụ thể, sau sự kiện trên, một biên đội đặc biệt bao gồm 4 máy bay MiG-31 dưới sự chỉ huy của Tư lệnh Vladimir Ivlev được phái tới căn cứ không quân Sokol ở Sakhalin vào cuối tháng đó. Nhiệm vụ chính của nhóm là ngăn chặn các vụ xâm nhập bất ngờ của máy bay SR-71. Được sự cho phép của Moscow, phi hành đoàn được thực hiện các chuyến bay được trang bị radar hiện đại để ngăn chặn Blackbird bay dọc theo biên giới Liên Xô. Khi phát hiện sự xâm nhập không phận, phi hành đoàn sẽ bay lên, tiến tới gần mục tiêu ở cự li khoảng 300 – 320 km và sau đó chuyển radar về chế độ bức xạ và báo cáo tới các nhân viên kiểm soát mặt đất là họ đã phát hiện mục tiêu. Sau đó, họ tiếp tục áp sát đối tượng, khi tới cự li 120 – 150 km, mục tiêu hoàn toàn bị khóa. "Tại thời điểm này, hệ thống cảnh báo phát hiện tên lửa của SR-71 sẽ được kích hoạt, phi hành đoàn sẽ biết họ đang bị săn đuổi và không thể giữ được bình tĩnh, họ không thể làm gì tốt hơn ngoài việc khởi động chế độ đốt sau của động cơ để tăng tốc độ và chạy nhanh về căn cứ", tác giả Buttner viết trong bài báo của ông. Tuần tra Bắc cực Trước đó, vào cuối tháng 4/1983, chiếc MiG-31 đầu tiên xuất kích để ngăn chặn một chiếc SR-71. Đại tá Mikhail Myagkiy là một trong số những phi công chiến đấu ưu tú nhất được bay trên những chiếc MiG-31 này. Trong khoảng thời gian 4 năm, ông Myagkiy đã liên tục “đơn độc” đánh chặn thành công 14 vụ xâm nhập của SR-71. “Khi đó, máy bay gián điệp thường xuyên xuất hiện từ hướng Na Uy, nó xé rách bầu trời lao về phía Biển Trắng và sau đó tiến lên phía Bắc Novaya Zemlya trước khi thực hiện hành trình ngược lại từ phía Tây qua Bắc Băng Dương và về căn cứ”, đại ta Myagkiy nhớ lại. Ngoài ra, một số nguồn tin từng đề cập, lực lượng phòng thủ tên lửa Liên Xô đã sở hữu khả năng tiêu diệt thành công "kẻ xâm nhập" SR-71. Trong một cuộc phỏng vấn với Valery Romanenko, một chuyên gia hàng không Nga, để làm nội dung cho cuốn sách hấp dẫn có tên "Lockheed Blackbird: Beyond The Secret Missions" (tạm dịch là "Đằng sau nhiệm vụ bí mật của Blackbird"), đại tá Myagkiy cho biết: Cơ quan phản gián Liên Xô luôn hy vọng máy bay Mỹ sẽ vượt qua biên giới và họ chỉ chờ cơ hội đó để có được một lý do hoàn hảo cho phép bắn rơi Blackbird bằng tên lửa phòng không. (Nguồn :: BDV) |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Siêu tiêm kích. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Siêu tiêm kích. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Bảy, 8 tháng 9, 2012
>> 2 siêu tiêm kích đối đầu và huyền thoại về MiG-31
Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2011
>> Kỷ nguyên mới : Kỉ nguyên của tiêm kích thế hệ 6
Tiêm kích thế hệ 6 được Mỹ nghiên cứu ở cấp độ khái niệm. Khả năng của máy bay này được hình dung gần như giáp ranh với khoa học viễn tưởng. Theo đó, máy bay sẽ hoạt động bằng năng lượng điện, trang bị vũ khí laser, viba và cả vũ khí virus… Xu thế tất yếu Từ thập niên 2060, không quân các nước hàng đầu thế giới bắt đầu giai đoạn quá độ chuyển sang tiêm kích đa năng thế hệ 6 không người lái. Cuộc đua tiêm kích thế hệ 6 đã bắt đầu và tiên phong khởi đầu cuộc đua vẫn là người Mỹ. Trong khi đó, Nga, Trung Quốc và một số nước khác vẫn loay hoay với các dự án tiêm kích thế hệ 5 thì hiện nay, Hải quân và Không quân Mỹ đã bắt đầu nghiên cứu và lên danh sách các yêu cầu đối với tiêm kích thế hệ 6. Lầu Năm góc dự định nhận máy bay này vào trang bị năm 2030. Hình ảnh giả định tiêm kích thế hệ 6 trang bị vũ khí năng lượng định hướng và kết nối mạng dữ liệu tàng hình của Northrop Grumman. Nhận dạng tiêm kích thế hệ 6 Tiêm kích thế hệ 6 hiện tại chủ yếu được nghiên cứu ở Mỹ trên cấp độ khái niệm. Tạp chí Air Force Magazine số tháng 10/2009 đã nêu một số quan điểm của giới công nghiệp hàng không vũ trụ Mỹ về diện mạo tiêm kích thế hệ 6. Họ cho rằng, thế hệ tiêm kích thứ 6 có thể xuất hiện vào năm 2020 hoặc muộn hơn và có những khả năng gần như khoa học viễn tưởng. Chẳng hạn, máy bay tiêm kích có thể điều khiển thay đổi hình dáng của mình trong khi bay (morfing) phù hợp tối ưu với tốc độ bay, được trang bị vũ khí năng lượng định hướng như vũ khí laser, vũ khí vi ba để phòng vệ và tấn công. Trong vòng 20 năm tới, có thể chế tạo tiêm kích không người lái và vũ khí năng lượng định hướng cho máy bay. Máy bay thế hệ 6, ngoài động cơ chính, có thể sẽ được trang bị các động cơ phụ để cấp năng lượng cho vũ khí năng lượng định hướng. Công nghệ siêu vượt âm sẽ được áp dụng cho máy bay thế hệ 6, song không phải ở máy bay mà ở vũ khí động năng của nó. Theo quan điểm của đa số các chuyên gia Mỹ, Nga, tiêm kích thế hệ 6 sẽ là loại không người lái. Máy bay không người lái có những ưu thế lớn như không cần phi công, sẵn sàng chiến đấu bất kể ngày đêm, thời tiết, có thể bay trên không nhiều ngày đêm, cơ động tốc độ cao và ở điều kiện quá tải mà một phi công không thể chịu nổi. Các chương trình của Hải quân và Không quân Mỹ Chương trình NGAD (Máy bay giành ưu thế trên không thế hệ mới), trước đó gọi là F/A-XX, của Hải quân Mỹ nhằm phát triển tiêm kích giành ưu thế trên không thế hệ 6, triển khai trên tàu sân bay, để thay thế các máy bay F/A-18E/F của Hải quân Mỹ từ năm 2025. Máy bay sử dụng công nghệ tàng hình thế hệ 6, có thể có hoặc không người lái tùy thuộc vào nhiệm vụ. Tiêm kích mới sẽ thực hiện các nhiệm vụ tiến công, giành ưu thế trên không, hỗ trợ mặt đất, ném bom chính xác và trinh sát. Hình ảnh máy bay khái niệm F/A-XX của Boeing. Boeing rất quan tâm đến NGAD và đã đưa ra đề xuất tiêm kích thế hệ 6 duy nhất được biết đến hiện nay. Họ đã đề xuất thiết kế dạng cánh bay không đuôi, sau đó là thiết kế mới có cánh kết hợp, hình dáng giống tiêm kích thông thường từ khu vực buồng lái đến mũi. Cả 2 thiết kế đều là tiêm kích tàng hình, không đuôi, trang bị 2 động cơ, có khả năng bay siêu hành trình , 2 chế độ điều khiển (có hoặc không người lái). Ngoài ra, X-47B của hãng Northrop Grumman cũng được xem là một phương án cho NGAD (F/A-XX) của Hải quân Mỹ. Phương án tiêm kích thế hệ 6 dạng cánh bay của Boeing. Cuối năm 2011, Hải quân Mỹ dự định xem xét các phương án cho NGAD và bắt đầu giai đoạn trình diễn công nghệ vào năm 2013. USAF cũng có một chương trình nghiên cứu tương tự có tên gọi Next Gen TACAIR (Máy bay chiến thuật thế hệ mới) nhằm tìm kiếm loại máy bay thế hệ mới thay thế tiêm kích thế hệ 5 F-22 sau năm 2025. Năm 2010, Trung tâm các hệ thống hàng không (ASC) thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ đã yêu cầu các hãng máy bay Mỹ cung cấp thông tin về thiết kế tiêm kích thế hệ 6. Theo dự kiến của Lầu Năm góc, tiêm kích thế hệ 6 sẽ đạt trạng thái sẵn sàng hoạt động ban đầu vào năm 2030. Đó sẽ là bước đầu tiên cho việc thay thế tiêm kích thế hệ 5 F-22 Raptor. Theo yêu cầu của ASC, tiêm kích thế hệ mới phải có khả năng tấn công và phòng thủ tổng hợp, có nhiều chức năng phòng không kết hợp phòng thủ tên lửa, không trợ trực tiếp, chặn đánh mục tiêu bay, thực hiện đầy đủ nhiệm vụ tác chiến điện tử và trinh sát. Máy bay được trang bị các hệ thống tác chiến điện tử tiên tiến, các hệ thống phòng không tích hợp tinh vi, có thể phát hiện đối phương bằng các sensor hoạt động ở chế độ thụ động, hệ thống phòng vệ tổng hợp, vũ khí năng lượng định hướng và có khả năng thực hiện các cuộc tấn công điều khiển học. Tiêm kích thế hệ 6 phải có khả năng hoạt động ở các khu vực có phòng không mạnh có thể được xây dựng vào giai đoạn 2030-2050. FA-XX của Boeing. Tiêm kích F-X chạy điện Mới đây, ông Mark Maybury, khoa học gia trưởng của USAF đã đưa ra khái niệm tiêm kích tương lai kiểu hybrid rất táo bạo F-X, dựa trên ý tưởng tiêm kích chạy điện có tên “More-Electric Aircraft”, và có thể nhận vào trang bị sau năm 2030. Với sứ mệnh kế tục các máy bay thế hệ 5 F-22 và F-35, tiêm kích F-X có khả năng tránh được sự phát hiện bằng radar và khí tài ảnh nhiệt, được trang bị vũ khí laser, vũ khí vi ba và lây nhiễm virus vào các mạng máy tính của kẻ thù. Đồng thời, máy bay sẽ có tầm bay xa hơn và sử dụng ít nhiên liệu hơn. Hình ảnh khái niệm tiêm kích thế hệ 6 mới nhất F-X mà hãng Boeing giới thiệu tại Hội nghị Hiệp hội Không quân năm 2011 tổ chức ở National Harbor, Maryland. Tại Hội nghị thường niên năm 2011 của Hiệp hội Không quân tổ chức ở National Harbor, Maryland vào tháng 9.2011, hãng Boeing giới thiệu hình ảnh khái niệm tiêm kích thế hệ 6 mới nhất của họ. Đây có thể hoặc cũng có thể không phải là mẫu hoàn thiện của khái niệm tiêm kích hải quân thế hệ 6 F/A-XX (ảnh dưới) mà Boeing đã tiết lộ năm ngoái. Lưu ý ở ảnh trên, trên phần thân sau máy bay có logo hình chữ P của phân hãng Phantom Works của Boeing. Thành phần then chốt của F-X gồm hệ thống năng lượng mới có nguyên tắc hoạt động giống với ô tô hybrid (xăng-điện) và một động cơ siêu hiệu quả chu trình làm việc hỗn hợp thích ứng tốt cả cho bay nhanh và bay chậm. Các bộ tích điện của hệ thống năng lượng làm nhiệm vụ tích trữ điện năng từ động cơ chính để cung cấp cho vũ khí năng lượng định hướng và các hệ thống cơ khí. Nhờ vậy, có thể lắp cho F-X vũ khí laser sát thương năng lượng cao, vũ khí vi ba để thiêu cháy radar đối phương và các radar công suất cao có khả năng phóng mã độc vào các hệ thống máy tính của kẻ thù. Các hệ thống điện trên F-X còn chuyển hóa nhiệt từ động cơ phản lực thành điện năng cấp thêm cho các bộ tích điện, vừa giảm được độ bộc lộ của máy bay ở dải hồng ngoại. Vì vậy, F-X sẽ có đặc tính tàng hình radar giống như F-22 và F-35, nhưng có đặc tính tàng hình nhiệt tốt hơn. Tuy nhiên, khái niệm tiêm kích chạy điện F-X rất phức tạp trong phát triển và cực kỳ đắt tiền. Nên người ta rất nghi ngờ khả năng của USAF biến được ý tưởng này thành hiện thực. |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)