Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Tàu sân bay USS Enterprise

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tàu sân bay USS Enterprise. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tàu sân bay USS Enterprise. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 12 tháng 2, 2012

>> 320 tên lửa hành trình Tomahawk tới gần biên giới Iran


(10/2) trong khu vực vùng Vịnh, Lầu Năm Góc đã đặt hơn 320 tên lửa Tomahawk, có khả năng tiêu diệt các mục tiêu bên trong lãnh thổ Iran


http://nghiadx.blogspot.com
Tomahawk

Những dữ liệu này được thu thập từ các hoạt động giám sát của Hải quân Mỹ trong khu vực. Hiện tại, trong vùng Vịnh Ba Tư và Biển Ả Rập có 2 nhóm tàu bay, dẫn đầu là tàu sân bay Carl Vinson và Abraham Lincoln.

Trong các nhóm tàu sân bay này còn có 2 tàu tuần dương mang theo 26 tên lửa hành trình, bốn tàu khu trục, có khả năng mang từ 8 đến 56 tên lửa hành trình, 2 tàu ngầm (Annapolis), mang theo 12 tên lửa hành trình, và tàu ngầm tên lửa Georgia được trang bị 154 tên lửa Tomahawks.

Đến tháng Tư, khi mà khu vực này có thêm một nhóm tàu sân bay, dẫn đầu là tàu sân bay Enterprise, cùng với tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường và ba tàu khu trục, số lượng tên lửa hành trình Tomahawk sẽ tăng lên 430 tên lửa với tầm hoạt động lên đến 1.600 km.

Trước đó, nó đã được báo cáo rằng các căn cứ quân sự Hoa Kỳ, nằm trên đảo Diego Garcia của Anh ở Ấn Độ Dương, đã được đưa đến hàng trăm bom khoan bê tông có khả năng tiêu diệt các cơ sở ngầm nằm sâu dưới lòng đất của Iran.

Tất cả điều này xảy ra đồng thời với việc Mỹ triển khai không quân, hiệp đồng tác chiến với lực lượng mặt đất và các đồng minh của mình xung quanh Iran.

Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Nga đang cố gắng để bác bỏ những tin đồn rằng Nga đang giúp Iran phát triển vũ khí hạt nhân và các phương tiện mang các loại vũ khí loại này.

Bộ Ngoại giao Nga tin rằng sự lây lan của tin đồn như vậy chỉ làm cho tình hình thêm trầm trọng.

http://nghiadx.blogspot.com
USS Enterprise

Mikhail Ulyanov, giám đốc Cục An ninh và Giải trừ quân bị Bộ Ngoại giao Nga, cho rằng những tin đồn không ngừng phát sinh xung quanh các chương trình hạt nhân Iran hoàn toàn không có cơ sở đúng đắn và chỉ mang "mục đích tuyên truyền chính trị."

Theo các nhà ngoại giao Nga, những tin đồn như vậy có thể khiến cho các các giải pháp quân sự và an ninh trong khu vực trở nên tai hại.

Mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Israel nói rằng họ sẽ tấn công Iran nếu các biện pháp trừng phạt kinh tế không mang lại kết quả như mong đợi. Ông cũng nhấn mạnh rằng sẽ là khó khăn để chống lại nước cộng hòa Hồi giáo, hiện đang sở hữu vũ khí hạt nhân.

Sau đó, Leon Panetta, người đứng đầu Lầu Năm Góc, cho rằng phía Israel có thể tấn công Iran trong mùa xuân năm nay.

Tomahawk là loại tên lửa tự dẫn với nhiều biến thể, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, được phóng đi từ các hệ thống phóng mặt đất, tàu nổi hoặc tàu ngầm.

Tên lửa được phóng đi nhờ một động cơ khởi tốc, sau khi đạt tốc độ cần thiết, động cơ khởi tốc tách ra, động cơ hành trình phản lực mini hoạt động và đẩy tên lửa bay đi.

http://nghiadx.blogspot.com
Tomahawk

Tomahawk là loại tên lửa tầm xa, có khả năng sống còn cao, rất khó phát hiện bằng ra đa hay hồng ngoại. Các thiết bị chính bên trong bao gồm: hệ thống dẫn đường, đầu đạn (có nhiều loại theo từng phiên bản), hệ thống lái, khoang nhiên liệu và động cơ phản lực.

Tomahawk có một số biến thể như: biến thể tấn công mặt đất mang đầu đạn thông thường đơn khối TLAM-C, biến thể tấn công mặt đất mang đầu đạn chùm TLAM-D, biến thể tấn công mặt đất mang đầu đạn mang đầu đạn hạt nhân TLAM-N (chưa được sử dụng), biến thể chống hạm (TASM) và biến thể tên lửa hành trình phóng từ mặt đất (GLCM, đã bị loại bỏ).

Loại Block III TLAM được đưa vào sử dụng năm 1993 có thể bay xa hơn và sử dụng hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu (GPS) để tăng độ chính xác.

Block IV TLAM có sự phát triển hơn do có hệ thống so sánh ảnh kỹ thuật số về vị trí mục tiêu mà nó sẽ tấn công (DSMAC).

Thứ Ba, 24 tháng 5, 2011

>> Soái hạm Yamato - Niềm tự hào 1 thời của Hải quân Nhật Bản



Là chủ lực hạm hùng mạnh nhất từng được chế tạo, Yamato gắn liền với trận hải chiến lớn nhất lịch sử.


Trong lịch sử quân sự thế giới, Yamato là đỉnh cao huy hoàng cũng là khởi đầu cho sự suy tàn của vai trò chủ lực hạm trong tác chiến trên biển.

Từng được kỳ vọng là sẽ tạo ra một cuộc cách mạng trong tác chiến hải quân. Các nước lớn trên thế giới đua nhau cho ra đời các chủ lực hạm khổng lồ, với trang bị hỏa lực cực mạnh, được mệnh danh là “chúa tể của đại dương”. Trong số đó, có soái hạm - chủ lực hạm Yamato của Hải quân Nhật.

Tuy nhiên, những chủ lực hạm hùng vĩ nhanh chóng bộc lộ những điểm yếu chết người: Nặng nề, xoay xở chậm, chi phí hoạt động quá tốn kém, trong khi đó lại dễ bị tiêu diệt từ trên không.

Thời gian tại vị của “chúa tể của đại dương” ngày tương đối ngắn, sau khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ 2. Hải quân các nước trên thế giới đã dần loại bỏ các chủ lực hạm ra khỏi biên chế. Tuy nhiên, tại thời điểm tại vị, những chủ lực hạm đã để lại dấu ấn lớn với những trận hải chiến lớn nhất trong lịch sử.

Sau đây là câu chuyện bi hùng về chủ lực hạm nổi tiếng nhất trong chiến tranh thế giới thứ 2:

Chủ lực hạm Yamato (Nhật Bản)

Cùng với người "anh em" là Musashi, Yamato là chủ lực hạm mạnh nhất, lớn nhất từng được chế tạo. Tải trọng của Yamato lên đến 72.800 tấn (đầy tải), nặng hơn cả tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov của Nga hiện nay.



Yamato là nỗ lực rất lớn của Nhật trong cân bằng sức mạnh với Hải quân Mỹ. Bản vẽ thiết kế của Yamato, khu vực thượng tầng bố trí dày đặc các pháo phòng không.


Đây thực sự là một pháo đài trên biển với hệ thống hỏa lực cực mạnh bao gồm: 9 pháo hạm cỡ nòng 460mm, loại pháo hạm lớn nhất từng được trang bị trên tàu chiến, tầm bắn 42km. Chỉ tính riêng tháp pháo và 6 khẩu pháo hạm 460mm ở trước mũi đã có tải trọng lên đến 3.000 tấn.

Ban đầu Yamato được trang bị 12 pháo hạm 155mm, tuy nhiên sau lần sửa chữa vào năm 1944, giảm xuống còn 6 khẩu. Ngoài ra, phải kể tới 12 pháo hạm 127mm, 24 pháo phòng không 25mm. Sau sửa chữa năm 1944, số pháo phòng không 25mm trên tàu tăng lên 162 khẩu, 4 súng máy phòng không 13,2mm.

Thân tàu được bọc giáp dày 650mm ở phía trước tháp pháo, thép dày 410mm ở hai bên hông, 200mm ở sàn tàu trung tâm, 230mm ở sàn tàu phía ngoài.



Chủ lực hạm Yamato đang được chế tạo tại quân cảng Kure.


Yamato có thể mang theo 7 máy bay chiến đấu với 2 máy phóng ở cuối boong tàu. Thông số cơ bản: Dài 263 mét, rộng 36,9 mét, mớn nước 11 mét, tải trọng tiêu chuẩn 69,900 tấn tiêu chuẩn, đầy tải 72.800 tấn, thủy thủ đoàn lên đến 2800 người.

Để có thể đẩy chiếc chủ lực hạm khổng lồ này di chuyển trên biển với tốc độ tối đa là 27 hải lý/giờ, các nhà thiết kế Yamato bố trí 12 nồi hơi, 4 động cơ tuabin hơi nước. Tổng công suất của hệ thống động lực lên đến 150.000 mã lực với 4 chân vịt với đường kính là 6m.

Yamato là soái hạm của Hạm đội Liên hợp Nhật Bản trong suốt những năm chiến tranh thế giới thứ 2, chính thức tham chiến lần đầu tiên trong trận hải chiến tại Midway, quần đảo Hawaii.

Ngày 19/3/1945, Yamato chứng minh bản lĩnh của một trong những chủ lực hạm hàng đầu lúc đó. Dù phải hứng chịu đợt không kích dữ dội từ các máy bay chiến đấu cất cánh từ các tàu sân bay USS Enterprise, Yorktown và Intrepid nhưng nó chỉ bị hư hại nhẹ, hệ thống hỏa lực phòng không dày đặc, cùng với vỏ tàu bọc thép cực dày đã phần nào làm giảm thiệt hại từ đối phương.



Trong suốt thời gian tồn tại và tham chiến, Yamato luôn phải hứng chịu những đợt không kích dữ dội như thế này.

Thế nhưng, điều gì phải đến đã đến. Ngày 6/4/1945, trong cuộc hành quân Ten-go, sau khi rời cảng khỏi căn cứ Kure, Nhật Bản, Yamato có nhiệm vụ neo gần eo biển thuộc quần đảo Okinawa và chiến đấu như một pháo đài nổi.

Tuy nhiên, chủ lực hạm Yamato đã bị đánh chìm trước khi thực hiện dự định dùng pháo hạm 460mm trên tàu để "trút lửa" lên quân đội Mỹ đóng quân ở Okinawa. Tổng cộng đã có 380 máy bay chiến đấu của Mỹ được huy động trong 2 đợt không kích đã đánh chìm Yamato.

Chiếc chủ lực hạm uy lực nhất của mọi thời đại, biểu tượng của sức mạnh đế quốc Nhật trong chiến tranh thế giới thứ 2 bị đánh chìm tại tọa độ 30,22 độ vĩ Bắc, 128,04 độ kinh Đông. Trong tổng số 2.700 thủy thủ chiến đấu trên Yamato, 2.489 người đã thiệt mạng, trong đó có Phó đô đốc Seiichi Ito và Tư lệnh đệ nhị Hạm đội và Hạm trưởng của Yamato Kosaku Aruga.

Giá trị chiến lược

Là chủ lực hạm lớn nhất, từng được chế tạo trong lịch sử hải quân thế giới, Yamato là chủ lực hạm nổi tiếng nhất trong chiến tranh thế giới thứ 2. Tuy nhiên điều đó cũng chính là bất lợi lớn cho Yamato.

Do quá nổi tiếng, Yamato luôn là mục tiêu săn lùng số 1 của Không quân và Hải quân Mỹ. Đối với Mỹ, việc tiêu diệt Yamato có ý nghĩa quan trọng trong cuộc chiến. Mỗi lần Yamato xuất hiện, quân đội Mỹ luôn huy động một lực lượng khổng lồ máy bay và tàu chiến để tiêu diệt chiếc chủ lực hạm mạnh nhất này.



Khối đạn dược bên trong Yamato bị kích nỗ sau khi trúng ngư lôi, vụ nỗ cắt đôi chủ lực hạm này và nó mãi mãi nằm dưới đáy đại dương.

Xét theo góc nhìn khác, sự có mặt của Yamato trong biên chế Hải quân Nhật mang ý nghĩa tinh thần nhiều hơn là giá trị chiến lược. Yamato không có nhiều cơ hội và không gian để thể hiện uy lực của mình. Lần duy nhất chiến hạm này dùng tới các pháo hạm 460mm đầy uy lực của mình là trong trận hải chiến ngoài khơi Samar, một trong những trận hải chiến lớn nhất lịch sử.

Yamato đã góp phần quan trọng trong việc đánh chìm 1 tàu hộ tống và 2 tàu khu trục của Hải quân Mỹ. Đây được xem là chiến tích lẫy lừng nhất trong thời gian tồn tại của Yamato.

Trong những trận hải chiến có sự tham gia của soái hạm Yamato, Hải quân Nhật chưa một lần giành chiến thắng. Do kích thước khổng lồ và không thể nhầm với chủ lực hạm khác. Yamato luôn bị phát hiện sớm từ xa bởi các máy bay trinh sát của Hải quân Mỹ, và họ có đủ thời gian và lực lượng để "truy sát" Yamato.

Sự kết thúc vai trò của chủ lực hạm

Ngày 7/4/1945, 10 quả ngư lôi cùng 7 quả bom đã đánh trúng Yamato, hầm đạn của nó nổ tung từ bên trong.

Sự kiện chủ lực hạm uy lực nhất của mọi thời đại bị đánh chìm từ trên không cũng chính là hồi chuông báo hiệu cho “ngày tàn” của chủ lực hạm trong tác chiến hải quân. Kể từ sau sự kiện này, không một nước nào đóng mới những tàu chiến tương tự.



Hình ảnh cuối cùng của Yamato trước khi bị chìm.(ảnh National Archives)

Những chiếc chủ lực hạm còn lại trong biên chế hải quân các nước một phần được sử dụng, một số bị “xẻ thịt” bán sắt vụn, một số chiếc được sử dụng làm hiện vật trưng bày. Vào cuối những năm 1980, tất cả chủ lực hạm trên thế giới đều bị ngưng sử dụng.

Trong suốt thời gian tồn tại của mình, những chiếc chủ lực hạm luôn là đề tài tranh cãi của giới quân sự về vai trò và giá trị chiến lược của chúng.

Thực tế cho thấy rằng, để đóng mới, vận hành, duy trì, bảo dưỡng những chiếc chủ lực hạm là vô cùng tốn kém. Những chiếc chủ lực hạm, mang ý nghĩa phô trương sức mạnh quân sự và khoa học kỹ thuật nhiều hơn là tác chiến hiệu quả.
[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang