Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Quân đồng minh

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Quân đồng minh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quân đồng minh. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 24 tháng 5, 2011

>> Soái hạm Yamato - Niềm tự hào 1 thời của Hải quân Nhật Bản



Là chủ lực hạm hùng mạnh nhất từng được chế tạo, Yamato gắn liền với trận hải chiến lớn nhất lịch sử.


Trong lịch sử quân sự thế giới, Yamato là đỉnh cao huy hoàng cũng là khởi đầu cho sự suy tàn của vai trò chủ lực hạm trong tác chiến trên biển.

Từng được kỳ vọng là sẽ tạo ra một cuộc cách mạng trong tác chiến hải quân. Các nước lớn trên thế giới đua nhau cho ra đời các chủ lực hạm khổng lồ, với trang bị hỏa lực cực mạnh, được mệnh danh là “chúa tể của đại dương”. Trong số đó, có soái hạm - chủ lực hạm Yamato của Hải quân Nhật.

Tuy nhiên, những chủ lực hạm hùng vĩ nhanh chóng bộc lộ những điểm yếu chết người: Nặng nề, xoay xở chậm, chi phí hoạt động quá tốn kém, trong khi đó lại dễ bị tiêu diệt từ trên không.

Thời gian tại vị của “chúa tể của đại dương” ngày tương đối ngắn, sau khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ 2. Hải quân các nước trên thế giới đã dần loại bỏ các chủ lực hạm ra khỏi biên chế. Tuy nhiên, tại thời điểm tại vị, những chủ lực hạm đã để lại dấu ấn lớn với những trận hải chiến lớn nhất trong lịch sử.

Sau đây là câu chuyện bi hùng về chủ lực hạm nổi tiếng nhất trong chiến tranh thế giới thứ 2:

Chủ lực hạm Yamato (Nhật Bản)

Cùng với người "anh em" là Musashi, Yamato là chủ lực hạm mạnh nhất, lớn nhất từng được chế tạo. Tải trọng của Yamato lên đến 72.800 tấn (đầy tải), nặng hơn cả tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov của Nga hiện nay.



Yamato là nỗ lực rất lớn của Nhật trong cân bằng sức mạnh với Hải quân Mỹ. Bản vẽ thiết kế của Yamato, khu vực thượng tầng bố trí dày đặc các pháo phòng không.


Đây thực sự là một pháo đài trên biển với hệ thống hỏa lực cực mạnh bao gồm: 9 pháo hạm cỡ nòng 460mm, loại pháo hạm lớn nhất từng được trang bị trên tàu chiến, tầm bắn 42km. Chỉ tính riêng tháp pháo và 6 khẩu pháo hạm 460mm ở trước mũi đã có tải trọng lên đến 3.000 tấn.

Ban đầu Yamato được trang bị 12 pháo hạm 155mm, tuy nhiên sau lần sửa chữa vào năm 1944, giảm xuống còn 6 khẩu. Ngoài ra, phải kể tới 12 pháo hạm 127mm, 24 pháo phòng không 25mm. Sau sửa chữa năm 1944, số pháo phòng không 25mm trên tàu tăng lên 162 khẩu, 4 súng máy phòng không 13,2mm.

Thân tàu được bọc giáp dày 650mm ở phía trước tháp pháo, thép dày 410mm ở hai bên hông, 200mm ở sàn tàu trung tâm, 230mm ở sàn tàu phía ngoài.



Chủ lực hạm Yamato đang được chế tạo tại quân cảng Kure.


Yamato có thể mang theo 7 máy bay chiến đấu với 2 máy phóng ở cuối boong tàu. Thông số cơ bản: Dài 263 mét, rộng 36,9 mét, mớn nước 11 mét, tải trọng tiêu chuẩn 69,900 tấn tiêu chuẩn, đầy tải 72.800 tấn, thủy thủ đoàn lên đến 2800 người.

Để có thể đẩy chiếc chủ lực hạm khổng lồ này di chuyển trên biển với tốc độ tối đa là 27 hải lý/giờ, các nhà thiết kế Yamato bố trí 12 nồi hơi, 4 động cơ tuabin hơi nước. Tổng công suất của hệ thống động lực lên đến 150.000 mã lực với 4 chân vịt với đường kính là 6m.

Yamato là soái hạm của Hạm đội Liên hợp Nhật Bản trong suốt những năm chiến tranh thế giới thứ 2, chính thức tham chiến lần đầu tiên trong trận hải chiến tại Midway, quần đảo Hawaii.

Ngày 19/3/1945, Yamato chứng minh bản lĩnh của một trong những chủ lực hạm hàng đầu lúc đó. Dù phải hứng chịu đợt không kích dữ dội từ các máy bay chiến đấu cất cánh từ các tàu sân bay USS Enterprise, Yorktown và Intrepid nhưng nó chỉ bị hư hại nhẹ, hệ thống hỏa lực phòng không dày đặc, cùng với vỏ tàu bọc thép cực dày đã phần nào làm giảm thiệt hại từ đối phương.



Trong suốt thời gian tồn tại và tham chiến, Yamato luôn phải hứng chịu những đợt không kích dữ dội như thế này.

Thế nhưng, điều gì phải đến đã đến. Ngày 6/4/1945, trong cuộc hành quân Ten-go, sau khi rời cảng khỏi căn cứ Kure, Nhật Bản, Yamato có nhiệm vụ neo gần eo biển thuộc quần đảo Okinawa và chiến đấu như một pháo đài nổi.

Tuy nhiên, chủ lực hạm Yamato đã bị đánh chìm trước khi thực hiện dự định dùng pháo hạm 460mm trên tàu để "trút lửa" lên quân đội Mỹ đóng quân ở Okinawa. Tổng cộng đã có 380 máy bay chiến đấu của Mỹ được huy động trong 2 đợt không kích đã đánh chìm Yamato.

Chiếc chủ lực hạm uy lực nhất của mọi thời đại, biểu tượng của sức mạnh đế quốc Nhật trong chiến tranh thế giới thứ 2 bị đánh chìm tại tọa độ 30,22 độ vĩ Bắc, 128,04 độ kinh Đông. Trong tổng số 2.700 thủy thủ chiến đấu trên Yamato, 2.489 người đã thiệt mạng, trong đó có Phó đô đốc Seiichi Ito và Tư lệnh đệ nhị Hạm đội và Hạm trưởng của Yamato Kosaku Aruga.

Giá trị chiến lược

Là chủ lực hạm lớn nhất, từng được chế tạo trong lịch sử hải quân thế giới, Yamato là chủ lực hạm nổi tiếng nhất trong chiến tranh thế giới thứ 2. Tuy nhiên điều đó cũng chính là bất lợi lớn cho Yamato.

Do quá nổi tiếng, Yamato luôn là mục tiêu săn lùng số 1 của Không quân và Hải quân Mỹ. Đối với Mỹ, việc tiêu diệt Yamato có ý nghĩa quan trọng trong cuộc chiến. Mỗi lần Yamato xuất hiện, quân đội Mỹ luôn huy động một lực lượng khổng lồ máy bay và tàu chiến để tiêu diệt chiếc chủ lực hạm mạnh nhất này.



Khối đạn dược bên trong Yamato bị kích nỗ sau khi trúng ngư lôi, vụ nỗ cắt đôi chủ lực hạm này và nó mãi mãi nằm dưới đáy đại dương.

Xét theo góc nhìn khác, sự có mặt của Yamato trong biên chế Hải quân Nhật mang ý nghĩa tinh thần nhiều hơn là giá trị chiến lược. Yamato không có nhiều cơ hội và không gian để thể hiện uy lực của mình. Lần duy nhất chiến hạm này dùng tới các pháo hạm 460mm đầy uy lực của mình là trong trận hải chiến ngoài khơi Samar, một trong những trận hải chiến lớn nhất lịch sử.

Yamato đã góp phần quan trọng trong việc đánh chìm 1 tàu hộ tống và 2 tàu khu trục của Hải quân Mỹ. Đây được xem là chiến tích lẫy lừng nhất trong thời gian tồn tại của Yamato.

Trong những trận hải chiến có sự tham gia của soái hạm Yamato, Hải quân Nhật chưa một lần giành chiến thắng. Do kích thước khổng lồ và không thể nhầm với chủ lực hạm khác. Yamato luôn bị phát hiện sớm từ xa bởi các máy bay trinh sát của Hải quân Mỹ, và họ có đủ thời gian và lực lượng để "truy sát" Yamato.

Sự kết thúc vai trò của chủ lực hạm

Ngày 7/4/1945, 10 quả ngư lôi cùng 7 quả bom đã đánh trúng Yamato, hầm đạn của nó nổ tung từ bên trong.

Sự kiện chủ lực hạm uy lực nhất của mọi thời đại bị đánh chìm từ trên không cũng chính là hồi chuông báo hiệu cho “ngày tàn” của chủ lực hạm trong tác chiến hải quân. Kể từ sau sự kiện này, không một nước nào đóng mới những tàu chiến tương tự.



Hình ảnh cuối cùng của Yamato trước khi bị chìm.(ảnh National Archives)

Những chiếc chủ lực hạm còn lại trong biên chế hải quân các nước một phần được sử dụng, một số bị “xẻ thịt” bán sắt vụn, một số chiếc được sử dụng làm hiện vật trưng bày. Vào cuối những năm 1980, tất cả chủ lực hạm trên thế giới đều bị ngưng sử dụng.

Trong suốt thời gian tồn tại của mình, những chiếc chủ lực hạm luôn là đề tài tranh cãi của giới quân sự về vai trò và giá trị chiến lược của chúng.

Thực tế cho thấy rằng, để đóng mới, vận hành, duy trì, bảo dưỡng những chiếc chủ lực hạm là vô cùng tốn kém. Những chiếc chủ lực hạm, mang ý nghĩa phô trương sức mạnh quân sự và khoa học kỹ thuật nhiều hơn là tác chiến hiệu quả.
[BDV news]


Thứ Bảy, 14 tháng 5, 2011

>> F-125 : Tham vọng to lớn của Hải quân Đức



Nhà máy đóng tàu Blohm Voss đã tiến hành lễ khởi công đóng mới siêu tàu khu trục tàng hình đa chức năng F-125.

Buổi lễ khởi công tàu khu trục đa chức năng F-125 đã diễn ra long trọng hôm đầu tuần này, những tấm thép đầu tiên đã được cắt dưới sự chứng kiến của các quan chức Bộ Quốc phòng và Hải quân Đức.

Sự kiện đánh dấu cột mốc quan trọng cho chương trình đóng mới tàu khu trục đa chức năng đầy tham vọng của Hải quân Đức. Dự kiến, F-125 sẽ được hoàn thành và bàn giao cho Hải quân Đức trong năm 2016.

Cội nguồn của tham vọng

Những năm chiến tranh thế giới thứ 2, Hải quân Đức là nỗi ám ảnh cho hải quân đồng minh. Các thiết giáp hạm, tuần dương hạm, khu trục hạm, lực lượng tàu ngầm của Hải quân Đức gây ra những tổn thất to lớn cho hải quân đồng mình.

Tuy nhiên, sau khi chiến tranh kết thúc, thế giới bước sang chiến tranh lạnh, Hải quân Đức không còn giữ được vị thế của mình trước đây.



Chương tình tàu khu trục F-125 thể hiện tham vọng to lớn của Hải quân Đức.

Để lấy lại hình ảnh của mình và tăng cường năng lực đối phó với những thách thức an ninh mới, Bộ Quốc phòng Đức đã lên kế hoạch xây dựng chương trình tàu khu trục đa chức năng mới.

Chương trình tàu khu trục đa chức năng F-125 được khởi xướng từ những năm 1990, tuy nhiên, mãi đến năm 2005, bản thiết kế của F-125 mới được phê duyệt.

Cũng phải chờ đến năm 2007, hợp đồng đóng mới của tàu khu trục F-125 mới được ký kết giữa Bộ Quốc phòng Đức và Tập đoàn ThyssenKrupp Marine Systems, và phải mất thêm 4 năm sau, công việc mới bắt đầu triển khai công việc xây dựng tàu.

Thiết kế

Bản thuyết minh thiết kế cho thấy F-125 được xếp vào loại tàu khu trục nhỏ, tuy nhiên lượng choán nước của F-125 là 7.200 tấn. Như vậy F-125 là bước đệm giữa tàu khu trục nhỏ và tàu khu trục hạng nặng.

F-125 là loại tàu khu trục được thiết kế để triển khai hoạt động trên toàn thế giới, có thể hoạt động trong vòng 2 năm trước khi trở về căn cứ, tàu có 2 thủy thủ đoàn khác nhau để thay đổi trong vòng 4 tháng mỗi lần.

Tàu khu trục F-125 được thiết kế theo công nghệ hiện đại, làm tăng khả năng tàng hình cho dù tải trọng tương đối lớn.

Cấu trúc thượng tầng được thiết kế tương tự như một ngọn tháp, bên trong bố trí các radar mảng pha đa chức năng, cung cấp khả năng quan sát 360 độ. Hai bên mạn tàu được thiết kế để làm giảm tối đa mặt cắt radar theo chiều ngang.

Vũ khí

Các hệ thống vũ khí được đưa vào bên trong để giảm khả năng bị phát hiện, được trang bị để đáp ứng cho nhiều nhiệm vụ khác nhau, từ chống tàu nổi, tàu ngầm, chống máy bay, chống tên lửa...

Ngoài ra tàu khu trục F-125 còn được trang bị một hệ thống vũ khí phi sát thương, nhằm cảnh báo và răn đe đối phương.



Pháo hạm đa năng OTO Melara 127mm cải tiến sẽ được trang bị trên tàu khu trục F-125.

Tàu khu trục F-125 được trang bi tổ hợp 8 tên lửa chống hạm RGM-84 Harpoon tầm bắn 130km. Pháo hạm Oto Melara 127mm cải tiến, tốc độ bắn trung bình 43 viên/phút, tầm bắn tối đa 23km, chống lại các mục tiêu mặt nước, chống lại các mục tiêu trên không trong cự ly 8,6km.

Ngoài ra, tàu còn trang bị 2 hệ thống tên lửa phòng không RIM-116 tầm bắn hiệu quả 9km, một được bố trí phía trước sau pháo chính, một được bố trí phía sau trên nhà chứa máy bay trực thăng.

Quanh thân tàu còn bố trí 10 súng phòng không 12,7mm với cơ chế hoạt động hoàn toàn tự động, cho phép đối phó hiệu quả với các mục tiêu trên không.

Đuôi tàu có sàn đáp và nhà chứa cho 2 trực thăng chống ngầm NH-90 với tầm hoạt động 790km.

Hệ thống điện tử

"Trái tim" của tàu khu trục F-125 là hệ thống dữ liệu chiến đấu đa chức năng FuWES (Fuhrungs-und Waffeneinsatz System). Được thiết kế dưới dạng các modun mở cho phép tạo sự linh hoạt cao trong hoạt động tác chiến và dễ dàng tiến hành các công tác sửa đổi và nâng cấp trong tương lai.

Radar quét mảng pha điện tử đa chức năng TRS-4D không quay như radar thông thường mà 4 mảng pha khác nhau được bố trí 4 bên trên tháp radar của cấu trúc thượng tầng.

Đây được xem là một trong những radar đi tiên phong ứng dụng công nghệ E Scan tại châu Âu, theo đó, chùm tia điện tử được điều khiển ở thời gian thực, có thể thực hiện nhiều công tác trinh sát và giám sát mục tiêu, điều khiển hỏa lực cùng lúc.

Hệ thống liên kết dữ liệu của tàu thiết kế theo chuẩn link-11,16, 22 theo tiêu chuẩn NATO. Ngoài ra, hệ thống định vị toàn cầu GPS, hệ thống laser dẫn hướng, hệ thống dẫn hướng quán tính trên biển và radar hàng hải.

Tàu khu trục F-125 không trang bị sonar mà sử dụng trực thăng NH-90 chống tàu ngầm. Hệ thống tác chiến điện tử trên tàu không được công bố, tuy nhiên nhiều khả năng sẽ dựa trên hệ thống Rheinmetall MASS.

Hệ thống động lực

Tàu khu trục F-125 được trang bị động cơ đẩy kết hợp diesel-điện-khí đốt CODLAG bao gồm: 1động cơ tuabin khí công suất 20MW, 2 động cơ diesel công suất 4,7 MW, 4 máy phát điện diesel công suất 2,9MW.



Hệ thống động cơ kết hợp này mang lại hiệu suất tối ưu và tiết kiệm nhiên liệu.

Các động cơ này kết nối với nhau thông qua 3 hộp số và 2 bộ ly hợp, truyền động ra 2 chân vịt. Sự kết hợp này giúp tiết kiệm nhiên liệu, giảm tối đa tiếng ồn khi hoạt động, đồng thời, giảm chi phí, kéo dài thời gian giữa 2 lần bảo dưỡng.

Động cơ CODLAG có thời gian hoạt động tới 30.000 giờ trước khi cần đại tu, trong trường hợp một trong các động cơ gặp sự cố, bộ ly hợp cho phép ngắt hoạt động của động cơ để tiến hành sửa chửa mà không ảnh hưởng đến khả năng hoạt đông của tàu.

Thông số cơ bản: Dài 145m, rộng 18,1m, mớn nước 5m, lượng choán nước 7.200 tấn tiêu chuẩn, tốc độ tối đa 26 hải lý/giờ, tầm hoạt động 4.000 dặm, thời gian hoạt động liên tục 21 ngày, số giờ hoạt động 5.000 giờ/năm.
[BDV news]


Thứ Bảy, 7 tháng 5, 2011

>> Các loại bom uy lực trong thế chiến 2



Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, bom được cho là vũ khí chiến đấu hiệu quả nhất, và cuộc chiến này giống như một cuộc chạy đua của các loại bom.



Dưới đây là một số "vận động viên" trong cuộc đua đó:

Tallboy và Grand Slam: bom mạnh nhất trong Thế chiến 2
Tallboy và Grand Slam là hai quả bom do kỹ sư thiết kế máy bay ném bom người Anh Barney Uellis chế tạo thành công vào năm 1942.

Là một kỹ sư hàng không nhưng Barney Uellis ít được biết đến trong vai trò này và không để lại nhiều dấu ấn. Tuy nhiên, ông trở nên nổi tiếng khi trở thành tác giả của các loại bom mạnh nhất Thế chiến 2.

Những kinh nghiệm và kiến thức về khí động học đã cho phép ông chế tạo thành công loại bom có sức công phá khủng khiếp Tallboy vào năm 1942.



Bom Tallboy và Grand Slam của Anh.


Nhờ việc thiết kế theo mô hình khí động học mới, quả bom Tallboy đã nhanh chóng đạt được tốc độ và thậm chí đã vượt qua cả những rào cản âm thanh. Được ném xuống từ độ cao hơn 4 km, Tallboy có thể xuyên thủng khối bê tông dày 3 m và khoan sâu vào lòng đất tới 35 m, sau vụ nổ Tallboy để lại trên mặt đất một hố sâu có đường kính lên tới 40m.

Chính vì vậy, hai lần quân đồng minh đã sử dụng những quả bom Tallboy để tấn công vào các mục tiêu kiên cố của Đức. Loại bom này còn đánh hỏng thiết giáp hạm Tirpitz của Đức, khi đang hoạt động trong vịnh Na Uy. Theo thống kê, trong cuộc chiến này, phe đồng minh đã sử dụng hơn 854 quả bom Tallboy để tấn công các mục tiêu của quân đội Đức.

Thành công này đã khiến nhà chế tạo Barney Uellisu trở nên nổi tiếng, từ đó, ông tiếp tục cho ra đời bom Grand Slam có sức công phá tương đương thậm chí còn mạnh hơn cả Tallboy, vào năm 1943. Grand Slam được phát triển dựa trên thiết kế của Tallboy, điểm khác biệt của loại bom này là có thể xuyên thủng và phá huỷ mục tiêu được che chắn bởi lớp bê tông dày 7m.

Sau chiến tranh, bom Grand Slam tiếp tục được trang bị và phục vụ trong Không quân Hoàng gia Anh, tuy nhiên lực lượng này sử dụng Grand Slam ít dần vì chi phí chế tạo quá cao.

Hiện, Không quân Hoàng gia chỉ còn lại những bản sao của Grand Slam như bom Halifax và Lancaster.

Grand Slam có trọng lượng: 5,4 tấn; Khối lượng thuôc nổ: 2,4 tấn; Bom có chiều dài: 6,35 m; Đường kính lên tới 0,95 m

Fritz-X: bom có điều khiển đầu tiên trên thế giới
Vào năm 1943, trước sức tàn phá của máy bay ném bom của quân đồng minh, Đức đã ngay lập tức đáp trả bằng việc nghiên cứu và chế tạo thành công bom có điều khiển Fritz-X.


Bom Fritz-X của Đức.


Sở dĩ, Fritz-X được gọi là bom có điều khiển nhờ tích hợp hệ thống dẫn đường FuG 203/230. Thông qua hệ thống này, người điều khiển có thể tấn công chính xác mục tiêu của đối phương.

Trong Thế chiến 2, song song với việc phe đồng minh nhanh chóng phát triển các loại vũ khí mới thì người Đức cũng đã đẩy mạnh việc sản xuất các loại bom thông minh hơn.

Bom có trọng lượng: 1,362 tấn; Khối lượng thuốc nổ: 320kg; Fritz-X có chiều dài : 3,32m; Đường kính: 0,84m;

Ngoài ra, phải kể tới bom chùm SD Schmetterling của người Đức, được chế tạo thành công vào năm 1939. Đây là loại bom có sức phá huỷ lớn và bán kính sát thương rộng. Bề ngoài của SD2 Schmetterling là một quả bom cỡ lớn, tuy nhiên bên trong là hàng trăm quả bom con cỡ nhỏ.

Bom chùm đã được chứng minh khả năng phá huỷ hiệu quả tại chiến trường châu Âu và Bắc Phi những năm trước đó. Không quân Đức cũng đã sử dụng bom chùm cassette SD2, có chứa 108 quả bom nhỏ để phá huỷ các mục tiêu của quân đồng minh trong chiến tranh thế giới thứ 2.

[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang