Tuy ít được công chúng chú ý nhưng các hệ thống chế áp phòng không của Nga và Trung Quốc không hề kém phương Tây. Ưu việt của SEAD Nga Hiện nay, Nga sở hữu một số lượng lớn vũ khí phục vụ cho chiến thuật chế áp đường không (SEAD/DEAD - Supression/Destruction of Enemy Air Defences ). Trong khuôn khổ Tập đoàn Vũ khí tên lửa chiến thuật (KTRV, Nga), hiện có 2 viện thiết kế chịu trách nhiệm sản xuất những loại vũ khí này là: Zvezda-Strela với Kh-31 và Raduga với Kh-58. Tên lửa Kh-31 (NATO gọi là AS-17 Krypton) được sản xuất với 2 biến thể chính là Kh-31A chống hạm và Kh-31P chống radar. Cả 2 loại tên lửa này đều trang bị động cơ ramjet nhiên liệu lỏng và có thể đạt tốc độ tới 1.000 m/s (gần gấp 3 lần tốc độ âm thanh). Họ tên lửa Kh-31, trong đó tên lửa chống radar Kh-31P ở trên cùng Được phát triển từ những năm 1970, tuy nhiên, trong vài thập kỷ đầu, việc nghiên cứu sản xuất loại tên lửa này tiến triển chậm chạp do thiếu kinh phí và khách hàng quốc tế thờ ơ. Tuy nhiên, trong 5 năm trở lại đây, tốc độ phát triển loại tên lửa này đã gia tăng chóng mặt với 3 biến thể Kh-31 dành cho xuất khẩu và 1 biến thể với thông số vượt trội dành cho Không quân Nga. Kh-31P thông thường có tầm bắn 110 km với đầu đạn nổ phá-mảnh nặng 87 kg. Tương tự các vũ khí chống radar cũ của Nga, Kh-31P được trang bị 3 loại đầu tìm khác nhau tương ứng với từng loại băng sóng đặc hữu của radar NATO. Biến thể nâng cấp Kh-31PK sử dụng đầu đạn cảm ứng thay cho đầu đạn thông thường và gia tăng khối lượng đầu đạn tới 88,5 kg, do đó, nó có khả năng tiêu diệt những dàn radar có anten phát sóng cao đến 15 m. Với đầu đạn chạm nổ, tên lửa chống radar sẽ nhằm tấn công vào bộ phận phát sóng của radar. Tên lửa Kh-31PD (giữa) có tầm bắn 250 km với đầu đạn 110 kg, trang bị đầu tìm đa băng tần có khả năng chống lại nhiều loại radar Năm 2009, Nga giới thiệu biến thể hiện đại hóa sâu của Kh-31P có tên Kh-31PD (NATO gọi là AS-17 Mod 2) với tầm bắn xa hơn và đầu đạn mạnh hơn hẳn Kh-31P và Kh-31PK. Kh-31PD có chiều dài 5,34 m (dài hơn Kh-31P 0,64 m) với động cơ được thiết kế mới hoàn toàn. Nhờ đó, Kh-31PD có thể đạt vận tốc 1.100 m/s và tầm bắn tới 250 km. Kh-31PD có 2 loại đầu đạn lớn hơn gồm đầu đạn chùm hoặc đầu đạn đa năng, đều nặng 110 kg. Điểm cải tiến quan trọng nhất của Kh-31PD là tên lửa sử dụng đầu tìm đa băng tần mới có tên Avtomatika L-130 cùng với hệ dẫn quán tính tiên tiến giúp nâng độ chính xác của tên lửa và mở rộng khả năng tiêu diệt nhiều loại radar mới. Hiện nay, theo công bố của Nga, nhiều loại máy bay có thể mang Kh-31PD như Su-30MKI (Ấn Độ), Su-30 MKM (Malaysia), Su-30 MK2 (Trung Quốc, Việt Nam, Venezuela), Mig-29K/KUB (Ấn Độ) và Su-35, Mig-35 của Nga. Một số nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Venezuela đã trang bị Kh-31P. Ngoài Kh-31, Nga còn sử dụng các tên lửa chống radar Kh-58 hay Kh-58UShKE hiện đại hơn do Viện Raduga thiết kế. Tên lửa Kh-58UShKE đang là loại tên lửa chống radar hiện đại nhất trong Không quân Nga với chiều dài ngắn hơn (chỉ 4,2 m, ngắn hơn Kh-31PD tới 1,24 m), cánh đuôi có khả năng gập lại rất thích hợp để lắp trong các khoang trong thân máy bay thế hệ 5 PAK-FA của Sukhoi hoặc trang bị với số lượng lớn cho máy bay tiêm kích-bom đa năng Su-34. Kh-58UShKE với kích cỡ nhỏ gọn và cánh lái gấp lại được, thích hợp lắp cho T-50. Ngoài ra, tên lửa này cũng có khả năng diệt máy bay cảnh báo sớm như Kh-31PD. Kh-58UShKE là loại tên lửa có hiệu năng hơn hẳn loại Kh-31PD với tầm bắn 245 km, đầu đạn nặng tới 149 kg và tốc độ 1.170 m/s và sai số vòng tròn xác suất (CEP) chỉ 20 m. Khác với các tên lửa chống radar cũ chỉ có thể dùng tấn công các dàn radar trên mặt đất của đối phương, Kh-31PD hay Kh-58UShKE với tầm bắn xa, tốc độ cao và đầu tìm tiên tiến còn có khả năng tấn công trực tiếp các máy bay cảnh báo sớm (AWACS) của đối phương ngay trên không. Do đó, năng lực SEAD/DEAD của Nga hiện nay vẫn không kém phần đáng sợ, dù "chưa có dịp" thể hiện như vũ khí Mỹ và phương Tây. Bước tiến của Trung Quốc Bắt đầu từ năm 2000, Trung Quốc đã mua một số lượng đáng kể tên lửa chống radar Kh-31P của Nga để trang bị cho các máy bay Su-30MKK và loại hiện đại hơn là Su-30MK2 trong không quân nước này. Sau đó, khoảng năm 2003-2004, Trung Quốc đã sao chép tên lửa này để tự sản xuất với tên gọi YJ-91 . Trung Quốc đã có những cải tiến nhất định để trang bị YJ-91 cho cả các loại máy bay cũ của nước này như JH-7A hay máy bay ném bom H-6G. Biến thể J-10 đầu tiên của Trung Quốc không có khả năng sử dụng tên lửa không đối đất. Tuy nhiên, tại Triển lãm AVIC 2010, Trung Quốc đã giới thiệu biến thể tiêm kích đa năng J-10A có khả năng sử dụng YJ-91, mở rộng nhiều lần khả năng chế áp phòng không của nước này. Máy bay JH-7A của Trung Quốc đang phóng tên lửa YJ-91 Ngoài Kh-31P/YJ-91, Trung Quốc hiện còn sở hữu tên lửa Kong Di-88 (KD-88 hay C-802KD) là biến thể của một loại tên lửa hành trình tầm xa có khả năng tiêu chống radar nếu được trang bị loại đầu tìm tương ứng. Ngoài ra, trên các máy bay JH-7A trang bị KD-88, người ta còn thấy các thiết bị truyền dữ liệu về radar mục tiêu do máy bay trinh sát được cho tên lửa. Có tầm bắn tối đa chỉ 180 km, tốc độ bay dưới âm và độ chính xác hạn chế, do đó, KD-88 chỉ đóng vai trò thứ yếu so vói YJ-91 và Kh-31P trong chiến thuật chế áp phòng không của Trung Quốc. Lắp tên lửa KD-88 cho máy bay tấn công JH-7A Bên kia bờ eo biển, Đài Loan cũng không chịu kém khi đang ấp ủ phát triển tên lửa chống radar TC-IIA (Thiên Kiếm IIA, nâng cấp từ tên lửa không đối không Thiên Kiếm II) nhằm đối trọng với Trung Quốc. Hiện tại, tên lửa TC-IIA bắt đầu được trang bị cho các máy bay F-CK-1C/D Kinh Quốc của không quân Đài Loan. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa chống radar. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa chống radar. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Ba, 1 tháng 11, 2011
>> Tên lửa chống radar của Nga, Trung Quốc
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)