Không chỉ các nước Mỹ - Tây Âu chú trọng phát triển các hệ thống phòng thủ chống ngư lôi, Nga, Trung Quốc và nhiều nước khác cũng không coi nhẹ mối nguy hiểm này.
>> Các hệ thống phòng thủ ngư lôi hiện đại (Kỳ 1) Australia Tại nam bán cầu, Australia đang nỗ lực phát triển các công nghệ chống ngư lôi với dự án Sea Defender nhằm nâng cao khả năng phát hiện và phân loại ngư lôi cho sonar đa năng tần số thấp Thompson Marconi. Những nỗ lực này đã đạt được thành quả là sonar Sea Defender II (UMS 4550) trang bị trên chiến hạm ANZAC cùng hệ thống cảnh báo ngư lôi Albatros và hệ thống mồi bẫy chống ngư lôi AN/SLQ-25C. Với thiết kế mở của hệ thống này, nó có thể tương thích với rất nhiều loại máy tính kiểm soát hỏa lực đang được sử dụng trên thế giới. Bệ phóng mồi bẫy chống ngư lôi LESCUT Ngoài ra, các hộ vệ hạm lớp Adelaide cũng được trang bị hệ thống cảnh báo ngư lôi Sea Defender I. Hệ thống này sẽ được kết nối với bệ phóng mồi bẫy LESCUT (Launched Expendable Scutter) do Rafael sản xuất, sử dụng đạn mồi bẫy Scutter có khả năng chống lại cả các loại ngư lôi dẫn đường bằng sonar chủ động và thụ động. Mồi bẫy của hệ thống LESCUT sẽ được phóng từ hệ thống phóng mồi bẫy thông thường. Sau đó, đạn mồi sẽ lấy mẫu thủy âm quanh con tàu hay mẫu tín hiệu thủ âm của ngư lôi chủ động và phát tín hiệu dựa trên mẫu lấy được nhằm đánh lừa ngư lôi. Israel Đối mặt với nhiều mối nguy hiểm từ tàu ngầm Iran, Israel cũng tự phát triển hệ thống điều khiển dành cho thiết bị phòng thủ ngư lôi để tích hợp vào hệ thống đạn mồi LESCUT. Thêm nữa, Rafael cũng phát triển riêng cho Israel một hệ thống chống ngư lôi khác có tên ATC-2 có khả năng chia sẻ đường cáp tín hiệu cùng cảm biến của LESCUT. Đạn đánh chặn ngư lôi của hệ thống ATC-2 Về bản chất, ATC-2 là thiết bị mồi bẫy có khả năng phát sóng âm đa tần nhằm đánh lừa hệ thống dẫn đường của ngư lôi ngay cả khi thiết bị cảnh báo chưa xác định được vị trí hay hướng bắn của ngư lôi. ATC-2 sử dụng ba kênh phát sóng riêng với khẩu độ phát sóng hẹp giúp giảm nhiễu, giúp thiết bị có thể bắt bám ngư lôi liên tục. Cơ chế đánh chặn ngư lôi của hệ thống Torbuster. Kết hợp với ATC-2 là hệ thống đạn đánh chặn ngư lôi Torbuster vốn được Rafael phát triển dành cho tàu ngầm dựa trên đạn Scutter của hệ thống LESCUT. Nga Trước khi Liên bang Xô Viết sụp đổ, các hệ thống rocket chống ngầm của Nga như RBU-2500, RBU-6000... đều được tích hợp khả năng đánh chặn ngư lôi. Đầu thế kỷ 21, Nga cũng đã sở hữu trong tay nhiều hệ thống phòng thủ ngư lôi tiên tiến. Ít nhất ba loại sonar của Nga đã được nâng cấp khả năng phát hiện và theo dõi ngư lôi là các loại MGK-335EM, MGK-400EM và Vignettte-EM. Thêm nữa, Nga cũng đã phát triển hệ thống ngư lôi chống ngư lôi (ATT) tiên tiến có tên Paket-E/NK. Theo thông tin Nga đưa ra, hệ thống Paket-E/NK được tích hợp sonar chỉ thị mục tiêu riêng và đạn chống ngư lôi đặt trong các container sẵn sàng phóng. Cơ chế làm việc của hệ thống phòng thủ ngư lôi Paket-E/NK của Nga. Hiện chưa có thông tin hệ thống sonar riêng của Paket-E/NK có khả năng tương tác và chia sẻ dữ liệu với sonar chính của tàu mẹ hay không, tuy nhiên, hệ thống này vẫn có khả năng tự động nhận dạng, phân loại mục tiêu và chuyển dữ liệu về tham số bắn cho hệ thống điều khiển bắn. Dự tính trong tương lai, các hệ thống rocket chống ngầm của Nga sẽ có thể tích hợp cơ số đạn hỗn hợp gồm đạn rocket chống ngầm và ngư lôi chống ngư lôi, có thể hoạt động hoàn toàn độc lập hoặc tích hợp vào hệ thống điều khiển bắn chung của tàu. Ấn Độ Trong 10 năm trở lại đây, Ấn Độ đã mua khá nhiều vũ khí chống ngầm và chống ngư lôi. Do đó, trong hải quân Ấn Độ hiện nay, việc sử dụng chung các loại khí tài phương Tây và Xô Viết là khá phổ biến. Tuy nhiên, tương tự như các nước nhập khẩu vũ khí khác, Ấn Độ cũng đang rất nỗ lực trong việc phát triển hệ thống phòng thủ chống ngư lôi nội địa để giảm sự phụ thuộc vào nước ngoài. Trong số các sản phẩm nội địa, hệ thống phòng thủ chống ngư lôi bằng mồi bẫy Mareech (Mareech Anti-Torpedo Decoy System) được giới thiệu bởi công ty Mahindra là nổi bật nhất. Hệ thống phòng thủ chống ngư lôi Mareech do Ấn Độ tự phát triển Hiện nay, thông tin về hệ thống Mareech vẫn được Ấn Độ bảo mật rất chặt chẽ. Ấn Độ có vẻ sẽ sử dụng hệ thống này trên tàu sân bay nội địa đầu tiên của Ấn Độ thuộc dự án 71 và khu trục hạm lớp Kolkata từ năm 2012. Trung Quốc Hiện nay, hầu như không có thông tin công khai về hệ thống phòng thủ chống ngư lôi của Trung Quốc do chính sách bảo mật kỹ càng của nước này. Tuy nhiên, với tốc độ mở rộng chóng mặt của hạm đội tàu ngầm cũng như tàu nổi của Trung Quốc thì việc phát triển một hệ thống phòng thủ ngư lôi riêng gần như là chắc chắn đang được tiến hành. Theo những thông tin rò rỉ, Trung Quốc đang sử dụng hệ thống sonar MGK-335 của Nga lắp đặt trên các hộ vệ hạm lớp Giang Khải (Type-054) có khả năng phát hiện và phòng thủ trước ngư lôi đối phương. Thêm nữa, thông tin được công bố trong các tạp chí khoa học từ các viện nghiên cứu của Trung Quốc, nước này cũng đạt được những thành tựu nhất định về lĩnh vực này. Ngoài ra, một số nguồn tin khác cho thấy Trung Quốc cũng thành công trong nhiều nghiên cứu về việc nâng cấp các khả năng của sonar bao gồm thiết bị gây nhiễu ngư lôi, mồi bẫy di động ... để sử dụng trong chiến thuật phòng thủ ngư lôi của mình. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa ngư lôi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa ngư lôi. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Sáu, 2 tháng 3, 2012
>> Các hệ thống phòng thủ ngư lôi hiện đại (Kỳ 2)
Thứ Tư, 29 tháng 2, 2012
>> Các hệ thống chống ngư lôi của Tây Âu
Sau Thế chiến hai, cuộc chiến trên các đại dương chủ yếu dựa vào các loại tên lửa nhưng việc đối phó với các mối đe dọa từ ngư lôi vẫn không hề bị coi nhẹ. Bởi các chuyên gia tin rằng, tâm điểm của chiến tranh thế kỷ 21 là chiến tranh mạng. Cuộc chiến ảo đã bắt đầu khai hỏa trong thế giới thực. Trong vòng 10 năm trở lại đây, các đại dương đã trở nên “nhộn nhịp” hơn rất nhiều với khoảng gần 100 tàu ngầm được đóng và mua mới, chủ yếu tại Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Nga và một số nước Đông Nam Á. Với lực lượng tàu ngầm ngày càng phát triển, mối nguy hiểm do các loại ngư lôi mang lại trong các cuộc hải chiến hiện đại cũng ngày càng tăng. Chắc hẳn các sĩ quan hải quân thế giới đều không quên trường hợp chiến hạm Cheo-nan trọng tải 1.240 tấn của Hàn Quốc được cho là bị đánh chìm bởi ngư lôi Triều Tiên. Các hệ thống phòng thủ chống ngư lôi đã được thiết kế và ứng dụng từ giữa thập niên 1950 gồm các thiết bị tạo tín hiệu thủy âm giả kéo theo tàu nhằm đánh lừa các loại ngư lôi dẫn đường sonar và một số vũ khí chống ngư lôi đơn giản. Tuy nhiên, với các loại ngư lôi hiện đại thì những thiết bị kể trên đã không còn hiệu quả. Do đó, việc phát triển hệ thống phòng thủ ngư lôi từ cơ chế đánh lừa - né tránh đã phát triển lên cơ chế phát hiện - phân loại - định vị (DCL - Detection - Classification - Localization). Việc đối phó ngư lôi đã được tiến hành bằng các cơ chế bị động cũng như chủ động. Mô hình DCL gồm việc phát hiện và phân loại mối nguy hiểm, sau đó các hệ tính toán sẽ đưa ra giải pháp đối phó bằng mồi bẫy đánh lừa hay vũ khí tiêu diệt ngư lôi một cách hoàn toàn tự động mà không cần thiết phải điều khiển tàu tránh ngư lôi. Trong đó, vũ khí tiêu diệt ngư lôi đang chia thành hai xu thế trên thế giới: Ngư lôi chống ngư lôi (ATT - Anti-Torpedo Torpedo) của phương Tây và rocket chống ngư lôi của Nga. Điểm bất lợi của phương pháp tiêu diệt ngư lôi là giá thành đắt và nguy cơ hết đạn nếu đối phương sử dụng tín hiệu giả để đánh lừa. Do đó, các tàu chiến luôn phải kết hợp cả hai phương pháp đánh lừa và tiêu diệt ngư lôi địch một cách hợp lý. Trong lĩnh vực này, mỗi nước lại có một cách tiếp cận khác nhau. Anh Sau khi dự án hợp tác với Mỹ về hệ thống chống ngư lôi (JSSTD - Joint Surface Ship Torpedo Defence) bị thất bại, Hải quân Hoàng gia Anh mua 4 hệ thống phòng thủ ngư lôi AN/SLQ-25 về với mục đích nghiên cứu đánh giá. Hệ thống này đã được tích hợp cùng hệ thống Sonar 2087 của Thales và lắp đặt trên chiến hạm HMS Westminster năm 2004 hay Sonar 2170 trên các tàu mới hơn như HMS Illustrious. Hiện nay, mô hình phòng thủ ngư lôi của Anh chủ yếu dựa vào hệ thống Sonar 2170 Sea Sentor và hệ thống phòng thủ AN/SLQ-25. Hệ thống này bao gồm một số mồi bẫy được kéo bằng dây phía sau tàu. Những mồi bẫy này sẽ có khả năng mô phỏng tiếng động phát ra đúng với tần số của các thiết bị trong tàu như động cơ, buồng máy với cường độ lớn hơn để lôi kéo các loại ngư lôi sử dụng đầu dò sonar thụ động về phía nó thay vì lao về phía tàu chiến. Hệ thống phòng thủ chống ngư lôi AN/SLQ-25 dạng cáp kéo sau tàu của Mỹ đang được sử dụng trên nhiều tàu thuộc hải quân Hoàng gia Anh Biến thể nâng cấp AN/SLQ-25B còn có thể thu thập được các tín hiệu thủy âm của ngư lôi sử dụng sonar chủ động, sau đó trả tín hiệu giả về phía ngư lôi khiến nó bắn lệch mục tiêu. Trong khi đó, biến thể nâng cấp mới nhất AN/SLQ-25C có khả năng khuếch đại tín hiệu âm lớn hơn và dây cáp kéo dài hơn (tới 300 mét). Mỗi hệ thống AN/SLQ-25A được bán với giá khoảng 1 triệu USD và mỗi tàu chiến cần từ 1-2 hệ thống này tùy theo lượng giãn nước. Canada Giống như Anh, các hệ thống phòng thủ ngư lôi (SSTD) của Canada vay mượn nhiều từ các thiết kế của Mỹ. Các hệ thống SSTD của Canada dựa chủ yếu vào loại sonar dây kéo AN/SQR-501 CANTASS kết hợp với hệ thống phòng thủ ngư lôi AN/SLQ-25 của Mỹ. Năm 2010, Cơ quan nghiên cứu quốc phòng Atlantic của Canada đã tiến hành nhiều nâng cấp về hệ thống SSTD trên hộ vệ hạm lớp Halifax của nước này và dự tính sẽ hoàn thành bao gồm nâng cấp sử dụng dây kéo sợi carbon siêu bền (DLC - Diamond Like Carbon array) và hệ thống phóng mồi bẫy đánh lừa ngư lôi. Pháp Trước khi tham gia vào dự án nghiên cứu chung PG-37 của NATO, Pháp cũng đã có dự án nghiên cứu riêng về SSTD của mình vào đầu thập niên 1990. Tuy nhiên, do gặp nhiều khó khăn, Pháp buộc phải liên kết với Itlay để phát ttriển hệ thống chống ngư lôi có tên SLAT (Système de Lutte Anti-Torpille). Kết quả là nghiên cứu này đã đạt được thành công lớn và đã được lắp đặt trên hầu hết những tàu chiến lớn nhất của Pháp và Italy như hàng không mẫu hạm Charles de Gaulle của Pháp, hàng không mẫu hạm ITS Cavour của Italia, hộ vệ hạm lớp La Fayette và lớp Andrea Doria. Chương trình phát triển hệ thống chống ngư lôi SLAT được nghiên cứu với sự hợp tác của rất nhiều công ty, trong đó nhà đầu tư chính là Euroslat EEIG (Pháp) và Whitehead Alenia Sistemi Subacquei (Italia) là nhà sản xuất chính chế tạo các thiết bị phóng mồi bẫy và đạn mồi bẫy Đạn mồi chống ngư lôi Contralto-V sử dụng trong hệ thống chống ngư lôi SLAT của Pháp Hệ thống SLAT được cấu thành từ hai bộ phận chính gồm một sonar thủy âm ALERTO chịu trách nhiệm phát hiện các mối nguy hiểm đến từ ngư lôi đối phương và hệ thống phóng mồi bẫy, sẽ phóng ra các quả đạn chứa bộ phận mô phỏng tiếng động tàu chiến để đánh lừa ngư lôi. Đạn mồi bẫy của SLAT cũng có nhiều loại khác nhau, bao gồm đạn mồi bẫy Contralto-V hay hiện đại hơn là CANTO-V. Ngoài ra, theo dự án nghiên cứu hợp tác PG-37 với NATO, Pháp cũng đã chế tạo ra hệ thống phòng thủ tiêu diệt ngư lôi (hard-kill) có tên MU90HK có khả năng phóng ra đạn chứa thuốc nổ mạnh và tiêu diệt ngư lôi đang nhắm vào tàu. Italy Sản phẩm của công ty WASS không những được phục vụ tại Pháp trong dự án SLAT mà còn được bán ra tại nhiều nước khác. Trong đó, thành công nhất là hệ thống phòng thủ chống ngư lôi C-310 được bán cho Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) để trang bị cho các tàu chiến lớp Abu Dhabi của nước này. Giàn phóng đạn mồi của hệ thống chống ngư lôi C-310 Mỗi hệ thống C310 gồm một giàn phóng mồi bẫy chứa từ 8 - 12 đạn mồi. Hệ thống này được điều khiển bởi một máy tính trung tâm có chức năng nhận tín hiệu thủy âm từ các sonar thu thập được, phát hiện, bắt bám ngư lôi và điều khiển C-310 tấn công mục tiêu. Đạn gây nhiễu tĩnh và đạn MTE sử dụng trong hệ thống chống ngư lôi C-310 Đạn của hệ thống C310 gồm có hai loại khác nhau bao gồm loại đạn gây nhiễu tĩnh (Stationary jammer) và đạn gây nhiễu có thể di chuyển (MTE - Mobile Target Emulator). Hai loại đạn này có đường kính 127 mm, dài 1,15 mét và nặng 16 kg và có khả năng mô phỏng đúng tần số âm thanh của tàu mẹ đã được nạp vào đạn từ trước. Ngoài ra, MTE còn có thể tự động di chuyển vào vị trí giữa ngư lôi và tàu mẹ để tăng hiệu quả đánh chặn. Đức Ngoài một số tàu chiến sử dụng hệ thống phòng thủ ngư lôi bằng mồi bẫy kéo sau tàu tương tự như hệ thống AN/SLQ-25 của Mỹ, Đức còn phát triển riêng hệ thống phóng mồi bẫy chống ngư lôi của mình có tên Sea Spider ATT, còn có tên khác là hệ thống MTW (Mini Torpedo Welcome). Công ty Atlas Elektronik cho biết, đây là hệ thống ngư lôi chống ngư lôi (ATT - Anti Torpedo Torpedo) đầu tiên có thể tích hợp vào các hệ thống phòng thủ ngư lôi cũ và mới trên thế giới. Ngư lôi chống ngư lôi SeaSpider được phóng từ tàu chiến Các cuộc thử nghiệm cho thấy Sea Spider đều đáp ứng tốt tất cả các bài thử về hệ thống điều khiển vũ khí, cân bằng, khả năng thao diễn dưới nước, khả năng phát hiện ngư lôi và tốc độ phản ứng. Thêm vào đó, Atlas Elektronik đang nghiên cứu chế tạo phiên bản Sea Spider có khả năng truy kích và tiêu diệt ngư lôi đối phương thay vì hạn chế với nhiệm vụ mồi bẫy động như hiện nay. Sea Spider có thể sử dụng trên cả tàu nổi và tàu ngầm dạng bệ phóng gắn cố định hay bệ phóng có thể di chuyển trên sàn tàu. Ngoài ra, nó cũng có thể phóng từ các bệ phóng rocket chống ngầm hay các ống phóng ngư lôi hạng nhẹ. Mỗi quả đạn Sea Spider đều có trang bị hệ thống dẫn đường bằng sonar riêng, có khả năg hoạt động ở chế độ truy tìm bằng sóng âm chủ động, thụ động và có thể được trang bị đầu nổ có khả năng phá hủy bất kỳ loại ngư lôi nào. |
Thứ Tư, 13 tháng 4, 2011
>> 'Thợ săn' Helix Ka-27, sát thủ của mọi tàu ngầm
[BDV news] Được thiết kế, chế tạo từ thời chiến tranh lạnh và trải qua nhiều phiên bản khác nhau, "thợ săn ngầm" Ka-27 vẫn tỏ ra hữu hiệu trong tác chiến chống ngầm của hải quân Nga và nhiều nước hiện nay.
Song song với việc phát triển lực lượng tầu ngầm thì chống ngầm cũng là nội dung được các nước chú trọng, bao gồm các hệ thống cảnh giới trinh sát ngầm cố định lẫn di động, và các lực lượng săn ngầm như tàu, máy bay săn ngầm... Trong đó, lực lượng máy bay săn ngầm là lực lượng cơ động, linh hoạt, có khả năng chống ngầm mạnh nhất. Quân đội Liên Xô trước đây và quân đội Nga ngày nay có lực lượng máy bay chống ngầm mạnh gồm: các trực thăng và máy bay cánh quạt mang phương tiện trinh sát, tìm kiếm, phát hiện và các vũ khí tiêu diệt tàu ngầm như bom chìm, rocket chống ngầm, tên lửa ngư lôi và ngư lôi... Dòng trực thăng chống ngầm Kamov là nòng cốt của lực lượng trực thăng chống ngầm của Nga. Trong thời chiến tranh lạnh, các trực thăng này đã tỏ ra có nhiều ưu việt trong việc bảo vệ vùng biển rộng lớn. Ka-27 là loại trực thăng chống ngầm hoạt động hiệu quả nhất trong hải quân Nga. Trực thăng Kamov Ka-27 (NATO gọi là Helix) được phát triển trên cơ sở mẫu trực thăng Ka-25, sử dụng cho hải quân Liên Xô và hiện là trực thăng chống ngầm tiêu chuẩn của hải quân Nga. Ka-27 có nhiều phiên bản khác nhau, gồm Ka-27PL dùng để săn ngầm, được gọi là "kẻ đi săn và tiêu diệt"; Ka-27PS dùng cho tìm kiếm cứu nạn; Ka-28 để xuất khẩu; Ka-29 vừa sử dụng để chở quân, vừa sử dụng để tấn công đối phương; Ka-31 dùng để trinh sát, theo dõi. Đặc điểm kỹ thuật Sử dụng cánh quạt đồng trục, được làm bằng chất liệu composite và sử dụng chất chống đóng băng, Ka-27 có thể hoạt động ở xứ lạnh, cất, hạ cánh trên boong tàu trong điều kiện tàu bị lắc, tròng trành khi hành trình trên biển trong điều kiện sóng to. Loại máy bay này còn dùng phương pháp "hai cánh quạt nâng đồng trục" nên bỏ được cánh quạt ở đuôi. Hai bộ cánh quạt quay đồng trục, ngược chiều nhau giúp triệt tiêu mômen làm quay thân máy bay. Hệ thống cánh quạt đồng trục giúp Ka-27 có thể hoạt động một cách linh hoạt, đặc biệt là trong các trường hợp di chuyển đột ngột theo nhiều hướng khác nhau. Do Ka-27 không sử dụng cánh quạt đuôi nên rất dễ điều khiển, không bị ảnh hưởng của gió thổi ngang. Đặc biệt, nó có thể cất, hạ cánh, bay treo và hoạt động ở mọi điều kiện thời tiết. Do đường kính cánh quạt nhỏ nên kích thước của Ka-27 rất gọn, có thể triển khai trên các tàu chiến loại nhỏ. Do có kích thước nhỏ, gọn nên Ka-27 có thể cất, hạ cánh trên các tàu chiến loại nhỏ. Do được chế tạo bằng các chất liệu chống ăn mòn và xâm thực, nên Ka-27 có thể hoạt động trong môi trường khắc nghiệt trên biển. Trực thăng được lắp các phao hình cầu cho phép hạ cánh trên mặt nước trong điều kiện khẩn cấp. Ka-27 được trang bị hệ thống động lực gồm hai động cơ trục tua bin TV3-117KM. Ka-28 sử dụng hai động cơ loại mạnh hơn, TV3-117VK, do đó nó có thể tăng trọng lượng cất cánh cũng như phạm vi hoạt động. Hệ thống phát hiện tàu ngầm Các trang bị điện tử của trực thăng Ka-27 bao gồm: radar trinh sát được đặt ngay dưới mũi máy bay, thiết bị sonar ngầm dưới biển và phao thủy âm để phát hiện tàu ngầm. Ka-27 được trang bị hệ thống radar vừa có chức năng dò tìm, phát hiện mục tiêu ngầm, vừa có chức năng hỏi đáp, dẫn đường. Sonar ngầm VGS-3 dùng để phát hiện tàu ngầm, xác định chính xác tọa độ của tàu ngầm. Ka-27 cũng có hệ thống dò tìm các trạng thái dị thường và máy thu để dò tìm và dẫn đường cho các trực thăng khác về phía các phao thủy âm. Thiết bị săn ngầm của Ka-27 cho phép phát hiện mục tiêu ở độ sâu 500 m dưới mặt nước và cách xa đến 10 km. Ka-27 có thể tiến hành các hoạt động trinh sát ngầm trong điều kiện biển động cấp 5, trong phạm vi bán kính lên tới 200 km. Ka-27 thường tác chiến theo đội hình, ít nhất hai chiếc, trong đó, một chiếc làm nhiệm vụ dò tìm, chiếc còn lại tiếp nhận thông tin và tiêu diệt mục tiêu. Trong điều kiện chiến đấu, Ka-27 luôn hoạt động theo đội hình gồm ít nhất hai chiếc, trong đó, một chiếc làm nhiệm vụ dò tìm, phát hiện mục tiêu, truyền thông tin sang chiếc bên cạnh để tiêu diệt mục tiêu. Toàn bộ quá trình dò tìm, khóa mục tiêu được thực hiện một cách tự động. Nhiệm vụ của phi công chỉ là lựa chọn vũ khí và nhấn nút để tiêu diệt. Hệ thống vũ khí Về vũ khí, Ka-27 được trang bị các loại như: Ngư lôi tự dẫn 533 mm, Tên lửa ngư lôi, 10 bom chùm PLAB 250-120 và hai bom OMAB. Ngư lôi tự dẫn 533 mm được đặt trong một khoang sấy nhằm đảm bảo độ tin cậy trong mọi điều kiện thời tiết. Cho dù loại ngư lôi 533 mm này có kích thước lớn nhưng ưu điểm của nó là có thể tiêu diệt được hầu hết các loại tàu ngầm trên thế giới. Hệ thống điện tử chưa hiện đại nên chiếm nhiều diện tích khoang lái. Nhược điểm duy nhất của Ka-27 nằm ở hệ thống điện tử. Do hệ thống điện tử không hiện đại nên chiếm nhiều diện tích trong khoang lái. Radar săn ngầm của Ka-27 cũng quá lớn khiến hạn chế trong việc trang bị thêm các loại vũ khí khác. |
Nhãn:
Bom chùm PLAB 250-120,
Bom OMAB,
Hải quân Nga,
Quân đội Liên Xô,
Sát thủ tàu ngầm,
Tên lửa ngư lôi,
Thợ săn' Helix Ka-27,
Trực thăng Kamov Ka-27
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)