Nếu các động cơ AL-31F có lực đẩy là 12,5 tấn thì Su-35 được trang bị một động cơ vượt trội với lực đẩy lên đến 14,5 tấn.
Tờ "Washington Post" dường như đã tìm ra những lý do thực sự đằng sau thoả thuận mua bán Trung-Nga máy bay chiến đấu Su-35.
Tiêm kích J-11B của Trung Quốc Gần đây, giới truyền thông đang rất quan tâm đến việc Trung Quốc sẵn sàng chi 4 tỷ USD để mua 48 chiếc Su-35 của Nga. Tuy nhiên, với sự lớn mạnh về quân sự trong những năm qua, người ta đang đặt câu hỏi rằng, tại sao Trung Quốc lại phải bỏ nhiều tiến như thế để mua máy bay Su-35 của Nga? Trên thực tế, Su-35 được trang bị động cơ được sản xuất bởi Công ty sản xuất động cơ máy bay Saturn, với lực đẩy được nâng cấp lên 16% so với các loại máy bay trước đó của Nga. Toàn bộ hệ thống động cơ đều được kiểm soát bởi hệ thống máy tính SDU-D. Nếu các động cơ AL-31F có lực đẩy là 12,5 tấn thì Su-35 được trang bị một động cơ vượt trội với lực đẩy lên đến 14,5 tấn. Tờ "Washington Post" dẫn lời một nguồn tin từ Công ty Saturn cho biết, từ tháng 12/2010 các công nhân của Công ty đã bắt đầu làm tăng ca để sản xuất động cơ phản lực cho máy bay chiến đấu của Trung Quốc. Bởi sau nhiều năm nỗ lực nghiên cứu nhưng cho đến bây giời Trung Quốc vẫn chưa thể sản xuất được một động cơ máy bay chiến đấu đáng tin cậy. Ông Ruslan Pukhov, Giám đốc Trung tâm phân tích Kỹ thuật và Chiến lược của Nga cho biết, Trung Quốc phải cần ít nhất 10 năm nữa mới có thể hoàn thiện được những chi tiết quan trọng của động cơ phản lực. Hiện nay, Trung Quốc đang sản xuất 3 loại máy bay chiến đấu thế hệ mới là J-11B, J-10 và FC-1 “Kiêu Long”. Tất cả động cơ trên các máy bay này đều do Nga sản xuất. Khi Trung Quốc thử nghiệm động cơ do mình sản xuất trên máy bay J-11B thì sau 30 giờ bay máy bay đã gặp trục trặc, trong khi đó động cơ của Nga sản xuất thì có thể bay được hơn 400 giờ. Hiện nay, thế giới đang rất quan tâm đến máy bay thế hệ thứ năm J-20 đang gây nhiều tranh cãi của Trung Quốc. Trong dự án nghiên cứu, chế tạo loại máy bay này, Trung Quốc có thể đã nỗ lực tự sản xuất động cơ với lực đẩy cao cho loại máy bay này, nhưng hiện nay vẫn chưa thể thành công. Theo một nguôn tin tiết lộ, rất có thể động cơ mà J-20 đang sử dụng là do được thuê của Nga. Rất có thể đây là lý do chính khiến Bắc Kinh đang thúc đẩy việc mua máy bay chiến đấy Su-35 của Nga. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tiêm kích J-11B. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tiêm kích J-11B. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Tư, 21 tháng 3, 2012
>> Trung Quốc : Tiêm kích J-11B không đáng tin?
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)