Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Trật tự hàng hải

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Trật tự hàng hải. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trật tự hàng hải. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2011

>> Trung Quốc thách thức trật tự hàng hải thế giới?



"Trung Quốc đã thực hiện một chiến lược phát triển song song cả 2 mặt thế và lực, nhằm tăng cường sức mạnh trên biển. Các nước phương Tây chớ có coi thường".


Dưới đây là bài phân tích chi tiết về vấn đề này của ông Robert C. O'Brien – một chuyên gia luật uy tín, một nhà phân tích chính trị, người từng đại diện cho Mỹ tại Liên Hợp Quốc, hiện là quản lý đối tác của văn phòng công ty luật Arent Fox tại Los Angeles.


Ông Robert C. O'Brien


Dưới đây là nội dung bài viết:

Trong vài thập kỉ qua, khi các nước phương Tây “mải mê chinh chiến” với các phần tử Hồi giáo cực đoan ở Trung Đông và Trung Á, Trung Quốc đã nỗ lực xây dựng sức mạnh hàng hải ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương một cách nhanh chóng và ấn tượng.

Trong nhiều năm liền, Trung Quốc tập trung ngân sách quân sự cho Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA).

Tháng tới, Trung Quốc sẽ ra mắt tàu sân bay đầu tiên. Điều này khiến thế giới, đặc biệt là các nước đồng minh của Mỹ ở châu Á lưu ý và đặt ra câu hỏi liệu nhiều thứ sẽ thay đổi chóng mặt như thế nào.

Quốc gia đông dân này có tham vọng hàng hải to lớn. Không muốn chúng chỉ là giấc mộng, Trung Quốc đã có nhiều nỗ lực chưa từng thấy kể từ sau khi Hoàng đế Đức Wilhelm II thành lập hạm đội High Seas – một hành động bước ngoặt, mang tính thách thức hải quân Anh vào thế kỉ trước.

Hai hướng mũi nhọn trong chiến lược biển của Trung Quốc

Thứ nhất, Trung Quốc tìm cách hạn chế sự can thiệp của các cường quốc hàng hải, trong đó có Mỹ ở vùng Hoàng Hải, biển Hoa Đông và biển Đông (Trung Quốc gọi là Nam Hải).

Mục tiêu của Trung Quốc là nhằm thiết lập một sức mạnh biển theo cách tương tự Mỹ đã làm ở vùng Caribe vào thế kỉ 20, từ đó có thể triển khai hoạt động hải quân trên toàn cầu.

Bên cạnh đó quốc gia này sẽ tìm cách thống trị nguồn tài nguyên thiên nhiên và các quần đảo tranh chấp như Trường Sa và chuỗi đảo Senkaku. Đồng thời đại lục cũng muốn thu hồi Đài Loan một cách “nhẹ nhàng”, trong trường hơn cần thiết, phải dùng đến vũ lực thì cũng không bị Mỹ can thiệp.

Suốt hơn một thập kỉ qua, Trung Quốc luôn tìm cách đối đầu, quấy rối các tàu dân sự, quân sự của Mỹ và các nước châu Á. Điều này chứng tỏ quyết tâm theo đuổi những mục tiêu trên của Trung Quốc chưa bao giờ suy giảm.

Mũi nhọn thứ hai trong chiến lược biển của Trung Quốc là tìm kiếm uy tín quốc tế và phô trương tiềm lực ở các tuyến đường trên Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Một nguyên nhân sâu xa của hành động này là vì nền kinh tế phát triển bùng nổ khiến Trung Quốc ngày càng lệ thuộc vào khoáng sản và dầu lửa nhập khẩu từ châu Phi và Trung Đông.

Giờ đây, Trung Quốc không muốn chỉ ngồi một chỗ “trông chờ” các cường quốc khác bảo vệ eo biển Malacca và các tuyến đường biển ở Thái Bình Dương nữa mà muốn tự mình chịu trách nhiệm.

Dành nhiều tiền cho vũ khí hơn quân nhân

Năm nay (2011), Trung Quốc dự định chi cho quân sự 91,5 tỷ USD, tăng mạnh so với con số 14,6 tỷ USD vào năm 2000. Quốc gia này cũng thừa nhận 1/3 khoản tiền khổng lồ này là dành cho hải quân.

Tuy nhiên, chắc chắn những con số này đã được nói giảm đi nhiều. Trung Quốc vốn nổi danh thiếu minh bạch trong chi phí quốc phòng, các nhà phân tích tin rằng con số thực tế còn lớn hơn những gì đã công khai.

Số tiền Trung Quốc chi trả cho binh lính, thủy thủ, phi công chỉ là một phần nhỏ trong ngân sách. Trái lại, ở các nước phương Tây, tiền lương, trợ cấp, lương hưu lại khoản chi lớn nhất.

Chính điều khác biệt này cho phép Trung Quốc dành nhiều tiền hơn vào hệ thống vũ khí. Không giống như các nước phương Tây vốn đang phải cắt giảm chi tiêu quốc phòng, Trung Quốc sẽ còn tiếp tục chi “mạnh tay” hơn trong những năm tới.

Trung Quốc đã xây dựng chiến lược phòng vệ dựa trên hai nền tảng xương sống là tên lửa chống hạm Đông Phong 21 (DF – 21D) – được coi như “sát thủ tàu sân bay” cùng với một hạm đội tàu ngầm tấn cống hiện đại và mở rộng.

Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ - Đô đốc Robert F. Willard – đã mô tả về DF 21- D đang ở giai đoạn đầu phát triển khả năng hoạt động, tức là nó có thể hoạt động nhưng không nhất thiết được triển khai.

Các nguồn tin từ Đài Loan cho hay, Trung Quốc đã triển khai ít nhất 20 tên lửa chống hạm. Cho dù đưa vào sử dụng trong thời điểm hiện tại hay tương lai gần, Hải quân Mỹ tin rằng Trung Quốc có khả năng do thám, giám sát, điều khiển từ trên không để kiểm soát mặt đất, hỗ trợ DF-21 hoạt động dễ dàng.

Trung Quốc cũng đã sử dụng "dàn cảm biến phi không gian" (có thể là các loại UAV ) để cung cấp thông tin về mục tiêu cho các tên lửa chống hạm. Với tầm bắn 2.600km như trong báo cáo gần đây, loại tên lửa này sẽ khiến cho tàu các nước khác bất an khi hoạt động gần đại lục.

Chương trình tàu ngầm của Trung Quốc được phát triển mạnh mẽ. Gần như suốt thời kì Chiến tranh Lạnh, tàu ngầm của Trung Quốc chủ yếu là từ thời Liên Xô, rất lạc hậu.

Trong những năm 1990, Trung Quốc đã mua tàu ngầm tấn công điện – diesel lớp Kilo của Nga và đã từ đó đến nay đã tung ra hai tàu ngầm tấn công điện – diesel lớp Tống (Song) tự chế. Không chỉ có vậy, quốc gia này còn phát triển và hạ thủy tàu tấn công điện – diesel lớp Nguyên (Yuan) công nghệ cao.

Các chuyên ra phân tích cho rằng, trong vài năm tới Trung Quốc cũng sẽ triển khai các tàu ngầm hạt nhân lớp Thương (Shang) nhằm củng cố thêm sức mạnh của hạm đội tàu ngầm.

Chắc chắn Trung Quốc đã “đánh hơi” khả năng tiêu diệt tàu ngầm của Mỹ suy yếu đáng kể từ sau Chiến tranh Lạnh, cho nên mới có một loạt động thái như trên.

Trung Quốc cũng đã triển khai nhiều tàu sân bay và chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5, thú hút được sự chú ý của thế giới.

Tàu Thi Lang vốn là tàu Varyag mua lại từ Ukraina hiện đang được sửa chữa và sẽ hạ thủy trong thời gian sắp tới. Con tàu có nguồn gốc từ Liên Xô này lớn hơn các tàu sân bay châu Âu nhưng lại nhỏ hơn 1/3 so với các tàu lớp Nimitz của Mỹ.

Trung Quốc đã công khai xác nhận đang chế tạo một tàu sân bay nội địa lớn hơn và có thể sẽ cho hạ thủy vào năm 2014. Đồng thời, quốc gia này cũng lên kế hoạch về một tàu sân bay thứ 3 chạy bằng năng lượng thường và 2 tàu sân bay khác chạy bằng năng lượng hạt nhân. Ba con tàu này hiện vẫn nằm trên bản vẽ và dự tính sẽ hoàn thành vào năm 2020.

Trung Quốc sẽ sử dụng các máy bay tiêm kích trên hạm là J-15 Flying Shark (Cá mập bay) mà năng lực có thể sánh với F-14 Tomcat đã về hưu của hải quân Mỹ. Loại chiến cơ này có nhiều điểm giới hạn do được chuyên chở trên tàu sân bay. Tuy nhiên với sự phát triển của khoa học công nghệ cùng hệ thống máy phóng lắp trên tàu, trong tương lai Trung Quốc có thể đưa J-15 theo kịp chiến đấu cơ F-18 Super Horner của Mỹ.

Quốc gia tham vọng này có thể đã phát triển các máy bay chỉ huy và kiểm soát trên không AWACS và hệ thống cảnh báo trên tàu sân bay. Trên mạng internet hồi tháng 5/2011 đã xuất hiện một bức ảnh cho thấy một góc mô hình chiếc AWACS nhỏ dựa trên E-2 Hawkeye và Yak-44 – thiết kế của Liên Xô.

Nhìn nhận chương trình hàng không mẫu hạm của Trung Quốc với việc tàu USS Enterprise “về hưu", Mỹ sẽ có 10 tàu sân bay để thực thi các cam kết trên khắp thế giới, Trung Quốc có thể có 5 tàu sân bay ở khu vực châu Á Thái Bình Dương.

Các phương tiện truyền thông phương Tây cũng chú ý đến J-20 Black Silk - chiến đấu cơ tàng hình, hai động cơ thế hệ thứ 5 của Trung Quốc. Chiến cơ này lớn hơn F-22 Raptor của Không lực Mỹ và có thể ngang bằng về khả năng chiến đấu (dù một số nhà quan sát Mỹ cho rằng nó giống với F-35 Joint Strike Fighter hơn, nhưng không tinh vi bằng).

Mẫu nghiên cứu của J-20 đã có chuyến bay thử nghiệm đầu tiên kéo dài khoảng 15 phút hồi tháng 1/2011 từ một sân bay ở tây nam Thành Đô. Hoạt động này diễn ra cũng thời điểm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ lúc đó – ông Robert Gate có cuộc gặp gỡ với chủ tịch Hồ Cẩm Đào ở Bắc Kinh. Sự kiện này đã phát đi một thông điệp chính trị mạnh mẽ, đồng thời chiếc J-20 cũng trở thành tâm điểm của những bản tin thời sự tối trên khắp thế giới.

Nhiều người tin rằng con đường chế tạo J-20 một phần là thông qua việc thu gom các mảnh vỡ từ chiếc F-117 Night Hawk của Mỹ bị bắn rơi ở Serbia và đánh cắp thông tin trên mạng về các máy bay tiêm kích tấn công hỗn hợp từ tay các nhà thầu quốc phòng Mỹ. (Các nhà lập kế hoạch Mỹ cũng cho rằng các kĩ sư Trung Quốc đã tìm hiều phần đuôi cánh quạt của chiếc trực thăng tàng hình bị bỏ rơi trong các cuộc tấn công Osama Binladen ở Pakistan).

Những thành tựu nhanh chóng và to lớn của Trung Quốc về quốc phòng đã khiến các nhà quan sát phương Tây ngạc nhiên. Rõ ràng trước đây, họ luôn đánh giá thấp về sức mạnh cũng như quyết tâm vươn lên của Trung Quốc, đặc biệt là hải quân.

Thế nhưng giờ đây cần nhìn nhận rõ ràng rằng, trật tự hàng hải mà hải quân Anh – Mỹ thống trị suốt hơn 200 năm qua đang có những thách thức mới do Trung Quốc gây ra. Phản ứng của Mỹ trước thách thức này sẽ quyết định đến cán cân quyền lực ở châu Á Thái Bình Dương trong phần còn lại của thế kỷ.

[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang