Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: UXO Lao

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn UXO Lao. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn UXO Lao. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 17 tháng 2, 2011

>> Nghề nguy hiểm ở Lào



Tháo gỡ bom mìn để bán sắt vụn, nghề nghiệp đang phổ biến và đem lại nguồn thu nhập không nhỏ cho người dân nghèo ở Lào, nhưng đầy nguy hiểm và chết chóc.

Từ năm 1964 đến năm 1973, quân đội Mỹ đã thả xuống đất nước Triệu Voi hơn 270 triệu quả bom các loại (trong đó chủ yếu là các loại bom chùm). Số lượng bom khổng lồ này biến Lào thành quốc gia bị ném bom nhiều nhất trong lịch sử.

Ngày nay, tuy chiến tranh đã kết thúc, nhưng vẫn còn một số lượng lớn bom chưa nổ trên các vùng lãnh thổ khác nhau của Lào. Theo ước tính, khoảng 30 % số bom được thả xuống chưa nổ, tương đương với khoảng 80 triệu quả bom.

Đây cũng là nguồn "kiếm cơm" của rất nhiều người dân nghèo nơi đây. Họ thu nhặt các loại bom, gỡ ra lấy sắt và các kim loại khác để bán lấy tiền, đem về khoản thu nhập tương đối bên thu nhập từ nghề nông.

Tuy nhiên, nhiều người đã phải trả giá bằng sinh mạng của mình do việc gỡ bom thủ công. Chính vì vậy, các tổ chức quốc tế đang nỗ lực hỗ trợ tài chính, thành lập các chương trình để giúp xóa sạch bom mìn ở Lào và tuyên truyền người dân về sự nguy hiểm của công việc.




Bản đồ đánh dấu các khu vực có mật độ bom dày đặc nhất ở tỉnh Xiêng Khoảng. Ngoài ra, nó còn thể hiện những khu vực đã “trắng” bom. Bản đồ được treo trên bức tường tại trung tâm của Chương trình quốc gia về tháo gỡ bom mìn chưa nổ (UXO Lao), thành lập dưới sự hỗ trợ của Liên Hiệp Quốc nhằm giảm sự nguy hiểm về các vũ khí quân sự chưa nổ.


Một người dân Lào đang bê những vỏ bom lớn để chuyển đi bán sắt vụn.


Ở tỉnh Xiêng Khoảng, số lượng bom chùm còn sót lại lên đến 43 triệu. Hàng năm, số người bị thương, tử vong vì bom là hơn 300 người.


Bản Napia, khu làng trở nên nổi tiếng với nghề tái chế những bom mìn chưa nổ thành thìa và vòng tay.


Siang Phet, một công nhân 32 tuổi đang sử dụng khuôn để làm thìa. Anh đã làm trong nghề này được 15 năm.


Những vỏ bom đạn trở nên quá phổ biến ở Xiêng Khoảng đến nỗi, rất nhiều dân sử dụng chúng làm bồn chứa cây hay vật trang trí.


Cậu bé Keo Har, 10 tuổi, bị thương khi đào phải bom chưa nổ trên cánh đồng.


Chị Pon Van, 28 tuổi, là thành viên của nhóm hoạt động, thuộc tổ chức phi chính phủ quốc tế MAG, chuyên hỗ trợ việc rà phá bom mìn tại các vùng bị ném bom.


Những đứa trẻ được tập sử dụng những con rối để diễn những vở kịch cảnh báo sự nguy hiểm của việc thu nhặt sắt vụn từ bom mìn chưa nổ.


Giáo viên đang dạy lũ trẻ một bài hát tuyên truyền về sự nguy hiểm của bom mìn. Trong đó có những câu hát như: “ rất nhiều loại bom mìn chưa nổ, rất khó để biết chúng ở đâu, nếu bạn tìm thấy chúng, hãy chạy thật xa”.


Ngày 1/8/2010, Công ước về bom chùm do 108 quốc gia cùng tham gia ký (không có Mỹ) nhằm cấm việc sử dụng và sản xuất bom chùm cũng như hỗ trợ làm “trắng” các khu vực bị ném bom dữ dội trong các cuộc chiến cũng như hỗ trợ nạn nhân, bắt đầu có hiệu lực. Với Lào, cần khoảng 30, 40 năm nữa mới có thể xóa sạch bom mìn chưa nổ ở quốc gia Đông Nam Á này.


(tổng hợp bdv)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang