Một thông tin rò rỉ từ Lầu Năm Góc cho hay, loại vũ khí không để lại dấu vết trực tiếp mà gây hậu quả về tâm lí, thể chất về sau đã được phát triển.
Trong một bức thư gửi đến biên tập viên của New York Times năm 1908, nhà khoa học Nikola Telsa đã viết: "Khi nói về chiến tranh trong tương lai, tôi nghĩ rằng sẽ không còn việc tấn công trực tiếp lên cơ thể mà là một sự tấn công trực tiếp bằng sóng điện với một cơ chế phá hủy mới."
Tuần trước, một thông tin rò rỉ trên trang web PublicIntelligence.org về bộ phận Nghiên cứu vũ khí không giết người của Quân đội Mỹ đã khẳng định lời tiên đoán của Telsa. Trong khi súng gây tê bằng điện vẫn còn thịnh hành thì một loại súng mới tích hợp 600 viên đạn cao su cùng với hơi cay đã cho thấy sức mạnh khi kết hợp 2 loại công cụ trấn áp đám đông nổi tiếng. Loại vũ khí kể trên đã được sử dụng rộng rãi trong việc trấn áp người biểu tình trong phong trào Chiếm phố Wall cuối năm ngoái. ADS (Active Denial System) Hệ thống khống chế hành động, một trong số các vũ khí không gây sát thương của Mỹ (Ảnh: military.wikia.com) Tuy nhiên, loại vũ khí không giết người tối tân nhất hiện nay không còn tác động vào cơ thể nữa mà có cơ chế tấn công hoàn toàn mới. Một thiết bị có tên là Hệ thống khống chế hành động - Active Denial System (ADS) được miêu tả là có thể hoạt động tầm xa với một chùm sóng vô hình, bước sóng khoảng vài mm. Các chuyên gia cho rằng tác hại đầu tiên của nó là có thể gây mù lòa cho nạn nhân bị tấn công; trong khi những người khác còn tin rằng các nạn nhân còn có thể bị ung thư sau khi bị tấn công bằng sóng này. Ngoài ra, khi di chuyển trong không khí, ADS còn có khả năng được điều chỉnh hướng từ trung tâm điều khiển nơi phát đi những chùm sóng. Bên cạnh đó, Hệ thống tấn công âm thanh - Acoustic Hailing Devices (AHD) lại có khả năng gây ra các tổn thương về thính giác cho các nạn nhân trên mặt đất. Đối với các thợ lặn dưới nước thì có một thiết bị mang tên eLOUD© có thể gây ra cảm giác buồn nôn và tê liệt thính giác từ khoảng cách 457m. Còn nếu những người sử dụng muốn nạn nhân bị tấn công cả về thị và thính giác - đồng nghĩa với việc mù và điếc cùng lúc, thì một thiết bị có tên Phân tán âm thanh và ánh sáng - Distributed Sound and Light Array (DSLA) sẽ làm nhiệm vụ này. Loại vũ khí này sẽ sử dụng những chùm tia hỗn hợp cùng với âm thanh tạo nên sức mạnh của mình. Hệ thống DSLA trên xe tác chiến (Ảnh: website Bộ Quốc phòng Mỹ) Nói một cách đơn giản, những thiết bị này có khả năng làm đối tượng bị tấn công tê liệt và ngừng hoạt động trong các môi trường khác nhau. Một số người Mỹ tin rằng các phương tiện này đã được sử dụng trong việc trấn áp người biểu tình; tuy nhiên cũng chưa ai dám khẳng định điều này. Vào tháng 9/2006, Thư ký Không quân Mỹ Michael Wynne đã khẳng định, Mỹ sẽ là quốc gia đầu tiên phát triển hệ thống vũ khí không gây sát thương trên toàn thế giới. Ông cho biết: "Nếu chúng ta chưa có cơ hội sử dụng nó cho người Mỹ thì nên sử dụng trong thời chiến. Bởi vì nếu tấn công ai đó bằng các loại vũ khí này mà không có mục đích cụ thể thì sẽ bị các phương tin truyền thông lên án." Trên thực tế, năm 2004 tại New York, trong cuộc biểu tình phản đối Hội nghị Quốc gia và Đảng Cộng hòa, các cảnh sát đã sử dụng một thiết bị phát điện ảnh hưởng đến thần kinh, chúng còn được gọi là từ âm thanh đến hộp sọ - voice to skull. Khi nói về việc sử dụng sóng điện từ trong các loại vũ khí chiến tranh tương lai, nhà khoa học Telsa đã nói rằng nó là 'một giấc mơ' và giờ đây nó đã thành sự thật. Tuy nhiên, sẽ hợp lý hơn nếu gọi đây là một cơn ác mộng. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Vũ khí không sát thương. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Vũ khí không sát thương. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Năm, 12 tháng 1, 2012
>> Cơn ác mộng 'vũ khí không sát thương' đã bắt đầu
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)