Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: súng phóng lựu AG-17D 30mm

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn súng phóng lựu AG-17D 30mm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn súng phóng lựu AG-17D 30mm. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 7 tháng 4, 2011

>>Bộ 3 'tử thần vác vai' của quân đội Nga



[BDV news] Ngày nay, để tiêu diệt 1 hỏa điểm hay boong-ke, quân đội không chỉ dùng rocket bắn phá hủy mà còn có loại vũ khí mới hiệu quả hơn là vũ khí nhiệt áp.

Thuật ngữ “thermobaric” là sự kết hợp của nhiệt độ (từ “therme” trong tiếng Hy Lap nghĩa là “nóng”) và sức ép (từ “baros” trong tiếng Hy Lạp nghĩa là “áp lực”) lên mục tiêu.

Đạn nhiệt áp đang được sử dụng trong quân đội nhiều quốc gia trên thế giới. Sự phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng của nó cho thấy hiệu quả của loại vũ khí này.

Không loại vũ khí thông thường nào vượt khả năng của vũ khí nhiệt áp gia trong việc tăng nhiệt độ và áp suất lên mục tiêu mà không gây tàn phá lớn. Công nghệ vũ khí nhiệt áp cung cấp thêm 1 sự lựa chọn mới trong việc tấn công vào các loại địa hình phức tạp.



Sức công phá khủng khiếp của vũ khí nhiệt áp


Về các dạng vũ khí sử dụng công nghệ này, có thể là bom nhiệt áp, hoặc tên lửa, hoặc đạn pháo (như Triều Tiên vừa sử dụng để tấn công Hàn Quốc hôm 23/11). Nhưng ta sẽ nói về một số loại rocket vác vai sử dụng nguyên lý này, được trang bị rộng rãi trong lục quân nhiều nước.

"Con ong" hủy diệt RPO-A
Việc phát triển loại súng phóng lựu dùng một lần, bắn một đạn nhiệt áp gây cháy hay đạn khói dành cho quân đội Liên Xô được khởi xướng năm 1984.

Kết quả đã cho ra đời loại vũ khí có tên là “Schmel” (Ong nghệ), được biên chế trong quân đội Liên Xô với 3 phiên bản : RPO-A với loại đạn nhiệt áp/FAE, RPO-Z với đạn cháy và RPO-D với đạn khói.

Kể từ khi được chính thức biên chế với phân hạng súng phun lửa, RPO chỉ được binh chủng Hóa học sử dụng, chứ không được phân phối tới các đơn vị bộ binh thông thường. Nó cũng được sử dụng giới hạn trong lực lượng đặc nhiệm Nga, bao gồm lính Bộ Nội vụ.

Mẫu RPO-A được xem là phiên bản chính trong dòng RPO và hiện tại được sản xuất cho quân đội Nga và xuất khẩu.


RPO-A và đạn tên lửa cùng thước ngắm dạng di-op, có các khe ngắm cho nhiều cự ly.


RPO-A là loại súng dạng không giật có cấu trúc khác thường.

Nó có một ống phóng làm bằng nhựa tổng hợp, trong chứa một quả rocket và động cơ. Khi bắn, thuốc nổ động cơ sẽ đẩy quả đạn tên lửa bay đi, còn động cơ vẫn nằm trong súng. Khi quả đạn đã bay ra khỏi nòng, động cơ bị “bắn” ra khỏi súng về phía sau do áp lực còn dư trong súng.

Nguyên lý hoạt động khiến loại vũ khí gây nguy hiểm cho người đứng phía sau nó, khi khai hỏa.


RPO-A với quả rocket và động cơ của nó.


Đạn của súng có 4 loại : Nhiệt áp FAE (RPO-A), đạn cháy (RPO-Z), đạn khói (RPO-D), với 4 cánh đuôi đằng sau.

Hiệu năng của loại đạn FAE của RPO-A, chứa trong nó 2,2kg chất nổ đặc biệt, tương đương với hiệu quả của quả đạn pháo 107mm HE (đạn nổ công phá mạnh). Khi nổ, đạn RPO-A sẽ tạo ra một “đám mây" nhiệt độ cao có đường kính 6-7m (bán kinh cỡ 3m hoặc hơn).

“Đám mây“ này kéo dài chừng 0,4 giây, tạo ra những đợt sóng xung kích đáng kể tác động tới những mục tiêu ở trong boong-ke, lô cốt hay tòa nhà trước khi phát huy tác dụng hủy diệt.

Súng phóng lựu nhiệt áp loại dùng một lần RShG-2
Khẩu súng phóng lựu tấn công RShG-2 là một biến thể của loại RPG-26, với sự khác biệt duy nhất nằm ở đầu đạn và thước ngắm.

Thay vì gắn đầu đạn HEAT như ở RPG-26, thì RShG-2 sử dụng loại đạn Fuel-Air Explosive (thuật ngữ của Nga gọi loại đạn nhiệt áp, loại đạn này sát thương binh lính đối phương bằng nhiệt độ cao và sóng xung kích), loại đạn này dùng sát thương các mục tiêu mềm và các xe cơ giới bọc giáp mỏng, các công trình quân sự chứa các binh lính ở trong đó.

RShG-2 được chấp nhận sử dụng trong quân đội Nga từ năm 2000, và được sử dụng như một loại vũ khí yểm trợ. RShG-2 cũng đã được xuất khẩu.


RShG-2


Về thiết kế, RShG-2 là loại vũ khí dùng một lần, đạn bắn một viên bằng động cơ rocket định hướng.

Ống phóng làm bằng loại sợi thủy tinh và nhựa cách nhiệt, quả rocket nằm trong ống, và động cơ chất rắn của nó sẽ cháy hết khi đạn còn nằm trong súng.

Ở trạng thái bảo quản hay vận chuyển, đầu và nòng súng được đậy bởi 2 nắp cao su, nhưng những cái nắp này không thể lấy ra bằng tay mà sẽ bị phá hủy khi đạn bắn ra.

Đầu đạn nhiệt áp/FAE chứa 1,16kg nhiên liệu nổ, có hiệu quả ngang với 3 kg TNT.


Binh sĩ sử dụng RShG-2


Súng phóng lựu nhiệt áp RPO-M / RPO PDM-A "Shmel-M"
Loại rocket nhiệt áp RPO-M là phát triển mới nhất của tổ hợp KBP, và là bản cải tiến của loại RPO-A, cả 2 loại đều được chế tạo tại một nơi.

RPO-M, còn có tên gọi khác là RPO PDM-A "Shmel-M", được đưa vào biên chế quân đội Nga và xuất khẩu. Nó nhẹ hơn nhiều so với bản RPO-A, với nhiều điểm vượt trội hơn về tính năng lẫn thiết kế. Nó cũng chính xác hơn, nhờ vào kính ngắm quang học được tích hợp vào hệ thống điều khiển.


RPO-M


RPO-M bao gồm ống phóng với được nạp sẵn, và một hệ thống điều khiển bắn có thể tái sử dụng, được gắn vào súng trước khi bắn. Khi bắn xong, ống phóng mới sẽ được gắn vào kính ngắm.

Ống phóng được làm từ hỗn hợp sợi thủy tinh và nhựa, với 2 cái nắp bằng cao su ở hai đầu, sẽ tự động phá hủy khi đạn được bắn ra. Hệ thống điều khiển bắn làm từ plastic, bao gồm một tay cầm, một cò điện, và hệ thống chốt an toàn. Bên trái súng có có rail dùng để gắn kính ngắm quang học hay các loại kính hồng ngoại.

Đầu đạn nhiệt áp của RPO-M được so sánh tương đương với hiệu quả của đạn pháo 155mm/6" HE.


Thứ Tư, 23 tháng 2, 2011

>> Nga khoe ‘kẻ hủy diệt’ BMPT tại IDEX-2011



Rosoboronexport, công ty xuất khẩu vũ khí Nga đã giới thiệu xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT tại triển lãm IDEX-2011 đang diễn ra tại Abu Dhabi (UAE). 


Đây là loại xe chiến đấu hỗ trợ tăng duy nhất trên thế giới hoạt động với chức năng này.

Trong chiến tranh Chechnya lần thứ nhất, lực lượng tăng thiết giáp của Nga đã chịu tổn thất nặng nề về lực lượng, đặc biệt là trong điều kiện tác chiến đô thị.

Sau khi kết thúc chiến tranh, lục quân Nga đã đề xuất phát triển loại xe chiến đấu hỗ trợ tăng nhằm hỗ trợ và chi viện hỏa lực cho lực lượng tăng thiết giáp. Các chuyên gia quân sự trên thế giới đánh giá, BMPT này là bình minh mới của thế giới xe bọc thép.

BMPT có khả năng hoạt động độc lập hoặc xen kẽ trong đội hình xe tăng, bảo vệ đội hình chiến đấu, hộ tống và bảo vệ các cơ sở và căn cứ, chống khủng bố. Đặc biệt, xe có thể chi viện hỏa lực trong môi trường tác chiến đô thị, nơi khả năng quan sát của xe tăng bị hạn chế, dễ bị vũ khí chống tăng cá nhân tiêu diệt. BMPT được mệnh danh là “kẻ hủy diệt”, bắt đầu được chấp nhận trang bị cho lục quân Nga vào năm 2005.

Khi tác chiến trong môi trường đô thị BMPT được triển khai hoạt động với tỷ lệ 2-1, tức là 2 chiếc BMPT sẽ bảo vệ 1 chiếc tăng chiến đấu chủ lực, khi tác chiến ngoài đô thị 1 chiếc BMPT sẽ bảo vệ 2 chiếc tăng chủ lực.

Vũ khí

Một chiếc BMPT được trang bị pháo tự động nòng kép 30mm, loại 2A42 có khả năng bắn các loại đạn nổ phá mảnh liều cao (HE-Frag), đạn động năng APDS (*), tốc độ bắn 600 viên/phút, cơ số đạn 850 viên.

Ngoài ra, xe còn có súng máy đồng trục PKTM cỡ nòng 7,62mm, 2 súng phóng lựu AG-17D 30mm điều khiển độc lập, với cơ số 300 viên; 4 ống phóng tên lửa chống tăng có điều khiển Ataka-T (NATO định danh là AT-9 Spiral).

Đạn tên lửa Ataka-T có khả năng mang được nhiều loại đầu đạn khác nhau như: đầu đạn nổ mạnh liều đúp để phá hủy mục tiêu mang giáp phản ứng nổ có độ dày quy đổi tới 800mm, đầu đạn khoan bê tông và đầu đạn nổ phá mảnh, đạn nhiệp áp.

Nhờ việc sử dụng được nhiều loại đầu đạn tên lửa khác nhau, xe BMPT có khả năng công kích các cứ điểm kiên cố, trực thăng bay thấp trong phạm vi 5km, cũng như các loại xe tăng hiện có cả ở tương lai.





"Kẻ hủy diệt" được đánh giá là "bình minh mới" của các xe chiến đấu bọc thép.

Khí tài

Tất cả các hệ thống vũ khí được điều khiển thông qua hệ thống kiểm soát bắn đa kênh, hệ thống kính ngắm quang học ngày/đêm đa kênh tích hợp, kết hợp với hệ thống trinh sát quang truyền hình cung cấp trường quan sát 360 độ. Thiết bị đo xa laser và dẫn bắn cho tên lửa chống tăng…

BMPT sử dụng chung máy tính điều khiển tương tự xe tăng T-90. Cho phép tham chiến với nhiều mục tiêu bất kể ngày đêm, xe có khả năng tham chiến với 3 mục tiêu cùng lúc

Độ an toàn
BMPT được phát triển trên khung gầm của xe tăng chiến đấu chủ lực T-90, cấu hình xe tương đối thấp giúp xe hoạt động dể dàng hơn.

Xe được trang bị giáp cảm ứng nổ ERA, làm tăng khả năng bảo vệ tổ lái trước các loại đạn HEAT(*), đạn động năng APDS.

Toàn bộ khối đạn dược được bố trí trên tháp pháo, trong khi kíp lái được bố trí ngồi tách biệt với tháp pháo, làm tăng khả năng bảo vệ tổ lái trong trường hợp tháp pháo bị trúng đạn.

Các hệ thống hỗ trợ khác bao gồm váy bảo vệ hông, hệ thống phòng vệ bị động, giúp nâng cao độ an toàn và khả năng sống còn trong chiến đấu

Khả năng cơ động
BMPT được trang bị động cơ diesel đa nhiên liệu V-92S2, công suất 1.000 mã lực, tỷ lệ lực đẩy trên trọng lượng 21,3 mã lực/tấn. Tốc độ tối đa trên đường nhựa là 65km/giờ, tầm hoạt động 550km, khối lượng chiến đấu 47 tấn, kíp chiến đấu 5 người.

Sự có mặt của BMPT trong đội hình tác chiến tăng thiết giáp của Nga mang lại một năng lực tác chiến mới, vừa có khả năng cơ động của xe chiến đấu bộ binh, vừa có hỏa lực mạnh để chiến đấu như một xe tăng chủ lực.

BMPT kết hợp với xe tăng chiến đấu chủ lực, tạo nên một hệ thống chiến đấu hiệu quả cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.

(*) Chú thích thuật ngữ viết tắt:
HEAT - High Explosive Anti Tank: đạn chống tăng liều nổ cao
APDS - Armour Piercing Discarding Sabot: đạn xuyên giáp sử dụng thanh xuyên

(Defence Talk, Military Today)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang