Pháo tự động A-220M là biến thể nâng cấp của A-220, là loại pháo hiện đại được sử chủ yếu trên các tàu chiến có tải trọng trên 250 tấn
A-220M (hay AU A-220M) là một biến thể nâng cấp của AU A-220. Trong những năm 1967, pháo A-220 1x57mm bắt đầu được thiết kế.
Đến năm 1968, Viện nghiên cứu trung tâm CRI “Burevestnik” đã hoàn thành xong bản vẽ thiết kế của nguyên mẫu A-220 đầu tiên. Năm 1975 - 1977, nguyên mẫu AU A-220M đã được đem thử nghiệm trên mặt đất. Các thử nghiệm được xác nhận là không đạt yêu cầu, và nguyên mẫu được tiến hành sửa đổi. Năm 1977 - 1978, AU A-220 được đem thử nghiệm cùng với hệ thống kiểm soát bắn Vimpel-220. Để thử nghiệm, người ta đã lắp đặt hệ thống pháo này trên tàu lớp 206PE . Lần thử nghiệm này AU A-220 đã thành công, tuy nhiên hệ thống kiểm soát bắn không hoạt động. Trong những năm 2000 - 2001, CRI “Burevestnik” tiếp tục phát triển và hiện đại hóa AU-220. Các nhà máy đã tiến hành nâng cấp AU-220. Biến thể mới này được gọi là AU A-220M hay A-220M. Mục đích chủ yếu của biến thể A-220M là để lắp đặt trên các tàu có tải trọng trên 250 tấn. Pháo đa năng AU-220 Pháo đa năng AU-220 được trang bị cho các tàu có tải trọng 250 tấn. AU sử dụng kết hợp với hệ thống kiểm soát bắn Vimpel-220 và radar MR-123. Chúng hỗ trợ việc dẫn hướng và theo dõi các mục tiêu mặt đất và mặt nước ở phạm vi lên đến 5 km. Cơ số đạn: 400 viên Chiều cao: 3,2 m Trọng lượng: 6 tấn Ngắm đứng: -5 độ đến 80 độ Ngắm ngang: -180 độ đến 180 độ Chiều dài nòng pháo: 75 ca líp Giật: 300 mm Trọng lượng đạn: 6.5 kg Vận tốc ban đầu của đầu đạn: 1km/s Tầm bắn (đối với các mục tiêu mặt nước, mặt đất): lên đến 9 km Tầm bắn (đối với các mục tiêu trên không): 6 km Tốc độ bắn trung bình: 300 phát/phút Một băng đạn: 50 viên Thời gian chuẩn bị cho loạt bắn tiếp theo: 20-30 giây AU-220 được lắp đặt trên tàu № 110 lớp 206PE hiện vẫn đang phục vụ trong Hải quân Nga. Biến thể nâng cấp AU A-220M Lắp đạt trên các tàu có tải tọng trên 250 tấn. Theo yêu cầu của CRI “Burevestnik ", AU A-220M phải có khả năng lắp đặt trên bất kỳ con tàu hiện đại nào. AU A-220M có thể tiêu diệt các mục tiêu trên biển, mặt đất và trên không. Nó hoạt động tốt ở điều kiện nhiệt độ từ -40 đến 50 độ C. Cấu tạo và tính năng kỹ chiến thuật của AU A-220M: Tự động Có giá để lắp đặt các phụ kiện Hòm chứa đạn Lớp bảo vệ bằng hợp kim nhôm Có hệ thống kiểm soát bắn Sử dụng đạn pháo CFC- 53-UOR-281U Cơ số đạn: 400 viên Nguồn: 380 V, 50 Hz Công suất: 14 kw/h Hệ thống làm mát bằng nước Tốc độ bắn trung bình: 300 phát/phút Tầm bắn (đối với các mục tiêu mặt nước, mặt đất): lên đến 12 km Tầm bắn (đối với các mục tiêu trên không): 8 km Ngắm đứng: -5 độ đến 80 độ Ngắm ngang: -180 độ đến 180 độ Trọng lượng: 6 tấn Cải tiến AU-220 với nòng pháo BM-57 57mm Mục đích chủ yếu là để lắp đặt trên các thiết bị quân sự và các phương tiện chiến đấu hiện đại. AU-220M được phát triển dựa trên khẩu súng chống máy bay tầm trung S-60. Nó cũng đã từng được đề xuất để lắp đặt trên xe tăng lội nước hạng nhẹ PT-76. Mặc dù không còn phục vụ trong quân đội Nga, tuy nhiên PT-76 vẫn được nước này hiện điện đại hóa để phục vụ nhu cầu của các khách hàng nước ngoài. Xe tăng PT-76 được giới thiệu lần đầu tiên vào đầu thập niên 1950, và sớm trở thành mẫu xe tăng trinh sát tiêu chuẩn của quân đội Xô Viết và những lực lượng quân sự thuộc khối Hiệp ước Warszawa. PT-76 cũng được xuất khẩu rộng rãi đến các nước khác như Việt Nam, Iraq, Bắc Triều Tiên và Cuba Có hơn 25 nước sử dụng PT-76. Trong Chiến tranh Việt Nam, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã đưa PT-76 vào chiến đấu trong các trận Làng Vây, Bến Hét và tham gia chiến đấu hợp đồng binh chủng. Cơ số đạn: 92 viên Tầm bắn (đối với các mục tiêu mặt nước, mặt đất): lên đến 8 km Tầm bắn (đối với các mục tiêu trên không): 5 km Có hệ thống kiểm soát bắn |
Thứ Bảy, 28 tháng 1, 2012
>> Tìm hiểu pháo tự động A-220M của Nga
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét